Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 24 Mar 2024 09:43:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những lưu ý khi sử dụng lá mùi, hạt mùi để phòng bệnh sởi https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-la-mui-hat-mui-de-phong-benh-soi-5147/ https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-la-mui-hat-mui-de-phong-benh-soi-5147/#respond Mon, 25 Mar 2024 05:17:53 +0000 http://benh2.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-la-mui-hat-mui-de-phong-benh-soi-5147/ Trên khắp các tỉnh thành trên cả nước, số lượng trẻ bị sởi dẫn đến biến chứng: viêm phổi, suy hô hấp…đang tăng cao. Dịch sởi hoành hành gây lo lắng, hoang mang cho các bà mẹ có con nhỏ, nhất là các cháu độ tuổi mẫu giáo vì môi trường lây lan rất cao.

Bài viết Những lưu ý khi sử dụng lá mùi, hạt mùi để phòng bệnh sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trên khắp các tỉnh thành trên cả nước, số lượng trẻ bị sởi dẫn đến biến chứng: viêm phổi, suy hô hấp…đang tăng cao. Dịch sởi hoành hành gây lo lắng, hoang mang cho các bà mẹ có con nhỏ, nhất là các cháu độ tuổi mẫu giáo vì môi trường lây lan rất cao.

Để phòng bệnh cho các con, mọi biện pháp phòng bệnh sởi được áp dụng, trong đó dùng mùi tắm để phòng bệnh được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, dùng cây mùi, hạt mùi để phòng bệnh sởi có những nguyên tắc riêng mà không phải ai cũng biết.

Vậy, tác dụng của lá mùi, hạt mùi trong việc phòng bệnh sởi như thế nào? Những lưu ý khi dùng hạt mùi, lá mùi để phòng sởi?

Bệnh sởi

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải (trẻ em, người lớn, người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch bị tổn thương…) đặc biệt bệnh sởi ở trẻ em (dưới 3 tuổi) gây biến chứng tử vong rất cao.

Đặc trưng của sởi là ban dạng dát-sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao…

Tìm hiểu về rau mùi

Rau mùi tên khoa học là Coriandrum sativum L hay còn gọi là ngò, ngò rí, hồ tuy, mùi ta, ngổ thơm…là loài cây thân thảo sống hằng năm thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc bản địa từ Tây Nam Á về phía tây đến tận châu Phi.

Tại Việt Nam, rau mùi được trồng ở khắp nơi, dùng làm rau, gia vị và làm thuốc.

Rau mùi được dùng làm gia vị, làm thuốc để phòng bệnh sởi (Ảnh minh họa)

Thành phần hóa học trong rau mùi già

  • Trong rau mùi chứa 93,3% nước, 2,6% protid, 0,7% glucid, 1,8% xenluloza, chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C (140 mg%).
  • Trong hạt mùi có nước, từ 16 – 18% protid, 13-15% lipid, 38% xenluloza, 13% chất không nito và khoảng 1% tinh dầu. ..

Tác dụng của lá mùi, dầu mùi

Hạt mùi

  • Hạt mùi già có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.
  • Giúp phòng tránh bệnh sởi.

Dầu mùi

  • Có khả năng kháng khuẩn.
  • Là một trong 20 loại dầu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới như một chất phụ gia thực phẩm.
  • Có tác dụng giảm đau, giảm chuột rút, co giật, giảm buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa và điều trị các nhiễm trùng do nấm…
  • Giúp kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật, ngăn ngừa các bệnh lây qua đường thực phẩm và điều trị các bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh…

Cách sử dụng lá mùi, hạt mùi để phòng sởi

Tắm cho trẻ bằng lá mùi

  • Rửa sạch lá mùi (tươi hoặc khô).
  • Cho lá mùi đã rửa sạch vào nước và đun sôi (5 đến 10 phút).
  • Dùng hỗn hợp nước mùi (để nguội) để tắm cho trẻ…

Lá mùi dùng để tắm giúp trẻ kháng khuẩn và phòng bệnh sởi (Ảnh minh họa)

Đun hạt mùi lấy nước uống

  • Rửa sạch hạt mùi.
  • Cho hạt mùi vào ấm đun sôi từ 10 đến 15 phút (để nhỏ lửa).
  • Dùng hỗn hợp nước hạt mùi đã nguội cho trẻ uống để phòng bệnh sởi…

Những lưu ý khi dùng hạt mùi, lá mùi để phòng sởi

  • Việc phòng ngừa bằng rau mùi và hạt mùi để phòng sởi có tác dụng tốt, tuy nhiên chỉ có tính chất phòng bệnh.
  • Có thể cho trẻ uống nước hạt mùi sắc (áp dụng đối với những trẻ không bị mẫn cảm với rau mùi, hạt mùi).
  • Khi trẻ bị sởi tuyệt đối không tắm hạt mùi, rau mùi…

Phương pháp phòng tránh bệnh sởi

  • Người lớn sau khi ra ngoài đường, đi làm về cần vệ sinh thân thể sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, các yếu tố gây bệnh sởi.
  • Đối với với những người đã tiếp xúc với bệnh nhân sởi cần rửa mặt mũi chân tay, thay quần áo trước khi tiếp xúc với trẻ.
  • Tránh cho trẻ ra chỗ đông người.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Nếu trẻ bị ốm sốt thì phải thu xếp cho trẻ nghỉ học và đi khám sớm.
  • Khi trẻ bị sởi, gia đình cho trẻ nghỉ học để tránh dịch bùng phát mạnh hơn.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu và duy trì càng lâu càng tốt.
  • Cho trẻ tiêm đủ các mũi vacxin sởi theo đúng quy định.
  • Với các mẹ đang chuẩn bị có bầu cần đi tiêm phòng mũi Sởi – Thủy đậu – Rubella để sau khi sinh bé, kháng thể sởi sẽ có trong sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ trong 6 tháng đầu đời…

Tiêm vacxin phòng sởi là phương pháp hữu hiệu nhất (Ảnh minh họa)

Lời kết

Thời tiết giao mùa từ xuân sang hạ gây mưa, nắng thất thường tạo điều kiện cho dịch sởi bùng phát mạnh mẽ trên khắp các tỉnh thành cả nước. Đặc biệt tại các thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trẻ em nhập viện vì biến chứng sởi rất cao.

Vì vậy, đề phòng bệnh sởi và bảo vệ sức khỏe cho con em mình, các bà mẹ cần: cho con ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đi tiêm phòng sởi đầy đủ, cách ly trẻ bị sởi, tránh cho trẻ ra chỗ đông người…Ngoài ra cần cho trẻ tắm nước rau mùi hàng ngày để kháng khuẩn, đề phòng bệnh sởi. Tuy nhiên, việc dùng hạt mùi hay cây mùi để tắm cho trẻ chì là cách phòng bệnh (kháng khuẩn) cho trẻ chứ không phải là vị thuốc “thần kỳ” . Đặc biệt trẻ có cơ địa nhạy cảm không nên dùng mùi, khi trẻ bị sởi không dùng lá mùi để tắm…

Bài viết Những lưu ý khi sử dụng lá mùi, hạt mùi để phòng bệnh sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-la-mui-hat-mui-de-phong-benh-soi-5147/feed/ 0
Chẩn đoán và biến chứng bệnh sởi https://benh.vn/chan-doan-va-bien-chung-benh-soi-4248/ https://benh.vn/chan-doan-va-bien-chung-benh-soi-4248/#respond Tue, 08 Aug 2023 04:52:41 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-va-bien-chung-benh-soi-4248/ Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây ra. Bệnh có biểu hiện sốt, ho, viêm kết mạc và nổi ban đặc trưng. Khi bị sởi, sức đề kháng cơ thể giảm sút nên dễ mắc các biến chứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Phòng bệnh hiệu quả bằng cách tiêm phòng vắc xin Sởi.

Bài viết Chẩn đoán và biến chứng bệnh sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây ra. Bệnh có biểu hiện sốt, ho, viêm kết mạc và nổi ban đặc trưng. Khi bị sởi, sức đề kháng cơ thể giảm sút nên dễ mắc các biến chứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Phòng bệnh hiệu quả bằng cách tiêm phòng vắc-xin.

Tác nhân gây bệnh

– Virus sởi là thành viên nhóm Morbilivirus thuộc họ Paramyxoviridae.

– Virus sởi có cấu trúc hình cầu, đường kính 100 – 250 nm và gồm 6 protein. Bên trong vỏ gồm chuỗi xoắn ARN và 3 protein. Vỏ bao bên ngoài gồm protein gắn 2 loại glycoprotein nhỏ lồi ra (hay còn gọi là các mấu).

Dịch tễ học

* Nguồn bệnh

– Bệnh nhân sởi là ổ chứa virus sởi.

– Virus sởi lây mạnh nhất từ một đến hai ngày trước khi có mọc sởi và tận 4 ngày sau khi có triệu chứng phát ban.

* Đường lây truyền

– Lây trực tiếp và dễ dàng qua đường hô hấp.

* Cơ thể cảm thụ

– Phần lớn là trẻ em. Trẻ sơ sinh khi mới lọt lòng có miễn dịch thụ động do mẹ truyền và miễn dịch này tồn tại khoảng 4 – 6 tháng.

– Sau khi bị sởi trẻ thu được miễn dịch tương đối bền vũng với bệnh này.

* Phân bố bệnh và tỷ lệ mắc

– Bệnh thường gặp vào mùa đông và mùa xuân.

– Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính vào năm 1997, trên thế giới có khoảng 36 triệu trường hợp mắc sởi trong đó có 1 triệu trường hợp chết. Hầu hết các trường hợp chêt đều là trẻ nhỏ sống ở các nước đang phát triển, chỉ có 10% là trẻ < 5 tuổi, còn lại là trẻ < 1 tuổi.

– Ở Việt Nam có 11.942 trường hợp mắc sởi, tỉ lệ 15,18 trường hợp trên 100.000 dân năm 2001, chỉ có 3 trường hợp chết.

– Có trường hợp tử vong do sởi toàn cầu đó giảm 48%, từ 871000 trưũng hợp năm 1999 xuống cũn 454000 vào năm 2004 nhờ cỏc hoạt động tiờm phũng qui mụ toàn quốc ở cỏc quốc gia và sự tiếp cận tốt hơn với dịch vụ tiờm chủng thường xuyờn cho trẻ.

Sinh bệnh học và giải phẫu bệnh

Virus sởi xâm nhập vào niêm mạc đường  hô hấp và lan theo máu đến hệ thống liên võng nội mô, từ đó xâm nhiễm vào các tế bào bạch cầu sau đó nhiễm trùng xẩy ra ở da, đường hô hấp và các nội tạng khác. Cả virus trong máu và virus ở tế bào đều phát triển. Tổ chức lympho đóng vai trò ức chế tạm thời miễn dịch tế bào và gây nên bệnh sởi. Nhiễm trùng mở đầu ở đường hô hấp với đặc điểm ho, chảy nước mũi, ít khi có biểu hiện viêm thanh quản, viêm phế quản hay viêm phổi. Nguy cơ thường gặp ở đường hô hấp do hậu quả mất lông mao gây ra bội nhiễm vi khuẩn như viêm phổi hay viêm tai giữa.

Kháng thể đặc hiệu không phát hiện được trước khi ban xuất hiện. Miễn dịch tế bào (bao gồm tế bào độc T và có thể cả tế bào diệt tự nhiên) đóng vai trò ưu thế bảo vệ vật chủ và bệnh nhân là người thiếu hụt miễn dịch có nguy cơ bị sởi nặng.. Phản ứng miễn dịch đối với virus ở tế bào nội mô hay ở mao mạch da đóng vai trò đáng kể hình thành hạt Koplick (nội ban đặc trưng) cũng như dạng ban khác. Những cá thể thiếu hụt miễn dịch sẽ bị sởi nặng mặc dù mất các dấu hiệu ban trên. Kháng nguyên sởi đã được tìm thấy trong tổn thương da ở thời kỳ khởi phát của bệnh.

Biểu hiện của bệnh Sởi

* Thể điển hình

Thời kỳ nung bệnh

– Thời kỳ này chừng 11 – 12 ngày. Trẻ sơ sinh phần nhiều kéo dài 14 – 15 ngày.

Thời kỳ khởi phát

– Chừng 4 – 5 ngày từ lúc bắt đầu sốt đến lúc bắt đầu mọc sởi.

– Biểu hiện đặc biệt của thời kỳ này là sốt và viêm long.

+ Sốt đột ngột 39 – 400C, ít khi sốt nhẹ, ở trẻ sơ sinh có thể có co giật.

+ Viêm long: là dấu hiệu đặc biệt thường gặp ở niêm mạc mắt, mũi.

. Viêm long niêm mạc mũi: Ho, hắt hơi, chảy nước mũi, sau có thể có viêm thanh quản: ho khàn hoặc ho ông ổng.

. Viêm long mắt: Mắt đỏ, chảy nước mắt, viêm kết mạc đỏ, mi mắt sưng lên, có dử mắt.

– Khám miệng họng thấy các hạt Koplick. Các hạt này thường xuất hiện trên niêm mạc miệng phía má, quanh lỗ tuyến Sténon, màu trắng.

Thời kỳ toàn phát (Hay thời kỳ mọc sởi)

– Trước thời kỳ này các triệu chứng nặng hẳn lên, sốt có thể lên tới 400C, ho liên tục, có thể co giật, mê sảng.

– Sau đó thì ban xuất hiện: Ban dạng dát sẩn, màu đỏ tía, sờ mịn như nhung, hình tròn hay bầu dục, xung quanh ban có da bình thường. Ban mọc tuần tự từ đầu đến chân trong 3 ngày

– Trong khi mọc sởi sốt lui dần, khi ban mọc đến chân thì hết sốt nếu không có bội nhiễm vi khuẩn.

Thời kỳ lui bệnh (hay thời kỳ bay ban)

– Ban bắt đầu bay sau khi sởi đã mọc khắp người.

– Ban bay tuần tự như lúc mọc.

– Sau khi ban bay để lại vết thâm trên da, trên mặt có phủ phấn trắng làm cho da trẻ giống vết vằn da hổ.

* Các thể lâm sàng đặc biệt

Sởi ở trẻ sơ sinh

– Rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi vì còn miễn dịch thụ động của mẹ truyền sang.

– Thời kỳ nung bệnh kéo dài 13 – 16 ngày.

– Sốt nhẹ, viêm long mắt mũi nhẹ, sút cân, tăng bạch cầu trong máu. Sau đó sốt cao 40 – 410C, da xám, lưỡi khô và viêm long mắt mũi rất nặng, thở gấp nhưng phổi bình thường.

– Thể bệnh này nặng dễ tử vong.

Sởi ác tính

– Bệnh cảnh nặng, tiến triển nhanh, dễ tử vong

– Biểu hiện

+ Suy hô hấp cấp

+ Rối loạn thần kinh nặng

+ Kèm theo rối loạn đông máu

Sởi ở người lớn

– Bệnh sởi ở người lớn thường nặng hơn ở trẻ em.

– Người lớn có thể bị sởi do chưa bao giờ có miễn dịch hay miễn dịch quá ít do miễn dịch thu được bởi vac xin đã suy yếu nên kháng thể sinh ra ít không đủ để bảo vệ cơ thể.

Biến chứng bệnh Sởi

Được chia thành 3 nhóm liên quan đến vị trí thương tổn: đường hô hấp, hệ thống thần kinh trung ương và đường tiêu hoá.

* Biến chứng đường hô hấp

– Ở trẻ nhỏ viêm tai giữa thường gặp. Triệu chứng báo hiệu là trẻ vẫn sốt khi ban bay hoặc sốt lại sau khi ban sởi bay.

– Viêm thanh quản: trẻ có thể xuất hiện khó thở thanh quản cấp

– Viêm phế quản phổi: bội nhiễm vi khuẩn, có thể dẫn đến suy hô hấp.

– Viêm phổi có thể bị tiên phát do virus sởi hoặc bội nhiễm thứ phát do vi khuẩn: Liên cầu, Phế cầu, Tụ cầu và một số vi khuẩn khác.

* Biến chứng thần kinh

– Thường không có triệu chứng.

– Các biểu hiện chỉ là: sốt, đau đầu, chóng mặt, hôn mê, Động kinh chỉ gặp 1/1000 trường hợp. Thời gian xuất hiện biến chứng thường sau khi mọc ban hoặc vài tuần hoặc muộn hơn.

– Tiên lượng rất dè dặt, diễn biến nặng, tỉ lệ tử vong do não viêm cấp là 10%, số còn lại sẽ bị di chứng về tinh thần hay động kinh, rối loạn nội tiết, đái tháo nhạt.

Biến chứng thường gặp gồm

– Viêm não, màng não và viêm màng não- não và tuỷ

+ Khởi đầu sốt cao 39 – 400C với những biểu hiện thần kinh phức tạp.

+ Rối loạn tinh thần từ hôn mê đến lú lẫn, hôn mê có thể kéo dài quá 15 ngày mà bệnh nhân có thể khỏi được nếu không có rối loạn thần kinh thực vật trầm trọng.

+ Các rối loạn khác như bẳn tính, trằn trọc, mê sảng, ảo giác, loạn hướng cũng hay gặp.

+ Các cơn co giật thường mở đầu, co giật toàn thân hoặc khu trú.

+ Ngoài ra có thể gặp đủ hết các biểu hiện thần kinh (liệt nửa người, liệt một chi, các dấu ngoại tháp: run, tăng trương lực cơ, múa giật, múa vờn, dấu tiểu não, cấm khẩu, liệt một dây thần kinh sọ, rối loạn cơ tròn v.v…). Đặc biệt là rối loạn phản xạ: mất hoặc tăng giật rung (clonus), dấu Babinsky cả hai bên, luôn thay đổi từng lúc.

+ Hội chứng màng não rõ rệt hơn. Dịch não tuỷ có thể có từ 10 đến 500 tế bào, phần lớn là lympho bào, albumin tăng không quá 1,5g/ lít, đường tăng 0,75g/ l trong quá nửa các trường hợp.

Các biến chứng hiếm gặp

– Viêm màng não nước trong đơn thuần

– Viêm tiểu não.

– Viêm tuỷ cấp

– Viêm thị thần kinh

– Viêm màng não mủ, áp xe não rất hiếm gặp

* Biến chứng đường tiêu hoá

– Viêm miệng: Viêm loét cả môi, miệng làm sốt và rối loạn tiêu hoá tới vài tuần đôi khi còn gặp cả viêm hoại tử ở miệng (bệnh noma-cam tẩu mã).

– Viêm dạ dày ruột gây ỉa chảy cấp dẫn đến kiệt nước cấp.

– Vàng da hoặc tăng các men transaminase ít gặp.

* Các biến chứng hiếm gặp khác

– Viêm cơ tim, viêm đài bể thận, xuất huyết giảm tiểu cầu sau nhiễm trùng, biến chứng vào mắt, gây loét giác mạc.

– Sau sởi có thể làm phát triển bệnh lao có sẵn hoặc xuất hiện bệnh lao ở những người suy giảm miễn dịch.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Phải dựa vào 3 yếu tố dịch tễ, lâm sàng và xác định virus sởi

Dịch tễ

– Chú ý khai thác bệnh nhân có tiếp xúc với bệnh nhân sởi trước đó không? Tại gia đình, nhà trẻ, trường học.

– Bao giờ cũng lưu ý đến tiền sử tiêm chủng vac xin của bệnh nhân, nếu chưa tiêm thì có nhiều khả năng mắc bệnh đó.

Lâm sàng

* Chẩn đoán bệnh sởi chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng nhưng quan trọng là phải phát hiện được sớm ở thời kỳ khởi phát, để cách ly tránh lây lan. Các dấu hiệu lâm sàng lưu ý ở thời kỳ này gồm:

– Sốt đột ngột ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, nhà trẻ kèm

– Viêm long kết mạc, đường hô hấp trên gây mắt đỏ, chảy nước mũi.

– Khám thực thể ở họng thấy dấu Koplick.

* Khi bệnh nhân đến viện muộn vào thời kỳ toàn phát chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng sau:

– Sốt đột ngột.

– Kèm viêm long đường hô hấp trên, mắt.

– Và biểu hiện ban kiểu sởi với các tính chất mô tả ở trên.

– Không thấy các triệu chứng khác nếu không xuất hiện biến chứng.

Các kỹ thuật chẩn đoán xác định

– Phân lập virus sởi từ dịch tiết đường hô hấp, nước hoặc các mô.

– Hoặc kỹ thuật huyết thanh chẩn đoán ở các thời kỳ cấp và lui bệnh.

+ Kỹ thuật ức chế ngưng kết chậm là thử nghiệm miễn dịch men (Enzyme immuno assay-EIA) thường nhạy cảm và dễ làm hơn. EIA được sử dụng phát hiện IgM đặc hiệu, chỉ cần dùng một mẫu cũng có giá trị chẩn đoán xác định. Kháng thể IgM được phát hiện trong 1 – 2 ngày sau khi phát ban và IgM tăng cao sau 10 ngày.

Chẩn đoán phân biệt:

Thời kỳ khởi phát

– Thường phải phân biệt với các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm mũi họng, viêm thanh quản, phế quản phế viêm…

Khi sởi đã mọc (thời kỳ toàn phát)

Phải chú ý phân biệt với các nguyên nhân gây phát ban do virus khác hay do nguyên nhân không gây nhiễm trùng khác.

Các nguyên nhân phát ban do virus khác:

– ECHO 16 (Phát ban ở Boston 1951) có sốt trong 24 – 36 giờ, họng hơi đỏ, hết sốt thì nổi ban dát cục 1-2mm ở mặt, cổ, khắp người, sau vài ngày lặn hết không để lại dấu vết.

– Virus Coxsackie gây phát ban giống bệnh Rubella hơn sởi

– Nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân (sốt cao, có ban nhất thời, nổi hạch toàn thân)

Phát ban do vi khuẩn và ký sinh trùng

– Ban dạng dát: chấm, vết, màu hồng hay đỏ, không nổi lên mặt da.

– Dạng sẩn: nhỏ, nổi nhô cao hơn mặt da, sờ mịn, thường phối hợp dát sẩn.

– Dạng nốt phỏng: nhỏ, thường gồ cao hơn da và có chứa dịch trong.

– Mụn mủ: nhô cao hơn da, hay trong da, có chứa dịch.

– Bọng nước: cao hơn da, kích thước lớn, dịch trong, dễ vỡ thoát dịch ra ngoài.

Benh.vn

Bài viết Chẩn đoán và biến chứng bệnh sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-va-bien-chung-benh-soi-4248/feed/ 0
Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi là tiêm vắc xin sởi https://benh.vn/cach-tot-nhat-de-phong-benh-soi-la-tiem-vac-xin-soi-58333/ https://benh.vn/cach-tot-nhat-de-phong-benh-soi-la-tiem-vac-xin-soi-58333/#respond Wed, 05 Jul 2023 09:30:33 +0000 https://benh.vn/?p=58333 Sởi là bệnh truyền nhiễm do virut sởi gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp. Sởi có khả năng lây nhiễm cao và bùng phát thành dịch trên quy mô lớn.

Bài viết Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi là tiêm vắc xin sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sởi là bệnh truyền nhiễm do virut sởi gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp. Sởi có khả năng lây nhiễm cao và bùng phát thành dịch trên quy mô lớn.

tre-em-bi-soi

Biểu hiện chính của bệnh và biến chứng

Bệnh sởi thường có các triệu chứng: sốt, phát ban, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ). Trẻ mắc bệnh sởi có thể gặp các biến chứng từ nhẹ đến nặng như tiêu chảy, viêm phổi, mù lòa, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể tử vong.

Cách phòng tránh

Bệnh sởi có thể phòng tránh được. Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi là chủ động tiêm vắc xin sởi. Lưu ý: phải tiêm đầy đủ và đúng lịch thì khả năng phòng bệnh mới toàn diện. Trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi để phòng bệnh.

tre-em-tiem-vac-xin

Lịch tiêm chủng vắc-xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng:

  • Mũi 1: Khi trẻ 9 tháng tuổi.
  • Mũi 2: Khi trẻ 18 tháng tuổi.

Vắc-xin sởi là vắc-xin có tính an toàn rất cao. Rất ít trường hợp sau tiêm có thể gặp phải các phản ứng nhẹ như: đau nhức tại chỗ tiêm, sốt, nổi ban và thường sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng vắc-xin sởi trẻ có những biểu hiện như: sốt cao, quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, ít bú, bỏ bú.

Thực trạng tiêm chủng hiện nay

Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã triển khai có kết quả các hoạt động tiêm chủng vắc-xin sởi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, góp phần làm giảm tỷ lệ mắc sởi trên toàn quốc. Năm 2012, số ca mắc sởi giảm khoảng 1,3 lần so với năm 2011 và không xảy ra dịch trên quy mô lớn. Kết quả trên cho thấy hiệu quả của việc triển khai tiêm vắc-xin sởi trên phạm vi rộng.

Tuy nhiên thời gian gần đây, do nhiều nguồn thông tin sai lệch và những hiểu lầm về tiêm chủng dẫn đến một bộ phận người dân đi theo trào lưu “anti vaccine” và không đưa con trẻ đi tiêm phòng. Điều này dẫn đến một số đợt dịch sởi bùng phát, gây ra nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí khiến trẻ tử vong.

Người dân cần nhận thức được rằng: tiêm vắc-xin sởi là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi và tiến tới loại trừ căn bệnh này trong tương lai.

Để bảo vệ sức khỏe trẻ em, các bậc cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm chủng đủ 2 mũi vắc-xin sởi theo chương trình tiêm chủng quốc gia

Theo BV Nhi TW

Bài viết Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi là tiêm vắc xin sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-tot-nhat-de-phong-benh-soi-la-tiem-vac-xin-soi-58333/feed/ 0
Bệnh sởi – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa https://benh.vn/benh-soi-5488/ https://benh.vn/benh-soi-5488/#respond Fri, 09 Aug 2019 03:24:51 +0000 http://benh2.vn/benh-soi-5488/ Bệnh sởi được phát hiện và mô tả từ cách đây 2000 năm. Nó được coi là bệnh truyền nhiễm từ giữa thế kỷ XIX. Lần đầu tiên vào năm 1954 các nhà khoa học đã phân lập được virus sởi. Vaccine sống giảm hoạt lực có mặt trên thị trường từ năm 1963. Đây là bệnh được tổ chức y tế thế giới (WHO) rất quan tâm và đưa vào mục tiêu thanh toán toàn cầu đến năm 2010. Tuy nhiên, tới nay bệnh vẫn đang hoành hành tại nhiều nơi trên thế giới và bùng phát thành các đợt dịch nhỏ.

Bài viết Bệnh sởi – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm được phát hiện từ cách đây 2000 năm. Vaccine sống giảm hoạt lực có mặt trên thị trường từ năm 1963. Đây là bệnh được tổ chức y tế thế giới (WHO) rất quan tâm và đưa vào mục tiêu thanh toán toàn cầu đến năm 2010. Tuy nhiên, tới nay bệnh vẫn đang hoành hành tại nhiều nơi trên thế giới và bùng phát thành các đợt dịch nhỏ.

Trẻ em là nạn nhân của bệnh Sởi

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi

Phân bố của bệnh Sởi

Năm 2000 có khoảng 750.000 trẻ em trên thế giới tử vong do sởi, xếp thứ 5 trong các căn nguyên gây tử vong ở trẻ em và là căn nguyên gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh đã có vaccine dự phòng.

Bệnh sởi đã được thanh toán ở một số nước (Hoa kỳ, các nước Châu Mỹ, Châu Âu), còn lưu hành ở một số nước (Ấn độ, các nước Châu Phi, Đông Nam Á, …)

Đặc điểm Virus sởi: là một virus trong giống Morbillivirus, họ Paramyxoviridae, vỏ virus mang hemaglutinin và protein hòa màng; nhân chứa một sợi ARN. Virus sởi có 33 genotypes của virus sởi (có ý nghĩa dịch tễ học). Virus xâm nhập vào tế bào thông qua thụ cảm CD46 và CD150; nhân bản chủ yếu trong nguyên sinh chất của tế bào vật chủ.

Đường lây truyền

Là bệnh của con người, có khả năng lây truyền từ người bị bệnh sởi sang người lành qua đường hô hấp (giọt treo, giọt đặc);

Giai đoạn lây truyền: 1-2 ngày trước khi có triệu chứng, kéo dài đến 4 ngày sau khi xuất hiện ban, đây là bệnh có khả năng lây truyền cao, thường gây dịch.

Sinh bệnh học

Tất cả mọi người đều có tính cảm nhiễm với virus sởi.

Virus sởi xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp, lan truyền qua máu vào hệ liên võng nội mô và gây tổn thương ở các cơ quan và hệ thống: da, hô hấp, vv…

Virus sởi gây đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, gây tổn thương viêm nội mạc mao mạch da, niêm mạc; viêm não do cơ chế miễn dịch

Virus sởi gây bệnh nặng ở trẻ suy giảm miễn dịch tế bào  (AIDS)

Biểu hiện của bệnh sởi

Thời gian ủ bệnh: 10-14 ngày

Khởi phát bệnh: kéo dài 2-4 ngày

+ Sốt, mệt mỏi

+ Viêm long: ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc, chảy nước mắt.

+ Dấu Koplik xuất hiện trước khi phát ban: các chấm trắng 1-2mm trên niêm mạc má, đối diện với các răng hàm, có viền đỏ. Là dấu đặc hiệu của sởi.

Giai đoạn phát ban (kéo dài 3-5 ngày)

+ Ban xuất hiện từ mặt, lan dần xuống thân và chi trong 2-3 ngày, có cả ở lòng bàn tay và bàn chân

+ Ban dạng dát sần, lúc đầu kích thước nhỏ, riêng rẽ, màu hồng-đỏ; sau trở nên lan tỏa, hòa lẫn nhau, thô hơn; có thể có xuất huyết.

+ Tình trạng bệnh nhân nặng: sốt cao liên tục, mệt mỏi

+ Các hạch ngoại vi to, lách có thể to

+ Có thể có tiêu chảy, buồn nôn, nôn

Giai đoạn khỏi bệnh:

+ Hết sốt

+ Ban hết dần theo trình tự phát ban (từ mặt xuống chân), để lại vết thâm, bong da dạng vẩy nhỏ màu trắng

+ Các biểu hiện toàn thân cải thiện dần

Biến chứng

Thường xuất hiện vào giai đoạn sau phát ban.

+ Hô hấp: viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm phổi (do virus sởi hoặc do bội nhiễm vi khuẩn)

+ Viêm não, viêm tủy: sốt, đau đầu, co giật, hôn mê, có thể xuất hiện nhiều tuần-tháng sau bệnh sởi; có thể gây tử vong hoặc di chứng thần kinh

+ Tiêu hóa: viêm dạ dày-ruột, viêm ruột thừa, viêm hạch mạc treo; viêm gan (tăng men gan đơn thuần)

+ Hiếm gặp: viêm cơ tim, viêm cầu thận, xuất huyết giảm tiểu cầu; cao hoạt động có thể xuất huyết sau sởi.

+ Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 10% ở trẻ suy dinh dưỡng, trẻ suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV)

Sởi không điển hình

Xuất hiện ở trẻ/ người có miễn dịch một phần với sởi (sau tiêm phòng vaccine sởi chết hoặc huyết thanh kháng sởi, có kháng thể từ mẹ)

– Ban xuất hiện từ chân tay, lan lên thân và mặt

– Dạng ban: mụn phỏng, xuất huyết

– Phù chân tay

– Thân nhiễm phổi, tràn dịch màng phổi

Một số dạng sởi đặc biệt

Sởi ở người suy giảm miễn dịch tế bào:

– Có thể không kèm phát ban

– Biến chứng nặng: viêm phổi tiên phát do sởi, viêm não; HIV tiến triển nhanh đến AIDS

Sởi ở người lớn:

– Biểu hiện nặng hơn: sốt cao, ban dầy hơn

– Hay gặp biến chứng đường hô hấp, bội nhiễm vi khuẩn

– Sởi sau tiêm phòng vaccine sống không đầy đủ: thường nhẹ hơn.

Xét nghiệm ở bệnh nhân sởi

– Công thức máu: hạ bạch cầu, hạ bạch cầu lympho; tăng bạch cầu khi có bội nhiễm vi khuẩn.

– Viêm não: tăng protein và tế bào trong DNT

– Chẩn đoán:

Nhuộm huỳnh quang dịch tiết hô hấp xác định kháng nguyên virus sởi.

Phân lập virus sởi hoặc XN PCR xác định virus sởi dịch tiết hô hấp hoặc nước tiểu.

Kháng thể IgM: xuất hiện 1-2 ngày sau khi phát ban.

Chẩn đoán bệnh sởi

Triệu chứng lâm sàng:

+ Sốt trước khi phát ban, tình trạng viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc

+ Dấu Koplik

+ Tính chất ban, tuần tự phát ban

Các xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu khác.

Điều trị bệnh sởi

Sởi thông thường: điều trị hỗ trợ

+ Hạ nhiệt

+ Bù dịch đường uống và đường truyền, nếu cần

+ Bổ sung Vitamin A: 50.000 IU cho trẻ > 1 tuổi; liều đơn trong 2 ngày liên tiếp

– Viêm não: chống phù não, điều trị hỗ trợ, corticoid

– Bội nhiễm vi khuẩn: kháng sinh.

Dự phòng bệnh sởi

Tiêm chủng ngừa bằng vaccine sởi là lựa chọn số 1

Do giá thành thấp < 1 USD/liều, hiệu quả với tất cả các genotype virus sởi trên toàn thế giới, hiệu quả gây miễn dịch cao (> 95%) và với việc tiêm phòng 2 mũi sẽ tạo được miễn dịch bền vững, WHO đặt mục tiêu thanh toán sởi trên toàn thế giới vào năm 2010, bao gồm các biện pháp sau:

  1. Tiêm phòng sởi cho tất cả các trẻ em trước 12 tháng tuổi;
  2. Tiêm phòng sởi nhắc lại cho tất cả trẻ em từ 9 tháng đến 15 tuổi thông qua tiêm chủng thường quy hoặc tiêm chủng theo đợt (+ bổ sung vitamin A, cung cấp màn chống muỗi);
  3. Thiết lập hệ thống giám sát hiệu quả và
  4. Cải thiện việc điều trị sởi, bao gồm cả bổ sung vitamin A.

– Từ năm 2000 đến 2007, khoảng 3,6 triệu ca tử vong do sởi đã được ngăn chặn.

– Tỷ lệ tiêm phòng tăng từ 72% lên 82% trên toàn thế giới, có nơi > 92%

– Tuy nhiên, cho đến năm 2007, mỗi ngày vẫn có khoảng 540 trẻ tử vong vì sởi trên toàn thế giới.

Nhận xét về dịch sởi năm 2014

1. Dịch xảy ra ở quy mô nhỏ mang tính tản phát

2. Dịch có xu hướng lan nhanh ra nhiều tỉnh nhưng chủ yếu tại các khu tập trung đông dân, đô thị, giao lưu rộng, dân số biến động lớn, thay đổi nơi học tập, làm việc, cư trú; nguy cơ lây truyền tăng, đặc biệt vào các dịp lễ, tết.

3. Đa số ở nhóm tuổi người lớn (18-26 tuổi)

– Những người sinh ra từ 1985-1994 là khi Việt nam bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam – đã được tiêm chủng nhưng chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi.

– Chưa có miễn dịch tự nhiên do nhiều năm không có dịch sởi.

Khoa Truyền nhiễm BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh sởi – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-soi-5488/feed/ 0
Nguyên nhân bệnh sốt phát ban, các triệu chứng https://benh.vn/nguyen-nhan-benh-sot-phat-ban-cac-trieu-chung-2044/ https://benh.vn/nguyen-nhan-benh-sot-phat-ban-cac-trieu-chung-2044/#respond Wed, 24 Apr 2019 07:06:33 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-benh-sot-phat-ban-cac-trieu-chung-2044/ Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng hiện nay đang lây lan nhanh ở người lớn. Vậy sốt phát ban có những biểu hiện gì? Cần kiêng kị và điều trị như thế nào?

Bài viết Nguyên nhân bệnh sốt phát ban, các triệu chứng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng hiện nay đang lây lan nhanh ở người lớn. Vậy sốt phát ban có những biểu hiện gì? Cần kiêng kị và điều trị như thế nào?

Bệnh sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn. Hầu hết trẻ em đều có ít nhất 1 lần mắc bệnh này, bệnh được biểu hiện bằng sốt và nổi nhiều chấm đỏ rải rác toàn thân (phát ban).

Nguyên nhân gây nên bệnh sốt phát ban?

Bệnh do nhiều loại siêu vi gây ra nhưng có 2 nguyên nhân chính gây bệnh sốt phát ban là siêu vi sởi và siêu vi gây bệnh rubella. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ, còn bệnh rubella còn gọi là ban đào.

Bệnh sốt phát ban lây theo đường nào?

Ðây là bệnh lây theo đường hô hấp do người lành hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi người bệnh ho hay hắt hơi.

Bệnh sốt phát ban biểu hiện như thế nào?

Sốt phát ban do sởi thường biểu hiệu bằng sốt cao kèm ho, sổ mũi, mắt đỏ vài ngày sau đó phát ban toàn thân. Trước khi phát ban trẻ thường bứt rứt quấy khóc nhiều và sau khi ra ban trẻ sẽ giảm sốt và giảm quấy. Trong khi đó, phát ban do rubella thường kèm sốt nhẹ hay không sốt và ban xuất hiện rất nhanh có thể 1 ngày đã nổi khắp cơ thể. Ða số trẻ có kèm tiêu chảy hoặc phân hơi lỏng

Bệnh sốt phát ban có nguy hiểm không?

Ban đỏ hay sởi chỉ nguy hiểm khi có biến chứng, các biến chứng thường gặp của sởi là viêm phổi, viêm tai giữa, kiết lỵ và nặng hơn là viêm não. Ban đào hay rubella thì rất lành tính ở trẻ em, rất hiếm gặp biến chứng. Tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu mắc bệnh ban đào sẽ ảnh hưởng đến thai nhi gây sẩy thai, sinh non, thai nhi sinh ra mắc nhiều tật ở mắt, tim, não.

Bệnh sốt phát ban có cần phải nhập viện không?

Bệnh sốt phát ban có thể điều trị tại nhà bằng cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu có sốt, thuốc giảm ho, cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Cần mang trẻ đến bệnh viện khi trẻ sốt cao không hạ, thở mệt, tiêu phân có máu, chảy mủ tai, co giật hôn mê vì lúc này trẻ đã có biến chứng.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sốt phát ban?

Cần cách ly trẻ bệnh, nhưng cách này rất khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban.

Cách phòng ngừa tốt nhất là chủng ngừa:

Sởi có thể chích ngừa khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng
Rubella được chích chung với quai bị và sởi trong cùng 1 lần khi trẻ được 12 tháng tuổi.

Có nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn cho trẻ bị sốt phát ban hay không?

Không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên không nên để trẻ bị lạnh. Kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu.

Benh.vn (Theo Bệnh viện Nhi đồng)

Bài viết Nguyên nhân bệnh sốt phát ban, các triệu chứng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-benh-sot-phat-ban-cac-trieu-chung-2044/feed/ 0
Phụ huynh “tẩy chay” vắc xin, con trẻ gánh hậu quả https://benh.vn/phu-huynh-tay-chay-vac-xin-con-tre-ganh-hau-qua-58615/ https://benh.vn/phu-huynh-tay-chay-vac-xin-con-tre-ganh-hau-qua-58615/#respond Fri, 15 Mar 2019 02:45:00 +0000 https://benh.vn/?p=58615 Theo khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi điều trị tại khoa đều chưa được tiêm phòng. Đáng nói là trong số này, có những trường hợp mắc bệnh do cha mẹ nhất định không cho con tiêm vắc xin.

Bài viết Phụ huynh “tẩy chay” vắc xin, con trẻ gánh hậu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết chuyển mùa từ xuân sang hè là giai đoạn bệnh sởi có xu hướng gia tăng. Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Hiện nay phương pháp an toàn nhất để phòng bệnh là tiêm vắc xin. Theo khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi điều trị tại khoa đều chưa được tiêm phòng. Đáng nói là trong số này, có những trường hợp mắc bệnh do cha mẹ nhất định không cho con tiêm vắc xin.

Những trường hợp đã xảy ra

Ngày 4/03, bé D.A (17 tháng, Hà Nam) bỗng lên cơn sốt kèm theo nổi các nốt đỏ li ti trên mặt. Ban đầu, bé chỉ sốt nhẹ nhưng hôm sau nhiệt độ cơ thể tăng rất cao kèm theo biểu hiện li bì. Các nốt ban từ mặt đã lan xuống ngực, cánh tay và 2 bàn chân. Ngày 7/03, cháu D.A được cha mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, cháu được các bác sĩ kết luận mắc sởi. Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ phát hiện đây là trường hợp bệnh nhân chưa được tiêm vắc xin. Khi được hỏi nguyên nhân, bà cháu D.A chia sẻ: “Bố mẹ cháu đọc nhiều bài báo trên mạng, lo sợ phản ứng sau khi tiêm nên nhất định không cho con tiêm phòng”

Trẻ em đang tiêm chủng vắc xin

Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh sởi hiệu quả nhất (Ảnh minh họa)

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm-Trưởng khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương:

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người và dễ bùng phát thành dịch. Hiện nay, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm đủ liều vắc-xin phòng sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ 18 tháng. Tuy nhiên, gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin sai lệch khuyến khích cha mẹ không tiêm vắc-xin phòng bệnh cho con. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng, không dám cho con đi tiêm. Và hệ quả là nhiều bé không được bảo vệ khỏi những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, trong đó có sởi, đồng thời dịch bệnh có cơ hội hoành hành trong cộng đồng.

Rất nhiều trường hợp trẻ nhập viện do các biến chứng nặng sau khi mắc sởi. Trường hợp điển hình là một bé trai 20 tháng tuổi vào viện trong tình trạng sốt cao khó thở, nghe phổi có nhiều âm ran phế quản, bạch cầu tăng, phim chụp X-quang có hình ảnh nốt mờ rải rác hai phổi. Cháu được chẩn đoán viêm phổi-suy hô hấp một trong những biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ mắc sởi. May mắn, sau gần 3 tuần được các bác sĩ tích cực điều trị, cháu đã qua cơn nguy kịch. Điều đáng nói là dù đã gần 2 tuổi, nhưng bé chưa được gia đình cho tiêm phòng.

Những đặc điểm nhận biết và cách chăm sóc trẻ mắc bệnh

Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, chu kỳ từ 2-5 năm. Bệnh thường gặp ở trẻ < 4 tuổi dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây tử vong. Thời gian ủ bệnh thường từ 7-21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng sau:

  • Sốt cao > 39°C.
  • Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng…
  • Viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
  • Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân thì hết sốt và ban bắt đầu bay.

Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà:

  • Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
  • Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.
  • Cắt móng tay tránh gãi làm xước da.
  • Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.
  • Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
  • Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)
  • Cách chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biến theo khẩu vị người bệnh.

Lưu ý

Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.

Đặc biệt, cần tiêm phòng cho trẻ đúng và đủ liều. Tiêm vắc xin là biện pháp bảo vệ trẻ hiệu quả nhất.

Benh.vn (Theo BV Nhi TW)

Bài viết Phụ huynh “tẩy chay” vắc xin, con trẻ gánh hậu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phu-huynh-tay-chay-vac-xin-con-tre-ganh-hau-qua-58615/feed/ 0
Trẻ bị bệnh sởi ăn gì, uống gì? https://benh.vn/tre-bi-benh-soi-an-gi-uong-gi-55319/ https://benh.vn/tre-bi-benh-soi-an-gi-uong-gi-55319/#respond Fri, 22 Feb 2019 07:03:12 +0000 https://benh.vn/?p=55319 Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, mùa bệnh thường xảy ra vào mùa đông-xuân. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi từ 1 – 5. Nguyên nhân là do người bệnh bị nhiễm virut sởi gây bệnh sởi.

Bài viết Trẻ bị bệnh sởi ăn gì, uống gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, mùa bệnh thường xảy ra vào mùa đông-xuân. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi từ 1 – 5. Nguyên nhân là do người bệnh bị nhiễm virut sởi gây bệnh sởi.

Bệnh sởi được chia làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ tùy theo giai đoạn bệnh.

Món ăn cho trẻ bị bệnh sởi

Giai đoạn 1

Trẻ sốt, hắt hơi, sổ mũi nghẹt mũi, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt, ở niêm mạc miệng, hai má xuất hiện các nốt sẩn màu trắng, viền hơi hồng.

Bài 1: Nước rau mùi

  • Chuẩn bị: rau mùi tươi 25g.
  • Chế biến: Rau mùi rửa sạch cắt nhỏ cho vào nồi thêm 250ml nước, đun sôi 1 – 2 phút, chắt lấy nước chia 3 lần uống/ngày,
  • Chỉ uống 1 – 2 ngày đầu khi mới bị bệnh.

Bài 2: Canh đậu phụ

  • Chuẩn bị: đậu phụ 1 miếng 200g, rau mùi non 25g, dầu thực vật, gia vị vừa đủ.
  • Chế biến: Đậu cắt miếng, rán cho vàng. Rau mùi rửa sạch cho vào nồi, thêm 250ml nước sôi, đun nhỏ lửa, canh sôi thêm đậu phụ, nêm gia vị, đảo đều, canh sôi lại là được.
  • Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn riêng hoặc ăn với cơm, chỉ ăn 1 – 2 ngày đầu mới mắc bệnh.

Giai đoạn 2

Bệnh nhân sốt cao kéo dài, ho tăng, tiếng nặng, miệng khát, người trằn trọc. Bắt đầu xuất hiện các nốt sẩn nhỏ màu đỏ gồ cao hơn mặt da, sờ vào thấy gợn ở tay, đầu, trán, cổ, mặt.

Mụn phát triển dày dần lên và lan xuống ngực, bụng, chân tay, lòng bàn tay bàn chân. Cuối giai đoạn này sốt giảm.

Bài 1: Nước cỏ tranh

  • Chuẩn bị: rễ cỏ tranh 50g, vỏ mía xanh 100g.
  • Chế biến: Rễ cỏ tranh nhặt sạch rửa kỹ, cắt nhỏ. Vỏ mía rửa sạch cắt khúc. Cả hai cho vào nồi, thêm 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước chia uống 3 lần/ngày.
  • Chỉ uống 1 – 2 ngày trong giai đoạn sởi mọc, trẻ sốt cao và trằn trọc khó ngủ

Bài 2: Nước củ cải

  • Chuẩn bị: củ cải 150g, đường phèn 15g.
  • Chế biến: Củ cải rửa sạch ép lấy nước. Thêm đường phèn, hấp cách thủy cho chín và tan hết đường, để nguội chia uống 2 lần/ngày.
  • Cần uống 1 – 2 ngày liền trong thời kỳ sởi mọc, ho nhiều lẫn đờm.

Bài 3: Nước lê tươi

  • Chuẩn bị: lê tươi 1 quả 200g, đường phèn 10g.
  • Chế biến: Lê tươi rửa sạch cắt phần gần núm tạo thành cái nắp, khoét bỏ một phần ruột, cho đường phèn vào đậy nắp lại, cố định nắp, hấp cách thủy. Khi lê chín ép lấy nước chia uống 3 lần/ngày.
  • Uống 2 – 3 ngày trong thời kỳ sởi mọc kèm sốt cao và ho.

Giai đoạn 3 (thời kỳ sởi bay)

Các mụn nước lặn dần theo thứ tự từ đầu, mặt, cổ xuống tới chân tay. Đồng thời, sốt giảm dần, trẻ ho khan ít đờm, trên mặt da bong và rụng dạng như mạt cám, trẻ khỏe dần trở lại.

Bài 1: Cháo kê

  • Chuẩn bị: kê hạt 50g, hạt sen cả tâm 30g, đường phèn 10g.
  • Chế biến: Hạt kê bỏ vỏ cho vào nồi thêm 250ml nước ninh nhừ. Hạt sen bỏ vỏ xay thành bột mịn, khi cháo nhừ cho bột hạt sen, đường phèn vào khuấy đều, cháo sôi lại thì tắt bếp.
  • Cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói, ăn liền 3 – 4 ngày để phục hồi sức khỏe.

Bài 2: Cháo cà rốt

  • Chuẩn bị: cà rốt 50g, củ mài 25g, lá dâu non 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn 15g.
  • Chế biến: Cà rốt rửa sạch, củ mài, gạo xay nhỏ cho vào nồi thêm 400ml nước đun nhỏ lửa. Lá dâu rửa sạch thái nhỏ, khi cháo chín cho lá dâu, đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại thì tắt bếp.
  • Trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói, ăn liền 4 – 5 ngày. Tác dụng: tiệt nọc sởi, loại trừ biến chứng.

Chú ý

Khi trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ cần cho trẻ ăn uống thanh đạm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, đồng thời tăng cường ăn hoa quả tươi, rau xanh.

Đặc biệt cần cho trẻ uống đủ nước để góp phần lưu thông tuần hoàn, sởi mọc hết và bay nhanh, xuất hết độc tố ra khỏi cơ thể. Nên nhớ không cho trẻ ra gió lạnh, tắm rửa bằng nước ấm ở nơi kín gió.

Benh.vn (Theo BV Hồng ngọc)

Bài viết Trẻ bị bệnh sởi ăn gì, uống gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-bi-benh-soi-an-gi-uong-gi-55319/feed/ 0
Phòng tránh và điều trị bệnh sởi cho trẻ em https://benh.vn/phong-tranh-va-dieu-tri-benh-soi-cho-tre-em-55076/ https://benh.vn/phong-tranh-va-dieu-tri-benh-soi-cho-tre-em-55076/#respond Thu, 21 Feb 2019 04:14:28 +0000 https://benh.vn/?p=55076 Sởi thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh thường lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh thường xuất hiện quanh năm nhưng xảy ra chủ yếu vào mùa đông – xuân. Cho đến nay sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ.

Bài viết Phòng tránh và điều trị bệnh sởi cho trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sởi thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh thường lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh thường xuất hiện quanh năm nhưng xảy ra chủ yếu vào mùa đông – xuân. Cho đến nay sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ.

Cách phòng tránh bệnh sởi cho trẻ

Phòng tránh bệnh sởi cho bé là điều vô cùng quan trọng. Cách tốt nhất để phòng cho trẻ chính là tiêm vaccine sởi. Vào mùa dịch sởi, mẹ đừng quên áp dụng một số phương pháp dân gian như mùi già, hạt tía tô để tắm cho trẻ.

Về cuối năm, nên mua nhiều cây mùi già có quả rắn chắc, buộc treo ở đầu nhà, hong gió cho khô giòn, vò lấy hột và lá khô cho vào lọ đậy kín. Đến thời kỳ hay có bệnh sởi thì lấy một nắm nhỏ hạt và lá mùi già cho vào 3 gáo nước đun sôi để gần nguội tắm cho trẻ. Trước khi tắm, nên cho trẻ uống một thìa nước mùi. Cứ cách nửa tháng lại tắm một lần. Cách này có thể đề phòng được bệnh sởi phát sinh, lại sạch và thơm. Nếu cẩn thận thì quần áo của các cháu cũng thỉnh thoảng cho vào nồi nước mùi già để đun sôi.

Phòng bệnh sởi từ cây thuốc

Đặc biệt, khi có bệnh sởi lan tràn, các bà mẹ nên cho trẻ cách xa nơi bệnh dịch. Người thân có việc cần phải đến nơi có bệnh sởi thì khi vừa về tới nhà phải thay giặt quần áo bằng nước sôi và tắm rửa sạch sẽ rồi hãy tiếp xúc với trẻ. Gia đình nào đông cháu mà lỡ có một bé bị lên sởi thì phải ở riêng, không cho nằm chung, bên cạnh đó chăn màn, giường chiếu phải giặt sạch.

Đang mùa sởi, nếu trẻ nào có vẻ kém vui đùa, không chịu chơi như mọi ngày thì các bà mẹ nên lưu ý theo dõi ngay. Nếu thấy trán âm ấm lại có mụn nước dưới da sờ thấy hơi man mát thì đó là dấu hiệu sắp mọc sởi. Lúc này nên kiêng nước, tránh gió và ủ ấm.

Đồng thời, có thể dùng một số bài thuốc dưới đây: Hạt lá tía tô 30 g; sắn dây 25 g; kinh giới, mạch môn mỗi thứ 20 g; cam thảo 5 g. Tất cả sấy khô, tán bột mịn đóng gói 3 g. Trẻ < 1 tuổi uống ngày hai gói, 1-3 tuổi ngày 4 gói, > 5 tuổi ngày 6 gói: Hãm thuốc với nước sôi lọc trong hoặc uống cả bã. Thuốc chỉ dùng trong 3 ngày, chỉ uống giai đoạn đầu. Khi sởi đã mọc đều hoặc trẻ bị tiêu chảy không nên uống.

Bên cạnh đó, khi trẻ có triệu chứng sởi cần chú ý tìm hiểu xem có phải là sởi hay không để có hướng điều trị sớm.

Cách nhận biết bệnh sởi

Ngoài cách phòng tránh thì cách nhận biết và phương pháp điều trị sởi là vô cùng quan trọng.

Một số triệu chứng ban đầu thường gặp trong bệnh sởi đó là trẻ sốt nhe, dần cao lên từ 39-40 độ C. Người trông rất mệt mỏi và thường có những triệu chứng như chảy nước mũi, ho, nổi phát ban. Tiếp đến trẻ co thể kèm theo co giật, mệt mỏi và đau nhức khắp cơ thể. Bên cạnh đó còn có triệu chứng chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng. Có thể gây viêm thanh quản co rút, có thể có tiêu chảy.

Nhận biết phát ban trên da trong bệnh sởi

Thời kỳ phát ban xuất hiện khi lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 gờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày 2 đến ngày 3 của bệnh. Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa thớt. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết tiêu hóa. Vì thế, khi thấy dấu hiệu sốt cao kèm theo phát ban, có triệu chứng viêm đường hô hấp, viêm kết mạc thì cần nghĩ ngay đến bệnh sởi và phải đến cơ sở y tế khám.

Cách điều trị bệnh sởi cho trẻ

Không có phương pháp điều trị kháng virus đặc hiệu cho bệnh sởi. Các biện pháp điều trị khác chủ yếu nhằm hỗ trợ:

– Paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp hạ sốt và giảm đau.

– Thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.

– Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.

– Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy hải sản, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…

Chăm sóc trẻ khi bị bệnh sởi

– Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả. Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… để cung cấp năng lượng, giúp trẻ nhanh phục hồi sức khoẻ.

– Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, 6 -8 cốc nước/ngày. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.

– Nhỏ mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng 3-4 lần/ngày

– Nếu trẻ không bị biến chứng thì tuyệt đối không dùng kháng sinh, chỉ nên dùng B1, vitamin C liều cao. Nếu trẻ bị biến chứng như liên tục bị sốt, lúc này nên hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện để theo dõi và điều trị.

Benh.vn (Theo BV Hồng ngọc)

Bài viết Phòng tránh và điều trị bệnh sởi cho trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-tranh-va-dieu-tri-benh-soi-cho-tre-em-55076/feed/ 0
Dịch sởi trẻ em – Điều trị và phòng ngừa thế nào? https://benh.vn/dich-soi-tre-em-dieu-tri-va-phong-ngua-the-nao-48838/ https://benh.vn/dich-soi-tre-em-dieu-tri-va-phong-ngua-the-nao-48838/#respond Sat, 15 Sep 2018 03:13:03 +0000 https://benh.vn/?p=48838 Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... Bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.

Bài viết Dịch sởi trẻ em – Điều trị và phòng ngừa thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… Bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.

Cùng Benh.vn tìm hiểu cách điều trị và phòng bệnh sởi.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh sởi do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Đây là loại vi rút có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh sáng mặt trời…

Virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn.

2. Đường lây

– Lây qua đường hô hấp.

– Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện…

– Lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.

3. Triệu chứng của bệnh sởi

a. Thời kì ủ bệnh: 10 -12 ngày.

b. Thời kì khởi phát:

– Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt 38,5oC – 40oC, nhức đầu, mệt mỏi…

– Hội chứng xuất tiết niêm mạc:

  • Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
  • Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm.
  • Tiêu hóa: Nôn, chớ, đi ngoài phân lỏng.

– Trên nền niêm mạc má đỏ hồng nổi lên những chấm trắng, nhỏ, đường kính khoảng 1mm.

c. Thời kì toàn phát:

– Sốt cao 39oC – 40oC, có thể mê sảng co giật, trẻ ho nhiều, viêm nhiễm và xuất tiết đường hô hấp, chảy nước mắt, có nhiều dử mắt.

– Phát ban với đặc điểm:

  • Là ban rát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn hạt hình bầu dục, to bằng hạt đậu, hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như sờ vào tấm vải nhung, giữa các ban sởi có khoảng da lành.
  • Thứ tự mọc ban:
    • Ngày thứ nhất: Ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ.
    • Ngày thứ hai: Ban mọc tới ngực lưng và hai tay.
    • Ngày thứ ba: Ban mọc xuống bụng và hai chân.
  • Ban sởi tồn tại hai đến ba ngày rồi lặn theo trình tự đã mọc để lại trên da những vết thâm vằn như da hổ da báo. Khi ban lặn các dấu hiệu khác giảm dần.

4. Điều trị và chăm sóc

Hiện chưa có thuốc đặc trị. Chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc, phòng ngừa và điều trị biến chứng. Với thể sởi lành tính, điều trị tại nhà. Cách ly trẻ tại phòng riêng ngay khi trẻ mới sốt và viêm long; bảo đảm thoáng, sáng, tránh gió lùa; không cho tiếp xúc với trẻ khác.

Điều trị tại nhà nếu dấu hiệu bệnh nhẹ, không có biến chứng:

  • Theo dõi nhiệt độ hàng ngày.
  • Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn.
  • Tắm rửa sạch bằng nước ấm để tránh nhiễm trùng và lở loét.
  • Dinh dưỡng đầy đủ, thức ăn dễ tiêu và giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A.
  • Cho ăn nhẹ, đủ chất; cho uống nhiều nước (dung dịch oresol, nước quả tươi) khi trẻ sốt cao, tiêu chảy
  • Nên nằm phòng riêng (thoáng, sáng, tránh gió lùa).
  • Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của thầy thuốc.
  • Đưa đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên:
  • Sốt cao, ho nhiều, tiêu chảy nặng…
  • Ban sởi lặn hết mà vẫn còn sốt.
  • Các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt…

6. Phòng bệnh

– Tiêm phòng vắc xin sởi đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi.

– Phát hiện sớm và cách ly người bị sởi.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết Dịch sởi trẻ em – Điều trị và phòng ngừa thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dich-soi-tre-em-dieu-tri-va-phong-ngua-the-nao-48838/feed/ 0
Bệnh sởi và Priorix thuốc tiêm phòng bệnh https://benh.vn/benh-soi-va-priorix-thuoc-tiem-phong-benh-2024/ https://benh.vn/benh-soi-va-priorix-thuoc-tiem-phong-benh-2024/#respond Tue, 04 Sep 2018 04:06:11 +0000 http://benh2.vn/benh-soi-va-priorix-thuoc-tiem-phong-benh-2024/ Sởi là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp được biết tới với triệu chứng đặc trưng như ban đỏ. Bạn đã biết gì về sởi, làm thế nào để phòng sởi ?

Bài viết Bệnh sởi và Priorix thuốc tiêm phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Sởi là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp được biết tới với triệu chứng đặc trưng như ban đỏ. Bạn đã biết gì về sởi, làm thế nào để phòng sởi ?

Bệnh sởi là gì

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ em bệnh gây suy giảm miễ dịch nên dễ dẫn đến biến chứng viêm phổi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng dẫn đến tử vong.

Bệnh có thể phòng được bằng cách tiến 02 liều vắc xin sởi, liều 1 khi trẻ được 9 tháng tuổi, liều 2 sau 6 tháng hoặc 4 năm.

Priorix thuốc của Bỉ: là chế phẩm đông khô hỗn hợp chứa các virut giảm độc lực bao gồm virut sởi, quai bị, rubella thu được riêng biệt bằng phương pháp nuôi cấy trong phôi gà.

Các đặc tính lâm sàng

Priorix được chỉ định để gây miễn dịch chủ động phòng chống bệnh sởi, quai bị, rubella.

Liều dùng

 Liều đề nghị là một liều 0,5 ml vaccine hoàn nguyên. Lịch tiêm chủng ở mỗi quốc gia khác nhau, do vậy nên tiêm chủng theo lịch tiêm chủng được khuyến cáo ở quốc gia đó

Cách dùng

 Tiêm dưới da mặc dù có thể dùng để tiêm bắp

Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng Priorix cho những người có tiền sử quá mẫn toàn thân với neomycin hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccin. Không chống chỉ định khi có tiền sử viêm da tiếp xúc với neomycin.

Không nên dùng Priorix cho những người suy giảm đáp ứng miễn dịch, bao gồm những bệnh nhân suy giảm miễn dịch tiên pháp và thứ phát

Tuy nhiên có thể dùng vaccin kết hợp sởi, quai bị và rubellacho những người nhiễm HIV không triệu chứng mà không gây những ảnh hưởng bất lợi đến tình trạng bệnh của họ và có thể caan nhắc cho những người nhiễm HIV có triệu chứng

Priorix chống chỉ định dùng cho phụ nữ có thai và nên tránh thai thêm 3 tháng nữa sau khi tiêm vaccin.

Không có số liệu liên quan đến việc dùng Priorix trong thời kỳ cho con bú. Có thể tiêm vaccin khi lợi ích thu được vượt trội nguy cơ

 

Bài viết Bệnh sởi và Priorix thuốc tiêm phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-soi-va-priorix-thuoc-tiem-phong-benh-2024/feed/ 0