Bài viết Bệnh viêm gan virus B cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 400 triệu người mang virus viêm gan B mạn tính trong đó chủ yếu là các nước châu Phi, châu Á với tỷ lệ mang trên 8%. Tỷ lệ mang virus viêm gan B trung bình từ 2 – 7%, chủ yếu ở các nước Đông Âu, và tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B thấp chủ yếu là ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc dưới 2%. Người ta biết rằng khoảng 15 – 25% trường hợp nhiễm virus viêm gan B mạn tính sẽ chết do xơ gan hay ung thư gan nguyên phát.
Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam từ 8 – 25%
Đường lây truyền của virus viêm gan B gồm mẹ sang con, đường tình dục và đường máu.
Virus viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc ADN, là virus gây bệnh cho người nhưng cũng có thể gây bệnh trên một số loài linh trưởng khác. Hạt virus hoàn chỉnh có cấu trúc hình cầu gồm 3 lớp đó là lớp vỏ bọc bên ngoài (bao ngoài) là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg), vỏ capsid là một nucleocapsid được cấu tạo từ kháng nguyên lõi (HBcAg) và lớp trong cùng có chứa cấu trúc ADN chuỗi đôi và các men như ADN polymerase, protein kinase v.v..
Trong viêm gan virus B cấp biểu hiện lâm sàng rất thay đổi, có thể không triệu chứng với men gan tăng cao, có thể có triệu chứng với biểu hiện vàng da, vàng mắt rõ hoặc biểu hiện nặng nguy hiểm nhất là thể tối cấp. Tuỳ theo thể lâm sàng có các triệu chứng khác nhau. Thể điển hình diễn biến qua 4 giai đoạn.
Trung bình 60 – 90 ngày (thay đổi 30 – 180 ngày).
Triệu chứng ban đầu của viêm gan virus B thường không đặc hiệu. Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau hạ sườn phải. Triệu chứng này kéo dài 3 – 10 ngày, sau đó xuất hiện nước tiểu vàng sẫm và vàng mắt. Một số bệnh nhân có triệu chứng giả cúm: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ hoặc phát ban, đau khớp. Thời kỳ này sốt thường không rõ, triệu chứng sốt sẽ hết khi bệnh nhân xuất hiện vàng mắt.
Còn gọi là thời kỳ vàng da. Bệnh nhân xuất hiện vàng mắt. Thăm khám thấy củng mạc mắt vàng, vàng niêm mạc dưới lưỡi, gan to nhẹ, mềm. Nước tiểu sẫm màu, số lượng giảm. Một số trường hợp có thể dẫn đến viêm gan nặng và hôn mê gan trong vòng vài ngày, vài tuần. Thông thường giai đoạn này kéo dài trong vòng 1 tháng, sau đó các triệu chứng giảm dần và người bệnh xuất hiện tiểu nhiều, bệnh thuyên giảm.
Hồi phục các triệu chứng giảm dần. Dấu hiệu vàng da, vàng mắt giảm, bệnh nhân cảm giác ăn ngon, nước tiểu trong. Với những trường hợp diễn biến kéo dài trên 6 tháng và các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm không trở về bình thường thì người bệnh đó sẽ được chẩn đoán là viêm gan mạn tính.
Trong viêm gan virus B cấp nhiều xét nghiệm được thực hiện như huyết học, sinh hoá, virus học….
AST (aspartate amino transferase), ALT (alanine amino transferase) bắt đầu tăng trong giai đoạn khởi phát, trước khi bilirubin tăng, kéo dài suốt thời kỳ vàng da, vàng mắt, trở về bình thường trong giai đoạn hồi phục. Tăng AST và ALT ≥ 5 lần so với trị số bình thường.
Khi bệnh nhân có dấu hiệu vàng mắt, nồng độ bilirubin tăng cả trực tiếp và gián tiếp.
Phosphatase kiềm trong huyết thanh có thể bình thường hay tăng nhẹ.
Albumin máu chỉ giảm trong những trường hợp nặng.
Công thức máu: Giảm bạch cầu hạt trung tính, giảm bạch cầu lymphocyte.
Xác định thời giam và tỷ lệ prothrombin rất quan trọng trong viêm gan virus cấp. Khi tỷ lệ prothrombin <60% thường tiên lượng nặng.
Là kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B. Đây là xét nghiệm phát hiện đầu tiên sau khi nhiễm HBV, xuất hiện trước khi transaminase tăng và trước khi có biểu hiện lâm sàng, tồn tại kéo dài suốt thời gian có triệu chứng. Sau khi HbsAg biến mất, kháng thể anti-Hbs xuất hiện và kéo dài nhiều năm.
Được hình thành để chống lại kháng nguyên bề mặt HBsAg. Anti HBs dương tính khi người bệnh được tiêm phòng vacxin virus viêm gan B hoặc người bệnh qua khỏi viêm gan B cấp. Sự xuất hiện anti-HBs có nghĩa là người đó có khả năng bảo vệ, không bị nhiễm HBV.
Nằm trong tế bào gan, không phát hiện được trong huyết thanh, do đó xác định sự có mặt của HBcAg bằng sự lưu hành của kháng thể anti HBc. AntiHBc có 2 loại IgM và IgG, thông thường IgM anti-Hbc tồn tại khoảng 6 tháng, trong khi đó IgG tồn tại trong nhiều năm. Do đó IgM anti-HBc xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán viêm gan virus B cấp, đặc biệt ở bệnh nhân mất HBsAg sớm.
Được xem như là dấu ấn biểu thị sự nhân lên của virus và liên quan đến tình trạng nhiễm trùng và mức độ nặng của bệnh. Anti HBe xuất hiện khi HBeAg mất đi, nhưng thường thì có một khoảng thời gian ngắn tồn tại song song cả hai dấu ấn này. Một số bệnh nhân có hiện tượng virus nhân lên và kèm theo các biểu hiện bệnh nhưng không tìm thấy HBeAg. Hiện nay các nghiên cứu đã cho ta thấy rằng đó là do nguyên nhân đột biến gen ở vùng tiền nhân.
Là phần quan trọng trong chẩn đoán bệnh nhân viêm gan virus B mạn. Nồng độ của nó là một trong những yếu tố giúp tiên lượng tiến triển bệnh và tiên lượng điều trị. Nồng độ HBV DNA là dấu hiệu trực tiếp biểu hiện sự nhân lên của virus ở tế bào gan.
Chẩn đoán xác định bằng các triệu chứng sau:
Viêm gan virus B cấp không có chỉ định điều trị thuốc đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng và nghỉ ngơi. Chú ý một số thuốc cần tránh dùng trong giai đoạn cấp như corticoid, rượu, oestrogen.
Các thuốc điều trị không đặc hiệu: Truyền các dung dịch đẳng trương như dung dịch glucose 5%, ringer lactat, natriclorua 0,9%…… Vitamin nhóm B như B1, B6 và B12 uống hoăc tiêm bắp, các thuốc bổ gan, lợi mật, morihepamin truyền tĩnh mạch. Trong những trường hợp nặng, giảm albumin máu có thể truyền human albumin tuỳ theo mức độ giảm albumin.
Chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng.: Có vai trò rất quan trọng trong viêm gan virus B cấp. Uống đường glucose, ăn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều đạm và đường. Nghỉ ngơi, tránh lao động hoặc làm việc gắng sức.
Theo dõi: Bệnh nhân viêm gan virus B cấp tính, có các dấu hiệu sau đây cần nhập viện cấp cứu để theo dõi và điều trị tránh chuyển sang thể viêm gan nặng (hôn mê gan): Tình trạng mệt mỏi dữ dội, không ăn uống được, nôn nhiều, biểu hiện xuất huyết, rối loạn tri giác, rối loạn hô hấp và truỵ tim mạch…
Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất đối với virus viêm gan B. Vacxin viêm gan B đã sản xuất trên 10 năm và hiện nay người ta đã sản xuất được vacxin viêm gan B theo phương pháp tái tổ hợp cho phép đạt hiệu quả bảo vệ và tính an toàn cao:
Tất cả mọi người chưa có miễn dịch với virus viêm gan B nếu có thể. Tuy nhiên, cần chú ý: Trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg (+) cần phải tiêm globulin miễn dịch và vacxin viêm gan virus B, cán bộ y tế, người thường xuyên tiếp xúc với người bị nhiễm virus viêm gan B, người bệnh suy thận có nguy cơ phải chạy thận nhân tạo…
Sàng lọc, kiểm tra máu và chế phẩm máu trước khi sử dụng, sử dụng kim bơm tiêm một lần. Khử khuẩn tốt các dụng cụ y khoa.
Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục với người nhiễm virus viêm gan B.
CNTTCBTG – BV Bạch Mai
Bài viết Bệnh viêm gan virus B cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ quan trọng như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Không ít các mẹ vẫn còn thắc mắc vì sao phải tiêm phòng uốn ván khi mang thai? Tiêm phòng uốn ván có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Uốn ván, đặc biệt là uốn ván rốn sơ sinh là một bệnh nặng do thần kinh trung ương bị nhiễm độc bởi độc tố của trực khuẩn uốn ván (clostridium tetani).
Trẻ bị uốn ván rốn dễ bị tử vong do co giật, co cứng toàn thân, dễ ngừng thở, ngừng tim.
Nguyên nhân gây uốn ván sơ sinh do dụng cụ cắt rốn không đảm bảo vô trùng…
Khi tiêm vacxin uốn ván vào cơ thể người mẹ, sau một thời gian, cơ thể mẹ sẽ sinh ra kháng thể chống uốn ván và kháng thể này sẽ được truyền sang con. Như vậy, cả mẹ và con sẽ được bảo vệ trong trường hợp bị vi trùng uốn ván xâm nhập.
Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ là một biện pháp an toàn và hiệu quả đề phòng uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh và hạn chế hiện tượng tử vong.
Có thai lần đầu (con so):
Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ ở tháng thứ 5 hoặc thứ 7 của thai kỳ
Lưu ý:
Hiện nay trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều tổ chức tiêm phòng uốn ván cho thai phụ. Vacxin phòng uốn ván không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi mà nó còn giúp hạn chế hiện tượng tử vong do nhiễm trùng uốn ván.
Tại Việt Nam, công tác tiêm phòng được thực hiện rất tốt, nhất là 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, vì vậy tỷ lệ trẻ sơ sinh bị uốn ván đã hạ thấp rất nhiều, thậm chí đã xoá bỏ được bệnh uốn ván trong nhiều năm.
Uốn ván ở phụ nữ và trẻ sơ sinh là một bệnh rất nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân gây uốn ván ở trẻ sơ sinh do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc đẻ, vi trùng vào qua nơi cắt và buộc ở dây rốn, do băng gạc không vô trùng… Đối với người mẹ, uốn ván do vi trùng xâm nhập theo đường sinh dục gây uốn ván tử cung…
Vì vậy, các thai phụ cần tiêm phỏng uốn ván ở tháng thứ 5 và tháng thứ 7 của thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho hai mẹ con và hạn chế hiện tượng tử vong do uốn ván sơ sinh.
Bài viết Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ quan trọng như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Đối tượng có nguy cơ cao đối với bệnh viêm gan B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Viêm gan B là bệnh rất dễ lây qua đường tiêm chích (dùng chung bơm kim tiêm), qua đường tình dục, lây truyền từ mẹ sang con (trong quá trình chuyển dạ đẻ).
Bệnh thường gây nên sơ gan, ung thư gan ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.
Bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm đầy đủ vaccin viêm gan B: Mũi 1trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ 2 tháng tuổi, nhắc lại lần 1 sau 1 năm và nhắc lại lần 2 say 8 năm.
Nếu bạn có một hay một vài trong số các yếu tố nguy cơ trên đây, bạn hãy đi kiểm tra y tế và có biện pháp phòng tránh thích hợp. Hiện nay, biện pháp tốt nhất để phòng ngừa viêm gan B là tiêm phòng vắc xin Viêm gan B. Ngoài ra, các biện pháp như giữ vệ sinh cá nhân, lưu ý khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan B, thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là những cách bổ trợ giúp phòng ngừa viêm gan B tốt.
Bài viết Đối tượng có nguy cơ cao đối với bệnh viêm gan B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Những lưu ý khi nuôi thú cưng trong nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Việc nuôi thú cưng là việc hữu ích, giúp người lớn, con trẻ gắn bó, yêu thương các loại động vật hơn. Tuy nhiên, những động vật đáng yêu đó có thể trở thành nguồn gây bệnh nguy hiểm cho gia chủ.
Vậy, làm thế nào để khi nuôi thú cưng trong nhà không gây bệnh và đảm bảo sở thích cho gia đình. Chúng ta sẽ cùng xem xét vấn đề này.
Ngoài ra thú nuôi còn có thể lây truyền các virus gây bệnh như cúm gia cầm, viêm não, sốt xuất huyết…
Số vất vả, long đong, lận đận nên sau khi kết hôn 5 năm, chị T thành quả phụ khi chồng đột ngột qua đời. Nỗi an ủi lớn nhất còn lại của chị là bé H 3 tuổi. Để cho vui cửa vui nhà, chị T xin 2 con mèo về nuôi (một con đực, một con cái).
Lâu dần căn nhà nhỏ bé của cô ngoài tiếng cười đùa của con trẻ…người ta còn nghe thấy tiếng mèo kêu….nhất là khoảng thời gian các chú mèo đi “ tìm bạn”….Theo thời gian, số mèo lên đến 8 con…nhưng ai xin cô cũng đều từ chối…Bởi vì “ nhà neo người và thằng bé rất thích mèo”.
Cuộc sống thường ngày vất vả khi không có bóng dáng người đàn ông lại càng vất vả hơn khi chị T thường xuyên phải đưa bé H đi bệnh viện vì lên cơn hen xuyễn. Nhiều lần bé H phải nhập viện cấp cứu vì khó thở… Sau khi kiểm tra việc sử dụng thuốc, điều chỉnh tất cả các nguyên nhân có thể khiến bệnh không kiểm soát được, bác sĩ đã đi đến kết luận – thủ phạm của cơn hen suyễn chính là tám con mèo nuôi trong nhà.
Giun móc có nhiều loại:
Hạn chế lây nhiễm giun móc khi tiếp xúc với vật nuôi (Ảnh minh họa)
Đường lây nhiễm
Triệu chứng khi nhiễm ấu trùng giun móc
Biện pháp đề phòng
Tiêm phòng và tẩy giun cho chó, mèo (Ảnh minh họa)
Giun đũa có nhiều loại:
Đường lây nhiễm
Triệu chứng khi nhiễm ấu trùng giun đũa
Không có triệu trứng, nhưng gây ra nhiều biểu hiện lâm sàng tùy theo lộ trình nhiễm ấu trùng.
Biện pháp đề phòng
Tìm hểu về toxoplasma
Đường lây nhiễm
Con đường lây truyền của loại trùng Toxoplasma rất đa dạng.
Triệu chứng khi nhiễm trùng Toxoplasma
Người bệnh thường xuất hiện các tổn thương:
Biện pháp đề phòng
Nuôi thú cưng trong nhà là một thói quen có tính chất giáo dục con trẻ về tình cảm giữa người với động vật xung quanh.
Tuy nhiên, để tránh gây bệnh, cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân: rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với thú nuôi trước khi ăn, không ôm hôn, ngủ chung, ăn uống chung với thú nuôi…và đặc biệt nên tẩy giun cho thú nuôi 6 tháng/1 lần.
Theo thedodopet.vn
Bài viết Những lưu ý khi nuôi thú cưng trong nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Tìm hiểu về bệnh nhiễm virus viêm đường ruột ở trẻ – Enterovirus đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Enterovirus là tên gọi chung của nhóm siêu vi thuộc họ Picornaviridae. Virus vào cơ thể qua đường tiêu hóa và khu trú ở trong phân và hầu họng. Đặc điểm chung của các siêu vi trong nhóm này là sinh sản và lây lan từ người mang mầm bệnh sang người lành qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp (Entero – theo tiếng Latin có nghĩa là ruột). Siêu vi sinh sản tại chỗ xâm nhập và ở các hạch bạch huyết vùng hầu họng. Khi đạt đến số lượng cần thiết, siêu vi xâm nhập vào máu. Lúc này bệnh nhân sẽ bị sốt (khoảng 1 tuần sau khi siêu vi xâm nhập vào cơ thể). Con người là ổ chứa duy nhất của Enterovirus. Trẻ em thường dễ bị nhiễm Enterovirus hơn người lớn.
Enterovirus gây bệnh cho người được chia ra nhiều nhóm, bao gồm: siêu vi gây bệnh sốt bại liệt (týp 1,2,3); Coxsackie A (24 loại), Coxsackie B (6 loại); ECHO (34 loại); Enterovirus 68, 69, 70. 71 và Enterovirus 72.
Tuổi nguy cơ mắc bệnh là dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi. Người lớn cũng có thể nhiễm bệnh. Phụ nữ mang thai cần tránh bị nhiễm để ngừa lây nhiễm cho trẻ sơ sinh.
Enterovirus gây ra rất nhiều chứng bệnh khác nhau. Đa số các trường hợp nhiễm có biểu hiện nhẹ và tự hồi phục mà không cần phải điều trị. Một số ít các trường hợp khác có biến chứng thần kinh như viêm não, viêm màng não hoặc bại liệt .
Các trường hợp có biểu hiện nhẹ, thì triệu chứng có thể gặp của bệnh là sốt, phát ban, tiêu chảy, viêm họng và nổi mụn nước ở trong miệng, lòng bàn tay, chân, và vùng mông.
Các triệu chứng xảy ra tiếp theo phụ thuộc vào từng loại siêu vi: Bảng sau đây là các căn bệnh hoặc các triệu chứng khác nhau do Enterovirus gây ra:
Bệnh – Triệu chứng | Loại siêu vi |
Bệnh sốt bại liệt | Poliovirus 1, 2,3 |
Liệt chân trong 1 thời gian ngắn | Coxsackie B1 – B6 |
Viêm màng não | Echovirus , Coxsackie A,B |
Viêm não | Echovirus 71, Coxsackie. |
Sốt phát ban (bệnh Tay Chân Miệng) | Echovirus 71, Coxsackie A |
Viêm họng | Coxsackie A |
Viêm cơ tim | Coxsackie B |
Đau nhức cơ toàn thân | Coxsackie B |
Viêm đường hô hấp trên
(viêm mũi họng, thanh quản) |
Echovirus, Coxsackie A |
Viêm ruột, tiêu chảy | Phần lớn các loại Echovirus |
Viêm kết mạc mắt (mắt đỏ) | Enterovirus 70 |
Viêm gan siêu vi A | Enterovirus 72 (siêu vi A gây viêm gan) |
Trường hợp có biến chứng thần kinh thì có thể gặp những triệu chứng như mê sảng, lơ mơ, co giật, hôn mê, yếu liệt chân tay, khó thở.
Thời gian nhiễm bệnh là bao lâu và có mắc bệnh trở lại không?
Bệnh thường kéo dài khoãng 7-10 ngày. Sau khi khỏi, bệnh nhân còn miễn dịch một thời gian ngắn với typ đã nhiễm bệnh, và miễn dịch cả với một số typ khác trong nhóm Enterovirus.
Người nhiễm có thể lây truyền bệnh trong thời gian nào?
Virus khi vào cơ thể người ủ bệnh ở họng và phân trong vài ngày trước khi có triệu chứng bệnh. Nói chung thời kỳ lây nhiễm cao nhất là trong tuần lễ đầu tiên. Virus có thể tìm thấy trong nước bọt, đàm tiết trong 3 – 4 tuần và trong phân của người bệnh trong 6 – 8 tuần.
Hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng chưa có loại vắc xin nào phòng ngừa loại virus này.
Trên thực tế, các trường hợp nhiễm Enterovirus ở trẻ em thường diễn ra âm thầm, không triệu chứng.
Cho đến nay, cũng như đối với hầu hết các bệnh lý nhiễm siêu vi, chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh do Enterovirus gây ra.
Ngày nay, chúng ta có thể phòng ngừa được bệnh sốt bại liệt bằng vaccin SABIN hoặc vaccin SALK. Đây là vaccin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở trẻ em, áp dụng ở nước ta từ đầu thập niên 90. Đến năm 2000, Việt Nam được Y tế Thế giới công nhận đã thanh toán được căn bệnh này.
Cần đưa gấp bệnh nhân đến y tế nếu thấy các biểu hiện nguy hiểm như: mê sảng, lơ mơ, co giật, hôn mê, yếu liệt chân tay, khó thở, sốt liên tục hay từng hồi.
Tránh tình trạng nhiễm phân, nước bọt và chất dịch nhày của bệnh nhân. Nếu bị nhiễm phải rửa tay ngay lập tức.
Uống nhiều nước, nghĩ ngơi hoàn toàn
Không được tiếp xúc với phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Học sinh nên nghỉ học ở nhà và nghỉ ngơi.
Bài viết Tìm hiểu về bệnh nhiễm virus viêm đường ruột ở trẻ – Enterovirus đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Triệu chứng và phương pháp phòng tránh nhiễm trùng uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Vậy, triệu chứng của bệnh nhiễm trùng uốn ván? Phương pháp phòng tránh uốn ván như thế nào?
Bệnh uốn ván là bệnh do độc tố uốn ván tác động vào hệ thần kinh cơ sau khi người bệnh có vết thương hở tiếp xúc với nha bào uốn ván có trong đất, môi trường xung quanh…
Bệnh uốn ván do chất độc neurotoxin khi bị nhiễm vi trùng Clostridium tetani qua vết thương trên da (Ảnh minh họa)
Lưu ý:
Nhiễm trùng uốn ván do đâm do trầy xước, đâm vào đinh, dằm gỗ…(Ảnh minh họa)
Bệnh uốn ván không lây truyền từ người sang người.
Tiêm vắc xin để phòng bệnh uốn ván cho người lớn và trẻ em (Ảnh minh họa)
Bất cứ ai có vết thương, xây xát trên chân tay, cơ thể… đều có nguy cơ bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập vì vi khuẩn uốn ván tồn tại nhiều trong môi trường và có sức sống mãnh liệt. Bệnh uốn ván gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm: co giật các cơ, gãy xương sống, rối loạn nhịp tim…và dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, vi khuẩn uốn ván chỉ gây bệnh khi vết thương bị dập nát, môi trường thiếu ô-xy nên việc cần làm sau khi bị xây xát là xử lý sạch vết thương bằng dung dịch sát trùng, giải phóng hết dị vật…Phụ nữ trong khi sinh nở cần đảm bảo vô trùng, trẻ sơ sinh cần vệ sinh cuống rốn sạch sẽ sẽ loại trừ nguy cơ bị uốn ván.
Bên cạnh đó, phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, người trưởng thành… là tiêm vắc xin để phòng bệnh. Đây là phương pháp chủ động, chi phí lại không tốn kém.
Bài viết Triệu chứng và phương pháp phòng tránh nhiễm trùng uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa giun kim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Ngứa hậu môn, ngứa thường xuất hiện vào buổi tối và lúc lên giường đi ngủ (do nhiệt độ của giường ấm nên dễ kích thích giun kim đẻ trứng).
Rìa hậu môn tấy đỏ, xung huyết.
Rối loạn tiêu hóa: Phân thường nát hoặc lỏng, đôi khi có máu hoặc chất nhầy như mũi, cũng có thể gây tiêu chảy (không thường xuyên). Trẻ thường chán ăn hoặc ăn không tiêu, thỉnh thoảng có buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ.
Da xanh, chậm phát triển, biếng ăn có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.
Ảnh hưởng về thần kinh: trẻ thường bứt rứt, khó chịu, suy nhược thần kinh hoặc thần kinh bị kích thích gây nên hiện tượng khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hay giật mình và dễ khóc đêm. Nhiều tài liệu còn cho biết khi mắc bệnh giun kim có thể gây hiện tượng đái dầm ở trẻ. Đây là một bệnh gặp khá nhiều nhưng nếu đái dầm do giun kim thì sau khi tẩy sạch giun kim thì trẻ sẽ hết bị đái dầm.
Một số trường hợp gây nên nguy hiểm như viêm ruột thừa cấp tính do giun chui vào ruột thừa. Một số trường hợp do giun đi lạc chỗ như vào thực quản, phổi, hốc mũi, âm đạo, bàng quang… gây hiện tượng viêm nhiễm do chúng mang theo vi sinh vật gây bệnh, vì vậy trong những trường hợp như thế này sẽ làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp không ít khó khăn.
Cách phổ biến nhất là dùng thuốc tẩy giun và vệ sinh hậu môn mỗi buổi sáng để vệ sinh sạch trứng bám quanh khu vực hậu môn. Chú ý là chỉ tẩy giun cho trẻ trên 3 tháng tuổi và nên chọn thuốc theo đúng độ tuổi.
Các bà bầu chỉ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân là giun kim sẽ tự động “biến mất” khỏi hệ tiêu hóa sau 6 tuần.
Vệ sinh nhằm loại trừ trứng giun bám trên cơ thể và trong nhà sẽ giúp cơ thể không bị tái nhiễm giun sau tẩy giun. Mọi thành viên trong gia đình cần thực hiện những việc dưới đây trong vòng 2 tuần kể từ sau khi uống thuốc tẩy giun:
Bài viết Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa giun kim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Điều trị đau mắt đỏ – những thái độ cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Không đáng lo ngại lắm bởi năm nay rét tương đối muộn. Nếu với độ ẩm hiện nay cộng với trời ấm hoặc nóng thì bệnh đau mắt đỏ sẽ gia tăng nhanh chóng. Trong khỏang 100 bệnh nhân đến khám mắt có chừng 10 bệnh nhân đau mắt đỏ. Ở đỉnh dịch , thông thường từ tháng 7 đến tháng 9, con số trên sẽ là 30-40/ 100 người đến khám. Giới chuyên môn chúng tôi chưa thấy có gì đáng báo động, giới truyền thông đã cảnh báo và thông tin khá nhiều đến bạn đọc rồi.
“ Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nên tôi chỉ xin khuyến cáo những nét chính để chúng ta có thể tự phát hiện bệnh, điều trị đúng và tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Khoảng 3-5 ngày trước khi đau mắt bạn có thể có sốt nhẹ, gai rét, đau họng, hạch trước tai hoặc hạch cằm nổi to. Thường mắt sẽ chuyển từ trắng sang đỏ rất nhanh trong vòng 24h. Ra nhiều gỉ, đặc biệt về sáng khiến mi như bị dính chặt , rất khó mở mắt. Cảm giác như có cát, sạn ở trong mắt. Nhiều bệnh nhân đến viện vì tưởng có bụi hay cát bay vào mắt. Gỉ ra nhiều khiến bệnh nhân phải lau chùi thường xuyên. Mắt thứ hai cũng viêm sau mắt thứ nhất khỏang 5 ngày. Một chu trình bệnh: khởi phát, toàn phát, lui bệnh trung bình là 10-15 ngày dù có hay không điều trị. Sau khi hết bệnh mắt sẽ trở về bình thường. Nhưng hiếm ai lại để nguyên không cần điều trị gì bởi những khó chịu do đau mắt đỏ đem lại là rất lớn, “thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” ai cũng đồng ý như vậy.
Rửa mắt là quan trọng. Nhưng không thể bằng nước lã hay nước muối tự pha. Nước muối tự pha sẽ gây sưng phù và trầy xước cho mắt do nồng độ muối quá cao. Rửa mắt bằng nước muối 9% dạng nhỏ mắt nhiều lần trong ngày đã được giới chuyên môn khuyến cáo từ lâu. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy gỉ ra ngoài, làm ẩm và an dịu cho bề mặt nhãn cầu. Có thể rửa mắt mỗi khi thấy kèm nhèm hoặc trung bình 10 lần/ ngày.
Nước mắt nhân tạo, chất làm ẩm hay bôi trơn nhãn cầu có độ nhớt thấp cũng có thể dùng cho đau mắt đỏ với tác dụng như trên nhưng đắt tiền hơn, đem lại cảm giác dễ chịu hơn. Trên thị trường đang có: Tear Natural II, Refresh Plus, Moiture Eye.. là các sản phẩm thuộc nhóm này. Cần nói ngay là nước muối hay nước mắt nhân tạo không làm kết thúc nhanh diễn tiến của bệnh
Thông thường người dân sẽ thích dùng kháng sinh mạnh, có người còn chấp nhận để y sĩ tiêm kháng sinh vài ngày. Dân thành thị thì tự mua kháng sinh đắt tiền để tra nhỏ mắt. Thực ra kháng sinh không giết được virus gây bệnh, có chăng là diệt các vi khuẩn bội nhiễm luôn có mặt kèm với virus khi chúng hòanh hành ở kết mạc. Thái độ đúng đắn trong việc sử dụng kháng sinh trong đau mắt dịch là: dùng một kháng sinh tra nhỏ mắt phổ rộng là đủ. Thuốc nội hay ngoại tùy thuộc vào kinh tế của bệnh nhân nhưng nhìn chung các nhà sản xuất lớn về sản phẩm nhãn khoa như ALCON, SANTEN, NOVATIS bao giờ cũng cho những sản phẩm tốt, ít kích ứng, cảm giác êm diụ khi tra nhỏ. Người ta ít dùng thuốc mỡ trong giai đoạn cấp, do sẽ làm tăng cảm giác khó chịu khi viêm đang ở giai đoạn viêm và long các sản phẩm viêm: biểu mô, fibrin, xác bạch cầu, nhày nhớt…
Các thuốc được quảng cáo là để chữa đỏ mắt phần lớn sẽ không có tác dụng chữa đau mắt dịch, đặc biệt là những thuốc có chất co mạch có thể làm viêm nặng lên hoặc gây xuất huyết kết mạc,
Có quá nhiều sản phẩm không cần kê đơn mà bạn vẫn mua được ở hiệu thuốc thuộc nhóm này: Nemydexa, Clodexa, cloxit H…. Người bán hàng có thể mời chào bạn, khi đọc chỉ định cũng thấy rất có lý thế nhưng dùng nó lại không đơn giản, giống như học nghề thuốc vậy. Kinh điển các sản phẩm loại này có thể dùng để cắt ngắn đi chu trình bệnh ở giai đoạn gần lui bệnh hoặc giai đoạn có biến chứng. Bạn đừng nên tự tra nhỏ bởi chỉ có bác sĩ nhãn khoa mới biết được bạn có đúng bị đau mắt dịch không? Đang ở giai đoạn nào của bệnh, có nguy cơ biến chứng hay đang bị biến chứng gì?
Ai cũng gọi chúng là con dao hai lưỡi là lý do như vậy. Dùng đúng, khéo léo thì có lợi ngược lại thì mang hại.
Giới chuyên môn chúng tôi ưa thích những sản phẩm kết hợp một kháng sinh mạnh và một chống viêm dòng cortisol như: Tobradex, Decordex, Vigadexa…cho những bệnh nhân nhất định và hòan cảnh nhất định chứ không kê đơn hàng loạt các thuốc trên.
Những người nôn nóng , sốt ruột thường muốn khỏi bệnh nhanh. Họ tự mua, tự tra nhỏ, tự xông lá, nghe người nọ người kia bảo… làm theo. Thực tế tai họa lại hay rơi vào họ. Bỏng mắt do xông lá hay tinh dầu là chuyện hay gặp mặc dù chuyên môn đã khuyến cáo. Nhỏ cortisol tùy tiện gây loét giác mạc do Herpes hay nấm năm nào cũng làm hàng chục hàng trăm người mù lòa. Chỉ sau nhỏ 2 lọ Clodexa cũng làm bạn phát sinh bệnh glôcôm, có thể gây mù lòa, điều trị rất phức tạp và tốn kém.
Quan điểm dùng thuốc nói chung hay các thuốc có cortisol nói riêng là thận trọng và thận trọng. Dùng phải có ý kiến của chuyên môn, dừng thuốc khi đã đạt mục đích điều trị, giảm liều dần dần, có theo dõi và khám lại theo hẹn.
Rất nhiều người không đau mắt trong khi những người khác lại bị. Bởi họ có tố chất tốt, cách ly tốt và vệ sinh tốt. Rửa mắt bằng nước muối 0.9%, không tiếp xúc với bệnh nhân đau mắt đỏ, không đến chỗ đông người hay bệnh viện vào mùa dịch, rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng tiệt trùng… có thể giúp bạn phòng đau mắt đỏ xảy ra với mình. Chính tôi cũng đã thành công nhờ những bí quyết trên trong hơn 10 năm hành nghề bác sĩ mắt.
Ths.Bs. Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt TW
Bài viết Điều trị đau mắt đỏ – những thái độ cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Hậu quả từ bệnh giun chỉ bạch huyết không kém gì sốt xuất huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Theo tờ Mirror (Anh), chàng trai Liu Zhongqiu, 26 tuổi, người Fuxing, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với căn bệnh cực kỳ hiếm gặp có tên Lymphatic filariasis (giun chỉ bạch huyết), xuất hiện sau khi giun tròn xâm nhập và ký sinh trong cơ thể thông qua muỗi đốt.
Bệnh giun chỉ bạch huyết khiến đôi chân của Liu sưng to gấp 7 lần
Căn bệnh quái ác này khiến cho đôi chân của Liu sưng to gấp 7 lần chân những người bình thường nên LF còn được là bệnh “chân voi”. Theo Liu Zhongqiu, tai họa bắt đầu khi bị muỗi đốt, hai tinh hoàn bắt đầu sưng tấy phải phẫu thuật để đưa vào bụng khiến Liu đi lại khó khăn, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, trong khi bệnh vẫn không dừng, khiến trọng lượng cơ thể tăng vọt tới 323 lbs (146,5kg).
Trước đó, năm 2000, khi mới 19 tuổi, bác sĩ cho biết anh mắc phải bệnh LF, không thể sống quá 20 tuổi bởi bệnh tiến triển nhanh nhưng đến nay Liu đã sống thêm tới 7 năm nên người ta xem đây là một phép lạ.
Hiện anh đang sống tại TP Wuhan, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc kiếm sống bằng nghề ăn xin và hy vọng có được đôi chân bình thường.
Kí sinh trùng lây qua người theo đường nào? Theo WHO, LF là bệnh nhiễm ký sinh trùng Wuchereria bancrofti, Brugia malayi hoặc Brugia timori, được truyền từ người này sang người khác do muỗi đốt và phát triển thành giun sống, phát triển trong hệ mạch bạch huyết, gây tổn thương, sưng đau, khó khăn khi di chuyển, biến dạng chi cơ thể và cơ quan sinh dục.
Bệnh phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ước khoảng 20% dân số thế giới sống trong vùng có nguy cơ phơi nhiễm cao. Thủ phạm chính là giun chỉ (filarial worms) ký sinh trong hệ bạch huyết, cũng như các loại giun trong ký sinh trùng đường ruột khác, giun chỉ cái nở trứng thành ấu trùng, chui qua ống ngực rồi vào máu, vật chủ trung gian truyền bệnh là những loài muỗi thường gặp, như Culex, Anopheles, Aedes, Mansonia và Coquillettidia.
Khi muỗi có ấu trùng giun chỉ hút máu người rồi tiếp tục truyền cho nhiều người giống như truyền bệnh sốt rét hay sốt xuất huyết (Dengue)… Phần lớn những người nhiễm giun chỉ bạch huyết thường có ấu trùng trong máu nhưng lại không có biểu hiện lâm sàng trong nhiều năm hoặc cả đời. Nếu có thường là sốt cao, tái phát từng đợt, mỗi đợt kéo dài 3 – 7 ngày, viêm hạch bạch huyết.
Mạn tính, có thể viêm hoặc phù bộ phận sinh dục, phù voi chi dưới, đi tiểu ra nuớc trắng đục như nước vo gạo, để lâu không lắng. Để phát hiện bệnh, bác sĩ thường khuyên xét nghiệm ấu trùng trong máu và làm các thủ tục cần thiết khác.
Về điều trị, bác sĩ sẽ áp dụng các cách điều trị dựa trên bệnh lý. Nếu có biểu hiện phù voi như: phù chi, bộ phận sinh dục, vú… thì dùng thuốc diệt giun chỉ, tuy nhiên trước khi dùng thuốc phải làm các xét nghiệm cụ thể.
Tuy nhiên do LF là căn bệnh lan truyền từ người sang người do muỗi, nên phòng bệnh như tăng cường ý thức bảo vệ cá nhân, phòng chống muỗi đốt, diệt bọ gậy, loăng quăng, ngủ trong màn tẩm hóa chất…là rất quan trọng. Ngoài ra, công tác phòng chống và điều trị bệnh giun chỉ bạch huyết cần thực hiện đồng bộ, toàn dân, nhất là ở những vùng có tỉ lệ phơi nhiễm ấu trùng giun chỉ bạch huyết cao.
Bài viết Hậu quả từ bệnh giun chỉ bạch huyết không kém gì sốt xuất huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Đặc điểm và triệu chứng của bệnh Dại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Chó chưa được tiêm phòng nguy cơ truyền bệnh Dại sang cho người
Bệnh Dại là bệnh của động vật, có thể là động vật hoang dại (thường là động vật ăn thịt: cáo, chó sói, chó rừng, dơi hút máu, dơi ăn côn trùng) hoặc động vật nuôi như chó, mèo, trâu, bò.
Virus dại xâm nhập vào cơ thể người từ động vật bị dại qua vết cắn, vết xước, vết liếm trên lớp da, niêm mạc bị tổn thương. Ở một số súc vật ăn thịt trong nước bọt của chúng có nhiều enzym hyaluronidaze là yếu tố có thể giúp cho virus dại lan toả nhanh hơn tới hệ thần kinh.
Là virus ái thần kinh. Dau khi xâm nhập nó tồn tại nhân lên tại vết thương từ vài giờ tới vài tuần. Sau đó nhanh chóng đi tới các đầu mút thần kinh cảm giác và vận động của hệ thần kinh ngoại biên. Cuối cùng chuyển tới cơ quan thần kinh trung ương.
Vì thế virus dại chỉ tiếp xúc thoáng qua với hệ miễn dịch mặc dù gần đây có công trình cho rằng sự âm hoá virus dại khỏi hệ thần kinh qua kháng thể trung gian là có thể xảy ra. Khi đã có mặt ở trong nơron của hệ thần kinh ngoại biên, virus được vận chuyển trong acxon bằng dòng phản hồi của tế bào sợi acxon với tốc độ 0.3 mm/giờ tới hệ thần kinh trung ương, nơi nó tiếp tục được nhân lên. Phần cuống não bị nhiễm trước tiên, sau đó tới vùng dưới đồi và cuối cùng đến phần vỏ não bị tổn thương.
Tuy nhiên vào giai đoạn nhiễm cuối thì toàn bộ hệ thần kinh trung ương cũng như một số mô ngoài như tuyến nước bọt cũng bị nhiễm virus, nhưng cơ chế nhân lên cũng bắt đầu vào thời điểm nào thì chưa rõ. Khi xâm nhập và nhân lên trong tế bào thần kinh, virus dại gây tổn thương não tủy ở các mức độ nặng nhẹ mà biểu hiện lâm sàng sẽ khác nhau.
Lúc đầu người bệnh có cảm giác đau đầu, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ, sợ hãi, sốt, khó chịu và những thay đổi cảm giác dị thường tại vết thương nơi bị súc vật cắn. Bệnh tiến triển đến liệt hoặc bị liệt. Các cơ nuốt của thực quản bị co thắt khi thử nước, nên người bệnh sợ nước, người bệnh mê sảng và co giật. Bệnh thường kéo dài từ 2 – 6 ngày rồi chết do liệt cơ hô hấp.
Chẩn đoán xác định bệnh bằng xét nghiệm kháng thể huỳnh quang đặc hiệu của tổ chức não hoặc phân lập virus trên chuột nhắt trắng, trên hệ thống tổ chức tế bào nuôi cấy.
Bệnh dại do virus thuộc họ Rhabdo viridae, giống Lyssavirus gây nên.
Thời kỳ này tương ứng với sự di chuyển và nhân lên của virus. Thời gian ủ bệnh dại dài hay ngắn tùy thuộc vào khoảng cách từ vị trí vết cắn đến thần kinh trung ương xa hay gần , vết cắn càng gần thần kinh trung ương thi thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Thời gian ủ bệnh trung bình là 30 – 90 ngày (80% trường hợp), có những trường hợp nhanh dưới 20 ngày (5 – 10% trường hợp) hoặc chậm hơn 3 tháng (7 -20% trường hợp). Thậm chí kéo dài hơn cả năm (1,8% trường hợp). Thời gian ủ bệnh ngắn nhất được tìm thấy khi vết cắn ở đầu, mặt, tay và đặc biệt là đối với trẻ em. Triệu chứng của bệnh dại thời gian này không rõ ràng hoặc gần như không tìm được
Từ 2 – 4 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân thấy đau nhức nơi vết cắn, vết cắn bị sưng tấy. Những dấu hiệu này lan rộng dọc theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết. Đồng thời người bệnh còn có các triêu chứng: bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ.
Có 3 thể lâm sàng
Đây là thể thường gặp nhất. Triệu chứng của bệnh Dại thể co thắt gồm: co cứng, co thắt, co giật, run các cơ kể cả cơ mặt. Co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở là biểu hiện tổn thương hành tủy và là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là nhân lên cơn dại:
Tính cách bệnh nhân không bình thường. Bệnh nhân bị phấn khích quá độ khi bị kích thích. Không phát hiện thấy dấu hiệu mất tri thức.
Những cơn co thắt đầu tiên còn xa nhau, càng ngày càng dày hơn và người bệnh thường tử vong sau 3 – 4 ngày do ngất hoặc ngạt trong một cơn co thắt sợ nước hoặc sau một cơn hôn mê.
Thể liệt
Thể này hiếm hơn, kém điển hình hơn, không có dấu hiệu phấn khích quá độ. Bệnh xuất hiện rất nhanh sau giai đoạn co thắt, run. Liệt có thể tiên phát và bắt đầu ở 1 chi hoặc 2 chi dưới rồi lan lên trên (hội chứng Landry) hoặc xuống dưới. Người bệnh thường bị tử vong do ngạt nước hoặc ngất vào ngày thứ 4. Diễn tiến bệnh thường không quá 4 -10 ngày.
Thể cuồng
Bệnh nhân bị kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn, trở nên hung bạo.Vì vậy bệnh nhân thường có những hành vi không bình thường như chống lại y, bác sĩ và những người quanh mình. Thể trạng suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và chết.
Nước dãi mang virus bệnh Dại của động vật truyền vào người qua vết thương hở
Nước dãi mang virus của súc vật bị dại được truyền sang súc vật hoặc người cảm nhiễm qua vết cắn, có thể qua vết cào, vết rách, xước trên da hoặc rất hiếm có thể qua niêm mạc còn nguyên vẹn.
Lây truyền từ người sang người có thể xảy ra từ nước dãi của người bị bệnh có virus dại. Nhưng cần lưu ý rằng sau khi bị chó dại cắn, nếu người bị cắn chưa lên cơn dại (nghĩa là người đó đang ở thời kỳ ủ bệnh) thì không có khả năng làm lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên việc lây truyền bệnh từ người sang người mới chỉ có tài liệu công bố và nguyên nhân của trường hợp này là do cấy ghép giác mạc lấy từ người bị chết vì dại mà không được chẩn đoán.
Thời gian lây truyền bệnh ở chó hay các súc vật khác là 3 – 5 ngày trước khi có triệu chứng biểu hiện bệnh và trong suốt thời gian súc vật bị dại.
Người bị chó, mèo cắn, kể cả khi con vật đã được tiêm phòng dại, cần xử lý ngay vết cắn bằng xà phòng hoặc chất sát trùng. Sau đó đến phòng tiêm vác xin dại tại viện Pasteur hoặc các trung tâm y tế dự phòng quận/huyện để khám và nhận điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh hoặc vắc xin dại theo thường quy.
Chú ý theo dõi triệu chứng biểu hiện của súc vật cắn người từ 7 – 15 ngày. Mục đích để phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại. Súc vật cắn người này không được giết chết. Nếu súc vật bị nhiễm virus dại trong thời gian cắn người thì những triệu chứng dại ở súc vật đó sẽ xuất hiện khoảng 5 -7 ngày sau khi cắn. Những biểu hiện ở súc vật như thay đổi tính tình, chó dễ bị kích động hoặc liệt và chết.
Tìm hiểu thêm về bệnh dại và cách phòng ngừa
Bài viết Đặc điểm và triệu chứng của bệnh Dại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>