Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 28 Aug 2019 16:26:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Các bệnh nấm ngoài da https://benh.vn/cac-benh-nam-ngoai-da-4750/ https://benh.vn/cac-benh-nam-ngoai-da-4750/#respond Sun, 14 Oct 2018 05:09:49 +0000 http://benh2.vn/cac-benh-nam-ngoai-da-4750/ Bệnh nấm da là nhiễm nấm tại lớp thượng bì của da, đặc trưng bởi ngứa, tổn thương ban đỏ hình tròn với da lành ở chính giữa. Bệnh nấm da hay gặp ở tay, chân, thân mình và mặt.

Bài viết Các bệnh nấm ngoài da đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh nấm da là nhiễm nấm tại lớp thượng bì của da, đặc trưng bởi ngứa, tổn thương ban đỏ hình tròn với da lành ở chính giữa. Bệnh nấm da hay gặp ở tay, chân, thân mình và mặt.

Tỷ lệ mắc bệnh từ 10-30% trong tổng số các bệnh ngoài da.

nấm ngoài da

Cơ chế bệnh sinh

Bệnh nấm da do vi nấm Dermatophytes gây nên. Nhiều sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm, trên da người nấm sẽ phát triển ở vùng da nào ẩm ướt, có nhiều mồ hôi như bẹn, bìu, rãnh liên mông các kẽ các ngón chân, xung quanh thắt lưng, nếp dưới vú, nách, cổ…

Sợi nấm phát triển và tiết ra độc tố, độc tố kích thích và gây ngứa, dẫn đến bệnh nhân khó chịu và gãi làm lây lan mầm bệnh. Hậu quả gây ra nhiễm khuẩn da, viêm da, chàm hóa da gây phiền toái cho bệnh nhân và ảnh hưởng đến chất luợng cuộc sống.

Nhận biết dấu hiệu bệnh nấm da

Có nhiều loại nấm da nhưng hay gặp nhất là một số nấm da sau đây:

Nấm cơ thể

Điển hình là nấm gây bệnh hắc lào. Dấu hiệu đầu tiên là ngứa vùng bị bệnh, sau đó thấy một vệt màu hơi đỏ, có viền, bờ rõ rệt, trên viền có các mụn nước lấm tấm, viền ngày càng lan rộng tao hình vòng cung, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ lan ra nhiều vùng khác trên cơ thể.

Nấm kẽ

Thường do vi nấm Epidermophyton, nấm Trichophyton hay còn do nấm Candida albican. Bệnh thường gặp ở những người do nghề nghiệp phải ngâm chân trong nước nhiều giờ, nhiều ngày liên tục: như nông dân, người làm vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội….

Nấm kẽ thường có 3 thể: thể tróc vảy khô, thể mụn nước, thể viêm kẽ.

Nấm móng

Thường do Trychophyton gây nên, bệnh biểu hiện ở bờ tự do của móng hay ở hai bên cạnh của móng. Móng bị mất độ bóng,bị đẩy nhô lên hoặc bị khuyết vào, trên mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh. Dưới rãnh có chất bột vụn, như vậy móng càng ngày càng xù xì, màu vàng hoặc đục, bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.

Ngoài ra, còn có nấm móng do nấm Candida albicans, nấm này gây tổn thương bên trong góc móng, móng mọc ra bị lồi lõm. Da vùng gốc móng cũng bị sưng đỏ, đôi khi mưng mủ.

Nấm tóc

Thường do các chủng Microsporum hoặc Trychophyton. Thương tổn là các đám bong vẩy, hình tròn hoặc hình bầu dục, ranh giới rõ, trên mỗi sợi tóc có nhiều hạt đen bám vào. Hoặc tóc bị xén đều cách mặt da 5-8mm, hoặc tóc gãy không đồng đều, cách mặt da 1-3mm. Da đầu có vảy mỏng và hay ngứa vùng da đầu.

Bệnh lang ben

Do nấm pityrosporum.

Thường có hai dạng: Dạng màu trắng và màu nâu. Lúc đầu là dạng chấm nhỏ, sau lớn dần, lan rộng và liên kết với nhau tạo thành mảng, bờ nham nhở, vòng vèo. Bề mặt có vảy nhỏ cạo bong ra dễ dàng.

Thương tổn thường không ngứa hoặc ngứa ít, hay gặp ở ngực, lưng, cổ.

Nguyên nhân bệnh nấm da

Thường do nấm ký sinh ở các tế bào thượng bì chết, bệnh có thể lây truyền qua các con đường sau:

  • Từ người sang người: Qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương của người bệnh.
  • Từ động vật sang người: Do tiếp xúc với động vật mắc bệnh, như vuốt ve hoặc trải lông cho chó, mèo…
  • Từ đồ vật sang người: Do tiếp xúc với đồ vật mà người hoặc vật nhiễm bệnh đã chạm vào.
  • Từ đất sang người: Trong một số trường hợp người có thể bị nhiễm nấm do tiếp xúc với đất bẩn, chỉ xảy ra khi tiếp xúc lâu dài với đất bẩn.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Cận lâm sàng gồm các phương pháp sau:

– Phương pháp xét nghiệm trực tiếp: Những bệnh nhân nghi ngờ do nấm lấy bệnh phẩm (tóc, lông, vảy da mặt, tay, chân…) soi trực tiếp dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy trên các môi trường thích hợp để xác định tính chất sinh hóa học từ đó định rõ là loài nấm nào gây bệnh.

– Phương pháp nuôi cấy nấm da gây bệnh.

– Chẩn đoán nấm gây bệnh bằng phương pháp huyết thanh: Thường sử dụng phương pháp khuếch tán trên thạch hoặc phương pháp điện di miễn dịch, hoặc phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp.

– Chẩn đoán nấm gây bệnh bằng phương pháp gây bệnh trên động vật.

Điều trị bệnh nấm da

– Thuốc bôi: griseofulvin, ketoconazol, nystatin

– Thuốc bôi tại chỗ hay dùng: Miconazole (micatin,monistat-derm), clotrimazole (lotrimin, mycelex.), terbinafine (lamisil).

– Thuốc uống hay dùng: Itraconazole, fluconazole (diflucan), terbinafine (lamisil)

– Kết hợp với dùng dầu gội đầu, xà phòng tắm chuyên cho bệnh nhân nấm: như satid, nirozal…

– Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm: Kích ứng dạ dày, ruột, chức năng gan bất thường, phát ban. Các bệnh nhân đang sử dụng thuốc dạ dày, tá tràng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc chống nấm.

Phòng bệnh nấm da

Vệ sinh quần áo sạch sẽ, phơi nắng, là mặt trong quần áo trước khi mặc.

Benh.vn (CNTTCBTG – BV Bạch Mai)

Bài viết Các bệnh nấm ngoài da đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-nam-ngoai-da-4750/feed/ 0
Hội chứng phát ban nhiễm trùng https://benh.vn/hoi-chung-phat-ban-nhiem-trung-4602/ https://benh.vn/hoi-chung-phat-ban-nhiem-trung-4602/#respond Sun, 15 Jul 2018 09:06:49 +0000 http://benh2.vn/hoi-chung-phat-ban-nhiem-trung-4602/ Trong một hội chứng nhiễm trùng, sự xuất hiện ban ngoài da hướng ngay chẩn đoán đến nhóm nhiễm trùng có nguồn gốc vi-rút hoặc vi khuẩn, trong đó biểu hiện ngoài da là yếu tố triệu chứng học hằng định.

Bài viết Hội chứng phát ban nhiễm trùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong một hội chứng nhiễm trùng, sự xuất hiện ban ngoài da hướng ngay chẩn đoán đến nhóm nhiễm trùng có nguồn gốc vi-rút hoặc vi khuẩn, trong đó biểu hiện ngoài da là yếu tố triệu chứng học hằng định.

Những bệnh lí này đã được chỉ ra từ khá lâu dưới tên sốt phát ban. Chúng chủ yếu gặp trong bệnh sởi, tinh hồng nhiệt, thuỷ đậu…

Tuy nhiên, tất cả các bệnh sốt kèm theo biểu hiện ngoài da không phải là “sốt phát ban” theo nghĩa hẹp. Thực tế cũng có thể thấy một số ban ngoài da trong các bệnh viêm, trong các bệnh dị ứng, bệnh máu.

Cách thăm khám trước một biểu hiện ban

Phân tích triệu chứng của phát ban

Gồm: dạng ban, tính chất xuất hiện, mật độ, thường xuất hiện và tiến triển.

Nhận biết các dạng ban:

  • Ban dạng dát: chấm, vết, màu hồng hay đỏ, không nổi lên mặt da.
  • Dạng sẩn: nhỏ, nổi nhô cao hơn mặt da, sờ mịn, thường phối hợp dát sẩn.
  • Dạng nốt phỏng: nhỏ, thường gồ cao hơn da và có chứa dịch trong.
  • Mụn mủ: nhô cao hơn da, hay trong da, có chứa dịch.
  • Bọng nước: cao hơn da, kích thước lớn, dịch trong, dễ vỡ thoát dịch ra ngoài.

Trong quá trình khám, chú ý đến:

  • Sự phối hợp của các dạng ban: lúc đầu là một loại sau đó thêm các ban khác hay chỉ một dạng ban đó thôi
  • Xác định vị trí ban, tại chỗ hay toàn thân, ảnh hưởng toàn thân hay gây tác hại ở một số vùng nhất định (gan bàn tay, bàn chân, nếp gấp, da đầu), đặc biệt là ở ngón tay.
  • Xác định sự tiến triển của bệnh: vị trí, sự lan rộng, sơ đồ (đánh giá dạng thoái triển của ban như bong vảy tại chỗ)

Khám lâm sàng

  • Phân tích đường biểu diễn nhiệt độ: kiểu sốt, tiến triển liên quan với ban mọc, đặc điểm sốt cao, kéo dài hay từng đợt sau khi ban xuất hiện.
  • Tìm, phát hiện các ban kết mạc hay miệng: có dấu hiệu Koplick, viêm lưỡi, ban xuất huyết ở amidan, ban kiểu bệnh áp-tơ, có viêm họng kèm theo.
  • Khám toàn thân: tìm hạch to, gan lách to, sưng khớp hay các dấu hiệu ở đường tiêu hoá hay hội chứng màng não.

Tiền sử

Hỏi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện trong thời gian bị bệnh (sốt, đau họng), viêm long hô hấp, các dấu hiệu cùng một lúc và thời gian xuất hiện chúng.

Hỏi các thuốc đã dùng trước đó.

Chú ý đến dịch tễ học: sốt phát ban, ngày tiêm và loại văc-xin đã tiêm, chú ý hỏi về người trong gia đình và trường học.

Thăm dò sinh học

Trong một số trường hợp lâm sàng chưa chắc chắn nên làm phản ứng huyết thanh (HT) với bệnh sởi ở nhiều trẻ em, đặc biệt HT chẩn đoán bệnh Rubella ở phụ nữ có thai.

Chẩn đoán phân biệt

Ban xuất huyết: màu đỏ, căng da không mất, ban lặn từ từ, chuyển màu đỏ – tím vàng – mất hẳn.

Vết do côn trùng tiết túc đốt: hay gặp ở nơi da hở (muỗi), da kín, nếp gấp (ve, mò đốt). Ban nhỏ có chấm đen ở giữa, có thể ngứa.

Các phát ban nhiễm trùng thường gặp

Ban dạng tinh hồng nhiệt và ban dạng sởi

– Loại ban dát hay sẩn, có thể rời rạc hay liền nhau. Ban có thể gặp ở toàn cơ thể, trừ gan bàn tay, bàn chân.

– Phát ban hoàn toàn xung huyết. Ban sẽ mất khi căng da (điều này không xảy ra với chấm hay mảng xuất huyết).

– Sự nhận biết dạng ban có thể hướng đến căn nguyên tuy nhiên những tác nhân này có thể biểu hiện dạng ban này hay dạng khác.

Bệnh tinh hồng nhiệt (do liên cầu)

  • Chẩn đoán hoàn toàn dựa vào lâm sàng.
  • Xét nghiệm căn nguyên thường do liên cầu A.
  • Yếu tố chẩn đoán là tuổi trẻ, đau họng cấp, ban dày đặc, không có khoảng da lành, nhiều ở chỗ nếp gấp, viền…, có chỗ bong vảy thành mảng, sau đó ban mờ dần.

Sởi

  • Thường gặp ở trẻ 3- 7 tuổi.
  • Chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng xuất hiện viêm long mũi họng, dấu Koplic, tiến triển kịch phát. Ban mọc tuần tự từ trên đầu đến chân, ban đỏ.
  • Huyết thanh chẩn đoán IgM khi các trường hợp không đặc biệt.

Bệnh Rubella

– Sự xuất hiện ban dạng sởi lần hai sau ban dạng tinh hồng nhiệt, hạch to, tăng bạch cầu đơn nhân, đau cơ.

Bệnh ngoại ban kịch phát (hay ban đỏ ở trẻ em, bệnh thứ sáu)

Có thể tiên phát do virus Herpes typ 6 (HHV 6)

Nhiễm trùng tiên phát do virus Epstein-Barr:

  • Ban dạng sởi tự nhiên ít gặp khoảng 5-10% ca
  • Ban dạng sởi hay ban tinh hồng nhiệt xảy ra sau dùng Ampicillin thường gặp hơn, khoảng 95-100% ca.
  • Còn có biểu hiện tăng bạch cầu đơn nhân.
  • Chẩn đoán xác định bằng huyết thanh học.

Phát ban do dị ứng thuốc:

  • Tất cả các thuốc đều có thể gây nên.
  • Cần phải hỏi kỹ về thuốc dùng trước khi phát ban.
  • Có thể gặp tất cả các dạng ban, thường ngứa xảy ra sau 1 ngày hoặc muộn, 9 ngày sau dùng kháng sinh Penicillin hay bệnh huyết thanh.
  • Triệu chứng xuất hiện nhanh sau đợt điều trị kéo dài (Cotrimoxazol).
  • Ban do Ampicillin thường gặp hơn các bệnh do virus EBV, CMV và u lympho đang điều trị một đợt allopurinol.

Ban do Enterovirus

Loại Enterovirus không gây viêm tuỷ là Echo hay Coxsackie thường gây phát ban dạng sởi. Phát ban kèm theo các triệu chứng ít điển hình của nhiễm trùng giống như giả cúm, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ. Đôi khi biểu hiện giống như viêm màng não tăng lympho hay bệnh Bornholm. Các virus có thể được phân lập từ phân nhiều hơn từ nước não tuỷ. Các virus thuộc typ ECHO 1 và 9, 11, 14, 16, 18, 19, 25, 30; Coxsackie B1 và 6. Thường gặp nhất là ngoại ban của Boston do virus ECHO 16 có biểu hiện dịch tễ và hội chứng màng não và phát ban do ECHO 19 gây hội chứng màng não và ban xuất huyết.

Ngoại ban dạng tinh hồng nhiệt hay dạng sởi do nguyên nhân ít gặp khác:

– Thường gặp nhất do virus:

  • Đại hồng ban dịch tễ (bệnh thứ năm): Do virus Parvovirus B19 gây cơn giảm nguyên hồng cầu và tán huyết mãn tính, ban xuất huyết và viêm khớp. Bệnh tản phát ở gia đình hay trường học gặp ở trẻ em 5- 10 tuổi. Khởi đầu ban mọc ở mặt, sau 48 giờ thì ban lan rộng ra tay chân hay ở gốc chi, có rìa đỏ bao quanh. Ban có có thể gặp ở gan bàn tay. Bệnh nhân không sốt, không ảnh hưởng đến toàn trạng. Bệnh trong 10 ngày có thể xuất hiện ban lần hai trong 3-4 tuần, tự khỏi, không biến chứng.
  • Viêm gan virus B: Do virus viêm gan B gây ban dát sẩn ở da hay bệnh Gianotti và Crosti gặp ở trẻ 2- 6 tuổi, thường gặp ban ở mặt sau lan xuống tay chân. Ban kèm theo hạch ngoại biên to, gan lách to và một biểu hiện viêm gan không vàng da. Toàn trạng nói chung tốt. Bệnh tiến triển 3 tuần.
  • Adenovirus typ 1, 2, 3, 4 và 7: Có thể xuất hiện ban dạng sởi. Cúm do virus á cúm typ 3 đôi khi kèm theo dấu ban đỏ.
  • Arbovirus có thể gây ban dát sẩn. Một ban dạng tinh hồng nhiệt có thể xuất hiện nhanh trước khi xuất hiệnh ban thuỷ đậu hay nhiễm trùng do Herpes tiên phát.

– Ban do vi khuẩn:

  • Hội chứng phát ban do tụ cầu. Coi như một hội chứng chính nhiễm trùng, nhiễm độc tố tụ cầu tạo nên các mảng chốc và nó cũng nằm trong khung cảnh hội chứng sốc độc tố tụ cầu. Kiểu ban tinh hồng nhiệt có thể gặp ngay ở giai đoạn đầu của nhiễm khuẩn huyết tụ cầu, liên cầu hay não mô cầu.
  • Ban hồng (tache rosé) gặp ở tuần thứ 2 trong bệnh thương hàn
  • Ngoại ban da dạng sởi gặp trong bệnh do Leptospira hay bệnh do Brucella
  • Nguyên nhân Ricketsia ban dạng nốt sẩn của sốt Địa Trung Hải hay ban dát sẩn của Typhus hiếm gặp ban dạng tinh hồng nhiệt như sốt Q.
  • Ban dát của giang mai II
  • Hiếm gặp ban hồng của vi khuẩn lao ở giai đoạn tiên phát.
  • Ban vòng đặc trưng của thấp tim, ban quầng của liên cầu, ban quầng như bệnh đóng dấu của lợn và viêm quầng mạn hướng nhiều đến nguyên nhân do bệnh Lyme.

– Ban do ký sinh trùng

  • Kiểu ban dạng sởi là của Toxoplasma, ở mông, mặt hay gan bàn tay, chân.
  • Kiểu ban mề đay khởi đầu đôi khi ban kiểu tinh hồng nhiệt là do nang sán.

– Bệnh Kawasaki hay hội chứng sốt và viêm hạch, da, u mạch cấp. Căn nguyên thường do nhiễm trùng, hay gặp ở trẻ nhỏ, có thể gây dịch nhỏ. Tiến triển của bệnh kiểu 2 pha:

  • Pha đầu tiên: sốt liên tục 7 ngày hoặc 2- 3 tuần, kèm theo xung huyết củng mạc, có ban miệng họng, môi khô nứt nẻ. Lưỡi viêm dầy, có hình phù nề dưới da lan đến tứ chi, ban dát sẩn mầu tím ở gan bàn tay, chân, có ban tinh hồng nhiệt, ban dạng sởi đa hình thái, hạch cơ ức đòn chũm to. Có thể có tổn thương nội tạng: ỉa chẩy, đau bụng, đái máu vi thể, hồng cầu tán huyết và ure máu cao, viêm tai, viêm mống mắt trước, liệt dây thần kinh sọ, viêm màng não tăng bạch cầu lympho, vàng da nhẹ. Xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy rõ hội chứng viêm, tốc độ máu lắng tăng rất cao 50- 80 mm, thiếu máu, tăng bạch cầu trung tính 30.000/μl, tiểu cầu giảm.
  • Giai đoạn bán cấp: 15- 25 ngày. Khởi đầu là sự tróc vảy da ở chỗ mà đầu tiên từ móng tay, chân, đau cơ, hay viêm khớp lớn, cuối cùng là tổn thương ở tim- là dấu hiệu tiên lượng của bệnh: điện tim không bình thường, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim (20%), hay tổn thương mạch vành (phình mạch, hẹp mạch) tăng cao khi chụp mạch vành và có thể có những biểu hiện nặng nề tối cấp chiếm 1- 2% như viêm tắc tĩnh mạch hay viêm động mạch ở thời kỳ khởi bệnh (28 ngày). Các biến chứng này thường gặp ở trẻ sơ sinh bú mẹ, mặc dù sốt, biểu hiện kéo dài trong các trường hợp có máu lắng tăng hay tiểu cầu giảm là dấu hiệu chú ý.
  • Giai đoạn lui bệnh: kéo dài 3- 6 tuần, mặc dù hết viêm nhưng bạch cầu tăng còn tồn tại 1 tháng.
  • Điều trị bằng immunoglobulin tĩnh mạch và aspirin (80-100 mg/kg/24 giờ x 14 ngày).

Ban dạng nốt phỏng hay có mủ

Ban dạng nốt phỏng hay có mủ chủ yếu do nguyên nhân nhiễm trùng, mặc dù ban phỏng nước thường chủ yếu do miễn dịch dị ứng hơn là nhiễm trùng (như thuỷ đậu, hay Zona ở người suy giảm miễn dịch, viêm màng não mủ do não mô cầu tối cấp hay do nhiễm trùng tụ cầu).

Ban dạng nốt phỏng:

  • Thường là do virus, virus Herpes hay Enterovirus.
  • Virus thuỷ đậu, Zona
  • Virus Herpes ở người (xem bài virus Herpes): Ban ở dạng từ ban đỏ đến nốt phỏng, ban ở da, niêm mạc
  • Hội chứng tay- chân- miệng do virus Coxsackie A16 gây ra ở trẻ nhỏ, khởi đầu phát ban ở khoang miệng, ban phỏng nước dạng áp-tơ.

Ban dạng có mủ:

Viêm nang lông do tụ cầu:

Nốt phỏng mủ không do viêm nang lông:

  • Chốc: mụn mủ chốc lở (chốc loét) hay mủ do nhiễm trùng liên cầu hay tụ cầu.
  • Văc-xin và bệnh đậu mùa, bệnh lây nhiễm.
  • Ban mủ – xuất huyết do nhiễm khuẩn huyết hay não mô cầu.

Ban gan bàn tay, bàn chân:

Căn cứ hình thái ban này đa dạng, thường có các nguyên nhân sau:

  • Giang mai bẩm sinh = lây nhiễm mạnh
  • Giang mai II
  • Thuỷ đậu
  • Hội chứng tay – chân – miệng
  • Sốt phát ban
  • Viêm nội tâm mạc

Ban đỏ nút (Erythema nodosum)

Là viêm da và tổ chức dưới da bán cấp do viêm mạch của các mạch lớn ở dưới da, có nhiều nguyên nhân gây ra.

Chẩn đoán lâm sàng

  • Thường gặp ở người trẻ tuổi
  • Nốt có đường kính 2- 4 cm, nổi gồ rõ, màu hồng sau đỏ dần lên. Có gặp ban hai bên, mào xương chày, cũng như mặt trước xương cánh tay 30%, sờ vào đau, chắc, có thể di động nhưng gắn sâu vào dưới da.
  • Ban thường xuất hiện trước vài hôm, kèm theo có sốt nhẹ, mệt mỏi, vã mồ hôi, đau cơ, đau họng.

– Cận lâm sàng có thể có tăng bạch cầu, biểu hiện hội chứng viêm.

– Mỗi đợt kéo dài 8 – 15 ngày, không có mủ, tiền sử có thể có va đập gây nên viêm chân bì, tiến triển có thể có 2 – 3 đợt cấp (tuỳ theo tuổi), không để lại sẹo.

Một số nguyên nhân chủ yếu: Lao tiên phát: Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đờm và bệnh phẩm tại chỗ, phản ứng Mantoux, tốc độ máu lắng, Xquang phổi.

Benh.vn

Bài viết Hội chứng phát ban nhiễm trùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hoi-chung-phat-ban-nhiem-trung-4602/feed/ 0
Thuốc trị nấm và tác dụng phụ của thuốc https://benh.vn/thuoc-tri-nam-va-tac-dung-phu-cua-thuoc-3739/ https://benh.vn/thuoc-tri-nam-va-tac-dung-phu-cua-thuoc-3739/#respond Sat, 09 Jun 2018 06:42:17 +0000 http://benh2.vn/thuoc-tri-nam-va-tac-dung-phu-cua-thuoc-3739/ Các tổ chức nấm phát triển chậm và thường tồn tại ở các mô khó thấm được nên điều trị các bệnh do nấm gây ra mất nhiều thời gian và khó khăn, việc sử dụng thuốc chống nấm thường phải kéo dài. Vì vậy, khi dùng thuốc điều trị nấm phải hết sức quan tâm đến tác dụng không mong muốn do các thuốc chống nấm gây nên.

Bài viết Thuốc trị nấm và tác dụng phụ của thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các tổ chức nấm phát triển chậm và thường tồn tại ở các mô khó thấm được nên điều trị các bệnh do nấm gây ra mất nhiều thời gian và khó khăn, việc sử dụng thuốc chống nấm thường phải kéo dài. Vì vậy, khi dùng thuốc điều trị nấm phải hết sức quan tâm đến tác dụng không mong muốn do các thuốc chống nấm gây nên.

Amphotericin B

Đây là thuốc kháng nấm phổ rộng, có tác dụng trên nhiều loại nấm bề mặt và nội tạng nên thường được sử dụng trong trị các loại nấm bề mặt da, niêm mạc, miệng, âm đạo, bàng quang, các bệnh nấm nội tạng do các chủng nhạy cảm bằng đường tiêm. Dự phòng và điều trị nấm cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Amphotericin B là thuốc chống nấm độc nhất và là một trong những thuốc gây nhiều khó khăn nhất được dùng trong lâm sàng. Tác dụng không mong muốn: sốt, rét run, đau cơ, đau khớp, đau đầu khi mới tiêm truyền. Làm giảm sức lọc cầu thận, hoại tử thận; gây thiếu máu, độc với gan, tim, giảm K+ và Mg++ huyết, đau và viêm tắc tĩnh mạch nơi tiêm. Tăng độc tính với thận khi dùng cùng các thuốc gây độc với thận như aminosid, cyclosporin …

Griseofulvin

Thuốc được chỉ định điều trị các loại nấm da, tóc và móng nhạy cảm.
Tác dụng không mong muốn: thường gặp là nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, ban da, rối loạn cảm giác, viêm dây thần kinh ngoại biên, ngủ gà, chóng mặt, giảm bạch cầu.
Griseofulvin làm giảm tác dụng của các thuốc: viên uống tránh thai, thuốc chống đông máu, theophylin. Ngược lại, phenobarbital làm giảm nồng độ và tác dụng của griseofulvin.

Flucytosin

Thuốc được dùng điều trị các bệnh nấm nặng do các chủng Candida và Cryptococcus ở máu, tiết niệu sinh dục, màng trong tim, màng não và phổi. Thường phối hợp với amphotericin B để tăng hiệu quả điều trị.
Tác dụng không mong muốn: thuốc gây ức chế tủy xương, làm giảm bạch cầu, tiểu cầu. Gây buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, loét dạ dày tá tràng. Tác dụng không mong muốn khác: hạ kim huyết, rối loạn thần kinh tâm thần và tim mạch.

Ketoconazol

Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh do nhiễm nấm nhạy cảm ở da, tóc, móng, đường tiêu hóa và nội tạng. Dự phòng và trị nấm ở người suy giảm miễn dịch và viêm da do tăng tiết bã nhờn.
Tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm: buồn nôn, nôn, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, chảy máu tiêu hóa; thiểu năng tuyến thượng thận, gây chứng vú to ở nam giới và giảm tình dục; có thể gặp nhức đầu, chóng mặt, kích động hoặc ngủ gà, viêm da, phát ban, mày đay, tăng enzym gan. Các tác dụng này có liên quan đến liều dùng và có thể giảm thiểu nếu dùng thuốc cùng với thức ăn.
Hầu hết các trường hợp độc với gan đã được ghi nhận ở những người bệnh dùng thuốc trị nấm móng và ở nhiều người khác dùng thuốc trị các bệnh nấm da mạn tính dai dẳng. Mặc dù tác dụng độc do ketoconazol gây ra với gan thường có thể hồi phục sau khi ngừng thuốc vài tháng nhưng cũng đã xảy ra một số trường hợp gây hoại tử gan cấp, biến đổi mỡ ở gan, thậm chí gây tử vong.
Vì ketoconazol có độc tính cao với gan nên khi người bệnh dùng thuốc chống nấm đồng thời với các thuốc khác cũng có khả năng gây độc cho gan, nên phải theo dõi cẩn thận, nhất là đối với những người cần điều trị kéo dài hoặc đã có tiền sử bị bệnh gan. Tránh để đông lạnh dạng hỗn dịch uống và kem bôi ngoài có ketoconazol.
Ketoconazol ức chế enzym gan, làm tăng nồng độ trong huyết tương của các thuốc chống đông máu, thuốc chống ung thư, kháng histamin H1 thế hệ 2, thuốc an thần và corticoid. Các thuốc kháng acid, kháng histamin H2 và isoniazid làm giảm hiệu quả trị nấm của ketoconazol.
Ketoconazol có nhiều dạng bào chế như thuốc uống, kem bôi, dầu gội đầu, hỗn dịch uống nên phải tuân thủ liều điều trị và không nên sử dụng đồng thời các dạng bào chế khác nhau nhưng cùng chứa hoạt chất này.

Fluconazol

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp sau: nhiễm nấm màng não do Cryptococcus, nhiễm nấm Candida thực quản ở bệnh nhân AIDS.
Tác dụng phụ được báo cáo với fluconazol thường gặp nhất trên đường tiêu hóa, bao gồm: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, nôn, rối loạn vị giác. Tác dụng phụ khác bao gồm đau đầu, chóng mặt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, cao lipid huyết và tăng men gan. Độc tính nghiêm trọng trên gan đã được báo cáo ở những bệnh nhân bị bệnh cơ bản nghiêm trọng như AIDS hoặc u ác tính. Sốc phản vệ và phù mạch hiếm khi được báo cáo.
Rụng tóc: rụng tóc thỉnh thoảng được báo cáo ở những bệnh nhân dùng fluconazol, đăc biệt khi điều trị lâu dài.

Itraconazol

Thuốc cũng dùng trị nấm Aspergillus ở phổi lan tràn và toàn thân, nhiễm nấm nội tạng và ngoài da.
Tác dụng không mong muốn gồm: buồn nôn, rối loạn dạ dày, ruột, nhức đầu, chóng mặt. Liều cao gây hạ huyết áp, phù.
Làm giảm nồng độ trong huyết tương của rifampicin, phenytoin, carbamazepin. Tăng nồng độ trong huyết tương của digoxin, cyclosporin các kháng histamin như terfenadin, astemizol (gây độc với tim, xoắn đỉnh) và ảnh hưởng tới chuyển hóa của các thuốc chống tiểu đường.
Tóm lại, khi điều trị nấm, cần phải lưu ý tác dụng phụ của thuốc và đến gặp ngay bác sĩ khi có các triệu chứng bất bình thường.

Benh.vn (Theo SKDS)

Bài viết Thuốc trị nấm và tác dụng phụ của thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc-tri-nam-va-tac-dung-phu-cua-thuoc-3739/feed/ 0
Viêm “cậu nhỏ” do nấm? https://benh.vn/viem-cau-nho-do-nam-8575/ https://benh.vn/viem-cau-nho-do-nam-8575/#respond Mon, 08 May 2017 06:51:21 +0000 http://benh2.vn/viem-cau-nho-do-nam-8575/ Trả lời câu hỏi của bạn đọc:" Em gần đây bị ngứa ở dương vật, có phải do nấm hay không thưa bác sĩ ?" Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Bài viết Viêm “cậu nhỏ” do nấm? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời câu hỏi của bạn đọc:” Em gần đây bị ngứa ở dương vật, có phải do nấm hay không thưa bác sĩ ?” Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Nhiều người nghĩ rằng chỉ có phụ nữ mới bị viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida albican. Thực tế cho thấy đây là bệnh lây qua đường tình dục nên nếu nam giới mắc bệnh có thể lây cho vợ hoặc bạn tình và ngược lại.

Cho đến nay, y học đã tìm thấy hơn 20 bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm nấm men (Candida albican) được biết đến là một loại nấm vô hại phát triển ở những chỗ ấm ẩm ướt như miệng, ruột, âm đạo hoặc thậm chí trên bao quy đầu chưa cắt của nam giới. Khi có điều kiện thích hợp, nấm Candida sẽ phát triển nhanh chóng và sinh ra các triệu chứng bất lợi cho cơ thể…

Bệnh nấm Candida lây truyền như thế nào ?

Bệnh nấm Candida có thể lây truyền theo nhiều đường khác nhau như quan hệ tình dục không an toàn với người mang bệnh qua âm đạo, hậu môn hay miệng.

Bệnh có thể lây lan qua các công cụ dùng chung như khăn, quần lót, công cụ trợ dâm (sextoy) với người mang bệnh. Nên nhớ nhiễm nấm là bệnh thường gặp và hay tái phát mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng bệnh gây nhiều phiền phức, thậm chí ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Biểu hiện khi viêm bao quy đầu do nhiễm nấm Candida albican là dịch tiết đặc trắng như bột; chẩn đoán bằng soi tươi dịch tiết trên kính hiển vi thấy bào tử nấm. Vì vậy, em nên đi khám chuyên khoa da liễu, nếu đúng nhiễm nấm Candida albican, bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc chống nấm và cần điều trị cả vợ (bạn tình) để giải quyết triệt để.

BS. Vũ Lan Anh

Benh.vn (Nguồn SKĐS)

Bài viết Viêm “cậu nhỏ” do nấm? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-cau-nho-do-nam-8575/feed/ 0