Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 26 Aug 2023 01:35:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh Than và nguyên nhân gây bệnh https://benh.vn/benh-than-va-nguyen-nhan-gay-benh-2131/ https://benh.vn/benh-than-va-nguyen-nhan-gay-benh-2131/#respond Thu, 04 Oct 2018 04:08:09 +0000 http://benh2.vn/benh-than-va-nguyen-nhan-gay-benh-2131/ Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm lây lan cao do nha bào bệnh than có khả năng tồn tại từ 20 đến 30 năm trong lòng đất, bình thường chỉ ảnh hưởng đến loài vật, đặc biệt là loài nhai lại (như dê, cừu, trâu, bò, ngựa ), bệnh có thể truyền sang người do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hay những sản phẩm của động vật hay trong chiến tranh sinh học.

Bài viết Bệnh Than và nguyên nhân gây bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm lây lan cao do nha bào bệnh than có khả năng tồn tại từ 20 đến 30 năm trong lòng đất, bình thường chỉ ảnh hưởng đến loài vật, đặc biệt là loài nhai lại (như dê, cừu, trâu, bò, ngựa ), bệnh có thể truyền sang người do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hay những sản phẩm của động vật hay trong chiến tranh sinh học.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh than

Vi khuẩn gây ra bệnh than có tên là Bacillus anthracis, được phát hiện bởi một bác sĩ người Đức và là nhà khoa học, TS Robert Koch. Khuẩn này là một trực khuẩn hình que vi nó giống như những toa xe lửa, kích thước dài 4 – 8 µm ngang 1 – 1,5 µm. Bào tử khuẩn có sức đề kháng tốt, nó có thể tồn tại trong đất và các sản phẩm từ động vật hàng chục năm.

Bào tử khẩn (spore) sống được trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt trong trong đất, nước, bề mặt các vật dụng. Nó có khả năng chống lại được ánh sáng, tia cực tím, nó chỉ bị tiêu diệt khi đun sôi 100o C trong 30 phút. Bào tử hoạt động trở lại khi điều kiện môi trường thuận lợi trên người cũng như trên động vật nó sẽ sinh ra độc tố (toxin)

2. Bệnh than lây truyền bằng cách nào

– Phổ biến nhất là nhiễm qua da bị tổn thương, gây ra vết thương đáng sợ do tiếp xúc trực tiếp qua da động vật bị nhiễm nhưng thường tự “bay” mà không cần điều trị.

– Nếu nuốt phải khuẩn than do ăn phải thức ăn động vật bị nhiễm nấu không chín.

–  Nặng nhất là lây qua đường hô hấp, khuẩn than sẽ xâm nhập được vào các tuyến bạch huyết ở ngực, sinh sôi nảy nở và sản xuất các chất độc gây tử vong. có thể mắc bệnh rất nặng, thậm chí là tử vong.

Bệnh có khả năng gây tử vong cho người bệnh. Ở các nước phương Tây, động vật được chủng ngừa để phòng chống bệnh than.

3. Thời gian ủ bệnh của bệnh than

Thời gian ủ bệnh được tính từ khi tiếp xúc với vi khuẩn bệnh than đến khi xuất hiện triệu chứng. Thời kỳ ủ bệnh tương đối ngắn, thường từ 1-5 ngày. Giống như các bệnh truyền nhiễm khác, thời kỳ ủ bệnh của bệnh than khá âm thầm, khó nhận biết.

Bài viết Bệnh Than và nguyên nhân gây bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-than-va-nguyen-nhan-gay-benh-2131/feed/ 0
Chẩn đoán và điều trị bệnh than https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-benh-than-2134/ https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-benh-than-2134/#respond Mon, 16 Nov 2015 04:08:13 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-va-dieu-tri-benh-than-2134/ Chẩn đoán và điều trị bệnh Than

Bài viết Chẩn đoán và điều trị bệnh than đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chẩn đoán và điều trị bệnh Than

Chẩn đoán bệnh than

Các bác sĩ ở Hoa Kz rất hiếm khi thấy một bệnh nhân mắc bệnh than. Hướng dẫn và các định nghĩa trường hợp của CDC có sẵn để giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh than, lấy bệnh sử để xác định cách mà sự phơi nhiễm có thể đã xảy ra, và yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết.

Nếu nghi ngờ bệnh than nhiễm qua đường hô hấp, X-Quang ngực hay chụp CT có thể xác nhận liệu bệnh nhân có bị mở rộng trung thất hay tràn dịch màng phổi hay không, và đó là những kết luận X-Quang thường thấy ở bệnh nhân bị bệnh than nhiễm qua đường hô hấp.

Các cách duy nhất để xác nhận một chẩn đoán Bệnh Than là:

Đo lường các kháng thể hay độc tố trong máu Xét nghiệm trực tiếp để tìm vi khuẩn Bacillus anthracis trong một mẫu máu

  • Miếng gạc trên phần da thương tổn
  • Dịch cột sống
  • Các dịch hô hấp tiết ra

Các mẫu phải được lấy trước khi bệnh nhân bắt đầu dùng kháng sinh để điều trị

 Nguyên tắc điều trị:

– Với  mầm bệnh than thông thường (chủng hoang dã) là thể da dễ điều trị nhất; thể hô hấp diễn biến rất nhanh và nặng thường dẫn tới suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn nhiễm độc, viêm màng não cần được cấp cứu điều trị tích cực từ đầu; thể dạ dày – ruột khó điều trị hơn thể da, tuy không nặng bằng thể hô hấp, nhưng cũng có thể dẫn đến mất nước điện giải, mất máu, nhiễm khuẩn huyết, thủng ruột.

– Sử dụng kháng sinh đặc biệt là penicilline để điều trị bệnh than.

Bài viết Chẩn đoán và điều trị bệnh than đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-benh-than-2134/feed/ 0
Các dạng của bệnh than https://benh.vn/cac-dang-cua-benh-than-2133/ https://benh.vn/cac-dang-cua-benh-than-2133/#respond Sun, 15 Nov 2015 04:08:12 +0000 http://benh2.vn/cac-dang-cua-benh-than-2133/ Loại bệnh mà một người mắc phụ thuộc vào việc bệnh than thâm nhập cơ thể ra sao. Thông thường, bệnh than thâm nhập vào cơ thể qua da, phổi, hay hệ thống dạ dày và ruột. Tất cả các loại bệnh than cuối cùng đều có thể lan ra khắp cơ thể và gây tử vong nếu không được điều trị bằng kháng sinh.

Bài viết Các dạng của bệnh than đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Loại bệnh mà một người mắc phụ thuộc vào việc bệnh than thâm nhập cơ thể ra sao. Thông thường, bệnh than thâm nhập vào cơ thể qua da, phổi, hay hệ thống dạ dày và ruột. Tất cả các loại bệnh than cuối cùng đều có thể lan ra khắp cơ thể và gây tử vong nếu không được điều trị bằng kháng sinh.

Bệnh than Nhiễm Qua da

Khi các bào tử vi khuẩn thâm nhập vào da, thường là qua một vết cắt hay vết xước, một người có thể mắc bệnh than nhiễm qua da. Điều này có thể xảy ra khi một người chạm vào các động vật mắc bệnh hay các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh như len, da sống, hay lông.

Bệnh than nhiễm qua da thường thấy nhất ở trên đầu, cổ, cẳng tay, và bàn tay. Bệnh gây ảnh hưởng đến da và mô xung quanh chỗ nhiễm trùng.

Bệnh than nhiễm qua da là dạng lây nhiễm bệnh than phổ biến nhất, và cũng được coi là dạng ít nguy hiểm nhất. Sự nhiễm trùng thường tiến triển từ 1 đến 7 ngày sau khi bị phơi nhiễm.

Nếu không được điều trị, có tới 20% số người bị bệnh than nhiễm qua da có thể tử vong. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, hầu như toàn bộ bệnh nhân bị bệnh than nhiễm qua da đều sống sót.

Bệnh than Nhiễm Qua đường Hô hấp

Khi một người hít phải các bào tử vi khuẩn bệnh than, họ có thể mắc bệnh than nhiễm qua đường hô hấp. Người làm việc ở những nơi như nhà máy len, lò mổ, và nhà máy thuộc da có thể hít phải các bào tử vi khuẩn khi họ tiếp xúc với động vật bị bệnh hay sản phẩm bị nhiễm khuẩn được chế biến từ động vật bị bệnh.

Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp bắt đầu chủ yếu ở các hạch bạch huyết ở ngực trước khi lan ra khắp các phần còn lại của cơ thể, và cuối cùng gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng và sốc.

Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp được coi là dạng bệnh than nguy hiểm nhất. Sự nhiễm trùng thường tiến triển trong vòng một tuần sau khi bị phơi nhiễm, nhưng cũng có thể mất tới 2 tháng.

Nếu không được điều trị, chỉ có khoảng 10-15% số bệnh nhân mắc bệnh than nhiễm qua đường hô hấp sống sót. Tuy nhiên, với biện pháp điều trị tích cực, khoảng 55% số bệnh nhân sống sót.

Bệnh than Nhiễm Qua đường Tiêu hóa

Khi một người ăn thịt sống hoặc thịt chưa được nấu chín kỹ từ một động vật bị nhiễm bệnh than, họ có thể mắc bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa. Khi đã được nuốt vào trong cơ thể, các bào tử vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa phía trên (cổ họng và thực quản), dạ dày, và ruột.

Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa hiếm khi được báo cáo ở Hoa Kz. Sự nhiễm trùng thường tiến triển từ 1 đến 7 ngày sau khi bị phơi nhiễm.

Nếu không được điều trị, hơn một nửa số bệnh nhân mắc bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa sẽ tử vong. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, 60% số bệnh nhân sống sót.

Bệnh than Nhiễm Qua đường Kim tiêm

Gần đây, một loại lây nhiễm bệnh than khác đã được xác định trong số những người tiêm chích heroin ở Bắc Âu. Loại lây nhiễm này chưa bao giờ được báo cáo ở Hoa Kì

.Các triệu chứng có thể tương tự như của bệnh than nhiễm qua da, nhưng có thể có hiện tượng nhiễm trùng sâu dưới da hay trong cơ nơi mà ma túy được chích vào.

Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm có thể lan ra khắp cơ thể nhanh hơn và khó để nhận biết và điều trị hơn. Rất nhiều các loại vi khuẩn khác phổ biến hơn có thể gây ra nhiễm trùng ở da và ở vị trí tiêm, vì thế hiện tượng nhiễm trùng ở da hay ở vị trí tiêm không nhất thiết đồng nghĩa với việc người đó bị mắc bệnh than.

Bài viết Các dạng của bệnh than đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-dang-cua-benh-than-2133/feed/ 0
Bệnh Than https://benh.vn/benh-than-2126/ https://benh.vn/benh-than-2126/#respond Sun, 15 Nov 2015 02:08:03 +0000 http://benh2.vn/benh-than-2126/ Bệnh Than là bệnh rất nguy hiểm vì thực phẩm than có thể sống từ 20 đến 30 năm trong đất và rất dễ lây lan nếu không có nhận thức tốt về bệnh dịch. 

Bài viết Bệnh Than đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh Than là bệnh rất nguy hiểm vì thực phẩm than có thể sống từ 20 đến 30 năm trong đất và rất dễ lây lan nếu không có nhận thức tốt về bệnh dịch. 

Vừa qua 25 triệu bệnh nhân nhập viện với triệu chứng sốt cao và có những vết bỏng loét to mầu đen sau khi ăn phải gia súc nhiễm bệnh. Để ứng phó với dịch bệnh, trạm thú ý ở các xã đã xuống hỗ trợ người dân phát hiện bệnh và điều trị những gia súc mắc bênh. Các ban ngành liên quan đã tuyên truyền và hướng dẫn người dân cách phòng chống, đặc biệt để khống chế sự lây lan của dịch bệnh UBND các huyện đã có thông tư tạm thời dừng các hành vi giết mổ, vận chuyể , kinh doanh, tiêu thụ gia súc không rõ nguồn gốc như Trâu, bò, lợn, chó, mèo có nguy cơ mắc bệnh hoặc có biểu hiện ốm.

Theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng nếu thực hiện nghiêm túc thì sau nhiều năm mới giải quyết triệt để nha bào bệnh than trong môi trường đang có dịch. Việc thu hồi tái chế chất thải có ích và loại bỏ các chất thải nguy hại là vấn dề quan tâm của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này.

Định nghĩa

Bệnh than là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, từ động vật lây sang người, do trực khuẩn than (Bacillus anthracis) gây ra.

Biểu hiện lâm sàng ở người là hội chứng nhiễm khuẩn-nhiễm độc toàn thân nặng, tổn thương thường gặp là ở da. Thể hô hấp và tiêu hóa ít gặp nhưng rất nặng với tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh than là một trong những bệnh được xếp vào nhóm bệnh “đặc biệt nguy hiểm”. Vi khuẩn than dễ được nghiên cứu sử dụng trong chiến tranh sinh học.

Mầm bệnh

Trực khuẩn than (Bacillus anthracis) gram (+), thuộc họ Bacillaceae, là trực khuẩn lớn (3-10 x 1-1,5 mm), có vỏ bọc, không di động. Các trực khuẩn than thường đứng với nhau thành chuỗi, chung một vỏ bọc, như hình “đoạn tre”.

Ở đất, trực khuẩn tạo thành nha bào hình bầu dục, kích thước nhỏ hơn và có thể tồn tại hàng chục năm trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Nhưng nha bào dễ bị diệt khi đun sôi trong 10 phút hoặc các chất giầu oxy (thuốc tím, H2O2…).

Ở môi trường thạch máu, B. anthracis mầu trắng xám, khuẩn lạc xù xì, không tan máu hoặc tan máu yếu. Ngược lại, ở môi trường giầu CO2 (Natri bicarbonat), khuẩn lạc nhẵn.

Độc tố của B. anthracis gọi là độc tố anthrax (anthrax-toxin), gồm có 3 protein liên kết lại với nhau. Vỏ (polypeptid) có tác dụng chống thực bào.

Nguồn bệnh

Là động vật nuôi, chủ yếu là động vật ăn cỏ: Trâu, bò, ngựa, lừa, cừu, dê, lạc đà, hươu… bị bệnh. Khi chết, các động vật này làm lây lan mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Nha bào có thể tồn tại lâu dài, nhiều năm ở đất, da súc vật đã thuộc, lông động vật, thịt đóng hộp, xông khói…

Các động vật khác như lợn, chuột… cũng có thể là nguồn bệnh.

Đường lây

Đường lây chủ yếu là đường da-niêm mạc (da sây sát và niêm mạc), do tiếp xúc với mầm bệnh từ các động vật bị bệnh, chết hoặc các sản phẩm từ các động vật này (da, lông…) hoặc nha bào ở đất (lây gián tiếp).

Thứ yếu: Lây qua đường hô hấp do hít phải bụi có nha bào than (gặp trong xưởng thuộc da, chế biến lông động vật…). Trong chiến tranh sinh học, kẻ địch thường áp dụng đường lây hô hấp (phun nha bào than dạng aerosol).

Đường tiêu hóa: do ăn thịt nhiễm mầm bệnh.

Có tài liệu đề cập đến lây theo đường máu qua các côn trùng hút máu (ruồi trâu, ruồi vàng…).

Chẩn đoán xác định

Dựa vào lâm sàng (chủ yếu là thể da), dịch tễ, nhưng ý nghĩa quyết định cho chẩn đoán là xét nghiệm đặc hiệu:

Nhuộm-soi: (kỹ thuật này chỉ có giá trị định hướng). Bệnh phẩm là dịch máu ở nốt phổng mụn than, đờm, nước tiểu, phân, chất nôn, dịch tổ chức… Nhuộm gram tìm vi khuẩn: gram (+). Nhuộm Ziehl – Neelson: phát hiện nha bào.

Cấy tìm vi khuẩn.

Chẩn đoán nhanh bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang.

Phản ứng da với kháng nguyên anthraxcin: tiêm trong da 0,1ml kháng nguyên chiết suất từ màng ngoài của vi khuẩn (anthraxcin). Nếu có miễn dịch với bệnh than thì tại chỗ tiêm nổi quầng đỏ đường kính >3cm.

Điều trị bệnh

Cần điều trị thật sớm. Cách ly bệnh nhân trong buồng riêng, nhân viên phục vụ phải có găng, ủng phòng bệnh.

Kháng sinh

Penicilin G 4.000.000UI tiêm tĩnh mạch mỗi 4-6giờ x 7-10 ngày.

Hoặc: Ciprofloxacin 400mg mỗi 8-12 giờ. Tetracyclin 0,4 g/lần (hay Doxycyclin 100 mg)x4 lần/ngày x 7-10 ngày.

Các kháng sinh thay thế khác: erythromycin, amoxicillin, chloramphenicol…

Đối với thể hô hấp, tiêu hoá: cần dùng liều cao hơn và phải kết hợp hồi sức.

Các thuốc trợ tim mạch, bổ sung nước và điện giải.

Không được trích rạch các mụn vì dễ gây nhiễm khuẩn huyết.

Nếu có Gamma globulin đặc hiệu hoặc huyết thanh kháng độc tố than thì dùng tốt.

Tiêu chuẩn ra viện

Khỏi về lâm sàng: Hết sốt, ăn, ngủ, sinh hoạt bình thường, bạch cầu máu ngoại vi bình thường… Đối với thể da: mụn than đã bong vảy, liền sẹo.

Xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính ở đờm, phân, máu, cách nhau 5 ngày.

Benh.vn

Bài viết Bệnh Than đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-than-2126/feed/ 0