Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 28 Dec 2023 03:53:12 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Dị vật đường thở – những điều cần lưu ý https://benh.vn/di-vat-duong-tho-2491/ https://benh.vn/di-vat-duong-tho-2491/#respond Wed, 27 Dec 2023 04:15:07 +0000 http://benh2.vn/di-vat-duong-tho-2491/ Dị vật đường thở, triệu chứng, tiên lượng, phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị 

Bài viết Dị vật đường thở – những điều cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dị vật đường thở, triệu chứng, tiên lượng, phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị. Benh.vn hướng dẫn cách chẩn đoán và xử lý dị vật đường thở thường gặp trong cuộc sống.

1. Đại cương về dị vật đường thở

Mọi lứa tuổi có thể bị dị vật đường thở, hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi.

Dị vật đường thở là những chất vô cơ hay hữu cơ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản. Hay gặp nhiều nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì… mẩu xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc…

Dị vật đường thở là những tai nạn có thể nguy hiểm ngay đến tính mạng và phải được xử trí cấp cưú. Thường gặp ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn, gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ tuổi. Trên 25% gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (Lemariey), 95% gặp ở trẻ dưới 4 tuổi (khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Bạch Mai – 1965)

2. Nguyên nhân gây dị vật đường thở

  • Trẻ em thường có thói quen đưa các vật cầm ở tay vào mồm. Người lớn trong khi làm việc cũng có những người quen ngậm một số những dụng cụ nhỏ vào mồm, đó là điều kiện dễ đưa tới dị vật rơi vào đường thở hay vào thực quản.
  • Dị vật bị rơi vào đường thở khi hít vào mạnh hoặc sau một một trận cười,   khóc, ngạc nhiên, sợ hãi …
  • Dị vật bị rơi vào đường thở do bị liệt họng, thức ăn rơi vào đường thở.
  • Do tai biến phẫu thuật: khi gây mê, răng giả rơi vào đường thở, mảnh V.A khi nạo, khi lấy dị vật ở mũi bị rơi vào họng và rơi vào đường thở.  Vị trí của dị vật mắc ở đường thở: thanh quản, khí quản hoặc phế quản.

3.Triệu chứng.

Trẻ em ngậm hoặc đang ăn (có khi cũng là lúc trẻ đang nhiễm khuẩn đường hô hấp) đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, ngạt thở trong chốc lát. Đó là hội chứng xâm nhập xảy ra khi dị vật qua thanh quản, niêm mạc bị kích thích, chức năng phản xạ bảo vệ đường thở của thanh quản được huy động để tống dị vật ra ngoài. Hội chứng xâm nhập:

  • Đó là cơn ho kịch liệt như để tống dị vật ra ngoài, bệnh nhân khó thở dữ dội có tiếng thở rít, co kéo, tím tái, vã mồ hôi có khi ỉa đái cả ra quần.
  • Căn nguyên do hai phản xạ của thanh quản: phản xạ co thắt thanh quản và phản xạ ho để tống dị vật ra ngoài.
  • Tùy theo vị trí mắc kẹt của dị vật, tính chất của dị vật và thời gian bệnh nhân đến khám, sẽ có các triệu chứng khác nhau. Dị vật ở thanh quản.
  • Dị vật dài, to hoặc sù sì không đều, có thể cắm hoặc mắc vào giữa hai dây thanh âm, băng thanh thất, thanh thất Morgagni, hạ thanh môn.
  • Dị vật tròn như viên thuốc (đường kính khoảng từ 5 – 8mm) ném vào mắc kẹt ở buồng Morgagni của thanh quản, trẻ bị ngạt thở và chết nếu không được xử lý ngay lập tức.
  • Dị vật xù xì như đốt sống cá: trẻ em khàn tiếng và khó thở, mức độ khó thở còn tùy thuộc phần thanh môn bị che lấp.
  • Dị vật mỏng như mang cá rô don nằm dọc đứng theo hướng trước sau của thanh môn: trẻ khản tiếng nhẹ, bứt rứt nhưng không hẳn là khó thở. Dị vật ở khí quản.  Thường là dị vật tương đối lớn, lọt qua thanh quản không lọt qua phế quản được. Có thể cắm vào thành khí quản, không di động, nhưng thường di động từ dưới lên trên, hoặc từ trên xuống dưới, từ cửa phân chia phế quản gốc đến hạ thanh môn.

Dị vật ở phế quản. Thường ở phế quản bên phải nhiều hơn vì phế quản này có khẩu độ to hơn và chếch hơn phế quản bên trái. Ít khi gặp dị vật phế quản di động, thường dị vật phế quản cố định khá trắc vào lòng phế quản do bản thân dị vật hút nước chương to ra, niêm mạc phế quản phản ứng phù nề giữ chặt lấy dị vật. Dị vật vào phế quản phải nhiều hơn phế quản trái.

Sau hội chứng xâm nhập ban đầu có một thời gian im lặng khoảng vài ba ngày, trẻ chỉ húng hắng ho, không sốt nhưng chỉ hâm hấp, nghe phổi không có mấy dấu hiệu, thậm chí chụp X-quang phổi, 70 – 80% trường hợp gần như bình thường. Đó là lúc dễ chẩn đoán nhầm, về sau là các triệu chứng vay mượn: xẹp phổi, khí phế thũng, viêm phế quản – phổi, áp xe phổi…

4. Chẩn đoán dị vật đường thở

4.1. Lịch sử bệnh:

Hỏi kỹ các dấu hiệu của hội chứng xâm nhập nhưng cần chú ý có khi có hội chứng xâm nhập nhưng dị vật lại đựoc tống ra ngoài rồi hoặc ngược lại có dị vật nhưng không khai thác được hội chứng xâm nhập (trẻ không ai trông nom cẩn thận hoặc khi xẩy ra hóc không ai biết).

4.2. Triệu chứng lâm sàng.

  • Khó thở thanh quản kéo dài, nếu dị vật ở thanh quản. Thỉnh thoảng lại xuất hiện những cơn ho sặc sụa, khó thở và nghe thấy tiếng cờ bay: nghĩ tới dị vật ở khí quản.
  • Xẹp phổi viêm phế quản – phổi: nghĩ tới dị vật phế quản.

4.3. X- quang.

Nếu là dị vật cản quang, chiếu hoặc chụp điện quang sẽ cho biết vị trí, hình dáng của dị vật. Nếu có xẹp phổi, sẽ thấy các dấu hiệu điển hình của xẹp phổi. Có khi chụp phế quản bằng cản quang có thể cho thấy được hình dạng và vị trí của dị vật mà bản thân không cản quang. X- quang rất quan trọng, không thể thiếu được nếu có điều kiện.

4.4. Nội soi khi-phế quản:

Vừa để xác định chẩn đoán vừa để điều trị.

5. Tiên lượng.

Nói chung là nguy hiểm, ở trẻ càng nhỏ càng nguy hiểm. Tiên lượng tùy thuộc:

  • Bản chất của dị vật: dị vật là chất hữu cơ, hạt thực vật, ngấm nước trương to ra, gây nhiễm trùng và ứ đọng xuất tiết, nguy hiểm hơn dị vật kim khí nhẵn, sạch.
  • Tuổi của bệnh nhân trẻ càng nhỏ càng nguy hiểm. Có khi dị vật được lấy ra khá nhanh chóng vẫn không cứu được bệnh nhi vì bị viêm phế quản-phổi cấp rất nặng.
  • Được khám và can thiệp sớm hay muộn, sớm thì dễ lấy dị vật, muộn có phản ứng phù nề niêm mạc, biến chứng nặng, khó lấy dị vật, sức chịu đựng của cơ thể giảm sút.

Trang bị dụng cụ nội soi và bàn tay thành thạo của kíp soi và hồi sức. Tỉ lệ biến chứng khoảng 20 – 30%, tỷ lệ tử vong khoảng 5%. 6. Điều trị. Soi nội quản để gắp dị vật là biện pháp tích cực nhất để điều trị dị vật đường thở. Trường hợp đặc biệt khó, dị vật sù sì và sắc nhọn không thể lấy ra được theo đường thở tự nhiên bằng soi nội quản (rất hiếm gặp), có khi phải mở lồng ngực, mở phế quản để lấy dị vật.Rất cần chú ý nếu có khó thở nặng thì phải mở khí quản trước khi soi. Nếu bệnh nhân mệt nhiều, cần dược hồi sức, không nên quá vội vàng soi ngay. Trường hợp bệnh nhân lúc đến khám không có khó thở lắm, nhưng có những cơn khó thở xảy ra bất thường và vì điều kiện nào đó chưa lấy được dị vật hoặc phải chuyển đi, mở khí quản có thể tránh được những cơn khó thở đột ngột bất thường.

  • Dị vật ở thanh quản: soi thanh quản để gắp dị vật.

Bài viết Dị vật đường thở – những điều cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/di-vat-duong-tho-2491/feed/ 0
Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác https://benh.vn/benh-mat-khuu-giac-va-nhung-phuong-phap-bao-ve-khuu-giac-4770/ https://benh.vn/benh-mat-khuu-giac-va-nhung-phuong-phap-bao-ve-khuu-giac-4770/#respond Thu, 14 Sep 2023 04:10:13 +0000 http://benh2.vn/benh-mat-khuu-giac-va-nhung-phuong-phap-bao-ve-khuu-giac-4770/ Khứu giác là một trong những bộ phận quan trọng của con người. Để ăn ngon, ngoài cảm nhận của vị giác, khứu giác còn có vai trò quan trọng kích thích tiêu hóa, giúp món ăn được ngon hơn.

Bài viết Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khứu giác là một trong những bộ phận quan trọng của con người. Để ăn ngon, ngoài cảm nhận của vị giác, khứu giác còn có vai trò quan trọng kích thích tiêu hóa, giúp món ăn được ngon hơn.

Khi cảm nhận của mũi đột nhiên kém đi sẽ xuất hiện những xáo trộn về khứu giác, dẫn đến chứng suy khứu giác (mất chức năng ngửi mùi và giảm sút chức năng hoạt động của khứu giác).

Vậy, bệnh mất khứu giác là gì? Có những phương pháp nào bảo vệ khứu giác?

Tìm hiểu về khứu giác

Khứu giác là một trong năm giác quan của con người và động vật. Giác quan này có tác dụng cảm nhận mùi, ở người cơ quan này là mũi.

Hoạt động của khứu giác

Não bộ là nơi có nhiệm vụ phân tích và cảm nhận mùi. Mùi phải đi vào một mạng lưới trong cấu trúc mũi. Các phân tử mùi thâm nhập vào mũi nhờ sự vận chuyển của không khí, và tại đây nó sẽ tự phân tán vào dịch nhầy (một chất lỏng sền sệt được tiết ra từ màng nhầy của mũi).

Kế tiếp, dịch nhầy sẽ tự liên kết với các dây thần kinh khứu giác để chuyển đổi các thông tin trở thành tín hiệu điện, tiếp tục tiến về não bộ, từ đó não bộ nhận ra mùi.

Vai trò của khứu giác

  • Nhận biết mùi của thực phẩm, nước uống mà cơ thể tiêu thụ mỗi ngày.
  • Nhận biết tình huống nguy hiểm: thực phẩm hư thối, mùi ga, khí độc hại ô nhiễm…
  • Hỗ trợ sự giao lưu và quan hệ xã hội giữa con người với con người…

Thế nào là bệnh mất khứu giác – điếc ngửi

Rối loạn khứu giác (chức năng ngửi) có tên khoa học là Anosmia (nghĩa là “mất khứu giác” hay “điếc ngửi”). Mất khứu giác khiến con người không thể cảm nhận được mùi của hương hoa, đồ ăn, thức uống…

Vùng ngửi của mũi hình chữ nhật nhỏ (bằng con tem thư), màu vàng, ẩm ướt và có nhiều chất nhờn béo. Vùng ngửi của mũi nằm ở nóc của mỗi ổ mũi, ngay sau khoảng cách giữa hai mắt.

Có chừng 100 triệu tế bào thần kinh để ngửi và khoảng 1.000 gen khác nhau nằm trong các tế bào cảm thụ khứu giác này. Mỗi thụ thể chỉ phân tích, tiếp nhận một số mùi nhất định. Tín hiệu điện từ thụ thể khứu giác sẽ được chuyển về não bộ để xác định được hương của sự vật.

mat-khuu-giac

Bệnh điếc ngửi (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân mất khướu giác

  • Do hẹp hốc mũi bẩm sinh.
  • Biến dạng vách ngăn.
  • Khít hẹp hốc mũi do chấn thương.
  • Do một số chấn thương ở não.
  • Do sự tổn thương của thần kinh khứu giác ngoại biên hoặc trung ương.
  • Do cúm, sổ mũi cấp tính, một số bệnh truyền nhiễm.
  • Viêm mũi phì đại cấp tính hoặc mạn tính kèm theo polip, bịt tắc cửa mũi sau.
  • Các bệnh gây ngạt tắc vùng khứu giác.
  • Do rối loạn thần kinh: viêm thần kinh khứu giác do độc tố hoặc virus.
  • Do các yếu tố độc hại có liên quan đến nghề nghiệp như: một số hoá chất, hơi độc, bụi bặm, chất ma tuý…
  • Do sử dụng một số loại thuốc như: codein (codeine, phát sinh từ moóc phin), moóc phin, tetracycline, méthotréxate, clofibrate…và một số phương pháp trị liệu như liệu pháp tia X, liệu pháp hoá học, lọc máu.
  • Do những thương tổn về thần kinh do bệnh Alzheimer, đa xơ cứng, bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng teo cơ.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, những tổn thương thần kinh có thể làm tổn hại đến dây thần kinh khứu giác…
  • Do sự lão hoá của cơ thể bắt đầu từ tuổi 80.

Điều trị mất khướu giác

Rối loạn khứu giác rất khó điều trị và khả năng phục hồi hoàn toàn không cao. Ngoài việc điều trị, bệnh nhân còn cần lưu ý về chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Phương pháp điều trị mất khướu giác

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ có hướng điều trị riêng, có thể chọn các phương án:

  • Giải phẫu cắt bỏ thịt dư trong mũi để khai thông tắc nghẹt.
  • Dùng kháng sinh, thuốc chống dị ứng chữa viêm xoang.
  • Dùng thuốc steroid uống hoặc xịt mũi để chữa dị ứng mũi…
  • Trường hợp chấn thương não, sau khi chấn thương được giải quyết bệnh nhân có thể ngửi trở lại.

Lưu ý sinh hoạt hàng ngày khi điều trị mất khứu giác

  • Thay bếp gas bằng bếp điện.
  • Gắn thêm thiết bị báo động khói trong nhà.
  • Kiểm tra kỹ hạn sử dụng của các loại thực phẩm để tránh ăn phải thức ăn hư thối.
  • Để keo xịt tóc, thuốc tẩy rửa, thuốc trừ sâu bọ… ở nơi thoáng khí để tránh hít phải hơi hóa chất mà không biết.

Những phương pháp bảo vệ khứu giác

  • Đeo khẩu trang bảo vệ tránh khói, bụi, không khí lạnh…mỗi khi ra đường.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 3 lần/tuần để làm sạch niêm mạc mũi và đường hô hấp.

deo-khau-trang

Đeo khẩu trang để bảo vệ khứu giác mỗi khi ra đường (Ảnh minh họa)

  • Chữa các bệnh về đường hô hấp: cảm, cúm, viêm đường hô hấp trên, viêm xoang…một cách triệt để.
  • Luyện tập khứu giác (ngửi mùi từ các loại hoa, đồ ăn…) để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường của khứu giác và điều trị bệnh khi còn ở giai đoạn mới phát triển…

Lời kết

Rối loạn khứu giác không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại rất bất tiện, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, có những trường hợp do điếc ngửi mà  họ bị rơi vào các tình huống: ăn phải thực phẩm ôi thiu, nhiễm độc, ngồi trong phòng kín bị rò rỉ khí gas…gây nên những hiểm họa khôn lường.

Vì vậy, để phòng bệnh điếc ngửi chúng ta cần bảo vệ khứu giác bằng cách: đeo khẩu trang tránh bụi, khói, không khí lạnh, rửa mũi 3 lần/ tuần bằng nước muối sinh lý 0,9%, điều trị dứt điểm các bệnh về đường hô hấp trên…để tránh gây nên các biến chứng cho khứu giác.

Bài viết Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-mat-khuu-giac-va-nhung-phuong-phap-bao-ve-khuu-giac-4770/feed/ 0
Bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ, dấu hiệu và những lưu ý khi điều trị https://benh.vn/benh-viem-xoang-o-tre-nho-dau-hieu-va-nhung-luu-y-khi-dieu-tri-5272/ https://benh.vn/benh-viem-xoang-o-tre-nho-dau-hieu-va-nhung-luu-y-khi-dieu-tri-5272/#respond Wed, 09 Aug 2023 14:20:40 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-xoang-o-tre-nho-dau-hieu-va-nhung-luu-y-khi-dieu-tri-5272/ Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Với các bé thường bị viêm mũi với các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi… nếu không chữa kịp thời, dứt điểm bệnh sẽ tiến triển thành viêm xoang khiến bé đau, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sinh hoạt. Vậy làm sao để biết trẻ có bị viêm xoang hay không? Và phải làm gì khi trẻ bị viêm xoang?

Bài viết Bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ, dấu hiệu và những lưu ý khi điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm xoang ở trẻ em là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi. Đây là một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Bệnh có biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, cần điều trị sớm, dứt điểm. Vậy làm sao để biết trẻ có bị viêm xoang hay không? Và phải làm gì khi trẻ bị viêm xoang?

Viêm xoang

Trẻ thường bị viêm xoang ở hai khu vực xoang sàng và xoang hàm nhất

Viêm xoang là gì?

Xoang là một hệ thống rỗng ở người lớn, bao gồm các xoang hàm, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Ở bé khi mới sinh ra thì đã có sẵn xoang hàm (nằm phía sau má) và xoang sàng (nằm giữa 2 hố mắt) nên bé thường bị viêm xoang ở 2 khu vực này nhất. Càng lớn lên, các xoang khác mới phát triển dần.

Nguyên nhân gây viêm xoang

Nguyên nhân gây viêm xoang chủ yếu là do hiện tượng viêm nhiễm trùng (vi khuẩn, virus) ngược dòng từ họng, mũi, phế quản… đi lên. Vì thế, nếu bé thường xuyên bị viêm mũi, viêm họng còn gọi là viêm hô hấp trên mà không được điều trị đúng thì rất dễ dẫn đến viêm xoang.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị viêm xoang:

Triệu chứng trẻ bị viêm đường hô hấp trên là: Sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc. Các triệu chứng này thường giảm và tự khỏi sau 5 – 7 ngày.

Khi những triệu chứng trên kéo dài hơn hoặc diễn tiến nặng hơn với những biểu hiện dưới đây thì rất có khả năng bé đã bị viêm xoang cấp tính:

“Cảm cúm” kéo dài 10 – 14 ngày có thể kèm sốt hoặc không.

Bé có dấu hiệu viêm hô hấp kèm theo sốt 4 ngày liên tục.

Sổ mũi đục, xanh hoặc vàng.

Chảy mũi sau đôi khi dẫn đến đau họng, ho, khạc đờm, khò khè, khó thở, nôn, buồn nôn.

Quấy khóc, mệt mỏi.

Sưng quanh mắt.

Ngoài ra, cũng cần chú ý các biểu hiện khi bé ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần mà chưa được khám bệnh hoặc điều trị chưa dứt điểm; hoặc bé thường xuyên mắc bệnh hô hấp tái phát nhiều lần trong một năm thì có nguy cơ cao bé đã mắc viêm xoang mạn tính. Mẹ cần đưa bé đi khám và điều trị sớm.

Khi thấy các triệu chứng trên thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt nhất là với các bé dưới 6 tuổi để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Không tự ý cho bé dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.

Viêm hô hấp, sưng quanh mắt, cảm cúm kéo dài, đau họng, khó thở… là những dấu hiệu viêm xoang cấp tính

Có nên cho trẻ chụp X- Quang để chẩn đoán viêm xoang?

– Với các bé dưới 6 tuổi nên hạn chế chụp X-Quang. Hầu hết, các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàn kết hợp cùng các động tác soi đèn để khám tai, mũi, họng, ấn một số điểm trên mặt người bệnh để xác định điểm đau, sưng tấy…

– Ngoài ra, khi cần thiết, bác sĩ có thể nội soi bằng dụng cụ chuyên khoa đặc biệt để nhìn được vào trong hốc mũi, các hốc rỗng của xoang, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm một số xét nghiệm như cấy mủ, chất nhầy của xoang để tìm vi khuẩn để có thể kết luận chính xác.

– Trừ một số trường hợp thật đặc biệt, bệnh diễn tiến nặng hoặc khó chẩn đoán, bác sĩ mới yêu cầu chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp X – Quang để nắm rõ về tình trạng các xoang của bé và các vị trí tổn thương cụ thể của xoang

Lưu ý khi điều trị viêm xoang cho trẻ

– Khi điều trị viêm xoang cho bé mẹ cần chú ý trong quá trình dùng thuốc cần kết hợp dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và xì sạch những cặn bẩn trong đường hô hấp của bé đi.

– Nên cho bé uống nhiều nước và ăn nhiều các loại hoa quả chứa vitamin A, C.

– Ngoài ra, giai đoạn đầu khi điều trị có nguy cơ bị “công thuốc” tuỳ theo cơ địa của từng bé, các triệu chứng có thể nặng lên ở một số bé. Nhưng qua giai đoạn này, các triệu chứng sẽ giảm dần và hết hẳn vì thế các mẹ không nên quá lo lắng mà cần thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ.

– Cũng không nên tự ý cho bé sử dụng các thuốc chống sung huyết mũi dạng phun sương hoặc thuốc chống nghẹt mũi mà không có sự chỉ định của bác sĩ vì có thể ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch hay gây chảy mũi bù trừ hoặc khô mũi quá mức cho bé.

Làm gì để ngăn ngừa bệnh viêm xoang trẻ em?

Giữ môi trường sống trong lành, tập cho trẻ thói quen rửa tay khi bị cúm là những cách đơn giản ngăn ngừa bệnh viêm xoang

– Cách đơn giản là thay đổi lối sống hoặc môi trường trong nhà để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xoang ở trẻ.

– Vào mùa lạnh, khi không khí trở lạnh, hãy sử dụng máy giữ độ ẩm không khí để duy trì độ ẩm trong nhà khoảng 45-50%. Nên thường xuyên làm sạch máy giữ ẩm.

– Bệnh viêm xoang không lây nhiễm mạnh, nhưng khi trời trở lạnh, nó có thể dễ dàng lây lan, đặc biệt giữa các thành viên trong gia đình hay nhóm bạn bè. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan là hãy dạy cho trẻ nên thường xuyên rửa sạch tay, đặc biệt khi trẻ đang bị cảm.

Lời kết

Các bệnh hô hấp luôn là những căn bệnh phổ biến và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ khiến cho các gia đình lo lắng. Tạo môi trường sống trong lành và xây dựng một lối sống khỏe mạnh trong gia đình là một cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh viêm xoang ở trẻ.

Benh.vn

Bài viết Bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ, dấu hiệu và những lưu ý khi điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-xoang-o-tre-nho-dau-hieu-va-nhung-luu-y-khi-dieu-tri-5272/feed/ 0
Khi nào thì cần phải cắt amidan cho trẻ https://benh.vn/khi-nao-thi-can-phai-cat-amidan-cho-tre-6327/ https://benh.vn/khi-nao-thi-can-phai-cat-amidan-cho-tre-6327/#respond Sun, 06 Aug 2023 08:00:54 +0000 http://benh2.vn/khi-nao-thi-can-phai-cat-amidan-cho-tre-6327/ Do ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới, bốn mùa thay đổi nên trẻ em Việt Nam thường bị viêm mũi, họng, viêm amidan... Đặc biệt trẻ bị viêm amindan thường sốt cao, bệnh tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian học tập của trẻ.

Bài viết Khi nào thì cần phải cắt amidan cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Do ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới, bốn mùa thay đổi nên trẻ em Việt Nam thường bị viêm mũi, họng, viêm amidan… Đặc biệt trẻ bị viêm amindan thường sốt cao, bệnh tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian học tập của trẻ. Có trường hợp, bác sỹ chỉ định cắt amindan để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu hơn. Vậy, khi nào thì cần phải cắt amidan cho trẻ?

Vai trò của Amidan là gì

Amidan là hệ thống phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch và thường đóng vai trò thanh lọc các vi khuẩn hoặc vi-rút muốn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc đường miệng.

Vì sao Amidan thường bị viêm nhiễm

Viêm amidan thường xảy ra do tình trạng nhiễm khuẩn hoặc vi-rút trở nên quá tải làm amidan bị sưng lên và viêm. Đây được hiểu là cơ quan khu trú, thu hút mầm bệnh và tiếp xúc rất thường xuyên nên việc viêm amidan xảy ra rất phổ biến.

Triệu chứng khi bị viêm amidan

  • Đau họng.
  • Khó nuốt, nuốt đau.
  • Amidan sưng, tấy đỏ.
  • Các mảng trắng ở amidan.
  • Đau đầu.
  • Sốt.
  • Sưng nề hạch bạch huyết
  • Viêm thanh quản…

 Viêm amidan ở trẻ nhỏ

Amidan, sưng, tấy đỏ, đau họng, có các mảng trắng…là biểu hiện viêm amidan

Trường hợp nào thì nên cắt amidan cho trẻ

  • Khi amidan phì đại gây tắc nghẽn, có hội chứng ngưng thở trong khi ngủ, trẻ thường ngủ ngáy, trong giấc ngủ có cơn ngưng thở tím tái, giật mình, quấy khóc, đái dầm…
  • Khi amidan quá to khiến bé kém ăn, hay bị nôn, khó nuốt, khó nói, làm cho trẻ chậm lớn.
  • Khi amidan bị viêm mạn tính, tái phát nhiều lần trong năm gây ảnh hưởng đến việc học tập và sức khỏe của trẻ.
  • Khi gây ra các biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim do vi trùng ở amidan, viêm cầu thận, viêm khớp do vi trùng ở amidan, áp-xe quanh amidan, viêm hạch cổ.
  • Khi nghi ngờ bị ung thư, hôi miệng do amidan có nhiều ngách hay đọng lại thức ăn, sỏi amidan, nấm amidan…

viêm amidan ở trẻ

Cắt amidan khi gây tắc nghẽn đường thở, viêm mãn tính, biến chứng viêm cơ tim…

Phương pháp cắt amidan

  • Bằng dao điện.
  • Bằng laser.
  • Bằng coblation.

Những vấn đề kiêng kỵ khi cắt amindan

  • Tránh nói quá nhiều sau khi mổ.
  • Kiêng các thức ăn cứng, nóng, chua, cay.
  • Ăn thức ăn lỏng, nguội, mềm (trong vòng 15 ngày đầu) để tránh chảy máu sau mổ.
  • Tránh hoạt động thể lực mạnh như chạy chơi, bơi lội, đá bóng…

Lời kết

Viêm amidan có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp nhất là tuổi đi học. Khi bị viêm amidan, trẻ thường bị đau họng, sốt cao trên 39 độ và thường tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến đời sống và việc học tập.

Vì vậy, để bảo vệ trẻ và hạn chế tình trạng viêm nhiễm amidan, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh đường hô hấp trên bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9%, khi thời tiết giao mùa cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là phần cổ và tay chân, hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, không nên cho trẻ ăn và uống thực phẩm chung với đá lạnh…

Bài viết Khi nào thì cần phải cắt amidan cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khi-nao-thi-can-phai-cat-amidan-cho-tre-6327/feed/ 0
Bệnh viêm họng – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa https://benh.vn/benh-viem-hong-2112/ https://benh.vn/benh-viem-hong-2112/#respond Fri, 04 Aug 2023 04:07:47 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-hong-2112/ Họng là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp, là nơi rất dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh như virus, vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, viêm họng cũng trở thành một trong các bệnh lý thường gặp nhất, đặc biệt trong mùa thu đông. Việc điều trị bệnh có nhiều cách, tuy nhiên, do tình trạng kháng kháng sinh gia tăng, nên người bệnh cần lưu ý không lạm dụng kháng sinh mà nên tìm các cách kết hợp, phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Bài viết Bệnh viêm họng – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Họng là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp, là nơi rất dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh như virus, vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, viêm họng cũng trở thành một trong các bệnh lý thường gặp nhất, đặc biệt trong mùa thu đông. Việc điều trị bệnh có nhiều cách, tuy nhiên, do tình trạng kháng kháng sinh gia tăng, nên người bệnh cần lưu ý không lạm dụng kháng sinh mà nên tìm các cách kết hợp, phòng bệnh hơn chữa bệnh.

kham-benh-viem-hong

Bệnh viêm họng có thể khiến bạn tới gặp bác sỹ (hình minh họa)

Giải phẫu và sinh lý họng

Họng là cửa ngõ ra vào của đường hô hấp, do đó, đây là nơi dễ bị tổn thương do virus, vi khuẩn gây ra hươn cả.

Giải phẫu họng

Cấu tạo của họng: họng là một ống cơ và màng ở trước cột sống cổ. Đi từ mỏm nền tới đốt sống cổ thứ IV, là ngã tư của đường ăn và đường thở, nối liền mũi ở phía trên, miệng ở phía trước với thanh quản và thực quản ở phía dưới. Giống như một cái phễu phần trên loe rộng, phần dưới thu hẹp. Thành họng được cấu trúc bởi lớp cân, cơ, niêm mạc.

Họng chia làm 3 phần:

Họng mũi (tỵ hầu) phần họng trên.

Họng miệng (khẩu hầu) phần họng giữa.

Họng thanh quản (thanh hầu) phần họng dưới.

Vòng Waldeyer

Họng có các tổ chức lympho tạo thành một vòng bao quanh gọi là vòng Waldeyer.

Bao gồm: Amiđan khẩu cái, Amiđan lưỡi, Amiđan vòm (luschka), Amiđan vòi (gerlach).

Mô học của Amiđan: Giống như cấu trúc của hạch bạch huyết.

Chức năng là sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể.

Khoang quanh họng

Quanh họng có các khoang chứa các tổ chức cân, cơ, mạch máu, thần kinh, mạch bạch huyết và các khoang này có liên quan mật thiết với họng.

Khoang bên họng (Sébileau).

Khoang sau họng (Henké).

Mạch máu: Mạch nuôi dưỡng thuộc ngành động mạch cảnh ngoài: động mạch hầu lên, động mạch giáp trạng trên, động mạch khẩu cái lên.

Thần kinh cảm giác thuộc dây IX, X. Dây IX chi phối nền lưỡi và 1/3 dưới Amiđan. Dây X
chi phối thành sau họng và màn hầu.

Thần kinh vận động chủ yếu do nhánh trong của dây IX và dây XI.

Mạch bạch huyết:đổ vào các hạch sau họng: hạch Gillete, hạch dưới cơ nhị thân và hạch dãy cảnh.

Sinh lý của họng

Họng là ngã tư đường ăn và đường thở. Nên giữ các chức năng sau:

  • Chức năng nuốt.
  • Chức năng thở.
  • Chức năng phát âm.
  • Chức năng nghe.
  • Chức năng vị giác (nếm).
  • Chức năng bảo vệ cơ thể.

Viêm họng cấp tính

Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện riêng biệt, nhưng thường gặp xuất hiện với các bệnh: viêm V.A, viêm Amiđan, bệnh phát ban, cúm, sởi, bạch hầu, ho gà, vincent, hoặc một số bệnh máu.

Định nghĩa viêm họng cấp tính: Viêm họng cấp tính là viêm cấp tính của niêm mạc họng (được cấu tạo bởi lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lympho).

Phân loại: Theo phân loại của Escat chia viêm họng cấp tính làm 3 nhóm:

  • Viêm họng không đặc hiệu có thể khu trú hoặc tỏa lan như: viêm họng đỏ, viêm họng trắng, viêm tấy xung quang Amiđan.
  • Viêm họng đặc hiệu như: viêm họng do bạch hầu, viêm họng vincent.
  • Viêm họng trong các bệnh máu.

Trên lâm sàng thường thấy có hai loại là: viêm họng đỏ viêm họng trắng (trên thực tế nhìn thấy).

Viêm họng đỏ

Thực chất là viêm cấp tính niêm mạc họng hoặc Amiđan hay gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi.

Nguyên nhân gây viêm họng đỏ

  • Virus: cúm, sởi.
  • Vi khuẩn: phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng.

Triệu chứng viêm họng đỏ do virus

  • Triệu chứng toàn thân

Bắt đầu đột ngột, ớn lạnh, sốt cao39oC- 40oC, nhức đầu, đau mình, ăn ngủ kém.

Hạch cổ sưng, đau.

  • Triệu chứng cơ năng viêm họng

Lúc đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước, dần dần cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt và khi nói, đau lan lên tai và đau nhói khi nuốt.

Ngạt tắc mũi và chảy nước mũi nhầy.

Tiếng nói mất trong và khàn nhẹ.

Ho khan.

  • Triệu chứng thực thể viêm họng

Toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực. Màn hầu, trụ trước, trụ sau và thành sau họng phù nề, đỏ.

Hai Amiđan viêm to, trên bề mặt Amiđan có chất nhầy trong. Đôi khi có bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt hoặc miệng các hốc Amiđan.

Xét nghiệm: Bạch cầu trong máu không tăng.

Tiến triển viêm họng đỏ

  • Bệnh diễn biến trong 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh.
  • Nếu có bội nhiễm do liên cầu, tụ cầu, phế cầu các biến chứng sẽ xảy ra như: viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm.

Thể lâm sàng của viêm họng đỏ

  • Viêm họng đỏ do cúm: thành từng vụ dịch với các triệu chứng khá nặng, nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng.
  • Viêm họng đỏ do vi rút APC (Adeno – Pharyngo- Conjonctivite) ở trẻ em: xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ, bệnh tiển triển 3-5 ngày.
  • Viêm họng đỏ do vi khuẩn: viêm V.A và viêm Amiđan. Có thể gây các biến chứng thấp tim, viêm cầu thận cấp…
  • Hạch thường sưng to, bạch cầu tăng cao trong máu.
  • Viêm họng đỏ do thuốc: gặp ở những người dị ứng với một số loại thuốc, sau khi dùng thuốc sẽ đau rát họng và xuất tiết mũi.

Chẩn đoán viêm họng đỏ

  • Chẩn đoán xác định viêm họng đỏ

Dựa vào các triệu chứng: sốt cao đột ngột, đau rát họng, nuốt đau.

Khám: niêm mạc họng đỏ rực, màn hầu, trụ trước, trụ sau và thành sau họng phù nề, đỏ. Hai Amiđan sung huyết đỏ, trên bề mặt có chất nhầy trong hoặc bựa trắng.

Xét nghiệm: Bạch cầu trong máu không tăng (nguyên nhân do vius).

  • Chẩn đoán phân biệt

Giang mai giai đoạn II: niêm mạc họng đỏ, nhưng không sốt cao. Xét nghiệm BW (+).

Phản ứng do ngộ độc: họng đau rát, nề đỏ. Nhưng không sốt, có ban đỏ ngoài da.

Điều trị viêm họng đỏ

  • Giải quyết triệu chứng là chính.
  • Sát trùng tại chỗ: Sử dụng các loại nước Súc họng kháng khuẩn có khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn trên họng và tăng cường thêm khả năng chống viêm tại chỗ, giảm nhanh hơn các triệu chứng thường gặp như: ho, rát họng, vướng họng, sưng, đau tại họng…
  • Nghỉ ngơi, giữ  ấm.
  • Hạ sốt: Aspirin, A.P.C, Analgin, Paracetamol, Efferalgan…
  • Chống đau họng: hàng ngày súc họng bằng các dung dịch kiềm ấm như: nước m0uối, dung dịch clorat kali 1% hoặc BBM, trẻ em bôi họng bằng glyxerin bôrat 5%.
  • Chống xuất tiết mũi: nhỏ mũi Argyron 1% (tối đa 3 ngày).
  • Khí dung họng: kháng sinh + corticoid.
  • Dùng kháng sinh toàn thân khi có bội nhiễm hoặc nguyên nhân do vi khuẩn.

Dự phòng viêm họng đỏ

Không dùng chung khăn mặt, bát đĩa cốc chén với bệnh nhân.

Nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước tỏi pha loãng khi xung quanh có nhiều người viêm họng cấp tính.

Cắt Amiđan khi bị viêm tái phát nhiều lần.

Viêm họng bựa trắng thông thường

Là một bệnh viêm họng cấp tính nặng và thường có các biến chứng thấp tim, viêm cầu thận cấp … cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân viêm họng bựa trắng

Do vi khuẩn thường là do liên cầu, đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết b nhóm A. Lây truyền bằng đường nước bọt.

Triệu chứng viêm họng bựa trắng

Triệu chứng toàn thân: khởi phát thường rầm rộ, bệnh nhân sốt cao 38oC-39oC có rét run hoặc ớn lạnh, thể trạng mệt mỏi rõ rệt, nhức đầu nhiều.

  • Triệu chứng cơ năng.

Đau họng: rát họng, nuốt đau nhói lên tai.

Khàn tiếng nhẹ.

  • Triệu chứng thực thể.

Hai Amiđan to đỏ thẫm, các khe giãn. Một lớp bựa trắng bao phủ miệng khe. Lớp bựa này đầu tiên màu trắng kem sau trở lên vàng xám và chỉ khu trú ở Amiđan và có thể dùng bông chùi đi mà không gây ra chảy máu.

Trụ trước, trụ sau, lưỡi gà và màn hầu xung huyết đỏ nhưng không nề.

Ở thành sau họng có vài đảo lympho bị viêm có bựa trắng.

Các hạch ở vùng sau góc hàm bị sưng đau.

Xét nghiệm trong viêm họng bựa trắng

  • Quyệt họng để soi cấy tìm vi khuẩn: liên cầu khuẩn tan huyết b nhóm A.
  • Số lượng BC tăng từ 10.000 tới 12.000.
  • Tốc độ máu lắng tăng cao, có thể có Albumin trong nước tiểu.

Chẩn đoán viêm họng bựa trắng

  • Chẩn đoán xác định

Dựa vào sự khởi phát của bệnh.

Triệu chứng thực thể khi khám họng (lớp bựa trắng phủ lên bề mặt Amiđan).

Xét nghiệm: Cấy khuẩn tìm thấy liên cầu khuẩn tan huyết b nhóm A. Xét nghiệm máu BC tăng cao.

  • Chẩn đoán phân biệt

Bệnh bạch hầu: thường xảy ra thành dịch. Khám họng thường thấy có giả mạc, giả mạc gắn chặt vào niêm mạc, khi bóc ra thì chảy máu, giả mạc mọc rất nhanh, lan ra các trụ và màn hầu, giả mạc không tan trong nước. Bệnh cảnh nhiễm trùng, nhiễm độc rõ. Hạch ở cổ, dưới cằm nổi nhiều và nhanh. Trước một bệnh nhân như vậy bao giờ cũng quyệt họng để cấy khuẩn.

Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân: Hạch cổ to, suy nhược, viêm họng trắng, loét họng. Trong máu tế bào đơn nhân tăng cao.

Điều trị viêm họng bựa trắng

  • Điều trị kháng sinh bệnh diễn biến tốt, thuyên giảm trong vòng 24 giờ (Cephalothin, Amikacin, Gentamicin …).
  • Hạ sốt.
  • Điều trị tại chỗ: súc họng, khí dung.
  • Cắt Amiđan khi bệnh ổn định. Đặc biệt là bệnh nhân có Albumin trong nước tiểu.

Biến chứng viêm họng bựa trắng

  • Bệnh thường kéo dài 10 ngày mới khỏi hẳn, nếu kéo dài hơn dễ gây nên các biến chứng vào tuần thứ hai, thứ ba.
  • Gây thấp tim, viêm cầu thận cấp.
  • Viêm tấy quanh Amiđan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản.
  • Viêm hạch mủ.
  • Nhiễm trùng huyết.

Viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính là viêm mạn tính niêm mạc họng (được cấu tạo bởi lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lymphô), rất hay gặp. Nó thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạn tính.

Viêm họng mạn tính thể hiện dưới 3 hình thức: xuất tiết, quá phát và teo. Các bệnh tích có thể toả lan hoặc khu trú.

Nguyên nhân gây viêm họng mạn tính

Ngạt tắc mũi do nhiều nguyên nhân trong đó có: dị hình vách ngăn, polyp mũi… phải thở bằng miệng kéo dài, nhất là về mùa lạnh.

Viêm mũi, xoang nhất là viêm xoang sau: nhầy mủ luôn chảy xuống thành sau họng.

Các chất kích thích như: khói thuốc lá, rượu bia, bụi, sợi bông, hoá chất…

Yếu tố cơ địa: thể địa dị ứng, suy gan, đái đường…

Triệu chứng viêm họng bựa trắng

Triệu chứng cơ năng khi đi khám của viêm họng bựa trắng

  • Cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt.
  • Bệnh nhân thường phải khạc nhổ luôn, có ít nhầy quánh.
  • Ho nhiều vào ban đêm, khi lạnh.
  • Nuốt hơi nghẹn.
  • Tiếng nói bị khàn trong giây lát rồi trở lại bình thường.
  • Khi uống rượu, hút thuốc lá nhiều, nói nhiều, triệu chứng trên càng trở nên rõ rệt.

Triệu chứng thực thể của viêm họng bựa trắng

  • Tuỳ theo tổn thương, có thể thấy các thể:
  • Viêm họng mạn tính xuất tiết.
  • Niêm mạc họng đỏ, ướt, có chất xuất tiết nhầy, trong dính vào thành sau họng.
  • Khạc hay rửa hút đi thấy thành sau họng không nhẵn, có nổi vài tia máu và nang lympho nổi lên thành những hạt nề, đỏ.
  • Viêm họng mạn tính quá phát.
  • Niêm mạc họng dày và đỏ, cạnh trụ sau của Amiđan niêm mạc nề dày lên làm thành trụ giả (vì vậy bệnh nhân rất nhạy cảm ở họng và rất dễ buồn nôn).
  • Thành sau họng có các nang lympho phát triển mạnh, quá sản dầy thành những đám nề, màu hồng hay đỏ lồi cao hơn thường gọi đó là viêm họng hạt
  • Màn hầu và lưỡi gà cũng trở nên dầy, eo họng bị hẹp.
  • Niêm mạc loa vòi Eustache cũng quá sản (bệnh nhân thấy ù tai).
  • Mép sau của thanh quản bị dầy (nên bệnh nhân ho, khàn tiếng, xuất tiết nhiều).
  • Viêm họng mạn tính teo: Quá phát lâu ngày chuyển sang teo.
  • Tuyến nhầy và nang lympho xơ hoá.
  • Niêm mạc trở lên nhẵn mỏng, trắng bệch có mạch máu nhỏ.
  • Eo họng rộng ra.
  • Tiết nhầy khô lại biến thành vảy dính vào niêm mạc (bệnh nhân phải đằng hắng hoặc ho luôn).

Tiến triển và biến chứng của viêm họng bựa trắng

  • Viêm họng mạn tính khi loại trừ được các yếu tố nguyên nhân cũng có thể khỏi được. Thường các viêm họng mạn tính sẽ lần lượt qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát và teo nếu để kéo dài không điều trị. Đặc biệt các trường hợp trĩ mũi (ozen). Suy yếu niêm mạc đường thở do các bụi hoá chất cũng trở thành viêm họng teo.
  • Viêm họng mạn tính cũng thường đưa đến viêm thanh quản mạn tính, viêm thanh-khí phế quản mạn tính… hoặc các đợt viêm cấp như viêm Amiđan cấp tính, ápxe Amiđan…
  • Gây lên suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do phải luôn khạc nhổ, nhất là ban đêm.

Điều trị viêm họng bựa trắng

Điều trị nguyên nhân viêm họng bựa trắng

  • Giải quyết các ổ viêm tiềm tàng ở mũi, xoang (viêm xoang sau), viêm Amiđan.
  • Giải quyết sự lưu thông của mũi: dị hình vách ngăn, polype mũi, thoái hoá cuốn mũi dưới…
  • Loại bỏ các kích thích như: bụi, hoá chất, thuốc lá, rượu…
  • Điều trị dị ứng (nếu do thể địa).

Điều trị tại chỗ viêm họng bựa trắng

Giai đoạn xuất tiết:

  • Súc họng bằng dung dịch kiềm như: BBM, nước muối nhạt… Khuyến khích sử dụng các loại nước súc họng miệng từ Nano bạc biến tính để tăng hiệu quả kháng virus, vi khuẩn và hiệu ứng chống viêm tại chỗ, cũng như phục hồi niêm mạc khỏi các tổn thương do viêm họng gây ra.
  • Bôi và chấm họng bằng glycerin borat 3%, S.M.C (Salicylat Na, menthol).
  • Khí dung họng: Hydrocortison + kháng sinh.
  • Nếu có nhiều nhầy dính ở thành sau họng thì rửa bằng dung dịch borat Natri 1% cho  hết vẩy, bôi họng và khí dung.

Giai đoạn quá phát: đốt điện nóng, cao tần hoặc đốt bằng nitơ lỏng hay laser.

Giai đoạn teo: bôi Glycerin Iot 0,5% hoặc mỡ thuỷ ngân 1%.

Phòng bệnh viêm họng bựa trắng

  • Đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hoá chất.
  • Súc họng hàng ngày bằng dung dịch kiềm ấm hoặc nước muối.
  • Nâng cao thể trạng: cho uống các vitamin A, D2, uống nước suối, nước khoáng.

Bài viết Bệnh viêm họng – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-hong-2112/feed/ 0
Bệnh viêm thanh quản cấp tính https://benh.vn/benh-viem-thanh-quan-cap-tinh-3693/ https://benh.vn/benh-viem-thanh-quan-cap-tinh-3693/#respond Tue, 04 Jul 2023 04:41:23 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-thanh-quan-cap-tinh-3693/ Tổn thương chủ yếu của viêm thanh quản là viêm niêm mạc. Quá trình viêm có thể khu trú ở niêm mạc hoặc lan xuống lớp dưới. Diễn biến từ xung huyết, phù nề, loét niêm mạc đến viêm cơ, hoại tử sụn. Viêm thanh quản cấp tính trên lâm sàng thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Bài viết Bệnh viêm thanh quản cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm thanh quản cấp tính trên lâm sàng thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tổn thương chủ yếu của viêm thanh quản là viêm niêm mạc. Quá trình viêm có thể khu trú ở niêm mạc hoặc lan xuống lớp dưới. Diễn biến từ xung huyết, phù nề, loét niêm mạc đến viêm cơ, hoại tử sụn.

Có 4 dạng Viêm thanh quản cấp tính thường gặp.

  • Viêm thanh quản cấp tính ở người lớn.
  • Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em.
  • Viêm thanh quản hậu phát.
  • Phù nề thanh quản.

1. Viêm thanh quản cấp tính ở người lớn

Trong viêm thanh quản cấp tính ở người lớn hay gặp:

  • Viêm thanh quản xuất tiết.
  • Viêm thanh quản do cúm.
  • Viêm thanh thiệt.

1.1 Viêm thanh quản cấp tính xuất tiết.

Nguyên nhân:

  • Hay gặp mùa lạnh viêm thường nặng, bệnh tích có thể từ mũi xuống thanh quản, nam giới bị nhiều hơn nữ giới vì có điều kiện phát sinh như: hút thuốc, uống rượu, làm việc nơi nhiều bụi, gió lạnh.
  • Ngoài ra có nguyên nhân là virút.

Triệu chứng:

Triệu chứng toàn thân: ớn lạnh, đau mình, chân tay mỏi.

Triệu chứng cơ năng: bắt đầu đột ngột bằng cảm giác khô họng, nuốt đau, tiếng nói khàn hoặc mất kèm theo ho, khạc đờm.

Triệu chứng thực thể:

  • Niêm mạc xung huyết, dây thanh nề đỏ, lớp dưới niêm mạc phù nề, xuất tiết nhầy đặc đọng ở mép sau và dây thanh.
  • Bán liệt các cơ căng (cơ giáp phễu) và cơ khép (cơ bên phễu).

Diễn biến:

Bệnh tiến triển trong 3 – 4 ngày triệu chứng sẽ giảm đi, xung huyết nhạt dần, tiếng nói thường phục hồi chậm.

Điều trị:

  • Hạn chế nói.
  • Khí dung: KS + Corticoid.
  • Giảm ho.
  • Giảm đau.
  • Phun Adrenalin 1/1000.
  • Đông y: ăn quả chanh non đã nướng.

1.2 Viêm thanh quản do cúm.

Nguyên nhân:

Viêm thanh quản do virut cúm hoặc virut phối hợp với vi khuẩn thông thường.

Bênh tích thường lan xuống khí quản.

Triệu chứng:

Hình thái lâm sàng của viêm thanh quản do cúm rất phong phú nó thay đổi tùy theo loại vi khuẩn phối hợp.

  • Thể xuất tiết: triệu chứng giống viêm thanh quản xuất tiết thông thường nhưng chúng ta nghĩ đến nguyên nhân cúm là vì có dịch cúm, đôi khi chúng ta thấy những điểm chảy máu dưới niêm mạc (đây là dấu hiệu của viêm thanh quản do cúm).
  • Thể phù nề: thể này thường kế tiếp thể xuất tiết, thể phù nề ở thanh thiệt và mặt sau sụn phễu, niêm mạc bị căng bóng, đỏ, bệnh nhân nuốt đau và đôi khi khó thở.
  • Thể loét: triệu chứng thực thể có những vết loét nông bờ đỏ ở sụn phễu, nẹp phễu thanh thiệt.
  • Thể viêm tấy:

Sốt cao, mạch nhanh.

Nuốt khó, đau họng, tiếng nói khàn, khó thở kiểu thanh quản.

Vùng trước thanh quản bị sưng đau.

Tiên lượng:

Tùy theo bệnh tích và thể bệnh.

  • Thể xuất tiết tiên lượng tốt.
  • Thể phù nề, loét, hoại tử tiên lượng dè dặt.

Điều trị:

  • Khí dung KS + Corticoid.
  • Nếu có áp xe phải chích tháo mủ.

1.3 Viêm thanh thiệt phù nề

Thanh thiệt là cánh cửa của thanh quản mặt trước rất dễ bị viêm hay phù nề.

Triệu chứng

Bệnh nhân có cảm giác bị vướng đờm, khi nuốt đau nhói lên tai. Soi thanh quản gián tiếp thấy thanh thiệt sưng mọng như môi cá mè.

Điều trị:

  • Chống viêm, giảm phù nề.
  • Phun thuốc Cocain + Adrenalin.

2. Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em

Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân từ bên ngoài như virus, vi khuẩn, vi nấm….

2.1 Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp tính trẻ em

Tác nhân trực tiếp gây bệnh viêm thanh quản là vi rút (cúm, APC…), vi khuẩn (phế cầu, Hemophilus influenzae…) và trực khuẩn bạch hầu (hiếm gặp).

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp ở trên, có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho viêm phế quản phát triển, điển hình là:

  • Trẻ bị viêm đường hô hấp mắc các bệnh viêm mũi xoang, viêm amidan, viêm phổi…
  • Trẻ la hét, nói lớn tiếng
  • Bị trào ngược họng thanh quản
  • Môi trường sống thiếu an toàn, có nhiều khói thuốc lá, thuốc lào…
  • Khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ thay đổi nóng lạnh thất thường…

2.2 Biểu hiện viêm thanh quản cấp tính trẻ em

Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể mà mức độ biểu hiện viêm thanh quản của con có thể khác nhau. Một số biểu hiện viêm thanh quản chính ở trẻ cha mẹ nên chú ý là:

  • Khàn tiếng, thở rít
  • Trẻ sốt nhẹ khoảng 37.5 – 38.5 độ C
  • Trẻ có biểu hiện khó thở, tùy từng mức độ bệnh mà biểu hiện khó thở có thể khác nhau. Ở mức độ nhẹ, trẻ chỉ ho, khàn tiếng; mức độ trung bình trẻ thường thở rít khi nằm yên, thở nhanh, co lõm; ở mức độ nặng trẻ thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, kích thích, vật vã, tím tái. Tình trạng lúc này trẻ đã bị tắc nghẽn hô hấp, rất nguy hiểm

Viêm thanh quản ở trẻ em có 4 loại chính là:

  • Viêm thanh quản thanh môn: gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ độ tuổi từ 1 – 3 tuổi. Bệnh thường phát hiện về ban đêm trên trẻ nhỏ đang bị viêm mũi họng thông thường, tiến triển từ từ và đột nhiên xuất hiện khó thở thanh quản.
  • Viêm thanh quản co thắt: trẻ bị viêm và phù nề khu trú vùng hạ họng, có thắt thanh quản gây ra các cơn khó thở lúc nửa đêm về sáng.
  • Viêm thanh thiệt: thanh thiệt của trẻ sưng nề, trẻ có cảm giác nuốt đau, khó thở tăng, tiết nhiều nước bọt, khó thở có cảm giác tăng hơn khi nằm ngửa.
  • Viêm thanh quản bạch cầu: đây là một thể nặng do vi khuẩn Loefler xâm nhập vào thanh quản gây phù nề và loét có màng giả. Màng giả trắng này dai, dính có thể khiến bít tắc đường thở.

2.3 Điều trị viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em

Điều trị viêm thanh quản như thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng, mức độ nặng nhẹ của từng người bệnh. Trẻ bị viêm thanh quản không có khó thở, cha mẹ cần chú ý hạn chế để trẻ nói nhiều, tránh lạnh.

Điều trị chủ yếu là nội khoa bao gồm các thuốc kháng sinh, giảm viêm, tiêu đờm, giảm ho…, điều trị tại chỗ bằng các thuốc giảm viêm, men tiêu viêm… kết hợp nâng cao sức đề kháng, bổ sung dinh dưỡng, điện giải.

Với người bệnh khó thở thanh quản độ I điều trị chủ yếu nội khoa. Với trường hợp khó thở thanh quản độ II, III bác sĩ phải mở khí quản cấp cứu.

Phẫu thuật được bác sĩ cân nhắc trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, viêm thanh quản có hạt xơ dây thanh.

Bài viết Bệnh viêm thanh quản cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-thanh-quan-cap-tinh-3693/feed/ 0
Chọn đúng thuốc trị viêm mũi dị ứng https://benh.vn/chon-dung-thuoc-tri-viem-mui-di-ung-2738/ https://benh.vn/chon-dung-thuoc-tri-viem-mui-di-ung-2738/#respond Sat, 01 Jul 2023 04:20:00 +0000 http://benh2.vn/chon-dung-thuoc-tri-viem-mui-di-ung-2738/ Viêm mũi dị ứng là bệnh có các triệu chứng như nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi và có thể kèm ngứa, chảy nước mắt. Đây là bệnh khó trị, thường xuyên tái phát vì liên quan đến dị ứng.

Bài viết Chọn đúng thuốc trị viêm mũi dị ứng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm mũi dị ứng là bệnh có các triệu chứng như nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi và có thể kèm ngứa, chảy nước mắt. Đây là bệnh khó trị, thường xuyên tái phát vì liên quan đến dị ứng. Chỉ khi người bệnh không còn tiếp xúc với chất gây dị ứng thì mới có khả năng khỏi bệnh, nhưng điều này hiện nay rất khó vì trong môi trường hiện diện rất nhiều các dị ứng nguyên, nhiều khi không xác định được người bệnh bị dị ứng với chất gì.

Mục tiêu điều trị viêm mũi dị ứng là giảm đến mức tối thiểu các triệu chứng và lựa chọn các thuốc vừa hiệu quả vừa ít có tác dụng phụ độc hại.

Hiện có nhiều nhóm thuốc trị bệnh lý về mũi và được phân ra 2 loại thuốc uống và thuốc dùng tại chỗ (nhỏ, xông hoặc phun xịt vào mũi).

Loại thuốc uống

– Nhóm thuốc kháng histamin trị dị ứng: như clorpheniramin, loratidin…giúp giảm triệu chứng ngứa mũi, chảy mũi, sổ mũi, chảy nước mắt nhưng không có tác dụng với nghẹt (tắc) mũi.

– Nhóm thuốc uống kháng sinh: dùng khi bênh lý về mũi có liên quan đến nhiễm khuẩn, cần có bác sĩ chỉ định chứ không tự ý hoặc nghe lời khuyên của người không thuộc giới chuyên môn để mua tự sử dụng.

– Nhóm thuốc uống cường giao cảm gây co mạch: gồm ephedrin, pseudoepherin, phenylpropanolamin, giúp thông mũi, trị nghẹt mũi tốt.

– Nhóm thuốc uống glucocorticoid: như prednison, dexamethacon, chỉ uống khi bị viêm mũi viêm xoang nặng và mạn tính và cũng phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý sử dụng bừa bãi.

Loại thuốc dùng tại chỗ

– Thuốc co mạch nhỏ mũi: chứa dược chất như naphazolin, oxymetazolin…có tác dụng thông mũi tốt nhưng chỉ nên nhỏ mũi trong thời gian ngắn 7 ngày để tránh trường hợp bị nhờn thuốc, bị hiệu ứng “dội” phải tăng liều, nếu không tăng liều bị nghẹt mũi nặng hơn, đưa đến vòng luẩn quẩn là bị “viêm mũi do thuốc”. Đối với trẻ nhỏ, không nên dùng thuốc nhỏ mũi loại này vì có thể gây choáng, tím tái, mà nên dùng thuốc nhỏ mũi hoặc phun xịt NaCl 0.9% giúp thông, sạch mũi

– Thuốc glulcocorticoid xịt mũi: gồm có Fixonase, Nasacort, Becotide…Thuốc hiệu quả trong trị viêm muic dị ứng, dùng lâu dài nằm phòng ngừa viêm mũi dị ứng. Cả 3 thuốc vừa kể đều là thuộc nhóm glucocorticoid (thường gọi tắt là corticod) nhưng do xịt mũi có tác dụng tại chỗ. Thuốc có thể gây khó chịu như khô họng, khô miệng chứ không cho tác dụng phụ toàn thân như thuốc uống. Hiện nay, thuốc xịt dùng phòng viêm mũi dị ứng (sáng sớm xịt mũi theo liều chỉ định sẽ giúp ngừa viêm mũi cả ngày) thường được chọn là Flixonase.

Cần làm gì khi bị viêm mũi dị ứng?

– Người bị viêm mũi dị ứng nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng, đặc biệt là đi tái khám theo yêu cầu của bác sĩ hoặc trong khi diễn tiến bệnh có những bất thường, có sự tái phát các rối loạn. Căn cứ vào sự thăm khám, chuẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp các thuốc thuộc các nhóm đã kể ở trên, riêng về thuốc xịt mũi dùng phòng ngừa viêm mũi dị ứng, bác sĩ sẽ giúp lựa chọn thuốc loại nào thích hợp. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn dùng thuốc kéo dài trong thời gian bao lâu để có hiệu quả.

Ngoài ra, người bị bệnh viêm mũi dị ứng thường là người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Vì vậy, cần thực hiện các biện pháp sau:

– Giữ ấm khi trời trở lạnh, tránh dùng thuốc và thực phẩm gây dị ứng, làm sạch thông thoáng môi trường để không tiếp xúc với bụi nhà, khói thuốc lá, không nuôi hoặc tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo) gây dị ứng

– Kiên trì rèn luyện thân thể, tránh uống rượu, tránh hít khói thuốc lá (kể cả hít khói thuốc lá thụ động), ăn uống đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Bài viết Chọn đúng thuốc trị viêm mũi dị ứng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chon-dung-thuoc-tri-viem-mui-di-ung-2738/feed/ 0
Phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ https://benh.vn/phong-tranh-benh-viem-mui-di-ung-cho-tre-4815/ https://benh.vn/phong-tranh-benh-viem-mui-di-ung-cho-tre-4815/#respond Fri, 30 Jun 2023 02:11:05 +0000 http://benh2.vn/phong-tranh-benh-viem-mui-di-ung-cho-tre-4815/ Thời tiết lạnh, môi trường, không khí ô nhiễm, sức đề kháng còn kém nên hiện tượng viêm mũi dị ứng thường xuất hiện nhiều ở trẻ với các biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc vào ban đêm. Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ, dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm cho trẻ cảm thấy khó chịu.

Bài viết Phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết lạnh, môi trường, không khí ô nhiễm, sức đề kháng còn kém nên hiện tượng viêm mũi dị ứng thường xuất hiện nhiều ở trẻ với các biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc vào ban đêm. Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ, dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Hơn nữa, nếu không được điều trị hợp lý và dứt điểm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cho trẻ như viêm tai, viêm họng, viêm phế quản,…

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng và triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra với bất kỳ ai do yếu tố dị nguyên gây ra. Tình trạng viêm mũi dị ứng này không có nguyên nhân rõ ràng nhưng có thể phân chia được kèm theo các triệu chứng thường gặp như sau.

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng trẻ em

Bệnh viêm mũi dị ứng chia làm hai loại: Theo mùa và quanh năm dựa trên nguyên nhân phát sinh bệnh.

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi dị ứng là do phản ứng của cơ thể khi gặp các vật lạ như bụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm và khi thời tiết thay đổi… Những tác nhân này thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn, khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng.

Thông thường chứng viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng cũng có người không bị. Bệnh này thường hay gặp vào mùa xuân, mùa đông, khi phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí, không khí lại quá ẩm thấp tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

viem-mũi-di-ung-tre-em

Viêm mũi dị ứng (Ảnh minh họa)

Triệu chứng viêm mũi dị ứng trẻ em

Triệu chứng thường thấy ở bệnh viêm mũi dị ứng trẻ em:

  • Ngứa mũi
  • Chảy mũi nước
  • Hắt hơi liên tục rất khó chịu.
  • Nếu đã thành mãn tính thì có thể nghẹt mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu.

Chăm sóc và điều trị viêm mũi dị ứng trẻ em

Đối với trẻ bị viêm mũi dị ứng, cha mẹ cần lưu ý chế độ chăm sóc để giảm thiểu nguy cơ tái phát hoặc trở nặng của bệnh.

Môi trường sống và sinh hoạt

Đưa trẻ đi khám (Ảnh minh họa)

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết, nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để có biện pháp điều trị hợp lý, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc.

Tìm hiểu nguyên nhân dị ứng cho trẻ, để hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng. Như không trồng hoa gần nhà, không cho chó mèo vào nhà, không để trẻ trong môi trường có khói thuốc, hạn chế để trẻ đến nơi khói bụi, gió lùa, ẩm thấp…

Cách phòng tránh bệnh cho trẻ

rửa mũi cho trẻ

Rửa mũi cho trẻ thường xuyên (Ảnh minh họa)

  • Dùng nước muối sinh lý hay là nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc vừa từ ngoài đường về đến nhà.
  • Bôi kem giữ ẩm da lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da bé do lau chùi nước mũi.
  • Chạy máy giữ độ ẩm trong không khí đạt chuẩn và thoáng mát để tạo môi trường trong lành cho trẻ. Nếu gia đình không có máy giữ độ ẩm cha mẹ có thể áp dụng phương pháp: Trước khi ngủ, dùng khăn ấm lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi ấm có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Không nên nuôi chó mèo trong nhà (Ảnh minh họa)

  • Quanh nhà nên hạn chế trồng hoa. Không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa không để cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi.
  • Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày (Ảnh minh họa)

  • Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi.
  • Tắm cho bé đúng cách và dùng nước ấm tắm cho bé.
  • Với bé dưới 3 tháng, khi bé có dấu hiệu bị sổ mũi và viêm mũi, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời; vì giai đoạn này các dấu hiệu viêm mũi và cúm giống nhau nên không chẩn đoán bằng mắt thường được. Cần đưa bé đi khám sớm để hạn chế các nguy cơ viêm phế quản và viêm phổi nguy hiểm cho con.
  • Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân.

Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn uống

  • Cho trẻ uống nhiều nước để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn.
  • Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho uống bổ sung Vitamin C để giúp bé tăng cường sức đề kháng.

Lời kết

Cuộc sống càng hiện đại thì môi trường không khí lại càng trở nên ô nhiễm chứa rất nhiều tác nhân gây nên bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh vì vậy các cha mẹ nên quan tâm chăm sóc con hàng ngày để giúp trẻ có một sức đề kháng tốt, tránh xa các tác nhân gây bệnh và được điều trị kịp thời, dứt điểm khi mắc bệnh.

Xem thêm: Bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ, dấu hiệu và những lưu ý khi điều trị

Bài viết Phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-tranh-benh-viem-mui-di-ung-cho-tre-4815/feed/ 0
Chẩn đoán nguyên nhân bệnh và điều trị ho https://benh.vn/kham-chan-doan-nguyen-nhan-benh-va-dieu-tri-ho-4397/ https://benh.vn/kham-chan-doan-nguyen-nhan-benh-va-dieu-tri-ho-4397/#respond Tue, 27 Jun 2023 05:02:49 +0000 http://benh2.vn/kham-chan-doan-nguyen-nhan-benh-va-dieu-tri-ho-4397/ Ho không phải là một bệnh, đó là một phản xạ của cơ thể để tống các dị vật trong đường thở ra ngoài giúp đường thở thông thoáng. Do đó, khi bị ho, cần chú ý tìm đúng nguyên nhân để có biện pháp điều trị thích hợp. Đôi khi ho có thể tự khỏi mà không cần điều trị...

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân bệnh và điều trị ho đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ho là một nhát thở ra mạnh và đột ngột, nhằm đẩy những chất tiết và dị vật ra khỏi khí phế quản. Ho không phải là bệnh, tuy nhiên nếu không thăm khám và xử lý phù hợp sẽ ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và sức khỏe.

Ho-chan-doan-nguyen-nhan-dieu-tri

Cách khám bệnh ho

Khi gặp người bị ho thì thầy thuốc không chỉ đơn thuần yêu cầu các xét nghiệm mà cần có đầy đủ thông tin chẩn đoán bệnh, đặc biệt là tìm nguyên nhân gốc rễ gây ho.

Hỏi bệnh khi khám ho

Hỏi bệnh khi khám cho bệnh nhân bị ho rất giá trị. Chú ý hỏi xem:

  • Ho cấp (mới ho) hay mạn (đã lâu)?
  • Có sốt không?
  • Có đờm không? Mô tả đờm
  • Có theo mùa không?
  • Có nhân tố nguy cơ không? Thuốc lá, tiêm ma túy, tình dục đồng giới, nằm bất động lâu, môi trường …
  • Tiền sử có gì đặc biệt: bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, cơ địa dị ứng, đang uống thuốc ức chế men chuyển angiotensin.

Khám thực thể khi khám ho

Trước hết tìm suy tim: có bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…

Nghe phổi có giá trị, thí dụ:

  • Tiếng thở rít, thở khò khè trong bệnh thanh quản.
  • Nhiều ran rít, ran ngáy trong cơn hen phế quản.
  • Ran ẩm một vùng trong viêm phổi.
  • Ran ẩm nhỏ hạt hai đáy phổi trong suy tim.

Gõ phổi, sờ rung thanh cũng giúp chẩn đoán các hội chứng tràn dịch (ba giảm), hoặc hội chứng đông đặc (gõ đục, rung thanh tăng, ran ẩm).

Chụp X quang phổi có thể cho thấy viêm phổi, u phổi, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, hoặc hạch rốn phổi. Nhưng chỉ cần chụp phổi khi nào mà khám lâm sàng không chẩn đoán được bệnh gây ho, nhất là ở những cơ sở thiếu phương tiện

Khảo sát đờm khi khám ho

Rất cần, thầy thuốc phải tự mình nhìn đờm bệnh nhân (hỏi không đủ) xem đặc hay loãng, trong hay đục, ít hay nhiều, có rớm máu không, có mùi vị gì lạ không? Sau đó, đưa xét nghiệm tìm các vi sinh vật gây bệnh, Nên nhớ rằng ở phụ nữ, trẻ em và người yếu quá, nhiều khi nuốt đờm chứ không khạc ra ngoài.

Những khám chuyên khoa sâu hơn: như soi phế quản, đo chức chức năng phổi chỉ cần làm trong một số trường hợp khó và nặng.

Tìm nguyên nhân ho

Bởi vì ho là phản xạ tốt của cơ thể để tống dị vật đường thở ra ngoài cho nên khi bị ho, phải tìm hiểu nguyên nhân thực sự dẫn tới ho mới có hướng giải quyết chính xác.

Trường hợp ho cấp tính, xem có nhiễm khuẩn không

Nếu có nhiễm khuẩn, nguyên nhân có thể là:

– Viêm họng cấp: ho ít đờm, họng đỏ và đau, có thể sưng hạch cổ và dưới hàm. Đa số do virus, nên không cần kháng sinh.

  • Nếu do liên cầu hoặc các vi khuẩn khác, cho uống phenoxymethylpenicilin (penicilin V) 500mg mỗi lần dùng 2 lần/ 24 giờ. Trẻ em: uống 25-50mg/kg/24 giờ, chia làm 4 lần. Uống trong 10 ngày liền.
  • Hoặc: erythromycin 500mg x 2 lần/24 giờ, uống trong 10 ngày.
  • WHO khuyên tiêm bắp benzathin-penicilin một liều duy nhất 1.200.000 đơn vị.

– Viêm phế quản cấp: ho đờm mới đầu ít, sau tăng dần, phổi nhiều ran phế quản. Đa số do virus, nên không cần kháng sinh. Khi có bội nhiễm, thì dùng kháng sinh như trên.

– Viêm phổi: sốt, ho, đau ngực, khó thở, khám thấy hội chứng đông đặc. Ở trẻ em và người cao tuổi, thì tiên lượng xấu. Cần cho kháng sinh:

  • Benzylpenicilin, 1 triệu đơn vị mỗi lần, tiêm bắp 4-6 lần trong 24 giờ. Có thể thay bằng cotrimoxazol, erythromycin, amoxicilin. Trong những ca nặng, phải dùng gentamicin, cephalothin…

– Áp xe phổi: lâm sàng rất giống viêm phổi, khi khạc ra rủ hoặc khi có phim X quang mới phân biệt được. Chữa bằng kháng sinh theo kháng sinh đồ hoặc dùng:

  • Benzylpenicilin tiêm bắp như trên, phối hợp với metronidazil tiêm tĩnh mạch 500mg mỗi lần, tiêm 3 lần/24 giờ, dùng trong 1-2 ngày đầu, sau đó uống 200-400mg mỗi lần, uống 3 lần trong 24 giờ.

Nếu không có biểu hiện nhiễm khuẩn, nên nghĩ đến:

  • Hít phải vật là vào đường thở như viên bi, nhân lạc…
  • Phù phổi cấp: ho có rất nhiều đờm, kèm theo khó thở dữ dội và nhiều dấu hiệu tim mạch.

Trường hợp ho mạnh tính, nên nghĩ đến:

  • Viêm phế quản mạn: ho khạc đờm ít nhất 3 tháng, có khi 2 năm. Nên ít dùng thuốc ho, mà chủ yếu là làm long đờm.
  • Giãn phế quản: đờm nhiều hơn
  • Lao phổi: sốt nhẹ, gầy sút, khạc ra máu.
  • Ung thư phế quản, trung thất …
  • Viêm họng mạn: ho không có đờm
  • Nghiện thuốc lá, thuốc lào
  • Suy tim: ho ít đờm, tăng lên khi làm nặng hoặc khi nằm.
  • Dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin: nếu ho nhiều, phải ngừng thuốc loại này.
  • Ho do tâm lý.

Điều trị ho

Trước một người bệnh ho, điều trị cốt yếu là phải tìm xem ho do bệnh gì, rồi chữa bệnh đó thật tốt. Về triệu chứng ho, có nên chữa hay không, còn tùy từng trường hợp.

Khi nào cần điều trị ho

Có những trường hợp không nên chữa ho, mà chỉ chữa nguyên nhân gây bệnh. Đó là vì ho khi đó còn có ích: ho tống ra khỏi bộ máy hô hấp những vật “gây phiền hà” cho cơ thể như các dị vật (do sặc, hóc … ), xác vi khuẩn và bạch cầu (mủ trong viêm phế quản cấp hoặc mạn), các chất nhày do tăng tiết (hen phế quản …). Chấm dứt ho bằng thuốc trong những trường hợp này chỉ làm bệnh nặng và kéo dài thêm, vì giữ lại các vật có hại và cản trở thông khí.

Nhưng có khi cần phải dùng thuốc chống ho: ho khan (ví dụ ho do suy tim, do kích thích đường thở), ho đêm làm mất ngủ, ho nhiều kéo dài làm mệt người…

Những thuốc thường dùng để chữa ho

  • Codein: viên 10mg: người lớn mỗi lần uống một viên, dùng 2-4 lần/24 giờ.
  • Thuốc cũng tác dụng trung ương như codein: Opi trong các viên ho giảm thống, ho long đờm và trong nhiều chế phẩm khác cũng có tác dụng chữa ho.

Lưu ý: khi dùng những thuốc trên, như codein giảm ho, codethylin, morphin (hoặc chế phẩm có thuốc phiện), thầy thuốc và dược sĩ cần phải tuân thủ triệt để mọi nguyên tắc của bảo quản và sử dụng loại thuốc gây nghiện.

  • Các thuốc làm loãng đờm như acetylcystein, bromhexin cũng giảm ho bằng cách làm đờm loãng ra và dễ được tống ra ngoài.
  • Một số thuốc dân gian như viên bạc hà, cao bách bộ, viên cam thảo cũng có ích trong những cơn ho nhẹ.
  • Nước uống nhiều cũng làm loãng đờm và bớt ho.

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân bệnh và điều trị ho đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/kham-chan-doan-nguyen-nhan-benh-va-dieu-tri-ho-4397/feed/ 0
Bệnh polyp mũi https://benh.vn/benh-polyp-mui-4359/ https://benh.vn/benh-polyp-mui-4359/#respond Thu, 15 Jun 2023 02:54:57 +0000 http://benh2.vn/benh-polyp-mui-4359/ Khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác. Có thể đó là triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang mãn. Nhưng trong một số trường hợp, các triệu chứng và dấu hiệu đó có thể do polyp mũi, những chồi mô mềm, lành tính phát triển từ niêm mạc lót của mũi và các xoang.

Bài viết Bệnh polyp mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác. Có thể đó là triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang mãn. Nhưng trong một số trường hợp, các triệu chứng và dấu hiệu đó có thể do polyp mũi, những chồi mô mềm, lành tính phát triển từ niêm mạc lót của mũi và các xoang.

polyp-mui-1

Hiểu biết chung về bệnh polyp mũi

Polyp mũi nhỏ ít gây triệu chứng, nhưng polyp lớn sẽ làm khó thở và giảm khứu giác. Chúng còn gây nhức đầu âm ỉ và ngáy. Một số trường hợp hiếm gặp, polyp quá lớn có thể thay đổi hình dạng khuôn mặt.

Polyp mũi là hậu quả của viêm mãn tính niêm mạc mũi và các xoang, nhưng nguyên nhân khởi phát cho tình trạng viêm hiện còn chưa hoàn toàn được biết rõ. Polyp mũi có thể xảy đến với mọi người, nhưng thường gặp nhiều ở người trên 40 và ở trẻ em bị các chứng như hen phế quản, viêm xoang mãn, bệnh sổ mũi mùa và xơ nang phổi (cystic fibrosis).

Thuốc là biện pháp điều trị thường dùng nhất cho các polyp nhỏ. Đối với các polyp lớn, cần phẫu thuật cắt bỏ, tuy nhiên polyp mũi thường hay tái phát.

Các biểu hiện và dấu hiệu bệnh polyp mũi

Polyp mũi có thể có nhiều dạng khác nhau chứ không phải chỉ một tình trạng giống nhau, do đó, khi thăm khám bác sỹ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng trước khi chẩn đoán.

Các biểu hiện của Polyp mũi

  • Có thể có một hoặc nhiều polyp, từng chùm như chùm nho.
  • Polyp thường mềm và có ánh ngọc trai, đặc như thạch.
  • Polyp nhỏ thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng nếu lớn chúng sẽ làm tắc và gây khó thở đường mũi. Điều này sẽ dẫn đến thở bằng đường miệng, đặc biệt là ở trẻ em.

Các dấu hiệu khác thường gặp của người bị polyp mũi

  • Sổ mũi thường xuyên
  • Nghẹt mũi thường xuyên
  • Viêm đa xoang mãn
  • Giảm hoặc mất khứu giác
  • Nhức đầu âm ỉ
  • Ngáy nhiều, ngáy to

Giải phẫu sinh lý mũi

Cấu trúc của mũi tương đối đơn giản gồm các phần xương, sụn, niêm mạc và được phân chia thành các vách khác nhau.

Cấu tạo sinh lý của mũi

Thành phần chủ yếu của mũi là xương, sụn và niêm mạc. Mũi chia làm 2 ngăn, mỗi ngăn chứa 3 đến 4 tầng xương (xương cuốn mũi) cuộn từ phần ngoài của mũi về phía vách ngăn. Vách ngăn hình thành từ xương mỏng và sụn chia đôi hốc mũi. Các xương cuốn mũi và vách ngăn được bao bọc bởi một lớp niêm mạc dày. Bộ phận này đóng vai trò một lưới lọc vi khuẩn và các chất bụi bẩn, sau đó được quét ra khỏi mũi bằng những nhung mao nhỏ.

Chức năng sinh lý của mũi

Ngoài dáng vẻ bên ngoài rất quan trọng trong việc tạo dáng cho khuôn mặt, mũi còn có tác dụng lọc, sưởi ấm và làm ẩm không khí hít vào khi thở, và truyền các tín hiệu về mùi đến não.

Khi không khí hít vào lạnh và khô, niêm mạc rất nhạy cảm bao bọc các xương cuốn mũi phì đại lên, làm hẹp đường vào mũi, làm chậm luồng không khí khiến nó trở nên ấm và ẩm hơn trước khi tới phổi.

Mũi còn chứa các dây thần kinh khứu giác có nhiệm vụ đón nhận các mùi hương và chuyển thông tin về não để xác định và phân biệt mùi. Ngoài ra, khi thiếu các dây thần kinh khứu giác cũng khó có thể nhận biết được vị của thức ăn vì vị giác lệ thuộc phần lớn vào khứu giác.

Polyp mũi và quá trình hình thành

Polyp mũi hình thành ngay trên bề mặt niêm mạc của mũi và thường phát triển từ từ trong một thời gian dài nên người bệnh khó phát hiện.

Quá trình hình thành polyp mũi

Polyp mũi hình thành từ lớp niêm mạc của mũi hoặc của các xoang, là 4 khoang trống trên và sau mũi. Nhưng polyp mũi không phải là một bệnh. Đúng hơn, nó là hậu quả của phản ứng viêm tiếp diễn do nhiễm vi trùng hoặc virus, do dị ứng hoặc do phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại các vi nấm.

Viêm mãn tính khiến các mạch máu ở niêm mạc mũi xoang tăng tính thấm tạo điều kiện cho nước tích tụ trong các tế bào. Theo thời gian, trọng lực sẽ kéo các mô ứ nước này xuống dưới, hình thành các polyp.

Các yếu tố nguy cơ hình thành polyp mũi

Polyp mũi không thể đoán trước được trên người, tuy nhiên, căn cứ vào tiểu sử bệnh, dịch tễ có thể có một số yếu tố nguy cơ.

Nguy cơ lớn nhất hình thành polyp mũi

  • Có một nhân tố gây viêm mũi hoặc viêm xoang mãn chính là nguy cơ lớn nhất gây polyp mũi.
  • Trẻ em bị xơ nang phổi và bệnh nhân viêm xoang dị ứng do vi nấm (một tình trạng dị ứng nặng với nấm trong môi trường) rất dễ bị polyp mũi. Polyp mũi cũng xảy ra ở người bị hội chứng Churg-Strauss, một bệnh hiếm gặp biểu hiện bằng tình trạng viêm mạch máu (vasculitis). Bệnh nhân hen suyễn, sổ mũi mùa, viêm xoang mãn cũng rất dễ bị polyp.

Các yếu tố nguy cơ khác gây polyp mũi

Nhạy cảm với aspirin hoặc NSAID: Nếu nhạy cảm với aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), sẽ dễ bị polyp mũi hơn. Khi bị polyp mũi và hen phế quản kết hợp, cần tránh aspirin vì có thể gây khó thở đột ngột và nghiêm trọng. Nên tránh những biệt dược trong thành phần có chứa aspirin.

Tuổi tác: Đa polyp mũi có khuynh hướng gặp thường hơn ở người trên 40 tuổi.

Khi nào cần đi khám polyp mũi

Nghẹt mũi, chảy mũi nước, và giảm khứu giác là các triệu chứng chính của polyp mũi. Nhưng đó cũng là các triệu chứng của nhiều tình trạng khác, như cảm cúm chẳng hạn. Tuy nhiên các triệu chứng của cảm cúm thường sẽ hết đi sau một tuần trong khi các triệu chứng của polyp không giảm đi. Cần thiết đi khám bệnh khi khó thở và sổ mũi kéo dài.

Tầm soát và chẩn đoán polyp mũi

Để tầm soát tốt và chẩn đoán đúng tình trạng polyp mũi người bệnh cần trang bị các kiến thức cơ bản và không tự ý điều trị các bệnh lý liên quan tới mũi xoang tại nhà khi chưa được sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Thăm khám lâm sàng để chẩn đoán polyp mũi

Để chẩn đoán polyp mũi, phải hỏi kỹ bệnh sử và khám mũi. Đôi khi cần làm CT scan để xác định kích thước và vị trí chính xác của polyp mũi, đồng thời phát hiện thêm polyp trong các xoang, nếu có.

Xét nghiệm chẩn đoán polyp mũi

Xét nghiệm bệnh xơ nang phổi

Ở trẻ có đa polyp mũi, cần xét nghiệm thêm về bệnh xơ nang phổi, một tình trạng di truyền ảnh hưởng đến các tuyến sản xuất ra niêm dịch, nước mắt, mồ hôi, nước bọt và các dịch tiêu hoá. Xét nghiệm chẩn đoán xơ nang phổi tiêu chuẩn là xét nghiệm về mồ hôi, có tính cách khôngxâm lấn. Xét nghiệm này đo lượng calci và chlor trong mồ hôi của trẻ.

Test dị ứng da

Trẻ em có cả polyp mũi lẫn sổ mũi mùa nên được thử test dị ứng da, vì có thể cung cấp thêm những thông tin quan trọng về những chất gây phản ứng dị ứng (dị ứng nguyên). Các test dị ứng da thường không gây bất tiện gì cho trẻ và thời gian thực hiện không quá 30 phút.

Hình ảnh polyp mũi trên nội soi: nội soi mũi là cách chẩn đoán chính xác nhất hiện nay.

Biến chứng polyp mũi

Polyp mũi nhỏ và đơn độc ít khi gây biến chứng, nhưng một polyp lớn và nhiều polyp nhỏ hơn (bệnh đa polyp=polyposis) có thể gây những biến chứng sau:

  • Viêm xoang cấp hoặc mãn tính.
  • Khó thở tắc nghẽn lúc ngủ – một tình trạng nguy hiểm trong đó bệnh nhân sẽ ngưng thở và thở lại nhiều lần trong khi ngủ (sleep apnea).
  • Biến đổi cấu trúc của mặt gây song thị (nhìn đôi) hoặc 2 mắt xa nhau bất thường. Biến chứng này hiếm gặp và thường xảy ra nhất ở những bịnh nhân xơ nang phổi.

Điều trị polyp mũi

Điều trị polyp mũi có thể dùng thuốc, phẫu thuật hoặc kết hợp cả biện pháp thuốc và phẫu thuật.

Chữa polyp mũi bằng thuốc

(chỉ có tính cách tham khảo, việc sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng)

Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid

Nếu có một hoặc nhiều polyp mũi nhỏ, có thể dùng thuốc xịt mũi chứa corticosteroid như fluticasone (Flonase), triamcinolone (Nasacort), budesonide (Rhinocort), flunisolide (Nasarel) hoặc mometasone (Nasonex). Các thuốc này giảm phản ứng viêm, tăng luồng không khí qua mũi và có thể làm teo nhỏ bớt polyp.

Tác dụng phụ của thuốc xịt mũi chứa steroid ít hơn nhiều so với thuốc uống, nhưng có thể bao gồm: chảy máu mũi, nhức đầu hoặc viêm họng.

Corticosteroids uống

Đôi khi cần dùng đến corticosteroid uống, đơn độc hoặc kết hợp với thuốc xịt mũi. Do steroid uống có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng, thường chỉ nên dùng ngắn hạn – thường không lâu hơn vài tuần.

Các thuốc chống dị ứng và nhiễm trùng

Ngoài việc điều trị polyp, cần phải kiểm soát thêm tình trạng dị ứng và nhiễm trùng. Dùng thuốc kháng histamine, để kháng lại tình trạng dị ứng do cơ thể tiếp xúc với dị ứng nguyên. Các thuốc kháng histamine làm bớt nghẹt mũi, dù không loại trừ được polyp. Ngoài ra, cần dùng thêm kháng sinh đối với những trường hợp nhiễm trùng cấp ở xoang.

Thuốc kháng nấm

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng một số trường hợp viêm xoang mãn có thể là hậu quả của phản ứng miễn dịch bất thường của cơ thể đối với vi nấm ở môi trường xung quanh. Vì lý do đó, thuốc kháng nấm là cần thiết dù vẫn phải cùng lúc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ những mảnh vi nấm.

Phẫu thuật ngoại khoa trị polyp mũi

Khi nào cần phẫu thuật điều trị polyp mũi 

Khi điều trị nội không hiệu quả, bác sĩ nên khuyên bệnh nhân cắt polyp. Đối với bệnh nhân xơ nang phổi có polyp mũi đề kháng với corticoides, đây chính là lựa chọn duy nhất. Cách phẫu thuật tùy thuộc vào số lượng và vị trí của polyp.

Các lựa chọn cho phẫu thuật cắt polyp

Cắt Polyp

  • Polyp nhỏ và đơn độc được cắt bỏ dễ dàng bằng cách dùng một dụng cụ cơ học nhỏ để hút hoặc một máy vi cắt lọc (microdebrider). Thủ thuật này có tên gọi là cắt polyp mũi, thực hiện trên cơ sở ngoại trú.
  • Sau khi cắt polyp, phải điều trị tình trạng viêm, thường sử dụng thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid và đôi khi cần dùng đến thuốc kháng sinh và thuốc corticosteroid đường uống.
  • Polyp mũi, ngay cả khi được điều trị triệt để vẫn thường tái phát, đòi hỏi phải phẫu thuật lại.

Phẫu thuật Nội Soi Xoang (Endoscopic sinus surgery)

  • Đây là một phẫu thuật rộng hơn, không những cắt polyp mà còn mở cả phần xoang nơi polyp thường hình thành. Nếu xoang nghẹt và viêm, cần mở rộng thêm hốc xoang (sinus cavity). Trong cả hai trường hợp, bác sĩ dùng một ống cứng, mỏng có gắn camera gọi là ống nội soi.
  • Do phẫu thuật nội soi chỉ rạch những đường rất nhỏ nên vết mổ sẽ lành nhanh và ít đau đớn khó chịu hơn các kiểu phẫu thuật khác. Tuy vậy, việc phục hồi hoàn toàn cũng cần đến vài tuần và polyp cũng thường tái phát.

Phòng bệnh polyp mũi

  • Trong nhiều trường hợp, polyp mũi không thể đề phòng được. Nhưng khi có hen suyễn, sổ mũi mùa hoặc viêm xoang mãn, việc xử lý các triệu chứng có thể giúp bớt sung huyết mũi hoặc khó thở. Cần uống thuốc đều đặn, tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên và các chất gây ô nhiễm.
  • -Súc rửa xoang bằng nước muối giúp giảm bớt sung huyết mũi ở những trường hợp nhẹ. Nên dùng nước muối không pha chất bảo quản benzalkonium, vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi.
  • Có thể tự pha dung dịch muối để dùng: 1/4 muỗng cà phê muối ăn pha với 240ml nước ấm để súc rửa mũi. Dùng bơm tiêm hoặc chai nhựa để chứa dung dịch rồi bơm vào mũi. Dung dịch đã pha không dùng quá 24 giờ.

Bài viết Bệnh polyp mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-polyp-mui-4359/feed/ 0