Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 13 Jan 2020 09:06:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những phương pháp giúp tăng cường thính lực cho người cao tuổi https://benh.vn/nhung-phuong-phap-giup-tang-cuong-thinh-luc-cho-nguoi-cao-tuoi-5152/ https://benh.vn/nhung-phuong-phap-giup-tang-cuong-thinh-luc-cho-nguoi-cao-tuoi-5152/#respond Mon, 04 Jun 2018 05:18:01 +0000 http://benh2.vn/nhung-phuong-phap-giup-tang-cuong-thinh-luc-cho-nguoi-cao-tuoi-5152/ Đã bị bệnh thì bệnh nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống con người. Tuy nhiên, suy giảm thính lực, khả năng nghe bị hạn chế, đặc biệt là người cao tuổi suốt ngày “hở, hả…” gây phiền hà, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Bài viết Những phương pháp giúp tăng cường thính lực cho người cao tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đã bị bệnh thì bệnh nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống con người. Tuy nhiên, suy giảm thính lực, khả năng nghe bị hạn chế, đặc biệt là người cao tuổi suốt ngày “hở, hả…” gây phiền hà, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Vậy, nguyên nhân gây giảm thính lực? Những phương pháp nào giúp tăng cường thính lực?

Cơ chế truyền âm thanh

Sóng âm thanh dẫn truyền qua không khí, qua ống tai ngoài để làm rung màng nhĩ. Sự rung của màng nhĩ được truyền đến cơ quan thính giác (ốc tai) thông qua 3 xương nhỏ trong tai giữa. Điều này kích thích các tế bào cảm giác trong ốc tai, sau đó gửi các xung động tới thần kinh thính giác và cuối cùng là não bộ.

Thính giác qua dẫn truyền xương xảy ra khi sóng âm thanh làm các xương của hộp sọ rung động trực tiếp kích thích các cơ quan thính giác (ốc tai) dẫn đến việc nghe thấy.

Thế nào là giảm thính lực

Giảm thính lực là khả năng nghe bị suy giảm dần dần hoặc đột ngột do một hoặc nhiều bộ phận của tai có vấn đề…

Giảm thính lực là khả năng nghe bị suy giảm dần dần hoặc đột ngột

Triệu chứng

+ Gây ù tai, chóng mặt.

+ Gặp khó khăn trong giao tiếp bình thường, đặc biệt là trong môi trường ồn ào.

+ Bệnh nhân không phản ứng lại khi được gọi hoặc nói to hơn bình thường.

+ Tai thường bị đau và chảy nước khi bị nhiễm trùng.

+ Giảm thính lực có thể xảy ra dần dần hoặc đột ngột và ảnh hưởng đến một hoặc cả hai tai…

Nguyên nhân gây giảm thính lực

+ Do thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn: ti-vi, âm thanh nổi, máy móc, giao thông, máy hát, MP3… trong thời gian dài gây tổn thương các mô mềm của tai trong.

+ Do ảnh hưởng từ tai nạn lao động, giao thông…

+ Do sử dụng những loại thuốc ảnh hưởng đến thính giác.

+ Do cơ thể lão hóa (người cao tuổi).

+ Do di truyền…

Suy giảm thính  lực do thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn…

Các loại giảm thính lực

Điếc dẫn truyền

Nguyên lý: điếc dẫn truyền xảy ra khi sóng âm thanh không thể truyền đi bình thường từ môi trường ngoài đến ốc tai vì các vấn đề có thể xảy ra ở ống tai ngoài, màng nhĩ, xương tai giữa hoặc không gian tai giữa.

Nguyên nhân:

+ Do tắc nghẽn ống tai ngoài do sáp/ráy tai, vật lạ hoặc nhiễm trùng (viêm khoang tai ngoài).

+ Do thủng màn nhĩ: thường là do chấn thương hoặc nhiễm trùng mãn tính.

+ Do xương tai giữa bị lệch, tổn thương hay cố định (xương búa, xương đe hoặc xương bàn đạp) do chấn thương hoặc bệnh mãn tính ăn mòn xương theo thời gian hoặc chứng xơ cứng tai làm các xương tai bị cố định.

+ Do viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng tai giữa thường đi kèm với tụ dịch trong không gian tai giữa.

Điếc thần kinh thính giác

Nguyên lý: điếc thần kinh thính giác  do cơ quan thính giác (ốc tai) hoặc dây thần kinh thính giác bị tổn thương.

Nguyên nhân:

+ Do lão hoá (presbycusis – giảm thính lực do tuổi già).

+ Do tiếp xúc cấp tính và mãn tính với tiếng ồn lớn có thể gây thiệt hại cho các tế bào cảm giác trong ốc tai.

                     Giảm thính lực do lão hóa

+ Do nhiễm trùng tai trong bởi vi rút và vi khuẩn như quai bị, bệnh sởi và cúm.

+ Do bệnh Meniere là nguyên nhân gây ù tai, mất thính lực và chóng mặt.

+ Do u dây thần kinh số VIII, một khối u ở dây thần kinh tiền đình, nằm ở gần các dây thần kinh thính giác và ảnh hưởng đến chức năng của nó.

+  Do sử dụng những loại thuốc độc hại đối với tai (Một số thuốc làm tổn thương các dây thần kinh thính giác hoặc các tế bào cảm giác trong ốc tai: thuốc kháng sinh aminoglycosides (gentamicin, vancomycin), thuốc lợi tiểu frusemide, Antineoplastics (thuốc ung thư)…

Phương pháp giúp tăng cường thính lực

Lối sống

+ Bảo vệ đôi tai (nút bông vào tai) khi làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn.

+ Hạn chế nghe nhạc có cường độ âm thanh cao: quán ba, vũ trường.

+ Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, tránh stress.

+ Đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ 1 năm/lần để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh…

Sử dụng thuốc (theo chỉ định của bác sỹ)

+ Sử dụng các loại thuốc tăng tưới máu vi mạch, tăng cung cấp ôxy cho các tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, các chất chống ô xy hóa, chống viêm nhiễm, để tăng sức khỏe cho tai, tăng cường thính lực cho đôi tai.

+ Dùng thuốc bổ thận, các thuốc hoạt huyết, phá ứ huyết để tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường các dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, từ đó giúp tăng cường thính lực của tai.

+ Dùng các thuốc tiêu sưng viêm, giảm đau, tiêu độc giúp loại trừ các viêm nhiễm ở tai.

Sử dụng thiết bị trợ thính

Sử dụng máy trợ thính để cải thiện chức năng nghe cho người suy giảm thính lực

+ Khuếch đại âm thanh từ môi trường và truyền đến ống tai ngoài.

+ Các thiết bị hiện đại rất nhỏ được đặt hoàn toàn trong ống tai.

Lưu ý: các tác dụng phụ từ việc đeo thiết bị trợ thính bao gồm cảm giác tắc (bị tắc nghẽn trong tai), dội âm và nhiễm trùng tai.

Cấy ghép thính giác (có hai loại chính)

+ Cấy tai giữa được sử dụng ở bệnh nhân đã thử dùng máy trợ thính nhưng không thể sử dụng hoặc không có tác dụng.

+ Cấy ghép ốc tai được sử dụng cho bệnh nhân bị điếc do thần kinh thính giác ở mức độ vừa phải đến nghiêm trọng.

Lưu ý: cấy ốc tai được sử dụng trong cả khoa nhi và người trưởng thành.

Lời kết

Giảm hoặc mất thính lực là hiện tượng thường gặp ở người cao tuổi. Theo tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 40% người trên 65 tuổi bị giảm thính lực do bộ phận dẫn truyền âm thanh thoái hóa hoặc bộ phận thần kinh dẫn tín hiệu nghe lên não bị ảnh hưởng.

Thính lực giảm sút khiến người cao tuổi sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Tình trạng này đang ngày càng gia tăng không những  ở những người cao tuổi, mà ở cả người trẻ tuổi do lối sống, do môi trường…

Vì vậy, để bảo vệ thính giác chúng ta cần: hạn chế nghe âm thanh ở cường độ lớn, bảo vệ tai (nút bông) khi làm việc thường xuyên ở các khu công nghiệp, chế xuất (nơi có tiếng ồn lớn), sử dụng các loại thuốc tăng cường thính lực, khám sức khỏe định kỳ 1 năm/lần …để kịp thời phát hiện và điều trị chứng suy giảm thính giác.

Benh.vn

Bài viết Những phương pháp giúp tăng cường thính lực cho người cao tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-phuong-phap-giup-tang-cuong-thinh-luc-cho-nguoi-cao-tuoi-5152/feed/ 0
Dị tật rò luân nhĩ ở trẻ sơ sinh – bệnh chớ nên coi thường https://benh.vn/di-tat-ro-luan-nhi-o-tre-so-sinh-benh-cho-nen-coi-thuong-6478/ https://benh.vn/di-tat-ro-luan-nhi-o-tre-so-sinh-benh-cho-nen-coi-thuong-6478/#respond Sun, 25 Mar 2018 08:00:45 +0000 http://benh2.vn/di-tat-ro-luan-nhi-o-tre-so-sinh-benh-cho-nen-coi-thuong-6478/ Rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh ở trẻ gây ra viêm nhiễm, rỉ dịch, sưng đau, gây áp xe xung quanh… Vì vậy, khi thấy các triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Khi cần thiết có thể mổ sớm để bảo toàn sức khỏe và giữ thẩm mỹ cho trẻ.

Bài viết Dị tật rò luân nhĩ ở trẻ sơ sinh – bệnh chớ nên coi thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện nay, tại các phòng khám tai mũi họng trên cả nước tỷ lệ trẻ bị viêm tai do rò luân nhĩ xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các phụ huynh khi cho con đến khám bệnh cho biết họ đều nhìn thấy cái lỗ nhỏ ở vành tai trên của con nhưng không biết nó có thể gây bệnh.

Vậy những biểu hiện của dị tật rò luân nhĩ ở trẻ sơ sinh như thế nào? Phương pháp điều trị ra sao?

Tìm hiểu về dị tật rò luân nhĩ ở trẻ sơ sinh

Dò luân nhĩ (preauricular sinus) là một dị tật bẩm sinh (tuần thứ 6 của bào thai), tồn tại một lỗ nhỏ vùng trước vành tai đi sâu vào trong đế bám vào màng sụn. Đường dò là một ống được lát bởi biểu mô có khả năng chế tiết. Dò luân được hình thành do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ 2 để tạo ra tai ngoài.

 Dị tật rò luân nhĩ ở trẻ

Dị tật rò luân nhĩ ở trẻ sơ sinh

Dị tật rò luân nhĩ xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra và có thể xảy ra ở môt bên hoặc cả hai bên.

Tỷ lệ của dị tật này ở người da trắng là 1% và ở người châu Phi, châu Á là 1-10%.

Rò luân nhĩ có thể xuất hiện độc lập, đơn giản, nhưng cũng có thể kết hợp với những dị tật khác tạo thành những hội chứng biểu hiện bệnh lý toàn thân như hội chứng khe mang – tại – thận (Branchial-Ôtô-Renal), teo nửa mặt (Hemifacialmicrosomia), Treacher Collins…

Triệu chứng của dị tật rò luân nhĩ

  • Ngứa, sưng.
  • Rỉ dịch ở lỗ rò.
  • Tiết chất bã đậu trắng đục ở lỗ rò (do trẻ sờ gãi, bóp nặn…)
  • Trẻ bị sốt, đau, lỗ rò viêm sưng đỏ (khi bị nhiễm trùng).
  • Tạo thành một ổ áp xe ngay tại lỗ rò hoặc lan ra những vị trí khác sau tai.

Phương pháp điều trị

  • Trong các trường hợp bị viêm nhiễm trẻ được điều trị bằng kháng sinh thích hợp.
  • Sau khi hết viêm nhiễm sẽ tiến hành phẫu thuật để lấy trọn đường rò.

 

Khi lỗ rò luân nhĩ bị áp xe bác sỹ sẽ phẫu thuật để lấy trọn đường rò

Đặc biệt, đối với trường hợp đường rò bị áp xe, trẻ sẽ được điều trị qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1 ổ áp xe sẽ được rạch thoát mủ trước và kết hợp với điều trị kháng sinh thích hợp. Giai đoạn 2 phẫu thuật loại bỏ toàn bộ khi đường rò ổn định.

Phương pháp phòng ngừa viêm nhiễm

  • Dò luân nhĩ là bệnh lý về dị tật bẩm sinh. Do đó chúng ta chỉ phòng ngừa được sự viêm nhiễm bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Tuyệt đối không được bóp nặn vào lỗ rò của trẻ.
  • Khi thấy trẻ hay đưa tay gãi hoặc lỗ rò có những triệu chứng như rỉ dịch nhờn, quanh lỗ rò phình lớn hơn thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay tại các cơ sở có bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có cách điều trị sớm.

Lời kết

Rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh ở trẻ. Có những trường hợp người bệnh chung sống cả đời với dị tật đó mà không gây ra biểu hiện gì. Ngược lại có những trường hợp viêm nhiễm, rỉ dịch, sưng đau, gây áp xe xung quanh… Vì vậy, khi thấy các triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Khi cần thiết có thể mổ sớm để bảo toàn sức khỏe và giữ thẩm mỹ cho trẻ.

Benh.vn

Bài viết Dị tật rò luân nhĩ ở trẻ sơ sinh – bệnh chớ nên coi thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/di-tat-ro-luan-nhi-o-tre-so-sinh-benh-cho-nen-coi-thuong-6478/feed/ 0
Mối liên hệ giữa rụng răng và nguy cơ điếc ở người già https://benh.vn/moi-lien-he-giua-rung-rang-va-nguy-co-diec-o-nguoi-gia-9170/ https://benh.vn/moi-lien-he-giua-rung-rang-va-nguy-co-diec-o-nguoi-gia-9170/#respond Mon, 04 Sep 2017 07:02:33 +0000 http://benh2.vn/moi-lien-he-giua-rung-rang-va-nguy-co-diec-o-nguoi-gia-9170/ Tình trạng lão hóa dẫn đến rụng răng ở người cao tuổi ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm, nói thều thào hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rụng răng còn dẫn đến giảm thính lực, thậm chí lâu ngày dẫn đến điếc.

Bài viết Mối liên hệ giữa rụng răng và nguy cơ điếc ở người già đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tình trạng lão hóa dẫn đến rụng răng ở người cao tuổi ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm, nói thều thào hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rụng răng còn dẫn đến giảm thính lực, thậm chí lâu ngày dẫn đến điếc.

GS Hoàng Tử Hùng, Đại học Y Dược TP.HCM cho biết ở người cao tuổi diễn ra quá trình lão suy ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, trong đó có bộ răng. Tuy nhiên, rụng răng không phải là tiến trình bắt buộc mà đa số răng có thể tồn tại đến cuối đời nếu biết cách bảo vệ và chăm sóc.

Bộ răng cần được bảo vệ và chăm sóc trong suốt đời sống, từ giai đoạn trong bụng mẹ, từ khi trẻ chưa có răng, trong thời kỳ bộ răng sữa và suốt đời sống. Có hai biện pháp chính, là biện pháp cá nhân và biện pháp cộng đồng. Trong đó, các biện pháp cá nhân giữ vai trò quyết định.

Đó là thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng, cần chải răng tối thiểu mỗi ngày hai lần (một lần sau bữa ăn sáng và một lần trước khi đi ngủ). Đa số kem đánh răng hiện nay đều có chất fluor giúp ngừa sâu răng và chải răng giúp làm sạch răng, tránh được mảng vi khuẩn có hại gây viêm nướu. Việc chải răng như thế nào cũng cần tìm hiểu để phù hợp với răng miệng của từng người.

Sử dụng hợp lý thực phẩm (gồm thức ăn và thức uống), ngoài việc chú ý cân đối về mặt dinh dưỡng, cần tránh dùng thức ăn vặt có chất bột đường (nhiều loại kẹo, bánh) dễ dính vào răng; cũng cần tránh việc sử dụng thường xuyên các loại nước giải khát có đường đóng chai vì hầu hết đều có chứa chất bảo quản gây mòn răng. Cách sử dụng bộ răng cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của chính nó. Khám răng miệng định kỳ (sáu tháng đến một năm một lần) để phát hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng.

Ngoài ra, người cao tuổi nên có một kế hoạch điều trị nha khoa một cách triệt để trước khi bước vào tuổi 60. Những răng bị sâu nên trám lại, nếu mất răng nên trồng lại răng giả mới. Vì càng lớn tuổi sức khỏe càng kém, điều trị nha khoa triệt để là điều cần thiết ở giai đoạn này.

Benh.vn/Tổng hợp 

Bài viết Mối liên hệ giữa rụng răng và nguy cơ điếc ở người già đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/moi-lien-he-giua-rung-rang-va-nguy-co-diec-o-nguoi-gia-9170/feed/ 0
Sởn tóc gáy khi gắp được 80 con giòi trong lỗ tai cô bé 4 tuổi https://benh.vn/son-toc-gay-khi-gap-duoc-80-con-gioi-trong-lo-tai-co-be-4-tuoi-8681/ https://benh.vn/son-toc-gay-khi-gap-duoc-80-con-gioi-trong-lo-tai-co-be-4-tuoi-8681/#respond Tue, 04 Oct 2016 06:53:19 +0000 http://benh2.vn/son-toc-gay-khi-gap-duoc-80-con-gioi-trong-lo-tai-co-be-4-tuoi-8681/ Radhika Mandloi, đến từ một ngôi làng nhỏ ở Dhar, Madhya Pradesh, miền Trung Ấn Độ, bắt đầu cảm thấy đau buốt và ngứa ở tai từ tuần trước. Bố mẹ cô bé đã đưa con gái tới một bệnh viện ở Indore ngày 8/10.

Bài viết Sởn tóc gáy khi gắp được 80 con giòi trong lỗ tai cô bé 4 tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Radhika Mandloi, đến từ một ngôi làng nhỏ ở Dhar, Madhya Pradesh, miền Trung Ấn Độ, bắt đầu cảm thấy đau buốt và ngứa ở tai từ tuần trước. Bố mẹ cô bé đã đưa con gái tới một bệnh viện ở Indore ngày 8/10.

Những con giòi được gắp ra từ tai của cô bé. (Nguồn: Mirror.co.uk)

Phát hiện 80 con ấu trùng trong lỗ tai cô bé

Tiến sỹ Raj Kumar Mundra, Trưởng khoa tai mũi họng của bệnh viện, đã kiểm tra kỹ lưỡng và bị sốc khi phát hiện một con ruồi trong tai cô bé, con ruồi này đã đẻ tới 80 ấu trùng trong tai cô.

Ông cho biết loài côn trùng này thường bị thu hút tại những nơi có mùi hôi và mất vệ sinh, trong khi đó, tai và mũi lại là những nơi chúng dễ xâm nhập và đẻ trứng nhất.

Ông cho biết thêm ở những trường hợp như vậy thường họ chỉ gắp được 2 tới 3 ấu trùng, đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy một số lượng ấu trùng lớn đến như vậy.

Phải mất tới 3 tiếng đồng hồ, các bác sỹ mới gắp hết được 80 con giòi ra khỏi tai cô bé.

Cô bé tội nghiệp. (Nguồn: Mirror.co.uk)

Tiến sỹ Mundra cho biết thêm: “Những con giòi có thể phá hủy xương tai khi chúng di chuyển quá nhiều. Trước tiên, chúng tôi phải giết chết chúng để đảm bảo chúng không di chuyển trong quá trình gắp ra.”

Theo các bác sỹ, nững con giòi đã sống trong tai cô bé ít nhất 1 tuần cho tới khi bị phát hiện.

Các bác sỹ sẽ thực hiện chụp MRI để bảo đảm không có ấu trùng không xâm nhập vào não cô bé. Nếu cô bé tới viện chậm hơn 1 tuần, có thể cô sẽ chết.

Theo tiến sỹ Mundra, phần giữa não và tai chỉ là một màng xương mỏng, nên những con giòi có thể dễ dàng xâm nhập và ăn phần não bên trong.

Benh.vn ( Theo Vietnam+)

Bài viết Sởn tóc gáy khi gắp được 80 con giòi trong lỗ tai cô bé 4 tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/son-toc-gay-khi-gap-duoc-80-con-gioi-trong-lo-tai-co-be-4-tuoi-8681/feed/ 0
Ù tai triệu chứng chớ coi thường https://benh.vn/u-tai-trieu-chung-cho-coi-thuong-5695/ https://benh.vn/u-tai-trieu-chung-cho-coi-thuong-5695/#respond Tue, 14 Jun 2016 05:31:56 +0000 http://benh2.vn/u-tai-trieu-chung-cho-coi-thuong-5695/ Nhiều người nghĩ rằng ù tai không phải là bệnh nên rất chủ quan. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn không nên bỏ qua vì ù tai đôi khi liên quan tới nhiều bệnh lý khác trong cơ thể chứ không đơn thuần là một triệu chứng thoáng qua.

Bài viết Ù tai triệu chứng chớ coi thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều người nghĩ rằng ù tai không phải là bệnh nên rất chủ quan. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn không nên bỏ qua vì ù tai đôi khi liên quan tới nhiều bệnh lý khác trong cơ thể chứ không đơn thuần là một triệu chứng thoáng qua.

Biểu hiện khi bị ù tai

Ù tai là khi người mắc chứng này cảm nhận được trong tai mình có tiếng kêu lạ như tiếng gió thổi, tiếng huýt sáo, tiếng ve kêu, có thể ở một bên hay cả hai bên tai. Những âm thanh này chỉ có chính người bị ù tai cảm nhận được. Ù tai có thể liên tục hay ù từng lúc. Người mắc chứng ù tai cảm nhận rõ nhất về đêm hay những lúc yên tĩnh. Ù tai có thể đi kèm với nghe kém, chóng mặt hay đau đầu, hoa mắt.

Ù tai là khi người mắc chứng này cảm nhận được trong tai mình có tiếng kêu lạ như tiếng gió thổi, tiếng huýt sáo..có thể ở một bên hay cả hai bên tai.

Rất nhiều lý do gây ù tai

Ù tai không phải là bệnh mà là một biểu hiện hay triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau:

Ù tai do tuổi già, người trên 60 tuổi. Sự lão hóa ảnh hưởng tới cơ quan thính giác:

+ Do âm thanh quá lớn, âm thanh quá đột ngôt, hoặc âm thanh không to nhưng kéo dài, hay âm thanh kéo dài có nhịp như tiếng búa máy.

+ Do chấn thương đầu, mặt, cổ, chấn thương vỡ xương đá, rách màng nhĩ; Nhiễm độc do dùng thuốc, một số loại thuốc gây độc cho tai, làm tổn thương tế bào thính giác như aspirin, streptomycin, gentamycin, quinin.

+ Do bệnh về hệ thống mạch máu như phình động mạch, tăng huyết áp. Khi dùng nhiều chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, tình trạng ù tai tăng lên.

+ Do rối loạn chuyển hóa gây xốp xơ tai làm cứng khớp hệ thống xương con làm cho hệ thống này không rung động được, cản trở sự dẫn truyền âm thanh.

+ Do bệnh lý xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ.

+ Do các bệnh lý về tai, mũi, họng như nút ráy tai, viêm ống tai ngoài, nấm ống tai, viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm mê nhĩ, u dây thần kinh VIII.

Ù tai có thể do viêm mũi xoang, viêm họng, viêm VA, ung thư vòm mũi họng..

+ Ngoài ra, còn do viêm mũi xoang, viêm họng, viêm VA, đặc biệt nguy hiểm là ung thư vòm mũi họng làm tắc vòi nhĩ. Ngoài những nguyên nhân trên, còn có thể kể tới một vài lý do khác như stress, áp lực công việc quá cao, do môi trường quá ồn ào, náo nhiệt.

Ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh

Đa phần chứng ù tai không gây nguy hại tới người bệnh, tuy nhiên, nó gây ra cảm giác khó chịu, khiến tâm trạng lo lắng, suy nghĩ nhiều, mất ngủ, gây ra suy nhược cơ thể. Các trường hợp còn lại nếu kèm theo triệu chứng khác như chóng mặt, bệnh lý tai trong, nghe kém, đau đầu, bệnh lý tai giữa thì không nên coi thường mà nên đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt là với những người ù tai kèm nghe kém đột ngột thì phải đi khám ngay. Khám và điều trị càng sớm càng có hiệu quả cao, để muộn có thể dẫn tới điếc không hồi phục.

Điều trị triệu chứng u tài như thế nào?

Chứng ù tai có nhiều nguyên nhân gây ra, cách tốt nhất là nếu gặp trường hợp trên thì tới gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng ngay để khám, tìm nguyên nhân để giải quyết và có thể điều trị một cách hiệu quả nhất. Trước hết, cần chú ý tới tâm trạng của người bệnh vì bệnh nhân thường lo lắng, mất ngủ dẫn tới suy nhược cơ thể, do đó, có thể dùng các thuốc an thần nhẹ trước khi đi ngủ, hơn nữa, ban đêm yên tĩnh, tiếng ù tai càng tăng.

Nên có một cuộc sống lành mạnh, tăng cường các hoạt động tập thể dục, thể thao, các bài tập thiền, yoga.

Các trường hợp bệnh lý

Các trường hợp bệnh lý như viêm ống tai ngoài, nấm ống tai, nút ráy tai hay viêm tai giữa thì ngoài việc điều trị viêm, cần làm sạch ống tai

Một số người ù tai do tiếp xúc với tiếng ồn hoặc nghe nhạc qua tai nghe quá to, kéo dài thì nên tránh tiếp xúc với tiếng ồn

Nếu huyết áp cao, cần dùng thuốc hạ áp theo hướng dẫn của bác sĩ tim mạch

Các trường hợp ù tai do rối loạn vận mạch, thiểu năng tuần hoàn não, cần sử dụng nhóm thuốc làm giãn động mạch tai trong và tăng vận chuyển oxy đến ốc tai; điều trị các bệnh mũi xoang, họng gây ù tai như nạo VA, vệ sinh mũi họng, nong hoặc bơm hơi vòi nhĩ trong trường hợp vòi nhĩ bị tắc.

Các trường hợp nặng

Các trường hợp nặng như viêm mê nhĩ, bệnh Ménière, u não, u dây thần kinh số VIII, ung thư vòm mũi họng thì phải điều trị theo chuyên khoa sâu, có thể điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.

Trường hợp không rõ nguyên nhân

Nhiều trường hợp ù tai không tìm được nguyên nhân, không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Cần giải thích cho bệnh nhân làm quen dần với triệu chứng này.

Lời khuyên bác sĩ

Không nên sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê. Tránh tiếp xúc các tiếng ồn quá mạnh, các tiếng ồn kéo dài và liên tục, nghe nhạc quá to hoặc qua tai nghe. Tăng cường các hoạt động tập thể dục, thể thao, các bài tập thiền, yoga, các bài tập thở. Có một lối sống lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.

Benh.vn(Theo PGS.TS. Trần Công Hòa-SKĐS)

Bài viết Ù tai triệu chứng chớ coi thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/u-tai-trieu-chung-cho-coi-thuong-5695/feed/ 0
Những nguyên nhân bất ngờ gây suy giảm thính giác https://benh.vn/nhung-nguyen-nhan-bat-ngo-gay-suy-giam-thinh-giac-7053/ https://benh.vn/nhung-nguyen-nhan-bat-ngo-gay-suy-giam-thinh-giac-7053/#respond Wed, 02 Dec 2015 06:13:43 +0000 http://benh2.vn/nhung-nguyen-nhan-bat-ngo-gay-suy-giam-thinh-giac-7053/ Suy giảm thính giác gây khó khăn trong giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng tật nghiến răng, thói quen ăn nhiều chất béo... lại là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến căn bệnh này.

Bài viết Những nguyên nhân bất ngờ gây suy giảm thính giác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Suy giảm thính giác gây khó khăn trong giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng tật nghiến răng, thói quen ăn nhiều chất béo… lại là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến căn bệnh này.

Tìm hiểu về bệnh suy giảm thính giác

Thính giác là một trong năm giác quan của con người, giúp tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua đôi tai. Con người nghe được là do âm thanh bên ngoài tác động vào màng nhĩ, sau đó, dây thần kinh thính giác chuyển tới vỏ não để phân tích.

Bệnh suy giảm thính giác

Thính giác bị suy giảm khi những âm thanh lớn tác động liên tục khiến các tế bào tại cơ quan thính giác bị tổn thương như: thói quen nghe nhạc, lão hóa, sử dụng một số loại thuốc gây hại cho tai, chấn thương đầu, viêm nhiễm ở tai…

Nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến giảm thính lực, thậm chí điếc vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây suy giảm thính giác

Các virus quai bị, virus gây bệnh cúm và cảm lạnh

Một số loại virus, kể cả virus gây bệnh quai bị (Cytomegalovirus), bệnh zôna (Herpes Zoster), các virus gây bệnh cúm và cảm lạnh thông thường, có thể làm tổn hại tai trong, dẫn đến lãng tai và đôi khi bị điếc vĩnh viễn. Với virus gây bệnh quai bị, tổn thương có thể xảy ra với bào thai nếu người mẹ nhiễm mầm bệnh trong khi mang bầu.

Bệnh cảm lạnh thông thường có thể dẫn đến tình trạng giảm thính lực vì đường dẫn âm thanh tắc nghẹt, do sự tích tụ chất dịch trong ống Eustachian chạy từ phía sau mũi tới tai giữa. Đặc biệt ở trẻ em khả năng mắc chứng lãng suy giảm thính giác cao hơn vì chúng làm hẹp ống Eustachian.

Nghiến răng dẫn đến sự co thắt các cơ của tai trong

Tật nghiến răng thường xảy ra vào ban đêm khiến chúng bị đau hoặc cứng hàm vào sáng hôm sau. Thói quen không tốt này cũng có thể gây ra các tiếng động nhỏ khi trò chuyện hoặc nhai, đau hoặc khó mở miệng, các cơn đau đầu dữ dội (đặc biệt đâu nửa đầu), đau tai, ù tai và đôi khi suy giảm thính giác ở một hoặc cả 2 tai, có thể bắt nguồn từ sự co thắt các cơ của tai trong.

Nguyên nhân do nghiến hoặc siết chặt các răng có thể gây trục trặc cho khớp hàm, tạo sức căng lên các cơ và khiến chúng bị đau tấy.

Căn bệnh này được y học gọi là hội chứng đau đớn trong hoạt động hàm (TMJ), đang tấn công 1/5 người trong chúng ta vào một thời điểm nào đó.

Các khối u lành tính gây suy giảm thính giác

Sự tắc nghẹt ống tai do các u nang lành tính có thể làm suy giảm thính lực, bằng cách ngăn cản âm thanh. Ngoài ra, khi chữa trị ung thư cũng có thể dẫn tới suy giảm thính lực một phần hoặc hoàn toàn, do phương pháp hóa trị có thể làm tổn hại ốc tai hoặc dây thần kinh thính giác.

Ngoài ra, chứng u dây thần kinh thính giác, một khối u não hiếm gặp hình thành trên một dây thần kinh đảm nhiệm vai trò kiểm soát sự thăng bằng và thính giác, có thể gây giảm thính giác ở một bên tai.

Các triệu chứng thường xuất hiện từ từ kèm theo cả hiện tượng hoa mắt hoặc ù tai, tê bì một bên mặt và thỉnh thoảng kèm đau đầu cùng các vấn đề thị giác…

Béo phì dẫn tới sự suy giảm thính giác

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự liên quan giữa chứng béo phì với chứng suy giảm thính giác.

Theo một nghiên cứu đăng tải năm 2013 trên tạp chí Laryngoscope, trẻ vị thành niên béo phì nhiều khả năng bị suy giảm thính giác hơn và tăng gấp đôi nguy cơ bị lãng tai một bên trước các âm thanh có tần số thấp so với các bạn cùng trang lứa.

Các nhà nghiên cứu phỏng đoán, tình trạng viêm nhiễm bắt nguồn từ chứng béo phì có thể góp phần dẫn tới sự suy giảm thính giác.

Lời kết

Chứng suy giảm thính giác thường gặp ở người cao tuổi do lão hóa, người làm việc trong các phân xưởng cơ khí có tiếng ồn cao…Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, chứng suy giảm thính giác còn do sự bất cẩn của con người như nghe nhạc quá lớn, do tật nghiến răng, ảnh hưởng từ béo phì hoặc do các loại virus quai bị, cảm cúm…

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Những nguyên nhân bất ngờ gây suy giảm thính giác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-nguyen-nhan-bat-ngo-gay-suy-giam-thinh-giac-7053/feed/ 0
Phương pháp phòng tránh bệnh điếc đột ngột https://benh.vn/phuong-phap-phong-tranh-benh-diec-dot-ngot-4838/ https://benh.vn/phuong-phap-phong-tranh-benh-diec-dot-ngot-4838/#respond Mon, 13 Apr 2015 05:11:32 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-phong-tranh-benh-diec-dot-ngot-4838/ Điếc đột ngột là căn bệnh tuy không mới nhưng có xu hướng gia tăng trong thời đại hiện nay. Điếc đột ngột do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên.

Bài viết Phương pháp phòng tránh bệnh điếc đột ngột đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Điếc đột ngột là căn bệnh tuy không mới nhưng có xu hướng gia tăng trong thời đại hiện nay. Điếc đột ngột do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên.

Vậy, điếc đột ngột là bệnh gì? Phương pháp phòng tránh bệnh điếc đột ngột như thế nào?

Thế nào là bệnh điếc đột ngột

Bệnh điếc đột ngột là một dạng điếc thần kinh giác quan xảy ra một cách đột ngột từ vài giờ đến vài ngày. Bệnh do sự vận chuyển máu đến nuôi ốc tai không thuận lợi. Theo điều tra có đến 55% trường hợp điếc đột ngột nằm ở độ tuổi từ 15 đến 45. Số bệnh nhân nam cao gấp đôi nữ

Triệu chứng

+ Giảm sức nghe.

+ Ù tai.

+ Chóng mặt.

+ Đau đầu..

Điếc đột ngột là dạng điếc thần kinh giác quan xảy ra một cách đột ngột (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân

+ Do tiếng ồn (tác động thường xuyên của tiếng ồn hoặc kích thích âm thanh quá lớn): âm thanh trong vũ trường, tiếng còi ô tô, tiếng máy móc ở các khu công nghiệp…

+ Do thay đổi áp lực quá đột ngột: hắt hơi, ho mạnh, đang nằm vùng dậy nhanh, do lặn sâu….

+ Do co thắt mạch máu, huyết khối, xuất huyết tai trong…

+ Do nghiện rượu.

+ Do căng thẳng thần kinh, stress.

+ Bị bệnh đái tháo đường, xơ vữa động mạch.

+ Do lão hóa.

+ Do tác nhân siêu vi trùng, các loại siêu vi trùng: quai bị, sởi, virus cúm, adenovirus… gây viêm mê nhĩ, viêm mê nhĩ sũng nước, viêm hạch gối…

Diễn biến của bệnh

+ Điếc xảy ra một cách đột ngột, cũng có thể diễn biến trong vài giờ, 1 hoặc vài ngày.

+ Điếc xảy ra ở một bên tai, cũng có thể xảy ra ở hai tai và người bệnh thường phát hiện lúc sáng sớm khi tỉnh dậy.

+ Điếc ở mức độ từ nhẹ đến nặng: từ hơi điếc đến điếc hoàn toàn (không cảm nhận được bất kỳ âm thanh nào)….

Điếc xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày từ nhẹ đến nặng (Ảnh minh họa)

Phòng ngừa điếc đột ngột

+ Nghỉ ngơi, thư giãn.

+ Giảm căng thẳng, stress.

+ Không sử dụng các chất kích thích.

+ Tránh tiếp xúc với tiếng ồn cao.

+ Tạo môi trường yên tĩnh.

+ Hạn chế nghe nhạc bằng tai nghe để kiểm soát âm thanh.

+ Sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động cho cá nhân khi làm việc trong các khu công nghiệp: thiết bị che chắn tai và giảm tiếng ồn…

Hạn chế đeo tai nghe, tránh tiếp xúc với tiếng ồn cao…(Ảnh minh họa)

Điều trị điếc đột ngột

+ Khi phát hiện điếc đột ngột (tai ù, sức nghe giảm…) cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị càng sớm càng tốt.

+ Bệnh nhân được truyền thuốc giãn mạch và corticoid.

+ Chạy oxy cao áp…

Lưu ý:  Nếu đến bệnh viện thăm khám trước 7 ngày 85,19% trường hợp phục hồi được chức năng nghe.

+ Sau 7 ngày tỷ lệ thành công chỉ còn 7,14%, còn đa số bị di chứng điếc vĩnh viễn.

Khám bệnh trước 7 ngày khi thấy có hiện tượng giảm thính lực (Ảnh minh họa)

Lời kết

Bệnh điếc đột ngột tuy không phải là một căn bệnh mới nhưng trong thời kỳ xã hội phát triển hiện đại, công nghiệp hóa thì bệnh điếc đột ngột gia tăng do thói quen sử dụng tai nghe, stress, tiếng ồn xe máy, xe ô tô, tiếng chạy máy ở các khu công nghiệp, …

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và thính giác, chúng ta cần tạo môi trường yên tĩnh, hạn chế dùng tai nghe, sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc để giảm tiếng ồn…

Benh.vn

Bài viết Phương pháp phòng tránh bệnh điếc đột ngột đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-phong-tranh-benh-diec-dot-ngot-4838/feed/ 0