Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 08 Aug 2023 02:57:10 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Đau đầu – Một số nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị https://benh.vn/dau-dau-mot-so-nguyen-nhan-chan-doan-va-dieu-tri-2391/ https://benh.vn/dau-dau-mot-so-nguyen-nhan-chan-doan-va-dieu-tri-2391/#respond Tue, 01 Aug 2023 04:13:08 +0000 http://benh2.vn/dau-dau-mot-so-nguyen-nhan-chan-doan-va-dieu-tri-2391/ Đau đầu là triệu chứng thường gặp trong rất nhiều bệnh lý khác nhau. Cơn đau đầu đôi khi phản ánh tình trạng stress thông thường, tuy nhiên, đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm như trường hợp U não. Sau đây là một số nguyên nhân gây đau đầu và cách điều trị.

Bài viết Đau đầu – Một số nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau đầu là một tình trạng rất phổ biến và có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau đầu thường gặp có thể là đau đầu vô căn với các cách điều trị chủ yếu thư giãn. 

Đau đầu có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra

  • Đau đầu là một triệu chứng rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vùng miền…
  • Nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn là nguyên nhân không nguy hiểm, các nguyên nhân gây tử vong chỉ chiếm tỷ lệ thấp.
  • Đau đầu có thể là hậu quả của một bệnh toàn thân hoặc tổn th­ơng thực thể ở não và vùng sọ mặt
  • Chẩn đoán nguyên nhân nhức đầu đòi hỏi phải có kiến thức rộng của nhiều chuyên khoa kết hợp, nhiều loại xét nghiệm.
  • Các dây TK dẫn truyền cảm giác đau đầu: dây TK sọ V, IX, X, các rễ tuỷ cổ C1-2-3.

Các cấu trúc của đầu nhận cảm giác đau

– Da, cơ vùng đầu mặt cổ

– Các xoang hàm mặt, hốc mũi, cấu trúc mắt, tai

– Các mạch máu: xoang tĩnh mạch và các nhánh lớn, các động mạch nền sọ, động mạch màng não giữa, động mạch đốt sống

– Màng cứng vùng nền sọ

Chi phối cảm giác

  • Dây V: toàn bộ vùng mặt, ổ mắt, răng, các xoang, cảm giác trong sọ vùng trên lều.
  • Dây IX, X: tai, họng, 1 phần hố sau
  • Các rễ tuỷ cổ C1 C2 C3: Toàn bộ vùng da đầu, cơ cổ gáy, tai giữa, xương chũm và cảm giác trong sọ vùng hố sau

Các cấu trúc không nhận cảm giác đau

  • Phần lớn màng cứng, màng nhện, màng nuôi.
  • Các não thất
  • Đám rối mạch mạc
  • Xương sọ
  • Nhu mô não

6 cơ chế gây đau đầu

  • Co kéo các tĩnh mạch từ vỏ não>các xoang tĩnh mạch
  • Co kéo động mạch màng não giữa
  • Co kéo các động mạch nền sọ
  • Giãn và căng các động mạch nội sọ
  • Viêm nhiễm tại chỗ và xung quanh các cấu trúc có cảm giác
  • Chèn ép trực tiếp dây TK sọ (V, IX, X ) và các rễ tuỷ cổ C1-2-3.

Các vấn đề bệnh nhân đau đầu cần chuẩn bị trả lời bác sỹ

  • Cơn đau đầu xuất hiện từ bao giờ?Hoàn cảnh xuất hiện?
  • Cách khởi phát và tiến triển của nhức đầu?
  • Đau ở vị trí nào? Kiểu đau, lan?
  • Lần đầu tiên hay tái diễn nhiều lần?
  • Thời gian?
  • Các rối loạn đi kèm? Mất ngủ, tâm thần không ổn định, RL kinh nguyệt (nữ), nôn, sốt…?
  • Tiền sử đau xoang, chảy mũi, chảy tai, chấn thương đầu?
  • Bác sỹ có thể thực hiện một số biện pháp thăm khám cơ bản như: Đo huyết áp, cứng gáy, thân nhiệt, thị lực, khám thần kinh toàn diện có hệ thống để tìm triệu chứng khu trú. Khám chuyên khoa khác nếu cần (nội, TMH,RHM, Mắt…)

Các xét nghiệm, kiểm tra đau đầu

Đo huyết áp là cần thiết khi thăm khám bệnh nhân đau đầu

Các xét nghiệm và mức độ xét nghiệm cần phù hợp với h­ướng chẩn đoán nguyên nhân

  • Xét nghiệm cơ bản
  • Chọc dò tuỷ sống
  • X quang sọ thẳng, nghiêng
  • Điện não đồ
  • Siêu âm doppler mạch máu trong sọ(TCD)
  • Chụp cắt lớp vi tính sọ não
  • Chụp cộng h­ưởng từ
  • Chụp mạch não

Nguyên nhân đau đầu

Nguyên nhân đau đầu rất đa dạng, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau đầu không phải đơn giản.

Năm 1988 hiệp hội nhức đầu quốc tế(I.H.S) họp phiên đầu tiên tại tây đức đã quyết định phải xây dựng các tiêu chuẩn rõ ràng cho mọi loại nhức đầu.Hội nghị đã phân loại 13 nhóm nguyên nhân gây đau đầu

Phân loại nhức đầu theo I.H.S 1988

  • Bệnh Migrain (nhức nửa đầu)
  • Nhức đầu do căng thẳng
  • Đau mạch máu mặt và đau nửa đầu từng cơn mạn tính
  • Nhức đầu các loại không phối hợp với rối loạn cấu trúc(nhức đầu tự phát như­ dao đâm, do lạnh, nhức đầu lành tính liên quan tới ho, gắng sức)
  • Nhức đầu phối hợp với một chấn th­ương sọ não
  • Nhức đầu liên quan tới những rối loạn mạch máu
  • Nhức đầu liên quan tới các bất th­ường nội sọ không do nguyên nhân mạch máu
  • Nhức đầu liên quan đến dùng hoặc ngừng các thuốc
  • Nhức đầu phối hợp một nhiễm khuẩn nội sọ
  • Nhức đầu liên quan một bất th­ường chuyển hoá
  • Nhức đầu phối hợp bệnh vùng cổ, sọ, mắt, tai mũi họng hoặc răng
  • Đau dây thần kinh, đau rễ thần kinh
  • Nhức đầu không phân loại đ­ược

Các đau đầu cấp cứu

  • Xuất huyết não, xuất huyết màng não (xuất huyết dưới nhện)
  • Hội chứng tăng áp lực nội sọ (u, ápxe não..)
  • Viêm màng não
  • Bệnh Horton ( viêm động mạch thái dương)
  • Glaucom góc đóng
  • Viêm tắc xoang tĩnh mạch não
  • Bệnh não do tăng huyết áp
  • Hội chứng não cấp tính xảy ra đột ngột kèm có tăng huyết áp nặng. Đây là một cấp cứu nội khoa đòi hỏi cần xử trí đúng và kịp thời.

Bệnh Horton gây đau đầu (viêm động mạch thái dương)

Bệnh horton là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến ở người cao tuổi

  • Trên 50 tuổi, nữ>nam 3/1
  • Đau lần đầu, nhưng trầm trọng, về đêm.
  • Vị trí đau: TD 1- 2 bên. Động mạch thái dương nổi cứng, không đập, hoại tử da vùng đầu, đầu lưỡi.
  • Giảm thị lực cùng bên>nguy cơ mù do huyết khối động mạch trung tâm võng mạc
  • Máu lắng tăng cao, sinh thiết động mạch thái dương: tổ chức viêm
  • Điều trị: Corticoid 0,5-1mg/kg/j, 3 tuần > giảm dần> duy trì 10-20mg/j trong1-2 năm

Đau dây V (vô căn)

  • Lớn tuổi, không có nguyên nhân.
  • Thường 1 bên, nhánh V2 và V3.
  • Tính chất: tự phát hay sau k/t (sờ, nhai..) > bùng nổ, nhói như dao đâm> hết sau vài phút – giờ.
  • Không có bất kỳ TC khác (phải loại trừ)

Điều trị:

  • Carbamazepin 400-1200mg/j, có thể k/h Phenytoin 200-400mg/j
  • Amytriptilin, Gabapentin, Baclofen.

Đau đầu Migrain

Cơ chế phức tạp: máu, TK, thể dịch.

Tiêu chuẩn chẩn đoán: (HHNĐQT1988)

  • Cơn kéo dài 4-72h, ít nhất đã có 5 cơn.
  • Có ít nhất 2 đặc tính trong số sau:
    • Đau ½ đầu (có thể lần lượt đổi bên)
    • Tính chất mạch đập
    • Vừa hay dữ dội
    • Tăng lên khi gắng sức.

phan-biet-cac-dang-dau-dau

Phân biệt đau nửa đầu với một số dạng đau đầu phổ biến khác

Triệu chứng kèm: nôn/buồn nôn, sợ ánh sáng, tiếng động.

Điều trị cắt cơn: Điều trị sớm ngay từ khi xuất hiện tc đầu tiên, 4 loại thuốc có tác dụng là thuốc giảm đau thông th­ờng, Non-steroid,dẫn chất cựa lúa mạch Dihydroergotamin (dưới lưỡi), chất đồng vận tiết Serotonin 5HT1 (Sumatriptan..) chỉ định khi các thuốc trên thất bại, dùng cách xa các dẫn chất cựa lúa mạch(đã ngừng trên 24 h)

Điều trị nền (dự phòng): khi >=3 cơn/tháng, kéo dài 2-3 tháng.

  • Nhóm thuốc Ergotamin: Tamik 3mg, 2-3v/j (Thận trọng: bệnh tim mạch)
  • Nhóm thuốc chẹn Beta: Propranolol 40-120 mg/ ngày
  • Nhóm thuốc chẹn Canxi: Sibelium 5mg 1-2v/ngày, uống trước khi đi ngủ
  • Chống trầm cảm: Amitryptilin 1-2v/ngày

Đau đầu do căng thẳng

  • Liên quan tâm lý và tư thế của đầu
  • Sự co thắt các cơ vùng đầu – cổ
  • Cảm giác “bó chặt’’, không theo mạch đập
  • Cơn vài phút – vài ngày, dai dẳng tái diễn
  • Không có các đặc tính của Migren

Điều trị : tâm lý, điều chỉnh lối sống, thuốc giảm đau, giãn cơ, an thần.

Đau đầu cụm (cluster) – đau từng cơn

  • Nam hay gặp hơn nữ, trẻ
  • Kéo dài 15-180 phút, 1-8 cơn/j, mỗi năm có khoảng 1 đợt đau.
  • Thường cố định thời gian (ban đêm)

Xem thêm: Các loại đau đầu thường gặp

Bài viết Đau đầu – Một số nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-dau-mot-so-nguyen-nhan-chan-doan-va-dieu-tri-2391/feed/ 0
Thực hư việc đàn ông nam tính dễ mắc bệnh thần kinh https://benh.vn/thuc-hu-viec-dan-ong-nam-tinh-de-mac-benh-than-kinh-8901/ https://benh.vn/thuc-hu-viec-dan-ong-nam-tinh-de-mac-benh-than-kinh-8901/#respond Wed, 05 Jan 2022 06:57:25 +0000 http://benh2.vn/thuc-hu-viec-dan-ong-nam-tinh-de-mac-benh-than-kinh-8901/ Trong mắt người phụ nữ, ai cũng thích “một nửa” của mình thật nam tính, tuy nhiên một nghiên cứu mới đây có kết quả cho rằng những người đàn ông “nam tính theo kiểu truyền thống” có nguy cơ gặp rắc rối về sức khỏe thần kinh.

Bài viết Thực hư việc đàn ông nam tính dễ mắc bệnh thần kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong mắt người phụ nữ, ai cũng thích “một nửa” của mình thật nam tính, tuy nhiên một nghiên cứu mới đây có kết quả cho rằng những người đàn ông “nam tính theo kiểu truyền thống” có nguy cơ gặp rắc rối về sức khỏe thần kinh.

Đàn ông nam tính có sức khỏe tinh thần kém

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Counseling Psychology ngày 21-11 cho thấy, phó giáo sư tâm lý giáo dục Đại học Indiana tại Bloomington, ông Y. Joel Wong cùng các thành viên nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích 74 nghiên cứu thực hiện trong 10 năm (từ năm 2003 đến năm 2013) trên gần 19.500 nam giới, chủ yếu là người da trắng, từ tuổi thiếu niên đến ngoài 65.

dan_ong_nam_tinh_benh_vn

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Qua đó, nhóm nghiên cứu tập trung vào những “quan điểm truyền thống” về nam tính và tìm câu trả lời cho các câu hỏi như “nam tính có ý nghĩa như thế nào và có liên hệ gì đến sức khỏe tinh thần của nam giới”. Qua đó, ông Wong đưa ra kết luận “Nhìn tổng thể, những gì chúng tôi phát hiện ra là nam giới càng “đạt chuẩn” nam tính, sức khỏe tinh thần họ càng kém”.

Tại sao lại có kết luận này

Sở dĩ có được kết quả trên, nhóm nghiên cứu đã tập trung phân tích dữ liệu liên quan đến các tiêu chuẩn được xem là đánh giá mức độ nam tính “một cách truyền thống” như khao khát giành chiến thắng, kiềm chế cảm xúc, mạo hiểm, có xu hướng bạo lực, có lối sống ăn chơi, độc lập, xem trọng sự nghiệp và địa vị, nghĩ mình quyền lực hơn phụ nữ, kỳ thị người đồng tính…Sau đó xem xét cùng với nguy cơ mắc một loạt vấn đề sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm, căng thẳng, rắc rối về hình thể, hoặc khó giao tiếp với người khác.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người “đạt chuẩn” nhìn chung có tình trạng sức khỏe tinh thần tệ hơn những người không đạt chuẩn, và họ cũng không thường có xu hướng nhờ đến tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, chỉ có 4 tiêu chuẩn nam tính trên là thực sự có liên hệ đáng kể với tình trạng sức khỏe tinh thần kém, đó là thói quen kiềm chế cảm xúc, xu hướng ăn chơi, độc lập và nghĩ mình quyền lực hơn phụ nữ.

Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo rằng những gì họ quan sát là “mối liên hệ”, chứ không phải là nguyên nhân và kết quả trực tiếp giữa các chuẩn mực nam tính và tình trạng sức khỏe tinh thần kém. Ông Wong cũng nói thêm rằng nguyên nhân có thể là do một số chuẩn mực trên đang dần “lỗi thời” và đang bị phản đối bởi thời xưa người đàn ông có thể quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người và bạn đời của họ có thể thông cảm, nhưng ngày nay người ta khó chấp nhận chuyện đó, đồng nghĩa rằng người “có lối sống ăn chơi” sẽ gặp nhiều căng thẳng hơn.

Theo TTO

Bài viết Thực hư việc đàn ông nam tính dễ mắc bệnh thần kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-hu-viec-dan-ong-nam-tinh-de-mac-benh-than-kinh-8901/feed/ 0
Cách sử dụng Ginko biloba tăng cường tuần hoàn não https://benh.vn/cach-su-dung-ginko-biloba-tang-cuong-tuan-hoan-nao-50025/ https://benh.vn/cach-su-dung-ginko-biloba-tang-cuong-tuan-hoan-nao-50025/#respond Tue, 16 Oct 2018 08:28:49 +0000 https://benh.vn/?p=50025 Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Ginko biloba (hoạt chất được chiết xuất từ cao chế của lá cây bạch quả), được sử dụng như một chất bảo vệ thần kinh, tăng cường tuần hoàn máu não.

Bài viết Cách sử dụng Ginko biloba tăng cường tuần hoàn não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Ginko biloba (hoạt chất được chiết xuất từ cao chế của lá cây bạch quả), được sử dụng như một chất bảo vệ thần kinh, tăng cường tuần hoàn máu não.

Hi vọng những thông tin vừa cung cấp sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình dùng thuốc.

Xem thêm hướng dẫn sử dụng Ginkor fort (một biệt dược của Ginko biloba)

Benh.vn (Nguồn: Facebook Cach Dung Thuoc)

Bài viết Cách sử dụng Ginko biloba tăng cường tuần hoàn não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-su-dung-ginko-biloba-tang-cuong-tuan-hoan-nao-50025/feed/ 0
Bệnh liệt mặt và cách phòng ngừa https://benh.vn/benh-liet-mat-va-cach-phong-ngua-5011/ https://benh.vn/benh-liet-mat-va-cach-phong-ngua-5011/#respond Thu, 04 Oct 2018 05:15:09 +0000 http://benh2.vn/benh-liet-mat-va-cach-phong-ngua-5011/ Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ trở lạnh thất thường sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về hô hấp, tim mạch…đặc biệt do sự tác động đột ngột của môi trường đến cơ thể sẽ dẫn đến nguy cơ liệt mặt. Vậy, cách phòng ngừa bệnh liệt mặt như thế nào? Mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu.

Bài viết Bệnh liệt mặt và cách phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ trở lạnh thất thường sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về hô hấp, tim mạch…đặc biệt do sự tác động đột ngột của môi trường đến cơ thể sẽ dẫn đến nguy cơ liệt mặt. Vậy, cách phòng ngừa bệnh liệt mặt như thế nào? Mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu.

Thế nào là bệnh liệt mặt?

Liệt mặt còn gọi là bệnh Bell’s Palsy, xảy ra khi dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị viêm và chèn ép. Liệt mặt là liệt dây thần kinh số VII, thường gặp nhất là liệt mặt ngoại biên do thay đổi không khí lạnh đột ngột.

 

Bệnh liệt mặt do thay đổi không khí lạnh đột ngột (Ảnh minh họa)

Triệu chứng

+ Mặt mất cân xứng (bên liệt các nếp nhăn, rãnh mũi bị mờ hoặc mất hẳn, miệng và nhân trung méo về bên lành).

+ Không nhắm được mắt (do liệt cơ khép vòng mi khiến nhãn cầu bị đẩy lên).

+ Chảy nước miếng, nước mắt.

+ Đau phía sau tai.

+ Cười nói khó khăn…

Nguyên nhân

+ Do thay đổi không khí lạnh đột ngột (các dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị chèn ép và sưng lên, bị kẹt trong hốc xương, bị tổn thương lớp màng bọc bên ngoài khiến tín hiệu thần kinh bị cản trở, gây ra tê liệt và yếu các cơ mặt).

+ Do biến chứng sau chấn thương.

+ Do nhiễm trùng…

Biến chứng của bệnh

+ Viêm loét giác mạc (do mắt không nhắm chặt được nên dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm trùng).

+ Co giật cơ mặt (do phục hồi thần kinh không hoàn toàn).

+ Co cứng nửa mặt (do thoái hóa dây thần kinh)…

Lưu ý: phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì 70-80% trường hợp mắc bệnh sẽ  khỏi sau khoảng 1-3 tháng .

Bệnh liệt mặt thường gặp ở lứa tuổi nào

+ Mọi đối tượng, lứa tuổi.

+ Phụ nữ có thai, người cao tuổi, bệnh nhân tiểu đường, cảm cúm, suy giảm miễn dịch…dễ mắc bệnh.

+ Bệnh thường gặp ở tuổi thanh niên và trung niên.

+ Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn so với nữ giới…

 

 

Phụ nữ có thai, người cao tuổi, suy giảm miễn dịch…dễ mắc bệnh (Ảnh minh họa)

Phương pháp điều trị

+ Dán thuốc: salonpas, cao dán Thượng Hồng…

+ Xoa bóp.

+ Châm cứu: điện châm, thủy châm..

+ Vật lý trị liệu.

+ Tập những bài tập về các động tác ở mặt, trán, môi miệng.

+ Rửa mặt bằng dung dịch muối NaCl 9%o hoặc cloramphenicol 10,4 % để phòng nhiễm khuẩn.

Lưu ý: khi sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sỹ.

 

 

Xoa bóp, châm cứu, vật lý trị liệu…là  phương pháp hiệu quả điều trị bệnh liệt mặt (Ảnh minh họa)

Phương pháp phòng bệnh

+ Giữ ấm cơ thể khi giao mùa.

+ Không tiếp xúc đột ngột với nước lạnh.

+ Khi tắm nên đóng cửa để tránh gió lùa.

+ Khi ra ngoài mặc ấm, đeo khẩu trang, kính râm để tránh gió và lây nhiệm các bệnh do siêu vi khuẩn.

+ Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

+ Ăn uống đủ chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh…

+ Uống bổ sung vitamin C tổng hợp để tăng cường sức đề  kháng.

+ Tránh gió lùa nơi ở, làm việc và phòng ngủ…

+ Khi bị lạnh nên uống nước gừng, xoa đều vùng mặt để làm ấm mặt….

 

Giữ ấm cơ thể khi giao mùa để phòng bệnh (Ảnh minh họa)

Lời kết

Bệnh liệt mặt tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc, giao tiếp… Nguyên nhân gây liệt mặt do cơ thể nhiễm lạnh, sức đề kháng giảm sút…Phụ nữ có thai, người cao tuổi, người bị bệnh tiểu đường, tim mạch…hệ miễn dịch kém dễ mắc căn bệnh này.

Vì vậy, đề phòng bệnh chúng ta cần lưu ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, tránh gió lùa, ăn uống đầy đủ chất, tập thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể …

Khi có biểu hiện của bệnh: méo miệng, khó giao tiếp, chảy nước mắt… cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Benh.vn

Bài viết Bệnh liệt mặt và cách phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-liet-mat-va-cach-phong-ngua-5011/feed/ 0
Bệnh u não nguyên phát https://benh.vn/benh-u-nao-nguyen-phat-5251/ https://benh.vn/benh-u-nao-nguyen-phat-5251/#respond Fri, 21 Sep 2018 05:20:14 +0000 http://benh2.vn/benh-u-nao-nguyen-phat-5251/ U não là sự phát triển bất thường của các tế bào trong bộ não. Theo nguyên nhân u não, có thể chia u não làm hai nhóm: U não nguyên phát là những khối u não phát triển từ các tế bào trong bộ não, u não thứ phát hay còn gọi là u não do di căn là những khối u di căn từ cơ quan khác lên não.

Bài viết Bệnh u não nguyên phát đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
U não là sự phát triển bất thường của các tế bào trong bộ não. Theo nguyên nhân u não, có thể chia u não làm hai nhóm: U não nguyên phát là những khối u não phát triển từ các tế bào trong bộ não, u não thứ phát hay còn gọi là u não do di căn là những khối u di căn từ cơ quan khác lên não.

Dưới đây chúng tôi trình bày về một số đặc điểm của u não nguyên phát.

U não nguyên phát có thể lành tính hoặc ác tính.

U não lành tính là những u não không chứa các tế bào ung thư:

  • Bờ hay ranh giới của các u não lành tính có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng trên hình ảnh cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ có tiêm thuốc.
  • Các tế bào của u lành không xâm lấn các mô xung quanh và cũng không phát triển lan sang những phần khác của cơ thể. Tuy nhiên, u cũng đè ép lên những vùng chức năng của não và gây ra những triệu chứng.

U não ác tính là những u não có chứa các tế bào ung thư:

  • U não ác tính thường không có ranh giới rõ ràng so với nhu mô não xung quanh.
  • Chúng có thể phát triển nhanh chóng và xâm lấn những mô não bình thường xung quanh.
  • Trong một số ít trường hợp, các tế bào ung thư có thể lan ra ngoài khối u sang những phần khác của não, đến tuỷ sống, hoặc thậm chí đến cả những khu vực khác của cơ thể. Sự lan rộng của khối u được gọi là sự di căn.

Hình ảnh bệnh u não (ảnh minh họa)

Dấu hiệu bệnh u não nguyên phát

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng của u não tuỳ thuộc vào kích thước, loại và vị trí của khối u. Những triệu chứng cũng có thể xảy ra do khối u đè vào những vùng xung quanh hoặc u bị phù nề hoặc do tình trạng ứ nước trong não.

Dưới đây là những triệu chứng thường gặp nhất của u não:

  • Nhức đầu thường có tình chất tăng dần, thường nặng hơn vào buổi sáng, đau đầu có thể khu trú ở một khu vực sau đó lan ra toàn bộ đầu.
  • Nôn hoặc buồn nôn.
  • Dấu hiệu bất thường khi soi đáy mắt: xuất huyết gai thị, phù gai thị, teo gai thị.
  • Thay đổi giọng nói: nói khó,
  • Thị giác: nhìn mờ, nhìn đôi, mất thị lực
  • Thính giác: ù tai, nghe kém…
  • Rối loạn thăng bằng: đi loạng choạng, rối loạn phối hợp động tác.
  • Thay đổi tâm trạng, tính cách, hoặc khả năng tập trung.
  • Giảm hoặc mất trí nhớ.
  • Co giật động kinh.
  • Liệt nửa người, rối loạn cảm giác nửa người.

Đau đầu là triệu chứng điển hình của bệnh u não (ảnh minh họa)

Những triệu chứng này không phải là dấu hiệu chắc chắn của u não mà cũng có thể gặp ở những bệnh khác. Nếu gặp những triệu chứng trên, bệnh nhân nên đi khám bệnh ngay khi có thể.

Triệu chứng cận lâm sàng

Nếu bệnh nhân có những triệu chứng lâm sàng nghi ngờ u não cần tiến hành các thăm khám cận lâm sàng để chẩn đoán xác đinh.

– Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT) có tiêm thuốc cản quang: là phương pháp chẩn đoán không xâm nhập. Hình ảnh CT sọ não cho biết những dấu hiệu: vị trí u, kích thước u, sự phù nề chèn ép của u, tình trạng ứ nước trong não. Tuy nhiên chụp CT khó phát hiện những khối u não kích thước nhỏ, vị trí ở thân não, tiểu não.

– Chụp cộng hưởng từ sọ não có tiêm thuốc đối quang từ (MRI): cũng là một phương pháp không xâm lấn, có độ nhạy cao hơn chụp CT, đặc biệt trong phát hiện u não vùng thân não, tiểu não. Hình ảnh MRI cho biết vị trí, kích thước u, sự chèn ép nhu mô não lành, biến chứng giãn não thất.

– Ghi điện não đồ: có thể phát hiện ổ sóng kịch phát bất thường khu trú ở một vùng hoặc lan toả ở cả hai bán cầu não trong trường hợp bệnh nhân có động kinh.

– Chọc dò ống sống thắt lưng xét nghiệm dịch não tuỷ: đây là thủ thuật can thiệp, ít sử dụng trong chẩn đoán u não vì nguy cơ tụt kẹt não. Dịch não tuỷ có thể thấy hiện tượng phân ly dịch não tuỷ: tăng protein trong dịch não tuỷ, bạch cầu trong dịch não tuỷ không tăng.

– Sinh thiết u não: sinh thiết là một thủ thuật can thiệp lấy ra một mẫu mô để quan sát trên kính hiển vi xem có tế bào u hay không. Có 3 cách làm sinh thiết mô u não:

  • Sinh thiết qua kim: đưa kim sinh thiết vào mô u não qua một lỗ khoan xương sọ.
  • Sinh thiết định vị 3 chiều: nhờ hình ảnh CT hoặc MRI não để hướng dẫn đưa kim vào bên trong u não qua lỗ khoan xương sọ.
  • Sinh thiết trong lúc mổ. Sinh thiết là cách chẩn đoán chắc chắn u não và giúp phân loại độ biệt hoá của tế bào u não, tuy nhiên nhiều trường hợp không thể sinh thiết được: bệnh nhân yếu, vị trí trong sâu, vùng có nhiều chức năng. Trong những trường hợp này phải dựa vào hình ảnh CT, MRI… để chẩn đoán.

– Các phương pháp khác: chụp mạch máu não DSA, chụp X quang xương sọ thường quy.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân của u não chưa được khẳng định.

Những yếu tố nguy cơ sau có liên quan đến sự gia tăng khả năng bị u não nguyên phát:

  • Nam giới – Thông thường, u não thường gặp ở nam hơn nữ. Tuy nhiên, u màng não lại gặp ở nữ nhiều hơn nam.
  • Chủng tộc – U não thường gặp ở những người da trắng nhiều hơn những chủng tộc khác.
  • Tuổi – U não có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, u não lại là loại ung thư nhiều thứ 2 ở trẻ em (sau ung thư máu).
  • Tiền căn gia đình – Những người có người thân bị u tế bào đệm dễ bị u não hơn.

Chẩn đoán bệnh u não tiên phát

Chẩn đoán u não dựa vào lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán mô bệnh học qua sinh thiết u não là chẩn đoán chắc chắn nhất.

Chẩn đoán độ biệt hoá của u não: Độ biệt hoá của u não được phân loại thành 4 độ và được chẩn đoán dựa vào hình ảnh của tế bào trên kính hiển vi:độ I, II là độ thấp, độ III và IV được xếp loại độ cao. Những tế bào từ khối u có độ biệt hoá cao sẽ có hình dạng bất thường hơn và thường phát triển nhanh hơn những tế bào từ những khối u có độ biệt hoá thấp.

Điều trị bệnh u não

U não có thể điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị, hoá trị hoặc phối hợp các phương pháp. Lựa chọn phương pháp điều trị dựa vào kích thước, vị trí, độ biệt hoá của u não. Ngoài ra, phải áp dụng các phương pháp điều trị triệu chứng: giảm đau, chống động kinh, liệu pháp tâm lý.

Phẫu thuật

Mục đích của phẫu thuật: Phẫu thuật có thể lấy hoàn toàn u hoặc chỉ một phần hoặc mục đích sinh thiết u chẩn đoán mô bệnh học, giải phóng sự chèn ép, phù nề, hoặc dẫn lưu dịch não tuỷ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không thể tiến hành phẫu thuật được do u ở vị trí khó, nguy hiểm, nhiều chức năng như u thân não, đồi thị…

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia bức xạ năng lượng cao tiêu diệt tế bào u, tia xạ có thể bắt nguồn từ tia X, tia Gamma, hoặc photon.

Xạ trị thường được áp dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt phần còn lại của u não sau phẫu thuật, tuy nhiên xạ trị có thể được áp dụng ngay đầu tiên với những u không thể tiến hành phẫu thuật được.

Các phương pháp pháp xạ trị đang được áp dụng điều trị u não: xạ trị chiếu ngoài với nguồn Coban, xạ trị bằng máy gai tốc tuyến tính, xạ trị định vị: xạ phẫu Gamma knife, xạ phẫu Cyber knife.

Hoá trị

Hoá trị là sử dụng thuốc hoá chất đường tĩnh mạch hoặc đường uống để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hoá chất được điều trị theo chu kỳ.

Điều trị triệu chứng

Ở bất kỳ giai đọan nào của u não cũng cần điều trị kiểm soát triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Những điều trị triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân u não gồm:

  • Điều trị giảm đau: bằng các thuốc thông thường, thuốc an thần.
  • Điều trị chống co giật: depakin, gardenal, seduxen…
  • Điều trị chống phù não bằng corticoid, manitol…

Chế độ chăm sóc

Chăm sóc bệnh nhân u não có hội chứng tăng áp lực trong sọ: bệnh nhân nằm đầu cao, theo dõi sát bệnh nhân để phát hiện các triệu chứng của hội chứng tăng áp lực trong sọ: đau đầu dữ dội, nôn, rối loạn ý thức để báo cho bác sĩ giải quyết kịp thời chống sự tụt kẹt não.

  • Vật lý trị liệu: U não có thể gây liệt vận động, dẫn đến teo cơ, loét vùng tỳ đè, do đó cần tập vận động, chăm sóc vùng tỳ đè, chống loét.
  • Tập nói: giúp bệnh nhân rối loạn ngôn ngữ, thất ngôn.
  • Tâm lý liệu pháp: bệnh nhân u não thường có rối loạn tâm thần: chậm chạp, trầm cảm, hưng cảm, do đó cần được quan tâm chăm sóc về tinh thần.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh u não nguyên phát đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-u-nao-nguyen-phat-5251/feed/ 0
Kiến thức chung về bệnh trầm cảm https://benh.vn/kien-thuc-chung-ve-benh-tram-cam-5463/ https://benh.vn/kien-thuc-chung-ve-benh-tram-cam-5463/#respond Fri, 07 Sep 2018 05:24:25 +0000 http://benh2.vn/kien-thuc-chung-ve-benh-tram-cam-5463/ Phải đối mặt với sự cạnh tranh trong học tập, công việc, sự đòi hỏi của vật chất, phải chạy đua với thời gian… khiến con người dễ mắc bệnh trầm cảm hơn. Những vấn đề khó khăn và tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày khiến số người mắc bệnh trầm cảm tăng cao.

Bài viết Kiến thức chung về bệnh trầm cảm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Xã hội hiện ngày càng hiện đại và phát triển đem đến cho con người ngày càng nhiều sự tiện nghi nhưng kèm theo đó kéo theo là muôn vàn áp lực trong cuộc sống của cho mỗi con người tăng cao. Phải đối mặt với sự cạnh tranh trong học tập, công việc, sự đòi hỏi của vật chất, phải chạy đua với thời gian… khiến con người dễ mắc bệnh trầm cảm hơn. Những vấn đề khó khăn và tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày khiến số người mắc bệnh trầm cảm tăng cao.

trầm cảm

Vậy bệnh trầm cảm là gì? Nó gây ảnh hưởng tới cuộc sống ra sao và làm thế nào để hạn chế nó. Hãy cùng Benh.vn giải quyết vấn đề này.

Bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần hay gặp nhất trong các dạng rối loạn tâm thần. Thời đại bùng nổ thông tin, do áp lực học tập lớn nên bệnh gặp khá nhiều ở lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Biểu hiện của bệnh trầm cảm

– Mất ngủ là triệu chứng hay gặp nhất. Người bệnh có thể khó vào giấc ngủ, đang ngủ tỉnh dậy, sau đó rất khó ngủ lại và thức giấc sớm. Nếu bệnh nhân thức giấc sớm hơn thường lệ trên hai giờ thì coi là mất ngủ.

– Cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải, đặc biệt là về buổi sáng. Buổi chiều cảm giác mệt mỏi có giảm đi nhưng vẫn còn rất rõ rệt. Chính mệt mỏi là nguyên nhân gây giảm sút khả năng học tập ở người bệnh.

– Chán ăn, ăn không ngon, từ đó dẫn đến gầy sút. Thông thường bệnh nhân có thể sút một vài kg mỗi tháng, có những bệnh nhân khi đến khám bác sĩ tâm thần thì đã sút hơn 10 kg.

– Mất mọi quan tâm, thích thú trong sinh hoạt, công việc hoặc giải trí: Các sở thích trước đây của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

– Cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, khó chịu, luôn có cảm giác buồn bã với tất cả mọi việc. Bệnh nhân luôn cáu gắt với mọi người vì những chuyện rất nhỏ.

– Luôn có ý nghĩ chán nản, buông xuôi mọi thứ, cho mình là vô dụng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập, làm việc của bệnh nhân. Nhiều gia đình đã nói với bác sĩ rằng bệnh nhân chán nản, muốn bỏ học không lý do, mặc dù trước đó từng là một sinh viên rất chăm chỉ, học giỏi.

– Khó khăn khi tập trung vào một việc gì đó: như đọc sách, nghe giảng, xem ti-vi… người mắc bệnh trầm cảm không thể tập trung chú ý vào một việc cụ thể, do đó không thể ghi nhớ được- Họ khó có thể ngồi yên một chỗ được một lúc, luôn trong tâm trạng lo lắng vô cớ với những lý do không đâu.

– Thường xuyên có các rối loạn: như đau đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, đau cơ, ra nhiều mồ hôi..

– Người mắc bệnh trầm cảm từng có ý định muốn chết hoặc có hành vi tự sát: Chính do các triệu chứng kể trên, họ bi quan, chán nản, muốn chết để giải thoát. Do vậy nhiều bệnh nhân có kế hoạch tự tử rõ ràng thường tìm cách mua thuốc gây độc. Không nên coi thường triệu chứng này vì bệnh nhân có thể chết do tự tử.

Nguyên nhân gây bệnh

– Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội… nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.

– Trầm cảm do stress: Như khi mất việc làm, có những mâu thuẫn trong cơ quan hoặc gia đình, con cái hư hỏng, thất bại trong hôn nhân, thất bại trong công việc, bị sụp đổ lòng tin hoặc có người thân qua đời đột ngột…

– Trầm cảm do các bệnh thực tổn: sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao, phong…

– Gặp những cú sốc như mất người thân, áp lực công việc, khó khăn quá lớn, thất bại trong sự nghiệp, bất hòa kéo dài.

Những đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm

– Học sinh, sinh viên học hành căng thẳng, quá nhiều bài vở, sức học tụt dốc.

– Người làm việc trong môi trường căng thẳng, cạnh tranh phức tạp, áp lực công việc cao.

– Người lớn tuổi biểu hiện phiền muộn đau đớn, chậm chạp, ít nói, quên lẫn; dễ lầm với bệnh già.

– Người đã qua một thời gian quá tự tin, không cần ngủ, nói nhanh, sống bốc đồng. Người bệnh tâm thần phân liệt cũng có thời gian bị trầm cảm.

– Phụ nữ sau sinh con, tỷ lệ không nhiều nhưng khi mắc lại khá trầm trọng, cần phải phát hiện sớm.

Điều trị bệnh trầm cảm

Khi có những biểu hiện ban đầu của bênh trầm cảm người bệnh cần phải được đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và đưa ra cách điều trị tốt nhất tránh để bệnh vào giai đoạn mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị.

Bệnh nhân phải được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Các biện pháp điều trị khác như đông y, châm cứu… cho kết quả không rõ ràng.

khám trầm cảm

Khi có những biểu hiện ban đầu của bệnh trầm cảm người bệnh cần phải được đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và đưa ra cách điều trị tốt nhất

Thuốc chống trầm cảm có nhiều loại nhưng dù dùng loại gì thì thời gian điều trị tối thiểu cũng phải là 6 tháng. Nếu điều trị quá ngắn, bệnh sẽ dễ tái phát.

Các cách phòng tránh bệnh trầm cảm

– Cố gắng không để cho bản thân quá nhàn rỗi, nên đi chơi, giải trí với loại hình nghệ thuật mà mình yêu thích.

– Tham gia những hoạt động tập thể ở cơ quan để tiếp xúc với đồng nghiệp, tạo niềm vui mới, bạn sẽ thấy mình có ích cho người khác, được mọi người quý mến.

– Lấy một tờ giấy trắng, kẻ một đường dọc chia đôi. Viết tất cả những gì bạn lo lắng thành từng mục một. Bên phải là những nguyên nhân gây ra cảm giác đó. Lo lắng được viết ra bạn sẽ không phải giữ chúng trong đầu nữa sẽ khiến thần kinh bớt căng thẳng.

– Luôn tự tạo cho bản thân và những người xung quanh những niềm vui nhỏ như xem một bộ phim hay, nghe những bản nhạc thú vị, đọc một cuốn sách có ý nghĩa,…

– Bổ sung vitamin tránh chế độ ăn ít calo, hạn chế ăn nhiều đồ béo, đồ ngọt, không uống quá nhiều chè và cà phê đặc…

Lời kết

Trầm cảm là một căn bệnh bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý nhưng lại vô cùng nguy hiểm nếu không có cách phòng tránh và điều trị. Tự bản thân mỗi người hãy cố gắng điều chỉnh cảm xúc của mình, biết tìm niềm vui để xua tan những lo lắng muộn phiền trong cuộc sống sẽ giúp chúng ta yêu đời và sống có ý nghĩa hơn.

Benh.vn

Bài viết Kiến thức chung về bệnh trầm cảm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/kien-thuc-chung-ve-benh-tram-cam-5463/feed/ 0
Bệnh tăng động có thể dẫn đến tử vong https://benh.vn/benh-tang-dong-co-the-dan-den-tu-vong-6614/ https://benh.vn/benh-tang-dong-co-the-dan-den-tu-vong-6614/#respond Mon, 06 Aug 2018 05:49:28 +0000 http://benh2.vn/benh-tang-dong-co-the-dan-den-tu-vong-6614/ Tăng động tên đầy đủ là tăng động giảm chú ý (ADHD), là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Người bị ADHD có những hành vi hiếu động thái quá và bị suy giảm khả năng chú ý. Đặc biệt, tăng động làm tăng nguy cơ tử vong đặc biệt là ở phụ nữ và trẻ em.

Bài viết Bệnh tăng động có thể dẫn đến tử vong đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tăng động tên đầy đủ là tăng động giảm chú ý (ADHD), là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Người bị ADHD có những hành vi hiếu động thái quá và bị suy giảm khả năng chú ý. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập, kiểm soát hành vi mà còn gây khó khăn trong giao tiếp.

 

Bệnh tăng động giảm chú ý là chứng rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em.

Bệnh tăng động gây nguy cơ tử vong cao – đó là cảnh báo của các nhà khoa học thuộc Đại học Aarhus (Đan Mạch) sau khi theo dõi 2 triệu người ở nước này. Trong đó, có khoảng 32.000 người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) tính từ sinh nhật 1 tuổi của họ cho đến năm 2013 (người được theo dõi lâu nhất là 32 năm).

Kết quả cho thấy, có tổng cộng 107 người mắc bệnh ADHD đã chết sớm gấp 2 lần so với những người không mắc bệnh này. Đáng chú ý, có tới 50% những người mắc ADHD tử vong do tai nạn. Nguyên nhân chính là vì người bệnh không có khả năng chú ý, mất đi năng lực kiểm soát cũng như xử lý tình huống xảy ra xung quanh. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra, phụ nữ mắc ADHD có nguy cơ tử vong cao hơn nam giới, đặc biệt, nguy cơ tử vong càng cao hơn ở những người được chẩn đoán mắc bệnh ở giai đoạn trưởng thành.

 

Nghiên cứu cũng chỉ ra, phụ nữ mắc bệnh tăng động có nguy cơ tử vong cao hơn so với nam giới.

Trưởng nhóm nghiên cứu trên, nhà khoa học Soeren Dalsgaard thuộc Đại học Aarhus (Đan Mạch) cho biết, phát hiện mới cho thấy tầm quan trọng của việc chẩn đoán và phát hiện sớm chứng bệnh tăng động giảm chú ý, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ. Theo thống kê, cứ 100 trẻ thì có từ 3 – 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Theo các nghiên cứu trước đây, yếu tố di truyền dường như có tham gia vào sự phát triển bệnh tăng động.

Bài viết Bệnh tăng động có thể dẫn đến tử vong đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tang-dong-co-the-dan-den-tu-vong-6614/feed/ 0
Triệu chứng chẩn đoán, xử trí ngoại khoa bệnh u não https://benh.vn/trieu-chung-chan-doan-xu-tri-ngoai-khoa-benh-u-nao-4203/ https://benh.vn/trieu-chung-chan-doan-xu-tri-ngoai-khoa-benh-u-nao-4203/#respond Mon, 06 Aug 2018 04:51:44 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-chan-doan-xu-tri-ngoai-khoa-benh-u-nao-4203/ U não là một từ ngữ được các thầy thuốc lâm sàng gọi tên có tính cách quy ước để chỉ các u trong sọ vì thực sự u trong mô não chỉ chiếm trên dưới 50% u trong sọ.

Bài viết Triệu chứng chẩn đoán, xử trí ngoại khoa bệnh u não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
U não là một từ ngữ được các thầy thuốc lâm sàng gọi tên có tính quy ước để chỉ các u trong sọ vì thực sự u trong mô não chỉ chiếm trên dưới 50% u trong sọ.

Ngoài ra còn có u màng não, các u có nguồn gốc từ mạch máu… Trước đây u não được chẩn đoán sau những trường hợp mổ tử thi. Bennet và Gotli là hai tác giả lần đầu tiên đã chẩn đoán xác định và phẫu thuật lấy bỏ u não (1984),và những năm tiếp theo đó nhiều tác giả đã công bố về u não.

Về tần suất, cứ 20.000 người dân trên thế giới thì có một người bị u não, ở Mỹ theo công bố của Kiegsfield u não tính chung trong mọi lứa tuổi là 4,2 – 5,4/100.000 dân trong 1 năm. U não so với các u trong cơ thể chiếm 5,8%.

u não

Hình ảnh u não (ảnh minh họa)

Tăng áp lực nội sọ

Đặc tính chung nhất của u não là tăng áp lực nội sọ (ALNS) gồm tăng thể tích của u, tăng thể tích do phù não và ứ đọng dịch não tủy (DNT). Sự tăng áp lực nội sọ kéo dài dễ dàng ảnh hưởng đến tổ chức não và dây thần kinh sọ dẫn đến tình trạng thay đổi tổ chức não biểu hiện rối loạn hoạt động chức năng của não và sau đó thay đổi thực thể của não.

* Dịch não tuỷ

Luôn luôn có một quá trình cân bằng giữa sự sản sinh và hấp thu DNT nên số lượng DNT tương đối hằng định do đó áp lực nội sọ ít thay đổi. Nếu rối loạn quá trình sinh sản và hấp thu hoặc có sự chèn ép trên các kênh DNT sẽ gây ra ứ đọng và dẫn đến tăng ALNS.

* Sự tăng thể tích và vị trí của u

Sự tăng thể tích và vị trí của u giữ vai trò then chốt trong tăng ALNS. Nhất là khi u càng lớn và vị trí càng gần với đường truyền của DNT thì ALNS càng tăng nhiều.

* Phù não

Cũng là một yếu tố gây tăng ALNS được xác định trên CT Scanner (1981) Kazner dựa trên hình ảnh X quang để chia u thành 3 mức độ phù:

  • Phù mức độ I: rìa phù quanh u tới 2cm.
  • Phù mức độ II: rìa phù quanh u trên 2cm, có thể chiếm tới một nửa bán cầu.
  • Phù mức độ III: phù lan rộng hơn nửa bán cầu đại não, thậm chí phù sang bán cầu não đối bên.

Phân loại u não

Người ta phân loại u não theo tổ chức học, theo nguồn gốc phôi thai học và gần đây từ năm 1971 đến 1976 đã có nhiều hội nghị tại Thụy Sĩ của các nhà thần kinh trên thế giới đã đưa ra bảng phân loại tổ chức học quốc tế của u hệ thống thần kinh trung ương hiện nay.

Theo nguồn gốc phôi thai

* U ngoại bì thần kinh

  • Medolloblastoma
  • Spongioblastoma
  • Oligodendroglioma
  • Astrocytoma và Astroblastoma
  • Glioblastoma multiforme
  • Paraglioma

* U trung bì

  • U màng não
  • U máu
  • U biểu mô

* U ngoại bì

  • Graniopharyngioma
  • Hypophysenadenoma

* U hỗn hợp

  • Epidermoid
  • Teratoma
  • Cholesteatoma

Triệu chứng u não

Triệu chứng lâm sàng

Trong thăm khám lâm sàng vấn đề phát hiện và chẩn đoán u não còn dựa vào điều kiện trang thiết bị của các cơ sở y tế tại các nước phát triển khi về mặt lâm sàng có dấu hiệu nghi ngờ u não người ta đều dùng các phương tiện chẩn đoán hiện đại như CT Scanner hoặc IRM. Công việc này rất  nhanh chóng, đơn giản mà có hiệu quả cao thu về hình ảnh tối ưu, vị trí kích thước rất rõ ràng và việc đánh giá bản chất của khối u cũng khá chính xác. Ở nước ta việc thăm khám các triệu chứng lâm sàng vẫn còn giữ vị trí quan trọng để có hướng chẩn đoán chính xác hơn.

  • Động kinh là dấu hiệu thần kinh gợi ý nghĩ đến u não trong khoảng 40% trường hợp.
  • Một vài dấu hiệu thần kinh khu trú nào đó từ nhẹ đến nặng như liệt một dây thần kinh sọ nào đó, yếu tay chân, giảm trí nhớ hoặc thị lực giảm cũng có thể gợi ý đến u não.
  • Hội chứng tăng ALNS với nhức đầu lan toả, buồn nôn ói mửa, soi đáy mắt có phù gai thị là những triệu chứng có giá trị khi nghĩ đến u não.
  • Người ta thấy rằng 80-90% bệnh nhân bị u não đều có đau đầu cục bộ hoặc toàn thể.

Đau đầu cục bộ được giải thích do yếu tố cơ học chèn ép vào các dây thần kinh sọ não hoặc các xoang tĩnh mạch gây ra phản xạ co thắt các mạch máu của não và màng não. Bruns và Busep cho rằng đau đầu toàn thể là do tăng ALNS, sự kích thích các thụ cảm thể do tăng ALNS cho nên khi chọc não thất hoặc cho thuốc chống phù não thì đau đầu đỡ hơn. Người ta cũng chứng minh rằng nếu tràn dịch não thất chỉ gây giãn một bên não thất thì đau đầu cũng chỉ  biểu hiện nửa đầu cùng bên (Wolff và Agdubr).

Tuy nhiên trên lâm sàng cũng ghi nhận có những trường hợp u não nhưng có một khoảng thời gian rất dài không có biểu hiện đau đầu, tính chất đau đầu có thể dữ dội hoặc rất mơ hồ không rõ vị trí đau. Tính chất của đau đầu trong u não là đau thường xuyên và có xu hướng ngày một tăng thêm, phát sinh khi xúc cảm mạnh, khi ho, khi đỡ bệnh nhân ngồi dậy quá mạnh và đau tăng hoặc giảm đôi khi phụ thuộc và tư thế đầu.

  • Nôn: có khoảng 65-68% trường hợp có biểu hiện nôn là dấu hiệu của tăng ALNS. Nôn trong u não có đặc điểm là nôn vọt, nôn không liên quan với bữa ăn, không có biểu hiện cơn đau bụng trước nôn. Trong các u não ở hố sau hay gặp nôn nhiều nhất, u ở trên lều là ít gặp nhất, chóng mặt có thể đồng thời với nôn và buồn nôn và cũng gặp ở các u sọ ở hố sau.
  • Phù gai thị: phù hoặc teo gai thị giác là triệu chứng khách quan khi tăng ALNS sẽ đè ép vào các bó mạch của dây thần kinh thị giác dẫn đến ứ máu tĩnh mạch và phù gai thị. Phù nề gai thị sẽ dẫn đến teo gai thị giác, cho nên cần phải khám và phát hiện sớm hội chứng tăng ALNS để tránh di chứng về mắt.

Các triệu chứng chẩn đoán định khu

* U trên lều

– U thùy trán

Giảm trí nhớ và sự chú ý là biểu hiện rối loạn tâm thần thường gặp trong u não thùy trán. Ngoài ra, có thể xuất hiện bệnh lý khoái cảm châm chọc hay cười không duyên cớ và đôi lúc thô bạo, có thể mất khứu giác và teo dây thần kinh thị giác. Phần trước của thuỳ trán có thể gây ảnh hưởng dây thần kinh số III, IV, V; có thể mất ngôn ngữ vận động nếu u ở phía sau thùy trán.

– U thùy đỉnh

Biểu hiện đặc trưng của u thùy đỉnh là rối loạn cảm giác và rối loạn vận động, giảm cảm giác, xúc giác, mất khả năng định vị vị trí không gian, các rối loạn vận động thường kín đáo.

– U thùy thái dương

Nếu u đè ép vào hồi móc sẽ gây nên ảo khứu, ảo thính và ảo thị, rối loạn ngôn ngữ. Một số bệnh nhân biểu hiện mất nhớ ngôn ngữ khi tổn thương phần sau thùy thái dương và phần dưới thùy đỉnh, bệnh nhân mất khả năng gọi đúng tên đồ vật. Nếu u ở đáy sọ chèn ép dây thần kinh vận nhãn  chung gây sụp mi, giãn đồng tử.

– U não thùy chẩm

Biểu hiện giảm thị lực, nếu u to lều tiểu não bị kéo căng và đẩy xuống thì các triệu chứng tiểu não có thể xuất hiện bao gồm mất phản xạ giác mạc và tổn thương dây VI.

U thùy chẩm ít gặp hơn so với các vị trí khác. Hội chứng tăng áp lực trong sọ thường biểu hiện sớm vì chèn ép vào cống não. Để chẩn đoán có thể dựa vào hội chứng tăng ALNS và hội chứng tiểu não kín đáo.

– U não thất

Ở não thất III và IV triệu chứng điển hình là đau đầu thành cơn và đau dữ dội, biểu hiện tăng ALNS sớm, buồn nôn, phù gai thị. Thường hay gây tắc đường dẫn đặt não tủy và gây ra tình trạng tràn dịch não thất. Đối với u não thất bên thì ít gặp hơn.

– U tuyến yên

Chiếm 7,7-9,5% so với tất cả u não (Burdnco và Elsberg). 98% u tuyến yên là u thùy trước, rối loạn nội tiết là triệu chứng cơ bản của u tuyến yên  bao gồm:

  • Loạn dưỡng-phì-thiểu năng sinh dục
  • To đầu ngón và chứng khổng lồ
  • Rối loạn thị giác: tùy theo vị trí của u so với giao thoa thị giác
  • U sọ hầu

Xếp vào u bẩm sinh là dạng u trên yên. Trong y văn người ta nói đến chúng như là u tuyến yên. U sọ hầu có 4 thể:

  • U sọ hầu chắc
  • U sọ hầu dạng nang
  • U sọ hầu vôi hoá
  • U sọ hầu hỗn hợp cả 3 loại trên

Biểu hiện lâm sàng: đau đầu, giảm thị lực, rối loạn giấc ngủ, ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, tăng ALNS, rối loạn nội tiết, béo phì, thiểu năng sinh dục.

* U sọ hố sau (dưới lều)

– U góc cầu tiểu não

Giới hạn bởi tiểu não, phần trên của hành não và phần bên của cầu não. Nếu u phát triển về bán cầu tiểu não mà đè ép ít về phía hành não và cầu não thì phẫu thuật tương đối đơn giản, nhưng nếu u chủ yếu phát triển về phía cầu não và hành não sẽ gây tổn thương các mạch máu nuôi hành-cầu não do bị đè ép và do đó lấy bỏ hoàn toàn u là rất khó khăn. Các u ở góc cầu tiểu não hay gặp:

  • U dây thần kinh thính giác (u dây VIII), bệnh gặp nhiều ở phụ nữ nhiều hơn nam giới
  • U màng não phát triển ở bờ trên xương đá.

Triệu chứng của u góc cầu tiểu não: ù tai, chóng mặt, giảm thính lực. Nếu có biểu hiện tê ở mặt và lưỡi là do u chèn ép vào dây V.

– U tiểu não

Có thể gặp ở thùy giun hoặc ở bán cầu tiểu não. Triệu chứng: đau đầu, xu hướng ngày một tăng, Hội chứng tăng ALNS rõ, buồn nôn và nôn.

Rối loạn dáng đi, đi không vững, lảo đảo do rối loạn thăng bằng, bệnh nhân hay bị té ngã phía bên u.

* U các dây thần kinh sọ

Gồm các u dây thần kinh thị giác, giao thoa thị giác, dây thần kinh thính giác.

Triệu chứng cận lâm sàng

* X quang hộp sọ

Chụp sọ có thể thấy hình ảnh tăng ALNS, các đường khớp cách xa nhau, dấu ấn ngón tay. Lưu ý rằng thời gian tăng ALNS từ 6 tháng trở lên thì các dấu hiệu trên mới có giá trị. Ngoài ra có thể  thấy hình ảnh biến đổi ở hố yên như bào mòn hố yên và mất chất vôi do tăng ALNS lâu ngày. Đối với u sọ hầu có thể thấy u bị ngấm vôi toàn bộ. Hình ảnh tiêu xương có thể gặp trong u dây VIII làm cho lỗ tai trong rộng ra và thay đổi bờ trên xương đá. Các u màng não cũng có thể ăn khuyết xương sọ.

* Điện não đồ

Đo điện não có thể phát hiện được những sóng chậm delta, bêta ở một khu vực nào đó nếu kết hợp với các triệu chứng lâm sàng đúng đắn có thể giúp ta chẩn đoán định khu của u não.

* Siêu âm

Siêu âm đường giữa, nếu có sự dịch chuyển của đường giữa từ 1-1,5cm có giá trị chẩn đoán. Siêu âm hai chiều (Doppler), được áp dụng trong việc chẩn đoán bệnh não ở trẻ sơ sinh thóp còn hở, phương pháp siêu âm hai chiều thuận lợi và rẻ tiền trong chẩn đoán u não đối với trẻ em.

Đối với người lớn có thể khoanh một lỗ sọ để chẩn đoán như trên.

* Chụp động mạch não

Đây là phương tiện chẩn đoán u não trong những thập niên 70, lần đầu tiên do Egas Monis thực hiện năm 1927 qua hai đường từ động mạch cảnh trong (CAG) và động mạch đốt sống (VAG).

Ngoài ra người ta cũng chụp được động mạch não bằng kỹ thuật Seldinger (1953) bằng chọc kim vào động mạch đùi và luồn cathéter lên động mạch đốt sống.

Sự tăng sinh và xô đẩy mạch máu trong não là hình ảnh gián tiếp của khối choán chỗ.

* Chụp cắt lớp vi tính

Hình ảnh vi tính cho phép xác định được vị  trí, kích thước của tổ chức học u não. Theo S.Wende, trong 3750 trường hợp u não vấn đề chẩn đoán tổ chức học trên phim cắt lớp vi tính đúng đến 80% trường hợp, trong đó loại meningioma chẩn đoán đúng 84% các trường hợp.

* Chụp cộng hưởng từ (MRI)

– Định vị được vị trí của u não

– Đánh giá sự tương quan 3 chiều của thương tổn với tổ chức lân cận

Điều trị

Gồm: phẫu thuật, tia xạ, hoá chất.

Phẫu thuật

Mục tiêu của việc phẫu thuật là loại bỏ u và không gây tổn thương đến tổ chức não lành. Tuy nhiên mục tiêu đó đạt được hay không còn phụ thuộc vào vị trí u nông hay sâu, u có giới hạn rõ hay không. Liên quan với u, khối lượng u và trình độ chuyên khoa của phẫu thuật viên. Nhờ chụp cắt lớp vi tính và kính hiển vi phẫu thuật người ta có thể lấy bỏ u một cách triệt để hơn. Tuy nhiên không phải loại u nào cũng có thể lấy bỏ triệt để được, u màng não có giới hạn rõ nhưng đôi khi cũng chỉ lấy được một phần.

U não ở sâu, ở hành não, thân não, ở các mạch máu lớn, ở nền sọ thì việc lấy bỏ u sẽ rất khó khăn vì gần trung khu hô hấp, tim mạch và khó cầm máu.

Điều trị tia xạ

Tia phóng xạ trước hết được dùng để diệt những tế bào ác tính còn lại sử dụng sau khi cắt bỏ hoặc những u ác tính ở sâu mà người ta chỉ phẫu thuật tối thiểu Stereotaxy với kết quả giải phẫu bệnh kèm theo. Người ta còn dùng để ngăn không cho các u lành tính hoặc tương đối lành tính tái phát như Adenoma tuyến yên hoặc Craniopharynoma. Nói chung trong những năm qua điều trị các u não bằng tia phóng xạ đã có những bước tiến đáng kể do sự tiến bộ của trang thiết bị máy móc. Đặc biệt từ năm 2005, Bệnh viện Trường Đại học y Dược Huế đã dùng dao gamma điều trị u não, phẫu thuật an toàn, hiệu quả cao.

Điều trị hoá chất

Hiện nay kết quả điều trị u ác tính bằng hoá chất rất đáng khích lệ, nhưng đối với u của mô não chưa thay đổi rõ rệt về tiên lượng. Người ta khuyên chỉ nên dùng các hoá chất trong những trường hợp u ác tính phát triển nhanh, cụ thể đối với các loại Glioblastoma, Astrocytoma độ III và độ IV. Nhiều tác giả đã cho rằng hoá chất đã làm cho kết quả điều trị tốt hơn.

Các hoá chất được dùng trong điều trị u não có thể kể một vài loại sau: Cyclophosphamide (Endoxan), 5 Fluoro-Uracyle (5FU), Methotrexate (Aethopterin), Vincristine (Oncovin), Mythramycine (Mithrancin), Doxorabicine (Adriamycine).

Benh.vn

Bài viết Triệu chứng chẩn đoán, xử trí ngoại khoa bệnh u não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-chan-doan-xu-tri-ngoai-khoa-benh-u-nao-4203/feed/ 0
Các thể ung thư não https://benh.vn/cac-the-ung-thu-nao-1961/ https://benh.vn/cac-the-ung-thu-nao-1961/#respond Sun, 29 Jul 2018 04:04:57 +0000 http://benh2.vn/cac-the-ung-thu-nao-1961/ Khối u não là một khối tụ hội hoặc tăng trưởng của các tế bào bất thường trong não. Nhiều loại khối u não khác nhau tồn tại. Một số khối u não là lành tính và một số khối khác là ung thư. Các khối u não có thể bắt đầu trong não, hoặc ung thư có thể bắt đầu ở các bộ phận khác của cơ thể và lan tới não.

Bài viết Các thể ung thư não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khối u não (ung thư não) là một khối tụ hội hoặc tăng trưởng của các tế bào bất thường trong não. Nhiều loại khối u não khác nhau tồn tại. Một số khối u não là lành tính và một số khối khác là ung thư. Các khối u não có thể bắt đầu trong não, hoặc ung thư có thể bắt đầu ở các bộ phận khác của cơ thể và lan tới não.

Hình ảnh khối u trong não

Lựa chọn điều trị khối u não phụ thuộc vào loại u não có, cũng như kích thước và vị trí của nó.

Triệu chứng u não

Các dấu hiệu và triệu chứng của khối u não khác nhau rất nhiều và phụ thuộc vào kích thước khối của u não, vị trí và tốc độ tăng trưởng. Dấu hiệu và triệu chứng gây ra bởi khối u não có thể bao gồm:

  • Đau đầu mới khởi phát hoặc thay đổi trong mô hình đau.
  • Nhức đầu dần dần trở thành thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn.
  • Không giải thích được buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Tầm nhìn có vấn đề, chẳng hạn như mắt mờ, nhìn đôi hoặc mất thị giác ngoại vi.
  • Dần dần mất cảm giác hoặc vận động ở một cánh tay hoặc một chân.
  • Nói khó.
  • Lẫn lộn trong các vấn đề hàng ngày
  • Thay đổi nhân cách hoặc hành vi
  • Động kinh, đặc biệt là ở những người không có tiền sử động kinh.

Gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu và triệu chứng như trên. Có thể bao gồm nhức đầu dần dần xấu đi, đặc biệt nghiêm trọng khi luôn luôn ở cùng một vị trí, hoặc có kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa hoặc bị mờ hoặc nhìn đôi.

Phân loại u não

Các khối u não bắt đầu trong não (u não tiên phát)

U não bắt nguồn từ chính bản thân não hoặc trong các mô gần nó, chẳng hạn như trong não – bao gồm màng não, dây thần kinh sọ, tuyến yên hoặc tuyến tùng. U não tiên phát bắt đầu khi các tế bào bình thường có các lỗi (đột biến) trong DNA. Những đột biến này cho phép tế bào phát triển và phân chia ở mức tăng và tiếp tục sống khi tế bào khỏe mạnh chết. Kết quả là khối lượng của tế bào bất thường tạo thành một khối u.

U não tiên phát ít phổ biến hơn là u não thứ phát, trong đó ung thư bắt đầu ở nơi khác và lan truyền đến não. Nhiều loại khác nhau của các khối u não tiên phát tồn tại. Cho từng tên từ loại tế bào có liên quan. Ví dụ bao gồm:

  • Acoustic neuroma.
  • Astrocytoma, còn được gọi là glioma, bao gồm astrocytoma anaplastic và glioblastoma.
  • Ependymoma.
  • Ependymoblastoma.
  • Khối u tế bào mầm.
  • Medulloblastoma.
  • Meningioma.
  • Neuroblastoma.
  • Oligodendroglioma.
  • Pineoblastoma.
  • Ung thư bắt đầu ở nơi khác và lan truyền đến não

U não thứ phát (di căn)

Là kết quả của khối u  bắt đầu ở nơi khác trong cơ thể và sau đó lây lan đến não. U não thứ phát thường xuyên nhất xảy ra ở những người có tiền sử bệnh ung thư. Nhưng trong trường hợp hiếm hoi, một khối u di căn não có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư bắt đầu ở nơi khác trong cơ thể.

U não thứ phát phổ biến hơn so với những khối u não tiên phát. Bất kỳ ung thư cũng có thể lan truyền đến não, nhưng các loại phổ biến nhất bao gồm:

  • Ung thư vú.
  • Ung thư ruột kết.
  • Ung thư thận.
  • Ung thư phổi.
  • Khối u ác tính

Các xét nghiệm và chẩn đoán

Nếu nghi ngờ có một khối u não, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm và thủ tục, bao gồm:

– Khám thần kinh

Một buổi khám thần kinh có thể bao gồm: kiểm tra thị lực, thính giác, thăng bằng, phối hợp và phản xạ. Khó khăn trong một hoặc nhiều lãnh vực có thể cung cấp manh mối về một phần của bộ não mà có thể bị ảnh hưởng bởi một khối u não.

– Các kiểm tra hình ảnh

Chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng để giúp chẩn đoán khối u não. Trong một số trường hợp thuốc nhuộm có thể được tiêm qua tĩnh mạch ở cánh tay trước khi MRI. Một số MRI, bao gồm cả MRI chức năng, MRI tưới máu và quang phổ học cộng hưởng từ có thể giúp bác sĩ đánh giá khối u và kế hoạch điều trị. Kiểm tra hình ảnh chụp cắt lớp khác có thể bao gồm cắt lớp vi tính (CT) và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).

– Các xét nghiệm để tìm ung thư ở các bộ phận khác

Nếu nghi ngờ khối u não có thể là một kết quả của ung thư đã lan rộng từ một vùng khác của cơ thể, bác sĩ có thể khuyên nên thử nghiệm để xác định nguồn gốc bệnh ung thư. Ví dụ, có thể CT scan lồng ngực để tìm những dấu hiệu của ung thư phổi.

– Thu thập và thử nghiệm mẫu tế bào bất thường (sinh thiết)

Sinh thiết có thể được thực hiện như một phần để loại bỏ các khối u não, hoặc sinh thiết có thể được thực hiện bằng cách sử dụng kim tiêm. Kim sinh thiết có thể được thực hiện cho các khối u não ở các khu vực khó tiếp cận hoặc các khu vực rất nhạy cảm trong não. Giải phẫu thần kinh một lỗ nhỏ, được gọi là một lỗ burr vào hộp sọ. Một kim nhỏ sau đó đưa qua lỗ. Mô được lấy ra bằng cách sử dụng kim tiêm, thường hướng dẫn của CT hay MRI. Các mẫu sinh thiết sau đó đã được xem dưới kính hiển vi để xác định xem nó là ung thư hoặc lành tính. Thông tin này là hữu ích trong việc hướng dẫn điều trị.

Theo Benh.vn

Bài viết Các thể ung thư não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-the-ung-thu-nao-1961/feed/ 0
Giải pháp điều trị bại não cho trẻ từ tế bào gốc https://benh.vn/giai-phap-dieu-tri-bai-nao-cho-tre-tu-te-bao-goc-9406/ https://benh.vn/giai-phap-dieu-tri-bai-nao-cho-tre-tu-te-bao-goc-9406/#respond Sat, 21 Jul 2018 07:07:04 +0000 http://benh2.vn/giai-phap-dieu-tri-bai-nao-cho-tre-tu-te-bao-goc-9406/ Theo thống kê, thế giới đã ghi nhận có hơn 100 bệnh đã được điều trị bằng phương pháp dựa vào tế bào gốc. Phát huy tính ưu việt trên, ghép tế bào gốc đang được áp dụng thành công trong điều trị bại não ở trẻ nhỏ.

Bài viết Giải pháp điều trị bại não cho trẻ từ tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thống kê, thế giới đã ghi nhận có hơn 100 bệnh đã được điều trị bằng phương pháp dựa vào tế bào gốc. Phát huy tính ưu việt trên, ghép tế bào gốc đang được áp dụng thành công trong điều trị bại não ở trẻ nhỏ.

Thành công của Việt Nam khi điều trị bại não

Tạp chí  BMC Pediatrics – một trong số 20 tạp chí y khoa hàng đầu thế giới vừa công bố kết quả “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân điều trị bại não ở trẻ em” của GS Nguyễn Thanh Liêm cùng đồng nghiệp Vinmec. Đến nay, đây là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về tế bào gốc tự thân từ tủy xương điều trị bại não được công bố trên thế giới.

Với thành công của công trình nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân để điều trị bại não ở trẻ em, Việt Nam đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc chứng minh ghép tế bào gốc tự thân từ tủy xương là phương pháp an toàn và hiệu quả…

Tương lai của phương pháp ghép tế bào gốc

Bác sĩ Nguyễn Thị Thịnh, khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec (Hà Nội), người trực tiếp đánh giá các bệnh nhân trước và sau ghép cho biết: “Phương pháp này an toàn với hầu hết bệnh nhân. Chỉ có một số ít ca bị sốt nhẹ và đau, nhưng khi dùng thuốc đều kiểm soát được các tác dụng phụ này. Kết quả cho thấy, 100% bệnh nhân bại não do thiếu oxy đều có cải thiện chức năng vận động sau ghép”.

GS. TS. Nguyễn Thanh Liêm – Viện trưởng Viện nghiên cứu tế bào gốc – Công nghệ gene Vinmec chia sẻ: “Với mỗi trường hợp, trước khi điều trị, chúng tôi phải thăm khám rất kỹ nhằm xác định mức độ phù hợp của bệnh nhận với phương pháp ghép tế bào gốc”, “Khi đủ yêu cầu cấy ghép, quá trình tách chiết và ghép phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng tuyệt đối. Sau đó, bệnh  nhân tiếp tục được kỹ thuật viên hướng dẫn tập phục hồi chức năng tại bệnh viện và tại nhà. Quy trình được quản lý chặt chẽ, theo chuẩn quốc tế để nhằm đạt hiệu quả cao nhất”.

Với những thành công trên, các bác sĩ đang nỗ lực đưa các tiến bộ về di truyền và tế bào gốc trên thế giới ứng dụng vào thực tế lâm sàng tại Việt Nam để hàng nghìn người mắc bệnh hiểm nghèo có cơ hội sống khỏe mạnh hơn.

Được biết, ngoài ứng dụng ghép tế bào gốc chữa bại não, từ đầu năm 2014, Vinmec áp dụng phương pháp này điều trị liệt do chấn thương cột sống, thoái hóa khớp gối, nhồi máu cơ tim, teo đường mật bẩm sinh, xơ gan, ung thư…

Quả ngọt từ “tế bào gốc”

Cháu Lê Bá Anh Đức (6 tuổi) bị bại não sau một tai nạn đuối nước. Gần nửa năm, gia đình anh Lê Bá Hồng Minh ở Thanh Hóa lúc nào cũng đau đớn trước tình trạng con mình toàn thân gồng cứng, không cử động được hay dọa cắn lưỡi, sùi bọt mép, khó thở…

Tháng 6/2016, gia đình đã đưa cháu đến bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và được chỉ định ghép tế bào gốc. Sau 2 lần ghép tế bào gốc từ tủy xương, cháu Đức đã có những biến chuyển bất ngờ như biết được bố mẹ, chơi đùa, có thể ngồi lên và đang tập đi trở lại.

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Theo ghi nhận từ đầu năm 2014 đến nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã tiếp nhận và điều trị thành công hàng chục ca bại não bằng phương pháp ghép tế bào gốc. Đó là trường hợp của bé Nguyễn Lê Nhật Lam (8 tuổi, ở huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh), người từng được công chúng xót xa nhắc tới vào giữa năm 2014 khi đối diện với tình trạng “chờ chết vì chứng bệnh lạ”.

Gần một năm bị bệnh tật hành hạ, em chỉ còn da bọc xương, tay chân co rút không cử động được, gần như sống thực vật… Sau khi điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc tại Vinmec, bé Nhật Lam đã cải thiện chức năng vận động rõ rệt, khả năng ngôn ngữ cũng ngày một tốt hơn.

Hoặc trường hợp của bé Nguyễn Phước Thanh Tuyền (11 tuổi, sống ở TP.HCM) là một trong những bệnh nhân đáp ứng tốt với phương pháp ghép tế bào gốc để điều trị bệnh bại não. Sau 2 lần ghép, Tuyền đã có thay đổi rõ ràng như có thể ngồi vững, tự đi 10-15 bước, tay có thể thực hiện những cử động tinh như xúc cơm ăn…Ngoài ra nhận thức, tư duy, ngôn ngữ của Tuyền cũng có nhiều tiến bộ. Em đã có thể nói được những câu ngắn, khả năng trao đổi, tương tác với người khác tốt, làm được những phép tính đơn giản, phân biệt được màu sắc…

Với những tiến bộ kỹ thuật trên, các bác sĩ Việt Nam đã và đang khẳng định thế mạnh của mình trẻn con đường chinh phục các căn bệnh phức tạp, vô phương cứu chữa.

Bài viết Giải pháp điều trị bại não cho trẻ từ tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giai-phap-dieu-tri-bai-nao-cho-tre-tu-te-bao-goc-9406/feed/ 0