Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 04 Dec 2023 04:14:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh cúm theo mùa và các phương pháp phòng chống hiệu quả https://benh.vn/benh-cum-theo-mua-55732/ https://benh.vn/benh-cum-theo-mua-55732/#respond Thu, 02 Nov 2023 08:40:17 +0000 https://benh.vn/?p=55732 Cúm theo mùa (cúm mùa) là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Bài viết Bệnh cúm theo mùa và các phương pháp phòng chống hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cúm theo mùa (cúm mùa) là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

xo_mui_cum_mua

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa tạng thậm chí gây tử vong.

Dấu hiệu và tiến triển của bệnh cúm mùa

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của cảm cúm thường nghiêm trọng hơn. Những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Dấu hiệu cúm mùa

Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm, các triệu chứng ban đầu là:

  • Sốt cơn bắt đầu xuất hiện
  • Có cảm giác ớn lạnh
  • Nhức đầu
  • Đau nhức cơ bắp
  • Chóng mặt
  • Ăn không ngon
  • Mệt mỏi
  • Ho
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi
  • Buồn nôn
  • Cảm giác yếu ớt không còn sức lực
  • Đau tai
  • Có thể tiêu chảy

Tiến triển của bệnh

Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong một đến hai tuần.

Điều trị và phòng bệnh cúm mùa

Bệnh Cúm mùa thường không cần phải nhập viện mà có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý phòng bệnh, nhất là vào các đợt cao điểm của dịch.

Điều trị cúm mùa

Nên đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn:

  • Trong trường hợp có biến chứng: cần nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt.
  • Trường hợp kèm theo yếu tố nguy cơ: nên được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng vi rút.
  • Trường hợp chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện nhẹ. Nếu tình trạng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.

Phòng bệnh cúm mùa

Các biện pháp chung để phòng cúm mùa

  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm cúm
  • Tăng cường rửa tay
  • Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
  • Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.

Phòng lây nhiễm cúm mùa

  • Cách ly người bệnh
  • Người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị
  • Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn quần áo, dụng cụ của người bệnh

Tiêm phòng vắc xin cúm

Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.

Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là:

  • Nhân viên y tế
  • Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi;
  • Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…)
  • Người trên 65 tuổi

Dự phòng bằng thuốc

Có thể điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi rút Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm. Tuy nhiên, không được lạm dụng thuốc này để phòng bệnh tràn lan và cần theo chỉ định của bác sỹ.

Thời gian điều trị dự phòng là 10 ngày.

Chống cúm mùa bằng vệ sinh tai mũi họng

Vệ sinh sạch sẽ mũi họng là biện pháp cực kỳ hiệu quả để chống cúm mùa vì niêm mạc mũi họng là nơi tập trung của virus cúm mùa, coronavirus, cúm A… Virus cần bám được vào tế bào niêm mạc họng, mũi để sinh sản và phát triển.

Sử dụng Nano bạc chuẩn hóa diệt virus trong các chế phẩm như Súc họng miệng PlasmaKareXịt mũi xoang PlasmaKare X-Spray, PlasmaKare X-Spray Light kết hợp thành phần Carrageenan kháng viurs có hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc Cúm, giảm tải lượng virus trên niêm mạc hầu họng, mũi… Từ đó giúp phòng tránh bệnh Cúm mùa hiệu quả, và giúp rút ngắn thời gian bị ốm do Cúm mùa gây ra.

Bài viết Bệnh cúm theo mùa và các phương pháp phòng chống hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-cum-theo-mua-55732/feed/ 0
Những bệnh thường gặp vào mùa xuân https://benh.vn/nhung-benh-thuong-gap-vao-mua-xuan-46631/ https://benh.vn/nhung-benh-thuong-gap-vao-mua-xuan-46631/#respond Thu, 18 Feb 2021 04:42:36 +0000 https://benh.vn/?p=46631 Những ngày mùa đông đang đi qua, chúng ta đang chuẩn bị bước sang tiết trời mùa xuân với sự chuyển biến nhanh, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, độ ẩm lớn… chính là điều kiện cho các bệnh mùa xuân phát triển.

Bài viết Những bệnh thường gặp vào mùa xuân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những ngày mùa đông đang đi qua, chúng ta đang chuẩn bị bước sang tiết trời mùa xuân với sự chuyển biến nhanh, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, độ ẩm lớn… chính là điều kiện cho các bệnh mùa xuân phát triển.

bệnh thường gặp vào mùa xuân

Dưới đây là một số bệnh mùa xuân và cách phòng tránh mà bạn cần biết để bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình.

Viêm mũi dị ứng

Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng cao nhất là vào mùa xuân ở những người có cơ địa dị ứng. Nguyên nhân là vì mùa xuân, phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí gây ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi rất khó chịu.

Những người có cơ địa dị ứng cần tránh đến những nơi trồng nhiều hoa, không cắm hoa trong phòng, sử dụng khẩu trang khi đi ra đường. Khi hít phải phấn hoa, trước tiên có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi từ nước muối vô khuẩn để làm sạch phấn hoa. Sau đó, cần đến bác sỹ để được chỉ định dùng thuốc hợp lý.

Thủy đậu

Sau Tết cũng là thời điểm dịch thuỷ đậu vào mùa. Đây là loại bệnh lây nhiễm nhưng thường ở thể nhẹ, do vi rút Varicella Zoster gây ra. Người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, qua đường hô hấp (nước bọt, hắt hơi, dịch tiết từ mũi của người bệnh) hoặc qua tiếp xúc với mụn nước, tiếp xúc với quần áo, vải trải giường… dễ bị mắc bệnh. Đặc biệt, thời gian lây bệnh thường kéo dài, người bị thuỷ đậu có khả năng lây nhiễm cho người khác từ 1 – 2 ngày trước khi phát ban.

Người bệnh thường có các triệu chứng: đầu tiên là xuất hiện các chấm nhỏ, ngứa ở mặt, cổ rồi đến bụng, ngực, chân… Sau đó, các chấm này hình thành nốt phồng lớn (đường kính 3 – 4mm), chảy nước và cả mủ. Các nốt này dần khô đi, trở thành vảy và khỏi sau 5 đến 7 ngày.

Thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng nếu gãi nhiều do ngứa làm cho mụn bị vỡ ra gây nhiễm trùng để lại sẹo lõm. Nguy hiểm hơn, vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây biến chứng như: giảm tiểu cầu, viêm tủy cắt ngang, liệt thần kinh mặt, rối loạn tiểu não, viêm cơ tim, viêm màng não, viêm thần kinh…

Quai bị

Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên. Để phòng bệnh, cha mẹ có thể đưa con đi tiêm văcxin khi trẻ được một tuổi.

Biểu hiện bệnh gồm sốt, đau đầu, viêm họng, viêm tuyến nước bọt mang tai, biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn gây vô sinh.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết Những bệnh thường gặp vào mùa xuân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-benh-thuong-gap-vao-mua-xuan-46631/feed/ 0
Phòng bệnh cho trẻ mùa đông – xuân https://benh.vn/phong-benh-cho-tre-mua-dong-xuan-3634/ https://benh.vn/phong-benh-cho-tre-mua-dong-xuan-3634/#respond Wed, 17 Feb 2021 10:40:14 +0000 http://benh2.vn/phong-benh-cho-tre-mua-dong-xuan-3634/ Thời tiết sang xuân, mưa phùn và độ ẩm cao khiến vi sinh vật, nấm mốc phát triển mạnh và gây bệnh. Trong đó, trẻ em dễ mắc bệnh hơn người trưởng thành do chưa phát triển thể chất một cách đầy đủ.

Bài viết Phòng bệnh cho trẻ mùa đông – xuân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết sang xuân, mưa phùn và độ ẩm cao khiến vi sinh vật, nấm mốc phát triển mạnh và gây bệnh. Trong đó, trẻ em dễ mắc bệnh hơn người trưởng thành do chưa phát triển thể chất một cách đầy đủ. Thêm vào đó, hệ thống miễn dịch cũng còn rất khiếm khuyết để tạo ra miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

phong_benh_cho_tre_mua_dong_xuan

Cẩn thận với các bệnh đường hô hấp, tiêu chảy

Trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ nhạy cảm với thời tiết và càng dễ mắc bệnh hơn trẻ lớn và người trưởng thành. Bệnh mùa đông – xuân hay gặp nhất ở trẻ là bệnh đường hô hấp. Bởi vì khi thời tiết chuyển mùa, cả người lớn và trẻ đều dễ mắc các bệnh đường hô hấp, nhưng ở trẻ khi mắc bệnh hô hấp sẽ dễ chuyển bệnh nặng. Ví dụ, người lớn khi mắc bệnh có thể chỉ bị cảm, ho thông thường nhưng ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi, có thể bị bệnh viêm tiểu phế quản – một bệnh nặng và rất nặng. Theo thống kê cho thấy, bệnh đường hô hấp hay gặp nhất ở trẻ vào mùa đông – xuân là viêm mũi, họng, viêm VA (Vegetation Adenoide), viêm amidan, viêm xoang.

Mùa lạnh, cần giữ ấm cho trẻ để phòng bệnh hô hấp

Với trẻ đã từng mắc bệnh hen phế quản, khi mùa đông – xuân đến bệnh càng dễ tái phát và càng dễ tăng nặng, nhiều trường hợp phải cấp cứu. Đặc biệt, những trẻ có các bệnh mạn tính như hen phế quản, tim bẩm sinh… thường bị mắc bệnh nặng hơn so với những trẻ bình thường khác. Bởi vì trẻ bị bệnh hen phế quản, thời tiết chuyển lạnh vừa là nguyên nhân trực tiếp vừa là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ dễ lên cơn co thắt phế quản gây khó thở dữ dội, thiếu ôxy trầm trọng. Thống kê cho thấy trong phần lớn số trẻ mắc bệnh hô hấp nặng có mặt tại khoa khi của các bệnh viện đều là trẻ có tiền sử mắc các bệnh mạn tính từ trước.

Thời tiết này, trẻ cũng rất dễ mắc bệnh tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy có thể là tiêu chảy thường và cũng có thể là tiêu chảy cấp. Bệnh tiêu chảy có thể do vi khuẩn, do ngộ độc thức ăn, do ký sinh trùng hoặc do Rotavirus. Bệnh tiêu chảy do Rotavirus chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại tiêu chảy mùa lạnh ở trẻ em. Được biết rằng bệnh tiêu chảy do Rotavirus có thể gặp quanh năm nhưng thường gặp nhất vẫn là mùa đông – xuân. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch. Ngoài ra, mùa đông – xuân một số bệnh về da của trẻ cũng dễ xuất hiện, tái phát như bệnh chàm (eczema), bệnh mày đay… Với bệnh chàm, thời tiết càng lạnh càng xuất hiện nhiều và tái phát, gây ngứa, trẻ hay quấy khóc và gãi chảy máu, rất dễ nhiễm khuẩn. Bệnh mày đay gây ngứa dữ dội, trẻ quấy khóc nhiều, đôi khi gây tiêu chảy do mày đay xuất hiện ở niêm mạc ruột gây kích thích tăng nhu động ruột.

Làm gì để phòng tránh?

Khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu mắc bệnh hô hấp như sốt cao, thở gấp, bỏ bú kéo dài thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và có hướng xử trí kịp thời, tránh tự ý điều trị. Để chủ động phòng bệnh, các bậc phụ huynh cần tuân thủ nguyên tắc là tiêm phòng đầy đủ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giữ ấm cho trẻ và cách ly những trẻ có tiền sử mắc bệnh mạn tính khỏi môi trường công cộng như trường học, nhà trẻ.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày gần đây, riêng Khoa Khám bệnh đã tiếp nhận hơn 2.000 bệnh nhi/ngày. Trong đó, 2/3 là những bệnh nhi mắc các bệnh về đường hô hấp. Khoa Hồi sức Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi TW mỗi ngày cũng đã tiếp nhận khoảng 30 trường hợp bị viêm phổi nặng, suy hô hấp, phải thở máy. Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, những ngày nhiệt độ giảm sâu, số trẻ đến khám tại khoa đều ở ngưỡng 200 – 300 bệnh nhi, tăng gần gấp đôi so với ngày thường, trong đó, phần lớn là những bệnh nhi bị tiêu chảy và viêm phổi.

Đối với các bệnh về đường hô hấp cần mặc ấm cho trẻ. Mỗi lần rửa ráy hoặc tắm cho trẻ, cần có sự chuẩn bị đầy đủ nước ấm, khăn khô, sạch, quần áo cho trẻ sau khi tắm và nếu có điều kiện, nên chuẩn bị phòng ấm như bật lò sưởi hoặc điều hòa ấm. Cần tắm, rửa cho trẻ ở buồng không có gió lùa, tắm nhanh, không để trẻ đùa nghịch với nước trong thời gian dài. Đối với trẻ nhỏ, cần chú ý thay ngay quần áo bị ướt do trẻ tè ra và luôn thay bỉm, tránh lạnh cho trẻ. Luôn luôn mặc quần áo ấm và có khăn quàng cổ. Khi ra khỏi nhà, cần mặc cho trẻ ấm hơn, có găng tay, bít tất, khẩu trang, đầu đội mũ ấm, tránh không cho không khí lạnh tác động vào mũi, họng, vùng da hở không có quần áo che kín. Ban đêm ngủ, trẻ thường đạp tung chăn, bố mẹ nên lưu ý đắp chăn cho trẻ để tránh trẻ bị cảm lạnh do ngủ không đủ ấm. Nên nhỏ mũi hằng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý (loại này có bán sẵn ở các quầy thuốc) để làm sạch mũi, hạn chế bụi và vi sinh vật bám vào niêm mạc mũi họng.

Đối với trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ đi khám bệnh để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy và có chỉ định điều trị thích hợp, không được tự ý cho trẻ uống thuốc cầm, sẽ rất nguy hiểm. Thông thường, trẻ tiêu chảy dù là nguyên nhân gì cũng cần được bù nước và chất điện giải tại gia đình bằng cách cho trẻ uống dung dịch orezol. Việc pha dung dịch orezol cũng cần tuân thủ đúng quy cách, nếu không, mặc dù trẻ được uống orezol nhưng không có tác dụng bù nước và chất điện giải. Tuyệt đối không chia nhỏ gói orezol ra để pha, bởi vì trong mỗi một gói orezol người ta đã cân đủ số lượng muối cần thiết để đưa vào cơ thể, nếu chia nhỏ thì mỗi một phần orezol được pha sẽ không đủ các chất muối cần bù cho trẻ. Cần cho trẻ ăn đủ về lượng và chất cũng như ăn các loại quả có nhiều vitamin C như cam, chanh, xoài…

Bài viết Phòng bệnh cho trẻ mùa đông – xuân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-benh-cho-tre-mua-dong-xuan-3634/feed/ 0