Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 29 Aug 2022 09:28:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Một số vấn đề về bệnh Raynaud và thuốc điều trị https://benh.vn/mot-so-van-de-ve-benh-raynaud-va-thuoc-dieu-tri-3366/ https://benh.vn/mot-so-van-de-ve-benh-raynaud-va-thuoc-dieu-tri-3366/#respond Mon, 29 Aug 2022 04:34:33 +0000 http://benh2.vn/mot-so-van-de-ve-benh-raynaud-va-thuoc-dieu-tri-3366/ Thời tiết đã chuyển mùa sang mưa, lạnh, một số bệnh có nguy cơ nặng lên trong đó có bệnh Raynaud. Biểu hiện bằng co thắt của các động mạch nhỏ, các mao mạch máu gây ra biến đổi màu sắc da và thiểu dưỡng vùng mô mà mạch máu đó nuôi dưỡng.

Bài viết Một số vấn đề về bệnh Raynaud và thuốc điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết đã chuyển mùa sang mưa, lạnh, một số bệnh có nguy cơ nặng lên trong đó có bệnh Raynaud. Biểu hiện bằng co thắt của các động mạch nhỏ, các mao mạch máu gây ra biến đổi màu sắc da và thiểu dưỡng vùng mô mà mạch máu đó nuôi dưỡng.

Hiện tượng Raynaud có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguyên khác nhau như các bệnh tự miễn, bệnh hệ thống, bệnh hệ thống tuần hoàn, mao mạch… Khi không tìm ra căn nguyên của bệnh, hiện tượng Raynaud được gọi là Bệnh Raynaud (Raynaud’s disease). Khi trời lạnh hoặc khi tay, chân tiếp xúc với nước lạnh, sự co mạch ngoại vi xuất hiện dẫn tới hiện tượng Raynaud thường xảy ra với các động mạch nhỏ ở ngón tay, ngón chân, các tiểu mao mạch ngoại vi…

benh_raynaud

Hoại tử đầu ngón tay do bệnh Raynaud

Người bệnh Raynaud bị hoại tử đầu ngón tay với diễn biến ở 3 giai đoạn, nguyên nhân là do thiếu máu cụ bộ tại khu vực này. Đây là tình trạng hết sức nguy hiểm.

Biểu hiện điển hình của hội chứng Raynaud diễn ra 3 giai đoạn thay đổi màu sắc da

Đầu tiên da trở nên tái nhợt (màu trắng) do mạch máu bị co lại. Giai đoạn sau chuyển thành màu xanh tím do hiện tượng khử ôxy, thiếu ôxy. Giai đoạn cuối cùng các mạch máu giãn ra và da trở nên đỏ hồng trở lại. Tuy nhiên, các giai đoạn này nhiều khi xuất hiện không điển hình, có thể chỉ thấy giai đoạn 1 và 2.

Raynaud tiến triển từng đợt, kéo dài dẫn tới hiện tượng thiếu máu cục bộ làm tổn hại vùng mô do mạch máu chi phối. Hiện tượng xơ chai hoặc nặng hơn là hoại tử đầu các ngón có thể xuất hiện nếu tình trạng thiếu máu lâu dài và nghiêm trọng, thường gặp trong Raynaud thứ phát.

Một số nhóm thuốc hay được dùng để điều trị Raynaud

Bao gồm: thuốc làm giãn mạch, thuốc làm giảm co mạch, các thuốc ảnh hưởng đến cấu trúc mạch, thuốc ức chế tiểu cầu và các nhóm thuốc sinh học…

Nhóm thuốc giãn mạch: Thuốc chẹn canxi thường dùng nhất là nifedipin, Diltiazem cũng được chỉ định nhưng hiệu quả kém hơn nifedipin. Các thuốc khác trong nhóm chẹn canxi có thể dùng như amlodipine, felodipine hoặc isradipine dùng cho người lớn.

Nhóm nitrate: nitric oxide (NO) có tác dụng giãn mạch rất mạnh. Có các dạng thuốc dùng tại chỗ như mỡ nitroglycerin 1-2% hay miếng dán glyceryl trinitrate. Nhóm ức chế men phosphodiesterase như: sildenafil, tadalafil, vardenafil, cilostazol, dùng cách ngày. Sử dụng nhóm thuốc này cần lưu ý theo dõi huyết áp trong quá trình sử dụng vì thuốc làm giảm huyết áp.

Nhóm thuốc làm giảm hiện tượng co mạch có thể dùng nhóm thuốc ức chế men chuyển và thụ cảm thể angiotensin II như captopril, enalapril, losartan… Nhóm thuốc chẹn alpha – adrenergic như phenoxybenzamine, prazosin… Thuốc ức chế thụ cảm thể serotonin như fluoxetine trong các trường hợp Raynaud trầm trọng.

Nhóm thuốc ức chế tiểu cầu dùng salicylates, aspirin… sử dụng thuốc này lâu dài cần theo dõi tác dụng phụ đối với dạ dày và khả năng đông máu.

Prostaglandin có nhiều tác dụng trong Raynaud bao gồm: giãn mạch, ức chế hoạt hóa tiểu cầu, ức chế đông máu, cải thiện dòng chảy của máu, điều hòa cân bằng các yếu tố co và giãn mạch. Một số thuốc được dùng trong Raynaud là ventavis, flolan, remodulin, veletri, tyvaso.

Điều trị Raynaud còn gặp nhiều khó khăn

Điều quan trọng trong phòng ngừa và điều trị bệnh là sử dụng tất, găng, mang giày… làm ấm đầu chi. Kiểm tra đầu ngón tay, chân thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời các vết thương.

Đối với bệnh nhân cần tránh stress, tránh các yếu tố ảnh hưởng xấu tới bệnh như rung lắc, lạnh, chấn thương đầu chi, tránh hút thuốc, không sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng tới bệnh. Trong sinh hoạt, hạn chế hoạt động ngoài trời lạnh, sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi lao động và sinh hoạt, giữ ấm bàn tay, bàn chân về mùa mưa, mùa lạnh. Tránh tiếp xúc với nước lạnh, đá lạnh…

Bài viết Một số vấn đề về bệnh Raynaud và thuốc điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-van-de-ve-benh-raynaud-va-thuoc-dieu-tri-3366/feed/ 0
Thuốc trị tay chân miệng ở trẻ em https://benh.vn/thuoc-tri-tay-chan-mieng-o-tre-em-77528/ https://benh.vn/thuoc-tri-tay-chan-mieng-o-tre-em-77528/#respond Wed, 10 Aug 2022 13:08:40 +0000 https://benh.vn/?p=77528 Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm bởi bệnh không chỉ gây khó khăn trong việc ăn uống do các vết loét trong miệng mà còn gây đau đớn cho trẻ. 

Bài viết Thuốc trị tay chân miệng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi bị chân tay chân miệng, các bậc phụ huynh thường lo lắng sử dụng thuốc trị tay chân miệng ở trẻ em như thế để đạt hiệu quả. Để hiểu rõ về vấn đề này mời các bậc phụ huynh tìm hiểu bài viết dưới đây.

Thuốc trị tay chân miệng ở trẻ em gồm những loại nào?

Hiện nay, bệnh chân tay miệng chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh .Vì vậy, các bác sĩ sẽ khám và kiểm tra các triệu chứng bên ngoài của trẻ. Nếu tình trạng bệnh đã nặng, trẻ có thể cần xét nghiệm máu và thực hiện một số chụp chiếu để kiểm tra có biến chứng nào hay không. 

Trẻ sẽ được sử dụng nhiều loại thuốc kết hợp để làm giảm các triệu chứng, ngăn sự phát triển của virus. Từ đó, virus bị ngưng trệ và được đào thải ra bên ngoài. Thông thường, trẻ sẽ được dùng từ 3 – 4 loại thuốc khác nhau. 

Tùy vào mức độ triệu chứng, thời gian điều trị bệnh trung bình mất từ 14 – 17 ngày. Nếu xuất hiện biến chứng, số loại thuốc sẽ tăng lên, quá trình điều trị sẽ lâu hơn. 

Thuốc trị tay chân miệng bằng thuốc hạ sốt

Triệu chứng sốt xuất hiện cả trong giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát. Thời gian bệnh diễn ra càng lâu, nhiệt độ cơ thể trẻ càng tăng, có thể lên đến 39 độ C. Nếu triệu chứng này không được điều trị, trẻ có nguy cơ tử vong do đông máu.

Hiện nay, thuốc hạ sốt đang được dùng nhiều nhất cho trẻ nhỏ là Paracetamol. Mỗi độ tuổi sẽ có một liều lượng dùng khác nhau. Với trẻ từ 2-5 tuổi, liều lượng mỗi lần uống là 15mg trong 1 lần, mỗi ngày uống 2 lần. Với trẻ từ 5-10 tuổi, liều lượng mỗi lần uống là nửa viên, ngày uống 2 lần.

thuoc_ha_sot_tay_chan_mieng
Điều trị bệnh chân tay miệng bằng thuốc hạ sốt Paracetamol

Đối với trẻ sơ sinh, hệ thống tuần hoàn còn rất yếu, không thể dùng quá nhiều thuốc tây. Bé sẽ được thay thế thuốc uống bằng viên đạn hạ sốt. Phụ huynh chỉ cần rửa sạch hậu môn của trẻ và đặt thuốc vào trong. Ngoài hạ sốt, thuốc còn có tác dụng giảm mệt mỏi và đau đầu. Nhờ đó, tinh thần của bé được cải thiện, trẻ chịu ăn uống nhiều hơn. Quá trình sử dụng thuốc hạ sốt sẽ chấm dứt khi trẻ hết triệu chứng sốt.

Thuốc trị tay chân miệng bằng thuốc bổ

Khác với thuốc điều trị chân tay miệng cho người từ 10 tuổi trở lên. Các đối tượng trẻ nhỏ từ 10 tuổi trở xuống sẽ cần đến sự hỗ trợ của thuốc bổ. Nguyên nhân là do cơ thể của trẻ nhỏ rất khó tương tác với thuốc tây như người lớn. 

Thêm vào đó, các tác dụng phụ của thuốc tây sẽ làm thể trạng của trẻ yếu đi.

Phần lớn những trẻ dưới 10 tuổi sẽ bị sụt cân, thiếu dinh dưỡng trong thời gian điều trị. Vì vậy, các bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc bổ để giúp bé khỏe mạnh, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Các loại thuốc bổ được dùng trong trường hợp này là vitamin E, C và Kẽm. Lưu ý, chỉ nên dùng thuốc bổ theo chỉ định của bác sĩ. Phụ huynh không nên tự ý mua thuốc về cho trẻ dùng. Nếu dùng thuốc bổ quá liều lượng, trẻ sẽ bị sỏi thận, rối loạn tiêu hóa. Trẻ càng nhỏ, liều lượng dùng thuốc bổ càng cần phải nghiêm ngặt hơn.

Thuốc trị tay chân miệng bằng dung dịch bù nước

Đây là một yếu tố không thể thiếu đối với trẻ đang bị sốt cao. Thành phần này nhằm tránh tình trạng cơ thể bị mất nước, đông máu, tắc nghẽn mạch máu do sốt. Hiện nay, loại bù nước được dùng nhiều nhất là dung dịch Oresol. Lưu ý rằng, Oresol không phải thuốc đặc trị mà là một loại thực phẩm chức năng.

Ngoài giúp trẻ hạ sốt, chúng còn bổ sung thêm các chất điện giải và khoáng chất có lợi. Nhờ đó, trẻ sẽ trở nên tỉnh táo, giảm mệt mỏi và tăng khả năng hồi phục. 

Có rất nhiều loại oresol với đủ hương vị cam, chanh,…để trẻ sử dụng. Mỗi lần dùng, các bậc phụ huynh chỉ cần pha 1 gói bột Oresol với 200ml lọc, sau đó cho bé uống. Khoảng cách mỗi lần dùng là 4 tiếng. Nếu bé đã hạ sốt và thoát khỏi tình trạng thiếu nước, bạn có thể dùng thêm 2 lần uống để phòng ngừa.

Thuốc trị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn

Nếu trẻ đã bước vào giai đoạn toàn phát, mụn nước mọc trên chân tay miệng, các bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ dùng thuốc sát khuẩn. Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, bé đã biết cách súc miệng với nước. Phụ huynh có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý. Sau đó dùng nước muối rửa nhẹ nhàng các hạt mụn ở tay và chân.

ve_sinh_ho_hap_cho_tre_phong_benh
Các bậc phụ huynh có thể cho bé súc miệng và súc họng thường xuyên để phòng bệnh

Nếu trẻ dưới 3 tuổi, các bé không thể tự súc miệng như người lớn. Bạn có thể thay thế nước muối sinh lý bằng gel rơ miệng. Một số gel rơ miệng có tác dụng hỗ trợ điều trị chân tay miệng như PlasmaKare No5 nano bạc, Betadin, Zytee, Kamistad,…

Phụ huynh nên vệ sinh cho trẻ bằng thuốc sát khuẩn 2 – 3 lần 1 ngày. Đặc biệt sau mỗi lần ăn uống, bạn nên vệ sinh miệng bằng thuốc hoặc cho bé súc miệng với nước muối, nếu có thể thì dùng các loại Súc họng sát khuẩn tốt như Súc họng miệng PlasmaKare hoặc nếu bé chưa biết súc họng, súc miệng thì dùng Xịt họng như Xịt họng PlasmaKare H-Spray.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc bổ, còn có những loại thuốc khác được sử dụng tùy theo triệu chứng, tình trạng bệnh cụ thể.

Đối với những trẻ gặp biến chứng não, viêm màng não điều trị tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng thuốc chống co giật như phenobarbital.

Trong trường hợp trẻ gặp biến chứng não, kèm liệt, rối loạn tri giác, co giật, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng thuốc chống phù não, chống co giật  kháng sinh phòng bội nhiễm, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan và theo dõi sát mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác…

Đối với trẻ gặp biến chứng suy hô hấp, suy tim mạch các bác sẽ chỉ định cho trẻ bằng việc thở oxy, thở máy, truyền dịch chống sốc, dobutamin, kháng sinh phòng bội nhiễm, truyền tĩnh mạch lmmunoglobulin (gammaglobulin).

Ngoài sát trùng các hạt mụn bên ngoài cơ thể. Việc khử trùng sạch sẽ nơi ở quan trọng. Virus sẽ theo hệ bài tiết của trẻ và bám khắp các vật dụng trong nhà. Chúng tiếp tục xâm nhập vào cơ thể trẻ và tăng khả năng gây biến chứng.

Vì vậy, bạn nên dùng một số loại dung dịch khử khuẩn chuyên dụng để lau sạch nhà cửa, rửa tất cả những đồ chơi, vật dụng ăn uống của bé. Thêm vào đó, quần áo, khăn tắm của bé cần được giặt sạch và phơi nắng sau mỗi ngày sử dụng.

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng làm xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Thêm vào đó chúng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt là trẻ nhỏ, cơ thể rất dễ bị tổn thương khi có tác nhân gây hại xâm nhập. 

Nguyên nhân mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng mắc phải là do cơ thể nhiễm một loại virus tiêu hóa. Tuy nhiên, virus tiêu hóa không phải do chúng tự hình thành trong dạ dày. Thực chất, khi người bệnh bị nhiễm virus từ môi trường, hệ tiêu hóa là cơ quan đầu tiên chúng trú ngụ. Sau đó virus mới bắt đầu tăng số lượng và làm cho cơ thể trẻ xuất hiện triệu chứng.

Hai loại virus gây nên bệnh chân tay miệng thường gặp nhất là Coxsackie A16 và virus Enterovirus 71 (EV71). Ngoài ra còn một vài loại virus gây bệnh chân tay miệng khác nhưng chúng vô cùng hiếm gặp.

Virus Coxsackie A16 là loại thường gặp nhất. Chúng có thời gian hoạt động, mức độ triệu chứng và khả năng gây biến chứng thuộc mức trung bình. Loại virus Enterovirus 71 (EV71) có sự xuất hiện ít hơn Coxsackie A16. Tuy nhiên, mức độ các triệu chứng cao hơn, diễn biến quá trình phá hủy tế bào nhanh hơn. 

virus_gay_benh_tay_chan_mieng_benhvn
Bệnh chân tay miệng chủ yếu do virus Coxsackie A16 và virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra

Cả 2 loại virus này có đặc tính gần giống nhau, chỉ khác nhau về thời gian diễn biến và mức độ nghiêm trọng. Đầu tiên, virus sẽ bám vào thành niêm mạc dạ dày. Tuy có thể gây nên nhiều triệu chứng khó chịu nhưng chúng không hề làm tổn hại đến hệ tiêu hóa.Từ niêm mạc dạ dày, chúng sẽ xâm nhập vào máu và đi đến phá hủy các tế bào da.

Bệnh chân tay miệng thường xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm. Đây là điều kiện vô cùng tốt để virus xuất hiện và sản sinh. Phần lớn nguyên nhân trẻ mắc bệnh là do không giữ gìn vệ sinh chân tay và răng miệng. 

Đặc thù của trẻ nhỏ rất hiếu động, thường đụng tay vào những đồ vật mà bé thích. Thêm vào đó, bé thường có thói quen mút ngón tay, cầm thực phẩm ăn ngay khi tay còn bẩn. Từ đó, virus sẽ theo tay xâm nhập vào trong cơ thể. 

Chính vì đặc tính này, trẻ từ 0-10 tuổi là những đối tượng thường mắc bệnh nhất.  Ngoài ra, virus có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Ở người mẹ mang thai dưới 3 tháng, virus chân tay miệng có thể gây sảy thai hoặc làm sức khỏe bào thai bị suy yếu. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Sau khi đi vào cơ thể virus chân tay miệng sẽ bám vào dạ dày đầu tiên. Trong quá trình này, chúng từ từ xâm nhập vào máu để di chuyển đến các tế bào da. Kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể cho đến khi chúng bắt đầu có triệu chứng sẽ mất 3 – 6 ngày. Quá trình này được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Lúc này, trẻ không hề có bất cứ triệu chứng nào. 

Tiếp đến là thời gian xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Trẻ có những biểu hiện đầu tiên báo hiệu sức khỏe bị tổn hại. Các dấu hiệu này hoàn toàn giống với bệnh cảm, ho, dị ứng thời tiết, viêm họng cấp,… Vì vậy, phụ huynh không thể biết trẻ đã mắc bệnh chân tay miệng. Thay vào đó, họ chỉ tìm các cách hạ sốt tại nhà mà không đưa trẻ đi điều trị từ sớm. 

Khi đó, người bệnh chưa có những dấu hiệu điển hình của bệnh chân tay miệng. Thời kỳ này được gọi là giai đoạn khởi phát. Tức là virus mới chỉ bắt đầu hoạt động. Các triệu chứng trong giai đoạn này như sau:

Đau họng: Cổ họng trẻ hơi đỏ hơn bình thường. Bé có triệu chứng đau họng khi nuốt, nhất là khi ăn phải các thức ăn cứng và dai.

Chán ăn: Việc đau họng làm trẻ có phản xạ sợ phải nuốt đồ ăn. Vì thế bé xuất hiệu dấu hiệu chán ăn. Ngoài ra, trẻ có xu hướng thích ăn các thực phẩm dạng lỏng và thức ăn có thể làm mát họng. 

Sốt nhẹ: Lúc này, virus bắt đầu xâm nhập vào máu, đi tới não. Trẻ sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ, nhiệt độ chỉ lên tới 38 độ C. Cơn sốt sẽ tăng dần mức độ theo thời gian.

tre_bi_sot_123
Sốt là một trong những triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Buồn ngủ: Sau khi bị sốt 2 ngày, trẻ có dấu hiệu thường xuyên buồn ngủ, giấc ngủ kéo dài hơn bình thường. Phụ huynh sẽ rất khó đánh thức trẻ khi đang ngủ sâu.

Quấy khóc: Đau đầu, mệt mỏi do sốt cộng với đau họng sẽ làm trẻ khó chịu và quấy khóc. Đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, bé sẽ khóc liên tục làm cổ họng càng đỏ và sưng.

Sau giai đoạn khởi phát là giai đoạn toàn phát. Tức là tất cả các triệu chứng của bệnh điều xuất hiện. Các dấu hiệu của giai đoạn khởi phát sẽ nặng hơn. Thêm vào đó, trẻ có thêm một vài triệu chứng đặc trưng của bệnh chân tay miệng. 

Các triệu chứng này không gặp ở toàn thân mà chỉ tại một số vị trí nhất định như khoang miệng, môi, lưỡi, bàn tay, bàn chân. Cụ thể như:

Phát ban đỏ: Trẻ bắt đầu xuất hiện các chấm đỏ trong bàn tay, bàn chân và khoang miệng. Các chấm đỏ này có chu vi 1 – 2mm, không sưng phồng, không có cảm giác ngứa hoặc đau rát.

Nổi hạt mụn nước: Sau 1-1,5 ngày kể từ khi phát ban, phần trung tâm các hạt mụn đỏ bắt đầu nổi hạt nước. Các hạt nước này sẽ to dần theo thời gian. Chúng rất dễ bị vỡ khi bị chà sát mạnh. Sau khi vỡ, trẻ sẽ cảm thấy rất đau rát, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, phần da hở rất dễ bị loét do nhiễm trùng. 

Loét miệng: Sau khi xuất hiện mụn nước trong khoang miệng. Chúng dễ vỡ ra trong quá trình ăn uống và nói chuyện. Vết mụn vỡ tiếp tục bị chà sát do thức ăn chạm vào, dần dần trở nên loét to. Khi nhìn bằng mắt thường bạn sẽ thấy vùng da miệng chỗ bị loét lõm xuống và ửng đỏ. 

Tùy vào độ tuổi và thể trạng của trẻ, sau khi nổi mụn nước 10 ngày, cơ thể sẽ bắt đầu gặp biến chứng. Các biến chứng này rất nguy hiểm cho sức khỏe và có thể đe dọa đến tính mạng.

Hy vọng các thông tin về thuốc trị tay chân miệng ở trẻ em? sẽ giúp phụ huynh yên tâm và tìm được cách chữa phù hợp nhất cho bé. Khi có con nhỏ không may bị bệnh, phụ huynh không nên tự ý điều trị tại nhà. Thay vào đó, bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị.

Bài viết Thuốc trị tay chân miệng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc-tri-tay-chan-mieng-o-tre-em-77528/feed/ 0
Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì? https://benh.vn/benh-chan-tay-mieng-o-tre-can-kieng-gi-77331/ https://benh.vn/benh-chan-tay-mieng-o-tre-can-kieng-gi-77331/#respond Thu, 28 Apr 2022 04:11:24 +0000 https://benh.vn/?p=77331 Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì? Rất nhiều phụ huynh đang tìm kiếm những việc không nên làm khi trẻ không may mắc bệnh. Quá trình kiêng cữ không chỉ ở việc ăn uống mà cả ở cách sinh hoạt. Để làm rõ từng vấn đề này, chúng tôi đã liệt kê tất cả những điểm cần kiêng kỵ trong bài viết dưới đây. 

Bài viết Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì? Rất nhiều phụ huynh đang tìm kiếm những việc không nên làm khi trẻ không may mắc bệnh. Quá trình kiêng cữ không chỉ ở việc ăn uống mà cả ở cách sinh hoạt. Để làm rõ từng vấn đề này, chúng tôi đã liệt kê tất cả những điểm cần kiêng kỵ trong bài viết dưới đây. 

Vì sao phải lưu ý về bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Nếu không điều trị sớm và tìm đúng phương pháp. Virus sẽ phát triển mạnh trong cơ thể người bệnh. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu ớt. Hồng cầu trong máu có thể phát hiện được virus từ rất sớm nhưng cơ thể trẻ lại không tạo ra đủ khoáng chất để tiêu diệt toàn bộ virus.

Để chữa trị khỏi bệnh, trẻ cần được khám tại các cơ sở y tế uy tín. Việc lưu tâm một số thứ giúp quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn. Nhờ vào việc kiêng ăn các thực phẩm có hại cho mụn nước, virus sẽ không có điều kiện để phát triển. Nhờ đó, thuốc đặc trị sẽ dễ dàng làm liền các vết mụn ở trong miệng, bàn tay và bàn chân.

Benh–chan-tay-mieng–o-tre-can-kieng-gi-1
Trẻ em từ 0-10 tuổi là đối tượng thường mắc bệnh chân tay miệng

Để chuẩn bị cho quá trình phá huỷ các tế bào, virus sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hoá và sinh sôi. Vì thế, chúng rất dễ dàng lây nhiễm từ người sang người. Việc cách ly trẻ với đám đông là điều đầu tiên các phụ huynh phải làm. Thêm vào đó, bạn cần trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và bản thân.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì? 

Trẻ nhỏ là những đối tượng có thể trạng rất yếu, nhất là những trẻ dưới 1 năm tuổi. Lúc này, các hệ thống tuần hoàn trong cơ thể chưa được hoàn thiện. Thêm vào đó, ở trẻ sự tương tác với thuốc không hiệu quả như người lớn. 

Do đó, liệu trình điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ rất phức tạp. Thời gian để bé lành bệnh tiêu tốn gấp đôi người trường thành. Vì vậy, phụ huynh sẽ cần kiêng cữ thật nghiêm ngặt để giúp quá trình điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Dưới đây chúng tôi xin được liệt kê cách kiêng cữ cho trẻ khi bị bệnh chân tay miệng. Đây đều là những lưu ý phổ biến, được nhiều người thực hiện và đã thành công.

Phần lớn những ca nhập viện điều trị chân tay miệng ở trẻ nhỏ đều có những cấp độ bệnh giống nhau. Khi đó, trên cơ thể trẻ đang xuất hiện rất nhiều đốm mụn nước. Một số hạt mụn đã bị bể và tạo thành vết thương hở. 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng các thực phẩm làm lồi thịt

Người bệnh sẽ cần kiêng những thực phẩm không tốt cho vết thương hở. Để đảm bảo tính thẩm mĩ cho trẻ sau này, bạn cần kiêng cữ cho đến khi tất cả các nốt mụn trên cơ thể lành hẳn. Một số thực phẩm sẽ làm lồi thịt như: 

  • Rau muống.
  • Bắp.
  • Gạo nếp.
  • Các món ăn chế biến quá nhiều gia vị.

Mụn chân tay miệng sẽ hơi giống mụn sinh lý trên da mặt. Nếu bạn hấp thụ nhiều loại thực phẩm làm nóng trong người, các tổn thương trên da trở nên khó hồi phục. Chúng sẽ loét sâu xuống các lớp da và dần tăng kích thước. Vì vậy bạn nên tránh cho bé ăn thức ăn nêm quá nhiều gia vị, các món ăn quá chua, quá cay hoặc quá mặn.

Ngoài ra, các món ăn sử dụng nhiều gia vị còn làm miệng trẻ bị sót. Trẻ thường quấy khóc làm bọc mụn vỡ và để lại vết thương hở. Điều này làm vùng da đang tổn thương vô cùng nhạy cảm với vị cay, mặn, chua. Bé sẽ bỏ ăn, quấy khóc nhiều hơn nếu ăn phải những vị này. Để đảm bảo bé ăn uống thuận tiện hơn, bạn hãy chọn các phương pháp chế biến như hấp, chưng, luộc. 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng thịt đỏ

Sau khi các vết mụn dần hồi phục, cơ thể sẽ tái tạo làn da một cách tự nhiên. Quá trình này được gọi là ăn da non. Trong thời gian này nếu trẻ hấp thụ quá nhiều thịt đỏ, lớp da non sẽ bị sạm lại, tạo thành các chấm thâm đen. Phải mất nhiều tháng hoặc nhiều năm, vết thâm mới mờ dần. 

Benh–chan-tay-mieng–o-tre-can-kieng-gi
Trẻ bị chân tay miệng nên hạn chế ăn thịt đỏ trong thời gian phát bệnh

Để tránh tình trạng này, bạn nên tạm thời không cho bé ăn quá nhiều thịt đỏ. Các loại thịt đỏ có thể gây thâm da gồm: Thịt bò, thịt trâu,….

Tuy nhiên, phụ huynh không nên kiêng hẳn loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này. Thịt đỏ sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh, chống chọi được các loại virus gây hại. Mỗi tuần, bé có thể sử dụng dưới 12 gam thịt đỏ để cung cấp đủ chất đạm. 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng các thức ăn cứng và dai

Từ giai đoạn khởi phát, trẻ đã có triệu chứng đau họng. Tại cuống họng có hiện tượng sưng đỏ, mạch máu nổi rõ. Đến giai đoạn toàn phát, các bọc mụn nước mọc lên khắp khoang miệng như: Nướu, lợi, má trong, môi,… 

Vì thế, các thức ăn quá cứng, quá dai là nỗi sợ hãi của trẻ. Chúng sẽ chà sát vào các tổn thương trong miệng gây đau rát, xót da. Vì thế, phụ huynh nên tìm những nguyên liệu mềm để cho bé ăn. Thêm vào đó, ưu tiên chế biến các món cháo, món hầm,… để thức ăn mềm và dễ nuốt.

Ngoài ra, thức ăn quá nóng cũng làm khoang miệng của bé bị xót. Bạn nên để nguội hoàn toàn rồi mới cho trẻ dùng.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ

Các món ăn qua chiên dầu thường là món khoái khẩu của trẻ. Bé sẽ nằng nặc đòi ăn bất chấp bị đau. Phụ huynh cần lưu ý và không nên chiều theo ý trẻ. Nguyên nhân là do dầu mỡ rất khó tiêu, gây nên sức ép lớn cho dạ dày. 

Trong giai đoạn này, bé thường có biểu hiện chán ăn do bị đau miệng. Nếu ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, bé sẽ có cảm giác no dai và không chịu ăn thêm. Điều này làm cơ thể thiếu chất, quá trình hồi phục càng trở nên khó khăn. Ngoài ra, các thức ăn nhiều dầu mỡ thường khá cứng, có nhiều góc cạnh. Khi đưa vào miệng sẽ làm bé đau tại các nốt mụn.

Những việc làm cần tránh khi bị bệnh chân tay miệng

Ngoài việc kiêng trong việc ăn uống, sẽ có một số việc cần tránh làm trong thời gian trẻ bị bệnh. Điều này giúp hỗ trợ quá trình điều trị và bảo vệ những người xung quanh.

Bản chất virus bệnh chân tay miệng có tính lây lan cao. Chúng có thể sống ở môi trường không khí trong thời gian ngắn. Vì vậy, có khá nhiều việc cần tránh làm khi bé bị bệnh chân tay miệng. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý.

Tránh đi đến những nơi đông người

Môi trường trường học là nơi dễ lây lan bệnh chân tay miệng nhất. Các bé nhỏ rất hiếu động, hay chơi đùa với nhau. Virus từ hệ bài tiết của bé sẽ dính vào tay của các bạn nhỏ khác. Sau đó virus sẽ đi vào cơ thể nếu trẻ mút tay hoặc cầm nắm thức ăn.

Mặt khác, sau khi kê đơn thuốc điều trị, các bác sĩ sẽ yêu cầu phụ huynh cho bé nghỉ học khoảng 10 ngày. Nếu virus trong người đã hết hẳn bé mới được đi đến trường học.

Benh–chan-tay-mieng–o-tre-can-kieng-gi-11
Khi trẻ bị chân tay miệng nên hạn chế tiếp xúc chỗ đông người

Tránh cho bé ăn bằng thìa sắt có đầu sắc nhọn 

Vùng da tại các đốm mụn rất mỏng và nhạy cảm. Nếu các vật thể sắc nhọn chạm vào, dây thần kinh cảm giác sẽ nhận được tín hiệu ngay lập tức và làm cho miệng đau đớn tột độ.

Mụn nước không chỉ mọc trong khoang miệng mà chúng còn xuất hiện trên môi của trẻ. Khi bạn đút cho trẻ ăn bằng những vật dụng trên, bé tự có phản xạ sợ hãi, rụt người lại và không chịu ăn.

Phụ huynh nên chọn các loại thìa bằng nhựa cao cấp hoặc bằng gỗ để sử dụng. Các loại thìa này thường có cấu tạo tròn, không chứa các cạnh sắt. Thêm vào đó, trong quá trình đút cho trẻ ăn, bạn phải thật nhẹ nhàng và kiên nhẫn. Tránh vô ý đút quá mạnh tay, đụng vào hạt mụn của bé và gây đau.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân

Để tránh việc lây lan virus tới những người thân trong gia đình, bạn cần cho bé dùng riêng đồ dùng cá nhân. Tất cả những vật dụng tiếp xúc với trẻ như thìa, chén, chăn, đệm, quần áo, khăn, bàn chải,…. đều phải dùng riêng.

Các vật dụng tiếp xúc nhiều với nước bọt, dịch mũi,… phải được loại bỏ sau khi trẻ đã khỏi bệnh. Cụ thể như khăn mặt, bàn chải, khăn tắm,… Phụ huynh nên cất chúng vào trong túi rác, buộc kín lại và vứt đúng nơi.

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường phải dùng tã lót. Phụ huynh cần kiểm tra tã liên tục và thay mới cho bé. Những miếng tã lót sau khi dùng rồi phải bọc kín và vứt sọt rác.

Tránh gãi các vùng mọc mụn nước

Ở giai đoạn phát ban đỏ, trẻ sẽ không có bất kỳ cảm giác nào trên da. Đến giai đoạn nổi mụn nước, các bọc mụn sẽ làm trẻ ngứa nhẹ. Đặc biệt các bọc nước đã vỡ làm da ngứa và rát nhiều hơn. 

Trẻ sẽ có phản xạ gãi lên các vị trí đang ngứa và rát. Điều này làm cho vết thương càng loét to, các đốm mụn bên cạnh bể theo. Sau đó, vết loét dễ bị nhiễm trùng, hoại tử trên da.

Vì vậy, phụ huynh nên để ý trẻ, không cho trẻ dùng tay gãi mụn. Bạn có thể dùng găng tay vải để đeo vào tay cho bé.

Benh–chan-tay-mieng–o-tre-can-kieng-gi-13
Tránh gãi các vùng mọc mụn nước khi bị chân tay miệng

Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng

Nếu không may nhiễm bệnh, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Một số trường hợp bé không tương tác với thuốc, thời gian điều trị kéo dài gần 1 tháng. Sau đó, trẻ bị sụt cân đi khá nhiều.

Hiện nay, các nhà khoa học chưa thể tạo ra vaccine phòng chống bệnh tay chân miệng. Vì thế, phụ huynh cần có những kiến thức về cách phòng loại bệnh này. 

Trong điều kiện môi trường nóng ẩm, virus chân tay miệng sẽ sinh sôi và hoạt động rất tích cực. Vì thế, khả năng lây lan bệnh vào thời gian này tăng rất cao. Mỗi năm, hai mốc thời gian từ tháng 4-7, tháng 8-10 là lúc nóng nhất trong năm. Bạn sẽ phải thật cẩn thận vào những thời điểm này. 

Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh chân tay miệng để bạn tham khảo:

Giữ phòng ở sạch sẽ

Thường xuyên lau dọn phòng: Môi trường ẩm mốc, chứa quá nhiều đồ đạc là điều kiện vô cùng tốt cho virus cư trú. Bạn nên sắp xếp đồ đạc thật gọn gàng, giữ cho phòng có một không gian thoáng đãng. Thêm vào đó, nên thường xuyên mở cửa sổ để ánh sáng chiếu vào trong phòng.

Vứt rác đúng chỗ: Rác thải chứa nhiều chất bẩn và hôi thối. Mỗi ngày bạn phải vứt rác một lần. Không nên dồn rác quá lâu rồi mới vứt bỏ. Ngoài ra, nên dùng sọt rác và túi rác đặt một chỗ cố định trong nhà. 

Thiết lập những thói quen lành mạnh

Rửa tay bằng xà phòng: Virus chân tay miệng có thể được tẩy sạch bằng các loại xà phòng chuyên dụng. Bạn nên tập cho bé thói quen thường xuyên rửa tay. Đặc biệt là những thời điểm trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi, sau khi nghịch bẩn,… Ngoài ra, chính phụ huynh phải rửa thật sạch tay trước khi chế biến thức ăn cho gia đình.

Benh–chan-tay-mieng–o-tre-can-kieng-gi-12
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng tránh bệnh chân tay miệng

Đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ: Hằng năm, bạn nên cho bé đi khám định kỳ để kiểm tra sức khoẻ. Đặc biệt khi thấy trẻ có những triệu chứng bất thường, phụ huynh nên gọi điện báo bác sĩ và đưa bé đi khám. Việc chữa trị từ những giai đoạn đầu sẽ đảm bảo trẻ không bị gặp các biến chứng nguy hiểm. 

Làm sạch đồ chơi của bé: Mỗi tuần, phụ huynh nên lấy tất cả đồ chơi của trẻ đi rửa sạch với xà phòng. Sau đó bạn lau khô và phơi toàn bộ đồ chơi của bé dưới ánh nắng mặt trời. Bạn nên dùng xà phòng rửa tay hoặc sữa tắm để rửa đồ chơi. Không nên dùng các chất tẩy quá bám lâu như bột giặt, nước rửa chén,…

Phơi đồ dưới ánh nắng mặt trời: Quần áo của trẻ thường xuyên bị ẩm mốc do bé chảy dãi, đổ nước, đổ sữa, nước tiểu,… Nếu để lâu, trong vải quần áo sẽ mọc các loại vi nấm. Khi vô tình chạm tay vào các loại nấm này và đưa vào miệng, trẻ sẽ có khả năng mắc bệnh rất cao. Vì vậy, bạn nên phơi quần áo của trẻ thật ráo dưới ánh nắng mặt trời.

Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh

Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh: Nếu ở trường học có trẻ đang bị mắc bệnh, phụ huynh cần giữ bé không tiếp xúc với các bạn khác để tránh lây nhiễm.

Tã lót: Các chất thải trong phân và nước tiểu của trẻ chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Vì vậy, bạn nên dùng bỉm mặc cho bé. Sau đó thường xuyên kiểm tra và thay mới khi có chất thải. Nếu chất thải dính vào các vật dụng quanh nhà, phụ huynh cần đem chúng đi làm sạch ngay lập tức.

Hy vọng rằng các thông tin về bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì? sẽ giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe. Những cách kiêng cữ ở trên khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện trong một thời gian ngắn. Nhờ đó, việc dùng thuốc điều trị sẽ trở nên hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn còn tránh được khả năng nhiễm bệnh từ các chất bài tiết trẻ tiết ra.

Bài viết Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-chan-tay-mieng-o-tre-can-kieng-gi-77331/feed/ 0
Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào? https://benh.vn/trieu-chung-tay-chan-mieng-o-tre-nhu-the-nao-77286/ https://benh.vn/trieu-chung-tay-chan-mieng-o-tre-nhu-the-nao-77286/#respond Mon, 27 Dec 2021 01:57:38 +0000 https://benh.vn/?p=77286 Làm thế nào để nhận biết những triệu chứng tay chân miệng ở trẻ? Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ huynh khi thấy con mình có hiện tượng phát ban, nổi mụn trên da. Chân tay miệng là loại bệnh có diễn biến khá phức tạp. Nếu không được chữa trị kịp thời, virus sẽ xâm nhập lên các bộ phận quan trọng và phá hủy chúng. Vì vậy, bạn cần có những hiểu biết sơ bộ về triệu chứng của loại bệnh này. Từ đó đưa ra được hướng xử lý phù hợp nhất để bảo vệ trẻ.

Bài viết Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Làm thế nào để nhận biết những triệu chứng tay chân miệng ở trẻ? Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ huynh khi thấy con mình có hiện tượng phát ban, nổi mụn trên da. Chân tay miệng là loại bệnh có diễn biến khá phức tạp. Nếu không được chữa trị kịp thời, virus sẽ xâm nhập lên các bộ phận quan trọng và phá hủy chúng. Vì vậy, bạn cần có những hiểu biết sơ bộ về triệu chứng của loại bệnh này. Từ đó đưa ra được hướng xử lý phù hợp nhất để bảo vệ trẻ.

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ khi chưa có biến chứng 

Bệnh chân tay miệng hầu như chỉ mắc phải ở trẻ nhỏ, ít khi xuất hiện ở người lớn. Độ tuổi của đối tượng này vào khoảng từ 0-10 tuổi. Trẻ càng nhỏ, thời gian bệnh tiến triển càng được rút ngắn. Vì thế độ nghiêm trọng cũng tăng cao hơn.

Dựa vào sự hoạt động của virus, bệnh chân tay miệng được chia thành 3 giai đoạn. Mỗi thời kỳ có các dấu hiệu và mức độ triệu chứng hoàn toàn khác nhau. 

Đầu tiên là giai đoạn ủ bệnh, kéo dài từ 4-5 ngày. Lúc này trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt. Thậm chí, trẻ vẫn vui chơi, ăn uống và hoạt động như bình thường.

tre_em_vui_choi
Bệnh chân tay miệng thường gặp ở đối tượng trẻ em từ 0 – 10 tuổi

Tiếp đó là giai đoạn khởi phát, chỉ kéo dài trong khoảng từ 1-2 ngày. Lúc này, trẻ mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, những dấu hiệu này hoàn toàn giống với các bệnh cảm cúm thông thường. Vì vậy, phụ huynh còn chủ quan và không đưa bé đi điều trị từ sớm. 

Cuối cùng là giai đoạn toàn phát. Trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng rất đặc trưng của bệnh chân tay miệng. Để hiểu rõ triệu chứng của từng giai đoạn là gì, mời bạn tham khảo thông tin dưới đây.

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ giai đoạn ủ bệnh

Như đã nói ở trên, giai đoạn này trẻ không hề xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Ở trẻ sơ sinh, các hệ tuần hoàn chưa hoàn thiện, thể trạng còn khá yếu. Vì vậy, thời gian ủ bệnh rút ngắn xuống chỉ còn 2-3 ngày. Đối với trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên, thời gian ủ bệnh cao hơn một chút, kéo dài từ 3-5 ngày.

Một số trường hợp trẻ trên 1 tuổi nhưng có thể trạng yếu. Vì vậy thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn trẻ đang khỏe mạnh 1 ngày.

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ giai đoạn khởi phát

  • Sốt nhẹ: Từng độ tuổi sẽ có nhiệt độ cơ thể khác nhau. Trẻ sơ sinh có nhiệt độ trung bình từ 34,5-36,2 độ C. Trẻ từ 2-4 tuổi có nhiệt độ cơ thể từ 35-36,5 độ C. Trẻ từ 4-10 tuổi có thân nhiệt từ 35,5-36,8 độ C. Khi bước vào giai đoạn khởi phát, nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ cao hơn 1 độ, giao động từ 38-38,5 độ C.
  • Đau họng: Cổ họng của trẻ bắt đầu bị virus xâm nhập và tấn công. Lớp niêm mạc trong cuống họng dần chuyển sang màu đỏ hồng. 
  • Chán ăn: Khi bị đau họng, trẻ sẽ rất đau nếu phải nuốt thức ăn. Với trẻ trên 2 tuổi rưỡi, bé không chịu ăn các thức ăn cứng và dai. Trẻ chỉ chịu ăn những món ăn mềm, dễ nuốt và các loại thức uống mát lạnh. 
trieu_chung_tay_chan_mieng_tre_em_bieng_an
Chán ăn là một trong những triệu chứng chân tay miệng ở trẻ ở giai đoạn khởi phát
  • Mệt mỏi: Sau khi sốt 1 ngày, trẻ bắt đầu có biểu hiện hơi lừ đừ. Người bệnh đột nhiên ít vận động hơn bình thường. Ngoài ra, trẻ còn có triệu chứng lười nói chuyện, thần thái trên mặt trở nên uể oải. Nguyên nhân là do virus gây sốt và làm mỏi các cơ tay, cơ chân của trẻ.
  • Buồn ngủ: Sau khi virus chân tay miệng xâm nhập lên não và gây sốt, chúng dần ảnh hưởng đến cả hệ thần kinh. Trẻ có dấu hiệu ngủ li bì cả ngày. Phụ huynh sẽ gặp khó khăn mỗi lần gọi bé dậy. Khi bạn gọi lớn, khoảng 2-5 phút sau trẻ mới có thể tỉnh táo.
  • Quấy khóc: Trẻ bị mỏi người, đau đầu, đau họng nên có phản xạ quấy khóc do cảm thấy khó chịu. Nếu mức độ của năm triệu chứng kể trên càng nặng, bé sẽ càng khóc nhiều hơn.

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ giai đoạn toàn phát

  • Sốt cao: Cơ thể của trẻ dần tăng nhiệt độ lên đến 39 độ C. Đây là triệu chứng khá nguy hiểm, nếu để lâu máu sẽ bị đông đặc và dẫn đến tử vong.
  • Giật mình: Ở giai đoạn này, virus đã ảnh hưởng khá nhiều đến dây thần kinh. Vì thế, trẻ thường bị đột ngột giật mình. Tay chân miệng triệu chứng xuất hiện ngay cả khi bé lúc ngồi chơi hoặc đang ngủ sâu.
  • Phát ban: Sau khi sốt 1 ngày, trên các bộ phận như lòng bàn tay, lòng bàn chân, khoang miệng, môi, quanh hậu môn xuất hiện các chấm đỏ li ti. Những chấm đỏ này không sưng, không gây đau rát cho trẻ.
  • Nổi mụn nước: Chỉ sau 1 ngày kể từ khi phát ban, các chấm đỏ trên da sẽ tăng kích thước. Đồng thời, ở giữa xuất hiện một bọc mụn nước. Da của bé rất mỏng nên sau mỗi lần va chạm mụn bị vỡ và gây rát da.

    trieu_chung_tay_chan_mieng_tre_em_long_ban_chan
    Nổi mụn nước là một trong những triệu chứng chân tay miệng ở trẻ giai đoạn toàn phát
  • Loét miệng: Hầu hết các bọc mụn nước trong khoang miệng đều vỡ khi bé ăn uống hoặc quấy khóc. Từ đó, vi rút lây lan sang các tế bào lân cận và gia tăng số lượng mụn. 
  • Tiết nước bọt: Do khoang miệng bị đau rát khi mụn bể, tuyến nước bọt có phản xạ làm ẩm miệng để làm dịu cơn đau. Vì thế, trẻ thường chảy dãi trong thời gian bị bệnh.

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ khi có biến chứng

Khi đã xuất hiện giai đoạn toàn phát ở trẻ nhỏ, tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển nặng. Số lượng virus chân tay miệng tăng gấp bội và xâm nhập vào nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Nếu không được chữa trị kịp thời hoặc điều trị sai cách, trẻ sẽ gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Trường hợp nặng nhất sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Các biến chứng này xuất hiện tại hệ thần kinh trung ương, não, hệ hô hấp, tim mạch,… Tổn thương tại các cơ quan này rất nghiêm trọng, khó chữa khỏi cho người bệnh. Đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chúng không thể hấp thụ và tương tác thuốc tốt như người lớn. Vì vậy, việc điều trị bệnh sẽ kéo dài rất lâu và tốn nhiều chi phí.

Nếu phụ huynh để trẻ xuất hiện biến chứng rồi mới bắt đầu điều trị, bé sẽ bị khiếm khuyết sức khỏe mãi mãi. Nguyên nhân do các biến chứng trên đều là những bệnh lý nghiêm trọng. Để biết các triệu chứng tay chân miệng ở trẻ khi có biến chứng, mời bạn tham khảo các thông tin dưới đây.

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em khi gặp biến chứng não

Khi gặp tình trạng này, trẻ sẽ xuất hiện khá nhiều biểu hiện bất thường. Dù ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, các bé đều được bác sĩ chỉ định nhập viện để điều trị nội trú. Mỗi ngày các bác sĩ sẽ tái khám và kiểm tra tình trạng của bé. Từ đó, họ mới có thể đưa ra được các cách chữa trị hiệu quả. Dưới đây là các triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em tiêu biểu để bạn tham khảo:

  • Đi đứng không vững: Dấu hiệu này không xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Chúng chỉ có ở trẻ từ 1 tuổi rưỡi trở lên. Dây thần kinh vận động bị virus tấn công và phá huỷ. Từ đó, các xung lệnh gặp khó khăn khi truyền tin. Cơ thể bé trở nên yếu ớt, đi đứng loạng choạng, khó giữ thăng bằng và dễ bị ngã.
  • Khó đánh thức bé khi ngủ: Giống với giai đoạn toàn phát, việc đánh thức trẻ gặp nhiều khó khăn. Nhưng ở giai đoạn có biến chứng não, bé gần như không thể thức dậy. Bạn phải gọi to và lay người rất lâu để bé tỉnh.
  • Giật mình thường xuyên: Tần suất bé đột nhiên giật mình mỗi ngày một tăng. Bất kể bé đang ăn uống, đi lại hay ngủ sâu đều gặp phải dấu hiệu này. Nguyên nhân là do dây thần kinh vận động bị tổn thương, vì thế chúng tạo nên các cơ giật mình ngắn trong 2s.

    Trieu–chung-tay-chan-mieng-o-tre-12
    Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ nhỏ khi gặp biến chứng não gây giật mình thường xuyên
  • Co giật: Đây là một dạng cấp độ cao của triệu chứng giật mình. Bé có dấu hiệu co rút mạnh chân tay, miệng sùi bọt mép. Mỗi cơn co giật thường kéo dài từ 5-10 phút. 
  • Liệt chi: Dây thần kinh dẫn tới các chi dần viêm và sưng to, một số tế bào bị chết đi hoàn toàn. Điều này làm cho hai chân, hai tay của bé mất khả năng vận động. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ sẽ không thể hồi phục được các bó cơ đã liệt.
  • Hôn mê: Sau 3-5 ngày ngủ li bì, bé đột ngột bị hôn mê sâu. Thêm vào đó, trong thời gian đó trẻ liên tục muốt mát mồ hôi và hay giật mình.
  • Rối loạn hoạt động nhãn cầu: Khi virus đủ thời gian xâm nhập, toàn bộ dây thần kinh trung ương quanh não sẽ đều bị tổn thương. Điều này làm các dây thần kinh dẫn đến mắt hoạt động rối loạn. Trẻ có biểu hiện trợn mắt, tròng đen nhìn hướng lên trên trần nhà.

Triệu chứng bị tay chân miệng ở trẻ em khi gặp biến chứng hô hấp

Ở giai đoạn toàn phần, khoang miệng chứa một lượng lớn virus do các bọng nước bể ra. Tiếp đó, virus theo đường thở tiếp cận vào hệ hô hấp. Chúng xâm nhập vào các tế bào niêm mạc tại ống dẫn khí, nang phổi và mọc mụn nước tại đây. Sau vài ngày, các nhân mụn bể ra, tạo thành ổ viêm loét trong phổi và ống dẫn khí. Dần dần, phổi bị chứa đầy dịch viêm.

Lúc này, trẻ đã bị mắc một trong số các bệnh hô hấp như: Viêm phổi, viêm phế quản, phù nang phổi,… Các loại bệnh này tuy có thể điều trị khỏi bệnh, nhưng sức khỏe bé khi trưởng thành bị ảnh hưởng mãi mãi. Sức đề kháng của trẻ yếu đi, gan và thận hoạt động không còn hiệu quả như trước.

Tương tự như biến chứng tại não, khi bị biến chứng hệ hô hấp trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu rất đặc trưng. Cụ thể như sau:

  • Thở khò khè: Mỗi khi bé hít vào, thở ra sẽ tạo nên tiếng động rất lớn. Âm thanh nghe khò khè như đang ngáy, xuất phát từ ngực của trẻ. Nếu bé ở trong môi trường không khí ấm, tiếng khò khè sẽ nhỏ hơn một chút.
  • Thở dốc: Hơi thở của bé không được sâu. Trẻ liên tục thở gấp giống như vừa hoạt động quá sức. Nguyên nhân do dịch viêm tràn trong nang phổi, không gian hấp thụ khí bị thu hẹp. Vì thế bé phải thở nhanh để cung cấp đủ không khí.
  • Tức ngực: Triệu chứng này xuất hiện ở bất kỳ ai đang bị viêm đường hô hấp. Dịch viêm chặn nang phổi và các ống dẫn khí. Vì thế, việc thở không còn được thuận lợi như bình thường. Trẻ cảm thấy tức óc ách trong ngực và hai bên mạn sườn.
  • Khóc thét: Các triệu chứng ở trên làm bé khó chịu, mệt mỏi. Trẻ sẽ quấy khóc cả ngày cho đến khi mệt và ngủ thiếp đi. 

    Trieu–chung-tay-chan-mieng-o-tre-123
    Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ nhỏ khi gặp biến chứng hô hấp gây khóc thét
  • Nôn mửa: Dịch phổi chặn đường lưu thông không khí từ bên trong cơ thể. Khi ăn uống, trẻ thường bị sặc và nôn hết thức ăn ra bên ngoài. Với trẻ sơ sinh, bé thường nôn sau mỗi lần uống sữa.

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em khi gặp biến chứng tim mạch

Biến chứng tại tim mạch không biểu hiện ra bên ngoài nhiều như hai trường hợp vừa kể trên. Tuy nhiên vẫn có 1-2 triệu chứng tiêu biểu giúp phụ huynh phát hiện ra tình trạng này. Còn lại trẻ vẫn có các dấu hiệu mệt mỏi giống giai đoạn khởi phát. Ngoài ra, những loại bệnh tim mạch bé có thể mắc phải bao gồm: Huyết áp cao, viên cơ tim, truỵ tim,…

Các biến chứng tim mạch có thể được kiểm soát nếu người bệnh nhập viện kịp thời. Tuy nhiên, bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn mà sẽ ảnh hưởng trẻ mãi mãi. Dưới đây là các triệu chứng tay chân miệng ở trẻ khi có biến chứng hệ tim mạch.

  • Nhịp đập mạch máu tăng: Phụ huynh chỉ cần nhấn ngón trỏ và ngón giữa vào cổ trẻ và đếm nhịp đập của mạch máu. Nếu có biến chứng, nhịp đập của mạch sẽ lên đến 150 lần/phút. Điều này báo hiệu trẻ đang bị huyết áp cao, có thể bị vỡ mạch máu, xuất huyết hoặc đột quỵ.
  • Cơ thể tím tái: Toàn bộ vùng da xung quanh cơ thể dần trở nên tím tái. Hiện tượng này có thể do máu tắc nghẽn hoặc tích tụ trong mao mạch quá nhiều. Chúng tạo nên áp suất lớn và làm vỡ thành mạch. Đây là một triệu chứng rất nguy hiểm, bạn nên tới bệnh viện hoặc gọi điện thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Lạnh các chi: Một số trường hợp virus làm hạ huyết áp của trẻ. Máu không thể truyền tới các bộ phận xa tim như bàn tay, bàn chân, tai,… Khi sờ vào bạn sẽ cảm thấy da bé hơi lạnh. Nguyên nhân là do thiếu máu nên nhiệt độ trên da bị hạ thấp đáng kể. 

Trên đây là các thông tin chi tiết về triệu chứng tay chân miệng ở trẻ. Bệnh được xếp vào các loại bệnh nguy hiểm và có diễn biến phức tạp. Đặc biệt, trẻ nhỏ có thể trạng vô cùng yếu ớt. Nếu không được điều trị kịp thời, sức khỏe của bé bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ thông tin trong bài viết này để phát hiện bệnh chân tay miệng sớm nhất có thể.

Bài viết Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-tay-chan-mieng-o-tre-nhu-the-nao-77286/feed/ 0
Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và cách phòng bệnh https://benh.vn/dau-hieu-tay-chan-mieng-o-tre-so-sinh-va-cach-phong-benh-77676/ https://benh.vn/dau-hieu-tay-chan-mieng-o-tre-so-sinh-va-cach-phong-benh-77676/#respond Fri, 19 Nov 2021 04:45:10 +0000 https://benh.vn/?p=77676 Bệnh chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Mặc dù bệnh thường gặp ở độ tuổi dưới 5 tuổi, tập trung ở độ tuổi dưới  từ 1-3 tuổi, ít gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng không có nghĩa trẻ sơ sinh không mắc chân tay miệng. Vậy dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh như thế nào, cách chăm sóc và phòng bệnh trẻ như thế nào mời các bậc phụ huynh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bài viết Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và cách phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Mặc dù bệnh thường gặp ở độ tuổi dưới 5 tuổi, tập trung ở độ tuổi dưới  từ 1- 3 tuổi, ít gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng không có nghĩa trẻ sơ sinh không mắc chân tay miệng. Vậy dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh như thế nào, cách chăm sóc và phòng bệnh trẻ như thế nào mời các bậc phụ huynh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh có một vài dấu hiệu nhận biết quan trọng mà phụ huynh cần nắm được sớm và xử lý.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh chủ yếu  là do một nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, trong đó chủ yếu là virus Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Các loại virus gây bệnh thường chứa trong nước bọt, nước mũi, phân, dịch hắt hơi, dịch vỡ bọng nước trên da, niêm mạc…

Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm virus Coxsackie A16 thường được điều trị chữa khỏi sau 5 – 7 ngày điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không gây biến chứng nhiều đến cơ thể. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh nhiễm virus Enterovirus typ 71 (EV71) thời gian điều trị thường lâu hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong. 

benh-tay-chan–mieng-o-tre-so-sinh-va-cach-phong-benh
Bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh chủ yếu do virus Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71 gây ra

Trẻ sơ sinh thường có hệ miễn dịch chưa phát triển không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Ngoài ra việc vệ sinh cá nhân kém cũng là điều kiện thuận lợi để virus xâm nhập vào cơ thể trẻ. 

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh 

Tất cả các loại virus chân tay miệng đều có cách hoạt động giống nhau. Đầu tiên, chúng sẽ bám vào hệ tiêu hóa của người bệnh. Tuy nhiên, trong suốt quá trình hoạt động, tất cả các bộ phận của hệ tiêu hóa không bị tổn hại.

Hệ tiêu hóa chỉ là nơi để virus gia tăng số lượng và tìm cách tiếp cận vào mạch máu. Sau đó, virus mới bắt đầu xâm nhập vào các tế bào da và gây nên nhiều dấu hiệu. Dựa vào đặc tính của các dấu hiệu và cách thức virus hoạt động, bệnh tay chân miệng ở trẻ chia thành 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau.

 Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng trẻ sơ sinh

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em giai đoạn đầu tiên là giai đoạn ủ bệnh. Bao gồm diễn biến từ khi virus vừa xâm nhập đến khi cơ thể sắp có những triệu chứng đầu tiên. Khi nhiễm vào trẻ, chúng bám vào thành dạ dày và tìm cách len lỏi qua các tế bào niêm mạc. Dần dần, virus đi vào mạch máu và theo các tế bào hồng cầu lan khắp cơ thể.

Virus tay chân miệng chỉ phá hủy một số cơ quan nhất định. Chúng không làm tổn thương các bộ phận như gan, thận, dạ dày,…. Thay vào đó, virus sẽ tác động lên da của trẻ. Nếu bệnh tiến triển nặng, chúng sẽ gây hại nến một số cơ quan trọng yếu như tim, phổi, não và dây thần kinh.

Giai đoạn ủ bệnh là quá trình để virus từ dạ dày đi đến các bộ phận này. Trong suốt diễn biến trên, cơ thể trẻ không có bất cứ một dấu hiệu nào. Thời gian trung bình của giai đoạn này kéo dài từ 7-10 ngày. Ở trẻ nhỏ, thời gian sẽ rút ngắn xuống còn 4-5 ngày.

Giai đoạn khởi phát bệnh tay chân miệng trẻ sơ sinh

Sau giai đoạn ủ bệnh là giai đoạn khởi phát. Virus đã xâm nhập vào toàn bộ hệ thống mạch máu. Do đó, cơ thể bắt đầu phản xạ lại khi phát hiện có tác nhân gây hại. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ giai đoạn này hoàn toàn giống với các bệnh lý thông thường.

Chính vì các triệu chứng quá phổ biến nên trẻ không biết được mình đang nhiễm loại bệnh gì. Trong giai đoạn khởi phát, dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ em xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Sốt nhẹ: Đây là dấu hiệu đầu tiên thường gặp bệnh tay chân miệng ở trẻ. Trẻ có biểu hiện sốt nhẹ. Ban đầu, cơn sốt chỉ đến nửa buổi. Qua ngày hôm sau, cơn sốt bám theo dai dẳng làm người bệnh khó chịu. Khi đo nhiệt kế tại nách, nhiệt độ của trẻ sẽ tăng lên 38 độ C. Càng ngày, nhiệt độ cơ thể sẽ càng tăng cao.

tre-bi-sot-cao-1

  • Đau họng: cổ họng trẻ sẽ có màu đỏ ửng. Trong bữa ăn, trẻ sẽ cảm thấy đau rát trong cổ họng, đặc biệt khi trẻ phải nuốt các thức ăn quá cứng. Trẻ sẽ có xu hướng thích ăn các thức ăn mềm và những thực phẩm mát lạnh.
  • Đau đầu: Sốt làm cho trẻ cảm thấy đau đầu. Vùng đỉnh đầu và hai bên thái dương cảm thấy nặng trĩu. Nếu trẻ dốc đầu xuống dưới đất hoặc lắc mạnh đầu, cơn đau sẽ ập đến dữ dội.
  • Mệt mỏi: Sau 2 ngày kể từ khi bị sốt, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Đồng thời, thần thái trên khuôn mặt bị xuống sắc, mắt lờ mờ như buồn ngủ, trẻ sẽ bớt hiếu động, không muốn chơi đùa và nói chuyện nhiều như bình thường.
  • Chán ăn: Sau khi sốt 2 ngày, trẻ trở nên lười vận động. Điều này làm cho cơ thể không có cảm giác đói. Thêm vào đó, toàn bộ cơ thể mệt mỏi làm trẻ nhạt miệng, không thèm ăn. Trong bữa ăn, trẻ thường ăn rất ít hoặc bỏ bữa.
  • Buồn nôn: Cơn sốt và nhức đầu làm cơ thể dễ choáng váng. Nếu trẻ phải hoạt động gắng sức, cơ thể sẽ trở nên nôn nao và buồn nôn.
  • Thường xuyên quấy khóc: thường là dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ không thể tự báo với người lớn khi có bất thường trong cơ thể, nhất là trẻ sơ sinh. Thay vào đó, chúng sẽ quấy khóc khi cảm thấy khó chịu trong người. Bệnh càng tiến triển nặng, bé càng quấy khóc nhiều lần trong ngày.

Thời gian của giai đoạn khởi phát rất ngắn, chỉ kéo dài trong 3 ngày. Đối với các đối tượng là trẻ nhỏ, thời gian có thể rút ngắn xuống còn 1-2 ngày.

Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn xuất hiện nhiều dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Cơ thể sẽ xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ và mụn nước. Bạn có thể dễ dàng quan sát chúng bằng mắt thường. Đặc biệt, các hạt mụn không mọc trên toàn cơ thể. Chúng chỉ xuất hiện ở tay, chân và miệng của trẻ.

Tuy nhiên ở trẻ nhỏ mụn sẽ xuất hiện tại nhiều vị trí khác trên cơ thể. Đặc tính của trẻ thường hay mút tay, cắn ngón tay và dụi tay lên mặt. Do đó, các nốt mụn xuất hiện cả lên môi, mặt, cánh tay của trẻ.

Ngoài ra, có những trẻ không xuất hiện bất cứ nốt mụn nào ngoài da. Trong khi đó, khoang miệng của trẻ lại chứa rất nhiều mụn nước. Hầu hết những trường hợp này đều thuộc các ca bệnh nặng, khả năng xuất hiện biến chứng rất cao.

  • Buồn ngủ: Người bệnh có dấu hiệu thường xuyên buồn ngủ. Họ có thể ngủ cả ngày. Khi đã vào giấc ngủ, rất khó để đánh thức người bệnh dậy. Ở trẻ nhỏ, các bé thường ngủ li bì, thời gian ngủ mỗi ngày kéo dài hơn bình thường.
  • Sốt cao: Đến giai đoạn này, cơ thể sẽ bị sốt rất cao. Nhiệt độ trẻ có thể lên đến 39 – 40 độ C. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, trẻ có thể bị đông máu và dẫn tới tử vong.
  • Phát ban: Đầu tiên cơ thể sẽ nổi các chấm hồng trên da. Mỗi trẻ sẽ có vị trí phát ban khác nhau. Phần lớn các ca bệnh sẽ phát ban tại chân, tay và miệng. Sau 0,5- 1 ngày, các chấm hồng sẽ tăng kích thước và trở nên ửng đỏ. Các nốt phát ban không sưng, không phồng rộp, không gây ngứa ngáy cho trẻ.
  • Nổi mụn nước: Sau khi nổi phát ban 1 ngày, các chấm đỏ sẽ chuyển thành hạt mụn nước. Càng ngày, hạt mụn nước càng to. Chúng dần dần lồi lên trên bề mặt da của trẻ. Đường viền xung quanh hạt mụn sẽ có màu đỏ ửng. Nếu bị chà xát mạnh, mụn nước sẽ vỡ ra và gây nên cảm giác đau rát.
  • Loét họng: Các hạt mụn nước trong khoang miệng rất dễ bị vỡ. Trong khi đó, trẻ luôn phải cử động miệng trong quá trình ăn uống. Điều này làm thức ăn ma sát vào hạt mụn và gây vỡ.

Giai đoạn toàn phát không có thời gian nhất định. Khi đã nổi mụn nước, virus sẽ tiếp tục phát triển và làm tình trạng bệnh nặng hơn. Khi đó, trẻ sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị trẻ sơ sinh bị tay chân miệng 

Để điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh dựa trên triệu chứng của trẻ, kiểm tra các nốt phát ban, loét trên cơ thể. Đồng thời, làm thêm một số xét nghiệm bằng cách lấy mẫu phân, máu hoặc lấy một miếng gạc họng để đi phân tích.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh, để điều trị các bác sĩ thường tiến hành các biện pháp sau:

Điều trị bằng thuốc hạ sốt

Dùng thuốc hạ sốt: khi trẻ có những triệu chứng sốt các bác sĩ cho trẻ uống thuốc hạ sốt và giảm đau với loại thuốc paracetamol hoặc ibuprofen. Việc sử dụng liều lượng tùy thuộc vào cân nặng độ tuổi: đối với độ tuổi từ 0 – 3 tháng tuổi, cân nặng 2,7 – 5,3 kg, liều dùng 40mg, đối với trẻ từ 4-11 tháng, cân nặng 5,4 – 8, 1kg, liều dùng 80mg, đối với trẻ từ 1-2 tuổi nặng 8,2 -10,8 kg, liều dùng 120mg. Ngoài ra có thể đặt thuốc ở đường hậu môn: đối với trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi,  80 mg mỗi 6 giờ, tối đa 320 mg/ngày,đối với trẻ trẻ từ 12 – 36 tháng tuổi: 80 mg mỗi 4 – 6 giờ, tối đa 400 mg/ngày.

Điều trị bằng bổ sung nước và dung dịch sát khuẩn

Vệ sinh sạch sẽ thân thể trẻ để tránh nhiễm trùng các bọng nước.

Cho trẻ uống bổ sung nước bằng các loại dung dịch điện giải Oresol và Hydrite để tránh những biến chứng như đông máu, tắc nghẽn mạch, mệt mỏi,…

bo_sung_oresol_tre_so_sinh_bi_tay_chan_mieng
Bổ dung nước cho trẻ bằng dung dịch điện giải

Có thể sử dụng dung dịch muối 0,9%, Kamistad để sát trùng miệng cho trẻ. Dùng dung dịch Betadin, gel bôi Nano bạc PlasmaKare No5 để bôi tổn thương ngoài da. Mọi loại thuốc đều phải được bác sĩ chỉ định, các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi ngoài có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Cách chăm sóc và phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh các phương pháp điều trị, việc chăm sóc và phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh là điều hết sức quan trọng giúp trẻ nhanh hồi phục, ngăn chặn sự xâm nhập của virus. 

Về dinh dưỡng

Bổ sung các loại thực phẩm ở dạng lỏng, mềm như cháo, súp, bột sinh dưỡng, sữa cho trẻ. Cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng. 

Tăng cường tần suất bú cho trẻ để tránh tình trạng hạ đường huyết thiếu nước. 

Khi cho trẻ ăn tuyệt đối không sử dụng các loại thìa sắt có góc cạnh để tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi gây đau. 

Trẻ sơ sinh bị chân tay miệng thường sợ ăn, chán ăn do đó không nên gượng ép trẻ ăn vì điều này dẫn đến gây tâm lý sợ ăn của trẻ. 

Bổ sung các loại vitamin, kẽm từ rau xanh, trái cây, thịt, cá…bằng việc chế biến nấu chung với cháo hoặc say sinh tố.  Việc sử dụng các loại trái cây và rau xanh cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các loại trái cây và rau xanh không chứa chất bảo quản, thuốc trừ sâu. 

thuc_pham_bo_sung_dinh_duong_tre_bi_tay_chan_mieng
Bổ sung các loại chất dinh dưỡng cho trẻ bằng các loại thức ăn lỏng, loãng như cháo, súp

Thực hiện vệ sinh thân thể sạch sẽ 

Khi trẻ bị chân tay miệng cần vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ bằng việc hàng ngày tắm cho trẻ bằng xà phòng và nước sạch.

Các vật dụng  ăn uống cá nhân của trẻ như bình sữa, ly uống nước, bát, thìa cần được tẩy trùng bằng nước sôi và sử dụng riêng biệt không để chung với các dụng cụ trong gia đình.

Đối với các loại tã lót, quần áo cần được ngâm với dung dịch sát  khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.

Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh phải rửa tay bằng nước sạch cho trẻ.

Tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp: Kiêng tắm, kiêng gió; ủ trẻ quá kỹ; châm chích cho mụn nước mau vỡ ra. Đây chính là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bội nhiễm, khiến cho bệnh trầm trọng hơn.

Cách ly trẻ tại nhà

Bệnh chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người thông qua việc tiếp xúc với các dịch hô hấp, phỏng nước, phân của người bị nhiễm bệnh.  Do vậy, đối với trẻ đi học cần cách ly trẻ tại nhà để tránh lây nhiễm ra trường học và cộng đồng. 

Người lớn khi tiếp xúc với trẻ nên mang khẩu trang y tế, không nên tiếp xúc gần như ôm, hôn. Sau khi tiếp xúc cần rửa tay sạch bằng xà phòng.

Các loại đồ chơi của trẻ cần phải được tẩy trùng bằng những dung dịch sát khuẩn như Cloramin B 2%, nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn.

Thường xuyên lau chùi sàn nhà bằng cách loại dung dịch sát khuẩn, mở thông thoáng phòng để đón ánh nắng mặt trời. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và cách phòng bệnh. Ở nước ta, bệnh chân tay miệng thường xu hướng tăng cao vào 2 thời điểm từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 – 11 hàng năm. Bệnh thường gặp ở trẻ độ tuổi 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi trong đó có trẻ sơ sinh. Do  vậy, các bậc cha mẹ cần lưu tâm tới bất kỳ những dấu hiệu bất thường của trẻ trên cơ thể, khi có dấu hiệu bất thường cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Bài viết Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và cách phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-hieu-tay-chan-mieng-o-tre-so-sinh-va-cach-phong-benh-77676/feed/ 0
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Nguyên nhân, cấp độ bệnh và phương pháp điều trị bệnh https://benh.vn/benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-nguyen-nhan-cap-do-benh-va-phuong-phap-dieu-tri-benh-77142/ https://benh.vn/benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-nguyen-nhan-cap-do-benh-va-phuong-phap-dieu-tri-benh-77142/#respond Thu, 08 Apr 2021 01:00:11 +0000 https://benh.vn/?p=77142 Mùa hè là thời điểm bùng phát bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Bệnh có thể được điều trị dứt điểm tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, phổi bị phù, bại liệt thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Bài viết Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Nguyên nhân, cấp độ bệnh và phương pháp điều trị bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa hè là thời điểm bùng phát bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Bệnh có thể được điều trị dứt điểm tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, phổi bị phù, bại liệt thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Tác nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em 

Bệnh tay chân miệng thường gặp phải ở trẻ em trong độ tuổi từ 0 – 5 tuổi. Bởi vì, trong thời kỳ này, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa hoàn thiện, là cơ hội để virus tấn công. Bên cạnh đó, trẻ lại thường xuyên tiếp xúc hoặc chơi đồ chơi chung tại những chỗ đông người nên nguy cơ mắc bệnh ngày càng cao.

Tác nhân gây tay chân miệng ở trẻ thường là 2 loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Loại virus này lây lan rất nhanh qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước.

Virus Coxsackievirus A16

Coxsackie A 16 là tên gọi một nhóm virus được tìm ra vào năm 1948 ở Coxsackie, gần New York, trên những bệnh nhân bị bại liệt. Virus coxsackie thuộc họ enterovirus (virus đường ruột), và được phân làm hai nhóm: nhóm a (gồm có 23 typ) và nhóm b (có 6 typ). Virus này được phát hiện thấy trong chất tiết ở miệng và trong phân của những người lành hoặc người mắc các bệnh hô hấp cấp tính có sốt, đặc biệt là vào mùa hè.

Virus Enterovirus 71

EV71 còn được gọi là Enterovirus A71 ( EV – A71 ) là một loại virus thuộc họ Picornavirus và thuộc nhóm Enterovirus. Một loại virus có kích thước phân tử rất nhỏ và được tìm ra vào lần đầu tiên vào năm 1956.

Enterovirus có sức đề kháng tương đối tốt, chúng sống lâu hơn ở điều kiện nhiệt độ lạnh giá. Đặc biệt, không bị ảnh hưởng đến sự sống và sự phát triển ở các điều kiện nhiệt độ bình thường, khô ráo. Nhưng chúng lại dễ dàng bị bất hoạt bởi các hóa chất tẩy rửa thông thường (như Cl, KMnO4, formol, H2O2).

Benh-tay-chân-mieng-o-tre-em-nguyen-nhan-cap–do-benh–va-phuong-phap–dieu-tri-benh-1.jpg
Virus Enterovirus 71 là một trong những nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng của trẻ em

Enterovirus 71 là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng ở trẻ em, ngoài ra chúng còn có khả năng gây nên các bệnh ở hệ thần kinh trung ương (viêm màng não).

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Enterovirus sẽ sinh sống chủ yếu tại niêm mạc má hoặc ở vị trí niêm mạc ruột vùng hồi tràng. Sau khoảng 24 giờ, sẽ di chuyển đến các hạch bạch vùng huyết xung quanh, rồi xâm nhập vào máu gây ra tình trạng nhiễm trùng máu trong một khoảng thời gian. Từ máu, virus được chuyển đến niêm mạc miệng và da. Thời kỳ ủ bệnh do virus gây ra thường kéo dài khoảng từ 3 – 7 ngày.

Enterovirus 71 được đào thải qua đường tiêu hóa (phân) ngoài ra còn có ở dịch hầu họng nên chúng xuất hiện ngoài môi trường do phân mang virus cùng các chất khạc nhổ của người mắc bệnh chân tay miệng hoặc người lành mang virus này. Enterovirus 71 sản sinh ra chất độc có độc tính rất mạnh. Chúng có khả năng làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương gây ra những triệu chứng lâm sàng nặng và có thể để lại những biến chứng nặng nề.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ có biểu hiện như thế nào?

Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng ban đầu là sốt nhẹ hoặc cao, tiếp đó các bọng nước xuất hiện ở niêm mạc miệng (ở nướu răng, bên trong má, lưỡi) và ban đỏ ở bàn tay, bàn chân. Các ban đỏ này dần biến thành các bọng nước.

Các ban đỏ hoặc bọng nước của bệnh có đặc điểm đặc là không xuất hiện ở gan bàn tay hoặc gan bàn chân, thường không ngứa. Ngoài ra chúng ta còn có thể thấy chúng ở mông.

Các bọng nước ở miệng vỡ ra, gây loét sẽ khiến cho trẻ đau đớn, do đau nên trẻ biếng ăn, sợ ăn dẫn đến thường bị sụt cân.

Các bọng nước ở tay, chân khi vỡ ra rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ, dẫn đến mưng mủ khiến cho bệnh càng nặng hơn.

Benh-tay-chân-mieng-tre-em-nguyen-nhan-cap–do-benh–va-phuong-phap–dieu-tri-benh-2.jpg
Bọng nước ở tay là một trong những biểu hiện của bệnh chân tay miệng của trẻ em

Hầu hết các trường hợp bị bệnh chân tay miệng sẽ tự khỏi do cơ thể có khả năng sản xuất ra kháng thể chống lại virus, nhưng nếu tác nhân gây bệnh là EV71 bệnh sẽ diễn biến phức tạp, nhất là khi virus ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương sẽ gây ra bệnh viêm màng não với triệu chứng cơ bản là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn vọt.

Enterovirus cảm nhiễm với tất cả mọi lứa tuổi nhưng không phải tất cả người mang virus đều bị bệnh mà bệnh chỉ xuất hiện ở những cơ thể không có miễn dịch chống lại Enterovirus như trẻ em, ngay cả thiếu niên, người trưởng thành nếu chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh chân tay miệng.

Tùy thuộc vào tác nhân gây ra bệnh chân tay miệng là do EV71 hay do EVA16 thì tiên lượng sẽ khác nhau. Nếu do Enterovirus A16 gây ra  bệnh thường diễn biến nhẹ, tự khỏi sau từ 7 – 10 ngày, nhưng nếu tác nhân gây ra bệnh là EV71 có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim cấp, viêm phổi hoặc viêm màng não, thậm chí có thể gây tử vong.

Cấp độ bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em được chia thành 4 cấp độ tùy theo mức độ nặng nhẹ.

Cấp độ 1: Trẻ mắc chân tay miệng ở thể nhẹ

Triệu chứng: Trẻ xuất hiện triệu chứng sốt nhỏ hơn 39 độ C. Mệt mỏi, quấy khóc không rõ nguyên nhân. Sau 1- 2 ngày, trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở miệng hay các vùng da tay, da chân trên cơ thể.

Khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu này, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Nếu tình trạng diễn biến xấu cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để khám.

Cấp độ 2: Cấp độ chia thành 2 loại, bắt đầu gây biến chứng 

Cấp độ 2a

Triệu chứng: Trẻ sốt li bì từ 39 độ C, diễn ra liên tục trong 2 ngày. Đôi lúc, trẻ xuất hiện triệu chứng co giật 2 lần/ 30 phút.

Trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: biếng ăn, nôn trớ, quấy khóc, cơ thể mềm nhũn.

Cấp độ 2b: Chia thành 2 nhóm biểu hiện khác nhau

Nhóm 1: Trẻ xuất hiện triệu chứng giật mình.

Triệu chứng:

  • Trẻ xuất hiện triệu chứng giật mình 2 lần/ 30 phút khi bác sĩ khám, động chạm nhẹ vào cơ thể.
  • Ngủ gật không kiểm soát. Trẻ nằm im, không có biểu hiện sốt li bì.
  • Nhịp tim đập nhanh trên 150 lần/ phút.
  • Khi xuất hiện triệu chứng sốt, trẻ không đáp ứng được thuốc.

Nhóm 2: Trẻ xuất hiện triệu chứng co giật

Triệu chứng:

  • Trẻ có biểu hiện run rẩy tay chân, ngồi không vững, chân tay khó cầm nắm mọi vật.
  • Mắt bị co, rung hoặc nguy hiểm hơn là xuất hiện tình trạng lác mắt.
  • Liệt thần kinh sọ: biểu hiện sốt hoặc méo giọng nói.

Cấp độ 3: Biến chứng thần kinh, suy hô hấp nặng

Ở cấp độ này, bệnh chân tay miệng ở trẻ đã diễn biến khá nặng cần phải có những biện pháp điều trị ngay tức thì. Một số biểu hiện ở cấp độ nguy hiểm này như sau:

Mạch đập nhanh: Mạch sẽ đập lớn hơn 170 lần/ 1 phút. Khi ngủ trẻ nằm im, bất động, không sốt.

Benh-tay-chân-mieng-o-tre-em-nguyen-nhan-cap–do-benh–va-phuong-phap–dieu-tri-benh-3.jpg
Bệnh chân tay miệng của trẻ em ở cấp độ 3 gây biến chứng suy hô hấp

Toát mồ hôi trộm trong lúc ngủ dù nhiệt độ trong phòng luôn được đảm bảo.

Huyết áp tăng đột ngột khiến người trẻ đỏ bừng.

Trẻ sẽ cảm thấy khó thở, nhịp thở nhanh, gấp gáp và sẽ gây sặc ở mũi, miệng.

Rối loạn tri giác.

Các lực cơ mất cảm giác điều khiển.

Cấp độ 4: Xuất hiện triệu chứng sốc 

Xuất hiện các triệu chứng sốc đột ngột ở trẻ như: mạch = 0, huyết áp = 0

Biểu hiện phù phổi, người tím tái, SpO2 < 92%

Triệu chứng ngưng thở đột ngột trong giây lát, nhịp thở không đều, gấp gáp.

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng dù ở cấp độ nặng hay nhẹ, cha mẹ cũng cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc và điều trị tại nhà cho trẻ để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc, nguy hiểm đến tính mạng.

Các phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ 

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ em. Phương pháp điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ là việc chăm sóc trẻ và tìm cách hạ sốt, giảm đau cho trẻ.

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng ở trẻ là từ 3 ngày đến 1 tuần. Sau đó, các mụn nước bắt đầu xuất hiện ở tay chân, miệng. Sau 1-2 ngày, mụn nước bắt đầu lở loét và xuất hiện các vết mẩn đỏ. Thời gian khỏi bệnh sẽ phụ thuộc vào khả năng miễn dịch ở trẻ.

Cách điều trị bệnh chân tay miệng của trẻ em hiện nay như sau:

  • Khi trẻ có biểu hiện sốt cho trẻ dùng các loại thuốc hạ sốt như: hạ sốt acetaminophen hoặc dùng khăn lạnh đắp lên trán.

    Benh-tay-chân-mieng-o-tre-em-nguyen-nhan-cap–do-benh–va-phuong-phap–dieu-tri-benh-5.jpg
    Khi trẻ bị chân tay miệng có biểu hiện sốt dùng khăn lạnh đắp lên trán để hạ sốt
  • Truyền các dung dịch điện giải hoặc bù nước cho trẻ qua đường tĩnh mạch để cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch chống lại virus gây bệnh.
  • Cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm như: sữa, nước cam để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Khi trẻ bị loét miệng có thể dùng dung dịch glycerin borat để bôi cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  • Khi trẻ xuất hiện triệu chứng co giật dùng các loại thuốc chống co giật theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhi.
  • Tăng cường chất dinh dưỡng bằng cách cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm dễ nuốt, uống nhiều nước. Tránh các thực phẩm cay, mặn, đồ uống có ga…
  • Sử dụng thuốc sát khuẩn nhằm điều trị các vết thương, mụn ngoài da tránh lây lan, nhiễm trùng. Không cạy các vết mụn do bệnh gây nên.
  • Giảm cơn sốt cho trẻ bằng cách dùng thuốc hạ sốt Paracetamol, lau người bằng nước ấm hoặc nước muối loãng.

Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau khi chăm sóc trẻ:

  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi: Đảm bảo vệ sinh an toàn phẩm là điều ưu tiên quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng. Bố mẹ cho trẻ ăn những đồ ăn được chế biến kỹ, uống nước lọc tinh khiết.
  • Vệ sinh đồ chơi của trẻ: Cha mẹ hãy rửa sạch đồ chơi của trẻ bằng xà phòng sát khuẩn để ngăn chặn virus lây bệnh khi trẻ cầm nắm vào chúng.
  • Vệ sinh thường xuyên răng miệng của trẻ: Với trẻ đã mọc răng sữa, bố mẹ cần lưu ý đến việc đánh răng cho trẻ 2 lần/1 ngày để đảm bảo răng miệng luôn chắc, khỏe, không cho virus lây bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng: Cha mẹ hãy rửa tay cho trẻ sau khi trẻ vận động, trước bữa ăn, sau khi đi vệ sinh để ngăn nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Cách phòng bệnh chân tay miệng được Bộ Y Tế khuyến cáo 

Bệnh chân tay miệng của trẻ em có nguy cơ bùng phát cao điểm vào tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng bệnh:

Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên: Việc rửa tay bằng xà phòng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh bám trên da tay. Trẻ em cần phải rửa tay dưới vòi nước thường xuyên bằng các loại xà phòng sát khuẩn trong các trường hợp như: trước bữa ăn, sau khi trở về từ các khu vui chơi giải trí đông người, trong khi tắm,… Việc rửa tay sẽ giúp hạn chế tối đa việc lây lan virus gây bệnh. Lưu ý, khi trẻ đi lớp hoặc đến nơi công cộng, cần mang theo xịt rửa tay khô để vệ sinh chân tay và các vật dụng trước khi tiếp xúc. 

Súc miệng phòng ngừa virus: Súc miệng kháng khuẩn giúp giảm 50% nguy cơ mắc Tay chân miệng. Virus Tay chân miệng ở trẻ em lây lan qua đường tiếp xúc và hô hấp. Do đó, cần có các biện pháp phòng tránh tay chân miệng cho trẻ nhỏ bằng súc miệng kháng khuẩn hàng ngày. 1 số hoạt chất kháng khuẩn thông dụng hiện nay gồm có Nano bạc và Chlorhexidine. Tuy nhiên, Chlorhexidine không được khuyến cáo cho trẻ nhỏ vì nguy cơ gây khô miệng, kích ứng niêm mạc và độc hại khi nuốt phải. Vì vậy, cần chọn các loại nước súc miệng chứa Nano Bạc tinh khiết như Plasma Bạc để giúp trẻ ngăn ngừa bệnh.

Benh-tay-chân-mieng-o-tre-em-nguyen-nhan-cap–do-benh–va-phuong-phap–dieu-tri-benh-6.jpg
Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên giúp phòng tránh bệnh chân tay miệng của trẻ em

Thực hiện việc ăn chín, uống sôi: Cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh chân tay miệng. Trẻ cần được ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã qua xử lý, không sử dụng chung với vật dụng của trẻ như: thìa, bát, cốc, ống hút, bình nước, bình sữa, khăn sữa, khăn tay,

Không cho trẻ lê la ở các khu vực vui chơi đông người, không đảm bảo vệ sinh. Cha mẹ thường xuyên lau dọn các bề mặt trong gia đình như: đồ chơi của trẻ, sàn nhà, cửa kính, gương, tủ, bàn học,… bằng các chất tẩy rửa để loại bỏ vi khuẩn.

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc người xuất hiện những triệu chứng bất thường giống như mắc bệnh.

Vệ sinh nơi ở: Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh tại nơi ở, nhà vệ sinh, đổ rác hằng ngày để không tạo không gian cho vi khuẩn sinh sôi.

Khi trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thì đưa ngay đến các cơ sở y tế để khám chữa và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm vì chưa có vắc xin phòng bệnh và có thể gây tử vong ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy bảo vệ con trẻ và phòng bệnh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bài viết Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Nguyên nhân, cấp độ bệnh và phương pháp điều trị bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-nguyen-nhan-cap-do-benh-va-phuong-phap-dieu-tri-benh-77142/feed/ 0
Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì? https://benh.vn/tre-bi-chan-tay-mieng-can-kieng-nhung-gi-77303/ https://benh.vn/tre-bi-chan-tay-mieng-can-kieng-nhung-gi-77303/#respond Sun, 21 Mar 2021 15:47:39 +0000 https://benh.vn/?p=77303 Bệnh chân tay miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm và thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 0 - 10 tuổi. Để phòng tránh và điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em thì chế độ kiêng kỵ đối với bệnh là việc làm vô cùng cần thiết. Vậy trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bài viết Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh chân tay miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Để phòng tránh và điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em thì chế độ kiêng kỵ đối với bệnh là việc làm vô cùng cần thiết. Vậy trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Sơ lược về bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm do sự xâm nhập của các virus đường ruột gây ra như: Virus Enterovirus (E71, E68), Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B. 

Bệnh có tính chất lây lan cao, chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tay chân miệng là do nhóm virus nonpolio enterovirus gây nhiễm khuẩn cho cơ thể. Đường lây nhiễm chính của bệnh là qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, đây là loại bệnh truyền nhiễm nên trẻ cũng có thể dễ dàng mắc bệnh qua các yếu tố nguy cơ như:

– Trẻ tiếp xúc với người bị bệnh, nước bọt và dịch đờm của người bệnh bắn vào khi giao tiếp.

 – Trẻ cầm nắm đồ chơi, các vật có dính nước bọt của người bệnh.

Tre-bi-chan-tay-mieng-can–kieng-nhung-gi-2
Nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng do trẻ

–  Mụn của người bệnh vỡ ra và dính vào trẻ.

Trẻ sống trong môi trường có người mắc bệnh và nhiễm khuẩn từ không khí do người bệnh hắt hơi.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường sẽ hồi phục hoàn toàn sau 3 – 5 ngày nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh cũng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như: Biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh và biến chứng về hô hấp.

Những dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Khi trẻ bị chân tay miệng thường có các dấu hiệu sau.

Trên da xuất hiện nổi ban

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh chân tay miệng và xuất hiện sau 1 – 2 ngày nhiễm bệnh. Lúc này các nốt ban hồng với đường kính khoảng vài mm ở trên da và lâu dần hình thành bọng nước.

Vị trí nổi nhiều ban đỏ với kích thước từ 2 – 5mm màu xám sẫm, hình bầu dục này là ngón tay, lòng bàn tay, bàn chân, mông… Tuy nhiên những dấu hiệu này sẽ kéo dài khoảng 10 ngày nhưng không gây đau hoặc ngứa.

Loét miệng 

Nguyên nhân gây ra loét miệng là do các nốt ban đỏ xuất hiện ở miệng. Khi đó vết loét ở trong miệng, trên lưỡi, vòm miệng làm cho trẻ ăn uống gặp khó khăn, có cảm giác đau. Các bậc phụ huynh rất dễ nhầm lẫn hiện tượng này với với tình trạng nhiệt miệng nên chủ quan và rất dễ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Sốt

Sốt chính là biểu hiện đầu tiên của bệnh chân tay miệng. Thông thường, trẻ sẽ bị sốt từ 2 – 3 ngày, có thể sốt nhẹ đến sốt vừa, có nhiều trường hợp sốt nặng. Sau khi sốt, trẻ sẽ có các nốt ban xuất hiện trong miệng, lòng bàn tay, bàn chân miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi cũng gặp ở mông. Nếu trẻ bị sốt cao mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt tránh biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Tre-bi-chan-tay-mieng-can–kieng-nhung-gi-3
Sốt là một trong những dấu hiểu của bệnh chân tay miệng ở trẻ

Mệt mỏi, đau họng

Khi virus xâm nhập vào cơ thể, trong 3 – 7 ngày trẻ thường có các biểu hiện mệt mỏi, đau họng. Đau họng ngay cả khi nuốt thức ăn, trẻ thường nằm li bì, không muốn hoạt động chân tay, người lờ đờ. 

Thường xuyên giật mình

Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị nhiễm độc thần kinh dẫn đến cơ thể trẻ mệt mỏi, ngủ li bì, dễ giật mình, ngủ không ngon giấc.

Ngoài các dấu hiệu nổi ban, sốt, loét miệng, giật mình thường xuyên, trẻ còn có những dấu hiệu sau:

  • Toàn thân vã mồ hôi.
  • Gặp vấn đề trong đường thở, thở bất thường, thở khò khè, lõm ngực…
  • Run người, run chi, đi loạng choạng, ngồi không vững.
  • Đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ
  • Bồn chồn.
  • Thích ăn những thức ăn mềm, đồ uống lạnh. 

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi trẻ bị lây nhiễm nguồn bệnh từ người khác các dấu hiệu bệnh không biểu hiện rõ rệt  ngay mà phải mất 3 – 6 ngày các dấu hiệu này mới có biểu hiện rõ rệt và thường được gọi là giai đoạn ủ bệnh.  

Một số trường hợp trẻ bị mắc chân tay miệng nhưng không có dấu hiệu của bệnh hoặc các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác dẫn đến tình trạng chủ quan. Do vậy, khi thấy trẻ có bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào, hãy theo dõi và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. 

Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì?

Khi phát hiện trẻ bị bệnh chân tay miệng, bên cạnh các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol, hoặc hạ sốt bằng cách chườm ấm, mắc quần áo thông thoáng cho trẻ, sát khuẩn niêm mạc miệng, bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ bằng các loại thức ăn mềm lỏng như cháo, súp, sinh tố, vệ sinh sạch sẽ thân thể sau khi tắm, vệ sinh, các bậc phụ huynh cần chú ý kiêng kỵ khi trẻ bị tay chân miệng như sau.

Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những đồ dùng sinh hoạt chung

Bệnh chân tay miệng do virus là bệnh truyền nhiễm do sự xâm nhập của các virus đường ruột gây ra như: Virus Enterovirus (E71, E68), Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B.  

Mặc dù bệnh thường gặp ở trẻ từ 0-10 tuổi, nhưng nếu không được cách ly an toàn với trẻ, người lớn vẫn hoàn toàn có thể bị lây nhiễm bệnh chân tay miệng từ trẻ. Do vậy, khi trẻ bị bệnh chân tay miệng, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ dùng chung đồ với gia đình như: thau, chậu, bát, đĩa….

Các đồ dùng của trẻ như bát, đĩa, thìa, cốc, khăn mặt… cần phải được dùng riêng, để tách biệt với các dụng cụ trong gia đình. Trước khi sử dụng cần tráng qua nước sôi ở nhiệt độ cao hoặc cho vào xoong đun sôi để tiệt trùng các loại vi khuẩn gây bệnh.

Tre-bi-chan-tay-mieng-can–kieng-nhung-gi-4
Khi trẻ bị chân tay miệng các đồ dùng sinh hoạt như cốc, chén, bát cần phải được để riêng

 Đối với những loại đồ chơi, trẻ thường đụng chạm, mút, ngậm hay núm vú cao su đối với những trẻ chưa cai sữa cần phải được để riêng hoặc vệ sinh sạch sẽ không cho các bé khác trong gia đình dùng chung.

Ngoài ra, khi trẻ bị chân tay miệng, các bậc phụ huynh cần hạn chế ôm, hôn bởi các bọng nước, nước bọt, dịch tiết ra của bé sẽ là nguồn lây bệnh. 

Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những thực phẩm cay, cứng, và nóng

Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng ở giai đoạn toàn phát thường có các triệu chứng loét miệng. Các vết loét trong khoang miệng khiến cho trẻ đau rát, lở miệng khó nuốt dẫn đến tình trạng chán ăn, biếng ăn và tăng tiết nước bọt, quấy khóc cả ngày, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc…

Trẻ càng phản ứng nếu như các bậc phụ huynh cho trẻ ăn các loại thức ăn cay, cứng và nóng. Bởi các loại thức ăn này khiến cho bé khó nhai, dễ dàng chà xát vào những vết loét trong khoang miệng, khiến các vết loét rộng ra, khiến trẻ thêm đau và khó chịu.

 Do vậy, các bậc phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại thức phẩm cay, nóng, và cứng, thay vào đó cho trẻ ăn các loại thức ăn ở dạng lỏng như cháo, súp, sinh tố.. vừa giúp bé dễ dàng tiêu hóa vừa tránh được chà xát lên vết loét. 

Ngoài ra, không nên cho trẻ sử dụng các loại thức ăn có tính axit cao như chanh, cam… bởi các loại thức ăn này làm ảnh hưởng đến các vết loét, khiến cho các vết thương trong miệng lâu khỏi. 

Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những việc chọc mụn

Khi trẻ bị chân tay miệng sau 1-2 ngày, sẽ xuất hiện các nốt phỏng nước ở bàn chân, mông, mặt, lòng bàn tay…  do vậy, các bậc phụ huynh tuyệt đối không để cho trẻ dùng tay gãi hoặc chọc mụn nước, bởi việc gãi, chọc mụn nước không chỉ để lại sẹo thâm trên da bé còn khiến các vết thương rộng dễ nhiễm trùng.

 Khi bị nhiễm trùng các vết thương càng khiến cho bệnh trở nên nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như sốt cao, viêm màng não, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Đồng thời, việc gãi làm cho vết loét lan rộng các các chỗ xung quanh khiến bé đau đớn quấy khóc, mệt mỏi. 

Tre-bi-chan-tay-mieng-can–kieng-nhung-gi-5
Không cho bé gãi lên các vết phỏng nước khi bị chân tay miệng

Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những loại xà phòng có tính tẩy mạnh

Khi trẻ bị chân tay miệng, da của trẻ thường bị tổn thương nguyên nhân do các vết nốt phỏng nước gây ra. Do vậy các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên sử dụng các loại xà phòng có tính tẩy mạnh , thay vào đó nên sử dụng các loại xà phòng tắm, sữa tắm có nguồn gốc thiên nhiên bằng các loại lá cây, thảo dược không chứa chất kích ứng da. 

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Bệnh cạnh những việc kiêng khi trẻ bị chân tay miệng, các bậc phụ huynh còn lưu ý một số vấn đề sau.

Không nên ép bé ăn nhiều cùng một lúc

Trẻ thường chán ăn, lười ăn khi bị bệnh chân tay miệng, nguyên nhân do các vết loét trên miệng làm cho trẻ không muốn ăn kèm theo đó là triệu chứng mệt mỏi, sốt.  

Mặc dù cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ, tuy nhiên các bậc phụ không nên cố ép cho bé ăn thật nhiều hoặc cùng một lúc điều này khiến bé chán ăn và mệt mỏi. Thay vào đó, hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa bằng các loại thức ăn loãng và nguội. 

Mỗi bữa cách nhau 2 – 3 tiếng, xen kẽ các bữa cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi sinh tố vừa thay đổi khẩu vị vừa kích thích cho trẻ ăn ngon miệng tăng sức đề kháng. 

Không nên kiêng tắm cho trẻ

Khi trẻ bị chân tay miệng, nhiều bậc phụ huynh sợ tắm sẽ làm cho trẻ lạnh, khiến trẻ sốt cao hoặc làm vỡ các vết phỏng rộp. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm bởi trong suốt thời gian trẻ bị bệnh nếu không tắm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như nhiễm trùng, ghẻ lở. Vì vậy, các bậc phụ huynh không cần kiêng tắm cho trẻ.

Hàng ngày, nên tắm cho trẻ trong phòng kín gió, dùng tay xoa nhẹ nhàng lên da trẻ để loại bỏ các chất bẩn, tránh chà xát mạnh lên những vết phỏng rộp. Sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên từ các loại lá cây, không sử dụng các loại sữa tắm chứa hóa chất. 

Đối với các vết loét trong miệng, hàng ngày cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để vừa sát khuẩn vừa bảo vệ sức khỏe răng miệng. 

Không nên kiêng ăn uống quá mức

Trẻ bị chân tay miệng thường mệt mỏi, sụt cân, do vậy cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất để tăng sức đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, rất nhiều bậc phụ huynh không cho trẻ ăn các loại thực phẩm như rau muống, thịt gà, gạo nếp, lòng trắng trứng, hay thịt bò…sợ trẻ bị sẹo và lâu khỏi bệnh. 

Đây là quan niệm sai lầm bởi việc kiêng quá nhiều thực phẩm sẽ khiến trẻ suy giảm chất dinh dưỡng, không có sức đề kháng, không đủ sức khỏe để chống lại các virus gây bệnh. 

Tre-bi-chan-tay-mieng-can–kieng-nhung-gi-6
Cần bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ khi bị chân tay miệng để tăng sức đề kháng chống virus gây bệnh

Các bậc phụ huynh cần cho trẻ ăn đủ chất, bổ sung nhiều các loại thức ăn như rau, củ, quả, thịt, cá bằng việc xay nhuyễn, chế biến ở dạng cháo, súp, sinh tố…để tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch cho trẻ. Đối với những trẻ chưa cai sữa vẫn bú bằng sữa mẹ, nên cho trẻ bú thường xuyên để bổ sung đủ nước và chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. 

Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định bác sĩ 

Bệnh chân tay miệng là do virus gây nên, thuốc kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị bệnh này trừ khi các vết loét bị nhiễm trùng. Khi thấy bé đau tuyệt đối không cho bé dùng thuốc giảm đau có chứa aspirin bởi nó có thể gây hội chứng Reye hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ không nên bôi các loại thuốc mỡ lên vết loét. Vết loét là vết thương hở, thuốc mỡ khiến chúng không thể khô đi và đóng vảy, nghiêm trọng hơn còn có thể gây nhiễm trùng ngoài da thậm chí là nhiễm trùng máu.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng thường đau, hay quấy khóc không chịu ngủ. Các bậc phụ huynh cần dỗ dành để bé ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi để  nhanh chóng lành bệnh. Đồng thời cần theo dõi giấc ngủ để xem trẻ có giật mình, khó chịu hay có dấu hiệu biến chứng gì không. Đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường sống của trẻ. Khi có những triệu chứng nặng cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị ngay lập tức và kịp thời. 

Trên đây là một số gợi ý trả lời cho câu hỏi trẻ bị tay chân miệng cần kiêng những gì để hạn chế các biến chứng nguy hiểm và rút ngắn thời gian điều trị, trẻ mau hồi phục.

Bài viết Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-bi-chan-tay-mieng-can-kieng-nhung-gi-77303/feed/ 0
Bệnh tay chân miệng – nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa theo khuyến cáo của Bộ y tế https://benh.vn/benh-tay-chan-mieng-5263/ https://benh.vn/benh-tay-chan-mieng-5263/#respond Mon, 08 Mar 2021 17:20:30 +0000 http://benh2.vn/benh-tay-chan-mieng-5263/ Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý nguy hiểm do virus gây ra. Bệnh có thể dễ dàng lây nhiễm từ người sang người theo đường hô hấp, qua con đường nhiễm vào tay và cho lên dịch mũi, mắt, miệng. Bệnh tay chân miệng thường tấn công trẻ em, nhất là lứa tuổi […]

Bài viết Bệnh tay chân miệng – nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa theo khuyến cáo của Bộ y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý nguy hiểm do virus gây ra. Bệnh có thể dễ dàng lây nhiễm từ người sang người theo đường hô hấp, qua con đường nhiễm vào tay và cho lên dịch mũi, mắt, miệng. Bệnh tay chân miệng thường tấn công trẻ em, nhất là lứa tuổi dưới 6 còn đi nhà trẻ. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh nên việc phòng bệnh là cực kỳ quan trọng, nhất là khi đã vào mùa dịch bệnh, dịch chồng dịch như hiện nay.

benh-tay-chan-mieng-123
Bệnh tay chân miệng với hình ảnh điển hình các dấu hiện trên bàn tay, bàn chân và quanh miệng

Bệnh tay chân miệng và những kiến thức cơ bản

Bệnh tay chân miệng rất hay gặp ở trẻ em, mặc dù bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được chăm sóc tốt thì có thể để lại những biến chứng ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của em bé.

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.

Bệnh tay chân miệng thường dễ mắc ở lứa tuổi nào và lây như thế nào

Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.

benh-tay-chan-mieng-tre-em-benh-vn

Triệu chứng và các thể bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có triệu chứng chủ yếu trên tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng của bệnh nhân. Các nốt đỏ có nước là một biểu hiện đặc trưng.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh tay chân miệng

Giai đoạn ủ bệnh: 3 – 7 ngày.

Giai đoạn khởi phát: Từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

  • Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
  • Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
  • Sốt nhẹ.
  • Nôn.
  • Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
  • Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Các thể bệnh tay chân miệng

Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24-48 giờ.

Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.

Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.

Các xét nghiệm chẩn đoán và theo dõi bệnh tay chân miệng

Khi nghi ngờ trẻ mắc Tay chân miệng, các bác sỹ có thể tiến hành thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán xác định bệnh Tay chân miệng, phân biệt với các bệnh khác như sởi.

Các xét nghiệm cơ bản bệnh tay chân miệng

  • Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường. Bạch cầu tăng trên 16.000/mm3 thường liên quan đến biến chứng
  • Protein C phản ứng (CRP) (nếu có điều kiện) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L).
  • Đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi đối với các trường hợp có biến chứng từ độ 2b.

Các xét nghiệm theo dõi phát hiện biến chứng bệnh tay chân miệng

  • Khí máu khi có suy hô hấp
  • Troponin I, siêu âm tim khi nhịp tim nhanh ≥ 150 lần/phút, nghi ngờ viêm cơ tim hoặc sốc.
  • Dịch não tủy: Chỉ định chọc dò tủy sống khi có biến chứng thần kinh hoặc không loại trừ viêm màng não mủ.
  • Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng, số lượng tế bào trong giới hạn bình thường hoặc tăng, có thể là bạch cầu đơn nhân hay bạch cầu đa nhân ưu thế.
  • Xét nghiệm phát hiện vi rút (nếu có điều kiện) từ độ 2b trở lên hoặc cần chẩn đoán phân biệt: Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân.

Chụp cộng hưởng từ não: Chỉ thực hiện khi có điều kiện và khi cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý ngoại thần kinh.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tay chân miệng

Chẩn đoán bệnh Tay chân miệng cần dựa trên cả biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tay chân miệng như sau.

Chẩn đoán ca lâm sàng bệnh tay chân miệng

  • Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học.
  • Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian.
  • Lâm sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, kèm sốt hoặc không.

Chẩn đoán xác định bệnh tay chân miệng

Xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có vi rút gây bệnh.

Chẩn đoán phân biệt bệnh tay chân miệng

Các bệnh có biểu hiện loét miệng: Viêm loét miệng (áp-tơ): Vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát.

Các bệnh có phát ban da:

  • Sốt phát ban: hồng ban xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.
  • Dị ứng: hồng ban đa dạng, không có phỏng nước.
  • Viêm da mủ: Đỏ, đau, có mủ.
  • Thuỷ đậu: Phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.
  • Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm.
  • Sốt xuất huyết Dengue: Chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.
  • Viêm não màng não: Viêm màng não do vi khuẩn; Viêm não-màng não do vi rút khác.
  • Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng nếu được phát hiện sớm, chăm sóc tốt thì có thể hồi phục hoàn toàn không gây biến chứng gì. Tuy nhiên, nếu gia đình không điều trị tốt cho bé thì có thể gây biến chứng trên thần kinh, tim mạch, hô hấp cho trẻ.

Biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng

  • Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.
  • Rung giật cơ (myoclonic jerk, giật mình chới với): Từng cơn ngắn 1-2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.
  • Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược.
  • Rung giật nhãn cầu.
  • Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp).
  • Liệt dây thần kinh sọ não.
  • Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.
  • Tăng trương lực cơ (biểu hiện duỗi cứng mất não, gồng cứng mất vỏ)

Biến chứng tim mạch, hô hấp của bệnh tay chân miệng

  • Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.
  • Mạch nhanh > 150 lần/phút.
  • Thời gian đổ đầy mao mạch chậm trên 2 giây.
  • Da nổi vân tím, vã mồ hôi, chi lạnh. Các biểu hiện rối loạn vận mạch có thể chỉ khu trú ở 1 vùng cơ thể (1 tay, 1 chân,…)
  • Giai đoạn đầu có huyết áp tăng (huyết áp tâm thu: trẻ dưới 1 tuổi  ≥ 110 mmHg, trẻ từ 1 – 2 tuổi ≥ 115 mmHg, trẻ trên 2 tuổi ≥ 120 mmHg), giai đoạn sau mạch, huyết áp không đo được.
  • Khó thở: Thở nhanh, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản, thở nông, thở bụng, thở không đều.
  • Phù phổi cấp: Sùi bọt hồng, khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có máu hay bọt hồng.

Phân độ lâm sàng bệnh tay chân miệng

Việc phân độ bệnh tay chân miệng giúp cho các sỹ điều trị hợp lý hơn cho trẻ bị tay chân miệng. Bệnh này có 4 độ khác nhau.

Độ 1 bệnh tay chân miệng

Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da. Đây là mức độ bệnh nhẹ nhất và thường phục hồi rất nhanh nếu bắt đầu điều trị từ độ này.

Độ 2 bệnh tay chân miệng

Độ 2a:

  • Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám
  • Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39 độ C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

Độ 2b:

Có dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 :

Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện sau:

  • Giật mình ghi nhận lúc khám.
  • Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần / 30 phút.
  • Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau:
  • Ngủ gà
  • Mạch nhanh > 150 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt)
  • Sốt cao ≥ 39oC không đáp ứng với thuốc hạ sốt

Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau:

  • Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
  • Rung giật nhãn cầu, lác mắt.
  • Yếu chi hoặc liệt chi.
  • Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói…

Độ 3 của bệnh Tay chân miệng

  • Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
  • Một số trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng).
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
  • Huyết áp tăng.
  • Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
  • Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
  • Tăng trương lực cơ.

Độ 4 của bệnh tay chân miệng

  • Sốc.
  • Phù phổi cấp.
  • Tím tái, SpO2 < 92%.
  • Ngưng thở, thở nấc.

Điều trị bệnh tay chân miệng

Điều trị bệnh tay chân miệng cần tuân thủ nguyên tắc chung khi điều trị vừa giảm triệu chứng, vừa tăng cường thể trạng, miễn dịch cho trẻ, giúp cơ thể mau chóng phục hồi và chống lây nhiễm.

Nguyên tắc điều trị bệnh tay chân miệng

  • Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm).
  • Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.
  • Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.

Điều trị bệnh tay chân miệng theo các độ bệnh

Điều trị bệnh tay chân miệng độ 1

  • Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.
  • Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
  • Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ.
  • Vệ sinh răng miệng.
  • Nghỉ ngơi, tránh kích thích.
  • Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.

Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu từ độ 2a trở lên như:

  • Sốt cao ≥ 39 0C.
  • Thở nhanh, khó thở.
  • Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
  • Đi loạng choạng.
  • Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
  • Co giật, hôn mê.

Điều trị bệnh tay chân miệng độ 2

Điều trị nội trú tại bệnh viện

Độ 2a:

  • Điều trị như độ 1. Trường hợp trẻ sốt cao không đáp ứng tốt với paracetamol có thể phối hợp với ibuprofen 10-15 mg/kg/lần lập lại mỗi 6-8 giờ nếu cần (dùng xen kẽ với các lần sử dụng paracetamol).
  • Thuốc: Phenobarbital 5 – 7 mg/kg/ngày, uống.
  • Theo dõi sát để phát hiện dấu hiệu chuyển độ.

Độ 2b:

  • Nằm đầu cao 30°.
  • Thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút.
  • Hạ sốt tích cực nếu trẻ có sốt.

Thuốc điều trị bệnh tay chân miệng độ 2

  • Phenobarbital 10 – 20 mg/kg truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 8-12 giờ khi cần.
  • Immunoglobulin:

Nhóm 2: 1g/kg/ngày truền tĩnh mạch chậm trong 6-8 giờ. Sau 24 giờ nếu còn dấu hiệu độ 2b: Dùng liều thứ 2

Nhóm 1: Không chỉ định Immunoglobulin thường qui. Nếu triệu chứng không giảm sau 6 giờ điều trị bằng Phenobarbital thì cần chỉ định Immunoglobulin. Sau 24 giờ đánh giá lại để quyết định liều thứ 2 như nhóm 2.

  • Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác, ran phổi, mạch mỗi 1- 3 giờ trong 6 giờ đầu, sau đó theo chu kỳ 4-5 giờ.
  • Đo độ bão hòa oxy SpO2 và theo dõi mạch liên tục (nếu có máy).

Điều trị bệnh tay chân miệng độ 3

  • Điều trị nội trú tại đơn vị hồi sức tích cực
  • Thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút. Đặt nội khí quản giúp thở sớm khi thất bại với thở oxy.
  • Chống phù não: nằm đầu cao 30, hạn chế dịch (tổng dịch bằng 1/2-3/4 nhu cầu bình thường), thở máy tăng thông khí giữ PaCO2 từ 25-35 mmHg và duy trì PaO2 từ 90-100 mmHg.
  • Phenobarbital 10 – 20 mg/kg truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 8-12 giờ khi cần.
  • Immunoglobulin (Gammaglobulin): 1g/kg/ngày truyền tĩnh mạch chậm trong 6-8 giờ, dùng trong 2 ngày liên tục
  • Dobutamin được chỉ định khi suy tim mạch > 170 lần/phút, liều khởi đầu 5µg/kg/phút truyền tĩnh mạch, tăng dần 1-2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có cải thiện lâm sàng; liều tối đa 20µg/kg/phút.
  • Milrinone truyền tĩnh mạch 0,4 µg/kg/phút chỉ dùng khi HA cao, trong 24-72 giờ.
  • Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, toan kiềm, điều trị hạ đường huyết.
  • Hạ sốt tích cực.
  • Điều trị co giật nếu có: Midazolam 0,15 mg/kg/lần hoặc Diazepam 0,2-0,3 mg/kg truyền tĩnh mạch chậm, lập lại sau 10 phút nếu còn co giật (tối đa 3 lần).
  • Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2, mỗi 1- 2 giờ. Nếu có điều kiện nên theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn.

Điều trị bệnh tay chân miệng độ 4

  • Điều trị nội trú tại các đơn vị hồi sức tích cực
  • Đặt Nội khí quản thở máy: Tăng thông khí giữ PaCO2 từ 30-35 mmHg và duy trì PaO2 từ 90-100 mmHg.
  • Chống sốc: Sốc do viêm cơ tim hoặc tổn thương trung tâm vận mạch ở thân não.
  • Nếu không có dấu hiệu lâm sàng của phù phổi hoặc suy tim: Truyền dịch Natri clorua 0,9% hoặc Ringer lactat: 5 ml/kg/15 phút, điều chỉnh tốc độ theo hướng dẫn CVP và đáp ứng  lâm sàng. Trường hợp không có CVP cần theo dõi sát dấu hiệu quá tải, phù phổi cấp.
  • Đo và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương.
  • Dobutamin liều khởi đầu 5µg/kg/phút, tăng dần 2- 3µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có hiệu quả, liều tối đa 20 µg/kg/phút.

Phù phổi cấp:

  • Ngừng ngay dịch truyền nếu đang truyền dịch.
  • Dùng Dobutamin liều 5-20 µg/kg/phút.
  • Furosemide 1-2 mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch chỉ định khi quá tải dịch.
  • Điều chỉnh rối loạn kiềm toan, điện giải, hạ đường huyết và chống phù não:
  • Lọc máu liên tục hay ECMO (nếu có điều kiện).
  • Immunoglobulin: Chỉ định khi HA trung bình ≥ 50mmHg
  • Kháng sinh: Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc chưa loại trừ các bệnh nhiễm khuẩn nặng khác
  • Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2, nước tiểu mỗi 30 phút trong 6 giờ đầu, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng; Áp lực tĩnh mạch trung tâm mỗi giờ, nếu có điều kiện nên theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn.

Phòng bệnh tay chân miệng

Khi đã biết nguyên nhân gây bệnh và các con đường lây nhiễm bệnh thì các bậc phụ huynh cần lưu ý phòng bệnh hợp lý cho trẻ, nhất là trong mùa dịch.

Nguyên tắc phòng bệnh tay chân miệng

  • Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.
  • Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Phòng bệnh tay chân miệng tại các cơ sở y tế

  • Cách ly theo nhóm bệnh.
  • Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.
  • Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử khuẩn các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh.
  • Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

Phòng bệnh tay chân miệng ở cộng đồng

  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
  • Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
  • Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
  • Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Ban hành kèm theo Quyết định số 2554  /QĐ-BYT ngày  19  tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Bài viết Bệnh tay chân miệng – nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa theo khuyến cáo của Bộ y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tay-chan-mieng-5263/feed/ 0
Trẻ bị chân tay miệng và cách điều trị như thế nào? https://benh.vn/tre-bi-chan-tay-mieng-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao-77092/ https://benh.vn/tre-bi-chan-tay-mieng-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao-77092/#respond Mon, 08 Jun 2020 09:33:36 +0000 https://benh.vn/?p=77092 Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây cho người khác, dễ bùng phát thành dịch. Vậy nguyên nhân trẻ bị chân tay miệng là gì, triệu chứng và cách điều trị như thế nào mời các bạn tham khảo bài viết sau.

Bài viết Trẻ bị chân tay miệng và cách điều trị như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây cho người khác, dễ bùng phát thành dịch. Vậy nguyên nhân trẻ bị chân tay miệng là gì, triệu chứng và cách điều trị như thế nào mời các bạn tham khảo bài viết sau.

Nguyên nhân trẻ bị chân tay miệng

Nguyên nhân khiến trẻ bị tay chân miệng là do virus gây ra. Các con đường lây nhiễm bệnh rất đa dạng do đó phụ huynh cần phải nắm chắc để phòng tránh hiệu quả.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là bệnh gì? 

Bệnh chân tay miệng (tay chân miệng) là bệnh truyền nhiễm, chủ yếu lây qua đường tiêu hóa. Bệnh thường tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi. Biểu hiện của trẻ bị bệnh chân tay miệng là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và miệng. Bệnh chân tay miệng tuy không gây nguy hiểm và có thể tự biến mất sau quá trình chăm sóc nhưng phải cẩn thận trong quá trình trẻ mắc bệnh vì nếu điều trị không đúng cách bệnh có thể biến chứng thành các bệnh nguy hiểm nghiêm trọng khác như: viêm màng não, bại liệt,… thậm chí dẫn đến tử vong.

tre-bi-chan-tay-mieng-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao
Bệnh chân tay miệng thường tập trung ở những nhóm từ 3 – 5 tuổi

Nguyên nhân trẻ bị chân tay miệng và các con đường lây nhiễm bệnh

Nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ bị chân tay miệng là do virus Coxsackievirus A16 hoặc Enterovirus 71. Hai loại virus này lây truyền qua các con đường sau.

  • Lây lan nhanh qua các chất tiết từ mũi, miệng, tay, chân, phân hoặc nước bọt,…
  • Tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị bệnh.
  • Do cầm nắm đồ chơi, chạm vào dịch tiết của trẻ bị bệnh vương vãi trên sàn nhà, ghế, bàn,…
  • Có thể lây nhiễm qua người chăm sóc.
  • Trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu vì thế virus dễ xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột, vào hệ thống hạch bạch huyết từ đó phát triển rất nhanh, dẫn đến các tổn thương ở da và niêm mạc.

Triệu chứng trẻ bị chân tay miệng

Thông thường những trẻ bị chân tay miệng thường có những triệu chứng sau: 

  • Ở giai đoạn đầu của bệnh, trẻ em thường có biểu hiện đặc trưng là bị cúm, trẻ cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ từ 38 – 39 độ C. Các triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi trẻ bị mắc bệnh khoảng từ 1-2 ngày.
  • Trên da trẻ bị nổi bong bóng nước, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay, bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn.
ban-tay-tre-bi-tay-chan-mieng-1
Trẻ bị tay chân miệng thường có những triệu chứng nổi mụn bong bóng ở tay, chân
  • Ban đầu có thể các bong bóng nước chỉ phát triển như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó mới hình thành bong bóng nước chứa đầy dịch và khi vỡ ra sẽ khiến trẻ đau đớn. Các bóng nước sẽ biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần mắc bệnh.
  • Nếu trẻ mắc bệnh chỉ nổi bóng nước trong miệng, cổ họng sẽ rất khó phát hiện. Trong trường hợp trẻ có thêm các biểu hiện sốt, không ăn, uống được bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
  • Ngoài ra, trẻ còn có các triệu chứng khác như: đau nhức cơ khớp, đau đầu, cứng cổ, ngủ không ngon, hay giật mình, bị chảy nước miếng, thích ăn thức ăn dạng lỏng và uống đồ lạnh.

Các biến chứng khi trẻ bị chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng nếu được phát hiện sớm việc điều trị không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nặng nề.

Bệnh chân tay miệng gây mất nước

Những nốt loét trong họng và miệng có thể gây khó uống và khó nuốt, dẫn đến mất nước. Da bị khô, nhăn nheo, không thể đi tiểu, mệt mỏi, sụt cân. Thóp trũng (ở trẻ nhỏ). 

Các triệu chứng của nhiễm trùng da gồm: Đau, đỏ, sưng và cảm giác nóng ở chỗ nhiễm trùng. Da rỉ nước hoặc có mủ.

Bệnh chân tay miệng gây viêm màng não 

Trong một số trường hợp, bệnh chân tay miệng gây biến chứng của bệnh viêm màng não. Viêm màng não ở trẻ là tình trạng viêm màng bao quanh não và tủy sống (được gọi là màng não). 

Viêm màng não ở trẻ em là bệnh khá nguy hiểm với trẻ, có thể dẫn tới tử vong. Nếu không được phát hiện sớm, và điều trị kịp thời, trẻ có thể bị các di chứng về tinh thần, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ như liệt mặt, liệt chân, tay, liệt người, kém phát triển trí tuệ,…

Bệnh chân tay miệng gây viêm não

Biến chứng nặng nhất nhưng hiếm gặp nhất của bệnh chân tay miệng là viêm não, có thể gây tổn thương não và đe dọa tính mạng.

Phân loại trẻ bị tay chân miệng theo mức độ nặng của bệnh

Bệnh chân tay miệng ở trẻ được phân thành 4 cấp độ. Mỗi cấp độ bệnh chân tay miệng sẽ có những biểu hiện khác nhau.

tre-bi-tay-chan-meing-cap-do-1-1
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 ở trẻ em thường gây loét miệng tổn thương da

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 ở trẻ em

Ở giai đoạn cấp độ 1 bệnh thường gây loét miệng hoặc tổn thương da.

Bệnh chân tay miệng cấp độ 2 ở trẻ em

Ở giai đoạn cấp độ 2 bệnh chân tay miệng bắt đầu có biến chứng về tim mạch nhẹ thần kinh, trong đó phân thành 2 phân độ nhỏ:

Cấp độ 2a: Trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như: giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám bệnh, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn mửa, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc một cách vô cớ.

Cấp độ 2b: Được phân ra thành 2 nhóm:

Nhóm 1: Trẻ giật mình ghi nhận lúc khám hoặc bệnh sử có giật mình trên 2 lần/30 phút hoặc bệnh sử có giật mình (ít < 2 lần/30 phút) kèm theo dấu hiệu sau:

  • Ngủ gà gật.
  • Nhịp tim nhanh trên 150 lần/phút.
  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Nhóm 2: Các triệu chứng trẻ thường gặp như: 

  • Người run cầm cập,  tư thế ngồi không vững vàng, đi loạng choạng.
  • Mắt bị lác. 
  • Liệt dây thần kinh sọ, nuốt sắc khi ăn uống, giọng nói thay đổi…

Bệnh tay chân miệng cấp độ 3 ở trẻ em

Ở giai đoạn cấp độ này nếu không được chữa trị kịp thời bệnh gây ra các biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng.

  • Mạch nhanh trên 170 lần/phút.
  • Toàn thân lạnh, ra mồ hôi nhiều.
  • Huyết áp tăng cao.
  • Nhịp thở nhanh, thở khò khè.
  • Rối loạn tri giác. 

Bệnh tay chân miệng cấp độ 4 ở trẻ em

  • Trẻ có biểu hiện sốc (mạch = 0, huyết áp = 0…)
  • Phù phổi cấp, tím tái, SpO2 trên 92%.
  • Trẻ thở nấc hoặc ngừng thở.

Phương pháp điều trị cho trẻ bị chân tay miệng

Hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, vẫn có thể làm giảm các triệu chứng, nâng cao miễn dịch cơ thể và chờ đến khi bệnh tự khỏi bằng những phương pháp sau:

  • Dùng các loại thuốc như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể hạ sốt và giúp giảm đau.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm (cho ½ muỗng muối vào 1 cốc nước ấm), hoặc các loại nước súc miệng sát trùng khác như nước súc miệng nano bạc.
  • Uống thuốc kháng acid, và sử dụng gel bôi gây tê có thể làm giảm đau từ các vết loét miệng.
  • Uống nhiều chất lỏng. Chất lỏng rất cần thiết khi con bạn bị sốt. Các chất lỏng tốt nhất là các sản phẩm sữa. Không uống nước trái cây hoặc nước ngọt có gas bởi vì hàm lượng axit của chúng có thể gây ra đau rát ở vết loét.

Trẻ bị tay chân miệng phải làm gì để mau hết bệnh ?

Vì không có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng nên người bệnh cần lưu ý chăm sóc sức khỏe tốt, nâng cao miễn dịch, giữ vệ sinh, chống lây nhiễm. Các biện pháp sau đây sẽ giúp trẻ bị chân tay miệng mau hồi phục mà không bị tái phát bệnh.

Cách ly trẻ bị chân tay miệng

Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng của bệnh chân tay miệng, các bậc cha mẹ không nên chủ quan hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế được để khám, xác định đúng bệnh. Trường hợp khám được chẩn đoán mắc bệnh chân tay miệng cần cách ly trẻ tại nhà, không đưa trẻ đến các cơ sở trường học. Bởi đây là bệnh dễ lây chéo qua dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ, phân của trẻ mắc bệnh khi không được vệ sinh đúng cách.

Trong quá trình chăm sóc trẻ, các bậc phụ huynh cần đeo khẩu trang cho bản thân và trẻ. Để hạn chế lây lan ra cộng đồng, sau khi tiếp xúc cần rửa tay sạch với xà phòng. 

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ bị chân tay miệng

che-do-dinh-duong-cho-tre-bi-tay-chan-mieng-1
Khi trẻ bị chân tay miệng cần bổ sung chất dinh dưỡng ở dạng cháo, súp giúp trẻ dễ ăn, kích thích ngon miệng

Khi trẻ bị chân tay miệng thường dẫn tới hiện tượng biếng ăn, kích thức với các loại thực phẩm, để đảm bảo cho trẻ có sức đề kháng mau khỏi bệnh, các bậc phụ huynh cần xây dựng một chế độ đầy đủ các chất dinh dưỡng như sau.

  • Khi trẻ bị chân tay miệng thường có vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn do vậy cần chế biến thức ăn cho trẻ ở dạng cháo, sinh tố, súp hầm kỹ, bột, sữa để tạo cho trẻ khi ăn dễ nuốt. Khi cho ăn nên để nguội hoặc ấm không sử dụng khi còn nóng. 
    Trẻ thường biếng ăn khi bị chân tay miệng cho nên cần chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra.
  • Nếu trẻ có tâm lý sợ ăn, chán ăn không gắng gượng ép.
  • Trẻ bị chân tay miệng thường có vết loét trong niêm mạc miệng do vậy khi cho ăn dùng các loại thìa nhỏ bằng nhựa mềm, không dùng các loại thìa thủy sắt có sắc cạnh để tránh và hạn chế đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi của bé gây cho bé đau đớn.
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin C có trong các loại hoa quả và trái cây như: cam, đu đủ, dâu tây, bông cải xanh, súp lơ… Trong quá trình sử dụng trái cây và rau xanh cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, trái cây và rau xanh không chứa chất hóa học, thuốc trừ sâu.
  • Đối với những trẻ chưa cai sữa vẫn bú bằng sữa mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường không nên dừng lại, cho trẻ bú thành nhiều lần trong ngày.
  • Thời gian cho trẻ ăn các bữa nên cách nhau trong vòng 3 – 4 giờ.
  • Đối với những trẻ lớn tuổi cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết.
  • Đối với những trẻ từ 5 tuổi trở lên sau khi ăn xong có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý loãng.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ rất quan trọng với trẻ bị chân tay miệng

Trong quá trình điều trị bệnh, cần chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

  • Sử dụng xà phòng sát khuẩn để tắm cho trẻ mỗi ngày, tắm trong phòng kín gió và không nên tắm quá lâu.
  • Rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng hoặc rửa tay khô loại có nano bạc là tốt nhất để giảm bớt sự lây lan của virus và chống bội nhiễm.
  • Các vật dụng ăn uống của trẻ phải được tiệt trùng bằng nước nóng trước khi cho trẻ ăn, không sử dụng chung các đồ dùng.
  • Đồ chơi, quần áo của trẻ cần được sát khuẩn bằng nước sôi hoặc các dung dịch sát khuẩn.

    ve-sinh-thuong-xuyen-cho-tre-bi-tay-chan-mieng-1
    Để hạn chế bệnh chân tay miệng ở trẻ em các bậc phụ huynh nên cho trẻ rửa tay thường xuyên để tránh vi khuẩn gây bệnh

Một số sai lầm cần tránh khi trẻ bị chân tay miệng

Rất nhiều phụ huynh lo lắng thái quá mà giữ ấm, tránh nước… dẫn tới bệnh nặng hơn hoặc vệ sinh không tốt. Một số phụ huynh lại chủ quan dẫn tới biến chứng của bệnh. Sau đây là những sai lầm thường gặp của phụ huynh khi trẻ bị tay chân miệng cần phải tránh.

Vệ sinh miệng cho trẻ bị chân tay miệng sai cách

Trẻ em bị chân tay miệng thường bị những vết loét bên trong miệng nên việc vệ sinh và chăm sóc là điều cần thiết. Tuy nhiên, chăm sóc không đúng cách có thể có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. 

Theo đó các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối để vệ sinh răng miệng cho trẻ, vì có thể làm tăng nguy cơ chạm vỡ các vết loét và làm tăng nguy phát sinh nấm. 

Thay vì sử dụng khăn sữa và tăm bông chỉ cần sử dụng nước muối sinh lý súc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. 

Ủ ấm trẻ bị chân tay miệng quá mức

Nhiều bậc cha mẹ thường có xu hướng ủ ấm cho trẻ quá mức với hi vọng trẻ toát mồ hôi sẽ hạ nhiệt. Tuy nhiên đây là việc làm sai lầm, không những không giúp trẻ hạ sốt, bớt bệnh còn làm tình trạng bệnh chân tay miệng ở trẻ diễn biến xấu hơn, thậm chí gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này, thay vì ủ ấm trẻ quá mức các bậc phu huynh cho bé mặc đồ rộng rãi, thoáng mát để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Lạm dụng truyền nước cho trẻ bị tay chân miệng

Ngoài ủ ấm trẻ quá mức nhiều bậc phụ huynh còn sai lầm trong việc lạm dụng truyền nước với mong muốn trẻ sẽ mau hồi phục.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, biện pháp truyền nước chỉ nên áp dụng khi trẻ có những biểu hiện mất nước nặng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao và phải theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp trẻ chỉ bị sốt nhẹ và được chỉ định điều trị tại nhà bạn chỉ nên tăng cường cho trẻ uống nhiều nước và các loại trái cây, nhất là các loại trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

Lạm dụng thuốc cho trẻ bị tay chân miệng

Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng các bậc phụ huynh cũng không nên vì quá nôn nóng trong việc điều trị lạm dụng sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Bởi điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, còn làm tăng nguy cơ trẻ bị kháng thuốc kháng sinh, từ đó gây khó khăn trong việc điều trị sau này. Kể cả việc dùng thuốc hạ sốt và vitamin cũng vậy, mọi loại thuốc sử dụng cho trẻ cần phải có sự hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ.

Kiêng khem quá mức cho trẻ

Một điều quan trọng nữa khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đó là tuyệt đối không kiêng tắm. Hãy tắm cho bé mỗi ngày bằng nước ấm để làm sạch cơ thể, giúp bé cảm thấy thoải mái.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh lây lan mạnh trong cộng đồng đặc biệt trong môi trường sống của trẻ như nhà trẻ, trường mầm non, trường học…. Do đó, khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh nên chủ động phòng chống bệnh cho con bằng cách cách ly trẻ tại nhà, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý. Khi phát hiện các triệu chứng nặng cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài viết Trẻ bị chân tay miệng và cách điều trị như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-bi-chan-tay-mieng-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao-77092/feed/ 0
Dịch bệnh tay chân miệng, 3 dấu hiệu cảnh báo quan trọng https://benh.vn/dich-benh-tay-chan-mieng-3-dau-hieu-canh-bao-quan-trong-44409/ https://benh.vn/dich-benh-tay-chan-mieng-3-dau-hieu-canh-bao-quan-trong-44409/#respond Mon, 04 May 2020 02:49:24 +0000 https://benh.vn/?p=44409 Quấy khóc khác thường, sốt cao không hạ và giật mình là 3 dấu hiệu báo động nguy cơ bệnh tay chân miệng trở nặng mà phụ huynh cần đặc biệt lưu ý. Nếu trẻ có 1 trong 3 dấu hiệu kể trên, phụ huynh nhất định phải cho trẻ tới cơ sở y tế ngay.

Bài viết Dịch bệnh tay chân miệng, 3 dấu hiệu cảnh báo quan trọng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Quấy khóc khác thường, sốt cao không hạ và giật mình là 3 dấu hiệu báo động nguy cơ bệnh tay chân miệng trở nặng mà phụ huynh cần đặc biệt lưu ý. Nếu trẻ có 1 trong 3 dấu hiệu kể trên, phụ huynh nhất định phải cho trẻ tới cơ sở y tế ngay.

dau-hieu-tre-bi-benh-tay-chan-mieng1
Bệnh tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ

Tỷ lệ bệnh tay chân miệng gia tăng báo động

Số lượng ca bệnh truyền nhiễm Tay chân miệng gia tăng nhanh trong tháng 9 tháng 10, mức độ diễn biến của các ca bệnh cũng phức tạp hơn gây ra một số trường hợp trẻ tử vong. Nguy hiểm hơn, hầu hết trường hợp bệnh Tay chân miệng xảy ra với trẻ dưới 3 tuổi.

Chính vì vậy, không chỉ các chuyên mà, chính các bậc phụ huynh cũng cần phải nâng cao ý thức về căn bệnh này.

Theo Ths.Bs Đỗ Thiện Hải – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tay – chân – miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh có thể gây thành dịch lớnĐa phần trẻ có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.

Nhận biết các dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng như: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương trên da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Cha mẹ cần để ý những dấu hiệu này.

hinh-anh-tre-bi-tay-chan-mieng

Chị Hà, mẹ bé Nguyễn Thu Linh (14 tháng, ở Hải Dương) cho biết, trước đây vài ngày, cháu sốt cao 39-40 độ liên tục, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, miệng xuất hiện vài nốt nhỏ li ti . Gia đình đưa bé đi khám tại tuyến cơ sở thì được chẩn đoán viêm họng cấp và cho thuốc uống. Tuy nhiên sau khi thấy tình trạng của con vẫn không thuyên giảm, gia đình vội đưa bé lên bệnh viện Nhi Trung Ương. Tại đây, cháu Linh được thăm khám, làm các xét nghiệm và được chẩn đoán mắc bệnh Tay chân miệng.

Hay trường hợp cháu Đỗ Thùy Minh (22 tháng tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) cũng phải nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng do cháu đột nhiên sốt cao 39-40 độ, quấy khóc liên tục. “Sau khi vào viện 1 ngày, cháu mới nổi các nốt mụn bé ở cổ họng, khe bẹn, nếu không để ý kĩ, rất khó nhìn thấy” – bố cháu Minh cho hay.

Ba dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng diễn biến nặng

  1. Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
  2. Sốt cao không hạ:Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon. Đây là tình các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng chế phẩm có chứa Ibuprofen để hạ sốt.
  3. Giật mình:đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám ở cơ sở chuyên khoa nhi uy tín để được xử trí kịp thời.

Sốt cao không hạ, Giật mình, Quấy khóc là 3 dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh Tay chân miệng nặng lên. (ảnh minh họa)

Điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi trẻ bị bệnh, niêm mạc miệng tổn thương gây đau khiến cho trẻ chán ăn, gây suy nhược cơ thể, giảm đường máu, giảm đề kháng. Các biện pháp khắc phục như:

  • Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…
  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa, nước trái cây…
  • Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè xanh, lá chân vịt, lá khế chua, lá cây mảnh cộng… Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.
  • Tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng sử dụng các chế phẩm bổ sung, các loại vitamin khoáng chất từ rau củ quả, thực phẩm bổ sung.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ, để quần áo thông thoáng, thay đồ thường xuyên cho trẻ.

Phòng bệnh

Để phòng bệnh tay chân miệng, các biện pháp vệ sinh và hạn chế tiếp xúc với đối tượng nghi ngờ mắc bệnh là biện pháp ưu tiên hàng đầu.

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Trong nhiều trường hợp trẻ đi lớp, trẻ chơi nơi công cộng không có nước, nên sử dụng Xịt rửa tay khô kháng khuẩn chứa nano bạc để vệ sinh tay, kháng khuẩn, kháng virus phòng bệnh hiệu quả.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không nên cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng các chất  sát khuẩn, kháng khuẩn hoặc xà phòng.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Bài viết Dịch bệnh tay chân miệng, 3 dấu hiệu cảnh báo quan trọng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dich-benh-tay-chan-mieng-3-dau-hieu-canh-bao-quan-trong-44409/feed/ 0