Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 28 Nov 2023 07:03:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh táo bón ở trẻ em https://benh.vn/benh-tao-bon-o-tre-em-3187/ https://benh.vn/benh-tao-bon-o-tre-em-3187/#respond Tue, 28 Nov 2023 04:00:32 +0000 http://benh2.vn/benh-tao-bon-o-tre-em-3187/ Táo bón ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến làm không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Đa phần là tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện nếu bố mẹ kiên trì tập luyện thói quen ăn uống và đi ngoài đúng ngày, đúng giờ. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp trẻ không được chăm sóc đúng cách dẫn tới biến chứng.

Bài viết Bệnh táo bón ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Táo bón ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến làm không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Đa phần là tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện nếu bố mẹ kiên trì tập luyện thói quen ăn uống và đi ngoài đúng ngày, đúng giờ. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp trẻ không được chăm sóc đúng cách dẫn tới biến chứng.

tao_bon_o_tre_em
Táo bón ở trẻ em là triệu chứng thường gặp gây đau đầu cho nhiều phụ huynh

Thế nào là đại tiện bình thường

Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường sẽ “ngồi bô” một ngày mấy lần nhỉ? Thông thường thì các bé trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, có bé đi đại tiện 2 lần/ngày,  ngược lại có trẻ đi cầu theo nhu cầu. Tất cả đều bình thường. Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 2 – 3 ngày mới đi đại tiện một lần.

Kích thước và lượng chất thải của các bé cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào những gì trẻ ăn uống hằng ngày.

Dấu hiệu nhận biết có táo bón ở trẻ em

  • Bé thường phải rặn nhiều khi đi đại tiện.
  • Bé có cảm giác đau khi đi đại tiện, có thể cảm nhận qua hành động ngại đi cầu, ngồi nhón chân của trẻ.
  • Phân rất cứng và khô, thậm trí rất to khiến bé không rặn được

Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ em

Không đủ lượng nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất.

Nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác. Vết nứt hậu môn là vết rạn trên da ở bờ hậu môn và điều này làm cho việc đi đại tiện trở nên đau đớn và là cực hình đối với bé

Bệnh táo bón trẻ em xuất hiện khi nào

Sau khi trẻ ốm: Trong thời gian bị ốm, bé thường không uống đủ lượng nước cần thiết, lượng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác có thể làm cơ thể bé bị nóng khiến chất thải trở nên rắn và rất khó di chuyển. Những chất thải này sẽ gây xước hậu môn và là nguyên nhân gây ra bệnh nứt hậu môn.

Nỗi sợ giáo viên hoặc sợ toitlet bẩn làm trẻ nhịn đi đại tiện và dần dẫn tới chứng táo bón.

Bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy cũng khiến hệ tiêu hóa còn non của trẻ mất cân bằng và không thể tự kiểm soát, kết quả là dẫn tới chứng táo bón. Đây có thể là do trẻ lo lắng sợ ị ra quần.

Rối loạn cảm xúc cũng được xem là một nguyên nhân nếu bé sống trong bầu không khí gia đình thường xuyên căng thẳng.

Dị ứng với sữa bò: Dị ứng với sữa bò thường được chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ. Với một số trẻ, nó có thể gây ra hiện tượng táo bón. Nếu ai đó trong gia đình từng hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm thì cũng có thể nghĩ tới nguyên nhân dị ứng sữa.

Uống sữa công thức không phù hợp: Chứng táo bón đôi khi xảy ra khi một đứa trẻ sơ sinh chuyển từ bú mẹ sang uống sữa bò hoặc sữa công thức.

Điều trị bệnh táo bón trẻ em như thế nào

Nếu bé chưa được một tuổi bạn nên thận trọng trong việc điều trị. Cần có sự chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị.

Nếu bé trên 1 tuổi, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Lượng nước cần cho trẻ mỗi ngày là 1,5l đối với trẻ 4 – 6 tuổi và 2l đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên. Tất nhiên, trẻ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới cần uống nhiều nước hơn. Vì vậy nên khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước nhưng không nên uống nước ngọt và nước có ga bởi vì chúng sẽ làm hỏng men răng.
  • Khuyến khích bé uống nhiều loại nước: nước trắng, nước hoa quả pha loãng và sữa (ở một số trẻ, uống quá nhiều sữa cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình trạng táo bón nặng thêm). Nước mận, lê và táo chứa rất nhiều đường sorbitol, đặc biệt tốt cho đường ruột của bé.
  • Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn. Điều này dường như rất khó thực hiện bởi một khảo sát cho thấy 29 – 48% trẻ em bị táo bón là do “ăn uống cầu kỳ” và 47% có hiện tượng ăn kém ngon miệng
  • Nên cho trẻ ngồi ghế ị riêng thay vì ngồi bồn cầu người lớn bởi vì ngồi thẳng, 2 chân chạm đất sẽ giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn.
  • Nên thay đổi loại sữa nếu thấy trẻ bị táo bón. Khoảng 50% trẻ em bị dị ứng với sữa bò.

Ăn uống là yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng táo bón. Hãy giải thích với trẻ rằng bé cần phải ăn như vậy để không bị đau khi đi đại tiện.

Ăn sáng sớm. Đối với nhiều trẻ, bữa sáng có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu ăn sáng sớm, trẻ sẽ có nhiều thời gian để dành cho việc đi đại tiện sau đó ngay tại nhà thay vì đến trường (bởi nhiều trẻ rất ngại đi toitlet ở trường).

Đừng cho con uống thuốc nhuận tràng nhiều nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể ngâm đít trẻ vào nước ấm hoặc thụt cho bé mệt chút mật ong để làm mềm phân và kích thích phản xạ đi cầu. Lưu ý nên bôi xà phòng vào dụng cụ trước để tạo độ trơn và không làm đau đít bé.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị táo bón

Bác sĩ sẽ kiểm tra để xem thể chất bé có vấn đề gì không. Bác sĩ sẽ quyết định có phải dùng thuốc nhuận tràng hay không.

Với thuốc nhuận tràng, một chu trình chữa bệnh của nó thường kéo dài khoảng 3 tháng và sẽ giảm liều dần dần.

Các thuốc trị táo bón gồm những nhóm sau:

  • Thuốc tạo khối: igol, metamucil…
  • Thuốc thẩm thấu: sorbitol, forlax, duphalac,…
  • Thuốc làm mềm phân: docusat
  • Thuốc bôi trơn: norgalax, microlax….
  • Thuốc kích thích trị táo bón: bisacodyl, cascara….

Việc dùng các thuốc kể trên dài ngày hoặc quá 8-10 ngày rất có hại cho bé vì các tác dụng phụ của các thuốc kể trên có thể gây biến chứng cho ruột, hại gan và thận. Trong khi việc phải cho bé uống thuốc thường xuyên sẽ làm bé sợ hãi, quấy khóc, hờn dỗi gây mệt mỏi cho các bậc cha mẹ. Ngoài ra vì sợ uống thuốc nên đến bữa bé sẽ không ăn vì sợ

Benh.vn

Bài viết Bệnh táo bón ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tao-bon-o-tre-em-3187/feed/ 0
Nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ https://benh.vn/nguyen-nhan-cach-tri-benh-tao-bon-o-tre-9015/ https://benh.vn/nguyen-nhan-cach-tri-benh-tao-bon-o-tre-9015/#respond Wed, 07 Aug 2019 06:59:34 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-cach-tri-benh-tao-bon-o-tre-9015/ Táo bón ở trẻ em là bệnh rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân, chủ yếu từ việc sinh hoạt, ăn uống của trẻ. Nhiều trẻ em bị táo bón tạm thời có thể kéo dài một vài ngày và sau đó khỏi. Tuy nhiên, nhiều trẻ bị táo bón kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.

Bài viết Nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Táo bón ở trẻ em là bệnh rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân, chủ yếu từ việc sinh hoạt, ăn uống của trẻ. Nhiều trẻ em bị táo bón tạm thời có thể kéo dài một vài ngày và sau đó khỏi. Tuy nhiên, nhiều trẻ bị táo bón kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.

Sau đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc những thông tin về nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ mà mọi người nên biết.

Nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ

Một số yếu tố thông thường hoặc rối loạn dẫn đến táo bón ở trẻ em:

Chế độ ăn ít chất xơ: Một nguyên nhân phổ biến của táo bón là một chế độ ăn uống có quá ít chất xơ. Chất xơ giúp phân mềm ở lại để nó di chuyển thông suốt thông qua đại tràng.

Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây táo bón ở trẻ em bao gồm: Thuốc giảm đau, đặc biệt là các chất ma tuý, Thuốc kháng acid có chứa nhôm và canxi, Một số thuốc chống trầm cảm, Thuốc kháng cholinergic, thuốc giãn cơ bàng quang để ngăn chặn khẩn cấp, thường xuyên, hoặc không kiểm soát được tiểu tiện

Bệnh và điều kiện cụ thể: Một số bệnh lý và các điều kiện có thể gây táo bón, bao gồm:

Ngộ độc: một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây ra bởi một chất độc từ một loại vi khuẩn có ảnh hưởng đến các dây thần kinh và các nguyên nhân táo bón.

Bệnh tiểu đường và rối loạn chuyển hóa hoặc nội tiết khác làm gián đoạn quá trình cơ thể sử dụng để có được hoặc tạo ra năng lượng từ thực phẩm.

Rối loạn chức năng tiêu hóa: Rối loạn chức năng tiêu hóa là vấn đề gây ra bởi những thay đổi trong cách đường ruột hoạt động.

Trong đó, theo các chuyên gia tiêu hóa nhi khoa, có tới 95% trẻ bị táo bón chức năng, hoàn toàn không phải do yếu tố bệnh lý gây nên.

Cách trị bệnh táo bón ở trẻ

Thay đổi trong ăn uống, chế độ ăn uống và dinh dưỡng: bổ sung nhiều nước, chất xơ trong chế độ ăn của trẻ.

Thay đổi hành vi, lối sống: tăng cường vận động cho trẻ.

Thuốc: sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, thụt tháo giúp làm mềm phân, tăng nhu động ruột.

Ăn uống, chế độ ăn và dinh dưỡng

Thay đổi chế độ ăn uống để giúp điều trị táo bón ở trẻ em bao gồm uống nhiều nước và tăng cường trái cây và rau. Trẻ em nên uống nước trong suốt cả ngày. Một trong những cách chính để phòng ngừa và điều trị táo bón là bằng cách thay đổi chế độ ăn uống của con mình. Điều này bao gồm giảm loại thực phẩm gây ra táo bón, bao gồm sữa bò, chuối, sữa chua, phô mai, cà rốt nấu chín và thực phẩm khác có ít chất xơ. Đối với trẻ em uống nhiều sữa, sữa đậu nành là một lựa chọn tốt, vì nó thường là không gây ra táo bón. Một sự thay đổi chế độ ăn uống quan trọng ngày càng tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của con mình.

Thay đổi hành vi

Trẻ lớn hơn cần được khuyến khích sử dụng nhà vệ sinhvà rửa tay sau khi ăn. Một số trẻ em làm tốt bố mẹ có thể thưởng cho chúng để khuyến khích. Một thói quen sinh hoạt khoa học, một chế độ ăn uống hợp lí sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh táo bón ở trẻ.

Thuốc

Sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ cần phải thận trọng, tuân thủ theo lời khuyên của bác sỹ.

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị táo bón phổ biến nhất là Lactulose giúp làm mềm phân tăng nhu động ruột, các loại chất xơ, thuốc thụt táo bón. Tuy nhiên, với mỗi loại thuốc sử dụng đều có những tác dụng bất lợi lên cơ thể trẻ và không nên sử dụng kéo dài. Chính vì vậy, bạn nên tuân thủ sát sao chỉ định của bác sỹ, không tự ý mua thuốc về dùng cho trẻ khi trẻ bị táo bón.

Trên đây là nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ mà mọi người nên biết và có hướng xử trí thích hợp, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.

Benh.vn

Bài viết Nguyên nhân, cách trị bệnh táo bón ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-cach-tri-benh-tao-bon-o-tre-9015/feed/ 0
Làm gì khi trẻ đi ngoài phân không bình thường? https://benh.vn/lam-gi-khi-tre-di-ngoai-phan-khong-binh-thuong-55955/ https://benh.vn/lam-gi-khi-tre-di-ngoai-phan-khong-binh-thuong-55955/#respond Tue, 26 Feb 2019 02:57:27 +0000 https://benh.vn/?p=55955 Phần lớn các biến đổi của phân trẻ em đều bắt nguồn từ những thay đổi trong chế độ ăn. Thay đổi thói quen ăn uống có thể làm thay đổi màu sắc, mùi, mật độ và khối lượng của phân.

Bài viết Làm gì khi trẻ đi ngoài phân không bình thường? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phần lớn các biến đổi của phân trẻ em đều bắt nguồn từ những thay đổi trong chế độ ăn. Thay đổi thói quen ăn uống có thể làm thay đổi màu sắc, mùi, mật độ và khối lượng của phân.

tre_di_ngoai

Nhiều loại thuốc cũng ảnh hưởng tới hình thức của phân. Nếu bé đang dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ liệu thuốc đó có khiến phân trở nên khác thường không. Trong một số trường hợp, cần đưa bé đi khám bác sĩ nếu thấy phân bất thường kéo dài.

Phân sáng màu

  • Trẻ bú mẹ thường đi ngoài phân màu vàng tươi, như màu hoa cải. Phân cũng có thể lỏng, có màu xanh. Đây là chuyện rất bình thường, không có gì lo ngại.
  • Ở trẻ lớn hơn, phân xanh và lỏng lại là dấu hiệu của viêm dạ dày ruột (còn gọi là nhiễm trùng đường tiêu hóa). Nếu gặp tình trạng này cần đưa bé đi khám bác sĩ.

Phân nhạt màu

  • Phân nhạt màu, hơi trắng, có thể là dấu hiệu của tắc ống dẫn mật, với trẻ em đây có thể là một dị tật bẩm sinh.
  • Phân nổi bập bềnh, có mùi hôi, có thể là dấu hiệu của chứng khó hấp thu. Hiện tượng này xảy ra khi hệ tiêu hóa không hấp thu đủ chất dinh dưỡng. Nguyên nhân có thể do bé không dung nạp, khó tiêu hóa hoặc dị ứng với thức ăn nào đó.
  • Nếu con bạn đi ngoài phân nhạt màu, da và lòng trắng mắt bị vàng, nước tiểu sẫm màu, cần đưa bé đi khám để loại trừ các bệnh lý gan mật.

Phân lẫn máu

  • Phân dính chút máu tươi thường gặp khi trẻ bị táo bón, phải rặn khi đi vệ sinh
  • Phân lẫn máu hoặc nhầy có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Cũng có thể là biểu hiện của chứng viêm ở đại tràng hay trực tràng.
  • Nếu bé đi ngoài phân màu đỏ, sền sệt giống như thạch, thì cần đưa đi khám ngay lập tức. Báo với bác sĩ nếu thấy bé đau dữ dội ở bụng và trông rất nhợt nhạt. Đây có thể là biểu hiện của hội chứng tắc ruột.

Đưa bé đi khám khi

  • Bé có biểu hiện mệt mỏi, màu sắc phân không trở lại bình thường sau vài ngày.
  • Đi ngoài ra máu mà không hề bị táo bón.
  • Phân nhợt màu kéo dài.
  • Đi ngoài phân xanh và lỏng, thể trạng mệt mỏi, kèm theo các biểu hiện bất thường khác.
  • Đi ngoài phân xanh và lỏng trong khi đang bú bình hoàn toàn, không còn bú mẹ.

Đưa bé đi khám CẤP CỨU khi

  • Đi ngoài phân màu đỏ, sền sệt giống như thạch. Không cho trẻ ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì trong khi đợi cấp cứu
  • Da hay lòng trắng mắt bị vàng.
  • Nước tiểu sẫm màu (màu vàng nâu hoặc đen).
  • Màu sắc phân bất thường sau khi dùng thuốc.

Benh.vn (Theo BV Nhi TW)

Bài viết Làm gì khi trẻ đi ngoài phân không bình thường? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-gi-khi-tre-di-ngoai-phan-khong-binh-thuong-55955/feed/ 0
Báo động bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em https://benh.vn/bao-dong-benh-viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em-6163/ https://benh.vn/bao-dong-benh-viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em-6163/#respond Sun, 15 Jul 2018 08:00:49 +0000 http://benh2.vn/bao-dong-benh-viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em-6163/ Loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em là bệnh không thường gặp nhưng lại có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Bệnh dễ bị bỏ qua vì đôi khi người lớn lầm tưởng những cơn đau bụng ở trẻ thường được quy cho các nguyên nhân khác như rối loạn tiêu hóa, đau bụng giun…Hiện nay đã có những phương pháp và chẩn đoán sớm viêm loét dạ dày - tá tràng cho trẻ

Bài viết Báo động bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Tùy theo các vị trí viêm loét khác nhau mà bệnh có tên gọi khác nhau.

Loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em là bệnh không thường gặp nhưng lại có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Bệnh dễ bị bỏ qua vì đôi khi người lớn lầm tưởng những cơn đau bụng ở trẻ thường được quy cho các nguyên nhân khác như rối loạn tiêu hóa, đau bụng giun…

Trong vòng 7 tháng qua, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã phát hiện 56 trường hợp loét dạ dày – tá tràng trong số 396 trẻ nội soi tiêu hóa. Số bệnh nhân nam mắc bệnh chiếm 85%, nữ 15% với độ tuổi trung bình là 11, trẻ nhỏ nhất là 6 tuổi và lớn nhất là 16 tuổi. Bệnh nhi nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa chiếm tới 71,7%, trong đó, tiêu phân đen là 45,3% và ói ra máu 26,4%. Triệu chứng thường gặp còn lại là đau bụng kéo dài trên 3 tháng chiếm 26,4%. Đa số các bệnh nhân đều có các tiền sử trước khi được chẩn đoán xác định là đau bụng kéo dài (56,4%) và thiếu máu mạn tính (20,8%) mà chưa được nội soi. Tỉ lệ phát hiện ra loét dạ dày – tá tràng trong tất cả bệnh nhân nội soi tiêu hóa trên là 13,38% (56 trên 396 trường hợp). Tất cả bệnh nhi đều là loét dạ dày – tá tràng nguyên phát.

Viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em được cho là căn bệnh rất ít gặp nên những cơn đau bụng ở trẻ thường được quy cho những nguyên nhân khác như rối loạn tiêu hóa, đau bụng do giun… Nhưng thực tế, đau bụng do nguyên nhân loét dạ dày, tá tràng gặp khá nhiều ở trẻ dưới 15 tuổi. Nhờ kỹ thuật nội soi tiêu hóa tiến bộ nên việc chẩn đoán loét dạ dày – tá tràng không còn khó khăn như trước nhưng phải phát hiện sớm. Ở trẻ nhỏ, cơn đau dạ dày thường là dữ dội, lăn lộn dễ nhầm với bệnh giun chui ống mật. Trong khi đó, một số biểu hiện hay gặp ở người lớn như ợ hơi, ợ chua lại rất ít khi xuất hiện ở trẻ em. Vì thế, khi thấy trẻ hay đau bụng, phụ huynh cứ nghĩ là trẻ mắc bệnh giun do đó tự mua thuốc tẩy giun nhưng không thấy khỏi mới đưa trẻ đi khám. Với trẻ nhỏ, nhiều khi trẻ không biết mô tả cơn đau hoặc kêu đau bụng nhưng cha mẹ tưởng con giả vờ nên cũng không đưa trẻ đi khám…

Cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng

 Nên đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ hay đau bụng.

Một lý do khác khiến nhiều bậc cha mẹ ngại không muốn cho con nội soi vì sợ con đau nhưng thực tế hiện nay, trẻ sẽ được soi dạ dày bằng ống soi nhỏ, mềm, được gây mê để trẻ không có cảm giác đau. Theo giới chuyên môn, các biểu hiện của viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em thường là ăn uống khó tiêu, đau âm ỉ vùng bụng trên rốn phía bên phải của bệnh nhân. Các triệu chứng có thể tăng lên sau khi ăn, nhất là ăn các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt, chuối. Biểu hiện có thể rất rõ như nôn ra máu, đi tiêu phân màu đen như bã cà phê hoặc máu tươi rất nhiều nhưng đôi khi rất kín đáo mà trẻ và người nhà khó nhận biết. Các biểu hiện mệt mỏi, da xanh, ăn uống kém, gầy sút, mất tập trung trong học tập, căng thẳng thường gặp nhiều ở trẻ lớn.

Viêm loét dạ dày – tá tràng mạn tính ở trẻ em thường do vi khuẩn H.pylori (HP). Vi khuẩn này thường lây truyền theo đường miệng – miệng, tức là trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc phân – miệng do vệ sinh ăn uống kém, ô nhiễm môi trường, nguồn nước nhiễm bẩn. Nếu không được điều trị dễ gây loét sâu dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Về lâu dài, bệnh thành mạn tính, thậm chí tiến triển thành ung thư ở tuổi lớn hơn.

Vi khuẩn H.pylori.

Điều trị bệnh dạ dày – tá tràng ở trẻ nhỏ không đơn giản vì thuốc điều trị cho trẻ cũng khó khăn hơn, trong khi đó có những trẻ khi bác sĩ chỉ định thuốc, bố mẹ không sử dụng đúng liều điều trị nên dễ dẫn đến kháng thuốc. Hơn nữa, viêm dạ dày do HP rất dễ tái đi tái lại nếu không diệt hết nguồn lây. Vì thế, phác đồ điều trị bệnh dạ dày cho trẻ cần phải điều trị luôn cho những người thân nếu trong gia đình có người có biểu hiện đau, viêm dạ dày do HP để loại trừ nguồn lây. Ngoài ra, các bậc cha mẹ nên bỏ tập quán mớm cơm cho con nhỏ vì có thể làm trẻ nhiễm vi khuẩn HP, gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Các bác sĩ cũng cảnh báo trẻ có thể bị viêm loét dạ dày, tá tràng do cha mẹ lạm dụng các thuốc hạ sốt, giảm đau.

Trẻ em bị viêm loét dạ dày – tá tràng cần có chế độ ăn uống và điều trị phù hợp. Cha mẹ nên cho con thăm khám thực thể và các xét nghiệm cận lâm sàng tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế như để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Báo động bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bao-dong-benh-viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em-6163/feed/ 0
Miền bắc gia tăng bệnh nhi viêm phổi, tiêu chảy nhập viện kỳ nghỉ lễ https://benh.vn/mien-bac-gia-tang-benh-nhi-viem-phoi-tieu-chay-nhap-vien-ky-nghi-le-6260/ https://benh.vn/mien-bac-gia-tang-benh-nhi-viem-phoi-tieu-chay-nhap-vien-ky-nghi-le-6260/#respond Sat, 03 Jan 2015 05:42:35 +0000 http://benh2.vn/mien-bac-gia-tang-benh-nhi-viem-phoi-tieu-chay-nhap-vien-ky-nghi-le-6260/ 4 ngày nghỉ lễ Tết dương lịch vừa kết thúc. Tuy nhiên, chỉ trong vài ngày qua, rất nhiều trẻ em đến khám tại các bệnh viện, trong đó nhiều trường hợp phải nhập viện vì tình trạng bệnh diễn biến nặng.

Bài viết Miền bắc gia tăng bệnh nhi viêm phổi, tiêu chảy nhập viện kỳ nghỉ lễ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
4 ngày nghỉ lễ Tết dương lịch vừa kết thúc. Tuy nhiên, chỉ trong vài ngày qua, rất nhiều trẻ em đến khám tại các bệnh viện, trong đó nhiều trường hợp phải nhập viện vì tình trạng bệnh diễn biến nặng.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai chia sẻ “Trong các ngày nghỉ Tết dương lịch, Khoa Nhi mỗi ngày tiếp nhận trung bình 100-130 bệnh nhi đến khám. Mỗi ngày có từ 8-13 bệnh nhi phải nhập viện vì các các bệnh lý viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, sốt cao co giật, tiêu chảy. Đặc biệt, số trẻ nhập viện tuy không tăng đột biến nhưng đều là bệnh diễn biến nặng. Đáng chú ý, nhiều gia đình “rồng rắn” nhau đưa con đi khám vì trẻ lây bệnh cho nhau như các bệnh lý sốt vi rút, tiêu chảy”.

 benh_viem_phoi_mien_bac

Phòng cấp cứu bệnh viện Bạch Mai số bệnh nhi nằm viện rất đông.

Tương tự, tại BV Nhi Trung Ương, các trường hợp nhập viện chủ yếu do các bệnh lý về hô hấp, tiêu chảy dẫn đến mất nước, co giật… Giám đốc BV, PGS.TS Lê Thanh Hải cho biết “số trẻ đến khám trong 4 ngày nghỉ Tết xấp xỉ ngày thường, với khoảng 1.200 bệnh nhân đến khám mỗi ngày. Đông nhất là tiêu chảy, sốt co giật và các bệnh lý về hô hấp. Tiêu chảy trẻ nôn, đi ngoài nhiều nên diễn biến nhanh, trẻ mất nước, suy kiệt nên khi đến khám, số bệnh nhi phải chỉ định nhập viện, truyền nước là nhiều hơn hẳn các bệnh lý khác”.

Lý giải về vấn đề này, các bác sĩ cho biết do đợt nghỉ kéo dài lại đúng dịp lễ, nhiều trẻ được bố mẹ đưa về quê, đi du lịch… nên khi con có những dấu hiệu đầu tiên thì chần chừ chưa đưa ngay trẻ đi khám bệnh. “Ngoài lý do trên thì thời điểm này cũng trùng với dịch tiêu chảy mùa đông. Khi nôn trớ, tiêu chảy nếu không biết bù nước đúng cách trẻ sẽ nhanh chóng bị mất nước, suy kiệt, mệt mỏi nên dấu hiệu dễ trở nên trầm trọng hơn”.

Còn tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, theo thống kê, các ngày nghỉ liên tục tiếp nhận các ca nhập viện do ngộ độc, trong đó có các nguyên nhân do rượu, hóa chất. Đáng lưu ý, có một số ca ngộ độc nặng gây suy gan, suy thận, cá biệt có trường hợp được chuyển đến điều trị tại Trung tâm Chống độc trong tình trạng rất nặng trên bệnh cảnh kết hợp: suy hô hấp, suy gan, suy thận nhưng hội chẩn chưa xác định được nguyên nhân.

Bài viết Miền bắc gia tăng bệnh nhi viêm phổi, tiêu chảy nhập viện kỳ nghỉ lễ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mien-bac-gia-tang-benh-nhi-viem-phoi-tieu-chay-nhap-vien-ky-nghi-le-6260/feed/ 0