Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 30 Aug 2023 04:11:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh tai biến mạch máu não https://benh.vn/benh-tai-bien-mach-mau-nao-5362/ https://benh.vn/benh-tai-bien-mach-mau-nao-5362/#respond Mon, 13 Dec 2021 09:22:24 +0000 http://benh2.vn/benh-tai-bien-mach-mau-nao-5362/ Tai biến mạch não là một cấp cứu cần được điều trị càng sớm càng tốt để giảm tổn thương não và biến chứng. Để phòng ngừa tai biến mạch não vấn đề quan trọng là kiểm soát các yếu tố nguy cơ chính như tăng huyết áp, hút thuốc, rối loạn mỡ máu

Bài viết Bệnh tai biến mạch máu não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tai biến mạch não xảy ra khi một phần của não không có máu nuôi hoặc giảm nặng lượng máu nuôi, khi đó các tế bào não bị mất oxy và dinh dưỡng sẽ bị chết trong vài phút. Tai biến mạch não là một cấp cứu cần được điều trị càng sớm càng tốt để giảm tổn thương não và biến chứng. Để phòng ngừa tai biến mạch não vấn đề quan trọng là kiểm soát các yếu tố nguy cơ chính như tăng huyết áp, hút thuốc, rối loạn mỡ máu…

tai_bien_mach_mau_nao_1

Dấu hiệu bệnh tai biến mạch máu não

Các dấu hiệu và triệu chứng của tai biến mạch máu não rất phong phú, đa dạng:

  • Rối loạn vận động: đột ngột trượt chân, mất thăng bằng hoặc mất sự phối hợp các động tác.
  • Rối loạn nói và hiểu: lẫn lộn, nói lắp hoặc khó khăn trong việc hiểu lời nói.
  • Liệt hoặc tê bì mặt, tay hoặc chân: có thể đột ngột tê bì, yếu hoặc liệt mặt, tay hoặc chân, đặc biệt ở một bên cơ thể. Cố gắng giơ cả 2 tay lên trên đầu cùng lúc nếu 1 tay bị rơi xuống có thể là dấu hiệu của tai biến mạch não. Tương tự như vậy, một bên của miệng có thể bị trễ xuống khi người bệnh cười.
  • Rối loạn nhìn ở một hoặc hai mắt: người bệnh có thể đột ngột mờ hoặc tối sầm một hoặc hai bên mắt hoặc có vấn đề về thị giác.
  • Đau đầu: đau đột ngột, dữ dội có thể phối hợp với nôn, hoa mắt chóng mặt hoặc thay đổi ý thức.
  • Nếu người bệnh có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của tai biến mạch não, thậm chí nếu triệu chứng thay đổi bất thường hoặc biến mất vẫn phải gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt, đừng chờ đợi triệu chứng biến mất. Nếu để quá lâu không điều trị khả năng tổn thương não và mất chức năng sẽ nặng hơn. Người bệnh nên đến bệnh viện trong vòng 3 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Nếu nghi ngờ bị tai biến mạch não, người bệnh phải được chăm sóc cẩn thận trong khi chờ tới được bệnh viện.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tai biến mạch máu não trong đó chủ yếu tới 85% nguyên nhân thường gặp là nhồi máu não.

Nguyên nhân bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch não có thể do tắc nghẽn mạch máu não (nhồi máu não – NMN) hoặc do vỡ mạch máu não (xuất huyết não – XHN). Một vài người có tổn thương tạm thời mạch máu não (thiếu máu não thoáng qua).

Nhồi máu não: Khoảng 85% tai biến mạch não là nhồi máu não. Nhồi máu não xảy ra khi động mạch nuôi não bị hẹp hoặc tắc, gây giảm nặng dòng máu đến não. Nhồi máu não bao gồm: NMN do huyết khối (thường do xơ vữa động mạch…), do tắc mạch (cục máu đông bắn lên não thường có nguồn gốc từ tim).

Xuất huyết não: XHN có thể do nhiều tổn thương mạch máu não, do không kiểm soát được huyết áp, do yếu một vị trí trên thành mạch máu (phình mạch). Một nguyên nhân ít phổ biến của XHN là vỡ dị dạng động tĩnh mạch – một bất thường bẩm sinh gây yếu thành mạch. Các dạng XHN gồm có: xuất huyết trong sọ, xuất huyết dưới màng nhện.

Thiếu máu não thoáng qua: Cũng là một tai biến mạch não nhẹ, do sự giảm đột ngột cung cấp máu cho một phần của não do cục máu đông hoặc mảnh vụn làm tắc mạch não, thường kéo dài trong vòng vài phút tới 24 giờ.

Yếu tố nguy cơ của bệnh tai biến mạch máu não

Yếu tố nguy cơ có thể điều trị được: tăng huyết áp (nguy cơ tai biến mạch não bắt đầu khi tăng huyết áp trên 120/80mmHg), hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động, tăng mỡ máu, đái tháo đường, béo phì, lười vận động, hội chứng ngừng thở khi ngủ, bệnh tim mạch (suy tim, tim bẩm sinh, nhiễm trùng trong tim hoặc rối loạn nhịp tim), dùng thuốc (estrogen, cocain…), nghiện rượu.

Yếu tố nguy cơ khác: tiền sử gia đình có người tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim hoặc thiếu máu não thoáng qua, tuổi từ 55 trở lên, giới nam có nguy cơ cao hơn giới nữ.

Biến chứng của tai biến mạch não

Liệt: liệt một bên cơ thể hoặc liệt một bên mặt, cánh tay, gây khó khăn trong sinh hoạt như ăn uống, đi lại, mặc quần áo.

Khó nói hoặc nuốt. Cũng có thể khó khăn trong hiểu vấn đề, đọc hoặc viết.

Mất trí nhớ hoặc khó khăn khi suy nghĩ.

Rối loạn cảm xúc.

Đau, nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ nhất là khi lạnh.

Thay đổi hành vi, không thể chăm sóc bản thân.

Chẩn đoán bệnh tai biến mạch máu não

Khám lâm sàng: thời điểm xuất hiện triệu chứng rất quan trọng góp phần quyết định biện pháp điều trị, ngoài ra các triệu chứng hiện tại, người thầy thuốc cần hỏi thêm về tiền sử dùng thuốc, tiền sử chấn thương, tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch. Việc khám lâm sàng bao gồm nghe tim, phát hiện tiếng thổi ở động mạch cảnh, đo huyết áp, soi đáy mắt giúp phát hiện dấu hiệu lắng đọng các tinh thể mỡ nhỏ hoặc cục máu đông trong mạch máu ở mắt.

Xét nghiệm máu: đánh giá thời gian đông máu, đường máu, điện giải hoặc tình trạng nhiễm trùng.

Chụp CT sọ não hoặc MRI sọ não: giúp phát hiện vị trí tổn thương trên não, diện tổn thương, dạng tai biến mạch não là do nhồi máu hay xuất huyết não đồng thời phát hiện khối u trong não (nếu có) hoặc các tình trạng bệnh lý khác.

Các phương pháp khác: siêu âm mạch cảnh, chụp mạch não, siêu âm tim.

Điều trị bệnh tai biến mạch máu não

Để điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, các nguyên nhân khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau.

Điều trị tai biến mạch máu não do nhồi máu não

Aspirin: cho ngay sau khi bị tai biến mạch não để giảm nguy cơ bị tái tai biến mạch não. aspirin phòng ngừa sự hình thành cục máu đông.

Những thuốc chống đông máu khác: heparin có thể cho nhưng không có lợi ích nhiều trong cấp cứu. clopidogrel (plavix), sintrom, aspirin, dipyridamole (aggrenox) có thể phối hợp nhưng không thường sử dụng trong cấp cứu.

Truyền tĩnh mạch thuốc tiêu sợi huyết (TPA-alteplasse): được chỉ định khi bệnh nhân đến viện trong vòng 4 đến 5 giờ đầu tiên kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Bác sĩ sẽ cân nhắc nguy cơ chảy máu để quyết định dùng TPA cho bệnh nhân. Có thể đưa thuốc trực tiếp vào vị trí tổn thương thông qua một ống (catheter) từ đùi lên, hoặc trực tiếp lấy cục máu đông bằng một dụng cụ nhỏ đưa vào trong não.

Các phương pháp điều trị khác: cắt bỏ lớp áo trong động mạch cảnh để loại bỏ mảng xơ vữa động mạch, đặt stent động mạch cảnh để mở thông động mạch bị hẹp.

Điều trị tai biến mạch máu não do xuất huyết não

Điều trị tập trung vào kiểm soát chảy máu và giảm huyết áp. Phẫu thuật có thể sử dụng để giảm nguy cơ trong tương lai. Nếu người bệnh đang dùng các thuốc có thể gây chảy máu như sintrom, coumadin hoặc thuốc chống tiểu cầu như clopidogrel (plavix), người bệnh sẽ được cho uống thuốc hoặc truyền các chế phẩm máu (huyết tương tươi) nhằm trung hoà tác dụng của các thuốc ở trên. Không sử dụng các thuốc chống đông máu như aspirin và TPA trong trường hợp người bệnh bị xuất huyết não.

Phẫu thuật sửa chữa: giảm nguy cơ vỡ phình mạch não, dị dạng động tĩnh mạch. Ví dụ cặp vị trí phình mạch để ngăn dòng máu tới đó bằng 1 clamp nhỏ, hoặc nút mạch bằng Coil, phẫu thuật cắt bỏ khối phình nếu khối phình có thể tiếp cận được và không quá to.

Điều trị phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động và sinh hoạt. Chế độ luyện tập phụ thuộc vào tuổi, tình trạng sức khoẻ chung, mức độ khó khăn trong hoạt động sau khi bị tai biến mạch não cũng như lối sống, sở thích, cũng như khả năng những người tham gia chăm sóc người bệnh. Tập luyện có thể bắt đầu trong thời gian nằm viện và tiếp tục ở nhà hoặc ở các cơ sở y tế địa phương.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não

Kiểm soát huyết áp: đóng vai trò rất quan trọng. Kiểm soát huyết áp bao gồm thay đổi lối sống như thể dục, giảm stress, duy trì cân nặng lý tưởng, giảm muối và rượu bên cạnh việc điều trị bằng các thuốc hạ huyết áp.

Kiểm soát rối loạn lipid máu: ăn ít cholesterol và chất béo. Nếu không kiểm soát được bằng chế độ ăn phải dùng thuốc hạ lipid máu do bác sĩ chỉ định.

Bỏ thuốc lá, thuốc lào: tai biến mạch não tăng ở cả người hút thuốc chủ động hoặc thụ động (người hít phải khói thuốc)

Kiểm soát đái tháo đường: bằng chế độ ăn, luyện tập, duy trì cân nặng và dùng thuốc.

Duy trì cân nặng lý tưởng: giúp làm giảm huyết áp, cải thiện mỡ máu và giảm nguy cơ tim mạch.

Chế độ ăn nhiều hoa quả và rau.

Luyện tập thể dục hàng ngày: tập aerobic, đi bộ, bơi, đạp xe… làm giảm huyết áp, cải thiện mỡ máu, tốt cho tim và mạch máu. Thể dục giúp giảm cân, kiểm soát đái tháo đường và giảm stress.

Hạn chế uống rượu: rượu mạnh làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tai biến mạch não. Tuy nhiên uống một lượng nhỏ đến vừa có thể giúp dự phòng tai biến mạch não và giảm xu hướng đông máu.

Điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ (nếu có): cung cấp oxy vào buổi tối.

Tránh thuốc có hại: cocain, methamphetamine…

Dự phòng bằng thuốc: nếu người bệnh đã bị tai biến mạch não hoặc thiếu máu não thoáng qua việc dự phòng tai biến mạch não đóng vai trò rất quan trọng. Các thuốc dự phòng biến cố tai biến mạch não bao gồm: Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (Aspirin, có thể phối hợp với Dipyridamole như Aggrenox); có thể thay thế Aspirin bằng Clopidogrel (Plavix). Thuốc chống đông: nếu người bệnh có cục máu đông ở trong buồng tim, rối loạn nhịp tim, người bệnh nên được dự phòng tai biến mạch não bằng các thuốc chống đông bao gồm hepain và warfarin. Heparin được dùng trong thời gian ngắn khi người bệnh nằm viện; warfarin (coumadin) có thể được sử dụng lâu dài, tác dụng chống đông mạnh nhưng khoảng liều hẹp, liều dùng thật chính xác và cần theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ.

CNTTCNTG – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh tai biến mạch máu não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tai-bien-mach-mau-nao-5362/feed/ 0
Những bệnh mắt thường gặp ở người già https://benh.vn/nhung-benh-mat-thuong-gap-o-nguoi-gia-59360/ https://benh.vn/nhung-benh-mat-thuong-gap-o-nguoi-gia-59360/#respond Sat, 23 Mar 2019 08:15:09 +0000 https://benh.vn/?p=59360 Khi bắt đầu qua tuổi 40, mắt sẽ bắt đầu có dấu hiệu lão hóa và dễ mắc bệnh. Cùng Benh.vn tìm hiểu về những căn bệnh về mắt thường gặp ở người cao tuổi.

Bài viết Những bệnh mắt thường gặp ở người già đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi bắt đầu qua tuổi 40, mắt sẽ bắt đầu có dấu hiệu lão hóa và dễ mắc bệnh. Cùng Benh.vn tìm hiểu về những căn bệnh về mắt thường gặp ở người cao tuổi.

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa. Theo kết quả nghiên cứu, có 95% người trên 70 tuổi mắc bệnh này

Đục thủy tinh thể sẽ khiến mắt mờ dần, không đau nhức nhưng đeo kính không cải thiện thị lực. Nguyên nhân là do thủy tinh thể bắt đầu bị đục. Cách điều trị duy nhất là phẫu thuật để thay thủy tinh thể nhân tạo.

Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp xuất hiện do mắt bị lão hóa, mất tính đàn hồi và đường thoát của thủy dịch bị bít kín. Vì thủy dịch không thể thoát ra ngoài nên áp suất trong mắt tăng lên.

Ở người già, nguyên nhân khác dẫn tới tăng nhãn áp là do thủy tinh thể có kích thước lớn gây tắc nghẽn đường thoát của thủy dịch. Tăng nhãn áp nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến mù lòa.

Để phòng bệnh, ngoài việc khám mắt định kỳ, người cao tuổi cần tập luyện thể thao đều đặn, vận động và xoa mắt để khí huyết lưu thông, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ giúp tế bào thần kinh khỏe mạnh.

Viêm loét giác mạc

Viêm loét giác mạc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, chỉ xếp sau đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Khi bị viêm loét giác mạc, người bệnh thường bị chói sáng, nước mắt chảy ra liên tục đồng thời mắt bị đỏ kèm theo các cảm giác khó chịu trong mắt như cộm, xốn, đau nhức. Tròng đen của mắt người bệnh còn có đốm trắng bất thường, đôi khi còn có ngấn mủ sau tròng đen. Người bị viêm loét giác mạc sẽ nhìn mờ hơn, thị lực giảm. Nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị nhưng không triệt để, bệnh sẽ diễn biến xấu, tình trạng ngày càng nặng hơn.

Thoái hóa điểm vàng

Trên 60 tuổi, vùng điểm vàng ở võng mạc dễ bị tổn thương, các tế bào ở trung tâm võng mạc bị thoái hóa dần dẫn đến bệnh thoái hóa điểm vàng. Bệnh không gây đau nhức nhưng khiến mắt ngày càng mờ dần. Khi tập trung nhìn một vật nào đó, người bệnh sẽ không thấy gì, hoặc thấy hình ảnh trở nên méo mó. Ví dụ khi nhìn đường thẳng thì sẽ thấy là đường cong. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn.

Bệnh võng mạc do đái tháo đường

Võng mạc là một màng thần kinh thuộc lớp trong cùng của mắt, có chức năng thu nhận hình ảnh rồi truyền lên não để giúp con người nhận biết hình ảnh. Trên võng mạc có vô số các mạch máu nhỏ có chức năng nuôi dưỡng võng mạc. Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường trên võng mạc làm cho võng mạc bị tổn thương nặng, ảnh hưởng trầm trọng tới chức năng thị giác.

Đái tháo đường gây tổn thương các mạch máu của toàn bộ các cơ quan của cơ thể nhưng biểu hiện rõ nhất ở các mạch máu nhỏ. Tại mắt, đái tháo đường gây tổn thương các mao mạch võng mạc, làm tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương vào võng mạc gây phù nề. Khi mao mạch bị phá hủy gây tắc và làm thiếu máu võng mạc. Khi đó, cơ thể sẽ tiết ra các yếu tố kích thích sự phát triển các mạch máu mới để nuôi dưỡng võng mạc. Tuy nhiên, những mạch máu mới này thường mỏng manh dễ vỡ gây ra các biến chứng như xuất huyết dịch kính, co kéo bong võng mạc.

Bài viết Những bệnh mắt thường gặp ở người già đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-benh-mat-thuong-gap-o-nguoi-gia-59360/feed/ 0
Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa võng mạc ở người cao tuổi https://benh.vn/cach-phong-ngua-benh-thoai-hoa-vong-mac-o-nguoi-cao-tuoi-5056/ https://benh.vn/cach-phong-ngua-benh-thoai-hoa-vong-mac-o-nguoi-cao-tuoi-5056/#respond Tue, 31 Jul 2018 05:16:05 +0000 http://benh2.vn/cach-phong-ngua-benh-thoai-hoa-vong-mac-o-nguoi-cao-tuoi-5056/ Đến tuổi 60 tuổi, theo quy luật lão hóa tự nhiên “tuổi già chân chậm, mắt mờ” là điều không thể tránh khỏi…Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến thị lực giảm sút đa phần là do thoái hóa võng mạc. Vậy, phương pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa võng mạc ở người cao tuổi diễn ra như thế nào?

Bài viết Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa võng mạc ở người cao tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đến tuổi 60 tuổi, theo quy luật lão hóa tự nhiên “tuổi già chân chậm, mắt mờ” là điều không thể tránh khỏi…Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến thị lực giảm sút đa phần là do thoái hóa võng mạc. Vậy, phương pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa võng mạc ở người cao tuổi diễn ra như thế nào?

Mắt – Cơ quan thị giác của con người

Mắt người là một phần của não hình thành từ tuần thứ 3 của phôi kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần hoàn chỉnh khác.

Cặp mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường chung quanh. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói…

Tròng mắt là một hình cầu, lớp củng mạc phía ngoài, màu trắng đục (tròng trắng), phía trước bọc bởi một lớp trong gọi là kết mạc. Giác mạc nối tiếp củng mạc lồi ra phía trước, trong suốt để lộ phía trong cầu mắt, tạo thành tròng đen.

Mắt – Cơ quan thị giác của con người (Ảnh minh họa)

Bên sau giác mạc theo thứ tự từ ngoài vào trong là khối lỏng thủy dịch, vòng cơ mi (con ngươi), thủy tinh thể nằm trong trung tâm phía sau cơ mi, khối lỏng dịch thủy tinh, và sau cùng, lót phía trong cầu mắt là võng mạc, nơi ánh sáng tác động lên nhiều đầu dây thần kinh hình nón và hình gậy.

Những dây thần kinh tụ lại tại một điểm ra phía sau cầu mắt theo dây thần kinh thị giác vào não. Vì điểm này của võng mạc không có dầu thần kinh đón nhận ánh sáng nên gọi là điểm mù. Ánh sáng đi qua thủy tinh thể hội tụ rõ nhất tại hoàng điểm (điểm vàng) trên võng mạc.

Tìm hiểu bệnh thoái hóa võng mạc

Bệnh thoái hoá võng mạc (macular degenerescence) điểm vàng (vùng giữa của võng mạc) suy thoái dần  làm cho mắt mất dần khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác.

Điểm vàng (macula) của võng mạc thoái hóa vì tuổi già.  Những chất lắng cặn màu vàng hay trắng gọi là “drusen” phát triển ở phía dưới điểm vàng của mắt bình thuờng khi mắt bắt đầu già. Các “drusen” này có thể dẫn đến thoái hoá võng mạc.

Bệnh thoái hoá võng mạc còn xẩy ra khi lớp biểu-mô sắc tố (retinal pigment epithelium) tức là lớp cách ly võng mạc với lớp mạch máu ở phía sau võng mạc gọi là choroids không còn hoạt đông hữu hiệu.  Điểm vàng cũng có thể bị các mạch máu mọc dưới võng mạc làm tổn thương.

Triệu chứng bệnh thoái hóa võng mạc

+ Thị giác trung ương bị mờ: khó khăn khi đọc và làm những việc cần chi tiết…

+ Thị giác trung ương bị mất: mắt chỉ thấy tối đen hay khoảng trống ở vùng trung ương thị giác.

+ Thị giác trung ương bị méo: mắt nhìn vạch thẳng thành cong…

Bệnh thoái hóa võng mạc (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây thoái hóa võng mạc

+ Do di truyền.

+ Do lão hóa.

+ Do hút thuốc.

+ Do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống.

+ Do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài…

Đối tượng mắc bệnh

+ Nam, nữ.

+ Người cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên).

Người cao tuổi là đối tượng mắc bệnh thoái hóa võng mạc (Ảnh minh họa)

Các loại thoái hóa võng mạc

Thoái hoá võng mạc khô

+ Là loại thoái hóa thông thường (bệnh phát triển chậm, có thể ổn định).

+ Võng mạc có chỗ bị suy thoái có chỗ không (võng mạc không thể mọc lại hay lành lại nên tổn thương sẽ là vĩnh viễn).

Lưu ý: bệnh nhân không bị mù mà chỉ nhìn thấy vùng ngoại vi, hiện không có cách nào phục hồi thị giác đã mất.

Thoái hóa võng mạc ướt

+ Loại thoái hóa này thường ít xẩy ra (bệnh phát triển dần dần).

+ Thoái hóa võng mạc ướt xảy ra khi các mạch máu phát triển phía dưới võng mạc  dò rỉ máu và chất lỏng ra phía sau võng mạc.

Lưu ý: chất lỏng, máu và các mạch máu có thể tiêu đi nhưng vùng thị giác trung ương thì bị tổn thương vĩnh viễn và có xẹo.

Các bệnh khác của võng mạc

+ Do di truyền.

+ Do nhiễm khuẩn hoặc viêm xưng gây nên bởi các bệnh: tiểu đường…

Phương pháp điều trị

+ Bổ sung các chất có chứa vitamin lutein và một số nguyên tố vi lượng như zinc và selemium có thể làm chậm sự phát triển của bệnh.

+ Đối với thoái hoá võng mạc ướt  nếu được phát  hiện sớm thì có thể điều trị bằng phép quang đông  laser ( laser photocoagulation) để hàn các mạch máu bị rò rỉ và ngăn chặn các mạch này không tăng trưởng.

+ Trong trường hợp khiếm thị một phần do thoái hóa võng mạc  thì sử dụng phương pháp “phục hồi thị giác kém” có thể giúp bệnh nhân thích ứng bằng cách: điều chỉnh ánh sáng trong nhà, dùng thiết bị trợ thị giác, hỗ trợ trong các sinh hoạt hàng ngày…

Phương pháp phòng ngừa

Khám mắt để phát hiện bệnh thoái hóa võng mạc (Ảnh minh họa)

+ Đi kiểm tra mắt đều đặn từ tuổi 45 trở lên.

+ Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc.

+ Tránh tiếp xúc với bức xạ tử ngoại bằng cách đeo kính lọc bức xạ.

+ Ăn uống đẩy đủ chất, vitamin, khoáng chất, rau tươi…giúp tăng cường sức khỏe.

+ Không đọc sách trong bóng tối, xem tivi quá lâu…

+ Tập thể dục thường xuyên để tăng sức bền cho cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa.

+ Tránh căng thẳng, stress…

Lưu ý: khi thấy mắt tự nhiên nhìn mờ hẳn cần đi khám bác sỹ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lời kết

Tuổi già đến kéo theo sức khỏe sa sút, chân chậm, mắt mờ…đã gây ra không ít khó khăn trong sinh hoạt cho người già. Đặc biệt thị lực giảm sút gây cản trở và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Vì vậy, để nâng cao sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, bảo vệ đôi mắt, chúng ta cần: đi kiểm tra mắt đều đặn từ tuổi 45 trở lên, tránh tiếp xúc với bức xạ tử ngoại bằng cách đeo kính lọc bức xạ, bổ sung chế độ ăn đẩy đủ chất, vitamin, khoáng chất, rau tươi, không đọc sách trong bóng tối, xem tivi quá lâu……để bảo vệ đôi mắt.

Benh.vn

Bài viết Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa võng mạc ở người cao tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-phong-ngua-benh-thoai-hoa-vong-mac-o-nguoi-cao-tuoi-5056/feed/ 0
Người già, phổi cũng già theo https://benh.vn/nguoi-gia-phoi-cung-gia-theo-3284/ https://benh.vn/nguoi-gia-phoi-cung-gia-theo-3284/#respond Wed, 29 Apr 2015 04:32:43 +0000 http://benh2.vn/nguoi-gia-phoi-cung-gia-theo-3284/ Viêm phổi là bệnh người già thường gặp. Những người có nguy cơ là người có thể trạng kém suy yếu, gầy còm, nghiện rượu, mắc các bệnh mạn tính, bệnh đái tháo đường và sau khi bị cúm. Bệnh phổi cấp tính cũng là một trong những nguyên nhân tử vong chính của người già.

Bài viết Người già, phổi cũng già theo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi là bệnh người già thường gặp. Những người có nguy cơ là người có thể trạng kém suy yếu, gầy còm, nghiện rượu, mắc các bệnh mạn tính, bệnh đái tháo đường và sau khi bị cúm. Bệnh phổi cấp tính cũng là một trong những nguyên nhân tử vong chính của người già.

Tại sao người cao tuổi dễ bị viêm phổi?

Phổi lúc về già bị giảm cả về khối lượng và thể tích, trở nên ít di động. Độ đàn hồi thành phế nang bị giảm và bị giãn hẳn ra. Khi lão hóa dung tích chung bị giảm đặc biệt giảm dung tích sống của phổi. Theo tính toán, trên người Việt Nam, dung tích sống của nam giới lúc 25 tuổi là 3,82 lít, lúc 60 – 64 tuổi chỉ còn lại 2,57 lít. Giảm dung tích sống liên quan với giảm khả năng di động của lồng ngực và lực cơ hô hấp cũng như khả năng thông hành của phế quản và độ đàn hồi của phổi.

Hậu quả của những biến đổi này sẽ gây nên giảm thông khí tối đa và dự trữ thông khí phổi, cho nên lúc về già dễ xuất hiện khó thở khi hoạt động căng thẳng (gắng sức); sự suy giảm thông khí phổi sẽ đưa đến tích góp nhiều bụi phổi, khó khăn hơn khi muốn khạc nhổ, không tạo đủ áp lực để đưa dị vật ra khỏi phế quản.

Tăng nguy cơ bị các bệnh viêm nhiễm phế quản và phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể bị giảm. Đồng thời cũng giảm độ bão hòa ôxy máu động mạch. Hơn nữa về già có các cơ chế bù làm tăng chức năng hệ hô hấp, thí dụ thở nhanh làm tăng thông khí phổi. Trong điều kiện nghỉ ngơi những cơ chế này đảm bảo trao đổi khí bình thường giữa phổi và môi trường ngoài. Tuy nhiên khả năng thích nghi và dự trữ của chúng lúc tuổi cao bị hạn chế.

Thủ phạm gây bệnh viêm phổi ở người già

Có loại không do vi khuẩn và có loại do vi khuẩn.

  • Bệnh phổi không do vi khuẩn: có thể gặp tuy không nhiều viêm phổi và viêm phế quản phổi do Ricketsia, bệnh virut do chim, bệnh phổi do Adenovirus, do các bệnh virut phát ban và nhất là bệnh phổi do mycoplasma pneumoniae. Nguy hiểm hơn cả là bệnh phổi do cúm.
  • Bệnh phổi do vi khuẩn: tuy vẫn còn các bệnh phổi do phế cầu nhưng hiện nay cần chú ý hơn đến tụ cầu và liên cầu. Ngoài ra còn có các vi khuẩn gram (-) E.coli… Trên những bệnh nhân dùng kháng sinh và corticoid dài ngày có thể gặp nấm phổi.

Những biểu hiện viêm phổi ở người cao tuổi

Viêm phổi ở người cao tuổi có đặc điểm lâm sàng là âm thầm không rầm rộ, không điển hình, không rõ ràng. Người bệnh không sốt cao, ít khi rét run, ho ít, nhẹ, khạc đờm không nhiều, thường cũng chỉ như mọi ngày hoặc tăng hơn chút ít nên ít chú ý, người trong gia đình cũng ít quan tâm. Thở có thể nhanh, thở gấp hơn bình thường.

Dấu hiệu khó thở thường nổi trội hơn trong viêm phổi; nghe phổi có nhiều ran ẩm rải rác khắp hai phổi, không có biểu hiện của hội chứng đông đặc tập trung ở một thùy phổi.

Các tiếng thở bất thường có thể tập trung nhiều hơn ở các thùy dưới của phổi; chụp Xquang phổi có thể thấy nhiều hình ảnh mờ rải rác hoặc tập trung hơn ở vùng đáy phổi nhưng không có hình tam giác thường thấy trong viêm phổi do phế cầu ở lứa tuổi thanh niên và trung niên; xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng không nhiều, hồng cầu có thể hơi tăng… Các dấu hiệu cần chú ý khác là tình trạng tinh thần có thể suy giảm một cách bất thường nhất là ở những người cao tuổi, có thể lú lẫn, rối loạn tâm thần, rối loạn tiêu hóa, bỏ ăn.

Xử trí như thế nào

Tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh. Thể nhẹ có thể chữa trị, theo dõi tại nhà. Các thể nặng phải được điều trị theo dõi tại viện.

  • Điều trị nguyên nhân: nguyên nhân thường do các vi khuẩn cư trú ở răng miệng, họng mũi, loại phế cầu khuẩn, hemophilus influenzae… Nguyên tắc là dùng kháng sinh sớm, phổ rộng.
  • Điều trị triệu chứng: Dùng các thuốc giảm ho nếu người bệnh ho nhiều, chú ý dùng loại không chứa opium, không có tác dụng kháng histamin có thể gây ngủ, giảm phản xạ ho khạc như catabex, mucitux, silomat… dùng aspirin (pH8), aspegic nếu sốt; khó thở dùng các thuốc chống khó thở và trợ tim mạch.

Chăm sóc người bệnh rất quan trọng: Cho uống nhiều nước giúp loãng đờm dễ khạc và hạ sốt (dung dịch oresol, nước hoa quả, nước rau…); truyền dịch nếu cần; giữ ấm cho bệnh nhân, nơi nằm của bệnh nhân cần thoáng, ấm, khô ráo, không có gió lùa và yên tĩnh; cần có chế độ nuôi dưỡng thích hợp tùy từng giai đoạn bệnh (giai đoạn đầu ăn lỏng hoặc nửa lỏng, sau đó ăn đặc dần).

Phòng bệnh viêm phổi ở tuổi già

Như trên đã nói, viêm phổi người già hay gặp ở người có thể trạng kém, mắc bệnh mạn tính sau cúm… do vậy phải tích cực điều trị bệnh mạn tính, bệnh viêm mũi họng, răng miệng. Nếu có điều kiện nên tiêm phòng vaccin chống phế cầu, vaccin đa giá chống cúm. Người bệnh phải tuyệt đối bỏ thuốc lá, thuốc lào, không uống rượu, bia quá mức, giữ gìn sức khỏe tránh để lạnh.

Bài viết Người già, phổi cũng già theo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoi-gia-phoi-cung-gia-theo-3284/feed/ 0