Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 09 Apr 2024 04:39:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường https://benh.vn/cac-thuoc-dieu-tri-benh-dai-thao-duong-4990/ https://benh.vn/cac-thuoc-dieu-tri-benh-dai-thao-duong-4990/#respond Sun, 24 Dec 2023 05:14:42 +0000 http://benh2.vn/cac-thuoc-dieu-tri-benh-dai-thao-duong-4990/ Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu thường kết hợp với sự huỷ hoại, sự rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Bài viết Các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu thường kết hợp với sự huỷ hoại, sự rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Với người bệnh đái tháo đường, việc kiểm soát đường máu tốt là vô cùng quan trọng! Nếu như việc thay đổi thói quen ăn uống và luyện tập chưa kiểm soát tốt được mức đường máu thì cần phải kết hợp với dùng thuốc, việc chỉ định dùng thuốc là do bác sĩ điều trị của bạn quyết định.

Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường có thuốc uống hạ đường máu và insulin để kiểm soát lượng đường khi thực hiện chế độ ăn và tập thể dục không kiểm soát được đường máu.

Mục tiêu điều trị: Mục tiêu kiểm soát đường máu theo  ADA 2010

  • HbA1c < 7% được coi là mục tiêu chung cho cả ĐTĐ týp 1 và týp 2.
  • Glucose máu lúc đói nên duy trì ở mức: 3,9 – 7,2 mmol/L (70 – 130mg/dl).
  • Glucose máu sau ăn 2 giờ <10mmol/L (<180mg/dl).

Sử dụng Insulin như thế nào

Cơ sở sử dụng insulin

Người bệnh đái tháo đường týp 1 phụ thuộc vào insulin ngoại sinh để tồn tại. Ngược lại, người bệnh đái tháo đường týp 2 không phải phụ thuộc insulin ngoại sinh để tồn tại. Nhưng sau một thời gian mắc bệnh nhiều người đái tháo đường týp 2 có giảm sút khả năng sản xuất insulin, đòi hỏi phải bổ sung insulin ngoại sinh để kiểm soát glucose máu một cách đầy đủ.

Phân loại Insulin

Sử dụng insulin để đạt được hiệu quả kiểm soát chuyển hoá glucose tốt nhất đòi hỏi sự hiểu biết về khoảng thời gian tác dụng của các loại insulin khác nhau.

Loại Insulin Tên biệt dược Đường tiêm Màu sắc
Tác dụng nhanh Apart (NovoLog)

Lispro ( Humalog)

Tiêm tĩnh mạch/

Tiêm dưới da

Trong
Tác dụng ngắn Insulin Actrapid HM

Humulin R

Scilin R

Tiêm tĩnh mạch/

Tiêm dưới da

Trong
Tác dụng trung bình Insulatard HM

Humulin N

Scilin N

Tiêm dưới da Đục
Tác dụng kéo dài Glargin (Lantus)

Determir (Levermir)

 

Tiêm dưới da Trong
Hỗn hợp Insulin Mixtard HM 30/70

Humulin M70/30

Scilin M30

NovoMixt

Tiêm dưới da Đục

Liều tiêm Insulin

Bất kỳ phác đồ điều trị nào thích hợp phải được xem xét cho từng đối tượng bệnh nhân riêng biệt và phải được đánh giá lại liên tục. Thông thường phác đồ đơn giản nhất đạt được mục tiêu điều trị sẽ được lựa chọn để áp dụng.

Hầu hết người bệnh đái tháo đường týp 1 cần ít nhất 2 lần tiêm insulin một ngày và nhiều người cần đến 3 – 4 lần tiêm một ngày. Trường hợp cần điều trị với 1 hoặc 2 mũi tiêm hàng ngày, thường kết hợp với các thuốc hạ glucose máu bằng đường uống ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

Quy trình tiêm

Insulin nên được tiêm vào tổ chức dưới da. Người bệnh có thể tự tiêm bằng cách kéo nhẹ da lên và tiêm ở góc 90 độ. Những người gầy hoặc trẻ em có thể dùng kim ngắn hoặc có thể véo da lên và tiêm góc 45 độ để tránh tiêm vào cơ, đặc biệt ở vùng đùi. Sau khi dùng bút tiêm insulin, kim nên lưu lại trong da 5 giây sau khi đã ấn toàn bộ bơm tiêm pittông để đảm bảo cung cấp toàn bộ liều insulin. Tiêm insulin vào tổ chức dưới da của bụng thường được ưa dùng, nhưng cũng có thể tiêm mông, đùi hoặc cánh tay. Không nên sử dụng đường tiêm insulin vào bắp hàng ngày. Thay đổi vị trí tiêm là cần thiết để ngăn ngừa phì đại hoặc teo tổ chức mỡ dưới da tại nơi tiêm. Người ta thường quay vòng trong một vùng (ví dụ quay vòng trong các mũi tiêm có hệ thống trong vùng bụng) hơn là quay vòng trong những vùng khác nhau mỗi lần tiêm. Những vùng phì đại mỡ thường hấp thu insulin chậm hơn.

Bảo quản insulin

Lọ insulin không được sử dụng nên để vào tủ lạnh (ngăn mát). Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp và lắc nhiều có thể làm hỏng insulin. Insulin đang sử dụng có thể giữ ở nhiệt độ phòng để hạn chế gây kích thích vị trí tiêm.

Một số lưu ý khi sử dụng Insulin

  • Insulin tác dụng nhanh nên được tiêm ngay trước hoặc sau bữa ăn. Insulin tác dụng trung gian hoặc hỗn hợp cần được lăn tròn lọ thuốc trước khi sử dụng.
  • Không được trộn lẫn với bất kỳ loại insulin khác trong cùng bơm tiêm do pH không tương thích.
  • Insulin cũng có thể gây dị ứng với biểu hiện sẩn ngứa trên da, ngứa tại chỗ tiêm insulin.
  • Ngăn ngừa tình trạng hạ đường máu quá mức bằng cách tiêm đúng liều theo chỉ định của bác sĩ và không được bỏ bữa ăn.

Các thuốc viên uống hạ đường máu

Các thuốc uống hạ đường máu có tác dụng như thế nào?

Thuốc uống hạ đường máu có thể làm cho tuyến tuỵ tiết nhiều insulin hơn, giúp gan giảm sản xuất đường, làm cho các cơ sử dụng nhiều đường, hoặc làm chậm sự phân huỷ tinh bột thành đường.

Có những thuốc uống nào để điều trị đái tháo đường týp 2?

Có các nhóm thuốc uống điều trị đái tháo đường và một số loại thuốc uống kết hợp hai loại thuốc. Mỗi nhóm thuốc có một cách tác dụng khác nhau giúp kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường.

Thuốc kích thích tuỵ tiết insulin

Nhóm thuốc này có tác dụng kích thích tuỵ tiết insulin, bao gồm nhóm Sulfonylurrea và nhóm glinides.

  • Nhóm sulfonylurea có các thuốc như: gliclazid (Diamicron MR 30mg, Diamicron 80mg, Predian 80mg. Glimepirid (Amaryl 2- 4 mg). Glibenclamid (Glibenhexal 3,5mg). Glyburide (1,25/ 2,5/ 5mg). Glipizide (Glucotrol 5/10mg). Thuốc được dùng trước bữa ăn, có thể uống 1 – 2 lần/ngày tùy thuộc từng loại thuốc cụ thể. Tác dụng phụ hay gặp: hạ đường máu quá mức. Không dùng được nhóm thuốc này cho người bị đái tháo đường týp 1, phụ nữ đái tháo đường mang thai, suy gan, suy thận nặng.
  • Nhóm glinides (Meglitinide): tác dụng của thuốc giống sulfonylureas nhưng ngắn hơn và yếu hơn. Thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, và được chuyển hoá hoàn toàn ở gan. Thời gian bán huỷ là dưới 1 giờ, nên gây tăng insulin nhanh và trong thời gian ngắn. Uống thuốc 1-10 phút trước bữa ăn, thường là bữa chính. Hiện nay có một số thuốc như: meglitinide (Starlix), repaglinide (Prandin, Novonorm viên 1 và 2mg). Thuốc có thể dùng được cho bệnh nhân suy thận hoặc bệnh nhân lớn tuổi. Thuốc có thể gây tăng cân, gây hạ đường máu nhưng ít hơn sulfonylurea.

Biguanide

Thuốc duy nhất còn sử dụng là metformin (1,1-dimethylbiguanide hydrochloride).

  • Tác dụng chủ yếu là ức chế sản xuất đường từ gan và tăng tính nhạy cảm của cơ thể đối với insulin.
  • Hiệu quả là làm giảm đường máu.
  • Thường dùng giữa hoặc sau bữa ăn để tránh tác dụng không mong muốn (như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng có thể xảy ra trong những ngày đầu dùng thuốc).
  • Ưu điểm: Metformin không gây tăng cân và có thể cải thiện mức độ cholesterol. Nó không gây ra hạ đường máu khi sử dụng một mình.
  • Tác dụng phụ hay gặp là buồn nôn, tiêu chảy, hoặc mất cảm giác ngon miệng. Nhiễm toan lactic là tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng rất hiếm.
  • Metformin có thể không phù hợp khi bệnh nhân có suy thận, hoặc các bệnh lý về hô hấp nặng, bệnh nhân 80 tuổi trở lên, đang dùng thuốc điều trị suy tim, có tiền sử bệnh gan, uống rượu quá nhiều.
  • Có thể điều trị kết hợp với thuốc sulfonylurea hoặc insulin.

Thiazolidinediones

  • Thuốc làm tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức mỡ với insulin bằng cách hoạt hoá PPARγ, vì vậy làm tăng thu nạp glucose từ máu. Thuốc làm tăng nhạy cảm của insulin ở cơ vân, đồng thời ngăn cản quá trình bài tiết glucose từ gan.
  • Loại thuốc chính sẵn có là Pioglitazone, thuốc này có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc khác hoặc insulin. Tác dụng phụ bao gồm tăng cân, giữ nước và rối loạn chức năng gan. Khi dùng thuốc xét nghiệm chức năng gan nên được làm thường quy 2 tháng 1 lần.

Các thuốc có ảnh hưởng đến hấp thu glucose

(Alpha-Glucosidase Inhibitor) ức chế hấp thu đường, làm giảm đường máu sau ăn.

  • Thuốc nhóm này có: Glucobay (50 mg và 100mg).
  • Tác dụng phụ thường gặp: đầy hơi và tiêu chảy.
  • Thuốc cần sử dụng phối hợp với một loại hạ glucose máu khác.  Thuốc được uống ngay trong khi ăn.
  • Ưu điểm: thường không gây tăng cân, không gây ra biểu hiện hạ đường máu khi được sử dụng một mình.
  • Lưu ý: Bởi vì các thuốc này làm việc trực tiếp trong ruột, những người có viêm đường ruột, bệnh đường ruột khác không nên dùng chúng.
  • Thường được sử dụng phối hợp với một số thuốc tiểu đường khác.

Nhóm các thuốc tác dụng trên hệ incretin

– Các thuốc đồng phân GLP-1 (Glucagon – like Peptide 1): Có tác dụng kích thích tiết insulin khi nồng độ đường máu tăng lên sau ăn. Hậu quả là làm giảm đường máu sau ăn. Tác dụng phụ: Buồn nôn gặp ở 15 – 30% BN (thường tự hết), hạ đường máu có thể xảy ra khi dùng cùng thuốc kích thích tiết insulin.

– Thuốc ức chế DPP IV: Có tác dụng kích thích tiết insulin khi nồng độ đường máu tăng lên sau ăn. Ưu điểm: không gây tăng cân. Tác dụng phụ thường gặp: thỉnh thoảng có thể gây khó chịu dạ dày và tiêu chảy, đau đầu, đau họng. Lưu ý: nếu có vấn đề về thận, cần được giảm liều.

Làm thế nào thuốc điều trị đái tháo đường có thể giúp kiểm soát đường máu?

Nói chung, thuốc đái tháo đường sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, các loại thuốc này đạt hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng phối hợp với chế độ ăn và tập thể dục.

Bệnh nhân không tự động điều chỉnh liều thuốc điều trị đái tháo đường nếu không có hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý bỏ thuốc, không rút bớt mũi tiêm insulin. Bệnh nhân nên tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ.

Tốt nhất bệnh nhân phải tự theo dõi đường máu thường xuyên.

Bạn cũng nên biết rằng

  • Chế độ ăn uống và tập thể dục là chìa khoá để quản lý bệnh đái tháo đường.
  • Thuốc uống điều trị đái tháo đường đôi khi không có tác dụng sau một vài tháng hoặc nhiều năm.
  • Chuyển đổi một thuốc điều trị đái tháo đường cũng như  phối hợp thêm thuốc vào điều trị hiện tại của bạn là cần thiết khi các thuốc đang điều trị không đạt được mục tiêu kiểm soát đường máu.
  • Ngay cả khi thuốc uống điều trị đái tháo đường đem lại lượng đường trong máu của bạn ở gần mức bình thường, bạn vẫn có thể cần dùng insulin nếu bạn có một nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc cần thiết phải phẫu thuật.
  • Nếu bạn dự định có thai, bạn nên chuyển sang tiêm insulin cho đến khi em bé được sinh ra.
  • Không có thuốc “tốt nhất” hoặc điều trị cho bệnh đái tháo đường týp 2.

Bạn có thể phải cần nhiều hơn một loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường hoặc một sự kết hợp của thuốc điều trị bệnh đái tháo đường. Điều trị đái tháo đường có thể sử dụng một loại thuốc đơn độc hay phối hợp nhiều loại thuốc với nhau, có thể tiêm insulin hoặc phối hợp giữa thuốc uống với tiêm insulin. Bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ nào cho phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-thuoc-dieu-tri-benh-dai-thao-duong-4990/feed/ 0
Bệnh nhân tiểu đường nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh https://benh.vn/benh-nhan-tieu-duong-nen-lam-gi-de-cai-thien-tinh-trang-benh-3566/ https://benh.vn/benh-nhan-tieu-duong-nen-lam-gi-de-cai-thien-tinh-trang-benh-3566/#comments Thu, 14 Dec 2023 08:38:47 +0000 http://benh2.vn/benh-nhan-tieu-duong-nen-lam-gi-de-cai-thien-tinh-trang-benh-3566/ Hiện nay, hơn một nửa số người bị tiểu đường chết do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thường gặp biến chứng thận gây suy thận hay biến chứng thần kinh gây mất cảm giác, tê, đau nhức chân, tay, nhiễm trùng...

Bài viết Bệnh nhân tiểu đường nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, số người Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường từ năm 2002 là 2,7%, đến năm 2008 đã tăng gần gấp đôi là 5%. Người dân thường chủ quan không có thói quen khám bệnh thường xuyên nên hơn 85% số bệnh nhân khi được phát hiện đã có biến chứng.

Hiện nay, hơn một nửa số người bị tiểu đường chết do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thường gặp biến chứng thận gây suy thận hay biến chứng thần kinh gây mất cảm giác, tê, đau nhức chân, tay, nhiễm trùng… Vậy bệnh nhân đái tháo đường nên làm gì để kiểm soát được bệnh

1. Tuân thủ chế độ ăn

Điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp. Nên ăn nhiều bữa, không nên bỏ bữa này ăn dồn bữa kia. Hạn chế thức ăn giàu tinh bột, chất béo, tinh chế để đường huyết không tăng đột ngột.

2. Tập luyện thể dục

Bệnh nhân hãy tập thể dục giảm cân, tránh béo phì.

3. Kiểm soát huyết áp

Huyết áp lý tưởng là 140/80 và thấp hơn. Do vậy hãy trang bị máy đo huyết áp ở nhà. Khi huyết áp cao, bệnh nhân có thể dùng các loại trà như hoa bèo, hoa bụt giấm, actiso…

4. Kiểm soát Cholesterol

Loại bỏ mỡ máu có hại, gây xơ vữa động mạch như Triglyceride, LDL-Cholesterol, và làm tăng loại mỡ máu có lợi, hạn chế gây xơ vữa động mạch như HDL- Cholesterol. Nếu hạ được cholesterol (mức lý tưởng là 5mmol/l hoặc tỷ lệ cholesterol xấu/cholesterol tốt <3). Những bệnh nhân đái tháo đường có thể giảm nguy cơ tim mạch đến 55%. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn nội tạng động vật. Nên thay mỡ động vật bằng dầu, bơ thực vật vì chúng giúp tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu.

5. Kiểm soát đường máu

Mỗi bệnh nhân tiểu đường cần có một máy đo đường huyết ở nhà và đo theo hướng dẫn của bác sỹ. Đường huyết lý tưởng là nhỏ hơn hoặc bằng 7%. Khi ổn định được đường máu thì bệnh nhân có thể giảm 25% nguy cơ bệnh về mắt và thận; 16% nhồi máu cơ tim.

6. Khám bàn chân

Tiểu đường dễ khiến vi trùng xâm nhập làm bệnh nhân lở loét chân, sưng phù, tê bì, tắc tĩnh mạch. Tại Việt nam chưa có bác sỹ chuyên khoa về bàn chân nên bạn cần tự theo dõi tình trạng của mình. Tránh hiện tượng chủ quan thấy vết loét lại nghĩ là mẩn ngứa bình thường. Cần vận động thường xuyên để tránh tê bì.

Bài viết Bệnh nhân tiểu đường nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-nhan-tieu-duong-nen-lam-gi-de-cai-thien-tinh-trang-benh-3566/feed/ 2
Phát hiện bệnh tiểu đường bằng chỉ số đường huyết https://benh.vn/phat-hien-benh-tieu-duong-bang-chi-so-duong-huyet-6741/ https://benh.vn/phat-hien-benh-tieu-duong-bang-chi-so-duong-huyet-6741/#respond Fri, 17 Nov 2023 05:51:55 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-benh-tieu-duong-bang-chi-so-duong-huyet-6741/ Biến chứng của bệnh tiểu đường được đánh giá là mối lo ngại không chỉ đối với bệnh nhân mà còn đối với toàn xã hội. Do vậy, sẽ rất nhiều người tự đặt câu hỏi: Liệu mình có bị tiểu đường không? Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường? Hãy cùng giải đáp thắc mắc bằng bài viết dưới đây.

Bài viết Phát hiện bệnh tiểu đường bằng chỉ số đường huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Biến chứng của bệnh tiểu đường được đánh giá là mối lo ngại không chỉ đối với bệnh nhân mà còn đối với toàn xã hội. Do vậy, sẽ rất nhiều người tự đặt câu hỏi: Liệu mình có bị tiểu đường không? Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường? Hãy cùng giải đáp thắc mắc bằng bài viết dưới đây.

Chỉ số đường huyết là gì

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index), là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường.

Chỉ số đường huyết của thực phẩm

Theo đó, chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao.

Thực phẩm có chỉ số GI cao

Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó.

Thực phẩm có chỉ số GI thấp

Trong khi đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ, đều đặn và cũng giảm xuống một cách chậm rãi, giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe và trí não.

Với bệnh nhân tiểu đường, việc dùng các loại thức ăn chỉ số đường huyết thấp sẽ làm cho lượng đường huyết dễ kiểm soát hơn vì sẽ tăng từ từ sau khi ăn chứ không tăng vọt một cách đột ngột. Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với bệnh tiểu đường týp 2.

Chỉ số đường huyết an toàn

Cụ thể, chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) là:

  • Trước bữa ăn: 90 – 130mg/dl (5,0-7,2mmol/l);
  • Sau bữa ăn 1-2 giờ: <180mg/dl (10mmol/l);
  • Trước lúc đi ngủ: 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l).

Có thể phát hiện bệnh tiểu đường bằng chỉ số đường huyết được hay không

Tuy nhiên, để biết có bị tiểu đường hay không, cần phải làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1C. Chỉ số này nhằm kiểm soát lượng đường huyết ở người tiểu đường mà không phụ thuộc lúc no hay đói với mức bình thường là 5,4 – 6,2%, nếu trên 7% là có tiểu đường. Cứ tăng 1% có nghĩa đường huyết tăng 30mg.

Lời kết

Hãy luôn quan tâm, để ý đến cơ thể của mình bởi bất cứ thay đổi nào ở cơ thể cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên để bạn phát hiện bệnh kịp thời. Những triệu chứng như ăn nhiều nhưng lại sụt cân nhanh chóng; uống nhiều vì cơ thể lúc nào cũng thấy khát và tiểu nhiều là dấu hiệu cực kỳ quan trọng để phát hiện ra bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, những người có nguy cơ cao mắc bệnh là do các thế hệ trước đã bị hoặc bị buồng trứng đa nang, phụ nữ sinh con to trên 4kg hay người bị cao huyết áp, béo phì,…

Do đó, hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như chế độ ăn ít tinh bột và lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ăn nhiều rau xanh, củ quả chín ít ngọt (táo, lê), lạc, vừng…

Điều quan trọng là hãy nhớ, mỗi 3-6 tháng, phải định kỳ khám sức khỏe để đánh giá lại tình trạng bệnh. Nếu đã thực hiện chế độ ăn và tập luyện mà không hiệu quả thì cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bài viết Phát hiện bệnh tiểu đường bằng chỉ số đường huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-benh-tieu-duong-bang-chi-so-duong-huyet-6741/feed/ 0
Hạ đường máu – phần 4 https://benh.vn/ha-duong-mauphan-4-2386/ https://benh.vn/ha-duong-mauphan-4-2386/#respond Tue, 24 Oct 2023 04:13:02 +0000 http://benh2.vn/ha-duong-mauphan-4-2386/ Tiếp tục chuỗi bài viết về Hạ đường máu là hướng dẫn Phân loại, Triệu chứng và Chẩn đoán bệnh Hạ đường máu.

Bài viết Hạ đường máu – phần 4 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tiếp tục chuỗi bài viết về Hạ đường máu là hướng dẫn Phân loại, Triệu chứng và Chẩn đoán bệnh Hạ đường máu.

1.Phân loại hạ đường huyết

Hạ đường mức độ nhẹ

Cơn hạ đường huyết có biện cơn cùng giao cảm nhịp tim nhanh, run tay đánh trống ngực và vt mồ hôi. Cơ thể tự điều chỉnh được

Hạ đường huyết trung bình

Cơn hạ đường huyết có biểu hiện thần kinh: giảm độ
tập trung lú lẫn nhìn mờ, tiếp xúc chậm, lơ mơ cần sự hỗ trợ một phần của người khác hoặc cán bộ y tế.

Hạ đường huyết nặng

Cơn hạ đường huyết gây ra tình trạng thần kinh nặng cần sự hỗ trợ của người khác các triệu chứng như co giật, mất ý thức, mất định hướng và rối loạn hành vi nặng, không tỉnh khi kích thích hôn mê.

2.Các triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện chung

– Có cảm giác chóng mặt, đau đầu, lo âu

– Bệnh nhân cảm thấy mệt đột ngột không giải thích được.

– Cảm giác tay chân nặng nề, yếu

Dấu hiệu thần kinh thực vật

– Da xanh tái

– Vã mồ hôi thường ở lòng bàn tay, trán, nách

– Hồi hộp đánh trống ngực, lo âu, hốt hoảng, mất bình tĩnh

– Có hiện tượng tăng tiết nước bọt

– Cảm giác ớn lạnh trong người chạy dọc sống lưng

– Run tay

Dấu hiệu tim mạch

– Nhịp tim nhanh thường nhanh xoang, có thể gặp cơn nhịp nhanh thất hoặc trên thất

– Tăng huyết áp tâm thu

– Có thể có cơn đau thắt ngực. Cảm giác nặng ngực vùng tim.

Dấu hiệu tiêu hoá

– Cảm giác đói cồn cào, cảm giác nóng rát cùng dạ dày

– Có thể có cơn đau co thắt dạ dày, đau vùng thượng vị

– Có thể có buồn nôn, nôn, ỉa chảy ít gặp

Dấu hiệu thần kinh

– Nặng có thể gây co giật toàn thân hoặc co giật kiểu động kinh khu trú.

– Dấu hiệu thần kinh khu trú: liệt 1/2 người, tổn thương thần kinh sọ, rối loạn cảm giác, vận động.

– Hội chứng tiểu não (ít gặp)

– Nhìn mờ, nhìn đôi, hoa mắt

Dấu hiệu tâm thần

– Có thể có biểu hiện kích động, rối loạn nhân cách.

– Nói cười vô cớ

– Có thể có biểu hiện ảo giác.

Hôn mê hạ đường huyết

– Thường là giai đoạn nặng của hạ đường huyết có thể xuất hiện đột ngột không có dấu hiệu báo trước nhưng ít gặp, hôn mê thường xuất hiện nối tiếp các triệu chứng có trước nhưng không  được điều trị kịp thời.

– Tình trạng hôn mê thường yên lặng, hôn mê sâu không kèm theo các triệu chứng mất nước và đái nhiều. Không có biểu hiện nhiễm trùng.

– Có biểu hiện thần kinh khu trú kèm theo

– Có thể  Babinski 2 bên

Hôn mê sâu có thể phản xạ gân xương giảm

– Co giật toàn thân, có thể gặp co giật khu trú kiểu động kinh

– Không có rối loạn nhịp thở

– Tăng trương lực cơ toàn thân

3.Chẩn đoán xác định

– Đường máu <70mg/dl (3.9mmol/l

– Trong trường hợp nghi ngờ giảm đường máu không cần chờ kết quả xét nghiệm mà điều trị thử bằng truyền đình 20% hoặc tiêm glucagon, nếu bệnh nhân tỉnh chẩn đoán được xác định

PGS. TS Đỗ Trung Quân (Bệnh viện Bạch Mai)

Bài viết Hạ đường máu – phần 4 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ha-duong-mauphan-4-2386/feed/ 0
Bánh trung thu chỉ nên ăn có chừng mực https://benh.vn/banh-trung-thu-chi-nen-an-co-chung-muc-5772/ https://benh.vn/banh-trung-thu-chi-nen-an-co-chung-muc-5772/#respond Sun, 27 Aug 2023 05:33:24 +0000 http://benh2.vn/banh-trung-thu-chi-nen-an-co-chung-muc-5772/ Bánh trung thu không có lợi cho sức khoẻ bởi độ béo, độ ngọt và độ mặn của nó. Một số người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, cao huyết áp hay bệnh mạch vành cần thận trọng khi dùng bánh nướng, bánh dẻo. không nên ăn nhiều bánh trung thu.

Bài viết Bánh trung thu chỉ nên ăn có chừng mực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trung thu là tết cổ truyền có từ lâu đời và đến nay tết trung thu không chỉ là của trẻ em và cả người lớn cũng vẫn mong đợi ngày này. Trung thu đến trẻ con háo hức chờ đợi được mua quà, người lớn biếu nhau hộp bánh để tỏ tấm lòng. Tuy nhiên bánh trung thu không có lợi cho sức khoẻ bởi độ béo, độ ngọt và độ mặn của nó. Một số người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, cao huyết áp hay bệnh mạch vành cần thận trọng khi dùng bánh nướng, bánh dẻo. không nên ăn nhiều bánh trung thu.

banh-trung-thu

Trà là thức uống tốt nhất cùng với Bánh trung thu (ảnh minh họa)

Thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn. Vỏ của các loại bánh trung thu truyền thống cũng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen… đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường. Chính vì vậy bánh trung thu có độ béo và ngọt rất cao.

Trứng muối và các loại hạt trong nhân bánh cung cấp một lượng cholesterol đáng kể. Hàm lượng muối cao trong bánh cũng có thể trở thành gánh nặng cho thận và hệ tim mạch. Bánh nướng, bánh dẻo là thứ quà ngon nhưng xét về mặt sức khỏe, đây không phải thực phẩm bổ dưỡng và chỉ nên thưởng thức một cách chừng mực.

Người bị bệnh tiểu đường, thừa cân, tăng mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh dùng bánh trung thu. Ăn cùng lúc quá nhiều bánh trung thu có thể khiến bệnh xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ hơn, gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Trẻ nhỏ và người già cũng không được lợi khi dùng món quà này.

Chẳng những không tốt cho sức khỏe nói chung, bánh trung thu còn khiến bạn tăng cân. Trung bình một chiếc bánh tròn cỡ 10×4 cm cung cấp 800-1.200 calo (càng nhiều lòng đỏ trứng, năng lượng càng cao), 5-12 g protein, 60-90 g cacbohydrat và 30-45 g chất béo. Một mẩu bánh trung thu nhân trứng muối nặng 60 g cung cấp khoảng 200 calo. Một phụ nữ cân nặng 55 kg cần đi bộ một giờ để đốt cháy phần năng lượng này.

dan-ong-bi-tieu-duong

Bệnh nhân tiểu đường cần tham khảo chuyên gia nếu muốn dùng bánh, hạn chế được là tốt nhât (Ảnh minh họa)

Để dễ hình dung, có thể lấy ví dụ nam giới độ tuổi 31-50 hoạt động thể lực mức trung bình cần 2.400-2.600 calo mỗi ngày, nữ giới độ tuổi này cần 2.000 calo. Ăn một chiếc bánh trung thu là bạn đã nhận đủ năng lượng cần thiết cho một bữa ăn chính. Tốt nhất là nên chia bánh thành nhiều phần nhỏ và cùng ăn với bạn bè, gia đình, ăn chậm và hạn chế.

Trà là thức uống tốt nhất đi cùng bánh trung thu. Trà xanh hay trà ô long hợp với bánh có vị mặn và trà hoa cúc hợp hơn với bánh có vị ngọt. Những loại trà này chứa axit acetic, giúp tiêu hóa và phân giải chất béo tốt hơn. Tránh dùng cà phê hoặc trà quá đặc khi ăn bánh vì những thức uống này rất giàu caffein. Đồ uống chứa cacbohydrat như cola lại chứa nhiều năng lượng và đường, càng làm trầm trọng thêm tác dụng gây béo của bánh trung thu.

Benh.vn(Theo Bs. Trần Thu Thủy-VNE)

Bài viết Bánh trung thu chỉ nên ăn có chừng mực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/banh-trung-thu-chi-nen-an-co-chung-muc-5772/feed/ 0
Các bệnh gây sút cân https://benh.vn/cac-benh-gay-sut-can-4350/ https://benh.vn/cac-benh-gay-sut-can-4350/#respond Fri, 30 Jun 2023 03:54:46 +0000 http://benh2.vn/cac-benh-gay-sut-can-4350/ Sút cân là một dấu hiệu quan trọng, thường phản ánh một bệnh nặng. Mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu các nguyên nhân có thể dẫn đến sút cân để có biện pháp điều trị.

Bài viết Các bệnh gây sút cân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sút cân là một dấu hiệu quan trọng, thường phản ánh một bệnh nặng. Cùng benh.vn tìm hiểu các bệnh gây sút cân thường gặp và cách điều trị.

Sở dĩ sút cân vì năng lượng ăn vào (thức ăn) ít hơn năng lượng tiêu đi (chuyển hóa cơ bản cộng với hoạt động). Vì vậy, nguyên nhân sút cân có thể do ăn ít quá (biếng ăn, thiếu ăn, bệnh mạn tính …) hoặc do tiêu thụ năng lượng nhiều quá (chuyển hóa tăng, hoạt động thể lực quá mức).

Cơ thể mất nước nhiều cũng gây sút cân nhanh. Thí dụ: dùng thuốc lợi niệu, mất mồ hôi nhiều, thiếu nước uống, kiêng muối quá mức đều có thể sút cân.

Dưới đây là những bệnh gây sút cân chủ yếu gặp trong lâm sàng, đã loại trừ nguyên nhân mất nước.

benh-gay-sut-can

Đái tháo đường – Bệnh gây sút cân đột ngột

Bệnh đái tháo đường có thể gây sút cân rất đột ngột, biểu hiện của người bệnh có thể đi kèm với nhiều rối loạn chuyển hóa khác.

sut-can-do-dai-thao-duong

Cơ chế gây sút cân của bệnh đái tháo đường

Sút cân là triệu chứng quan trọng của bệnh đái tháo đường. Mới đầu, sút cân chủ yếu do mất mước (vì đái nhiều). Sau đó, cân tiếp tục giảm do mất nhiều glucose qua nước tiểu (vì glucose niệu). Thiếu insulin và thừa glucagon cũng làm giảm tổng hợp protein và mỡ, đồng thời tăng quá trình tiêu protein và tiêu mỡ.

Người bệnh đái tháo đường ăn khỏe hơn người bình thường nhưng vẫn sút cân vì năng lượng ăn vào dù cao cũng không bù đắp nổi những tiêu hao năng lượng do bệnh. Ăn nhiều mà vẫn sút cân là một trong những đặc điểm của đái tháo đường.

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường khi thấy sút cân

Để chẩn đoán, cần phải định lượng glucose trong máu lúc đói (định lượng ít nhất hai lần liên tiếp), nếu quá 1,4g/l (7,8 mmol/lít) là nghi ngờ. Tìm glucose và thể ceton trong nước tiểu giúp thêm cho chẩn đoán.

Điều trị bệnh đái tháo đường

Trước hết, phải hạn chế ăn chất bột và đường. Tùy trường hợp, dùng một trong những viên chống đái tháo đường sau đây:

Glibenclamid (Daonil, viên 5mg)

Gliclaizid (Predian, viên 80mg)

Tolbutamid (Dolipol, viên 500mg)

Thường bắt đầu bằng một viên, sau điều chỉnh dần.

Những ca nặng, cân sút nhanh mặc dù ăn rất nhiều, đường huyết quá cao và nhất là những trường hợp có ceton niệu, cần tiêm insulin dưới da, bắt đầu bằng 20 đơn vị. Nếu dùng liều cao hơn, cần có sự hướng dẫn của tuyến trên. Khi đã tính được liều thích hợp thì người bệnh có thể tự dùng thuốc ở nhà, dưới sự giám sát chặt chẽ và thường kỳ của thầy thuốc.

Người bệnh phải theo dõi chế độ ăn nghiêm ngặt, hạn chế glucid và nếu béo thì hạn chế cả lượng calo nói chung.

Cường giáp – Bệnh gây sút cân phổ biến

Cường giáp là một bệnh gây sút cân ngay cả khi người bệnh vẫn duy trì ăn uống và tập luyện đều đặn như bình thường.

sut-can-do-cuong-giap
Cường giáp có thể gây sút cân nhanh chóng dù ăn nhiều

Cơ chế và triệu chứng cường giáp

Còn gọi là nhiễm độc giáp, mà thể hay gặp nhất là bệnh Basedow, trong bệnh này, tuyến giáp tăng tiết hormon, chủ yếu là thyroxin (T1), tăng mạch chuyển hóa ở các mô và tiêu hao rất nhiều năng lượng.

Người bệnh gầy sút nhanh chóng, mặc dầu ăn ngon miệng và ăn nhiều, nhất là các glucid như cơm, đường. Bệnh cảnh lâm sàng còn có mắt lồi, bướu giáp, run tay, tim nhanh, sợ nóng, nhiều mồ hôi, ỉa chảy, rụng tóc, dễ cáu kỉnh. Cũng có khi (nhất là người cao tuổi) chỉ có sút cân đơn thuần, không có các triệu chứng trên.

Chẩn đoán bệnh cường giáp

Để chẩn đoán, hiện nay vẫn cần đo chuyển hóa cơ bản: chỉ cần mắt lồi, bướu giáp, mạch nhanh thường xuyên trên 90 lần mỗi phút và chuyển hóa cơ bản > 30% là đã có thể bước đầu xác định bệnh Basedow.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh cường giáp

Độ tập trung I131 cao quá 30% sau 24 giờ

Định lượng T¬4 > 200 microgam/lít (260 nanomol/lít)

Định lượng T3 > 2 microgam/lít (3,1 nanomol/lít)

Điều trị bệnh cường giáp

Có thể chữa triệu chứng để người bệnh cường giáp dễ chịu ngay

Propranolol viên 40mg. Uống ½ viên mỗi lần, dùng 2 lần trong 24 giờ. Sau đó, có thể tăng dần liều.

  • Nếu không dùng được thuốc chẹn bêta, thì thay bằng: Diltiazem viên 60mg. Uống 1 viên mỗi lần, dùng 2 lần trong 24 giờ. Sau cũng có thể tăng dần liều.
  • Iod (dung dịch Lugol mạnh) uống 30-60 giọt/24 giờ, chia 3 lần uống.
  • Đồng thời, dùng ngay thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, dùng một trong các thuốc sau:

Benzyl – thiouracil (BTU, Basdènc, viên 25mg): Bắt đầu bằng 6 viên/24 giờ, dùng trong vài tuần. Khi đỡ, giảm dần liều cho đến liều duy trì 3-4 viên/24 giờ, dùng trong vài tháng.

Methylthiouracil (MTU viên 50 mg) hoặc propylthiouracil (PTU viên 50 mg): bắt đầu bằng 6 viên/24 giờ, dùng trong vài tuần, rồi cũng giảm liều theo cách như trên.

Carbimazon (Ncomerzole viên 5 mg): cũng bắt đầu bằng 4-8 viên /24 giờ, rồi cũng giảm liều theo cách như ở các thuốc trên.

Nếu chữa bằng thuốc không kết quả, nên gửi tuyến trên xét chỉ định dùng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật.

Các bệnh gây sút cân liên quan tới nội tiết khác

Ngoài bệnh Đái tháo đường, Cường giáp, một số bệnh nội tiết khác cũng gây sút cân rõ rệt như:

  • U tế bào ưa chrom: tăng huyết áp từng cơn là dấu hiệu chính, nhưng đồng thời cũng sút cân, vì catecholamin tăng trong máu.
  • Suy toàn tuyến yên (panhypopituitarism), còn gọi là bệnh Simmonds, cũng làm gầy sút nhiều.
  • Suy thượng thận, sút cân ở đây do chán ăn, hậu quả của thiếu cortisol.

Bệnh tiêu hóa gây sút cân

  • Các bệnh viêm tụy mạn, xơ nang tụy, hay tạo phân có mỡ, gày sút nhanh chóng mặc dù ăn vẫn nhiều
  • Viêm ruột, ký sinh trùng, hẹp thực quản, loét dạ dày tá tràng, thiếu máu ác tính, xơ gan…. đều có thể gây sút cân. Cơ chế có nhiều: chán ăn, nôn mửa, tắc, kém hấp thu, viêm.

Điều trị tùy nguyên nhân.

Ung thư gây sút cân

Trường hợp sút cân mà không có biểu hiện gì đặc biệt khác, có khả năng là ung thư ở một vị trí kín đáo nào đó. Phải tìm nguyên nhân ở ống tiêu hóa, tụy, gan, hạch, máu… Sút cân só lẽ do chán ăn là chính, nhưng chuyển hóa cũng có tăng ít nhiều.

Bệnh tâm thần gây sút cân

Điển hình nhất là bệnh biếng ăn tâm thần. Một số bệnh tâm thần khác cũng gây sút cân (tâm thần phân liệt, trầm cảm…)

Chẩn đoán chủ yếu bằng cách loại trừ những bệnh thực tổn.

Suy thận mạn gây sút cân

Nhiều khi suy thận biểu hiện trước tiên bằng gầy sút do chán ăn.

Tóm lại, ở người bệnh sút cân mà ăn nhiều hơn, nên nghĩ đến đái tháo đường, nhiễm độc giáp, kém hấp thu thức ăn, rồi đến bệnh bạch cầu, u lympho. Nếu ăn vẫn bình thường hoặc kém đi, nên tìm ung thư, nhiễm khuẩn, suy thận, bệnh tâm thần hoặc bệnh nội tiết.

Một số bệnh đặc biệt gây sút cân

Lao, bệnh nấm, áp xe amop, viêm màng trong tim miễm khuẩn dạng bán cấp, bệnh AIDS đều có thể gây sút cân.

Phải tìm kỹ nguyên nhân bệnh và chữa theo nguyên nhân

Bài viết Các bệnh gây sút cân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-gay-sut-can-4350/feed/ 0
Điều trị bệnh đái tháo nhạt https://benh.vn/dieu-tri-benh-dai-thao-nhat-4226/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-dai-thao-nhat-4226/#respond Sat, 20 May 2023 00:52:13 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-dai-thao-nhat-4226/ Đái tháo nhạt là một rối loạn đặc trưng bởi khát mãnh liệt và sự bài tiết của lượng lớn nước tiểu (polyuria). Trong hầu hết trường hợp, đái tháo nhạt là kết quả của cơ thể không sản xuất, lưu trữ hoặc phát hành một hormone quan trọng, nhưng đái tháo nhạt cũng có thể xảy ra khi thận không thể đáp ứng đúng hormone đó. Phương pháp điều trị hiệu quả có sẵn để làm giảm cơn khát và bình thường lượng nước tiểu.

Bài viết Điều trị bệnh đái tháo nhạt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đái tháo nhạt là một rối loạn đặc trưng bởi khát mãnh liệt và sự bài tiết của lượng lớn nước tiểu (polyuria). Trong hầu hết trường hợp, đái tháo nhạt là kết quả của cơ thể không sản xuất, lưu trữ hoặc phát hành một hormone quan trọng, nhưng đái tháo nhạt cũng có thể xảy ra khi thận không thể đáp ứng đúng hormone đó. Phương pháp điều trị hiệu quả có sẵn để làm giảm cơn khát và bình thường lượng nước tiểu.

Điều trị đái tháo nhạt nhằm 2 mục đích:

  • Bồi phụ lại tình trạng thiếu hụt nước
  • Điều trị bất thường nền gây rối loạn thăng bằng nước.

Xử trí tình trạng thiếu hụt nước trong đái tháo nhạt

Trong đái tháo nhạt có tình trạng thiếu hụt nước. Lượng nước bị thiếu hụt cần được tính toán và được bồi phụ lại nước qua đường uống một khi có thể được; mặt khác, một dịch nhược trương (thường là dịch glucose 5% hoặc NaCl 0,2%) có thể được dùng theo đường tĩnh mạch.

  • Nếu tình trạng tăng natri xuất hiện nhanh qua một giai đoạn vài giờ, có thể điều chỉnh tình trạng thiếu hụt nước sao cho làm giảm được nồng độ natri huyết tương xuống với tốc độ có thể tới 1 mEq/L/giờ.
  • Nếu tình trạng tăng natri máu được hình thành chậm hơn, tốc độ làm giảm nồng độ natri huyết tương phải không được nhanh hơn 0,5 mEq/L/giờ và tới tốc độ làm giảm tối đa là 8-10 mEq/L/ngày, bằng cách sử dụng một thể tích dịch nhỏ nhất có thể để tránh gây phù não.
  • Nếu bệnh nhân có huyết áp thấp do thiếu hụt thể tích, nên sử dụng dịch muối đẳng trương lúc đầu tới khi đưa được huyết áp trở lại mức bình thường. Trong khi tiến hành điều chỉnh tình trạng tăng natri máu, cần theo dõi sát nồng độ natri máu và cung lượng nước tiểu.

Nên nhớ rằng, cả hai phương pháp tính toán đều chỉ đưa ra một ước tính về thay đổi được dự kiến trong nồng độ natri máu. Nếu có các tình trạng mất nước tự do khác đang diễn tiến, tốc độ truyền sẽ cần thiết được tăng lên một cách phù hợp. Khi sử dụng DDAVP để điều trị đái tháo nhạt, do tình trạng mất nước tự do giảm đi, có thể cần giảm tốc độ truyền dịch. Vì vậy, nên thường xuyên đánh giá nồng độ natri máu và tình trạng thể tích (mỗi 2 giờ/lần lúc khởi đầu và giảm xuống mỗi 4 giờ/lần khi đạt được tốc độ điều chỉnh ổn định) để theo dõi và tiến hành điều chỉnh điều trị.

Đái tháo nhạt nguồn gốc trung ương

DDAVP (một chất giống như ADH) là thuốc thường được dùng nhất để điều trị đái tháo nhạt nguồn gốc trung ương.

Khi so sánh với ADH (vasopressin), DDAVP có thời gian bán thải dài hơn, hầu như không có hoạt tính vận mạch và ít tác dụng phụ hơn. Thuốc có thể được dùng theo đường tiêm, xịt qua niêm mạc mũi hoặc đường uống. Khi được cho theo đường tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da DDAVP có thời gian xuất hiện tác dụng nhanh và thuốc thường được dùng với liều 1-2 mcg x 1-2 lần/ngày. Đường xịt qua mũi có thời gian xuất hiện tác dụng nhanh và có thể được dùng với liều 1-4 xịt/ngày (10mcg cho 1 lần xịt) được chia thành 1 đến 3 lần/ngày. DDAVP uống có thời gian xuất hiện tác dụng sau 30 – 60 phút và có thể được dùng với liều 0,1–0,4mg x 1-4 lần/ngày, tới liều tối đa là 1,2 mg/ngày. Sử dụng DDAVP đường uống đã được cho thấy là rất hiệu quả, nhưng có thể bị hạn chế ở một số bệnh nhân do tình trạng hấp thu ở ruột có thể thay đổi và tính sinh khả dụng của thuốc bị giảm. Thêm vào đó, chuyển đường dùng từ xịt mũi sang đường tiêm được thực hiện một cách dễ dàng bằng cách làm giảm liều xuống còn 1/10; trái lại, do tính sinh khả dụng có thể thay đổi khi dùng theo đường uống, có thể cần điều chỉnh liều khi chuyển sang hay từ đường uống sang các đường dùng khác.

Với bệnh nhân ổn định có thể dung nạp được thuốc theo đường uống và các đối tượng có đáp ứng khát bình thường, một phương pháp đơn giản và an toàn để định liều dùng DDAVP đường uống là bắt đầu với liều uống 0,1mg và đánh giá đáp ứng (giảm lượng nước tiểu, tăng áp lực thẩm thấu niệu và giảm khát). Nếu không có đáp ứng, hoặc đáp ứng dưới mức tối đa, sau vài giờ nên tăng liều mỗi lần lên thêm 0,1mg sau mỗi vài giờ tới khi có được đáp ứng thích hợp. Một khi tìm được liều có hiệu quả, nên theo dõi bệnh nhân có bị tái phát lại tình trạng đái nhiều nhược trương hay không (điển hình khi cung lượng nước tiểu > 200-250 mL/giờ với áp lực thẩm thấu niệu < 300 mOsm/kg hoặc tỷ trọng nước tiểu < 1,010). Nếu tình trạng đái nhiều tiếp diễn trong ít nhất vào ba giờ, khi đó liều DDAVP hữu hiệu nên được dùng trở lại. Nếu tình trạng tái phát đái nhiều nhược trương xảy ra liên tục trước 6-8 giờ, có thể tăng liều tới khi đạt liều tối đa là 0,4 mg, do các liều cao hơn có thể kéo dài thời gian có tác dụng của thuốc, ngay cả khi liều này thường gây được tác dụng lớn hơn trên khả năng cô đặc nước tiểu. Bệnh nhân nên liên tục được dùng DDAVP trên cơ sở chỉ khi cần mới dùng tới khi tìm được một phác đồ liều ổn định mà trong phác đồ liều này bệnh nhân đang uống liều tối đa là 1,2 mg/ngày chia nhỏ thành 3 đến 4 liều. Trong suốt quá trình chỉnh liều nói trên, bệnh nhân phải được tự do tiếp cận với nguồn nước uống và được hướng dẫn chỉ uống nước khi thấy khát, nhằm để tránh khả năng bị ngộ độc nước và hạ natri máu.

Tương tự như vậy, cũng nên khuyến khích bệnh nhân uống nước thoải mái bất ký lúc nào họ cảm thấy khát để tránh bị tăng natri máu và thiếu hụt thể tích trong thời gian khi DDAVP hết tác dụng.

Phác đồ này có thể được sử dụng cho tất cả các bệnh nhân ổn định có cơ chế khát không bị tổn hại và đặc biệt có hiệu quả ở các đối tượng có thể bị bệnh đái tháo nhạt không hoàn toàn (ví dụ: sau phẫu thuật tuyến yên hoặc chấn thương sọ não), do DDAVP sẽ chỉ được định liều nếu bệnh nhân liên tục có bằng chứng bị đái tháo nhạt. Tương tự, chế độ dùng liều chỉ khi cần mới dùng (PRN regimens) có thể được thiết kế để sử dụng DDAVP theo đường xịt qua niêm mạc mũi hoặc đường tiêm, kể cả ở các bệnh nhân có tình trạng kém ổn định hơn hoặc các đối tượng có cơ chế khát bị khiếm khuyết, chừng nào còn có thể theo dõi sát được tình trạng cân bằng nước và phát hiện sớm tình trạng tái phát đái nhiều ở các đối tượng này.

Ở các bệnh nhân có cơ chế khát không bị tổn hại là đối tượng bị đái tháo nhạt mạn tính, có thể sử dụng một phác đồ DDAVP với liều cố định. Liều thấp nhất giúp làm giảm các triệu chứng của đái tháo nhạt tới mức bệnh nhân có thể dung nạp được với nguy cơ tối thiểu bị hạ natri máu cần được sử dụng, do bệnh nhân có thể bù trừ được tình trạng tăng natri máu bằng cách tăng khẩu phần nhập dịch mỗi khi họ thấy khát, song lại không có cách làm tương tự để phát hiện tình trạng hạ natri máu nếu các đối tượng này tăng khẩu phần nhập dịch của mình do các lý do khác. Đối với một số bệnh nhân, dùng liều một lần trước khi đi ngủ để làm giảm tình trạng tiểu đêm có thể là điều duy nhất cần làm. Đối với các bệnh nhân khác, có thể cần dùng liều thường xuyên hơn.

Ở các bệnh nhân mất cảm giác khát bị đái tháo nhạt, xử trí có thể cực kỳ khó khăn. Nói chung, các bệnh nhân này được cho dùng liều DDAVP cố định, được hướng dẫn để duy trì cẩn thận tình trạng nước đầy đủ và điều chỉnh khẩu phần nhập dịch của họ dựa trên các chỉ dẫn gián tiếp khác cho tình trạng thăng bằng nước (ví dụ: tiến hành cân bệnh nhân hàng ngày).

Một số thuốc khác cũng đã cho thấy là có hiệu quả trong điều trị đái tháo nhạt nguồn gốc trung ương. Chlorpropamid (Diabinese) là một thuốc viên điều trị hạ đường huyết cũng có thể hữu ích trong điều trị đái tháo nhạt không hoàn toàn nguồn gốc trung ương, do thuốc có thể làm tăng thêm tác dung tái hấp thu trung gian qua ADH.

Liều thường dùng là 125 đến 500 mg đường uống x 1 lần/ngày, song có thể cần tới 4 ngày để thuốc có tác dụng tối đa. Carbamazepin với liều 100-300 mg x 2 lần/ngày có thể giúp cải thiện tình trạng đái nhiều bằng cách làm tăng đáp ứng với ADH. Clofibrat với liều 500 mg mỗi 6 giờ/lần có thể giúp cải thiện tình trạng đái nhiều do làm tăng phóng thích ADH. Chế độ ăn chứa ít muối phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid có thể là một điều trị hữu hiệu đối với đái tháo nhạt nguồn gốc trung ương bằng cách gây nên tình trạng thiếu hụt thể tích nhẹ và làm tăng tái hấp thu của ống lượn gần đối với natri và nước, song có lẽ điều trị này có hiệu quả hơn trong điều trị đái tháo nhạt nguồn gốc thận. Indomethacin là một thuốc chống viêm không phải steroid có thể làm tăng khả năng cô đặc của thận bằng cách ức chế tổng hợp prostaglandin của thận, làm giảm tốc độ lọc của cầu thận, và làm tăng đáp ứng thận với ADH.

Đái tháo nhạt do căn nguyên thận

Do thận không đáp ứng với ADH, DDAVP không phải là một điều trị hữu hiệu đối với đái tháo nhạt do căn nguyên thận. Nếu đái tháo nhạt do căn nguyên thận thuộc loại mắc phải, rối loạn cô đặc nước tiểu thường sẽ cải thiện nhanh chóng sau khi ngừng dùng thuốc gây hại hoặc sau điều chỉnh rối loạn điện giải.

Mặt khác, đái tháo nhạt do căn nguyên thận thường được kiểm soát bằng một chế độ ăn hạn chế muối và dùng lợi tiểu thiazid (ví dụ: hydrochlorothiazid 25 mg x 1-2 lần/ngày). Thiazid gây giảm tổng thể khả năng bài tiết nước không có điện giải bằng cách kích thích tái hấp thu natri của ống thận gần và làm giảm cung cấp natri tới các vị trí xa hơn. Các bệnh nhân khi được điều trị theo cách này phải được theo dõi để phát hiện tình trạng giảm thể tích tuần hoàn và hạ kali máu.

Amilorid có thể làm tăng tác dụng của lợi tiểu thiazid do làm tăng bài xuất natri và đáp ứng chống đái nhiều hậu quả do thiếu hụt thể tích, trong khi làm giảm bài xuất kali. Amilorid cũng có thể là điều trị được lựa chọn đối với đái tháo nhạt do lithium gây nên, do thuốc gây phong tỏa kênh natri tại ống góp mà thông qua kênh này lithium đi vào và có tác dụng giao thoa với đáp ứng của ống thận với ADH. Thuốc chống viêm không phải steroid cũng có thể là một bổ sung hữu ích trong điều trị do các thuốc này giúp làm giảm tốc độ lọc cầu thận cũng như làm giảm sự tổng hợp prostaglandin là chất đối kháng một cách bình thường với tác dụng của ADH. Cuối cùng, do một số trường hợp đái tháo nhạt căn nguyên thận là không hoàn toàn, DDAVP có thể hữu hiệu đối với một số bệnh nhân.

Theo dõi bệnh đái tháo nhạt

Các bệnh nhân bị đái tháo nhạt nguồn gốc trung ương được điều trị bằng DDAVP bằng phác đồ liều cố định phải được theo dõi để phát hiện tình trạng tăng natri máu. Thình thoảng thử ngừng dùng DDAVP nên được tiến hành để khẳng định bệnh nhân sẽ bị tái phát tình trạng đái nhiều, nồng độ natri máu cần được kiểm tra định kỳ. Tất cả các bệnh nhân bị đái tháo nhạt nguồn gốc trung ương nên được đeo hay mang theo người một biển nhỏ hay phù hiệu cảnh báo về tình trạng bệnh của họ.

Khi bệnh nhân đái tháo nhạt không có khả năng tự tiếp cận với nguồn nước uống, như có thể gặp trong hoàn cảnh họ bị một bệnh lý cấp cứu nội khoa hay chịu cuộc mổ, các đối tượng này có nguy cơ bị mất nước cao. Trong các tình huống nói trên, cần tiến hành theo dõi sát lượng nước tiểu và nồng độ natri máu của bệnh nhân và DDAVP nên được sử dụng theo kiểu phác đồ chỉ khi cần mới dùng tới khi bệnh nhân ổn định.

Bài viết Điều trị bệnh đái tháo nhạt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-dai-thao-nhat-4226/feed/ 0
Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị hạ đường huyết https://benh.vn/trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri-ha-duong-huyet-2237/ https://benh.vn/trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri-ha-duong-huyet-2237/#respond Sun, 19 Mar 2023 04:10:11 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri-ha-duong-huyet-2237/ Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị hạ đường huyết

Bài viết Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị hạ đường huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hạ đường huyết có thể gặp với bất cứ ai, tuy nhiên, một số nhóm người dễ gặp tình trạng này  hơn những đối tượng khác như người đang điều trị thuốc giảm đường huyết, người ăn kiêng… Khi gặp tình trạng hạ đường huyết cần nắm vững cách xử trí để đảm bảo không nguy hiểm cho người bệnh.

ha-duong-huyet

Các biểu hiện của hạ đường huyết

Khi bệnh nhân gặp một số những biểu hiện hạ đường huyết sau đây thì nên nghĩ ngay tới việc nghỉ ngơi.

Biểu hiện chung hạ đường huyết

  • Bệnh nhân cảm thấy mệt đột ngột không giải thích được.
  • Có cảm giác chóng mặt, đau đầu, lo âu
  • Cảm giác tay chân nặng nề, yếu

Dấu hiệu thần kinh thực vật biểu hiện hạ đường huyết

  • Da xanh tái
  • Vã mồ hôi thường ở lòng bàn tay, trán, nách
  • Hồi hộp đánh trống ngực, lo âu, hốt hoảng, mất bình tĩnh
  • Có hiện tượng tăng tiết nước bọt
  • Cảm giác ớn lạnh trong người chạy dọc sống lưng
  • Run tay

Dấu hiệu tim mạch biểu hiện hạ đường huyết

  • Nhịp tim nhanh, thường nhanh xoang, có thể gặp cơn nhịp nhanh thất hoặc trên thất
  • Tăng huyết áp tâm thu
  • Có thể có cơn đau thắt ngực. Cảm giác nặng  vùng tim.

Dấu hiệu tiêu hoá biểu hiện hạ đường huyết

  • Cảm giác đói cồn cào, cảm giác nóng rát vùng dạ dày
  • Có thể có cơn đau co thắt dạ dày, đau vùng thượng vị
  • Có thể có buồn nôn, nôn .

Dấu hiệu thần kinh biểu hiện hạ đường huyết

  • Nặng có thể gây co giật toàn thân hoặc co giật kiểu động kinh khu trú.
  • Dấu hiệu thần kinh khu trú: liệt 1/2 người, tổn thương thần kinh sọ, rối loạn cảm giác, vận động.
  • Hội chứng tiểu não
  • Nhìn mờ, nhìn đôi, hoa mắt

Dấu hiệu tâm thần biểu hiện hạ đường huyết

  • Có thể có biểu hiện kích động, rối loạn nhân cách.
  • Nói cười vô cớ
  • Có thể có biểu hiện ảo giác.

Hôn mê hạ đường huyết biểu hiện hạ đường huyết

  • Thường là giai đoạn nặng của hạ đường huyết có thể xuất hiện đột ngột không có dấu hiệu báo trước. Hôn mê thường xuất hiện nối tiếp các triệu chứng có trước nhưng không  được điều trị kịp thời.
  • Tình trạng hôn mê thường yên lặng, hôn mê sâu không kèm theo các triệu chứng mất nước và đái nhiều. Không có biểu hiện nhiễm trùng.
  • Có thể có biểu hiện thần kinh khu trú kèm theo
  • Babinski + 2 bên

Hôn mê sâu có thể phản xạ gân xương giảm biểu hiện hạ đường huyết

  • Co giật toàn thân, có thể gặp co giật khu trú kiểu động kinh
  • Không có rối loạn nhịp thở
  • Tăng trương lực cơ toàn thân

Chẩn đoán xác định

  • Đường máu <70mg/dl ( < 3.9mmol/l )
  • Trong trường hợp nghi ngờ giảm đường máu không cần chờ kết quả xét nghiệm mà điều trị thử bằng tiêm truyền G 20% hoặc tiêm glucagon, nếu bệnh nhân tỉnh, chẩn đoán  được xác định

Điều trị hạ đường huyết

Đây là một cấp cứu nội khoa ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân vì vậy phải điều trị ngay khi có triệu chứng hạ đường máu.

dieu-tri-ha-duong-huyet

Xử lý triệu chứng hạ đường huyết

Đối với trường hợp hạ đường huyết nhẹ và trung bình

  • Cần cho ăn ngay tối thiểu 15gr đường (3 miếng đường)
  • 100ml nước ngọt (, nước đường , nước hoa quả pha đường ,cocacola)
  • Uống 100 – 150ml nước hoa quả (Cam) (100gr đường/lít)

Đối với trường hợp hạ đường huyết nặng:

  • Tiêm tĩnh mạch dung dịch đường G 20-30% (40-60ml) có thể tiêm nhắc lại nếu bệnh nhân chưa tỉnh.
  • Nếu bệnh nhân ở trạng thái kích thích vật và khó tiêm truyền tĩnh mạch có thể Tiêm glucagon 1mg tiêm bắp, sau 10 phút có thể tiêm nhắc lại nếu bệnh nhân chưa tỉnh

Bệnh nhân bị hạ đường huyết kéo dài (thuốc uống hạ đường huyết) sau cấp cứu như trên để tránh tái phát có thể truyền: Glucose 10% 1000ml/4 giờ; 1000ml/12giờ sau

Bệnh nhân tỉnh: cho uống hoặc ăn thêm bữa, kiểm tra đường huyết 4giờ/lần để tránh đường huyết quá cao

Hôn mê kéo dài do cấp cứu muộn hoặc do tai biến nh phù não hoặc tai biến mạch não

Duy trì đường máu bằng glucose 10%

Chống phù não bằng hydrocortisone 100mg 4giờ/lần hoặc truyền manitol

Xử lý nguyên nhân hạ đường huyết

Bệnh nhân sử dụng insulin phải hướng dẫn lại phương pháp lấy thuốc, bảo quản và cách tiêm, lấy đúng liều lượng ,cách dự phòng và  xử lý khi bị hạ đường huyết.

Bệnh nhân do dùng Sulfamid hạ đường huyết đặc biệt người già, phải truyền glucose 10% liên tục 24 giờ và chuyển phòng cấp cứu để theo dõi.

  • Bệnh nhân có rối loạn ý thức nặng phải vào viện để điều trị và theo dõi
  • Phải hướng dẫn phòng hạ đường huyết với bệnh nhân
  • Nếu nghĩ tới hạ đường huyết thì người bệnh phải làm ngay việc sau:

Ăn ngay 1 bữa ăn, uống nước hoa quả hoặc nước đường

Báo ngay cho bác sỹ hoặc y tá điều trị bệnh của mình

Kiểm tra việc đem theo vài tiếng đường khi đi ra khỏi nhà

  • Cho bạn bè, người thân đồng nghiệp biết mình đái tháo đường và nói cho họ biết cách  xử lý khi bị hạ đường huyết.
  • Phải kiểm tra đường huyết nếu bạn cảm thấy ăn không ngon miệng hoặc ăn ít hơn thường ngày, hoặc vận động quá mức.
  • Hạn chế uống rượu  đặc biệt là uống rượu mà không ăn hoặc ăn ít.
  • Đối với phụ nữ phải  đặc biệt chú ý những ngày có kinh nguyệt
  • Luôn mang theo người thẻ đái tháo đường hoặc số điện thoại người thân và bác sỹ của mình.

PGS TS Đỗ TRUNG QUÂN – Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị hạ đường huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri-ha-duong-huyet-2237/feed/ 0
Hạ đường huyết: nguyên nhân, yếu tố thuận lợi, phân loại https://benh.vn/ha-duong-huyet-nguyen-nhan-yeu-to-thuan-loi-phan-loai-2236/ https://benh.vn/ha-duong-huyet-nguyen-nhan-yeu-to-thuan-loi-phan-loai-2236/#respond Sun, 19 Mar 2023 04:10:10 +0000 http://benh2.vn/ha-duong-huyet-nguyen-nhan-yeu-to-thuan-loi-phan-loai-2236/ Hạ đường huyết: nguyên nhân, yếu tố thuận lợi, phân loại

Bài viết Hạ đường huyết: nguyên nhân, yếu tố thuận lợi, phân loại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Hạ đường huyết là tình trạng đường trong máu bị tụt giảm xuống dưới ngưỡng sinh lý bình thường. Hạ đường huyết được phân loại theo nguyên nhân gây bệnh và có một vài nguyên nhân khác nhau.

Định nghĩa hạ đường huyết

– Hạ đường máu là khi đường máu giảm < 70mg/dl ( <3.9mmol/l) ở các bệnh nhân ĐTĐ trên lâm sàng thường thấy hạ đường huyết trong các tình huống lâm sàng:

– Sử dụng thuốc viên hạ đường máu hay tiêm Insulin quá liều.

– Bỏ bữa sau khi dùng thuốc

– Tập luyện gắng sức

– Các tình trạng bệnh lý cấp tính như nhiễm khuẩn, hay sự thay đổi của cơ thể như có thai…

Nguyên nhân gây hạ đường máu

–  Quá liều Insulin

–  Hạ đường máu do sulfonylurea:

–  Giảm khẩu  phần hay lùi giờ ăn

– Gắng sức

–  Rượu

– Hạ đường máu  do thuốc: Các thuốc dùng đơn độc cũng có khả năng gây hạ đường máu

+ Các thuốc điều trị ĐTĐ : Insulin, Sulfonylurea

+ Các dẫn chất của acid benzoic

+ Các thuốc khác: Rượu, Acid para – aminobenzoic, Sulphonamid, Salicylat, Propranolol, Pentamidin, Quinin, Propoxyphen, Thuốc chuột Vacor

– Các thuốc chỉ gây hạ đường máu khi dùng phối hợp với thuốc hạ đường máu :Biguanid,

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin(ACE): Phenylbutazon, Lidocain, warfarin, Ranintidin, Cimetidin, Doxepin, Danazol, Azopropazon, Oxytetracyclin, Clofibrat, enzofibra, Colchicin, Ketocnazol, Chloramphenicol, Haloperidol,

Thuốc ức chế MAO,Thalidomid,Orphendrin,Selegilin

Yếu tố thuận lợi của hạ đường máu

+ Bệnh nhân không hiểu biết hoặc không được hướng dẫn đầy đủ.

Bệnh nhân không tuân theo hướng dẫn, thay đổi liên tục chế độ ăn, dùng Insulin không đúng chỉ định, hoạt động thể lực quá mức và chế độ theo dõi glucose máu kém là các nguyên nhân thường gặp của hạ đường máu . Tương tự bệnh nhân có thể thay đổi giờ ăn, bỏ hoặc lùi bữa ăn, giảm lượng arbonhydrat trong chế độ ăn, và không bù thêm khi tăng hoạt động cũng là các nguyên nhân thường gặp.

+ Cố gắng duy trì mức đường máu bình thường

+ ĐTĐ thời gian dài

+ HĐM  không có triệu chứng cảnh báo

Bệnh cảnh thường gặp hơn là các triệu chứng và dấu hiệu của hạ đường máu đơn giản là thay đổi theo thời gian trở nên khó nhận biết được. Một vai trường hợp các dấu hiệu và triệu chứng bị che khuất bởi các hoạt động thường nhật như gắng sức, lo lắng, nhưng vẫn có thể phát hiện được nếu người khám có kinh nghiệm.

+ Hạ đường máu  ban đêm – bệnh cảnh lúc rạng đông

Trên 50% các cơn hạ đường máu nặng xẩy ra trong đêm trước ăn sáng.

Các nguyên nhân hạ đường huyết bao gồm

– Bệnh nhân thường không tỉnh dậy vì hạ đường máu ban đêm.

– Chỉ cần tăng insulin vừa phải cũng có thể gây hạ đường máu ở bệnh nhân .

– Insulin cần thiết để duy trì đường máu bằng định trước bình minh ít hơn khoảng 20- 30% so với bình minh.

– Insulin chậm dùng trước bữa tối thường gây tăng insulin máu khoảng 1 đến 3 giờ sáng (giai đoạn trước bình minh) và sẽ thấp hơn trước bữa sáng. Khi dùng liều cao hơn để đạt được mức đường máu bình thường vậy buổi sáng sẽ gây tăng insulin vào khoảng  1 đến 3 giờ sáng và tăng nguy cơ hạ đường máu  ban đêm.

+ Tiền sử hạ đường máu nặng

Một khi  bệnh nhân đã bị cơn hạ đường máu  nặng, nguy cơ xuất hiện các cơn hạ đường máu   nặng tiếp theo trong năm sau đó tăng gầp vài lần. Do đó bệnh nhân bị các cơn hạ đường máu  nặng nhắc lại cần điều trị hết sức thận trọng, thậm chí kể cả khi các đơn thuốc hạ đường máu  được xem là do thầy thuốc gây ra.

+ Suy thận và suy gan

Phân loại hạ đường huyết

– Hạ đường huyết mức độ nhẹ: Cơn hạ đường huyết có biểu hiện cường giao cảm nhịp tim nhanh, run tay đánh trống ngực và vã mồ hôi. Cơ thể tự điều chỉnh được

– Hạ đường huyết trung bình: Cơn hạ đường huyết có biểu hiện thần kinh: giảm khả năng tập trung ,lú lẫn ,nhìn mờ, tiếp xúc chậm, lơ mơ cần sự hỗ trợ một phần của người khác hoặc cán bộ y tế.

– Hạ đường huyết nặng: Cơn hạ đường huyết gây ra tình trạng thần kinh nặng cần sự hỗ trợ của người khác . có các triệu chứng như co giật, mất ý thức, mất định hướng và rối loạn hành vi nặng, không tỉnh khi kích thích  hoặc hôn mê.

Bài viết Hạ đường huyết: nguyên nhân, yếu tố thuận lợi, phân loại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ha-duong-huyet-nguyen-nhan-yeu-to-thuan-loi-phan-loai-2236/feed/ 0
Đi tìm nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ em https://benh.vn/di-tim-nguyen-nhan-gay-benh-tieu-duong-o-tre-em-10114/ https://benh.vn/di-tim-nguyen-nhan-gay-benh-tieu-duong-o-tre-em-10114/#respond Mon, 12 Dec 2022 11:00:07 +0000 http://benh2.vn/di-tim-nguyen-nhan-gay-benh-tieu-duong-o-tre-em-10114/ Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sinh hoạt và đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Đặc biệt hiện nay số trẻ em mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng.

Bài viết Đi tìm nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sinh hoạt và đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Đặc biệt hiện nay số trẻ em mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng.

tieu_duong_tre_em

Trẻ em bị tiểu đường ngày càng gia tăng (ảnh minh họa)

Bệnh tiểu đường ở trẻ em gồm 2 loại: tiểu đường týp 1 và týp 2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ có thể do nhiều yếu tố như: di truyền, tổn thương tế bào tuyến tụy do nhiễm vi-rút, điều kiện sống, béo phì và các yếu tố môi trường.

Các triệu chứng

Triệu chứng bệnh tiểu đường thường gặp ở trẻ nhỏ là đau bụng, tiểu thường xuyên, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, nhìn mờ, tê một số khu vực của cơ thể, những vết thương nhỏ chậm liền, sụt cân không rõ lý do và tụt huyết áp.

Tiền tiểu đường

Tiền tiều đường là tình trạng trẻ có đường huyết cao nhưng chưa đến mức như tiểu đường. Khi tình trạng này được kiểm soát thì có thể trì hoãn bệnh tiểu đường.

Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường týp 1 xảy ra ở trẻ em do tổn thương ở một số loại tế bào trong tuyến tụy. Cơ thể trẻ không thể sản sinh insulin, khiến cơ thể khó chuyển đổi carbonhydrat hấp thu được thành năng lượng.

Ngoài ra, lượng đường trong cơ thể tăng vọt vì insulin cũng đóng vai trò trong dự trữ đường thích hợp.

Tiểu đường tuýp 2

Ở những trẻ bị tiểu đường týp 2, đường huyết có xu hướng tăng cao vì cơ thể trở nên kháng với insulin. Bệnh cũng có thể gây nên các vấn đề về thận, tim, và thậm chí mù lòa nếu không được xử lý kịp thời.

Lời kết

Tiều đường là một căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Ngoài những nguyên nhân gây tiểu đường như tổn thương tế bào tuyến tụy do nhiễm vi-rút, điều kiện sống, béo phì và các yếu tố môi trường…các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em bị tiểu đường di truyền có thể khởi phát bệnh từ sớm nếu trẻ ăn sữa bò từ khi mới lọt lòng.

Bài viết Đi tìm nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/di-tim-nguyen-nhan-gay-benh-tieu-duong-o-tre-em-10114/feed/ 0