Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 06 May 2020 19:49:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Thuốc lá và ảnh hưởng của nó lên các bệnh hô hấp https://benh.vn/thuoc-la-va-anh-huong-cua-no-len-cac-benh-ho-hap-58536/ https://benh.vn/thuoc-la-va-anh-huong-cua-no-len-cac-benh-ho-hap-58536/#respond Wed, 13 Mar 2019 04:25:45 +0000 https://benh.vn/?p=58536 Thuốc lá là nguyên nhân không chỉ gây ung thư phổi mà còn có thể gây ra nhiều bệnh phổi khác như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản...

Bài viết Thuốc lá và ảnh hưởng của nó lên các bệnh hô hấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc lá là nguyên nhân không chỉ gây ung thư phổi mà còn có thể gây ra nhiều bệnh phổi khác như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản…

Ảnh hưởng đến chức năng phổi

Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra ngoài lại kém hơn. Hậu quả là lớp chất nhầy bị nhiễm các chất độc hại từ khói thuốc và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở lưu thông khí.

Dòng máu lưu thông qua phổi ở những người hút thuốc lá bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể.

Do ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở và do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể gặp tình trạng khó thở.

Khói thuốc làm giảm sự phát triển của phổi và gây viêm tổ chức phổi ở trẻ nhỏ và thiếu niên. Ở lứa tuổi từ 20 – 30 thì những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian kể từ hút đến khi có bệnh hô hấp càng ngắn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là thuật ngữ để chỉ những tổn thương ở phổi có liên quan đến sự tắc nghẽn đường thở. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi tình trạng rối loạn thông khí và tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn. Bệnh tiến triển kéo dài nhiều năm. Cuối cùng dẫn đến tâm phế mạn và tử vong. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng thứ 4 trên thế giới. Mối liên quan giữa căn bệnh này và hút thuốc cũng mạnh như với ung thư phổi.

Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Có khoảng 15% người hút thuốc lá sẽ có triệu chứng của bệnh và 80 – 90% người mắc căn bệnh này là nghiện thuốc lá. Hút thuốc lá còn làm cho các yếu tố nguy cơ khác của bệnh trở nên mạnh hơn. Ngoài ra, người hút thuốc có tỉ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc.

Bệnh hen phế quản

Hen phế quản được đặc trưng bởi tính phản ứng quá mức của đường dẫn khí. Sự phản ứng quá mức này dẫn đến các cơn hen, khiến bệnh nhân thở khò khè, ho và hoặc khó thở.

Hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra hen nhưng nó làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên. Tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc cao gấp hơn 2 lần so với người không hút thuốc.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Người hút thuốc dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn người không hút thuốc. Trẻ em có bố mẹ hút thuốc bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không hút thuốc.

Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn.

Những người hút thuốc cũng thường hay bị cúm. Vắc-xin phòng cúm ít hiệu quả đối với người hút thuốc. Tỉ lệ tử vong do cúm ở những người hút thuốc cao hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.

Bài viết Thuốc lá và ảnh hưởng của nó lên các bệnh hô hấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc-la-va-anh-huong-cua-no-len-cac-benh-ho-hap-58536/feed/ 0
Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) https://benh.vn/chan-doan-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-2034/ https://benh.vn/chan-doan-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-2034/#respond Tue, 11 Sep 2018 04:06:22 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-2034/ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng bệnh có hạn chế thông khí mà không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế thông khí thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi do các phân tử hoặc khí độc hại.

Bài viết Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Định nghĩa

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng bệnh có hạn chế thông khí mà không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế thông khí thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi do các phân tử hoặc khí độc hại.

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Lâm sàng

Yếu tố nguy cơ:

  • Hút thuốc lá, thuốc lào
  • Phơi nhiễm kéo dài với bụi hô hấp ở môi trường làm việc: mỏ than, công nghiệp dệt, xi măng và thép
  • Ô nhiễm môi trường
  • Yếu tố vật chủ: tăng phản ứng đường thở, giảm phát triển phổi, kích thước tiểu phế quản nhỏ, tăng hoạt động elastase, giảm chức năng antiprotease
  • Nhiễm khuẩn (virus)

Triệu chứng:

– Cơ năng: BN đến khám vì ho, khạc đờm khó thở

– Ho: ho nhiều về buổi sáng, ho cơn hoặc ho thúng thắng, có thể kèm theo khạc đờm hay không

– Đờm: trong, nhầy dính, nếu bội nhiễm thì đờm vàng đục, bẩn, có thể có mùi thối

– Khó thở: xuất hiện dần dần, xuất hiện cùng với ho hoặc sau ho 1 thời gian, lúc đầu khó thở khi gắng sức về sau khó thở liên tục

  • Type A: Khó thở nhiều, người gầy, thiếu oxy máu lúc nghỉ ít
  • Type B: Khó thở ít, người béo, thiếu  oxy máu tăng CO2 nhiều.

Khám lâm sàng:

– Kiểu thở: thở mím môi nhất là khi gắng sức

– Sử dụng cơ hô hấp phụ, có thể hô hấp nghịch thường

– Lồng ngực hình thùng

– Dấu hiệu Campbell: Khí quản đi xuống ở thì hít vào

– Dấu hiệu Hoover: Giảm đường kính phần dưới lồng ngực khi hít vào

– Gõ vang: khi giãn PN nhiều

– Nghe: tiếng tim mờ, rì rào phế nang giảm. Có thể có rale rít ngáy, nếu GPN nhiều có thể thấy rale nổ, rale ẩm

– Dấu hiệu tăng áp lực động mạch phổi và suy tim phải:

  • Mắt lồi như mắt ếch do tăng mạch máu màng tiếp hợp
  • Tim nhịp nhanh, có thể LNHT, có thể ngựa phi P tiền tâm thu, T2 mạnh, tiếng click tống máu, rung tâm thu ổ van ĐMP.
  • Dấu hiệu Carvallo: thổi tâm thu dọc bờ trái xương ức tăng lên khi hít vào
  • TM cổ nổi đập theo nhịp tim
  • Gan to, đau vùng gan
  • Phù chân cổ chướng

Đợt cấp:

Nguyên nhân thúc đẩy: phần lớn là nhiễm khuẩn, VR (50%), VK (S.pneumoniae, H. influenzae và M.Catarrhalis) và ô nhiễm không khí. Hiếm gặp: tắc mạch phổi, tràn khí màng phổi, suy tim trái, loạn nhịp, rối loạn chuyển hoá, nhiễm trùng.

Ho khạc đờm nặng lên, đờm vàng đục, có thể sốt, khó thở tăng lên

Cận lâm sàng

Chức năng hô hấp:

Chẩn đoán xác định tắc nghẽn và đánh giá mức độ nặng

Chỉ định:

  • Ho khạc đờm kéo dài.
  • Hút thuốc lá và trên 45 tuổi

Biểu hiện:

  • Giảm FEV1< 80%, FEV1/VC< 70%,
  • Tăng thể tích cặn RV, thể tích cặn chức năng FRC
  • Tắc nghẽn đường thở nhỏ: FEF25-75% giảm hoặc V25, V50, V75 giảm
  • Test hồi phục PQ với thuốc giãn PQ (xịt 400mg salbutamol): âm tính
  • Test hồi phục PQ với corticoid: sau điều trị 6 tuần đến 3 tháng corticoid xịt đo lại CNHH, đây là tiêu chí để xem xét dùng corticoid kéo dài

Khí máu động mạch:

Giai đoạn sớm: chỉ giảm PO2

Giai đoạn muộn:

  • Typ A: PO2 giảm nhẹ hoặc vừa (thường > 65mmHg), PCO2 bình thường hoặc giảm nhẹ
  • Typ B: giảm đáng kể PO2, tăng PCO2 mạn tính

X quang phổi thẳng:

  • Giai đoạn đầu: đa số bình thường, hoặc có thể thấy hình ảnh phổi bẩn
  • Lồng ngực giãn: tăng khoảng sáng trước, sau tim vòm hoành bị đẩy xuống, xương sườn nằm ngang. Một số trường hợp có thể thấy vòm hoành phẳng hoặc vòm hoành đảo
  • Hình ảnh dày thành PQ
  • Hình ảnh bóng khí, kén khí
  • Các mạch máu ngoại vi thưa thớt tạo nên vùng giảm động mạch kết hợp với hình ảnh căng giãn phổi
  • Cung động mạch phổi nổi, đập, kích thước động mạch phổi ngoại vi thon lại nhanh chóng. Đường kính ĐMP thùy dưới P >16 mm là dấu hiệu tăng áp lực ĐMP
  • Tim dài và thong giai đoạn cuối tim to toàn bộ

CT scanner:

Chụp lớp mỏng 1 mm, độ phân giải cao

  • Giãn phế nang trung tâm tiểu thuỳ
  • Giãn phế nang toàn tiểu thuỳ
  • Giãn phế nang cạnh vách, bóng khí

Điện tâm đồ:

  • Xác định biến chứng TPM
  • P phế II, III, aVF
  • Trục phải: ít nhất 2 trong 5: (1)Trục phải, alpha > 110 độ; (2) R/S ở V5, V6 < 1; (3) Sóng S chiếm ưu thế ở D1 hoặc bloc nhánh phải không hoàn toàn, (4) P > 2mm ở DII, (5)T đảo ngược ở V1 – V4 hoặc V2 và V3

Siêu âm tim:

Tăng áp động mạch phổi

Chẩn đoán giai đoạn COPD: theo GOLD-2003

Chẩn đoán mức độ nặng của đợt cấp COPD:

  • Mức độ nhẹ: khó thở khi đi lại, đối thoại được, nhịp thở < 20 lần/phút, M , 100l/ phút, Sa02 > 95%, khí máu bình thường
  • Mức độ trung bình: khó thở khi nói, nói từng câu, kích thích nhẹ, thở 20 – 25l/ phút, có co kéo nhẹ cơ hô hấp, M 100 – 120l/ phút, Sa02 91 – 95%, tăng nhẹ CO2 45 – 50mmHg, pH 7,3 – 7,38
  • Mức độ nặng: khó thở khi nghỉ, nói từng từ, kích thích nhiều, thở 25 – 30l/ phút, co kéo cơ hô hấp rõ, M > 120l/ phút, Sp02 85 – 90%, Pa02 40 – 60mmHg, PCO2 50 – 60mmHg, pH 7,25 – 7,3
  • Mức độ nguy kịch: thở ngáp hoặc khó thở dữ dội, không nói được, ngủ gà, hôn mê, thở > 30l/ phút, nhịp chậm, rối loạn, hô hấp nghịch thường, SpO2 < 40mmHg, PaCO2 > 60mmHg, pH < 7,25

Benh.vn

Bài viết Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-2034/feed/ 0
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính https://benh.vn/benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-4889/ https://benh.vn/benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-4889/#respond Sat, 04 Mar 2017 05:12:37 +0000 http://benh2.vn/benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-4889/ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - tìm hiểu về nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị,...

Bài viết Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – tìm hiểu về nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị,…

Tổng quan

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) hay các bác sĩ thường gọi là COPD đó là những chữ cái đầu viết tắt của cụm từ tiếng anh (chronic obstructive pulmonary disease). Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính niêm mạc phế quản dẫn đến tắc nghẽn đường thở từ từ và không hồi phục. Quá trình này liên quan đến đáp ứng viêm bất thường của phổi với các chất khói, khí, các hạt độc hại. Bệnh về cơ bản có thể phòng và điều trị ổn định được.

Tổn thương trong BPTNMT ban đầu chủ yếu tập trung ở các nhánh phế quản nhỏ và nhu mô phổi, tuy nhiên ở những giai đoạn nặng, bệnh không chỉ khu trú ở phổi phế quản mà gây tổn thương trên toàn thân như ở tim, cơ, xương, tâm thần….do vậy bệnh có biểu hiện mang tính chất toàn thân.

Bản chất của BPTNMT là tình trạng viêm mạn tính gây phù nề, chít hẹp phế quản và phá huỷ các phế nang là túi chứa khí của phổi làm cản trở sự trao đổi khí do vậy làm nồng độ khí oxy trong máu bị giảm, tích đọng nhiều khí carbonic. Tình trạng thiếu oxy thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan đặc biệt là tim, giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh ít đi lại, chủ yếu sống trong nhà, giao tiếp xã hội bị hạn chế, chất lượng công việc, tình cảm bị ảnh hưởng nghiêm trọng, về lâu dài có thể gây chứng trầm cảm…

Thực trạng

Đây là một bệnh phổi mạn tính thường gặp, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến năm 1997, trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc BPTNMT và bệnh được xếp hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong. Dự đoán trong thập kỷ này số người mắc bệnh sẽ tăng lên gấp 3 – 4 lần. Ở Việt Nam tỷ lệ mắc trong toàn quốc ở người trên 40 tuổi là 4,2%, ở Hà Nội: 2%, Hải Phòng: 5,65%. Tỷ lệ bệnh nhân BPTNMT điều trị tại Trung tâm Hô Hấp BV Bạch Mai chiếm 25,1% đứng đầu trong các bệnh phổi.

Các triệu chứng lâm sàng của BPTNMT

Ở giai đoạn sớm, những triệu chứng thường làm các bác sĩ hướng tới BPTNMT: ho, khạc đờm kéo dài. Nguy cơ có BPTNMT càng lớn hơn nếu các triệu chứng này xuất hiện trên những người có tiếp xúc thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào hoặc hít phải khói thuốc thụ động, tiếp xúc khói, bụi công nghiệp, khói bếp củi, bếp than….

Bệnh nhân thường chủ quan với chính những triệu chứng ho, khạc đờm mạn tính, và coi những triệu chứng này là thông thường ở người hút thuốc hoặc tiếp xúc khói, bụi. Do vậy, bệnh không được phát hiện kịp thời, nên tiếp tục tiến triển nặng dần lên, nhiều bệnh nhân chỉ đi khám khi đã xuất hiện khó thở, thường lúc đó bệnh đã ở giai đoạn muộn. Ban đầu, khó thở thường chỉ xuất hiện khi gắng sức, càng về sau khó thở càng xuất hiện thường xuyên hơn và đến giai đoạn cuối cùng của bệnh, khó thở xuất hiện cả khi nghỉ ngơi tại giường.

Do bệnh diễn biến trong thời gian dài, ngoài phổi và các cơ trợ giúp cho việc hít thở của người bệnh hoạt động gắng sức, các bộ phận khác, trong đó đáng kể nhất là tim cũng bị ảnh hưởng và phải hoạt động nhiều hơn. Chính vì vậy, ở giai đoạn cuối, người bệnh có suy tim với các biểu hiện như mắt lồi đỏ như mắt ếch, gan to, phù chân, tiểu ít… Một số bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm, loãng xương…

Nguyên nhân gây bệnh (các yếu tố nguy cơ)

Có hai loại yếu tố nguy cơ có thể là nguyên nhân gây BPTNMT:

– Các yếu tố nội tại:

Các thiếu hụt, khuyết tật về gen như thiếu hụt men alpha 1 antitrypsin (ít gặp, ở những người này bệnh xuất hiện sớm trước tuổi 40 và nặng lên nhanh chóng).

– Các yếu tố môi trường:

Khói thuốc lá, thuốc lào, khí thải, khí độc công nghiệp, ô nhiễm trong nhà, ô nhiễm môi trường.

Thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh trong hơn 90% các trường hợp, tuy nhiên không phải tất cả những người hút thuốc đều mắc BPTNMT. Khoảng 20 – 30% số người sử dụng từ trên 20 điếu thuốc lá mỗi ngày sẽ có các biểu hiện sớm hoặc muộn của BPTNMT.

BPTNMT do tiếp xúc bụi nghề nghiệp gặp ở khoảng 10% các trường hợp. Thợ mỏ, công nhân làm việc tại các xưởng đúc, xưởng luyện kim, công nhân xây dựng, thợ dệt, nông dân… là những người phơi nhiễm thường xuyên với các yếu tố kích thích phế quản, họ có nguy cơ cao bị mắc BPTNMT. Các yếu tố gây bệnh có thể là: khí độc, xi măng, các sản phẩm của than đá, bụi silic và các chất kích thích sử dụng trong nông nghiệp. BPTNMT nghề nghiệp ở những người hút thuốc tiến triển nhanh và nặng hơn so với BPTNMT do nghề nghiệp nhưng không hút thuốc lá.

Yếu tố khác như ô nhiễm đô thị và ô nhiễm trong nhà không phải là các nguyên nhân trực tiếp tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bệnh.

Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chẩn đoán dựa chủ yếu trên sự xuất hiện các triệu chứng mạn tính như ho, khạc đờm, khó thở ở những người hút thuốc lá, thuốc lào.

Chẩn đoán được khẳng định nếu thấy có rối loạn thông khí tắc nghẽn cố định khi đo chức năng hô hấp.

Cần hướng tới chẩn đoán BPTNMT ở những người > 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, hoặc tiếp xúc khói, bụi kéo dài. Đo chức năng hô hấp để xác định chẩn đoán.

Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Cho đến nay, chưa có bất cứ phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn BPTNMT, tuy nhiên, với việc thực hiện nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ như: (1) bỏ hút thuốc, tránh tiếp xúc khói thuốc, (2) dùng thuốc giãn phế quản và corticoid phù hợp, đầy đủ, (3) tiêm phòng vacxin phòng cúm và phòng phế cầu, (4) có kiến thức đầy đủ về BPTNMT (hiểu về bệnh và các dấu hiệu cần thay đổi điều trị, khám bác sĩ, hoặc nhập viện cấp cứu). Khi đó bệnh của bệnh nhân có thể được kiểm soát, bên cạnh đó còn làm giảm số đợt cấp cần nhập viện.

Các thuốc giãn phế quản là thuốc điều trị chủ yếu đối với BPTNMT, các thuốc này cần được sử dụng phù hợp với giai đoạn bệnh. Thuốc dạng phun, hít được ưu tiên dùng hơn thuốc dạng uống. Để sử dụng tốt các thuốc dạng phun, hít, xịt hoặc khí dùng, bệnh nhân và người nhà cần được tập huấn kỹ trước khi dùng và được kiểm tra cách dùng ở mỗi lần đến khám lại.

Các thuốc giãn phế quản gồm 2 loại, loại tác dụng nhanh (bắt đầu tác dụng sau vài phút và kéo dài trong 4-5 giờ) và loại tác dụng kéo dài trong khoảng 12 giờ. Nếu cần phải sử dụng các thuốc giãn phế quản nhiều lần trong ngày thì thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài sẽ giúp bệnh nhân thích nghi tốt hơn. Bác sĩ sẽ là người lựa chọn các thuốc thích hợp với bệnh nhân trong số các thuốc này.

Cần lưu ý, khi đã được chẩn đoán BPTNMT thì phải dùng thuốc giãn phế quản suốt đời, ngay cả khi không có cảm giác khó thở hoặc không thấy ho.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội phòng chống BPTNMT toàn cầu, thuốc corticoid dạng hít (thuốc hít, xịt hoặc khí dùng) được khuyến cáo sử dụng kéo dài cho các bệnh nhân có BPTNMT từ giai đoạn III trở đi (Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên < 50% và Gaensler < 70%). Corticoid đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch chỉ nên được dùng khi BPTNMT nặng nhập viện vì đợt cấp. Không nên dùng corticoid đường uống hoặc tiêm truyền kéo dài do có thể gây rất nhiều tác dụng phụ như đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương, loét dạ dày tá tràng …

Thận trọng khi sử dụng một số thuốc điều trị các bệnh tim mạch, tăng huyết áp hoặc glaucome (các thuốc nhỏ mắt): thuốc ức chế bêta giao cảm. Các thuốc này có thể làm co thắt đường thở và làm khó thở nặng hơn, các thuốc ức chế thụ thể angiotensin giúp hạ huyết áp, nhưng đồng thời cũng có thể gây ho, do vậy gây khó khăn khi theo dõi, đánh giá mức độ nặng cũng như cải thiện với điều trị.

Khi BPTNMT ở giai đoạn trung bình tới nặng hoặc đang tiến triển, cần tránh tuyệt đối không dùng thuốc an thần, thuốc ngủ. Các thuốc này giúp ngủ, an thần, nhưng đồng thời nó cũng ức chế hoạt động của trung tâm hô hấp, giảm phản xạ ho, do vậy làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, đôi khi gây ngừng thở hoàn toàn.

Tiêm vacxin phòng cúm hàng năm, phòng phế cầu cứ 3 đến 5 năm một lần để tránh nhiễm khuẩn.

Lý liệu pháp là một cách điều trị nhằm giải phóng sự tắc nghẽn phế quản bởi dịch tiết khi có các đợt cấp mặt khác cũng là điều trị phục hồi chức năng phổi: tập ho có điều khiển: Hít vào hết sức rồi thở ra mạnh, miệng hơi hé mở, ho khoảng 2-3 lần để đẩy đờm lên cổ họng. Tập thở cơ hoành: ngồi tư thế thoải mái ở ghế hoặc trên giường, đặt một tay lên ngực và một tay lên bụng thổi ra một cách chậm rãi và thật chậm nếu có thể cảm nhận được lồng ngực hạ thấp xuống và bụng thì thóp lại, cuối thì thở ra hít vào sâu bằng mũi: cảm thấy bụng căng phồng lên và lồng ngực thì được nâng cao lên. Sự luyện tập để thích nghi với gắng sức đặc biệt được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn có khó thở đối với các gắng sức nhẹ.

Điều trị oxy chỉ được chỉ định ở giai đoạn suy hô hấp có nghĩa là khi người bệnh bị thiếu oxy trong máu, PaO2 < 55mmHg hoặc có các dấu hiệu suy tim phải.

Phẫu thuật giảm thể tích phổi được chỉ định trong các trường hợp đặc biệt để điều trị các hậu quả của giãn phế nang. Các tổn thương giãn phế nang không phải chỉ tập trung một chỗ trong phổi vì vậy phẫu thuật chỉ có thể cắt bỏ được một số, mục tiêu để giảm áp lực của những bóng khí này lên vùng phổi vẫn còn hoạt động.

Ghép phổi là một phẫu thuật nặng nề và phải điều trị phòng thải ghép lâu dài. Nó chỉ được chỉ định trong rất ít các trường hợp. Hiện nay ở Việt Nam chưa thực hiện được.

Ngừng hút thuốc là một biện pháp điều trị quan trọng nhất trong điều trị BPTNMT. Các dẫn xuất thay thế nicotin: cao dán, kẹo cao su, viên nén ngậm dưới lưỡi hoặc dạng khí dùng làm giảm cảm giác thèm thuốc. Sử dụng trong vòng 2 đến 3 tháng với liều giảm dần. Thuốc sử dụng bằng đường uống làm giảm cảm giác thiếu nicotin và tác động lên một số vùng của não làm giảm sự phụ thuộc nicotin: buprobion, varenicline… Các thuốc này được chỉ định khi không có rối loạn kiểu co giật, suy gan…. có thể phối hợp với các dẫn xuất của nicotin. Châm cứu, thuốc đông y, điều trị tâm lý, không có các bằng chứng khoa học về hiệu quả cai nghiện của những phương pháp này tuy nhiên trong một số trường hợp nó cũng có ý nghĩa giúp đỡ về mặt tâm lý.

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay đôi khi còn gọi là đợt bùng phát

Đợt cấp BPTNMT là tình trạng xấu đi của các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các bệnh nhân thường không đáp ứng với các điều trị hàng ngày, hoặc có xuất hiện thêm các triệu chứng mới. Hầu hết nguyên nhân của đợt cấp do nhiễm trùng (virus hoặc vi khuẩn), tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể có đợt cấp do hít phải khói, bụi, hoặc tràn khí màng phổi…

Khi xuất hiện đợt cấp BPTNMT, cần liên hệ với các bác sĩ hoặc đến khám tại các phòng khám để có hướng điều trị phù hợp.

Hầu hết các trường hợp đợt cấp nhẹ đều có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên, những trường hợp có suy hô hấp, không đáp ứng với điều trị thuốc tại nhà nên được điều trị tại bệnh viện.

Các điều trị chung cho tất cả các bệnh nhân có đợt cấp thường bao gồm việc tăng liều thuốc giãn phế quản, corticoid đường phun hít. Các điều trị khác tuỳ theo nguyên nhân gây đợt cấp: Nếu có biểu hiện nhiễm trùng (tăng số lượng đờm, khạc đờm mủ) cần được điều trị với kháng sinh, trong khi những trường hợp có đợt cấp do nhồi máu phổi cần được điều trị thuốc chống đông hoặc khi có tràn khí màng phổi cần được mở màng phổi dẫn lưu khí…

Các biến chứng có thể gặp

Suy tim phải, suy hô hấp mạn tính, trầm cảm….

Phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp củi bếp than, khói bụi công nghiệp. Nơi ở phải thoáng mát tránh ẩm thấp.

Dự phòng và điều trị tốt nhiễm trùng đường hô hấp.

Thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

 

Bài viết Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-4889/feed/ 0
Dễ chết vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính https://benh.vn/de-chet-vi-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-3339/ https://benh.vn/de-chet-vi-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-3339/#respond Mon, 25 Jul 2016 03:33:56 +0000 http://benh2.vn/de-chet-vi-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-3339/ Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có tỉ lệ mắc cao và ngày càng gia tăng. Đáng chú ý, gần 90% người mắc bệnh này có tiền sử hút thuốc lá.

Bài viết Dễ chết vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có tỉ lệ mắc cao và ngày càng gia tăng. Đáng chú ý, gần 90% người mắc bệnh này có tiền sử hút thuốc lá

Bệnh nhân Trần Văn Quân (58 tuổi, ở Ninh Bình) đang điều trị tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội) được chẩn đoán bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) từ năm 2008. Đây là lần thứ hai ông Quân nhập viện trong vòng hơn 1 tháng qua vì khó thở kéo dài, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém và luôn bị hành hạ bởi những cơn ho. Theo các bác sĩ, một trong những lý do khiến bệnh của ông liên tục tái phát và nặng hơn là do ông chưa bỏ hẳn được thói quen hút thuốc lá. Ông Quân cho biết gần 5 năm qua ông hầu như không làm được việc gì vì chỉ cần vận động lâu một chút là đã mệt và khó thở.

Hút thuốc lá đến chết

Cũng tại đây, bà Mai Thị Ngọc (hơn 60 tuổi, ở Hải Phòng) là bệnh nhân nữ duy nhất đang được điều trị COPD trong tình trạng khó thở, mệt mỏi, thóp ngực, cơ thể hom hem. Bà Ngọc cho biết bà từng hút thuốc lào khi còn khá trẻ, mấy năm gần đây thấy ho nhiều, nuốt khó nên đi khám bệnh và được các bác sĩ kết luận bị u vòm họng kết hợp với bệnh COPD. Từ đó đến nay mỗi khi thay đổi thời tiết, bà Ngọc lại phải nhập viện.

Một bệnh nhân COPD đang được điều trị tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai

TS-BS Chu Thị Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, cho biết trong số khoảng 6.000 bệnh nhân điều trị nội trú mỗi năm tại trung tâm thì có 25%-30% là bệnh nhân COPD. Các bệnh nhân COPD thường ở độ tuổi trên 50 và đến 90% trong số họ có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. “Thậm chí, ngay cả khi đã được nhắc nhở bỏ thuốc nhưng nhiều người vẫn không bỏ được thói quen này. Có lẽ, do bệnh không “chết ngay” nên họ vẫn chưa sợ” – bác sĩ Hạnh nói.

Diễn biến âm thầm

Theo PGS-TS Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, COPD được xếp vào hàng thứ 6/10 bệnh thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên thế giới, sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Tại các cơ sở y tế, đây cũng là bệnh lý chiếm tỉ lệ cao nhất tại các khoa bệnh phổi. Cũng theo PGS-TS Châu, COPD được coi là “sát thủ” vô hình đối với con người bởi bệnh diễn biến âm thầm, không gây nguy hiểm tức thì cho người bệnh nhưng người bệnh sẽ thường xuyên bị thiếu ôxy trong máu, gây mệt mỏi, khó thở, tức ngực, ho, suy nhược, thậm chí không di chuyển được.

Hậu quả là người bệnh mất sức lao động, thậm chí không thể tự chăm sóc bản thân. Đặc biệt, COPD dễ dẫn đến các biến chứng bệnh phổi khác như viêm phổi, tràn khí màng phổi, u phổi và khiến nhiều bệnh khác nặng thêm như suy tim, đái tháo đường…

Dấu hiệu đầu tiên mà bệnh nhân có thể tự nhận biết là ho, khạc đàm vào buổi sáng. Ở độ tuổi 40, triệu chứng khó thở và khạc đàm kinh niên, đôi lúc khò khè sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, người hút thuốc lá nhiều thường chủ quan cho rằng ho khạc là do hút thuốc lá mà không nghĩ rằng mình bị bệnh. Vào độ tuổi 50, bắt đầu xuất hiện những đợt bùng phát các triệu chứng hô hấp với những đợt ho nặng hơn, khó thở, hụt hơi. Khó thở khi vận động sẽ xuất hiện rõ vào độ tuổi 60. Lúc đầu, bệnh nhân chỉ mệt khi đi vội hay đi lên dốc, lên cầu thang nhưng về sau thì ăn uống, tắm rửa, thay quần áo cũng bị khó thở.

Theo TS-BS Chu Thị Hạnh, khoảng 10% bệnh nhân COPD không hề hút thuốc mà do bụi, hóa chất nghề nghiệp, khói bếp, không khí ô nhiễm… Đáng lo ngại là nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao hơn ở người vừa có phơi nhiễm nghề nghiệp lại vừa hút thuốc.

PGS-TS Ngô Quý Châu cho biết thêm đây cũng là căn bệnh gây nhiều tốn kém cho bệnh nhân bởi chi phí điều trị cao hơn nhiều so với bệnh hen, lao, viêm phổi…  Bệnh cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống. “Từ trước đến nay, COPD thường được xem là bệnh của người già. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc COPD đang có xu hướng trẻ hóa. Nhiều người chưa đến 30 tuổi đã bị mắc bệnh do đã hút thuốc từ năm 7-8 tuổi hoặc sống trong gia đình có người hút thuốc” – PGS-TS Châu cảnh báo.

Khám miễn phí cho 1.000 người

Theo PGS-TS Ngô Quý Châu, ngày 10-11 tới đây, BV Bạch Mai sẽ tổ chức khám sàng lọc và phát thuốc miễn phí cho khoảng 1.000 bệnh nhân COPD. Những người có biểu hiện ho, ho ra đờm, khó thở, thở khò khè, tức ngực, mệt mỏi và bản thân hút thuốc trên 10 năm hoặc tiếp xúc nhiều với khói than, củi, rơm rạ trên 30 năm, môi trường làm việc độc hại… nên đến khám và tư vấn về COPD. Đăng ký qua số điện thoại: 04.36291207 hoặc email duanbenhphoi@gmail.com.

Benh.vn (theo nguoilaodong)

Bài viết Dễ chết vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/de-chet-vi-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-3339/feed/ 0
Phát hiện có sự liên quan di truyền, hút thuốc và bệnh phổi tắc nghẽn https://benh.vn/phat-hien-co-su-lien-quan-di-truyen-hut-thuoc-va-benh-phoi-tac-nghen-7647/ https://benh.vn/phat-hien-co-su-lien-quan-di-truyen-hut-thuoc-va-benh-phoi-tac-nghen-7647/#respond Wed, 27 Apr 2016 06:25:21 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-co-su-lien-quan-di-truyen-hut-thuoc-va-benh-phoi-tac-nghen-7647/ Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một mối quan tâm sức khỏe cộng đồng và là nguyên nhân gây tử vong thứ ba trên toàn thế giới. Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí The Lancet Respiratory Medicine cho thấy rằng yếu tố di truyền, cũng như hút thuốc, có thể gây ra bệnh phổi.

Bài viết Phát hiện có sự liên quan di truyền, hút thuốc và bệnh phổi tắc nghẽn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một mối quan tâm sức khỏe cộng đồng và là nguyên nhân gây tử vong thứ ba trên toàn thế giới. Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí The Lancet Respiratory Medicine cho thấy rằng yếu tố di truyền, cũng như hút thuốc, có thể gây ra bệnh phổi.

Có bằng chứng cơ sở di truyền, hành vi hút thuốc và bệnh phổi.

Nghiên cứu được tiến hành bởi giáo sư Ian Hall của Trung tâm y tế Queen tại Đại học Nottingham và các đồng nghiệp, cố gắng tìm hiểu cơ sở di truyền của luồng không khí cản trở trong hành vi hút thuốc, mà họ tin là chìa khóa để xác định nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ( COPD). Đánh giá các “kiến trúc di truyền của hành vi hút thuốc và kiểu hình chức năng của phổi.”

Trong khi hút thuốc lá và ô nhiễm không khí trong nhà được cho là có yếu tố nguy cơ COPD, có cũng được cho là một thành phần di truyền mạnh mẽ trong cả hành vi hút thuốc và nguy cơ COPD và các bệnh phổi khác.

Báo cáo đưa ra bày bằng chứng cho thấy giữa người nghiện thuốc lá và những người chưa bao giờ hút thuốc, có được chia sẻ nguyên nhân di truyền của bệnh phổi. Nó cũng cho thấy rằng hút thuốc và hiệu ứng di truyền đóng vai trò riêng biệt để gây COPD.

Hơn nữa, nó lập luận rằng có được chia sẻ nguyên nhân di truyền của luồng không khí tắc giữa các thành viên với bệnh hen suyễn, có hoặc không có bệnh hen suyễn được chẩn đoán của bác sĩ.

Trong một nghiên cứu di truyền lớn lấy mẫu cá nhân từ Biobank Anh với yếu tố là tốt nhất, trung bình hoặc các chức năng phổi kém nhất trong số người nghiện thuốc lá và người không hút thuốc.

Thông tin nhanh về bệnh COPD:

– COPD là số ba kẻ giết người ở Mỹ

– Hút thuốc gây ra lên đến 9 của tất cả 10 ca tử vong liên quan đến COPD

– Tuy nhiên, đến 1 trong 6 người bị COPD đã bao giờ hút thuốc.

Tìm hiểu thêm về bệnh COPD

Dự án bao gồm 152.030 người da trắng, người gốc châu Âu, những người này hoặc là người nghiện thuốc lá (46.758 người) hoặc không bao giờ hút thuốc (105.272).

Họ được chọn từ những thái cực của chức năng phổi, xem liệu họ có thể tích thở cao hay thấp (FEV) – FEV là một chỉ số về sức khỏe phổi. Các nhà khoa học sau đó điều tra xem có bị chia sẻ nguyên nhân di truyền giữa các kiểu hình khác nhau được xác định bởi thái cực của FEV.

FEV là thước đo bao nhiêu không khí một người có thể thở ra trong một hơi thở buộc và được nắm bắt thông qua đo phế dung. Nếu số lượng thở không khí được đo trong giây đầu tiên, đây là FEV1.

Một mảng kiểu gen mới được sử dụng, mà giữ mức trên 800.000 biến thể di truyền trong mỗi người tham gia tại Biobank và các phương pháp phân tích mới của dữ liệu di truyền. Bằng cách này, họ có thể so sánh sức khỏe phổi và hành vi hút thuốc với cả hai biến thể di truyền phổ biến và hiếm trên toàn bộ gen của toàn thể nhân loại.

Phát hiện các biến thể gene mới và liên kết với bệnh phổi

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra sáu biến thể di truyền độc lập kết hợp với tình trạng phổi và bệnh COPD. Họ cũng phát hiện các biến thể gen liên quan đến COPD ở những người chưa bao giờ hút thuốc.

Nhóm nghiên cứu thấy rằng những con số của các bản sao của chuỗi lặp lại của các gen trên nhiễm sắc thể số 17 có liên quan với sức khỏe phổi ở người nghiện thuốc lá và cũng trong những người đã từng hút thuốc.

Năm biến thể di truyền độc lập đã được phát hiện trong đó có liên quan đến thuốc lá nặng. Điều này có thể hữu ích trong việc phòng chống COPD và các bệnh liên quan đến hút thuốc lá khác.

Hiểu biết mới về cơ chế liên quan đến COPD

Những phát hiện này cung cấp hiểu biết mới về cơ chế cụ thể bên dưới luồng khí tắc nghẽn, COPD và nghiện thuốc lá. Họ tiết lộ nguyên nhân di truyền mới của chức năng phổi và hành vi hút thuốc và cung cấp bằng chứng về cấu trúc di truyền chia sẻ cản trở luồng không khí cơ bản giữa các cá nhân, bất kể hành vi hút thuốc và các bệnh đường hô hấp khác.

Xét về phương pháp luận, các nhà nghiên cứu đưa ra tính hữu ích của việc lấy mẫu từ các dữ liệu Biobank để xác định dấu ấn di truyền mới có thể làm cơ sở cho các kiểu hình rất quan trọng trong sự phát triển của bệnh đường hô hấp và hành vi hút thuốc. Họ đề nghị tiếp tục nghiên cứu các yếu tố di truyền, mở rộng và củng cố các công việc thực hiện cho đến nay.

“Những phát hiện này, lấy nhau với những phát hiện trước đó, sẽ giúp xác định con đường cơ bản để phát triển khuynh hướng của COPD và hành vi hút thuốc.

Tương lai của nghiên cứu

Một sự hiểu biết đầy đủ về các cơ chế sinh học cơ bản yếu tố di truyền sẽ cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về sinh lý bệnh COPD và hành vi hút thuốc, khả năng thúc đẩy chiến lược điều trị mới đối với việc quản lý các bệnh đường hô hấp và phòng chống nghiện nicotine.”

Các tác giả đều lạc quan rằng nghiên cứu này cuối cùng sẽ dẫn đến cách tiếp cận mới và cải tiến giúp mọi người ngừng hút thuốc và phòng chống và điều trị COPD.

Đầu năm nay, đã có báo cáo về các loại protein nhất định dẫn đến sản xuất quá mức chất nhầy trong các bệnh như hen suyễn và COPD.

Theo MNT

Bài viết Phát hiện có sự liên quan di truyền, hút thuốc và bệnh phổi tắc nghẽn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-co-su-lien-quan-di-truyen-hut-thuoc-va-benh-phoi-tac-nghen-7647/feed/ 0
Khám miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Mai https://benh.vn/kham-mien-phi-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-tai-benh-vien-bach-mai-5980/ https://benh.vn/kham-mien-phi-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-tai-benh-vien-bach-mai-5980/#respond Sat, 01 Nov 2014 05:37:20 +0000 http://benh2.vn/kham-mien-phi-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-tai-benh-vien-bach-mai-5980/ Khám miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Khám miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Mai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khám miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Mai

Hưởng ứng Ngày Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu năm 2014, ngày 8-11 tới đây, Bệnh viện Bạch Mai sẽ tổ chức khám, tư vấn miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho các bệnh nhân trên 40 tuổi và có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, thuốc lào trên 10 năm; tiếp xúc trực tiếp với khói, bụi, hóa chất nghề nghiệp; khó thở nặng dần theo thời gian; bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh dị ứng, viêm mũi dị ứng hoặc mắc hen phế quản… cho người dân

Những đối tượng được khám, tư vấn miễn phí là người dân khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Người dân đến khám trực tiếp tại Bệnh viện Bạch Mai hoặc có thể đăng ký khám qua số điện thoại: (04) 3.629. 1207.

Benh.vn

Bài viết Khám miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Mai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/kham-mien-phi-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-tai-benh-vien-bach-mai-5980/feed/ 0