Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 07 Aug 2023 04:23:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị các bệnh thiếu máu https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-va-dieu-tri-cac-benh-thieu-mau-4110/ https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-va-dieu-tri-cac-benh-thieu-mau-4110/#respond Wed, 15 Mar 2023 04:49:53 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-nguyen-nhan-va-dieu-tri-cac-benh-thieu-mau-4110/ Thiếu máu (TM) là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố (HST) và lượng hồng cầu (HC) trong máu ngoại vi, dẫn đến thiếu O2 cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể, trong đó giảm lượng HST là quan trọng nhất vì huyết sắc tố là Hem vận chuyển O2.

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị các bệnh thiếu máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thiếu máu không chỉ là một bệnh đơn thuần mà chỉ một nhóm các bệnh lý có tình trạng thiếu máu. Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu vi chất, đặc biệt là sắt, bệnh mất máu, bệnh tan máu… Khi thiếu máu kéo dài mà không phải do chế độ ăn uống thì cần nghĩ tới những nguyên nhân bệnh lý khác ngoài chế độ dinh dưỡng và cần được thăm khám kịp thời.

Đặc điểm chung của thiếu máu và chức năng sinh lý của máu

Máu thực hiện chức năng sinh lý vô cùng quan trọng trong cơ thể, giúp vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng tới từng tế bào trong cơ thể và cũng giúp vận chuyển các chất cặn bã, chất thải trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào đi ra ngoài.

1. Định nghĩa thiếu máu

Thiếu máu (TM) là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố (HST) và lượng hồng cầu (HC) trong máu ngoại vi, dẫn đến thiếu O2 cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể, trong đó giảm lượng HST là quan trọng nhất vì huyết sắc tố là Hem vận chuyển O2.

– Hồng cầu và Hematocrit là những chỉ số phản ánh không trung thành của thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC), thể tích trung bình hồng cầu (MCV) dễ bị thay đổi theo tích chất thiếu máu và do những tác động của các yếu tố khác như: tình trạng cô đặc máu (mất nước do đi lỏng, nôn, bỏng) máu bị hòa loãng ở vùng núi cao, suy tim kích thích sinh nhiều HC, đa HC, HC khổng lồ.

2. Một số đặc điểm về sinh lý hồng cầu và huyết sắc tố

Hồng cầu là những tế bào không nhân, xem tươi như những chiếc đĩa lõm hai mặt, màu vàng rạ. Trên phiến kính nhuộm giemsa thấy hồng cầu hình tròn, màu hồng, ở giữa nhạt hơn.

Kích thước: đường kính 7-7,5 m , dày 2,3 m.

Thể tích 90-100 m3.

Đời sống trung bình: 100-120 ngày.

Nơi sinh sản: tủy xương.

Nơi phân hủy: hồng cầu già bị phân hủy chủ yếu tại lách, tủy xương, gan. Hàng ngày có khoảng 0,85-1% tổng số hồng cầu (HC già) bị phân hủy (huyết tán sinh lý) và một tỷ lệ tương tự hồng cầu trẻ được sinh ra để thay thế.

Nhiệm vụ cơ bản của hồng cầu là vận chuyển oxy tới các tổ chức thông qua vai trò của huyết sắc tố chứa trong hồng cầu.

Huyết sắc tố được cấu tạo bởi heme có chứa sắt và 4 chuỗi globine giống nhau từng đôi một (2 chuỗi alpha và 2 chuỗi beta). Tính chất hoá học chủ yếu của nó là có khả năng kết hợp hai chiều với phân tử oxy, vì thế nó đóng vai trò vận chuyển oxy tới tổ chức.

3. Chức năng sinh lý của máu

Máu là một chất dịch lưu thông khắp cơ thể có các chức năng rất quan trọng và phức tạp, bao gồm:

  • Hô hấp: chuyên chở oxy và khí carbonic (oxy từ phổi tới các tổ chức và carbonic từ tổ chức tới phổi).
  • Dinh dưỡng: vận chuyển các chất dinh dưỡng cơ bản: chất đạm, chất béo, đường, vitamin… từ ruột tới tổ chức, tế bào.
  • Đào thải: vận chuyển các chất cặn bã của chuyển hoá tại các tổ chức tới các cơ quan bài tiết (thận, phổi, tuyến mồ hôi…).
  • Điều hoà hoạt động các cơ quan thông qua vận chuyển các hormon và các yếu tố điều hoà thể dịch khác.
  • Điều hoà thân nhiệt.
  • Bảo vệ cơ thể: thông qua chức năng của bạch cầu, kháng thể và các chất khác.

Khối lượng máu trong cơ thể chỉ chiếm 7-9% tổng trọng lượng cơ thể, ở người trưởng thành có khoảng 75ml máu trong mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Nguyên nhân thiếu máu

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây thiếu máu, nguyên nhân có thể do chấn thương mất máu hoặc do các bệnh lý bẩm sinh.

1/ Thiếu máu do chảy máu

  • Cấp tính: sau chấn thương, chảy máu đường tiêu hóa
  • Mạn tính: giun móc, trĩ

2/ Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu

2.1. Thiếu máu do thiếu protid hay thiếu dinh dưỡng

– Nguyên nhân: do cung cấp không đủ (đói, suy dinh dưỡng), do hấp thu kém (bệnh dạ dày, ruột), do giảm tổng hợp protid (bệnh gan, RLCH), tăng thoái biến protid, mất protid (sốt, nhiễm khuẩn,bệnh thận, bỏng..)

– Đặc điểm: Thiếu máu nhược sắc, số lượng HC và huyết sắc tố giảm phụ thuộc vào mức độ thiếu máu và thiếu protid, da niêm mạc nhợt nhạt, teo cơ, phù nề.

Protid máu toàn phàn giảm, Albumin giảm, gamma globulin tăng, C và TC ngoại vi giảm

2.2. Thiếu máu do thiếu sắt

– Sắt là nguyên liệu để tổng hợp huyết cầu tố cần thiết cho sự trưởng thành của HC. Sắt từ thức ăn ở dạng Fe3+ tới dạ dày bị khử bởi HCl thành Fe2+ sau đó hấp thu quá ruột vào máu kết hợp với beta glubulin ở dạng transferrin và được đưa về dự trữ ở gan dưới dạng Feritin

– Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt

  • Mất máu, chảy máu ra ngoài cơ thể
  • Cung cấp thiếu và nhu cầu cao
  • Rối loạn hấp thu sắt: bệnh dạ dày, cắt đoạn dạ dày hay ruột ..
  • Rối loạn chuyển hoá sắt: Thiểu năng tuyến giáp, bệnh lý về gan ..

– Đặc điểm thiếu máu do thiếu sắt:

  • Thiếu máu có tính chất nhược sắc, số lượng hồng cầu, huyết cầu tố ngoại vi giảm, chỉ số nhiễm sắc giảm có nhiều hồng cầu nhỏ và HC hình nhẫn
  • Trong tuỷ xương tỷ lệ nguyên HC kiềm tăng , tỷ lệ nguyên HC đa sắc và toan giảm
  • Sắt huyết thanh giảm
  • Thiếu máu có tái sinh nhưng tốc độ và tình trạng tái sinh phụ thuộc vào sự cung cấp nguyên liệu và trạng thỏi của bệnh nhân

2.3. Thiếu máu do thiếu B12 và acid folic

Quá trình tạo hồng cầu

Thiếu máu do thiếu B12

Thiếu máu nguyên phát

  • Nguyên nhân: do thiếu chât GMP dạ dày nên không hấp thu được B12
  • Đặc điểm: Thiếu máu có tính ưu sắc, số lượng HC giảm rất thấp, huyết cầu tố giảm hơn mức bình thường, Hồng cầu to (macrocyte) d = 9 – 12 mm
  • Trong máu ngoại vi thấy giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu, xuất hiện HC khổng lồ megalo
  • Thiếu máu có tính chất ác tính, số lượng hồng cầu lưới giảm thấp hoặc không xuất hiện
  • Có RLTK như giảm trí nhớ, viêm dây TK …

– Thiếu thứ phát:

  • Nguyên nhân: do cung cấp không đầy đủ, RL hấp thu (Thiếu GMP, các bệnh về DD và ruột).
  • Đặc điểm: Thiếu Vitamin B12 thường kết hợp với thiếu protid và thiếu sắt nên tính chất thường là thiếu máu nhược sắc có đặc điểm như thiếu máu do thiếu protid và thiếu sắt

3/ Thiếu máu do RL cơ quan tạo máu

– Nguyên nhân:

  • Do nhiễm khuẩn nặng, độc tố của vi sinh vật tác động mạnh lên tuỷ xương, thường chỉ ức chế tạm thời
  • Do nhiễm độc các hoá chất như kim loại, chất độc trong bệnh lý của gan, nhiễm xạ
  • Suy nhược tủy xương, loạn sản tuỷ hay tuỷ xương bị ức chế, chèn ép trong một số bệnh ác tính: bệnh bạch cầu, K các loại, xơ hoá tuỷ xương
  • Do nội tiết: cường lách gây thiếu máu kèm theo giảm tiểu cầu , thiếu erthropoietin viêm thận mạn, thiểu năng tuyến giáp, sinh dục, tuyến yên ..

– Đặc điểm:

  • Thiếu máu nhược sắc, chất lượng hồng cầu giảm
  • Chức năng tuỷ xương bị ức chế nên giảm sản xuất 3 dòng tế bào làm suy nhược tuỷ

– Ý nghĩa

Qua đó thấy rõ giá trị và vị trí của từng loại thiếu máu riêng biệt, nhưng thực tế thì thiếu máu thường do nhiều nguyên nhân kết hợp chính vì thế người thầy thuốc phải biết phân tích tình trạng máu ngoại vi, chức năng tuỷ xương và các dấu hiệu lâm sàng khác xác định yếu tố bệnh sinh chủ yếu thì điều trị mới có kết quả

4/ Thiếu máu do huyết tán

4.1. Tan máu nguyên nhân do yếu tố hồng cầu

a) Rối loạn cấu tạo màng hồng cầu

Bệnh hồng cầu hình cầu di truyền: là loại bệnh do tổn thương màng HC, nguyên nhân là do khuyết thiếu chất spectrin ở khung tế bào HC và hậu quả là các HC dễ bị bắt giữ khi đi qua vùng tuỷ và lách, đời sống gắn do mất năng lượng nhanh vì hình dạng thay đổi

Bệnh hồng cầu hình bầu dục: hiếm gặp

b) Do rối loạn Hb bẩm sinh

Bệnh thalassemia: là bệnh do rối loạn gen điều hoà sự tổng hợp protein của Hb, nguyên nhân là trong chuỗi polypeptid thỡ HbA (alpha2, beta2) bị chuyển thành HbF (alpha2, gama2) loại huyết sắc tố ở thời kỳ bào thai do gen điều hoà tăng tổng hợp chuỗi

Bệnh do rối loạn cấu trúc Hb: do bất thường của gen cấu trúc một aa bị thay thế bởi một aa khác trong một dãy polypeptid sẽ tạo nên một loại Hb bất thường Ví dụ bệnh HC hình liềm do chuỗi polypetid õ của HbA, aa là glutamin ở vị trí số 6 bị thay thế bằng valin

c) Rối loạn enzym của hồng cầu

Nguyên nhân là do thiếu hụt men G_6PDH và enzym pyruvatkinase bệnh này di truyền lặn liên quan đến giới tính (NST-X) thường là nam giới

4.2. Tan máu do nguyên nhân bên ngoài hồng cầu

Nguyên nhân do trong huyết tương có các yếu tố chống HC

a) Do miễn dịch

– Tan máu tự nhiên

  • Tan máu tự miễn kháng thể ấm: Tự KT ấm thường là IgG hoạt động tối ưu 370C là loại hay gặp nhất gây tan máu khi có hoặc ngay cả khi không có cố định bổ thể và thường đặc hiệu với KN Rh
  • Tan máu tự miễn kháng thể lạnh: Tự KT thường là IgM đôi khi là IgG. Tính phản ứng với lạnh do KN chứ không phải do KT, t0 thấp làm cho KN bộc lộ rừ hơn trên màng do đó dễ tác dụng với bổ thể

– Tan máu do truyền nhầm loại: Do KT kết hợp đặc hiệu với KN trên màng HC người cho gây hoạt hoá bổ thể và tan HC

  • Do yếu tố Rh: Người mẹ Rh(-) ,con Rh(+), HC của con sẽ vào máu mẹ trong lúc đẻ kích thích cơ thể mẹ tạo KT ,lần sinh 2 KT mẹ vào tuần hoàn của con kết hợp với KN Rh(+) gây tan máu con

b) Do các chất độc có trong máu gây vỡ hồng cầu

  • Chất hóa học, thuốc, thảo mộc …
  • Do Ký sinh trùng sốt rét, VK, VR…
  • Do yếu tố vật lý: Bỏng, truyền dung dịch nhược trương …

Đặc điểm huyết tán:

  • Thiếu máu có tính chất đẳng sắc nếu tan máu vừa phải; chuyển thành nhược sắc khi tan máu nghiêm trọng, số lượng HC giảm nhanh, dữ dội ngay trong giai đoạn đầu
  • Chất lượng hồng cầu thay đổi rõ rệt: HC đa dạng, méo mó, đa cỡ, nhiều tiểu HC và vi HC, do màng HC bị tổn thương, HC bị biến chất thoái hóa. Có nhiều HC bất thường do chuyển hóa vội vàng khi HC bị huỷ quá mức (nguyên HC, thể Joli, vòng Cabo, hạt ái kiềm…), sức bền HC và đời sống HC giảm.
  • Thiếu máu có hồi phục: HC lưới tăng rất mạnh 10 – 30%; tốc độ và tình trạng hồi phục phụ thụôc vào mức độ mất máu và tính chất của nguyên nhân gây tan máu.

Nếu có tình trạng nhiễm độc tuỷ xương thì phản ứng tăng sinh yếu ớt và hồi phục chậm khó khăn.

  • Các dấu hiệu của tan máu: tăng Hemoglobin tự do, tăng bilirubin tự do trong máu, tăng Fe huyết thanh, tăng sắc tố mật trong phân và nước tiểu.
  • Diễn biến của thiếumáu phụ thuộc nguyên nhân tan máu: tan máu trong huyết quản thì diễn biến thường rầm rộ, cáp tính, các dấu hiệu tan máu biểu hiện rõ rệt, có huyết cầu tố niệu và lách to mềm và đau.

Tan máu trong tế bào thì phản ứng lặng lẽ, diễn biến mạn tính, kéo dài và chỉ có huyết cầu tố niệu, các biểu hiện tan máu kín đáo, Gan lách to, rắn và không đau

Chẩn đoán thiếu máu

Để chẩn đoán thiếu máu cần phải căn cứ vào các loại xét nghiệm cận lâm sàng sau khi đã xem xét các biểu hiện trên lâm sàng thăm khám thực tế.

1/ Thiếu máu

1.1/ Cơ năng:

– Hoa mắt, chóng mặt, ù tai

– Nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ, ngủ gà,

– Hồi hộp đánh trống ngực, khó thở.

– Chán ăn, đầy bụng, đau bụng, ỉa lỏng, táo bón.

1.2/ Thực thể:

Da xanh niêm mạc nhợt(lòng bàn tay chân,mặt trong đùi, nách, môi, niêm mạc mắt)

Da niêm mạc vàng trong thiếu máu huyết tán.

Da xạm, đỏ do xung huyết.

Gai lưỡi:

  • Thiếu máu nhược sắc: gai lưỡi nhợt, mòn hoặc mất gai lưỡi.
  • Thiếu máu đẳng sắc: gai lưỡi bình thường, nhợt màu.
  • Thiếu máu ưu sắc: gai lưỡi đỏ, phì đại có vết đứt gãy.

Tóc dể rụng, gãy móng tay chân gợn sóng mất độ cong, bè.

Tim mạch: có tiếng thổi tâm thu cơ năng ở ổ van 2 lá và ổ van ĐMC: Do van trở nên hẹp tương đối so với dòng máu đi qua về khối lượng và tốc độ dòng máu.

1.3/ Cận lâm sàng;

1.3.1. Xét nghiệm máu:

  • Số lượng Hồng cầu: người Việt Nam bình thường có số lượng hồng cầu trong khoảng 3,8 – 4,5 T/l. ở Nữ thấp hơn ở nam.
  • Nếu hồng cầu dưới 3,8 T/l là thiếu máu. Nếu HC trên 5,5 T/l là đa hoặc.
  • Hình thái hồng cầu: thường người ta quan sát hình thái HC trên phiến kính nhuộm giemsa, tại những vị trí HC trải đều không chồng chất lên nhau. Bình thường HC hình tròn màu hồng, ở giữa hơi nhạt hơn.

Trong bệnh lý thiếu máu có thể thấy:

  • Hồng cầu nhạt màu, hình nhẫn, HC bóng ma trong thiếu máu nhược sắc nặng.
  • Hồng cầu đa hình thể: hình quả lê, hình bầu dục, quả chùy, răng cưa… trong thiếu máu nặng.
  • Hồng cầu hình bia bắn, hình lưỡi liềm, hình bi… trong thiếu máu huyết tán bẩm sinh di truyền.
  • Có những thể bất thường trong hồng cầu: như thể Jolly, vòng Cabott là những di sót của nhân do quá trình chuyển hoá quá vội vàng của HC non trong tủy xương, gặp trong thiếu máu huyết tán hoặc thể Heinz, hạt kiềm… gặp trong thiếu máu do nhiễm độc một số hoá chất (nhiễm độc TNT, chì vô cơ…).
  • Có thể thấy nguyên hồng cầu trong máu ngoại vi, gặp trong thiếu máu huyết tán, thiếu máu sau chảy máu cấp, bệnh lách sinh tủy…

Kích thước HC: hồng cầu bình thường có đường kính khoảng 7mm. Trong thiếu máu có thể thấy:

  • Hồng cầu bé (microcyte) d = 5 – 6 mm, gặp trong thiếu máu thiếu sắt
  • Hồng cầu to (macrocyte) d = 9 – 12 mm, gặp trong thiếu máu do thiếu acid folic, vitamin B12.

– Hồng cầu khổng lồ (megalocyte): d > 12 mm, gặp trong bệnh Biermer.

Nếu đường kính HC < 5 mm thì thường là các mảnh HC vỡ.

  • Định lượng huyết sắc tố: người Việt Nam trưởng thành có lượng huyết sắc tố bình thường từ 140g/l – 160g/l, ở trẻ sơ sinh có nhiều hơn (195g/l), ở trẻ em ít có hơn (1 tuổi: 112g/l; 10 tuổi: 120g/l). Nếu tính theo nồng độ phân tử thì bình thường HST = 8,1 – 9,3mcmol/l .

Thiếu máu là khi HST ở nam < 130g/l; ở nữ < 120g/l; ở phụ nữ có mang < 110g/l.

Đây là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá thiếu máu.

  • Hematocrit: là thể tích khối HC chiếm chỗ so với lượng máu đã biết, biểu thịbằng l/l hoặc bằng tỷ lệ % giữa khối HC và máu toàn phần.

Bình thường ở nam: 0,45 – 0,50 l/l hoặc 45 – 50%. ở nữ : 0,40 – 0,45 l/l hoặc 40 – 45%.

Trong thiếu máu hematocrit thường giảm.

  • Hồng cầu lưới: là hồng cầu trẻ vừa trưởng thành từ nguyên hồng cầu ái toan trong quá trình sinh HC, là dạng chuyển tiếp giữa HC non trong tủy xương và HC trưởng thành ở ngoại vi; thời gian tồn tại ở dạng chuyển tiếp (đời sồng HC lưới) khoảng 24 – 48 giờ.

Hồng cầu lưới được nhận ra bằng phương pháp nhuộm tươi new methylen blu hoặc xanh sáng crezyl: hồng cầu lưới là những HC có chứa các hạt màu xanh sẫm nằm thành hình dây lưới. Đếm số lượng HC lưới cho ph p đánh giá trạng thái và khả năng sinh HC của tủy xương.

Bình thường hồng cầu lưới = 0,5 – 1% hoặc 0,025 – 0,050 T/l.

HC lưới giảm trong suy tủy…,

HC lưới tăng trong huyết tán, trong giai đoạn phục hồi của thiếu máu…

  • Tính toán các chỉ số HC:

Tính toán các chỉ số hồng cầu rất quan trọng, vì từ đó người ta có thể xác định được tính chất thiếu máu (nhược sắc, đẳng sắc, ưu sắc), qua đó sẽ giúp tìm hiểu nguyên nhân thiếu máu một cách dễ dàng hơn.

Nồng độ HST trung bình HC (MCHC: mean corpuscular hemoglobin concentration): là lượng HST bão hoà trong một thể tích HC.

Giới hạn bình thường của chỉ số nhiễm sắc là 0,9 – 1,1. Trong bệnh lý tùy theo sự thay đổi của chỉ số nhiễm sắc có thể phân biệt:

  • Thiếu máu đẳng sắc khi hồng cầu và huyết sắc tố giảm tương ứng,các trường hợp thiếu máu có huỷ HC vừa phải, ít hoặc không bị thiếu sắt do sắt được giữ lại để tái tạo HC
  • Thiếu máu nhược sắc khi CSNS giảm dưới 0,9 do huyết sắc tố giảm nhiều hơn so với HC, gặp ở bệnh nhân suy nhược thiếu protid, thiếu sắt, hoặc khả năng tiêu hoá hấp thu kém khả năng tổng hợp protid bị rối loạn
  • Thiếu máu ưu sắc khi CSNS trên 1,1. Đây không phải là thừa dư huyết cầu tố, số lượng Hb tuyệt đối trong một đơn vị thể tích máu giảm tuy số lượng số lượng Hb trong từng HC có tăng hơn bình thường, nguyên nhân là do thể tích HC tăng.

Bình thường mỗi hồng cầu chỉ chứa một lượng Hb nhất định khoảng 33% – 34%, khi thể tích HC tăng thì lượng Hb trong HC cũng tăng, thiếu máu ưu sắc gặp trong bênh thiếu máu ác tính.

  • Sức bền hồng cầu (trong môi trường nước muối nhược trương): Bình thường: HC bắt đầu vỡ ở nồng độ: 0,46%. HC vỡ hoàn toàn ở nồng độ: 0,34%

Nếu vỡ sớm hơn (ở nồng độ nước muối cao hơn) là sức bền HC giảm, thường gặp trong bệnh HC hình bi.

Nếu vỡ muộn hơn (ở nồng độ nước muối thấp hơn) là tăng sức bền HC thường gặp trong bệnh thalassemie.

  • Sắt huyết thanh: Bình thường: Nam: 15 – 27 mcmol/l. Nữ: 11 – 22 mcmol/l.
    Sắt huyết thanh giảm trong thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt, tăng trong thiếu máu do huyết tán, suy tủy, rối loạn chuyển hoá sắt …
  • Nghiệm pháp Coombs (Coombs HC): để phát hiện kháng thể không hoàn toàn kháng HC. Coombs trực tiếp phát hiện kháng thể đã bám vào HC, Coombs gián tiếp phát hiện kháng thể còn tự do trong huyết thanh.

Nghiệm pháp Coombs dương tính rõ trong thiếu máu huyết tán tự miễn.

1.3.2. Tủy đồ:

Chỉ định chọc tủy:

  • Các thiếu máu không thấy nguyên nhân cụ thể.
  • Thiếu máu dai dẳng khó hồi phục.
  • Các trạng thái giảm C, tăng C không do nguyên nhân vi khuẩn hoặc virus.
  • Các bệnh máu ác tính, hạch ác tính, các trạng thái rối loạn globulin máu (paraprotein), một số trường hợp ung thư…
  • Xuất huyết do giảm tiểu cầu.

Chống chỉ định:

  • Tuyệt đối: không có.
  • Tương đối: các trạng thái đe doạ chảy máu nặng, suy tim nặng, quá sợ hãi…

-> Tủy đồ bình thường ở người Việt Nam:

Trong mọi trường hợp thiếu máu, xét nghiệm tủy đồ là rất cần thiết để tìm hiểu nguyên gây thiếu máu và đánh giá khả năng phục hồi trong và sau điều trị (xem phần tủy đồ bình thường trong phần: một số xét nghiệm huyết học sử dụng trong lâm sàng).

2/ Tích chất thiếu máu:

Lâm sàng: dựa vào gai lưỡi:

  • TM nhược sắc: gai lưỡi nhợt , mòn hoặc mất gai lưỡi.
  • TM đẳng sắc: gai lưỡi bình thường, nhợt màu.
  • TM ưu sắc: gai lưỡi đỏ, phì đại có vết đứt gãy.

CLS: Dựa vào các chỉ số HC: MCHC, MCV, MCH.

  • TM nhược sắc: 3 chỉ số đều giảm
  • TM đẳng sắc: 3 chỉ số bình thường
  • TM ưu sắc: MCHCbt, MCH tăng, MCV tăng.

Dựa vào MCHC là chính để xác định tính chất TM

3/ Mức độ thiếu máu:

Người ta căn cứ vào HST để chẩn đoán thiếu máu và mức độ TM:

HST(g/l): Mức độ TM

90-<BT: nhẹ

90-60: tb

<60: Nặng

4/ Những xét nghịệm cần làm với bệnh nhân thiếu máu

Đối với một Người thiếu máu trước hết phải

  • Xét nghiệm máu ngoại vi
  • Hỏi và khám LS -> Định hướng nguyên nhân để cho làm các XN tiếp theo.

4.1/ Nguyên nhân chảy máu:

Cấp tính: sau chấn thương, chảy máu đường tiêu hóa -> soi dd-htt, XN phân

  • Đái ra máu: XQ thận tiết niệu, siêu âm.
  • Chảy máu đường sinh dục.

Mạn tính:

  • Giun móc -> XN phân tìm ấu trùng giun móc.
  • Trĩ-> soi trực tràng

4.2/ Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu:

  • Do thiếu Fe (giun móc, XHTH, cắt dd, hấp thu kém, cung cấp thiếu).

-> XN máu: số lượng HC giảm, HC nhạt màu, (hình bóng ma, vành khăn) HC nhỏ, các chỉ số HC giảm, Fe huyết thanh giảm.

Làm các XN về chức năng gan, XN phân tìm ấu trùng giun móc …

  • Do thiếu Vitamin B12,C (Biemen, giảm hấp thu, cắt dd, U, lao,sán ,bệnh gan).

XN máu: thấy nhiều HC khổng lồ Megalocyte, các chỉ số HC tăng hoặc bt

Tủy đồ: Tăng nhiều Megaloplas. ở gđ kiềm tính có tủy xanh.

  • Do thiếu acid folic
  • Do thiếu Protein.
  • Do thiếu nội tiết tố.

-> thiếu máu dinh dưỡng .

4.3/ Thiếu máu do rối loạn cơ quan tạo máu:

  • Suy nhược tủy xương .
  • Loạn sản tủy xương.
  • Tủy xương bị lấn át, chèn ép bởi tổ chức K, di căn K vào.

Cần sinh thiết tủy làm tủy đồ và XN tb học.

4.4/ Thiếu máu do huyết tán:

-> XN SHM: Bilirubin tăng cao (chủ yếu là Bili GT), Sức bền HC giảm, Coombs(+), sắt huyết thanh tăng.

-> XN phân: Stercobili tăng

-> XN nước tiểu: Urobilin nước tiểu tăng.

-> Tủy đồ dòng HC tăng sinh mạnh, HC lưới tăng.

Nguyên nhân tại HC:

  • Tổn thương màng HC (HC hình bi)
  • Giảm men G6PD -> định lượng G6PD.
  • RL HST(Thalassemie, HC lưỡi liềm).

Nguyên nhân ngoài HC:

  • Miễn dịch
  • Nhiễm độc: thuốc hóa chất , nọc độc.
  • Nhiễm trùng: KST SR -> XN máu ngoại vi tìm KST SR trong cơn
  • Bỏng.

Phân loại thiếu máu

Do có nhiều mức độ thiếu máu, nguyên nhân thiếu máu khác nhau nên việc phân loại thiếu máu cũng đa dạng dựa trên các đặc điểm đó. Có rất nhiều cách phân loại thiếu máu như:

1- Phân loại theo tính chất tiến triển:

  • Thiếu máu cấp tính,
  • Thiếu máu mạn tính.

2 – Theo kích thước hồng cầu:

Thiếu máu HC to, nhỏ, trung bình.

3. Theo tính chất thiếu máu:

  • Thiếu máu nhược sắc,
  • Thiếu máu đẳng sắc,
  • Thiếu máu ưu sắc

4 – Phân loại thiếu máu theo nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.

Theo cách này người ta chia thiếu máu làm 4 loại sau:

Thiếu máu do chảy máu:

  • Cấp tính: sau chấn thương, chảy máu dạ dày- tá tràng…
  • Mạn tính: do giun móc, trĩ chảy máu…

Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu:

Các chất cần thiết cho tạo máu hay bị thiếu thường là: sắt, vitamin B12, acid folic, vitamin C, protein, nội tiết… thường hay gặp nhất là thiếu máu dinh dưỡng.

Thiếu máu do rối loạn tạo máu:

  • Suy nhược tủy xương.
  • Loạn sản tủy xương .
  • Tủy xương bị lấn át, chèn ép do các tổ chức ác tính hoặc di căn ung thư vào tủy xương.

Thiếu máu do huyết tán:

  • Nguyên nhân tại HC: như bất thường cấu trúc màng HC (bệnh HC hình bi…), thiếu hụt men (G6PD…), rối loạn HST (thalasemie, bệnh HC hình lưỡi liềm..).
  • Nguyên nhân ngoài HC: như miễn dịch, nhiễm độc, nhiễm trùng, bỏng…

5. Phân chia thiếu máu làm 3 loại

Do chảy máu

Do rối loạn tạo HC:

  • Do thiếu yếu tố tạo hoặc.
  • Do rối loạn tạo HC ở tủy xương.

Do huyết tán.

Điều trị thiếu máu

Tùy theo nguyên nhân thiếu máu mà có cách điều trị thiếu máu riêng, mặc dù việc điều trị triệu chứng có thể tương tự nhau.

1/ Điều trị nguyên nhân thiếu máu

VD: Thiếu máu do thiếu acid folic.

  • Acid folic 5mg x 4 viên/ngày.
  • Dạng tiêm 1mg x 1 -3 ống/ngày tiêm bắp.
  • Dùng đến khi hết tình trạng thiếu máu kéo dài thêm 1 tháng để cho nhu cầu dự trữ. Thường dùng 3 – 6 tháng

2/ Điều trị thiếu máu theo cơ chế bệnh sinh

VD: Điều trị thiếu máu huyết tán tự miễn.

  • Liệu pháp corticoid: prednisolon 1-1.5mg/kg/24 giờ điều trị liều tấn công đến khi HST trở về bình thường thì giảm liều từ từ trong 4 – 6 tuần. Sau đó điều trị duy trì 30mg/ngày từng đợt trong 3 – 5 tháng, có thể giảm liều mỗi đợt 10mg cho đến khi ngừng hẳn thuốc.
  • Truyền khối HC, truyền HC rửa.
  • Cắt lách là biện pháp có hiệu quả.
  • Điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch: được chỉ định trong trường hợp tái phát sau cắt lách hoặc không cắt lách được.
  • Cyclophosphamid 50 mg x 2 viên/ngày. Thời gian điều trị 4 – 12 tháng tùy từng trường hợp

3/ Điều trị thiếu máu theo triệu chứng:

  • Truyền máu cùng nhóm
  • Sốt -> hạ sốt
  • Co giật -> chống co giật.

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị các bệnh thiếu máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-va-dieu-tri-cac-benh-thieu-mau-4110/feed/ 0
Bệnh thiếu máu ở trẻ em https://benh.vn/benh-thieu-mau-o-tre-em-4943/ https://benh.vn/benh-thieu-mau-o-tre-em-4943/#respond Fri, 12 Aug 2022 07:13:43 +0000 http://benh2.vn/benh-thieu-mau-o-tre-em-4943/ Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc hemoglobin (Hb) dưới mức bình thường so với mức bình thường ở cùng lứa tuổi và giới tính. Tình trạng thiếu máu ở trẻ em rất phổ biến tại Việt Nam, một khảo sát gần đây của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho thấy có tới gần 50% trẻ em Việt Nam có nguy cơ thiếu máu thiết sắt.

Bài viết Bệnh thiếu máu ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc hemoglobin (Hb) dưới mức bình thường so với lứa tuổi và giới tính. Tình trạng thiếu máu ở trẻ em rất phổ biến tại Việt Nam, một khảo sát gần đây của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho thấy có tới gần 50% trẻ em Việt Nam có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.

Tuổi

 Hemoglobin (Hb) – g/dl  Hematocrite (Ht) – l/l

6 tháng – 59 tháng

 11  0,33

6-11 tuổi

 11,5  0,34
12-14 tuổi  12  0,36

Thiếu máu nặng khi Hb < 7 g/dl và thiếu máu rất nặng khi Hb < 4 g/dl

Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em. Ở đây chỉ liệt kê những nguyên nhân thường gặp:

Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu

Thiếu máu do thiếu sắt (thường gặp nhất), thiếu acid folic, thiếu vitamin B12… Cơ thể cần sắt để tạo hemoglobin, nếu chế độ ăn thiếu sắt sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, uống sữa bò quá sớm cũng gây thiếu máu do lượng sắt trong sữa bò thấp.

Thiếu máu do mất máu

Các bệnh lý như xuất huyết tiêu hoá, chấn thương, xuất huyết não, chảy máu nội tạng, khớp trong các bệnh lý về máu như xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh Hemophillia, giảm prothrombin… Các bệnh lý gây chảy máu mạn tính như: nhiễm giun, loét dạ dày-tá tràng…

Thiếu máu tan máu

Ở trẻ mới đẻ nguyên nhân là do bất đồng nhóm máu mẹ con; huyết tán bẩm sinh (Thalassemia, bệnh hồng cầu nhỏ, bệnh hồng cầu hình thoi…); huyết tán mắc phải: nhiễm khuẩn, ngộ độc thuốc, sốt rét…

Thiếu máu do các bệnh máu và giảm sinh tuỷ

Ung thư máu, suy tuỷ, ung thư di căn vào tuỷ…

Các bệnh khác

Suy thận mạn tính, thiểu năng giáp, các bệnh hệ thống, rối loạn tiêu hoá kéo dài, ngộ độc đặc biệt là ngộ độc chì…

Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu

benh_thieu_mau_tre_em

Bệnh thiếu máu rất thường gặp ở trẻ em Việt Nam

  • Da xanh, niêm mạc nhợt.
  • Khó chịu.
  • Yếu ớt, rất dễ mệt khi hoạt động so với các trẻ cùng lứa tuổi.
  • Ăn kém, chậm lên cân, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Có thể mất máu đột ngột trong xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết não, tan máu cấp, chấn thương (da xanh đột ngột, có thể ngã, mất máu nặng có thể nguy hiểm tính mạng) hoặc mất máu mạn tính (da xanh dần, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi tăng dần không muốn học tập, vui chơi): thiếu máu thiếu sắt, bệnh mạn tính…

Trẻ mất máu nặng có thể có các triệu chứng: Thở nhanh nông, tăng nhịp tim, lo lắng, kích thích vật vã hoặc li bì, hôn mê.

Bệnh lý gây tan máu có thể có vàng da, nước tiểu sẫm màu, sốt khi có tan máu cấp.

Khi có dấu hiệu của thiếu máu cần đưa trẻ đến khám bệnh để có thể xét nghiệm tìm căn nguyên thiếu máu để có thể điều trị chính xác và kịp thời.

Xử trí khi trẻ thiếu máu

Tuỳ từng nguyên nhân có biện pháp điều trị hợp lý:

Thiếu máu do thiếu sắt: bổ sung chế phẩm sắt cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ, tăng cường thức ăn nhiều sắt như rau xanh, đậu, trứng, thịt. Tuy nhiên, phải theo dõi tránh lạm dụng gây ngộ độc sắt.

Điều trị các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa kéo dài và chảy máu mạn tính như nhiễm giun, loét dạ dày-tá tràng.

Điều trị các bệnh lý nội khoa gây mất máu, thiếu máu như: bệnh hệ thống, các bệnh máu, giảm sinh tuỷ, bệnh mạn tính…

Các trường hợp mất máu cấp phải bù ngay số lượng máu mất đồng thời khống chế nguyên nhân gây chảy máu như xuất huyết tiêu hoá phải nội soi cầm máu…

Phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt

Bổ sung sắt cho mẹ ngay từ khi mang thai

Đảm bảo cho trẻ được bú sữa mẹ, khi ăn dặm nên bổ sung đủ thức ăn thực vật và động vật.

Trẻ thiếu sữa mẹ, sử dụng sữa công thức nên bổ sung thêm chế phẩm sắt cho trẻ từ tháng thứ hai.

Đảm bảo chế độ ăn giàu sắt như trứng, đậu, khoai, cà chua, thịt.

Điều trị các bệnh mạn tính, phòng nhiễm giun sán.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh thiếu máu ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-thieu-mau-o-tre-em-4943/feed/ 0
Những thực phẩm cực tốt cho người thiếu máu https://benh.vn/nhung-thuc-pham-cuc-tot-cho-nguoi-thieu-mau-6472/ https://benh.vn/nhung-thuc-pham-cuc-tot-cho-nguoi-thieu-mau-6472/#respond Thu, 04 Jul 2019 05:46:38 +0000 http://benh2.vn/nhung-thuc-pham-cuc-tot-cho-nguoi-thieu-mau-6472/ Thiếu máu là tình trạng không đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đến các mô. Thiếu máu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Bài viết Những thực phẩm cực tốt cho người thiếu máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thiếu máu là tình trạng không đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đến các mô. Thiếu máu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Vậy, những người thiếu máu cần bổ sung các loại thực phẩm nào cho cơ thể?

Triệu chứng khi bị thiếu máu

– Mệt mỏi.

– Da nhợt nhạt.

– Khó thở.

– Đau ngực

– Chóng mặt.

– Lạnh tay và chân.

– Nhức đầu.

– Nhịp tim nhanh hoặc bất thường…

triệu chứng thiếu máu

Triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi, da nhợt nhạt, chóng mặt…

Nguyên nhân của bệnh thiếu máu

Thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là hình thức phổ biến của căn bệnh này. Nguyên nhân là sự thiếu hụt các nguyên tố sắt trong cơ thể. Tủy xương cần chất sắt để tạo hemoglobin.

Nếu không có đủ chất sắt, cơ thể không thể sản xuất hemoglobin đủ cho các tế bào máu đỏ. Kết quả là thiếu máu do thiếu sắt.

thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt

Sự thiếu hụt vitamin

Ngoài sắt, cơ thể cần folate và vitamin B12 để sản xuất đủ số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Một chế độ ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng có thể gây giảm sản xuất tế bào máu đỏ. Ngoài ra, một số người không có khả năng hấp thụ có hiệu quả B12 dẫn đến thiếu máu.

Thiếu máu của bệnh mãn tính

Một số bệnh mãn tính như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn và bệnh viêm mãn tính khác có thể cản trở việc sản xuất tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Ngoài ra bệnh suy thận cũng có thể là nguyên nhân gây ra thiếu máu.

Thiếu máu aplastic

Thiếu máu aplastic rất hiếm gặp, thiếu máu đe dọa tính mạng là do sự suy giảm khả năng của tủy xương để sản xuất cả ba loại tế bào máu gồm tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Đôi khi, bệnh thiếu máu Aplastic không rõ nguyên nhân, nhưng nó thường được tin là một bệnh tự miễn dịch.

Thiếu máu liên quan với bệnh tủy xương

Một loạt các bệnh như bệnh bạch cầu và loạn sản tủy có thể gây ra bệnh thiếu máu, ảnh hưởng đến sản xuất máu trong tủy xương. Các rối loạn như bệnh ung thư khác nhau từ một thay đổi nhẹ trong sản xuất máu đến một vấn đề nghiêm trọng đe dọa mạng sống.

Ngoài ra, các bệnh ung thư khác của máu hoặc tủy xương, chẳng hạn như đa u tuỷ, rối loạn tăng sinh tủy và ung thư hạch, cũng có thể gây thiếu máu.

Thiếu máu tán huyết

Thiếu máu tán huyết phát triển khi các tế bào máu đỏ bị phá hủy nhanh hơn tủy xương có thể tạo ra thay thế nó. Một số bệnh máu có thể làm tăng sự phá hủy tế bào máu đỏ. Rối loạn tự miễn dịch có thể gây ra cơ chế sản xuất kháng thể với các tế bào máu đỏ, phá hủy chúng sớm. Một số loại thuốc, chẳng hạn như một số thuốc kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng, cũng có thể phá vỡ các tế bào máu đỏ.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân thiếu máu khác hiếm gặp như thalassemia và thiếu máu do hemoglobin khiếm khuyết.

Những thực phẩm cần thiết cho người thiếu máu

Thịt bò chứa protein, vitamin B12, B6, kẽm…

Thịt bò có rất nhiều dưỡng chất như protein, vitamin B12,B6, kẽm, magie, các khoáng chất cacnitin.

Đặc biệt trong thịt bò rất giàu chất sắt, 1kg thịt bò có lượng sắt ngang với 3 cốc nước rau chân vịt.

thịt bò

Thịt bò chứa protein, vitamin B12, B6, kẽm…tốt cho người thiếu máu

Cùng một khối lượng nhưng thịt bò sẽ cung cấp cho cơ thể chúng ta 280 kcal năng lượng, gấp đôi so với cá và nhiều loại thịt khác.

Nho giàu vitamin, magie, các axit amin và sắt

Nho rất giàu vitamin, magie, các axit amin và sắt. Ngoài ra, nho còn giúp cơ thể giải độc cơ thể và giúp cải thiện quá trình tái tạo máu.

Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì nho không những cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi mà còn giúp cho cơ thể mẹ lưu thông khí huyết tốt hơn.

Cá hồi chứa vitamin D, B12, A, B6, canxi, kali, photpho, kẽm…

Cá hồi được chế biến thành salad cá hồi, cá hồi nướng, sushi cá hồi… mang lại nguồn dinh dưỡng cho con người.

Cá hồi chứa nhiều axit béo không no DHA rất tốt cho sự phát triển của não bộ. Chứa nhiều loại vitamin như D, B12,A,B6 cùng các nguyên tố canxi, kali, photpho, kẽm…

Đặc biệt, đối với các bệnh nhân bị thiếu máu thì cá hồi là một trong những thực phẩm không nên bỏ qua bởi trong cá hồi có chứa tới 0,7% nguyên tố sắt. Vì vậy, các hồi là nguồn bổ sung sắt rất tốt cho người thiếu máu.

cá hồi tốt cho bệnh thiếu máu

Cá hồi – món ăn bổ dưỡng cho người thiếu máu

Bí đỏ chứa nhiều hàm lượng canxi, sắt, carotenen

Bí đỏ chín có chứa nhiều hàm lượng canxi, sắt, carotenen. Chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp tránh được bệnh thiếu máu.

Bí đỏ chín có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như chè bí đỏ, bí đỏ xào tòi, canh xương bí đỏ…

Trứng gà chứa một hàm lượng lớn vitamin A,D,B1,B6,B12….

Trứng gà là thực phẩm thường xuyên của mọi gia đình chứa nhiều giá trị chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Trong trứng gà có một hàm lượng lớn vitamin A,D,B1,B6,B12…. Chất dinh dưỡng của trứng tập trung chủ yếu ở lòng đỏ, ngoài ra trong trứng gà còn chứa lecithin giúp điều hòa cholesterol, đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. Vì vậy, trứng gà là món ăn không thể thiếu của bệnh nhân thiếu máu.

Xem thêm: Những hiểu biết cơ bản về thiếu máu

Bài viết Những thực phẩm cực tốt cho người thiếu máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-thuc-pham-cuc-tot-cho-nguoi-thieu-mau-6472/feed/ 0
Ăn gì bổ máu? https://benh.vn/an-gi-bo-mau-59810/ https://benh.vn/an-gi-bo-mau-59810/#respond Sat, 06 Apr 2019 08:11:47 +0000 https://benh.vn/?p=59810 Thiếu máu là căn bệnh rất thường gặp, ai cũng có nguy cơ gặp phải khi lượng hồng cầu sản sinh không đủ. Thiếu hồng cầu sẽ khiến việc vận chuyển oxy tới các mô và tế bào bị gián đoạn làm cơ thể hoạt động kém hiệu quả. Vậy ăn gì để bổ máu? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Bài viết Ăn gì bổ máu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thiếu máu là căn bệnh rất thường gặp, ai cũng có nguy cơ gặp phải khi lượng hồng cầu sản sinh không đủ. Thiếu hồng cầu sẽ khiến việc vận chuyển oxy tới các mô và tế bào bị gián đoạn làm cơ thể hoạt động kém hiệu quả. Vậy ăn gì để bổ máu? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Củ dền

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết chỉ cần uống hai chén nước củ dền mỗi ngày trong một tuần thì có thể tăng đáng kể được lượng hồng cầu. Bạn có thể chế biến loại củ này thành nước ép, nấu soup, cháo hoặc canh…

Quả lựu

Lựu rất giàu sắt, làm tăng lượng hồng cầu trong máu. Trong lựu còn chứa một lượng lớn các vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nhiều bệnh tật.

Bí ngô

bí ngô

Bí ngô có chứa nhiều vitamin A giúp cơ thể sản sinh ra lượng hồng cầu nhiều hơn và tạo ra các loại protein quan trọng.

Các loại quả giàu vitamin C

vitamin C đối với trẻ

Cam, chanh, nho, bưởi, táo, ổi, kiwi…là những loại quả giàu vitamin C, giúp tăng đáng kể lượng hồng cầu trong máu, làm giảm nguy cơ thiếu máu, đáp ứng toàn bộ nhu cầu vitamin C mỗi ngày.

Rau má

Loại thực phẩm tiếp theo giúp bổ sung hồng cầu trong máu đó chính là rau má. Loại rau này có tác dụng tái tạo những tế bào hồng cầu đã bị tổn thương, cải tạo chất lượng máu tốt hơn.

Củ cải

củ cải trắng

Lượng sắt trong củ cải cùng các loại vitamin và khoáng chất khác giúp tăng cường hấp thụ và vận chuyển oxy trong máu, giảm thiểu nguy cơ thiếu máu.

Các loại thịt đỏ

Thịt nạc bò, lợn, thịt dê, thịt cừu… có chứa rất nhiều sắt, giúp tái tạo lại các hồng cầu bị tổn thương và sản sinh ra các tế bào hồng cầu mới khỏe mạnh.

Các loại hải sản

Các loại hải sản có chứa hàm lượng sắt rất cao, lại không chứa nhiều cholesterol như thịt nạc đỏ của động vật. Chính vì vậy mà bạn nên thường xuyên ăn hải sản để giảm nguy cơ thiếu máu, tăng cường lượng hồng cầu.

Benh.vn (Theo BV Thu Cuc)

Bài viết Ăn gì bổ máu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/an-gi-bo-mau-59810/feed/ 0
Thiếu máu do thiếu sắt nguy hiểm thế nào? https://benh.vn/thieu-mau-do-thieu-sat-nguy-hiem-the-nao-6283/ https://benh.vn/thieu-mau-do-thieu-sat-nguy-hiem-the-nao-6283/#respond Wed, 19 Dec 2018 05:43:02 +0000 http://benh2.vn/thieu-mau-do-thieu-sat-nguy-hiem-the-nao-6283/ Thiếu sắt và mối liên quan với thiếu máu trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn bú mẹ nằm trong nhóm nguy cơ cao nhất. Thiếu máu và thiếu sắt ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới chậm phát triển cả về tinh thần và thể chất, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Bài viết Thiếu máu do thiếu sắt nguy hiểm thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phần đa các bố mẹ thường quan tâm con bị bệnh gì chứ không quan tâm đến các thành phần vi chất trẻ có thiếu hay không. Theo Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 600 – 700 triệu người trên thế giới bị thiếu sắt.

Thiếu sắt và mối liên quan với thiếu máu trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn bú mẹ nằm trong nhóm nguy cơ cao nhất. Thiếu máu và thiếu sắt ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới chậm phát triển cả về tinh thần và thể chất, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

1. Thế nào là thiếu máu dinh dưỡng?

Thiếu máu dinh dưỡng là hiện tượng thiếu máu do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu. Các chất dinh dưỡng tham gia vào tạo máu là chất đạm, sắt, acid folic, vitamin B12, B6, vitamin C…

Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt: là một thể bệnh thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất ở nước ta, do cơ thể thiếu chất sắt, là một thành phần quan trọng cần thiết cho quá trình tạo máu. Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là một bệnh tiến triển âm thầm nên thường bị bỏ qua.

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là do chế độ ăn thiếu chất sắt so với nhu cầu của cơ thể, ngoài ra còn có nguyên nhân do nhiễm giun (các loại giun sống kí sinh trong ruột, ăn các chất dinh dưỡng làm cho cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng, trong đó có chất sắt; hoặc như giun móc làm chảy máu đường tiêu hóa, cơ thể bị mất máu kéo dài, dẫn đến thiếu máu)

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là do chế độ ăn thiếu chất sắt so với nhu cầu của cơ thể.

2. Các dấu hiệu để nhận biết thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt

Dấu hiệu sớm:

  • Mệt mỏi, ít hoạt động, hay quấy khóc, ăn kém, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Hay hoa mắt, chóng mặt, kém tập trung, hay đau đầu, buồn ngủ.

Giai đoạn muộn:

  • Thiếu máu xuất hiện từ từ, da xanh, niêm mạc nhợt.
  • Thiếu máu ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể: hệ thần kinh, tim mạch, hệ miễn dịch, nội tiết…

3. Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là gì?

Đối với trẻ em: Trẻ biếng ăn, chậm lớn, hệ miễn dịch suy yếu, ảnh hưởng đến chỉ số thông minh (IQ).

Đối với các em lứa tuổi học đường: giảm phát triển trí tuệ, vận động, giảm khả năng học tập và hoạt động thể lực, giảm phát triển thể lực, giảm sức đề kháng với bệnh nhiễm trùng

Đối với phụ nữ mang thai: Thiếu máu gây nên tình trạng thiếu oxi ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não. Nguy hiểm hơn, thiếu máu còn tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của của mẹ và con. Những bà mẹ bị thiếu máu có nguy cơ đẻ con nhẹ cân và dễ bị chảy máu ở thời kỳ hậu sản và lại sinh ra những đứa con có tình trạng dự trữ sắt thấp…

Đối với phụ nữ mang thai, thiếu máu gây nên tình trạng thiếu oxi ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não

4. Tại sao trẻ em hay bị thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt?

Do cung cấp thiếu: thường gặp ở trẻ thiếu sữa mẹ, trẻ đẻ non, sinh đôi, bữa ăn của trẻ thiếu đạm và vi chất dinh dưỡng.

Do nhu cầu cao: ở trẻ trong giai đoạn phát triển nhanh: trẻ dưới 2 tuổi, tuổi dậy thì.

Do hấp thu kém: khi trẻ bị bệnh mạn tính đường tiêu hóa.

Mất máu mạn tính: khi trẻ bị nhiễm giun, loét dạ dày tá tràng, polyp ruột.

5. Cần phải làm gì để phòng bệnh thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt

– Bổ sung sắt và đa vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng có nguy cơ cao: phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú trong 2 tháng đầu, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em.

– Đa dạng hóa bữa ăn: cần cung cấp đủ các thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc động vật, thực phẩm giàu vitamin C.

– Phòng chống bệnh nhiễm trùng, nhiễm giun sán, tiến hành tẩy giun định kỳ khi trẻ 2 tuổi.

– Bổ sung các thực phẩm nào giàu chất sắt để phòng thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt.

– Cho trẻ bú sữa mẹ, đặc biệt trong 6 tháng đầu.

– Sữa và các thực phẩm có bổ sung sắt và các vi chất dinh dưỡng.

– Các thực phẩm giàu sắt: Trứng, thịt bò, cá, gan, tim, bầu dục, tiết, các loại đậu đỗ.

Danh sách các thực phẩm giàu sắt thông dụng

Trứng, thịt bò, cá, gan, tim, bầu dục, tiết, các loại đậu đỗ là các thực phẩm giàu sắt

(Hàm lượng sắt có trong 100g thực phẩm)

Thực phẩm thực vật                 mg

Nấm hương khô                       35.0

Mộc nhĩ                                     56.1

Cùi dừa già                               30.0

Đậu phụ chúc                           10.8

Đậu tương (đậu nành)              11.0

Bột ca cao                                10.7

Vừng (đen, trắng)                     10.0

Cần tây                                     8.00

Rau câu khô                            8.80

Rau đay                                    7.70

Đậu đen (hạt)                           6.10

Đậu đũa (hạt)                           6.50

Đậu trắng hạt (Đậu tây)            6.80

Hạt sen khô                             6.40

Rau giền trắng                        6.10

Rau giền đỏ                            5.40

Măng khô                               5.00

 

Các loại thực vật chứa nhiều sắt

Thực phẩm Động vật                         mg

Gan bò                                              9.00

Gan lợn                                             12.0

Gan gà                                              8.20

Bầu dục bò                                       7.10

Bầu dục lợn                                      8.00

Tim lợn                                             5.90

Thịt lợn sống                                    20.4

Lòng đỏ trứng vịt                             5.60

Lòng đỏ trứng gà                            7.00

Thịt bồ câu ra ràng                         5.40

Tim bò                                            5.40

Gan vịt                                           4.80

Tim gà                                           5.30

Tép khô                                         5.50

Cua đồng                                      4.70

Tôm khô                                       4.60

Để phòng tránh việc thiếu vi chất cho trẻ bố mẹ cần cho con ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung các loại vitamin theo đợt, nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường nên cho trẻ đến bác sĩ thăm khám.

Benh.vn

Bài viết Thiếu máu do thiếu sắt nguy hiểm thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thieu-mau-do-thieu-sat-nguy-hiem-the-nao-6283/feed/ 0
Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm hồng cầu trong máu https://benh.vn/y-nghia-cac-chi-so-xet-nghiem-hong-cau-trong-mau-4111/ https://benh.vn/y-nghia-cac-chi-so-xet-nghiem-hong-cau-trong-mau-4111/#respond Thu, 11 Oct 2018 04:49:54 +0000 http://benh2.vn/y-nghia-cac-chi-so-xet-nghiem-hong-cau-trong-mau-4111/ Theo định nghĩa của Tổ chức y tế giới thì Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi so với người bình thường cùng giới, cùng lứa tuổi, sống trong cùng một môi trường sống.

Bài viết Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm hồng cầu trong máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Số lượng hồng cầu

– Số lượng hồng cầu tăng: cô đặc máu (mất nước, nôn nhiều, đi ngoài…), đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez).

– Số lượng hồng cầu giảm: có thể đi kèm giảm lượng huyết sắc tố và hematocrit, nhưng không phải mức độ lúc nào cũng song hành.

– Sai số về số lượng hồng cầu:

  • Hồng cầu bị ngưng kết (tan máu tự miễn): số lượng hồng cầu giảm, MCV tăng, MCHC cao trên 380 g/l. Trường hợp này sử dụng được kết quả lượng huyết sắc tố, còn hematocrit thì sử dụng phương pháp ly tâm vi thể tích hoặc ủ mẫu máu ở 370C trong vòng 30 phút rồi đếm lại. Cần kiểm tra kỹ ống máu khi nhận bệnh phẩm.
  • Tăng độ nhớt huyết tương: với thời gian và áp lực hút thông thường của máy đếm tế bào có thể gây ra giảm ba dòng ngoại vi giả tạo do máu bị quánh nên máy hút không đủ máu.
  • Lắc ống máu không kỹ: nếu hút ở phần trên của ống máu sẽ gây hiện tượng giảm hồng cầu rõ rệt và không tương ứng với tình trạng lâm sàng. Nếu hút ở phần đáy ống sẽ gây tăng hồng cầu giả tạo, đồng thời gây giảm rõ rệt số lượng tiểu cầu. Cần kiểm tra và đối chiếu số lượng tiểu cầu trên lam nhuộm giemsa.
  • Do hồng cầu nhỏ, tiểu cầu to, cụm tiểu cầu, mảnh hồng cầu, tan máu, rối loạn đông máu, bạch cầu quá nhiều…
  • Máu bị đông, hồng cầu bị vỡ hoặc lượng máu lấy làm xét nghiệm không đủ… đều dẫn đến sai kết quả.

xét nghiệm hồng cầu

2. Lượng huyết sắc tố

– Thể hiện trung thành nhất tình trạng thiếu máu, đặc biệt trong những tình trạng thiếu máu do nguyên nhân mạn tính. Theo định nghĩa của Tổ chức y tế giới thì Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi so với người bình thường cùng giới, cùng lứa tuổi, sống trong cùng một môi trường sống.

– Đây là chỉ số cơ bản, khá tin cậy và chính xác trên kết quả của máy đếm tế bào tự động để đánh giá tình trạng thiếu máu.

– Đề xuất phân loại mức độ thiếu máu mạn tính dựa vào lượng huyết sắc tố (chỉ có tính chất tham khảo vì còn phối hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân).

  • Trên 100 g/l: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu.
  • Từ 80-100 g/l: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu.
  • Từ 60-80 g/l: thiếu máu nặng, cần truyền máu.
  • Dưới 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu.

– Sai số: lượng huyết sắc tố có thể bị tăng giả tạo do lấy mẫu làm vỡ hồng cầu, huyết tương bị đục (lấy máu ngay sau khi ăn, bệnh paraprotein ) hoặc số lượng bạch cầu tăng cao.

3. Thể tích khối hồng cầu (Hematocrit)

– Rất có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản… do hiện tượng bù trừ của cơ thể máu được huy động từ các cơ quan dự trữ máu như lách, hệ tĩnh mạch sâu… nên giá trị huyết sắc tố thay đổi chậm hơn so với lượng máu đã mất.

– Sai số do lấy mẫu garo quá lâu làm máu bị cô đặc, do tỷ lệ chất chống đông không đúng, lắc trộn mẫu không đều, máu lấy quá lâu không xét nghiệm làm thể tích tế bào thay đổi.

– Giá trị hematocrit cần được duy trì ổn định ở mức tối thiểu 0.25 l/l hoặc ở mức 0.30 l/l ở những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc phổi bằng truyền khối hồng cầu.

4. Áp dụng phân loại thiếu máu

– Phân loại thiếu máu là nhu cầu cần thiết để định hướng và tìm nguyên nhân.

Trong các yếu tố để phân loại thiếu máu, hình thái hồng cầu và các chỉ số hồng cầu đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, các chỉ số hồng cầu cũng rất có ý nghĩa trong quá trình theo dõi đáp ứng điều trị theo nguyên nhân.

– Có nhiều cách phân loại thiếu máu: theo mức độ thiếu máu, theo tiến triển của thiếu máu, theo nguyên nhân (tại tủy hay ngoài tủy)… Cách phân loại thiếu máu dựa vào hình thái và các chỉ số hồng cầu dễ áp dụng, phổ biến trong thực tế cũng như trong các sách giáo khoa về huyết học.

– Một số chỉ số cơ bản dùng trong phân loại thiếu máu:

  • Thể tích trung bình hồng cầu (MCV):
    • MCV < 80 fl: hồng cầu nhỏ.
    • MCV > 100 fl: hồng cầu to.
  • Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH, MCHC):
    • Thiếu máu nhược sắc: MCH < 28pg và/hoặc MCHC <280 g/l.
    • Thiếu máu bình sắc: MCH và MCHC trong giới hạn bình thường.
    • Nếu MCH>34 pg và/hoặc MCHC >380 g/l: cần kiểm tra lại.
  • Dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW):
    • RDW = 11-14%: Hồng cầu kích thước đồng đều
    • RDW >14% : Hồng cầu to nhỏ không đều.

Cụ thể một số trường hợp thiếu máu thường gặp

Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ:

1. Thalassemia thể nặng và trung bình, đơn độc hoặc phối hợp với một bệnh huyết sắc tố khác.

2. Thiếu máu thiếu sắt do mất máu mạn, thiếu dinh dưỡng, kém hấp thu, tăng nhu cầu.

3. Rối loạn chuyển hoá sắt.

Thiếu máu bình sắc hồng cầu bình thường:

1. Thiếu máu trong bệnh mạn tính.

2. Mất máu cấp:

  • Giai đoạn cấp tính: hầu như không ảnh hưởng đến MCV và RDW.
  • Giai đoạn sau: hiện tượng tăng HC lưới và hiện tượng thiếu sắt.

3. Tan máu

4. Tăng thể tích huyết tương quá mức (có thai, truyền dịch quá nhiều).

5. Suy tuỷ xương.

6. Thiếu máu dinh dưỡng giai đoạn sớm:

  • Lượng huyết sắc tố chưa giảm.
  • Hồng cầu to nhỏ không đều và RDW tăng dần (do có một quần thể mới tạo ra bị thay đổi kích thước: nhỏ hoặc to hơn – tùy vào nguyên nhân). Đây cũng là chỉ số quan trọng để theo dõi đáp ứng điều trị thiếu máu dinh dưỡng.

7. Tuỷ bị xâm lấn

8. Các bệnh về gan, thận, nội tiết.

Thiếu máu bình sắc hồng cầu to:

1. Suy tủy xương

2. Thiếu vitamin B12 và acid folic

3. Rối loạn tổng hợp AND.

Bài viết Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm hồng cầu trong máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/y-nghia-cac-chi-so-xet-nghiem-hong-cau-trong-mau-4111/feed/ 0
Những hiểu biết cơ bản về thiếu máu https://benh.vn/nhung-hieu-biet-co-ban-ve-thieu-mau-3426/ https://benh.vn/nhung-hieu-biet-co-ban-ve-thieu-mau-3426/#respond Sat, 25 Aug 2018 04:35:55 +0000 http://benh2.vn/nhung-hieu-biet-co-ban-ve-thieu-mau-3426/ Thiếu máu là sự mất quân bình sinh lý giữa mất máu và bù đắp máu của cơ thể. Hay nói cách theo các nhà chuyên môn thì thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hay đơn giản hơn là giảm hemoglobin (số lượng huyết sắc tố) lưu hành ở máu ngoại vi, chính tỷ lệ hemoglobin này thể hiện chính xác nhất độ thiếu máu.

Bài viết Những hiểu biết cơ bản về thiếu máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thiếu máu là sự mất quân bình sinh lý giữa mất máu và bù đắp máu của cơ thể. Hay nói cách theo các nhà chuyên môn thì thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hay đơn giản hơn là giảm hemoglobin (số lượng huyết sắc tố) lưu hành ở máu ngoại vi, chính tỷ lệ hemoglobin này thể hiện chính xác nhất độ thiếu máu.

thiếu máu

Sinh lý máu

Máu được sinh ra từ tủy xương. Ở người trưởng thành hàng ngày sinh lý bình thường của cơ thể bị mất đi từ 40 – 50ml máu và tủy xương cũng sẽ tái tạo lại đủ số lượng đã mất.

Nói thiếu máu là thiếu hồng cầu. Hồng cầu có đời sống từ 100 – 120 ngày và hàng ngày khoảng 1/100 – 1/200 số lượng hồng cầu bị tiêu hủy do thực bào ở lách đó là điều kiện sinh lý bình thường.

Sự thiếu máu này dẫn đến việc máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.

Một người được coi là thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu (thành phần cơ bản của hồng cầu) thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng một môi trường sống. Huyết sắc tố chiếm 1/3 trọng lượng hồng cầu và có khoảng 300 triệu phân tử Hb trong hồng cầu.

Triệu chứng thiếu máu

Hội chứng thiếu máu gồm nhiều triệu chứng do cơ chế sinh bệnh học thiếu máu gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, do đó điều trị thiếu máu khác nhau tùy thuộc nguyên nhân.

A. Thường thì nguyên nhân thiếu máu rất rõ và thiếu máu chỉ là triệu chứng trong một bệnh cảnh đặc biệt:

– Xuất huyết.

– Nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim.

– Ngộ độc.

– Suy dinh dưỡng, tình trạng suy yếu, ung thư.

– Suy thận.

– Bệnh máu: bệnh bạch cầu, ban xuất huyết.

B. Ngoài những trường hợp rõ ràng trên, xét nghiệm chính xác về huyết học rất cần thiết:

– Đếm hồng cầu.

– Định lượng hemoglobin (bình thường ở đàn ông: 14 đến 15g/100ml; ở phụ nữ: 12 -13g; ở phụ nữ mang thai: 10-11g)

– Thể tích trung bình của hồng cầu: bình thường từ 85 đến 95 micromet khối do đó có:

– Thiếu máu hồng cầu bình thường;

– Thiếu máu đại hồng cầu: trên 100 micromet khối;

– Thiếu máu tiểu hồng cầu: dưới 80 micromet khối.

– Trọng tải hemoglobin (C.C.M.H) bình thường từ 32 đến 36%; do đó có:

  • Thiếu máu đẳng sắc
  • Thiếu máu giảm sắc (nhược sắc).

– Đếm hồng cầu lưới (bình thường 25.000 đến 100.000; tức 0,5 đến 2%; do đó có:

– Thiếu máu do thiếu chất sắt: chiếm đến 25-35% các trường hợp thiếu máu, xảy ra trong những trường hợp mất máu lâu ngày, như phụ nữ ra máu nhiều khi có kinh; ung thư ruột già khiến máu âm thầm chảy rỉ rả ngày này sang ngày khác, dù mắt ta không nhìn thấy.

  • Thiếu máu bình sắt
  • Thiếu máu giảm sắt
  • Thiếu máu tăng sắt;

– Do bệnh kinh niên: cũng chiếm 25-35% các trường hợp thiếu máu. Các bệnh kinh niên như bệnh thận, bệnh gan, bệnh tuyến nội tiết… lâu ngày có thể khiến ta đâm thiếu máu.

– Tan huyết (hemolytic anemia, các hồng huyết cầu bị phá hủy) và tủy xương không tạo đủ máu: 15% các trường hợp thiếu máu.

– Bệnh myelodysplasia: 10% các trường hợp thiếu máu.

– Bệnh thalassemia (khiến hồng huyết cầu có dạng nhỏ): 5-10% các trường hợp thiếu máu.

– Các bệnh khác: 5-10% các trường hợp thiếu máu. Chẳng hạn như bệnh thiếu chất sinh tố B12, thiếu chất folate…

– Tìm dấu hiệu tan máu: bilirubin – huyết tự do;

– Đếm bạch cầu và tiểu cầu

– Tủy đồ.

Có thể phân loại bệnh thiếu máu theo cơ chế sinh bệnh học

– Thiếu máu do mất hồng cầu quá nhiều

– Thiếu máu do hồng cầu sinh sản kém.

Phần này sẽ đi sâu hơn vào chuyên môn và bạn đọc sẽ hiểu tại sao bác sĩ chưa vội cho thuốc khi người bệnh có triệu chứng thiếu máu.

– Khi làm thêm các thử nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân gây thiếu máu, ta luôn nên thử hemoglobin (Hb) và hematocrit (Hct), reticulocyte count (đếm tế bào reticulocyte), mean corpuscular volume, và làm peripheral blood smear (xem phết máu ngoại biên).

– Hemoglobin (Hb) và hematocrit (Hct) là hai trị số biểu hiệu cho khối lượng của hồng huyết cầu (red blood cell mass), giúp ta biết có thiếu máu hay không: có thiếu máu khi Hb dưới 12 g/dl (hematocrit dưới 36%) ở phụ nữ, và dưới 14% (hematocrit dưới 41%) ở nam giới. Hai trị số hemoglobin (Hb) và hematocrit (Hct) thường đi song hành với nhau, cao cùng cao, thấp cùng thấp.

– “Reticulocyte count” (đếm tế bào reticulocyte) phản ảnh mức độ sản xuất hồng cầu mau hay chậm, cho biết tủy xương (bone marrow) đã đáp ứng ra sao trước sự thiếu máu. Nếu reticulocyte count thấp, sẽ cho ta thấy tủy xương bệnh, không sản xuất đủ các hồng cầu; ngược lại, khi trị số này cao, ta biết đang có sự thất thoát hồng cầu quá mức (như chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu đường sinh dục…), hoặc đang có hiện tượng tan huyết, hủy hoại hồng cầu bất thường trong cơ thể (vì truyền sai nhóm máu, vì dùng thuốc…)

– “Mean corpuscular volume” (MCV, đo khối lượng trung bình của hồng cầu) thường được dùng để phân loại thiếu máu: thiếu máu với hồng huyết cầu có dạng nhỏ (trị số MCV sẽ thấp, như trong trường hợp thiếu máu do thiếu chất sắt, do bệnh bẩm sinh thalassemia); thiếu máu với hồng cầu có dạng bình thường (trị số MCV bình thường, như trường hợp thiếu máu vì có bệnh kinh niên); thiếu máu với hồng cầu có dạng to (trị số MCV gia tăng, như trường hợp thiếu máu do thiếu sinh tố B12, thiếu chất folate…).

– Để tìm nguyên nhân gây thiếu máu, xem một phết máu ngoại biên dưới kính hiển vi (peripheral blood smear) cũng là điều cần thiết. Dưới kính hiển vi, ta có thể thấy hồng cầu nhỏ dạng hay to vóc, các hồng cầu cùng lứa hay to hoặc nhỏ, trông giống nhau hay tròn hoặc méo. Đồng thời, dưới kính hiển vi, ta cũng có thể xem các bạch cầu (white blood cell) và tiểu cầu (platelet, có nhiệm vụ trong sự đông máu) có bất thường không; nhiều bệnh về máu không những gây thiếu máu, còn tạo những bất thường cho bạch cầu và tiểu cầu.

– Trên là những xét nghiệm sơ khởi trên bước đường đi tìm nguyên nhân gây thiếu máu. Tùy kết quả những xét nghiệm trên, có khi còn cần thêm nhiều xét nghiệm kế tiếp nữa. Nếu cần, chúng ta sẽ nhờ đến bác sĩ chuyên khoa về huyết học (hematologist) hỗ trợ làm những xét nghiệm đặc biệt, kể cả việc sinh thiết tủy xương, rút ra chút tủy để nhuộm và xem dưới kính hiển vi (bone marrow biopsy): việc này giúp cho thấy có thiếu chất sắt trong tủy hay không, có bệnh lao hoặc ung thư ăn lan vào tủy…

Benh.vn

Bài viết Những hiểu biết cơ bản về thiếu máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-hieu-biet-co-ban-ve-thieu-mau-3426/feed/ 0
Phòng tránh bệnh thiếu máu bằng món bò sốt vang https://benh.vn/phong-tranh-benh-thieu-mau-bang-mon-bo-sot-vang-7967/ https://benh.vn/phong-tranh-benh-thieu-mau-bang-mon-bo-sot-vang-7967/#respond Wed, 08 Aug 2018 06:31:34 +0000 http://benh2.vn/phong-tranh-benh-thieu-mau-bang-mon-bo-sot-vang-7967/ Bò sốt vang là món ăn xuất xứ từ Tây âu với nguyên liệu chính là thịt bò, rượu vang chát các loại. Canh bò sốt vang phù hợp với thời tiết dịu mát, thường được ăn kèm với bánh mì hoặc cơm. Trong đó thịt bò rất giàu chất sắt có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu. Ngoài ra, các axit linoleic cũng tham gia quá trình duy trì cơ bắp cho con người.

Bài viết Phòng tránh bệnh thiếu máu bằng món bò sốt vang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bò sốt vang là món ăn xuất xứ từ Tây âu với nguyên liệu chính là thịt bò, rượu vang chát các loại. Canh bò sốt vang phù hợp với thời tiết dịu mát, thường được ăn kèm với bánh mì hoặc cơm. Trong đó thịt bò rất giàu chất sắt có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh bệnh thiếu máu. Ngoài ra, các axit linoleic cũng tham gia quá trình duy trì cơ bắp cho con người.

Món bò sốt vang

bò sốt vang

Nguyên liệu:

– 800g thịt bò

– 1 củ hành tây

– 2 nhánh cần tây

– 3 củ cà rốt

– 3 củ khoai tây cỡ vừa

– 170g nấm mỡ

– 240ml rượu vang đỏ

– 2 nhánh tỏi, băm nhỏ

– 950ml nước dùng bò

– 50g bột mì

– 2 lá nguyệt quế, xạ hương, hương thảo khô

– Muối, tiêu

Thực hiện:

Bước 1:

Thái thịt bò thành từng miếng vuông khoảng 3cm rồi dùng khăn giấy thấm khô thịt bò. Để món thịt bò thơm mềm hơn khi thưởng thức, nhất định bạn phải ướp gia vị nên thịt bò trước. Hai gia vị ướp thịt bò không thể thiếu là muối và tiêu. Tiêu bạn nên dùng tiêu tươi giã nhỏ thì sẽ tăng hương vị của món bò sốt vang hơn nhiều đấy!

Bước 2:

Rắc đều bột mì lên thịt và xóc đều sao cho gia vị và bột mì phủ đều khắp các miếng thịt.

Bắc nồi lên bếp, cho vào chút dầu ăn rồi bạn cho từng miếng thịt vào rán sơ sao cho vàng đều hai mặt của miếng thịt.Khi hai mặt thịt bò đã săn lại, bạn gắp thịt bò riêng ra đĩa và tiếp tục nấu bằng nồi chiên thịt này nhé! Rán sơ thịt cho vàng đều hai mặt cách này giúp gia tăng món vị cho món bò sốt vang đấy!

Bước 3:

Tiếp tục cho hành tây vào đảo đều cho đến khi mềm trong khoảng 5-6 phút. Bạn có thể cho thêm chút nước nếu như nồi quá khô nhé! Thêm chút tỏi băm vào đảo đều để tăng hương vị, đun thêm khoảng 5 phút nữa.

Bước 4:

Gia vị không thể thiếu để làm nước sốt vang đó chính là rượu vang. Bạn đổ rượu vang vào và đun cho đến sôi lăn tăn. Rượu vang giúp gia tăng hương vị món ăn, làm mềm thịt bò. Sau đó bạn thả thịt bò vào nồi để đun trở lại nhé!

Bước 5:

Đến bước này, bạn cần dùng đến các loại lá gia vị để món bò sốt vang thêm ngon hoàn hảo. Chế nước dùng là gia vị: lá nguyệt quế, xạ hương và hương thảo khô. Trong quá trình đun cho bò sốt vang, bạn nhớ hớt bọt trong nồi, vặn nhỏ lửa, đậy nắp và đun trong một giờ. Khi nồi vẫn đang sôi, cho rau củ đã cắt vào và đun thêm một tiếng nữa, nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn là món bò sốt vang đã sẵn sàng để thưởng thức rồi bạn nhé!

Thành phẩm:

Món nước dùng hơi sánh, không quá đặc, quá lỏng. Bò sốt vang là món ăn thơm ngon được rất nhiều người thích ăn bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Trong những ngày trời mát trời, thú vị nhất khi được thưởng thức món bò sốt vang nóng hổi, hương thơm nức, thịt bò chín mềm cùng rau củ ngọt lừ, nước sốt sánh đặc… chấm thêm lát bánh mì thì chao ôi, ngon không tả nổi.

Mách nhỏ:

– Thịt bò dùng để làm món bò sốt vang nên chọn phần bắp có thêm một chút gân để miếng thịt bò sốt vang có độ dẻo mềm khi ăn.

– Nếu bạn thường không chịu được mùi quá nồng của thịt bò, trước khi sơ chế bạn nên trần qua nước sôi để khử bớt mùi hôi của thịt bò.

– Khi cho phần củ vào thịt bò, bạn nên cho khoai tây vào trước, khi khoai tây bắt đầu mềm ta mới cho cà rốt và hành tây vào để cà rốt và hành tây không bị nát.

Xem thêm: Những hiểu biết cơ bản về thiếu máu

Benh.vn

Bài viết Phòng tránh bệnh thiếu máu bằng món bò sốt vang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-tranh-benh-thieu-mau-bang-mon-bo-sot-vang-7967/feed/ 0
Cách phòng và điều trị thiếu máu, thiếu sắt cho phụ nữ và trẻ nhỏ https://benh.vn/cach-phong-va-dieu-tri-thieu-mau-thieu-sat-cho-phu-nu-va-tre-nho-8784/ https://benh.vn/cach-phong-va-dieu-tri-thieu-mau-thieu-sat-cho-phu-nu-va-tre-nho-8784/#respond Tue, 03 Jul 2018 06:55:14 +0000 http://benh2.vn/cach-phong-va-dieu-tri-thieu-mau-thieu-sat-cho-phu-nu-va-tre-nho-8784/ Thiếu máu, thiếu sắt là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn. Thiếu máu, sắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó làm thế nào để đảm bảo cơ thể đủ sắt là việc làm ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe người dân.

Bài viết Cách phòng và điều trị thiếu máu, thiếu sắt cho phụ nữ và trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thiếu máu, thiếu sắt là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn. Thiếu máu, sắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó làm thế nào để đảm bảo cơ thể đủ sắt là việc làm ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe người dân.

Tác dụng của sắt đối với cơ thể

Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất có mặt trong hầu hết các tổ chức của cơ thể như: Trong hemoglobin (Hb), myoglobin và một số enzyme. Sắt tham gia vào các quá trình chuyển hoá như vận chuyển oxy, tổng hợp DNA, vận chuyển electron…

Ở người bình thường, 90% đến 95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5% – 10% (1 – 2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng.

thiếu máu

Sắt là thành phần cấu tạo của các tế bào hồng cầu, có tác dụng đưa oxy đến các cơ quan trong cơ thể

Khi cơ thể bị thiếu sắt gây hậu quả lớn nhất là thiếu máu và là nguyên nhân của hàng loạt thương tổn ở các cơ quan khác như tiêu hóa (rối loạn hấp thu, rối loạn chức năng), thần kinh (giảm phản xạ, suy yếu tinh thần, tư duy, giảm tập trung, rối loạn dẫn truyền thần kinh), miễn dịch (suy giảm đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, sa sút nồng độ enzym và các globulin miễn dịch), vận động (giảm cơ lực, hệ thống cơ vân suy yếu, giảm vận động) và tăng nguy cơ ngộ độc đối với các yếu tố khác như chì.

Thiếu máu, thiếu sắt nguy hiểm như thế nào?

Theo thống kê của WHO, 42% phụ nữ mang thai bị thiếu máu trên toàn thế giới, 90% trong số họ ở các nước đang phát triển. WHO ước tính trong số 529.000 ca tử vong ở người mẹ trên toàn cầu mỗi năm, hơn 50% là do nguyên nhân thiếu máu ( trực tiếp hay gián tiếp).

Tương tự, theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2000 cho thấy, 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu, và 75% thiếu máu ở phụ nữ có thai là do thiếu sắt.

PGS.TS. Bác sỹ Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương phân tích: Thiếu máu ở phụ nữ mang thai có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con. Mẹ bị thiếu máu dễ bị sảy thai, nhau bong non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, chất lượng sinh nở và cho con bú thấp. Đặc biệt, trẻ sinh ra bởi những người mẹ thiếu máu cũng dễ bị thiếu máu, nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình thường.

Nguy hiểm hơn “Trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới phát triển trí não và hậu quả của nó có thể tiếp tục làm suy giảm khả năng học tập của trẻ do khiếm khuyết trong hình thành myelin do thiếu sắt. Con của những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ còn có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác khi đến tuổi trưởng thành.”. Thiếu sắt và thiếu máu sẽ dẫn đến các bệnh mãn tính như: bệnh thận mãn; bệnh viêm đường ruột; suy tim mãn.

Khuyến cáo từ chuyên gia

Từ những phân tích trên, Bác sĩ Vũ Bá Quyết khuyến cáo, việc bổ sung sắt cho cơ thể là cực kỳ quan trọng. Vấn đề là người bệnh cần có hiểu biết về triệu chứng khi thiếu sắt, ý thức được để đến bác sĩ kiểm tra xem cơ thể thiếu sắt ra sao và có biện pháp bổ sung sắt.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần ăn đầy đủ dinh dưỡng, chú trọng các thực phẩm chứa nhiều sắt để đảm bảo đủ máu, sắt cho cơ thể

Đồng quan điểm, TS. Peter Geisser- Nhà phát minh sáng chế sắt III và là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Câu lạc bộ Sắt Châu Âu 2008, khẳng định: Bản tổng quan về liệu pháp điều trị thiếu sắt nhấn mạnh, máu do thiếu sắt cũng như thiếu sắt và thiếu máu sẽ dẫn đến các bệnh mãn tính như: bệnh thận mãn; bệnh viêm đường ruột; suy tim mãn…

 TS. Peter Geisser lấy dẫn chứng: các nghiên cứu đã chứng minh tại sao các chế phẩm sắt dùng trong y khoa không tương đương về hiệu quả và độ an toàn. Hơn nữa, người ta ngày càng biết rõ sức khỏe phụ nữ phụ thuộc nhiều vào tình trạng sắt trong cơ thể và giải thích “Tùy theo cấu trúc hóa học, các chế phẩm sắt đường uống khác nhau có tác động khác nhau tới cơ thể.  Hơn nữa, sự tương tác với các thành phần trong thực phẩm và các loại thuốc khác không giống nhau giữa các muối sắt, điều đó giải thích tại sao sắt có thể và nên uống khi ăn hoặc sau khi ăn, trong khi các muối sắt khác thì không được.”.

Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh nhìn chung khi dùng sắt Maltofer, lượng hemoglobin tăng lên sau 3 tháng điều trị tương đương với các loại muối sắt khác, nhưng với Maltofer an toàn hơn, có ít tác dụng phụ hơn nhiều so với các sắt khác, do vậy tuân thủ điều trị tốt hơn. Ngoài ra, cần bổ sung sắt qua thức ăn hàng ngày và uống các chế phẩm chứa sắt để cơ thể khỏe mạnh.

Benh.vn (tổng hợp theo vov.vn)

Bài viết Cách phòng và điều trị thiếu máu, thiếu sắt cho phụ nữ và trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-phong-va-dieu-tri-thieu-mau-thieu-sat-cho-phu-nu-va-tre-nho-8784/feed/ 0
Triệu chứng thiếu máu phát hiện và chữa bệnh https://benh.vn/trieu-chung-thieu-mau-phat-hien-va-chua-benh-4368/ https://benh.vn/trieu-chung-thieu-mau-phat-hien-va-chua-benh-4368/#respond Tue, 01 May 2018 04:55:07 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-thieu-mau-phat-hien-va-chua-benh-4368/ Thiếu máu là giảm 10% hemoglobin (Hb) hoặc hematocrit, hoặc giảm số lượng hồng cầu. Cụ thể là hemoglobin dưới 10g/100ml ở nữ, dưới 12g/100ml ở nam, hoặc hematocrit dưới 30% ở nữ, và dưới 36% ở nam, hoặc hồng cầu dưới 3,5 triệu ở nữ và dưới 4 triệu ở nam.

Bài viết Triệu chứng thiếu máu phát hiện và chữa bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thiếu máu là giảm 10% hemoglobin (Hb) hoặc hematocrit, hoặc giảm số lượng hồng cầu. Cụ thể là hemoglobin dưới 10g/100ml ở nữ, dưới 12g/100ml ở nam, hoặc hematocrit dưới 30% ở nữ, và dưới 36% ở nam, hoặc hồng cầu dưới 3,5 triệu ở nữ và dưới 4 triệu ở nam.

thiếu máu

Các chỉ số huyết học trên không phản ánh đúng mức độ thiếu máu. Chúng có thể cao giả tạo trong trường hợp mất nước đột ngột như ỉa chảy cấp, bỏng nặng, đái quá nhiều. Chúng lại có thể thấp giả tạo trong phù, có thai, suy tim ứ huyết. Khi mất máu cấp, các chỉ số này có thể bình thường trong giờ đầu tiên, rồi sau mới giảm. Vì giảm hồng cầu và Hb, khả năng chuyển tải oxy của máu bị giảm sút, gây nên nhiều rối loạn cho toàn cơ thể, biểu hiện rõ nhất là các rối loạn tuần hoàn và hô hấp.

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng

Thiếu máu nhẹ chỉ thấy mệt mỏi, đánh trống ngực vì tim đập nhanh và mạnh, khó thở, nhất là sau khi gắng sức. Khi thiếu máu nặng hơn những triệu chứng trên xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, lâu ngày dẫn đến suy tim. Nhiều khi có thêm chóng mặt, nhức đầu, ù tai, ngất. Có người khó ngủ, bực bội, khó tập trung tư tưởng, hoặc ớn lạnh, đau xương. Về tiêu hóa, người bệnh chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, phụ nữ hay bị rối loạn kinh nguyệt, đàn ông có thể liệt dương.

Dấu hiệu

Nhợt màu da và niêm mạc là dấu hiệu hay gặp nhất, nhưng cũng còn tùy sắc da từng người, từng lúc. Nhìn kết mạc, niêm mạc miệng, lòng bàn tay dễ thấy hơn. Nếu những nếp nhăn ở lòng bàn tay không thẫm hơn da ở biên thì là hemoglobin dưới 7g/100ml.

Ngoài ra còn thấy tim đập nhanh, mạnh, huyết áp chênh lệch tăng, thổi tâm thu ở đáy tim, để tìm nguyên nhân do bệnh máu, cần chú ý hạch, gan, lách, vàng da.

TTTBHC =                         Hematocrit / Số hồng cầu

(thể tích trung bình hồng cầu = TTTBHC; TTTBHC bình thường = 80/97fl, tức là 80-90 micromet khối; đơn vị là fl = femtolit = 10-15 lít)

Nguyên nhân thiếu máu

Về nguyên nhân thiếu máu, nên xếp 3 loại thiếu máu chính:

Thiếu máu do mất máu: là loại phổ biến nhất.

– Mất máu mạn tính: thường do giun móc, chảy máu đường tiêu hóa (chú ý trĩ, loét dạ dày, tá tràng), chảy máu kín đáo trong phân, hoặc đường tử cung (rong kinh, u xơ tử cung), sốt rét lâu ngày. Bệnh cảnh lâm sàng như đã tả ở trên, lâu dầu sẽ dẫn đến thiếu sắt trong máu. Chữa theo nguyên nhân và uống thêm muối sắt.

– Mất máu cấp tính một khối lượng lớn: người bệnh thường mệt, chóng mặt, sững sờ, da tái nhợt, vã mồ hôi, có khi hôn mê. Trên lâm sàng, có thể đánh giá mất máu nhiều ít dựa vào tim nhanh và huyết áp hạ. nếu so với lúc bình thường và mạch tăng lên 25%, hoặc huyết áp tâm thu giảm 20mmHg khi người bệnh ngồi dậy, mất máu có thể tới trên 1 lít, nghĩa là cần được truyền bù ngay.

Nếu mất máu nhiều ồ ạt, xét nghiệm máu có thể không thấy giảm hồng cầu, hemoglobin và hematocrit, vì máu chưa kịp loãng, do đó dễ bỏ qua nhiều mất máu nặng: 2-3 ngày sau thấy hồng cầu mạng tăng, có khi hồng cầu nhân xuất hiện.

Chữa phải khẩn trương: truyền máu ngay, trong khi chờ đợi phải truyền dịch muối 0,9% hoặc dung dịch Ringer lactat. Phải tìm và giải quyết ngay nơi chảy máu.

Thiếu máu do giảm sản hồng cầu: tốt nhất lầ căn cứu vào thể tích trung bình hồng cầu (TTTBHC) để chia ra 3 loại giảm sản. Cách tính:

– Hồng cầu nhỏ (TTTBHC < 80 fl): nghĩ đến thiếu sắt là phổ biến nhất

Điều trị chủ yếu bằng sắt, ví dụ: viên sắt 3-6 viên/24 giờ.

– Hồng cầu lớn: thường do thiếu vitamin B12 hoặc acid folic. Cũng có thể do suy gan, suy giáp, mất máu cấp, tan máu, bất sản tủy, nghiện rượu. Điều trị theo nguyên nhân

– Hồng cầu trung bình: phần nhiều do các bệnh mạn tính như viêm mạn tính (sắt huyết thanh giảm), suy thận (creatinin máu tăng), bệnh gan (chức năng gan giảm), suy giáp (T4 giảm). Đặc biệt đáng chú ý trong nhóm này là thiếu máu do suy thận, có khi nhờ thiếu máu mà tìm ra suy thận. Điều trị bằng ghép thận, hoặc bằng crythropoictin người. Một số nhỏ do bệnh của tủy xương như bất sản tủy (chọc tủy), hủy hoại tủy (chọc tủy sống thấy u …. ), loạn sản tủy (chọc tủy sống thấy xơ hóa).

Chữa những bệnh này rất khó khăn: cần gửi lên cơ sở chuyên khoa để truyền hồng cầu, androgen, cáy tủy xương, giảm miễn dịch ….

Thiếu máu do tan máu: hiếm hơn nhiều

Về lâm sàng, ngoài những biểu hiện chung của thiếu máu, cần chú ý tìm vàng da, lách to.

Về xét nghiệm, đếm hồng cầu lưới có giá trị lớn: trong thiếu máu tan máu thì hồng cầu lưới bao giờ cũng tăng. Nhưng tìm các nguyên nhân gây tan máu thì khó hơn nhiều và phải làm xét nghiệm chuyên khoa mới chẩn đoán được.

Phải gửi chuyên khoa huyết học để điều trị, có khi phải dùng corticoid hoặc cắt lách.

Chữa thiếu máu

– Phải cố tìm nguyên nhân để chữa, không nên vội dùng các thuốc “chống thiếu máu” như sắt, vitamin B12, acid folic. Nếu thừa sắt trong máu cũng gây bệnh: vitamin B12 nếu dùng không thích đáng có thể làm mờ nhạt những biểu hiện của nhiều bệnh máu; cũng không nên truyền máu quá rộng rãi.

– Chữa nguyên nhân thường đem lại kết quả tốt: chữa bệnh nội tiết, cắt bỏ u, ghép thận, chữa nhiễm khuẩn bằng kháng sinh, loại bỏ chất độc, chữa xơ gan.

Benh.vn

Bài viết Triệu chứng thiếu máu phát hiện và chữa bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-thieu-mau-phat-hien-va-chua-benh-4368/feed/ 0