Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 04 Aug 2022 03:55:47 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phòng tránh viêm họng trẻ em trong những ngày hè https://benh.vn/phong-tranh-viem-hong-cho-tre-trong-nhung-ngay-he-5306/ https://benh.vn/phong-tranh-viem-hong-cho-tre-trong-nhung-ngay-he-5306/#respond Wed, 06 Jul 2022 05:21:18 +0000 http://benh2.vn/phong-tranh-viem-hong-cho-tre-trong-nhung-ngay-he-5306/ Ngày hè thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh: sốt phát ban, sởi, tay chân miệng…Bên cạnh đó, nắng nóng kéo dài còn gây ra các bệnh về tai mũi họng, đặc biệt bệnh viêm họng ở trẻ thường tái đi tái lại khiến cho các bậc phụ huynh rất phiền muộn, lo lắng.

Bài viết Phòng tránh viêm họng trẻ em trong những ngày hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngày hè thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh: sốt phát ban, sởi, tay chân miệng… Bên cạnh đó, nắng nóng kéo dài còn gây ra các bệnh về tai mũi họng, đặc biệt bệnh viêm họng ở trẻ thường tái đi tái lại khiến cho các bậc phụ huynh rất phiền muộn, lo lắng. Vậy, nguyên nhân gây viêm họng trẻ em trong những ngày hè? Phương pháp phòng tránh?

Tìm hiểu về họng

Họng là một khoang trống, gồm 3 đoạn:

  • Họng mũi ở trên nối liền với cửa mũi sau.
  • Họng miệng ở giữa nối liền với miệng (ranh giới là màng hầu và lưỡi gà).
  • Họng thanh quản ở dưới nối liền với thực quản và thanh quản.

Viêm họng là gì?

  • Viêm họng là tình trạng viêm niêm mạc họng gây đau, sưng đỏ…
  • Niêm mạc họng bao gồm các lớp liên bào, các tuyến, các nang lympho rải rác hoặc tập trung thành từng khối.

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị đau,  sưng đỏ

Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ

Do cấu tạo tự nhiên: cổ họng là ngã tư của đường thở và đường ăn nên dễ bị viêm nhiễm bởi các yếu tố: vi trùng, siêu vi trùng … Ở trẻ em thường xuyên chơi đùa, tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ cao trong khi hệ thống bảo vệ tự nhiên chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc viêm họng trẻ em.

Do bệnh lý

  • Do nhiễm siêu vi, vi trùng, các bệnh về miễn dịch.
  • Do ảnh hưởng bởi các bệnh lý toàn thân…

Do ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt

  • Uống nước đá lạnh, ăn kem.
  • Nằm quạt, điều hòa bị nhiễm lạnh.
  • Do khói bụi, ô nhiễm môi trường…

Nguyên nhân gây viêm họng do trẻ ăn kem, uống nước đá, nằm điều hòa

Phương pháp phòng viêm họng cho trẻ trong những ngày hè

  • Vệ sinh bàn tay của trẻ thường xuyên (thói quen mút tay khiến mầm bệnh sẽ theo vào khoang miệng gây viêm họng).
  • Dành cho trẻ dụng cụ nấu ăn riêng để tránh lây nhiễm với người lớn.
  • Sau khi nấu ăn hoặc thay tã cho trẻ, cha mẹ cần vệ sinh bàn tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm bệnh.
  • Khi sử dụng điều hòa, để ở nhiệt độ từ 26 đến 28 0 C (không để nhiệt độ thấp vì dễ gây lạnh dẫn đến viêm họng ở trẻ).
  • Thường xuyên mở phòng của trẻ cho thoáng khí.
  • Vệ sinh điều hòa hàng tuần để tránh nhiễm bẩn.
  • Khi sử dụng quạt không nên để quạt thốc trực tiếp vào vùng mặt của trẻ.
  • Không nên để trẻ quá nóng và ra nhiều mồ hôi…khiến trẻ dễ bị viêm họng, nhiễm lạnh
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột khi dùng điều hòa (tắt điều hòa 20 phút để làm quen với khí hậu trước khi ra ngoài).
  • Không tắm cho trẻ sau khi vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi (trẻ dễ bị cảm, sốt, viêm họng do sự thay đổi thân nhiệt đột ngột.).
  • Không để trẻ ra nhiều mồ hôi, không dùng quạt thổi thẳng vào trẻ
  • Cho trẻ trải răng hàng ngày và súc miệng bằng nước muối ấm, pha nhạt.
  • Hạn chế cho trẻ dùng đá lạnh, ăn kem hoặc uống nước lạnh (đồ ăn lạnh sẽ gây chứng viêm họng cho trẻ).
  • Không cho trẻ vầy nước, ngâm mình trong bể bơi quá lâu khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Khi đưa trẻ đi học, đi chơi…cho trẻ đeo khẩu trang bảo vệ mũi, họng, tránh khói thuốc lá, khói than tổ ong, bụi bẩn, lông chó (mèo), phấn hoa…

Ngoài ra, cha mẹ cần bổ sung đẩy đủ các nhóm dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.

Lời kết

Để nuôi con khôn lớn, trưởng thành, bên cạnh sự tận tâm, tình yêu thương vô bờ bến của các bậc sinh thành còn đòi hỏi sự hiểu biết về y học, cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho con trẻ.

Do đặc điểm nền khí hậu Việt Nam: nóng, ẩm, mưa nhiều… khiến đa số trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp: ho, sổ mũi, viêm họng… Đặc biệt, khi bị viêm họng trẻ thường sốt cao, quấy khóc, hơn nữa bệnh thường tái đi tái lại khiến cho cha mẹ rất lo lắng.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong thời điểm 3 tháng hè cao điểm (5,6,7) khi mà các loại dịch bệnh hoành hành, cha mẹ cần: tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ, không cho trẻ uống nước lạnh, ăn kem, sử dụng điều hòa ở nhiệt độ từ 26 đến 28 0 C, không tắm cho trẻ khi mồ hôi còn quá nhiều để phòng cảm lạnh, viêm họng…

Bài viết Phòng tránh viêm họng trẻ em trong những ngày hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-tranh-viem-hong-cho-tre-trong-nhung-ngay-he-5306/feed/ 0
Một số căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè https://benh.vn/mot-so-can-benh-thuong-gap-o-tre-nho-vao-mua-he-4046/ https://benh.vn/mot-so-can-benh-thuong-gap-o-tre-nho-vao-mua-he-4046/#respond Wed, 28 Mar 2018 04:48:34 +0000 http://benh2.vn/mot-so-can-benh-thuong-gap-o-tre-nho-vao-mua-he-4046/ Trẻ em là đối tượng dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng của 3 tháng hè. Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè và một số lời khuyên để cha mẹ có thể bảo vệ sức khỏe cho bé tốt hơn.

Bài viết Một số căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ em là đối tượng dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng của 3 tháng hè. Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè và một số lời khuyên để cha mẹ có thể bảo vệ sức khỏe cho bé tốt hơn.

1. Say nắng

Triệu chứng:

Trẻ sốt cao, da nóng khô, không có mồ hôi, buồn ngủ, nhịp mạch tăng, lú lẫn rồi bất tỉnh…

Cách xử lý:

– Đưa trẻ vào chỗ mát và cởi quần áo ngoài của trẻ.

– Dùng nước ấm lau toàn thân và đắp khăn mát lên trán trẻ.

– Cho trẻ uống một ly nước chanh đường hoặc cam tươi (nếu trẻ đã tỉnh táo)

– Nếu thân nhiệt trẻ không hạ, vẫn sốt cao cần đưa ngay trẻ đến các trung tâm y tế tránh hiện tượng bị co giật.

Lưu ý: không nên tìm cách hạ nhiệt nhanh cho trẻ bằng nước lạnh, vì khi da gặp lạnh, các lỗ chân lông thu hẹp lại sẽ khiến cơ thể khó tản nhiệt hơn.

2. Rôm sảy

Triệu chứng:

Thường xảy ra đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, rôm sảy chủ yếu mọc ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng.

Nguyên nhân:

Khi cơ thể trẻ quá nóng, da sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi và mọc rôm. Ngoài ra, việc dùng tã lót cho trẻ một cách thiếu cẩn thận, không thay mới thường xuyên cũng có thể khiến trẻ bị rôm sảy.

Cách xử lý:

– Cho trẻ mặc những loại quần thoáng mát, để hở vai.

– Chất vải may đồ nên chọn loại thấm mồ hôi là vải sợi thiên nhiên hoặc cotton.

– Nên thay quần áo thường xuyên cho trẻ.

– Tắm cho trẻ hàng ngày để tránh mồ hôi ứ đọng trên da trẻ.

Lưu ý: Không nên thoa các loại kem có chất mỡ, nhờn lên da trẻ bởi điều đó sẽ làm tắc các lỗ chân lông trên da, da sẽ tấy thêm và sẽ bị ngứa ngáy nhiều hơn.

3. Mụn nhọt

Nguyên nhân:

Do việc giữ gìn vệ sinh da không được tốt khiến trẻ rất dễ bị mụn nhọt. Ngoài ra ăn nhiều loại hoa quả nhiệt cũng có thể gây nên hiện tượng này.

Triệu chứng:

Mụn nhọt có thể mọc ở mọi nơi trên cơ thể, gây ra hiện tượng đau nhức, sốt, khiến trẻ biếng ăn, hay bứt rứt.

Cách xử lý:

– Cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và gội đầu cho trẻ.

– Tránh cho trẻ nghịch ngợm với đất, cát.

– Cho trẻ uống thật nhiều nước rau, quả để tăng sức đề kháng.

Lưu ý:

Mụn nhọt ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi và không ảnh hưởng tới cơ thể, không gây nguy hiểm. Nếu bị nặng phải đưa trẻ đi khám để chích mụn để thoát lưu mủ. Không nên tự ý nặn mụn hoặc bôi thuốc lên mụn khi chưa có chỉ định của bác sỹ vì có thể sẽ gây nhiễm trùng.

4. Bệnh tiêu chảy

Triệu chứng:

Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như trẻ ói, sau đó đi tiêu ra phân nước lợn cợn, có đờm, có lúc có máu hoặc phân xanh rêu, đau bụng, sốt, bụng chướng.

Nguyên nhân:

– Do viêm nhiễm trong đường ruột: đối với trẻ sơ sinh nuôi bằng sữa ngoài, nếu việc sát trùng bình sữa và núm vú không kỹ hoặc sữa cho trẻ bú không được sạch sẽ, trẻ rất dễ bị nhiễm vi trùng hoặc virus gây nên tiêu chảy.

– Viêm nhiễm ngoài đường ruột: Các khí quản khác bị viêm nhiễm cũng dẫn đến tiêu chảy, thường thấy các bệnh như viêm tai giữa, viêm họng, viêm hệ thống tiết niệu, viêm da và bệnh truyền nhiễm cấp tính khác.

– Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác: phát sốt và chịu ảnh hưởng độc tố của các sinh vật gây bệnh có thể làm rối loạn chức năng tiêu hóa, gây nên bệnh tiêu chảy.

– Ảnh hưởng của khí hậu: Khí hậu nóng mồ hôi ra nhiều, men tiêu hóa và lượng axit trong dạ dày bị suy giảm cũng làm ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn của trẻ.

Cách xử lý:

– Cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống Oresol (pha theo đúng chỉ định trên bao bì, 1 gói pha trong 1 lít nước đun sôi để nguội).

– Cho trẻ uống từ từ từng muỗng một uống cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ trẻ không uống hết lít dung dịch đã pha thì bỏ đi pha gói mới.

Uống oresol bù nước khi trẻ bị tiêu chảy (Ảnh minh họa)

– Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn cháo muối loãng. Cháo muối có tác dụng tương tự như uống Oresol, phải cho trẻ ăn cả nước lẫn cái và chỉ xem đó là biện pháp bù lại lượng nước đã mất chứ không xem là một bữa ăn.

– Ở mức độ tiêu chảy cấp mất nước nặng, việc cấp thiết nhất là bù ngay lượng nước cho cơ thể trẻ, nếu trẻ không uống được thì bù nước bằng cách cho truyền tĩnh mạch và đưa trẻ đến cơ sở y tế để cấp cứu.

5. Bệnh sốt xuất huyết

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), viêm não và sốt xuất huyết là hai bệnh mùa hè đáng ngại nhất. Theo các bác sĩ, sốt xuất huyết thường rải đều cả năm, đặc biệt vào mùa mưa nhưng không vì thế mà người dân chủ quan bởi mùa hè nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn.

Triệu chứng:

– Nên nghi ngờ trẻ bị bệnh khi sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C liên tục trong 2 đến 3 ngày.

– Đến ngày thứ 3 – 4, trẻ có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da (gọi là nổi ban xuất huyết), nặng hơn nữa có thể ói ra máu, đi tiêu ra máu.

Lưu ý: các dấu hiệu nặng như li bì, vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít hoặc không tiểu để đưa đi cấp cứu. Trong sốt xuất huyết, lúc nhiệt độ giảm cũng là lúc trẻ bị sốc, trụy tim mạch, nếu không chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm.

Cách điều trị:

Cho trẻ ăn cháo, súp khi bị sốt (Ảnh minh họa)

– Cho trẻ nghỉ ngơi.

– Uống nhiều nước.

– Ăn những món ăn nhẹ như cháo, súp…

– Đặc biệt với trẻ bị sốt phải uống đủ nước thì cơ thể mới tuần hoàn tốt và nhanh hạ sốt.

Phòng bệnh:

Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Lời kết

Để sống chung và thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chúng ta cần lưu ý về những căn bệnh thường gặp trong các mùa để phần nào hạn chế và khắc phục các bệnh kể trên.

Ngoài ra, duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất kết hợp với luyện tập đều đặn là liều thuốc tốt nhất để giữ gìn sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và phòng chống bệnh tật.

Bài viết Một số căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-can-benh-thuong-gap-o-tre-nho-vao-mua-he-4046/feed/ 0
Phương pháp phòng dịch bệnh cho trẻ trong những ngày hè https://benh.vn/phuong-phap-phong-dich-benh-cho-tre-trong-nhung-ngay-he-5225/ https://benh.vn/phuong-phap-phong-dich-benh-cho-tre-trong-nhung-ngay-he-5225/#respond Thu, 09 Jul 2015 05:19:42 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-phong-dich-benh-cho-tre-trong-nhung-ngay-he-5225/ Mùa hè đến, liên tiếp các loại dịch bệnh: sởi, sốt virus, chân tay miệng…diễn biến phức tạp trên quy mô cả nước gây hoang mang lo lắng cho cộng đồng, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ dưới 3 tuổi (do sức đề kháng yếu, khả năng nhiễm bệnh rất cao).

Bài viết Phương pháp phòng dịch bệnh cho trẻ trong những ngày hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa hè đến, liên tiếp các loại dịch bệnh: sởi, sốt virus, chân tay miệng…diễn biến phức tạp trên quy mô cả nước gây hoang mang lo lắng cho cộng đồng, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ dưới 3 tuổi (do sức đề kháng yếu, khả năng nhiễm bệnh rất cao).

Để phòng bệnh cho con, các ông bố, bà mẹ đã tìm đủ mọi biện pháp để ngăn chặn: tăng khẩu phần ăn, cho trẻ nghỉ học… Tuy nhiên, đó chưa phải là những  phương pháp phòng bệnh khoa học.

Vậy, phương pháp phòng dịch bệnh cho trẻ như thế nào là khoa học và hiệu quả ?

Cơ chế phát sinh bệnh trong cơ thể

+ Khi cơ thể yếu, mệt mỏi.

+ Khi hệ miễn dịch kém đi…

Thế nào là hệ miễn dịch

+ Hệ miễn dịch là hệ thống các cấu trúc và quá trình sinh học trong một cơ thể, bảo vệ bệnh tật của cơ thể sinh vật bằng cách xác định các kháng nguyên lạ và giết chết các vi sinh vật lạ, tế bào bất thường.

+ Hệ miễn dịch là mạng lưới vô cùng phức tạp của các tế bào, mô và các bộ phận giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các rối loạn của tế bào.

+ Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể và các tế bào đặc biệt để tấn công các sinh vật lạ thâm nhập cơ thể sống.

Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể, bảo vệ cơ thể không bị nhiễm bệnh

Tác dụng của hệ miễn dịch trong phòng bệnh

+ Là rào chắn giúp bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh.

+ Đặc biệt với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch và sức đề kháng có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển của trẻ trong suốt cuộc đời.

Phương pháp phòng bệnh cho trẻ trong những ngày hè

Chế độ ăn uống

+ Chọn thực đơn hợp lý, đầy đủ chất đạm, đường, mỡ rau xanh.

+ Hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ động vật.

+ Bổ sung các loại cá, đậu đỗ, những thực vật có củ.

+ Tăng cường các loại hoa quả tươi để đảm bảo các vi khoáng..

+ Đảm bảo thực đơn chứa đầy đủ các vitamin: A,C,E, B12, đồng, kẽm, axitfolic…

+ Cho trẻ uống đủ lượng nước: từ 1 đến 1,5 lít/ngày (bao gồm sữa, nước trái cây, nước lọc…)

Lưu ý: Vitamin C tăng cường sức mạnh bạch cầu tiêu diệt kẻ thù của cơ thể, có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư. Vitamin C có trong nhiều loại rau cải và trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi…

Đảm bảo thực đơn đầy đủ vitamin: A,C,E, B12, đồng, kẽm, axitfolic…

Chế độ sinh hoạt

+ Cho trẻ rửa tay nhiều lần trong ngày dưới vòi nước chảy, đặc biệt là trước và sau khi ăn (trẻ trên 2 tuổi).

+ Người lớn cần rửa tay sạch khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, thay tã, làm vệ sinh cho trẻ.

+ Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi…

+ Không mớm thức ăn cho trẻ.

+ Sử dụng riêng khăn ăn, khăn tay và các dụng cụ ăn cho trẻ.

+ Đồ chơi của trẻ cần được lau sạch hằng ngày.

+ Vệ sinh nhà cửa, trường lớp thoáng khí, lau dọn hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa.

+ Cho trẻ nằm ngủ bằng màn (đề phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa hè).

+ Trường học, nhà trẻ, mẫu giáo cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để phát hiện bệnh kịp thời và cách ly trẻ mắc bệnh.

Lưu ý: không cho trẻ bị bệnh đến lớp vì sẽ làm dịch bệnh lây lan nhanh chóng trong cộng đồng.

Cách ly trẻ bị ốm, sốt để dịch bệnh không lây lan trong cộng đồng (Ảnh minh họa)

Chế độ vận động

+ Cho trẻ vận động hàng ngày (tùy theo thể lực và lứa tuổi của trẻ).

+ Vận động hàng ngày có tác dụng tích lũy dẫn đến gia tăng những đáp ứng miễn dịch dài hạn. Khi vận động, tế bào miễn dịch di chuyển nhanh hơn và khả năng đối kháng với vi trùng cũng tốt hơn.

+ Trong quá trình vận động, bé sẽ tiếp xúc với những loại bụi mới và các tác nhân gây dị ứng mới, cơ thể bé sẽ tự phản ứng, hệ miễn dịch sẽ phát triển, loại bỏ vi khuẩn gây hại ra khỏi cơ thể, từ đó tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể.

+ Khi được vui chơi, thư giãn bé sẽ vui vẻ hệ miễn dịch của bé sẽ khỏe mạnh mỗi ngày.

Lưu ý: không cho trẻ vận động quá sức, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc lạnh…

Đảm bảo thời gian ngủ cho trẻ

+ Trẻ ngủ đủ thời gian giúp não kích hoạt ở mức tối đa do các hormon tăng trưởng được phóng thích.

+ Giấc ngủ còn giúp trẻ lên cân, ăn uống ngon miệng hơn, đầu óc minh mẫn hơn, học hỏi tốt hơn và ở một mức độ nào đó là góp phần điều chỉnh hành vi về mặt xã hội.

+ Giấc ngủ đủ và sâu còn giúp trẻ có hệ miễn dịch mạnh hơn, vui vẻ và khỏe hơn.

Lưu ý: bố mẹ không nên cho bé hoạt động quá nhiều vào buổi tối dẫn đến tình trạng bé bị giật mình, thức giấc khi đang ngủ.

Tiêm chủng đầy đủ

Mục đích:

+ Tiêm chủng vaccin phòng ngừa các dịch bệnh rất cần thiết, đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi để tạo hệ miễn dịch cho cơ thể.

+ Tiêm chủng cho trẻ theo đúng lịch nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Tiêm chủng đẩy đủ cho trẻ để phòng tránh dịch bệnh

Lời kết

Cho đến nay, mặc dù nền y học đã có những tiến bộ vượt bậc, tuy nhiên do môi trường ô nhiễm, các loại dịch bệnh phát triển, diễn biến bất thường nên việc phòng bệnh cho trẻ nhỏ (dưới 3 tuổi) gặp không ít khó khăn.

Vì vậy, khi chăm sóc trẻ dưới 3 tuổi, cha mẹ cần đàm bảo cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin, khoáng chất, bổ sung đủ các loại vitamin: B1, B12, C, kẽm, đồng, axitfolic…để tăng hệ miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt, người lớn khi chăm sóc, nấu nướng cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh thân thể, chân tay sạch sẽ, chọn lựa thức ăn tươi ngon, nấu kỹ, uống sôi…Ngoài ra, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo đúng định kỳ để đề phòng các bệnh: sởi, bại liệt, chân tay miệng…đang ra tăng.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Phương pháp phòng dịch bệnh cho trẻ trong những ngày hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-phong-dich-benh-cho-tre-trong-nhung-ngay-he-5225/feed/ 0