Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 26 Dec 2019 17:00:02 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Lý giải mới về việc muỗi không thể lây nhiễm HIV https://benh.vn/ly-giai-moi-ve-viec-muoi-khong-the-lay-nhiem-hiv-4310/ https://benh.vn/ly-giai-moi-ve-viec-muoi-khong-the-lay-nhiem-hiv-4310/#respond Tue, 04 Sep 2018 13:19:58 +0000 http://benh2.vn/ly-giai-moi-ve-viec-muoi-khong-the-lay-nhiem-hiv-4310/ Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), căn bệnh HIV/AIDS đã giết chết khoảng 1,6 triệu người mỗi năm. Con đường lây bệnh của căn bệnh thế kỷ này chủ yếu là do qua đường tình dục - quan hệ tình dục không được bảo vệ, đường máu - sử dụng chung kim tiêm bẩn, truyền máu...

Bài viết Lý giải mới về việc muỗi không thể lây nhiễm HIV đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), căn bệnh HIV/AIDS đã giết chết khoảng 1,6 triệu người mỗi năm. Con đường lây bệnh của căn bệnh thế kỷ này chủ yếu là do qua đường tình dục – quan hệ tình dục không được bảo vệ, đường máu – sử dụng chung kim tiêm bẩn, truyền máu…

Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu muỗi hút máu người bệnh rồi “đốt” chúng ta thì có khiến ta bị lây nhiễm virus HIV được không?

Các nhà khoa học đã chỉ ra, muỗi không phải là những “chiếc kim tiêm biết bay” nên không thể lây nhiễm virus HIV sang cho người.

Lý giải mới về chuyện muỗi không thể lây nhiễm HIV

Mới đây, trang Business Insider đưa tin, các nhà khoa học và Joe Conlon – cựu nhà côn trùng học và cố vấn kỹ thuật của Hiệp hội Phòng chống muỗi của Mỹ khẳng định: “Đó không hoàn toàn là câu hỏi thiếu tính căn cứ. Nhưng loài muỗi không thể truyền virus HIV được”. Conlon giải thích rằng, trước hết, khi con muỗi đốt bạn, nó đã hút máu vào trong ruột của nó. Tại đây, axit trong dạ dày của muỗi đã tiêu diệt virus HIV.

Bên cạnh đó, trước khi hút máu, muỗi tiết nước bọt có chất chống đông để giúp cho nó hút máu dễ dàng hơn. Tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi của muỗi. Tuyến hút máu có cấu trúc phức tạp và nhìn chúng nó không giống như một ống kim tiêm. Nói đơn giản, muỗi tiết nước bọt theo đường riêng và hút máu theo đường riêng.

Kết quả là, máu được hút theo hướng duy nhất và không bị bơm ngược vào máu của người bị đốt. Do đó, ngay cả khi con muỗi mang siêu vi khuẩn máu từ người bệnh HIV thì máu sẽ không bao giờ thoát khỏi tuyến nước bọt để vào máu của bạn.

Colon cho biết: “Đối với một con muỗi hút máu người bệnh, nó sẽ mang trên mình virus. Virus có thể tồn tại trong khoang cơ thể của muỗi nhưng lại không theo tuyến nước bọt, qua vết đốt để vào cơ thể người khác. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp và người bị đốt nhiễm HIV là không thể”.

Tuy nhiên, muỗi lại có khả năng lây truyền ký sinh trùng sốt rét. Lý do là bởi ký sinh trùng này có thể phát triển trong ruột muỗi, sau đó di chuyển đặc biệt tới tuyến nước bọt và tiếp tục vòng đời ở một người mới.

Benh.vn. (Theo Trí Thức Trẻ)

Bài viết Lý giải mới về việc muỗi không thể lây nhiễm HIV đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ly-giai-moi-ve-viec-muoi-khong-the-lay-nhiem-hiv-4310/feed/ 0
Điều trị Lao cho người nhiễm HIV – AIDS https://benh.vn/dieu-tri-benh-lao-cho-nguoi-nhiem-hiv-aids-3558/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-lao-cho-nguoi-nhiem-hiv-aids-3558/#respond Wed, 01 Aug 2018 04:38:37 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-lao-cho-nguoi-nhiem-hiv-aids-3558/ Người nhiễm HIV/AIDS có hệ miễn dịch bị suy giảm cho nên rất dễ bị biến chứng nếu mắc các bệnh nhiễm trùng, trong đó có Lao phổi. Người bệnh cần được đăng ký và điều trị lao sớm ngay sau khi có chẩn đoán Lao.

Bài viết Điều trị Lao cho người nhiễm HIV – AIDS đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Người nhiễm HIV/AIDS có hệ miễn dịch bị suy giảm cho nên rất dễ bị biến chứng nếu mắc các bệnh nhiễm trùng, trong đó có Lao phổi. Người bệnh cần được đăng ký và điều trị lao sớm ngay sau khi có chẩn đoán Lao.

Bệnh nhân HIV bị nhiễm Lao

Việc điều trị lao theo phác đồ của Chương trình chống lao quốc gia giống như người bệnh lao không nhiễm HIV

Cần phối hợp với điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội khác bằng Cotrimoxazole. Điều trị ARV cần được xem xét sớm và chú ý đến tương tác giữa ARV và rifampicin, INH.

Các thuốc chống lao thiết yếu (hàng 1)

Chương trình chống lao Quốc gia quy định 5 loại thuốc chống lao thiết yếu:

Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S) và Ethambutol (E).

Chỉ định phác đồ điều trị lao

Phác đồ I

2S (E)HRZ/6HE hoặc 2S(E)RHZ/4RH (Chỉ áp dụng khi thực hiện kiểm soát trực tiếp cả giai đoạn duy trì): Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc dùng hàng ngày, E có thể thay thế cho S. Giai đoạn duy trì kéo dài 6 tháng gồm 2 loại thuốc là H và E dùng hàng ngày hoặc 4 tháng gồm 2 loại thuốc R và H dùng hàng ngày.

Chỉ định: Cho các trường hợp người bệnh lao mới (chưa điều trị lao bao giờ hoặc đã từng điều trị lao nhưng dưới 1 tháng).

Phác đồ II

2SHRZE/1HRZE/5H3 R3 E3:

Giai đoạn tấn công kéo dài 3 tháng, 2 tháng đầu tiên với cả 5 loại thuốc chống lao thiết yếu (SHRZE) dùng hàng ngày, 1 tháng tiếp theo với 4 loại thuốc (HRZE) dùng hàng ngày. Giai đoạn duy trì kéo dài 5 tháng với 3 loại thuốc H, R và E dùng 3 lần một tuần.

Chỉ định: Cho các trường hợp người bệnh lao tái phát, thất bại phác đồ I, điều trị lại sau bỏ trị, một số thể lao nặng và phân loại khác (phần phân loại theo tiền sử điều trị).

Phác đồ III

2HRZE/4HR hoặc 2HRZ/4HR

Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc (HRZE) hoặc 3 loại thuốc (HRZ) dùng hàng ngày, điều trị cho tất cảcác thể lao trẻ em. Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng gồm 2 loại thuốc là H và R dùng hàng ngày.

Chỉ định: Cho tất cả các thể lao trẻ em. Trong trường hợp lao trẻ em thể nặng có thể cân nhắc dùng phối hợp với S.

Benh.vn

Bài viết Điều trị Lao cho người nhiễm HIV – AIDS đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-lao-cho-nguoi-nhiem-hiv-aids-3558/feed/ 0
Báo động tỷ lệ nam đồng tính nhiễm HIV gia tăng tại Việt Nam https://benh.vn/bao-dong-ty-le-nam-dong-tinh-nhiem-hiv-gia-tang-tai-viet-nam-9791/ https://benh.vn/bao-dong-ty-le-nam-dong-tinh-nhiem-hiv-gia-tang-tai-viet-nam-9791/#respond Fri, 13 Jul 2018 07:23:02 +0000 http://benh2.vn/bao-dong-ty-le-nam-dong-tinh-nhiem-hiv-gia-tang-tai-viet-nam-9791/ Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam giới Việt Nam có quan hệ đồng tính đang gia tăng tại các đô thị... gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nói riêng, tạo gánh nặng y tế cho xã hội, cộng đồng nói chung...

Bài viết Báo động tỷ lệ nam đồng tính nhiễm HIV gia tăng tại Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam giới Việt Nam có quan hệ đồng tính đang gia tăng tại các đô thị… gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nói riêng, tạo gánh nặng y tế cho xã hội, cộng đồng nói chung…

Tỷ lệ bệnh nhân mắc HIV gia tăng

Báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết trong 5 tháng đầu năm 2017 cả nước phát hiện mới hơn 3.500 người dương tính với HIV, gần 650 ca tử vong.

So với cùng kỳ năm 2016, số nhiễm mới giảm 11%, số tử vong giảm 34%. Tuy nhiên, 20 tỉnh thành có số bệnh nhân HIV tăng so với cùng kỳ 2016, trong đó có Hà Nội, TP.HCM, Tây Ninh, Yên Bái, Tiền Giang, Kiên Giang, Phú Thọ…Riêng Hà Nội và TP HCM chiếm 25% tổng số ca mắc mới. Hà Nội thêm 311 ca mới, tăng 61 ca so với cùng kỳ năm ngoái, TP.HCM là 572, tăng 25 ca.

Số bệnh nhân mắc HIV mới chủ yếu là nam đồng tính

Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV ở nam giới đồng tính một phần do sự thiếu hiểu biết về kiến thức tình dục đồng tính khiến đồng tính nam (MSM) trở thành nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao. Bên cạnh đó, nhóm đối tượng này thường ngại đi khám vì xấu hổ, sợ bị kỳ thị do khác xu hướng tình dục nên tỷ lệ nhiễm HIV gia tăng.

Nhận xét về vấn đề trên, bà Marie-Odile Emond, Giám đốc Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) tại Việt Nam cho biết, trong vòng 15 năm, Việt Nam đã nỗ lực giảm từ 28.000 ca mới mỗi năm xuống còn 11.000 ca vào năm 2006.

Tuy nhiên, UNAIDS đánh giá, tốc độ giảm vẫn chậm. Đáng lưu ý, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam giới có quan hệ đồng tính đang gia tăng tại các đô thị.

Benh.vn (Theo Vietnamnet.vn)

Bài viết Báo động tỷ lệ nam đồng tính nhiễm HIV gia tăng tại Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bao-dong-ty-le-nam-dong-tinh-nhiem-hiv-gia-tang-tai-viet-nam-9791/feed/ 0
Mục đích và nguyên tắc điều trị ARV https://benh.vn/muc-dich-va-nguyen-tac-dieu-tri-arv-3720/ https://benh.vn/muc-dich-va-nguyen-tac-dieu-tri-arv-3720/#respond Mon, 30 Apr 2018 08:41:54 +0000 http://benh2.vn/muc-dich-va-nguyen-tac-dieu-tri-arv-3720/ Ths Nuyễn Tiến Lâm Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng BV Bệnh Nhiệt đới cho rằng, nhiều nghiên cứu và thực tiễn đã chứng minh các bệnh nhiễm trùng cơ hội có liên quan chặt chẽ với mức độ suy giảm miễn dịch của cơ thể: Suy giảm miễn dịch càng nặng thì càng có nguy cơ mắc nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội khác nhau.

Bài viết Mục đích và nguyên tắc điều trị ARV đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ths Nuyễn Tiến Lâm Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng BV Bệnh Nhiệt đới cho rằng, nhiều nghiên cứu và thực tiễn đã chứng minh các bệnh nhiễm trùng cơ hội có liên quan chặt chẽ với mức độ suy giảm miễn dịch của cơ thể: Suy giảm miễn dịch càng nặng thì càng có nguy cơ mắc nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội khác nhau.

Không chỉ mắc một bệnh nhiễm trùng cơ hội mà có thể mắc cùng lúc nhiều bệnh. Thuốc ARV có khả năng làm:

– Ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất.

– Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

– Cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót cho người bệnh

Nguyên tắc điều trị ARV:

– Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS.

– Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng, và/hoặc xét nghiệm và chứng tỏ đã sẵn sàng điều trị.

– Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc. Điều trị ARV là điều trị suốt đời; người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc.

– Người nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus cho người khác.

– Người nhiễm HIV được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa phục hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Các nhóm thuốc ARV được sử dụng tại Việt nam:

Nhóm ức chế men sao chép ngược nucleoside và nucleotide (NRTI).

Nhóm ức chế men sao chép ngược không phải là nucleoside (NNRTI).

Nhóm ức chế men protease (PI).

Benh.vn

Bài viết Mục đích và nguyên tắc điều trị ARV đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/muc-dich-va-nguyen-tac-dieu-tri-arv-3720/feed/ 0
Các bệnh nhiễm trùng cơ hội do nấm ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS https://benh.vn/cac-benh-nhiem-trung-co-hoi-do-nam-o-benh-nhan-nhiem-hiv-aids-3515/ https://benh.vn/cac-benh-nhiem-trung-co-hoi-do-nam-o-benh-nhan-nhiem-hiv-aids-3515/#respond Wed, 12 Jul 2017 04:37:44 +0000 http://benh2.vn/cac-benh-nhiem-trung-co-hoi-do-nam-o-benh-nhan-nhiem-hiv-aids-3515/ Nhiễm trùng cơ hội (OI) liên quan đến HIV là các hội chứng lâm sàng xuất hiện do hậu quả của suy giảm miễn dịch ở các giai đoạn tiến triển của HIV.

Bài viết Các bệnh nhiễm trùng cơ hội do nấm ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Nấm Candida miệng

– Chẩn đoán: nhiều đốm hoặc đám giả mạc màu trắng, xốp, mủn, dễ bong ở lưỡi, lợi, mặt trong má, vòm họng, mặt trước amidan, thành sau họng.

Chỉ soi cấy nấm khi lâm sàng không điển hình hoặc điều trị không kết quả

– Điều trị: Fluconazole 100-150 mg/ngày x 7 ngày; hoặc Ketoconazole 200 mg 2 lần/ngày trong 7 ngày.

2. Nấm thực quản

– Chẩn đoán: nuốt đau. Soi thực quản: nếu người bệnh đã được điều trị như nấm thực quản mà không đỡ.

– Điều trị: Fluconazole 200-300 mg/ngày x 14 ngày, hoặc Itraconazole 400mg/ngày x 14 ngày; hoặc Ketoconazole 200 mg 2 lần/ngày x 14 ngày

3. Bệnh do nấm Candida

– Nấm sinh dục:

  • Chẩn đoán: Người bệnh có biểu hiện ngứa, rát; khí hư đóng thành mảng trắng như váng sữa. Âm hộ-âm đạo đỏ, phù nề và đau. Bệnh hay tái phát.
  • Soi tươi tìm nấm hoặc nuôi cấy phân loại: nếu lâm sàng không điển hình hoặc điều trị không hiệu quả.
  • Điều trị: Fluconazole 150-200 mg uống liều duy nhất; nếu người bệnh suy giảm miễn dịch nặng thì dùng liều cao và kéo dài hơn, hoặc: Itraconazole 100 mg uống 2 viên/ngày x 3 ngày liên tiếp; hoặc clotrimazole 100 mg hoặc miconazole 100 mg đặt âm đạo 1viên/ngày x 3-7 ngày, hoặc clotrimazole 500mg 1 lần, nystatin 100.000 đơn vị, đặt âm đạo 1 viên/ngày x 14 ngày.

– Nhiễm nấm huyết: sốt, tổn thương da dạng sẩn hoại tử, thâm nhiễm phổi, viêm màng não

4. Bệnh do nấm Cryptococcus

– Viêm màng não: đau đầu, sợ ánh sáng, hội chứng màng não, rối loạn ý thức, dấu thần kinh khu trú; sốt

  • Sinh thiết da hoặc chọc hút hạch soi tìm nấm, cấy máu
  • Xét nghiệm dịch não tủy, nhuộm mực tàu và cấy tìm nấm

– Phác đồ ưu tiên: amphotericin B tĩnh mạch 0,7mg/kg/ngày x 2 tuần, sau đó fluconazole 800-900 mg/ngày x 8 tuần.

– Phác đồ thay thế: fluconazole 800-900 mg/ngày x 8 tuần (cho trường hợp nhẹ không có biến chứng hoặc trong trường hợp không có amphotericin B).

  • Điều trị tăng áp lực nội sọ: chọc dẫn lưu dịch não tuỷ hàng ngày một hoặc nhiều lần tùy mức độ tăng áp lực nội sọ, mỗi lần dẫn lưu 15-20 ml hoặc cho tới khi người bệnh bớt đau đầu (mannitol và corticoid không có tác dụng)
  • Điều trị duy trì: fluconazole 150-200 mg/ngày, suốt đời; ngừng sử dụng khi người bệnh điều trị ARV có số CD4 > 200 TB/mm3 ≥ 6 tháng

5. Bệnh do nấm Penicillium marneffei

– Tổn thương da đơn thuần: các mụn sẩn trên da, lõm ở trung tâm, hoại tử tạo vảy đen, không đau, không ngứa, ở mặt, hoặc toàn thân.

– Nhiễm nấm huyết: sốt, tổn thương da, thiếu máu, gan lách to, hạch to, suy kiệt.

– Nấm phổi: ho khan, sốt, có thể có khó thở mức độ nhẹ và vừa.

Chẩn đoán phân biệt với lao kê và PCP

– Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như trên.

– Soi tươi bệnh phẩm da, tuỷ xương, hạch và cấy tìm nấm.

– Cấy máu và nuôi cấy các bệnh phẩm trên trong môi trường Sabbouraud ở 25-37oC.

  • Phác đồ ưu tiên: amphotericin B (0,7 mg/kg/ngày) trong 2 tuần sau đó itraconazole 200 mg 2 lần/ngày x 8- 10 tuần
  • Phác đồ thay thế (cho trường hợp nhẹ hoặc không có amphotericin B): itraconazole 200 mg 2 lần/ngày x 8 tuần
  • Điều trị duy trì: itraconazole 200 mg/ngày, suốt đời; ngừng khi người bệnh điều trị ARV có số CD4 > 200 TB/mm3 ≥ 6 tháng.

6. Viêm phổi do Pneumocystis (PCP)

– Chẩn đoán: Ho, khó thở, sốt, ra mồ hôi đêm. Diễn biến bán cấp 1- 2 tuần, chẩn đoán bệnh dựa vào lâm sàng. XQ phổi bình thường trên 90% bệnh nhân; điển hình: thâm nhiễm kẽ lan tỏa hai bên

  • Đáp ứng với điều trị thử bằng co- trimoxazole có thể được sử dụng để chẩn đoán
  • Nếu có điều kiện: lấy dịch rửa phế quản nhuộm Giemsa, nhuộm bạc, miễn dịch huỳnh quang tìm P. jiroveci.
  • Điều trị: Cotrimoxazole: liều dựa trên TMP (15mg/kg/ngày chia 4 lần) x 21 ngày; người bệnh < 40 kg: TMP- SMX 480 mg, 2 viên/lần x 4 lần; người bệnh > 40 kg: TMP- SMX 480 mg, 3 viên/lần x 4 lần.
  • Trong trường hợp suy hô hấp: prednisolon (uống hoặc tĩnh mạch) (40mg x 2 lần/ngày x 5 ngày, sau đó 40mg x 1 lần/ngày x 5 ngày rồi 20 mg x 1 lần/ngày x 11 ngày).
  • Điều trị duy trì: cotrimoxazole 960mg uống hàng ngày cho đến khi người bệnh điều trị ARV có CD4 >200 TB/mm3 kéo dài ≥ 6 tháng
  • Phác đồ thay thế: Clindamycin 600 mg tiêm tĩnh mạch hoặc 450 mg uống ngày 3 lần + primaquine 15 mg uống 1 lần/ngày trong 21 ngày nếu dị ứng sulfamid

Bài viết Các bệnh nhiễm trùng cơ hội do nấm ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-nhiem-trung-co-hoi-do-nam-o-benh-nhan-nhiem-hiv-aids-3515/feed/ 0
Quản lý người bệnh nhiễm HIV/AIDS https://benh.vn/quan-ly-nguoi-benh-nhiem-hiv-aids-3484/ https://benh.vn/quan-ly-nguoi-benh-nhiem-hiv-aids-3484/#respond Sat, 25 Jun 2016 04:37:05 +0000 http://benh2.vn/quan-ly-nguoi-benh-nhiem-hiv-aids-3484/ Tiền sử về xét nghiệm HIV: thời gian phát hiện, nơi xét nghiệm; các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV (tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn), thời gian diễn ra các hành vi nguy cơ.

Bài viết Quản lý người bệnh nhiễm HIV/AIDS đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Đánh giá ban đầu

1.1. Đánh giá lâm sàng và xét nghiệm

1.1.1. Hỏi bệnh sử và tiền sử bệnh tật:

  • Tiền sử về xét nghiệm HIV: thời gian phát hiện, nơi xét nghiệm; các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV (tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn), thời gian diễn ra các hành vi nguy cơ.
  • Tiền sử mắc lao và điều trị lao (thời gian chẩn đoán và điều trị, nơi điều trị, phác đồ và kết quả điều trị); tiền sử tiếp xúc nguồn lao.
  • Tiền sử các bệnh NTCH, bệnh lây truyền qua đường tình dục; các bệnh khác
  • Tiền sử sản khoa, phụ khoa, phương pháp tránh thai;
  • Tiền sử dị ứng thuốc: kháng sinh như cotrimoxazole, các thuốc kháng HIV (thuốc ARV), v.v..
  • Các triệu chứng mới xuất hiện trong thời gian qua; diễn biến và đáp ứng với điều trị; chú ý các triệu chứng liên quan đến bệnh lao.
  • Các thuốc đã dùng trong thời gian qua:
    • Thuốc điều trị dự phòng NTCH (cotrimoxazole)
    • Thuốc ARV: lý do sử dụng, thời gian dùng, phác đồ cụ thể, nguồn thuốc, vấn đề tuân thủ khi uống thuốc;
    • Các thuốc đang sử dụng khác.
  • Tình trạng nghiện chích ma túy và các chất gây nghiện khác, các biện pháp cai nghiện hay điều trị thay thế (ví dụ methadone); tiền sử uống rượu, hút thuốc lá…
  • Tiền sử dinh dưỡng
  • Tiền sử nhiễm HIV trong gia đình: có ai trong gia đình bị nhiễm HIV, và nếu có, đã điều trị ARV chưa, ở đâu; vấn đề bộc lộ tình trạng nhiễm HIV của bản thân và gia đình (nếu có).

1.1.2. Khám toàn thân và thực thể

Thực hiện một cách chi tiết và hệ thống

  • Các dấu hiệu sinh tồn, cân nặng, triệu chứng đau.
  • Đánh giá chức năng vận động: làm việc được, chỉ đi lại và tự phục vụ được, hoặc nằm liệt giường.
  • Các biểu hiện toàn thân, da và niêm mạc
  • Thị lực, tình trạng tai mũi họng
  • Các biểu hiện thần kinh: hội chứng màng não, dấu thần kinh khu trú
  • Các cơ quan hô hấp và tuần hoàn
  • Tình trạng bụng, gan lách to, hạch to và khối bất thường ổ bụng

1.1.3. Xét nghiệm

  • CTM, Hgb, ALT
  • XQ phổi, AFB đờm, nếu nghi ngờ lao phổi, hoặc các xét nghiệm thăm dò cần thiết khác để chẩn đoán lao ngoài phổi, các bệnh NTCH khác
  • CD4 (nếu có điều kiện).
  • Các xét nghiệm hỗ trợ lựa chọn phác đồ ARV như HBsAg, anti-HCV (nếu có điều kiện)
  • Xét nghiệm creatinin, lipid, glucose máu nếu người bệnh sử dụng TDF hoặc các thuốc ức chế protease
  • Xét nghiệm phát hiện mang thai khi cần.

1.1.4. Chẩn đoán NTCH và xác định giai đoạn lâm sàng

  • Chẩn đoán lao tiến triển
  • Chẩn đoán các NTCH khác: xem chương IV (Tiếp cận các hội chứng lâm sàng thường gặp trên người nhiễm HIV/AIDS) và Chương V (Chẩn đoán và Điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp).

Xác định giai đoạn lâm sàng (xem Bảng 1).

1.2. Xử trí

− Điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, điều trị triệu chứng và các bệnh lý khác

− Điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội nếu có chỉ định

− Đánh giá tiêu chuẩn điều trị ARV. Nếu người nhiễm HIV có chỉ định điều trị ARV: thực hiện các nội dung chuẩn bị sẵn sàng điều trị

− Cho nhập viện đối với các trường hợp có bệnh nặng, hoặc hội chẩn, chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng điều trị của cơ sở; phối hợp với chuyên khoa lao, da liễu, sản khoa, chương trình dự phòng lây truyền từ mẹ sang con và các chuyên khoa khác khi cần.

1.3. Tư vấn hỗ trợ

Tư vấn hỗ trợ được thực hiện đối với tất cả người nhiễm HIV bao gồm cả người chưa được điều trị ARV hay đang được điều trị ARV.

Nội dung tư vấn được thực hiện dựa trên đánh giá nhu cầu của từng người bệnh:

  • Hỗ trợ tâm lý-xã hội và giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ
  • Cung cấp kiến thức về HIV/AIDS
  • Giải thích về chăm sóc và điều trị lâu dài
  • Tư vấn về sống tích cực và dinh dưỡng
  • Tư vấn về thai sản và các vấn đề liên quan đến HIV
  • Tư vấn về các biện pháp dự phòng lây truyền HIV và thực hành các hành vi an toàn
  • Tư vấn tuân thủ điều trị: tầm quan trọng và nội dung của tuân thủ điều trị, đặc biệt là đối với người bệnh đang điều trị ARV
  • Tư vấn về sự cần thiết phải có người hỗ trợ điều trị khi người bệnh được đưa vào chương trình điều trị
  • Tư vấn hỗ trợ bộc lộ tình trạng nhiễm HIV cho gia đình, bạn tình.
  • Giới thiệu các thành viên khác trong gia đình đến các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm tự nguyện nếu cần

1.4. Kế hoạch theo dõi và những hỗ trợ cần thiết khác

1.4.1. Lên lịch tái khám cụ thể cho từng bệnh nhân

– Người bệnh chưa điều trị ARV: có thể dựa vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4 để lên lịch tái khám cho phù hợp.

  • GĐLS 1, 2 và CD4 > 350 /mm3: hẹn tái khám 3 tháng/lần và khi có biểu hiện bất thường.
  • GĐLS 1, 2 và CD4 < 350 /mm3; GĐLS 3 và CD4>350/mm3: hẹn tái khám 1- 2 tháng/1 lần và khi có biểu hiện bất thường.

− Người bệnh đủ tiêu chuẩn điều trị ARV: hẹn tái khám theo lịch để chuẩn bị sẵn sàng điều trị.

− Người bệnh đang điều trị ARV: hẹn tái khám định kỳ theo lịch.

1.4.2. Giải thích để người bệnh đến cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện bất thường để kịp thời xử trí.

1.4.3. Phát thuốc theo lịch của nhóm chăm sóc và điều trị.

2. Tái khám

Người bệnh cần đến cơ sở chăm sóc và điều trị HIV để tái khám định kỳ theo lịch hoặc khi có biểu hiện bất thường.

2.1. Thăm khám lâm sàng và xét nghiệm

− Hỏi bệnh sử: các biểu hiện mới xuất hiện sau lần khám trước như sốt, sụt cân, ho, tiêu chảy, phát ban, v.v..; các vấn đề về tâm lý-xã hội, tuân thủ điều trị.

− Khám lâm sàng: thăm khám toàn thân và bộ phận, phát hiện các nhiễm trùng cơ hội và các bệnh lý khác, tác dụng phụ của các thuốc dự phòng và điều trị. Đánh giá lại giai đoạn lâm sàng.

− Làm các xét nghiệm theo dõi theo quy định, bao gồm cả CD4; các xét nghiệm chẩn đoán NTCH và các xét nghiệm để xác định tác dụng phụ của thuốc và thất bại điều trị khi cần.

2.2. Xử trí

Xử trí theo tình trạng lâm sàng và kết quả xét nghiệm của bệnh nhân.

− Điều trị NTCH và xử trí các tác dụng phụ của thuốc (nếu có).

− Xét chỉ định điều trị ARV nếu người bệnh đủ tiêu chuẩn.

− Tư vấn tâm lý-xã hội và hỗ trợ tuân thủ điều trị.

− Chuyển gửi người bệnh đến các dịch vụ khác có liên quan.

Benh.vn

Bài viết Quản lý người bệnh nhiễm HIV/AIDS đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/quan-ly-nguoi-benh-nhiem-hiv-aids-3484/feed/ 0
Sống chung với HIV suốt 34 năm cả gia đình vẫn ‘bình an vô sự’ https://benh.vn/song-chung-voi-hiv-suot-34-nam-ca-gia-dinh-van-binh-an-vo-su-7245/ https://benh.vn/song-chung-voi-hiv-suot-34-nam-ca-gia-dinh-van-binh-an-vo-su-7245/#respond Mon, 22 Jun 2015 06:17:22 +0000 http://benh2.vn/song-chung-voi-hiv-suot-34-nam-ca-gia-dinh-van-binh-an-vo-su-7245/ Anh Andrew Pulsipher, 34 tuổi ở Phoenix, Arizona, người có HIV từ khi mới sinh bộc bạch: “Cuộc sống của tôi là một phép lạ - một người cha ba con, có HIV dương tính nhưng vợ con lại không hề mắc bệnh”.

Bài viết Sống chung với HIV suốt 34 năm cả gia đình vẫn ‘bình an vô sự’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Anh Andrew Pulsipher, 34 tuổi ở Phoenix, Arizona, người có HIV từ khi mới sinh bộc bạch: “Cuộc sống của tôi là một phép lạ – một người cha ba con, có HIV dương tính nhưng vợ con lại không hề mắc bệnh”.

Sống chung với HIV suốt 34 năm cả gia đình vẫn ‘bình an vô sự’

Theo tờ Dail Mail, anh Andrew Pulsipher vừa chia sẻ những điều thầm kín của bản thân, kể cả ảnh của vợ con, tuổi từ 1 – 5 trên trang Facebook. Theo thông tin công bố, Andrew không hề giấu điều gì, đặc biệt là căn bệnh HIV mà bản thân mắc phải, song vợ con anh lại “miễn dịch” hoàn toàn, không hề mắc bệnh. Cùng với những thông tin nói trên là những bức ảnh “người thật việc thật”, kèm địa chỉ, số điện thoại và các thông tin cá nhân khác. Tính đến hết tháng 4/2015, đã có hơn 12.500 lượt truy cập “like”.

Cũng theo lời tự bạch, vợ chồng anh Andrew đã sử dụng phương pháp điều trị sinh sản để mang thai con gái đầu lòng còn bản thân cho tới thời điểm hiện nay “không phát hiện thấy bệnh”. Chính Andrew cũng thừa nhận, bản thân là người may mắn nhất “trần gian”, nguy cơ truyền bệnh cho vợ chỉ hiện chỉ khoảng 1%, do vậy hai đứa con sau đã được ra đời theo cách tựu nhiên. Điều này có nghĩa y học không tìm thấy nhiều bản sao HIV, nhưng dù sao virút vẫn còn ẩn náu đâu đó trong cơ thể và nguy cơ “tái xuất” vẫn còn.

Thông thường, những người sinh ra có HIV nếu không được điều trị có thể chết trong thời gian 3 – 7 tuổi, còn bản thân Andrew lại không việc gì, bắt đầu dùng thuốc khi lên 8. Cha mẹ Andrew đều qua đời vì AIDS. Cha qua đời khi Andrew lên 4, còn người mẹ qua đời lúc Andrew lên 8 nhưng các anh chị em Andrew lại không ai chẩn đoán nhiễm HIV. Chỉ có vài thành viên trong gia đình và bạn thân biết Andrew mắc bệnh nên tuổi thơ của Andrew trôi đi bình thường. Ngay cả người vợ, Andrew cũng giữ kín, chỉ được biết sự thật sau một vài lần hẹn và trái với giả định, chị Victoria vẫn yêu và lấy anh. Sau 5 năm kết hôn, cặp đôi chào đón đứa con đầu lòng, bé gái kháu khỉnh và lạ hơn là không hề mắc bệnh.

Sống chung với HIV suốt 34 năm cả gia đình vẫn ‘bình an vô sự’

Tự bạch của Andrew Pulsipher trên Facebook

“Tôi kết hôn với một người phụ nữ tuyệt vời tên là Victoria, chúng tôi kỷ niệm 10 năm ngày cưới vào tháng 10 tới. “Vợ chồng chúng tôi có 3 con khỏe mạnh, một lên 5, một lên 3 tuổi và cháu út 1 tuổi

“Tôi mang trong mình HIV dương tính gần 34 năm. Tuy không tự tin rằng tôi là người sống lâu nhất với căn bệnh này, nhưng thực tế có thể khẳng định tôi là một trong những người có HIV “cao niên” nhất thế giới xưa và nay.

“Thông thường, những đứa trẻ sinh ra có HIV nếu không được điều trị có thể chết ở độ tuổi từ 3 – 7, riêng tôi dùng thuốc khi được 8 tuổi nên không việc gì.

“Bản thân hiện tại “không phát hiện” thấy bệnh. Điều này không có nghĩa tôi là một Ninjia, có thể hiểu, số lượng virút HIV trong máu vẫn còn, mặc dù chúng đang trú ngụ ở đâu đó trong tế bào của cơ thể nên tôi vẫn phải dùng thuốc thường xuyên.

“Cha mẹ tôi đều đã qua đời vì AIDS. Bố tôi mất khi tôi 4 tuổi, còn mẹ tôi mất khi tôi 8 tuổi.

“Anh chị em tôi không có ai bị HIV dương tính, chỉ có cha mẹ và bản thân tôi bị bệnh.

“Tôi lớn lên cùng dì và chú cùng 4 người anh chị em họ của tôi. Tôi gọi chú dì là bố mẹ, các anh chị em chú dì là anh hoặc chị.

“Kể từ chào đời, tôi thuộc týp người “xưa nay hiếm”, có nghĩa, có HIV dương tính mà không việc gì, chỉ một vài người họ hàng và hai người bạn thân biết, vì vậy tuổi thơ của tôi trôi đi một cách bình lặng.

“Đây là lần đầu tiên tôi công khai bí mật bản thân giữ kín gần 34 năm, nó thật tới 100%. Tôi không phải là thần tượng và cũng không có gì là đặc biệt nhưng qua câu chuyện bản thân tôi muốn mọi người hiểu thêm về căn bệnh này, nó chứa đựng nhiều nhiều bí ẩn đến nay khoa học chưa hiểu hết, vì vậy chớ có tuyệt vọng, mắc bệnh không có nghĩa là tuyệt vọng”.

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Sống chung với HIV suốt 34 năm cả gia đình vẫn ‘bình an vô sự’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/song-chung-voi-hiv-suot-34-nam-ca-gia-dinh-van-binh-an-vo-su-7245/feed/ 0
Phát hiện độc tố giúp cải thiện sự miễn dịch với HIV https://benh.vn/phat-hien-doc-to-giup-cai-thien-su-mien-dich-voi-hiv-3879/ https://benh.vn/phat-hien-doc-to-giup-cai-thien-su-mien-dich-voi-hiv-3879/#respond Sat, 03 Aug 2013 04:45:12 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-doc-to-giup-cai-thien-su-mien-dich-voi-hiv-3879/ Các nhà khoa học Mexico tuyên bố đã phát hiện ra một độc tố giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể đối với một số kháng nguyên như HIV, viêm gan B và các bệnh ký sinh trùng, mở ra một hướng mới cho công tác nghiên cứu nhằm tăng cường khả năng phòng bệnh của một số vắcxin đặc hiệu cho những bệnh trên

Bài viết Phát hiện độc tố giúp cải thiện sự miễn dịch với HIV đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các nhà khoa học Mexico tuyên bố đã phát hiện ra một độc tố giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể đối với một số kháng nguyên như HIV, viêm gan B và các bệnh ký sinh trùng, mở ra một hướng mới cho công tác nghiên cứu nhằm tăng cường khả năng phòng bệnh của một số vắcxin đặc hiệu cho những bệnh trên.

Thông báo ngày 15/4 của Tiến sĩ sinh học Leticia Moreno Fierros thuộc trường Đại học Tự trị Quốc gia (UNAM) cho biết một nhóm các nhà nghiên cứu khoa học của nước này vừa phát hiện ra độc tố Cry1Ac của loài vi trùng Bacillus thuringiensis có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể đối với một số virút gây bệnh nguy hiểm nói trên.

Theo bà, màng nhầy là con đường chính để các tác nhân gây bệnh thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, đường ruột và đường sinh dục tiết niệu. Tuy nhiên, mặt khác, nó cũng có nhiều tế bào thuộc hệ miễn dịch, trong đó có tế bào thượng bì.

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã tiêu chuẩn hóa phương pháp tách tế bào bạch huyết có trong màng nhầy và trên cơ sở này, họ có thể tiến tới việc thử nghiệm để cải thiện vắcxin hiện hành.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đang cố gắng tìm ra cơ chế hoạt động của độc tố Cry1Ac trong các tế bào miễn dịch.

Ngoài công tác đào tạo, UNAM còn là một trung tâm nghiên cứu đa ngành, trong đó có trung tâm nghiên cứu sinh học, có uy tín cao không chỉ tại Mexico mà trên toàn khu vực Mỹ Latinh và trên thế giới.

Benh.vn (Theo TTXVN)

Bài viết Phát hiện độc tố giúp cải thiện sự miễn dịch với HIV đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-doc-to-giup-cai-thien-su-mien-dich-voi-hiv-3879/feed/ 0