Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 30 Mar 2023 01:30:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cảnh giác bệnh thủy đậu trẻ em vào mùa https://benh.vn/canh-giac-benh-thuy-dau-tre-em-vao-mua-3665/ https://benh.vn/canh-giac-benh-thuy-dau-tre-em-vao-mua-3665/#respond Wed, 29 Mar 2023 04:40:51 +0000 http://benh2.vn/canh-giac-benh-thuy-dau-tre-em-vao-mua-3665/ Thủy đậu hay xảy ra vào mùa xuân, dễ gây thành dịch, đặc biệt ở trẻ đi mẫu giáo vì lây qua đường hô hấp. Có những bé 7, 8 tháng cũng mắc bệnh.

Bài viết Cảnh giác bệnh thủy đậu trẻ em vào mùa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thủy đậu hay xảy ra vào mùa xuân, dễ gây thành dịch, đặc biệt ở trẻ đi mẫu giáo vì lây qua đường hô hấp. Có những bé 7, 8 tháng cũng mắc bệnh.

tre-bi-thuy-dau

Hình ảnh lưng trẻ bị mắc Thủy đậu (ảnh minh họa)

Phó giáo sư Bùi Đức Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, bệnh lây qua đường hô hấp nên khi trẻ ho, virus bắn ra môi trường xunh quanh là các bé khác dễ bị lây. Về nguyên tắc khi ho, giọt nước có thể bắn ra xa khoảng 2m.

Thủy đậu là bệnh lành tính, đa số trẻ đến khám được cho về điều trị tại nhà. Bệnh hay gặp ở trẻ 1-9 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi khả năng bị ít hơn nhưng không phải là không có. Có một tỷ lệ nhỏ phải nhập viện vì biến chứng hoặc ban mọc quá nhiều.

Một bé gái 12 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội, nhập viện Nhiệt đới trung ương vào ngày thứ 5 của bệnh, trong tình trạng ban nổi khắp người, dày trên cả mặt, mọc cả trong miệng khiến trẻ khó ăn, khó nuốt. Cháu bị lây bệnh từ em đang học lớp 1. Đây là trường hợp nặng nên các bác sĩ phải dùng thuốc kháng virus, tiếp tục theo dõi. Rất may là bệnh nhi chưa có hiện tượng bội nhiễm.
Theo phó giáo sư Huy, thời gian ủ bệnh (tính từ khi bắt đầu nhiễm virus đến khi có biểu hiện bệnh đầu tiên) trung bình khoảng 14 ngày. Bệnh lây ngay từ giai đoạn này, vì thế khi trẻ bắt đầu có biểu hiện mới cách ly thì đã muộn. Thủy đậu lây mạnh nhất ở tuần đầu tiên trước khi có biểu hiện.

Ban đầu trẻ thường sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người… Một số cháu không có triệu chứng đầy đủ như trên, đôi khi chỉ sốt nhẹ. Sau 1-2 ngày bắt đầu có các biểu hiện điển hình của thủy đậu là phát ban, phỏng nước trên da. Trên cùng một vùng cùng có các ban mới mọc, đã vỡ, tạo bỏng nước xen lẫn nhau. Thời gian từ khi xuất hiện đến khi vỡ là khoảng 2-3 ngày.

Mới đầu ban chắc, nhỏ, sau đó tạo phỏng nước, kích thước to hơn, nước trong. Trong trường hợp nước nhìn thấy đục là đã có nhiễm khuẩn. Khi ban vỡ để lại vét loét trợt trên da, khiến trẻ ngứa, gãi, dễ gây nhiễm trùng.

“Cha mẹ không cần kiêng khem quá mức, quan trọng là giữ vệ sinh sạch sẽ, vùng ban vỡ tự khô, đóng vảy, đến khi bỏng vảy thì sẽ không để lại sẹo. Nếu nhiễm trùng, tổn thương sẽ sâu hơn thì dễ để lại sẹo trên da”, phó giáo sư Huy cho biết.

Cũng theo bác sĩ, ngoài xuất hiện trên da, ban có thể mọc trong họng, miệng, đường tiêu hóa, khiến trẻ khó ăn, khó nuốt, đau, có biểu hiện tiêu chảy. Thậm chí một số trẻ ho, khó thở nếu ban mọc trong đường hô hấp.

Giai đoạn từ khi sốt đến khi hết mọc ban là 5-7 ngày, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bệnh diễn biến lành tính nếu chăm sóc tốt và không có biến chứng. Một số biến chứng có thể gặp là viêm da, viêm phổi, viêm não – màng não… Trẻ bị viêm phổi do thủy đậu thường ho khan, nếu có bội nhiễm vi khuẩn thì có biểu hiện sốt lại, ho nhiều hơn, ho ra đờm đặc.

Cần lưu ý thủy đậu xuất hiện ở phụ nữ có thai 3 tháng cuối. Theo nghiên cứu có khoảng 2% trẻ sinh ra nhiễm thủy đậu trong giai đoạn bào thai. Nếu trước sinh 2 tuần mà mẹ mắc thì khoảng 50% số trẻ có biểu hiện bệnh. Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh do lây từ người lớn, người lành mang trùng.

Bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị bệnh cha mẹ cần đưa đi khám để được tư vấn cách chăm sóc, tăng cường vệ sinh răng miệng da, tránh các biến chứng. Chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Tốt nhất là cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan. Cha mẹ khi chăm sóc trẻ cũng cần chú ý để tránh không bị lây bệnh. Những đồ dùng như quần áo, khăn mặt của người bệnh cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng, hay là ủi.

Với các nốt thủy đậu khi vỡ thì nên chấm các thuốc sát trùng như xanh methylen, làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng khô nhanh. Nốt nào chưa vỡ thì không nên bôi vì không có tác dụng gì. Bên cạnh đó, nên tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh. Tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.

Với trẻ nhỏ nên mang bao tay xoa bột talc hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để đỡ ngứa. Đồng thời chú ý giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc miệng bằng nước sát trùng. Ban bị phỏng có thể mọc trong miệng vỡ ra, gây bội nhiễm làm trẻ không ăn được. Khi đó nên tư vấn bác sĩ để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ chống lại bệnh tật.

Để phòng bệnh cho trẻ bằng tăng cường vấn đề vệ sinh, ăn uống, đường hô hấp, da. Quan trọng là cần đưa trẻ đi tiêm phòng khi được 12 tháng tuổi. Trẻ đã bị thủy đậu thì không cần tiêm phòng nữa.

Bài viết Cảnh giác bệnh thủy đậu trẻ em vào mùa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/canh-giac-benh-thuy-dau-tre-em-vao-mua-3665/feed/ 0
Tìm hiểu sâu hơn về dịch bệnh sốt xuất huyết Ebola https://benh.vn/tim-hieu-sau-hon-ve-dich-benh-sot-xuat-huyet-ebola-5680/ https://benh.vn/tim-hieu-sau-hon-ve-dich-benh-sot-xuat-huyet-ebola-5680/#respond Sun, 28 Aug 2022 05:31:39 +0000 http://benh2.vn/tim-hieu-sau-hon-ve-dich-benh-sot-xuat-huyet-ebola-5680/ Ở thời điểm hiện tại, có lẽ không một loại virus nào gây ra nỗi kinh hoàng cho con người như Ebola - loại virus đang làm bùng lên đại dịch chết người tại Tây Phi. Vậy thực chất dịch sốt xuất huyết Ebola khởi nguồn từ đâu, nó gây nguy hiểm đến tính mạng như thế nào, và làm cách nào để phòng ngừa? Benh.vn xin gửi đến các bạn một số thông tin tổng hợp từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC USA).

Bài viết Tìm hiểu sâu hơn về dịch bệnh sốt xuất huyết Ebola đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ở thời điểm hiện tại, có lẽ không một loại virus nào gây ra nỗi kinh hoàng cho con người như Ebola – loại virus đang làm bùng lên đại dịch chết người tại Tây Phi. Vậy thực chất dịch sốt xuất huyết Ebola khởi nguồn từ đâu, nó gây nguy hiểm đến tính mạng như thế nào, và làm cách nào để phòng ngừa? Benh.vn xin gửi đến các bạn một số thông tin tổng hợp từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC USA).

Dịch sốt xuất huyết Ebola nguy hiểm như thế nào?

Dịch Ebola được biết đến đầu tiên vào năm 1976, khi nó bắt đầu bùng nổ tại Sundang và Cộng hòa Dân chủ Congo. Căn bệnh được đặt tên theo con sông Ebola chảy gần một ngôi làng ở Congo, nơi một trong những trường hợp đầu tiên phát bệnh.

Loại virus Ebola đang hoành hành hiện nay là loại gây nguy cơ chết người cao nhất trong 5 chủng virus Ebola được biết đến. Nó được gọi là Ebola Zaire, cứ 10 người nhiễm virus này thì 9 người sẽ tử vong. Nhưng tỷ lệ tử vong cao còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất và thiết bị y tế cho người bệnh. Tỷ lệ này có thể sẽ thấp hơn khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện hiện đại với đầy đủ các thiết bị chuyên sâu.

sot_ebola

Sốt xuất huyết Ebola 10 người mắc thì 9 người sẽ tử vong.

Ngày 28 tháng 7, CDC cho biết tỷ lệ tử vong tại Tây Phi đã giảm xuống còn 6 trên 10, thay vì 9 trên 10 như trước đó. Như vậy, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả đáng kể cho người bệnh.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết Ebola

Đầu tiên, người bệnh có triệu chứng giống như bị cảm cúm nặng: sốt cao, đau cơ, đau đầu, viêm họng và mệt mỏi. Sau đó bệnh nhanh chóng chuyển biến gây nôn tháo và tiêu chảy, chảy máu trong và chảy máu ngoài (đây chính là thời điểm lây lan virus). Thận và gan bắt đầu bị rối loạn. Virus Ebola Zaire gây tử vong trong thời gian ngắn, chỉ 7 đến 14 ngày sau khi phát bệnh.

Một người bình thường có thể ủ bệnh trong vòng 3 tuần lễ mà không hề có biểu hiện gì của bệnh. Thậm chí ngay cả những người đã qua cơn nguy kịch và được cứu sống vẫn chứa trong người loại virus Ebola trong vòng nhiều tuần sau đó.

Virus Ebola lây lan như thế nào?

Ebola không dễ lây lan giống những loại virus thông thường như cảm lạnh, cúm hay sởi. Nó lây lan khi tiếp xúc trực tiếp qua da, các chất nhầy cơ thể từ động vật nhiễm bệnh (như dơi, khỉ). Sau đó bệnh lây từ người qua người cũng qua các tiếp xúc tương tự.

ebola

Ebola lây lan khi tiếp xúc trực tiếp qua da, các chất nhầy cơ thể từ động vật nhiễm bệnh.

Chính phủ Guinea đã cấm món súp dơi, một trong những món ăn nổi tiếng ở nước này, do những lo lắng về nguy cơ truyền nhiễm bệnh. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc này có thể không giúp ích gì nhiều, bởi virus đã hiện diện và lây lan từ người qua người. Vấn đề cốt lõi chính là việc hạn chế tối đa việc phát tán dịch dầy cơ thể.

Liệu có loại thuốc hoặc vắc xin nào phòng tránh loại virus này không?

Mặc dù các nhà khoa học đang tích cực tìm kiếm, hiện vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào cho căn bệnh Ebola. Cách điều trị duy nhất hiện thời vẫn là các phương pháp hỗ trợ như truyền nước, uống thuốc giảm huyết áp, thở máy và truyền máu.

Các trường hợp may mắn sống sót sau khi nhiễm virus phụ thuộc vào độ tuổi, loại gien, sức đề kháng cơ thể cũng như điều kiện chăm sóc y tế.

Liệu có cách nào để ngăn chặn dịch bệnh?

Các bước đơn giản nhất chính là kiểm soát lây nhiễm chéo, như dùng các phương pháp bảo hộ, găng tay, kính bảo hộ để tránh lây lan virus Ebola. Tất cả các dịch nhầy, chất tiết ra từ cơ thể người bệnh cần được xử lý riêng. Thậm chí dịch nhầy cơ thể của ngay cả với những người tiếp xúc với người bệnh cũng phải được xử lý nghiêm ngặt như người bệnh.

Kết luận

Virus Ebola không dễ lây lan và thường chỉ xuất hiện ở những người hợp bắt buộc phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như nhân viên y tế, người thân trong gia đình.

Tuy nhiên, vì mức độ nguy hiểm khôn lường của nó: khả năng gây tử vong cao, ủ bệnh ngầm trong khi phát bệnh và gây tử vong trong thời gian rất ngắn mà không hề có thuốc đặc trị; phụ huynh cần phải có ý thức tìm hiểu về bệnh và có những biện pháp kịp thời phòng bệnh bảo vệ con em và gia đình mình.

Bài viết Tìm hiểu sâu hơn về dịch bệnh sốt xuất huyết Ebola đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tim-hieu-sau-hon-ve-dich-benh-sot-xuat-huyet-ebola-5680/feed/ 0
Cập nhật tình hình mới nhất về dịch bệnh nCoV https://benh.vn/cap-nhat-tinh-hinh-moi-nhat-ve-dich-benh-ncov-72769/ https://benh.vn/cap-nhat-tinh-hinh-moi-nhat-ve-dich-benh-ncov-72769/#respond Mon, 17 Feb 2020 14:58:04 +0000 https://benh.vn/?p=72769 Liên tục những con số về số bệnh nhân mắc, số người cách ly, số ca tử vong do dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp nCoV được cập nhật nóng hổi từ nguồn tin của Bộ Y tế

Bài viết Cập nhật tình hình mới nhất về dịch bệnh nCoV đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Liên tục những con số về số bệnh nhân mắc, số người cách ly, số ca tử vong do dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp nCoV được cập nhật nóng hổi từ nguồn tin của Bộ Y tế

Chi tiết về 16 ca nhiễm bệnh tại Việt Nam tới thời điểm 17/2/2020

Số trường hợp tử vong: 0

Số trường hợp mắc: 16 bao gồm

  • 02 cha con người Trung Quốc (02 người đã khỏi và xuất viện);
  • 06 người Việt Nam từ Vũ Hán, Trung Quốc trở về (04 người đã khỏi và xuất viện);
  • 06 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19 (01 người đã khỏi và xuất viện);
  • 01 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó  quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc;
  • 01 bệnh nhi 3 tháng tuổi tại Vĩnh Phúc, cháu ngoại của bệnh nhân P. T. B đã được xác định dương tính với COVID-19 ngày 9/2/2020

Số trường hợp điều trị khỏi: 07

Số xét nghiệm âm tính:   1.111

Số trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 (có dấu hiệu sốt, ho, đến từ vùng dịch) 61 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chế để không lây nhiễm ra cộng đồng

Ngoài ra, có 602 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho, nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi ngờ bị nhiễm COVID-19.

Có thể thấy rằng sự vất vả của những người ngày đêm chống dịch đã có kết quả. Quãng đường mới chỉ khởi đầu, nhưng đã tốt đẹp

Chúng ta hãy cùng chia sẻ. Hãy làm theo khuyến cáo của các chuyện gia, rửa tay và đeo khẩu trang đúng cách. Đừng để ngành y đơn độc trong cuộc chiến này.

Bài viết Cập nhật tình hình mới nhất về dịch bệnh nCoV đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cap-nhat-tinh-hinh-moi-nhat-ve-dich-benh-ncov-72769/feed/ 0
Các giai đoạn của bệnh zona và cách điều trị https://benh.vn/cac-giai-doan-cua-benh-zona-va-cach-dieu-tri-1891/ https://benh.vn/cac-giai-doan-cua-benh-zona-va-cach-dieu-tri-1891/#respond Sun, 04 Mar 2018 04:03:39 +0000 http://benh2.vn/cac-giai-doan-cua-benh-zona-va-cach-dieu-tri-1891/ Các giai đoạn của bệnh zona biểu hiện và cách điều trị

Bài viết Các giai đoạn của bệnh zona và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Các giai đoạn của bệnh zona biểu hiện và cách điều trị

Các giai đoạn của bệnh zona và cách điều trị

Bệnh zona có ba giai đoạn:

Giai đoạn đầu của bệnh zona được gọi là Giai đoạn Prodromal.

Đây là giai đoạn trước khi phát ban. Khi bệnh zona mới xuất hiện thông thường người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ran, đau, hoặc nóng ran ở một vùng cụ thể trên cơ thể.

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn phát triển:

Giai đoạn này trên một vùng cơ thể bắt đầu phát ban, mụn nước bắt đầu xuất hiện. Các vùng hay bị zona tấn công phổ biến nhất là các thân và mặt. Ban đầu, các chất lỏng bên trong có màu trong nhưng dần hình thành mủ và đục. Tại giai đoạn này của bệnh zona, cơn đau bắt đầu tăng dần và nó làm người bệnh có cảm giác đau nhức. Các vết thương cuối cùng sẽ đóng vẩy và các vùng phát ban có thể chữa lành trong khoảng 2-4 tuần … đôi khi lâu hơn.

Một trong những giai đoạn tiếp theo  của bệnh zona là đau dây thần kinh sau Herpetic .

Ở giai đoạn này, bệnh trở nên nghiêm trọng, đặc trưng là nhưng cơn đau cùng cực, nóng rát, đâm xuyên, dai dẳng.

Giai đoạn lây nhiễm nhất là giai đoạn phát triển của bệnh, đặc biệt là những người đang có một hệ thống miễn dịch suy yếu. Một khi các mụn nước bắt đầu bị phá vỡ, sự nhiễm trùng gia tăng và làm tăng khả năng lây nhiễm. Ngoài ra, bệnh zona có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt và có thể làm tổn thương vĩnh viễn.

Sau đây là một số phương pháp điều trị:

Đầu tiên, virus bệnh zona là do virus varicella-zoster herpes (còn gọi đơn giản là zoster). Virut này cùng loại virus gây ra thủy đậu (mà hầu hết mọi người đều mắc khi còn bé). Virus này không bao giờ hoàn toàn biến mất, nó chỉ ở trạng thái ngủ (không hoạt động) bên trong cơ thể của bạn.

Khi xảy ra bệnh zona, virus này sẽ hoạt động trở lại và nó có thể bùng phát thành nhưng mảng mụn nước gây ra đau đớn cực kỳ cho người bệnh. Tóm lại Bệnh zona là gì, về cơ bản là bệnh viêm dây thần kinh và vùng da xung quanh nó.

Hầu hết các trường hợp bệnh zona sẽ kéo dài khoảng 2-4 tuần. Mặc dù, nó có thể được điều trị nhưng vẫn có cơ hội quay trở lại.

Một số trường hợp bác sĩ sẽ kê toa cho thuốc cụ thể như:

Thuốc giảm đau:

Efferalgan codein (paracetamol + codein). Thuốc là loại thuốc sủi bọt, có tác dụng giảm đau mạnh. Các trường hợp bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc, hoặc bệnh nhân suy gan – thận không được dùng. Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau chống viêm không corticoid như aspirin. Lưu ý, uống sau ăn no. Chống chỉ định trong trường hợp loét dạ dày – tá tràng, dị ứng với thành phần của thuốc.

Corticoid (prednisolon):

Liều 1mg/kg/ngày x 3 ngày đầu, sau đó giảm dần (giảm 10mg mỗi 3 ngày) rồi cắt, thường uống trong vòng 15 ngày. Chống chỉ định trong trường hợp có mẫn cảm với thuốc. Thận trọng cho người bệnh loãng xương, loét dạ dày – tá tràng, tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, trẻ em đang lớn. Tác dụng không mong muốn: mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động, đục thể thủy tinh, glôcôm, phù, tăng huyết áp, loét dạ dày – tá tràng, loét thực quản, viêm tuỵ…

Thuốc kháng virut (acyclovir, famyclovir…):

Viên nén 200mg, 400mg, 800mg. Liều 800mg x 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ. Thời gian điều trị từ 5-7 ngày. Thuốc được dùng ngay khi mới mắc bệnh hoặc khi có mụn nước xuất hiện. Thuốc có tác dụng làm giảm cường độ và thời gian đau sau zona, càng điều trị sớm hiệu quả càng cao. Chống chỉ định trong trường hợp có mẫn cảm với thuốc. Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu. Thận trọng trong trường hợp có thai và cho con bú.

Thuốc bôi tại chỗ:

Trong thời gian mụn nước xuất hiện, vệ sinh sạch sẽ và dùng Acyclovir (tên thương mại thường thấy là Zovirax) để bôi. Thuốc này có thể giúp bệnh nhân giảm ngứa

 Trường hợp đau sau khi Zona đã bị đẩy lùi

Amitriptyline: viên nén 25mg, liều từ 25-75mg/ngày chia 2 lần. Lúc đầu dùng liều thấp sau tăng dần. Thuốc có tác dụng tốt trong trường hợp đau rát bỏng, đau như xé. Tác dụng phụ: hạ huyết áp tư thế, ngủ gà, lú lẫn, khô miệng, run, táo bón, bí đái, tăng cân. Chống chỉ định: glôcôm góc đóng, u tuyến tiền liệt, loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, động kinh, có thai.

Trong trường hợp đau từng cơn, đau như dao đâm, đau nhói hoặc co cơ hay máy cơ… có thể dùng các thuốc sau với liều thấp sau đó tăng dần tới liều tác dụng.

Carbamazepin (tegretol): viên nén 200mg, liều lượng từ 400 – 1200mg/ngày. Tác dụng không mong muốn: chóng mặt, buồn nôn lúc bắt đầu điều trị (hạn chế bằng cách tăng liều dần); hội chứng tiền đình tiểu não hoặc lú lẫn do quá liều; giảm nhẹ bạch cầu trung tính; rối loạn dẫn truyền tim; phản ứng đặc ứng (nhiễm độc da, viêm gan, thiểu sản tuỷ xương). Chống chỉ định: Block nhĩ – thất (nhịp tim chậm).

Clonazepam (rivotril): viên nén 2mg, liều từ 1 – 4mg/ngày. Tác dụng không mong muốn: ngủ gà, giảm trí nhớ (người già). Chống chỉ định trong trường hợp mẫn cảm với thuốc.

Gabapentin (neurontin): viên nén 300mg, liều từ 900mg-2.000mg/ngày. Tác dụng không mong muốn: ngủ gà, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi loạng choạng, run. Chống chỉ định trong trường hợp có thai hoặc cho con bú, dị ứng với các thành phần của thuốc.

Bệnh nhân có thể dùng một số thuốc bôi tại chỗ: voltarel gel, aspirin gel… trong vòng 4 tuần. Ngoài ra, bệnh nhân cần được dùng thêm một số loại vitamin nhóm B, C, E… và có thể châm cứu phối hợp

Bài viết Các giai đoạn của bệnh zona và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-giai-doan-cua-benh-zona-va-cach-dieu-tri-1891/feed/ 0
Các bệnh do virus trên người nhiễm HIV/AIDS https://benh.vn/cac-benh-do-virus-tren-nguoi-nhiem-hiv-aids-3526/ https://benh.vn/cac-benh-do-virus-tren-nguoi-nhiem-hiv-aids-3526/#respond Thu, 14 Sep 2017 02:37:58 +0000 http://benh2.vn/cac-benh-do-virus-tren-nguoi-nhiem-hiv-aids-3526/ Các bệnh do virus trên người nhiễm HIV/AIDS

Bài viết Các bệnh do virus trên người nhiễm HIV/AIDS đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

1. Herpes simplex

Đám phỏng điển hình, thường ở bộ phận sinh dục, mặt. Có thể có biểu hiện toàn thân (viêm não do HSV)

Lâm sàng điển hình Acyclovir 200mg x 5 lần/ngày (hoặc 400mg x 3 lần/ngày) x 7 ngày

Bôi tại chỗ tím gentian hoặc chlorhexidine

2. Herpes zoster

Tổn thương nốt phỏng thành từng đám, đau, phân bố dọc theo dây thần kinh bì.

Có thể ở mắt

Lâm sàng điển hình Acyclovir 800 mg x 5 lần/ngày x 7 ngày

Bôi tại chỗ tím gentian hoặc chlorhexidine

Zona mắt: nhỏ thuốc mỡ acyclovir

3. Cytomegalovirus (CMV)

– Viêm võng mạc: nhìn mờ, có những đám đen hoặc chấm đen di động, những điểm tối trước mắt; sợ ánh sáng; tiến triển tới bong võng mạc và mù hoàn toàn nếu không điều trị. Có thể ở 1 bên mắt, hoặc lan sang mắt còn lại..

Các tổn thương võng mạc không thể phục hồi được.

– Viêm đại tràng.

– Viêm thực quản

– Viêm dạ dày

– Viêm não

– Viêm đa rễ thần kinh

– Tổn thương da.

Viêm võng mạc: chẩn đoán trên lâm sàng bằng soi đáy mắt.

Tổn thương đáy mắt: các đám hoại tử ở võng mạc (màu trắng) có hoặc không kèm theo xuất huyết võng mạc, đơn độc hoặc nhiều đám lan toả.

Để chẩn đoán các bệnh lý khác do CMV, nếu được có thể lấy bệnh phẩm sinh thiết não, dịch não tuỷ, tổn thương da, máu làm xét nghiệm nuôi cấy tế bào hoặc chẩn đoán PCR.

Điều trị

− Giai đoạn cấp:

+ Tiêm nội nhãn ganciclovir 2 mg trong 0,05-0,1 ml/ tuần 2lần trong 3 tuần, sau đó duy trì tuần 1 lần. Cần thực hiện phối hợp với bác sỹ nhãn khoa.

+ Ganciclovir truyền tĩnh mạch 7,5 -10 mg/kg/ngày chia 2 lần trong 21 ngày liên tiếp hoặc lâu hơn nếu không đáp ứng

Có thể sử dụng các thuốc dưới đây nếu có:

+ Foscarnet: liều 60 mg/kg/8giờ, nếu hiệu quả dùng liều 60-120mg/kg/ngày,

+ Valganciclovir 900mg uống 2 lần/ngày x 21 ngày; hoặc

+ Valganciclovir nội nhãn 6 tháng một lần + ganciclovir TM hoặc valganciclovir uống như trên

− Cấy ganciclovir nội nhãn 6 tháng một lần

Điều trị duy trì: Ganciclovir 5/kg/ngày hàng ngày, hoặc 6mg/kg/ngày điều trị 5 ngày/tuần; hoặc Valganciclovir uống 900mg/ngày,hoặc Foscarnet 90-120mg/kg tĩnh mạch mỗi ngày; hoặc Cấy ganciclovir 6-9 tháng/lần + ganciclovir 1-1,5g uống 3 lần/ngày

Xem xét ngừng điều trị khi CD4>100 TB/mm3

Các bệnh lý khác do CMV: điều trị tương tự bằng các thuốc như trên.

4. U mềm lây

Tổn thương cục có cuống, thường có ở mặt, bộ phận sinh dục, cổ, nách

Lâm sàng Khoét bỏ hoặc áp lạnh, chích tại trung tâm và bôi phenol

Đáp ứng khi điều trị ARV

5. Sùi mào gà sinh dục (do HPV)

Biểu hiện: Các u nhú giống súp lơ, màu hồng tươi, mềm, có chân hoặc có cuống, không đau, dễ chảy máu.

– Nam: sùi ở rãnh qui đầu, bao da và thân dương vật, có khi ở miệng sáo.

– Nữ: sùi ở âm vật, môi nhỏ, quanh lỗ niệu đạo, tầng sinh môn.

– Nhiễm HPV sinh dục có thể làm tăng nguy cơ ung thư bộ phận sinh dục.

Chủ yếu dựa vào lâm sàng;

– Hội chẩn với chuyên khoa Da liễu. Điều trị tại chỗ theo chỉ định của chuyên khoa bằng podophyllin, axít trichloroacetic, đốt lạnh bằng ni tơ lỏng, laser cácbonníc hoặc đốt điện.

– Đáp ứng với điều trị bằng ARV

Benh.vn

Bài viết Các bệnh do virus trên người nhiễm HIV/AIDS đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-do-virus-tren-nguoi-nhiem-hiv-aids-3526/feed/ 0
Một cô gái Mỹ tử vong do nhiễm virus ‘amip ăn não’ https://benh.vn/mot-co-gai-my-tu-vong-do-nhiem-virus-amip-an-nao-7330/ https://benh.vn/mot-co-gai-my-tu-vong-do-nhiem-virus-amip-an-nao-7330/#respond Fri, 11 Aug 2017 06:19:05 +0000 http://benh2.vn/mot-co-gai-my-tu-vong-do-nhiem-virus-amip-an-nao-7330/ Bệnh nhiễm virus "amip ăn não" là căn bệnh cực kỳ hiếm gặp trên thế giới gây tử vong nhanh chóng. Mới đây, một cô gái 21 tuổi sống tại bang California, Mỹ, đã tử vong do nhiễm virus "amip ăn não" Naegleria…Trước đó, bệnh nhân đã đi bơi tại khu vực bơi công cộng tại California…

Bài viết Một cô gái Mỹ tử vong do nhiễm virus ‘amip ăn não’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh nhiễm virus “amip ăn não” là căn bệnh cực kỳ hiếm gặp trên thế giới gây tử vong nhanh chóng. Mới đây, một cô gái 21 tuổi sống tại bang California, Mỹ, đã tử vong do nhiễm virus “amip ăn não” Naegleria…Trước đó, bệnh nhân đã đi bơi tại khu vực bơi công cộng tại California…

Cô gái tử vong sau khi đi bơi về

Nhiễm “amip ăn não”

Theo Reno Gazette, nạn nhân được cho là đã nhiễm amip sau khi đi bơi tại thành phố Nevada, bang California, nơi có nhiều sỏi và nước ấm, môi trường sống lý tưởng của loại vi khuẩn gây bệnh này.

Người nhà cho biết vài ngày trước khi chết bệnh nhân đột nhiên đau đầu và nôn mửa kéo dài. Không lâu sau cô đột quỵ và qua đời.

Xét nghiệm tử thi, các bác sĩ cho biết amip xâm nhập từ mũi nạn nhân, sau đó di chuyển đến hộp sọ và bắt đầu phá hủy các mô não gây viêm màng não. Căn bệnh này cực kỳ đáng sợ nhưng không lây nhiễm từ người này sang người khác. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh cực kỳ thấp, song tỷ lệ tử vong gần như 100%, bác sĩ Richard Johnson thuộc Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng Inyo cho biết.

“Bước tiếp theo chúng tôi sẽ kiểm tra những nơi khả thi để tìm những yếu tố gây hại có thể tồn tại ở khu vực bơi lội và nguồn cung cấp nước sinh hoạt”, qua đó ông chia sẻ với người dân “Tôi khuyên người dân nên thận trọng khi sử dụng các nguồn nước nóng chưa xử lý tại Sierras. Cách tốt nhất là luôn ngẩng đầu cao khỏi mặt nước khi bơi”.

Cảnh báo nguồn nước ô nhiễm có thể chứa amip

Tuy nhiên, chính quyền cho rằng bệnh nhân nhiễm trùng amip tại khu vực tư nhân, vì thế không thể cáo buộc rằng các khu vực bơi công cộng tại California không an toàn.

Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, từ 2005 đến 2014, đã có 35 trường hợp nhiễm trùng amip tại nước này được báo cáo. Trong số đó, 31 người mắc bệnh do nguồn nước ô nhiễm tại khu vui chơi giải trí, 3 người bệnh do vệ sinh mũi bằng nước ô nhiễm và một người bị bệnh khi chơi trò trượt máng nước ở sân sau nhà.

Tại Việt Nam, ngay sau ca tử vong đầu tiên tại bệnh viện nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, giới chức y tế Việt Nam đã xác nhận trường hợp tử vong thứ hai của một em nhỏ 6 tuổi. Nguồn nhiễm bệnh được cho là từ đất.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Một cô gái Mỹ tử vong do nhiễm virus ‘amip ăn não’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-co-gai-my-tu-vong-do-nhiem-virus-amip-an-nao-7330/feed/ 0
Chấn động: Virus Zika có thể làm teo tinh hoàn https://benh.vn/chan-dong-virus-zika-co-the-lam-teo-tinh-hoan-8770/ https://benh.vn/chan-dong-virus-zika-co-the-lam-teo-tinh-hoan-8770/#respond Sat, 13 May 2017 06:54:57 +0000 http://benh2.vn/chan-dong-virus-zika-co-the-lam-teo-tinh-hoan-8770/ Một nghiên cứu mới cho thấy, virus Zika có thể gây vô sinh ở nam giới. Các nhà khoa học tại Mỹ phát hiện ra rằng, chuột nhiễm Zika bị teo tinh hoàn, mức testosterone thấp và số lượng tinh trùng giảm.

Bài viết Chấn động: Virus Zika có thể làm teo tinh hoàn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một nghiên cứu mới cho thấy, virus Zika có thể gây vô sinh ở nam giới. Các nhà khoa học tại Mỹ phát hiện ra rằng, chuột nhiễm Zika bị teo tinh hoàn, mức testosterone thấp và số lượng tinh trùng giảm.

Mặc dù chưa có phát hiện ở người, nhưng các chuyên gia tin rằng, virus cũng có thể gây tác động tương tự với người nhiễm bệnh.

Virus Zika lây qua muỗi đốt đang gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người

Nghiên cứu tiến hành trên chuột

Tiến sĩ Michael Diamond, thuộc Đại học Washington, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “Trong khi nghiên cứu của chúng tôi là ở chuột, và chưa rõ liệu Zika có tác dụng tương tự ở nam giới, nhưng nam giới có thể phải đối mặt với mức testosterone thấp và số lượng tinh trùng giảm sau khi nhiễm Zika, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của họ”.

Đây là nghiên cứu đầu tiên về mối liên quan của Zika đến khả năng vô sinh nam. Trước đây, virus này được cho là chỉ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, vì khiến trẻ chào đời bị tật đầu nhỏ và tổn thương não. Nó cũng có thể dẫn đến hội chứng Guillain-Barre gây tê liệt và dẫn đến tử vong.

Có bao nhiêu nam giới nhiễm virus ?

Theo cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE), 244 người Anh đã bị nhiễm virus từ việc du lịch ở nước ngoài, nhưng cơ quan này không rõ có bao nhiêu nam giới nhiễm Zika. Theo các tác giả nghiên cứu, nam giới có thể không nhận ra họ bị vô sinh nhiều năm sau khi nhiễm.

“Đây là loại virus duy nhất tôi biết gây ra hậu quả nghiêm trọng như vô sinh”, đồng tác giả – Tiến sĩ Kelle Moley, giáo sư Đại học Washington nói.

Chuyên gia Anh cho biết, những phát hiện trên trùng hợp với các báo cáo về nam giới nhiễm Zika thường bị đau vùng chậu và nước tiểu có lẫn máu.

Trẻ bị teo não do nhiễm Zika

Loại virus này được cho là tồn tại trong tinh dịch của nam giới trong nhiều tháng và PHE hiện khuyến cáo, nam giới nên sử dụng bao cao su trong vòng 6 tháng kể từ khi trở về từ một khu vực có Zika để tránh truyền bệnh cho các đối tác.

Kết quả nghiên cứu

Trở lại nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, sau 3 tuần, tinh hoàn của chuột nhiễm Zika bị thu hẹp 1/10 kích thước bình thường và cấu trúc của nó bị phá hủy hoàn toàn. Mức độ hormone giới tính của chúng cũng giảm, khả năng sinh sản thấp.

Trong vòng 6 tuần nhiễm virus, số lượng tinh trùng giảm xuống 10 lần, mức testosterone cũng trong tình trạng tương tự.

Khi cho chuột cái giao phối với những con đực bị nhiễm bệnh, thì khả năng mang thai giảm hơn hẳn so với việc giao phối với con đực không nhiễm bệnh.

Trước đó, vào tháng 8, các nhà khoa học Mỹ cho biết, Zika có khả năng gây ra các vấn đề về trí nhớ tương tự như bệnh Alzheimer.

Benh.vn (Theo telegraph.co)

Bài viết Chấn động: Virus Zika có thể làm teo tinh hoàn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-dong-virus-zika-co-the-lam-teo-tinh-hoan-8770/feed/ 0
Việt Nam đã có 36 người nhiễm virus Zika https://benh.vn/viet-nam-da-co-36-nguoi-nhiem-virus-zika-8791/ https://benh.vn/viet-nam-da-co-36-nguoi-nhiem-virus-zika-8791/#respond Thu, 11 May 2017 06:55:21 +0000 http://benh2.vn/viet-nam-da-co-36-nguoi-nhiem-virus-zika-8791/ Chỉ trong một thời gian ngắn, số bệnh nhân nhiễm virus Zika tại Việt Nam đã tăng lên 36 người, đáng nói là đa phần bệnh nhân tập trung ở Nam bộ (29 người). Vì vậy, công tác phòng bệnh lây lan là cực kỳ cấp bách.

Bài viết Việt Nam đã có 36 người nhiễm virus Zika đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chỉ trong một thời gian ngắn, số bệnh nhân nhiễm virus Zika tại Việt Nam đã tăng lên 36 người, đáng nói là đa phần bệnh nhân tập trung ở Nam bộ (29 người). Vì vậy, công tác phòng bệnh lây lan là cực kỳ cấp bách.

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Theo thống kê trên thế giới, hiện đã có 73 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp nhiễm Zika, trong đó có 12 quốc gia ghi nhận trường hợp nhiễm từ người sang người như: Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha…

Tương tự, các nước khu vực Đông Nam Á, cũng ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika tại 7/10 quốc gia như Singapore (442 ca nhiễm), Thái Lan (trên 200 ca nhiễm), Philippines, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia; các trường hợp mắc chủ yếu mang tính đơn lẻ không bùng phát thành dịch lớn.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết tính đến ngày 5/11 đã ghi nhận 36 trường hợp dương tính với vi rút Zika.Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh có 29 trường hợp nhiễm, Đắk Lắk ghi nhận 2 trường hợp, Bình Dương:2, Khánh Hòa: 1), Phú Yên: 1 và Long An: 1. Trong quá trình giám sát, các bệnh nhân nhiễm Zika hầu hết đều có triệu chứng rất nhẹ nên không phải tất cả mọi trường hợp đều đến bệnh viện khám.

Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể tiếp tục ghi nhận thêm trường hợp mắc mới và có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống.Do đó, Bộ Y tế đã tăng cường công tác phòng chống dịch Zika, đặc biệt là đảm bảo sức khỏe của thai phụ, dự phòng và giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc chứng đầu nhỏ do vi rút Zika.

Để sàng lọc bệnh, phụ nữ có thai cần làm gì ?

PGS.TS. Trần Danh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: “Việt Nam có hệ thống chẩn đoán trước sinh yêu cầu phụ nữ nên siêu âm 3 lần trong thời gian mang thai: 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần. Nếu tuân theo hướng dẫn cơ bản này thì đảm bảo phụ nữ có thai sẽ được bác sĩ theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm các trường hợp đầu nhỏ.

Đối với các ca mới sinh, việc đo kích thước xác định mắc đầu nhỏ rất đơn giản như quan sát hình thái của đầu, biến dạng xương sọ, chụp cộng hưởng từ để biết cấu trúc não,… Do đó, ngoài việc tự bảo vệ sức khỏe mình bằng các biện pháp phòng tránh muỗi đốt, phụ nữ có thai đi khám trước 28 tuần để phát hiện sớm các trường hợp dị tật thai nhi là quyền lợi của mỗi người.”

Tại sao phụ nữ Việt Nam thường bỏ qua việc sàng lọc

PGS.TS. Trần Danh Cường cũng chia sẻ: “Việc khám thai phát hiện bệnh không khó, nhưng thử thách để các bác sĩ phát hiện sớm các ca đầu nhỏ là do tâm lý của chị em phụ nữ chưa ý thức được tầm quan trọng của thời điểm, chỉ khi nào tiện mới đi khám, không tuân theo lịch hẹn, hoặc không xác định đúng tuần tuổi của thai nhi trước khi đi khám”.

Qua đó khuyến cáo phụ nữ mang thai nên đặt lịch hẹn với cơ sở y tế gần nhất để biết cụ thể việc theo dõi thai nhi và phòng chống mọi nguy cơ. Tuy nhiên, tỷ lệ các mẹ nhiễm Zika sinh con đầu nhỏ chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 1-10%.”.

Được biết, dịch Zika đang có dấu hiệu lan rộng tại châu Á và nhiều khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp nhiễm vi rút Zika do sự phân bố rộng của véc tơ truyền bệnh trong khu vực, gia tăng giao lưu, du lịch đến và đi từ các quốc gia có dịch và miễn dịch quần thể thấp.

Benh.vn (theo kenh 14.vn)

Bài viết Việt Nam đã có 36 người nhiễm virus Zika đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viet-nam-da-co-36-nguoi-nhiem-virus-zika-8791/feed/ 0
Điều mẹ có thể chưa biết về vi rút Rota https://benh.vn/dieu-me-co-the-chua-biet-ve-vi-rut-rota-9426/ https://benh.vn/dieu-me-co-the-chua-biet-ve-vi-rut-rota-9426/#respond Tue, 04 Apr 2017 07:07:27 +0000 http://benh2.vn/dieu-me-co-the-chua-biet-ve-vi-rut-rota-9426/ Tiêu chảy cấp do vi rút Rota là một bệnh phổ biến và có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Tại Việt Nam số lượng trẻ nhiễm virus phải nhập viện là không nhỏ, thế nhưng có nhiều phụ huynh vẫn không có kiến thức về loại virus này.

Bài viết Điều mẹ có thể chưa biết về vi rút Rota đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tiêu chảy cấp do vi rút Rota là một bệnh phổ biến và có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Tại Việt Nam số lượng trẻ nhiễm virus phải nhập viện là không nhỏ, thế nhưng có nhiều phụ huynh vẫn không có kiến thức về loại virus này.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có hơn 500.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong và có gần 2 triệu người mang bệnh nặng do nhiễm vi rút Rota.

Tại Việt Nam, số trẻ nhập viện do vi rút Rota mỗi năm ước tính lên đến 122.000 – 144.000 trẻ, chiếm hơn 50% trên tổng số trường hợp tiêu chảy.

Vệ sinh sạch sẽ không loại bỏ được vi rút Rota

Vi rút Rota là nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Tại hội thảo “Dữ liệu thực tế 10 năm về vắc xin ngũ giá ngừa vi rút Rota” do Tập đoàn MSD tổ chức, đánh giá về mức độ nguy hiểm của vi rút này, PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn – Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: “Bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota hiện chưa có thuốc đặc trị và rất dễ lây lan từ người sang người chủ yếu qua đường phân – miệng.

Điều đáng lo ngại là vi rút này có khả năng đề kháng với các chất tẩy rửa thông thường như cồn, nước javel…, và tồn tại rất lâu trong môi trường. Do đó, việc cải thiện chất lượng nguồn nước và điều kiện vệ sinh đơn thuần chưa thể kiểm soát được dịch bệnh”.

PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn phân tích những số liệu cho thấy trẻ dễ bị nhiễm vi rút Rota ở giai đoạn từ 6-24 tháng

Xử lý khi con bị nhiễm vi rút Rota

Nhiều cha mẹ vẫn thường nhầm lẫn tiêu chảy do vi rút Rota với tiêu chảy thông thường. Thực tế, chúng có những dấu hiệu bệnh khác nhau. Việc phân biệt rõ các triệu chứng sẽ giúp cha mẹ có những biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả nhất cho con yêu.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, nếu trẻ tiêu chảy kèm nôn ói dữ dội, tần suất đi phân lỏng, toàn nước và nôn có thể lên đến hơn 20 lần một ngày thì khả năng cao trẻ bị nhiễm bệnh do vi rút Rota. Khi thấy những dấu hiện trên, cha mẹ cần cho trẻ nhập viện truyền dịch để tránh mất nước và các chất điện giải. Thông thường, bệnh sẽ kéo dài từ 5 – 7 ngày, tự khỏi nhưng nguy cơ tái phát lại rất cao.

PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn cũng nhấn mạnh cha mẹ không nên tự chữa trị cho con bằng kháng sinh hay các phương pháp dân gian như sử dụng một số thực phẩm có vị chát cầm tiêu chảy như lá ổi non, lá hồng xiêm… Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trong các thực phẩm này có chứa chất tanin làm săn niêm mạc ruột giúp giảm tiêu chảy tức thời. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm chỉ là giả tạo và bệnh của bé càng trầm trọng hơn.

Vắc xin là biện pháp phòng ngừa vi rút Rota hiệu quả nhất

Tại buổi hội thảo, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn đã nhận định: “Cách phòng bệnh do vi rút Rota hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng vắc xin”. Chia sẻ về lợi ích của vắc xin ngũ giá ngừa vi rút Rota, Bác sĩ Michelle Goveia – Giám đốc Y khoa MSD Vắc xin toàn cầu cho biết Vắc xin ngũ giá có chứa đến 5 chủng vi rút Rota gây bệnh phổ biến, trong đó bao gồm các chủng G1, G2, G3, G4 và P1A[8]. Kể từ khi trẻ được chủng ngừa, nghiên cứu cho thấy vắc xin này có khả năng bảo vệ thường trực trong suốt 7 năm.

Bác sĩ Michelle Goveia chia sẻ hiệu quả 10 năm sử dụng vắc xin ngừa vi rút Rota trên thế giới

Để bảo vệ con toàn diện khỏi nguy cơ nhiễm bệnh do vi rút Rota, cha mẹ cần cho con uống vắc xin đúng lịch để cho hiệu quả phòng bệnh cao. Theo đó, vắc xin ngũ giá ngừa vi rút Rota được khuyến cáo sử dụng liều uống đầu tiên cho trẻ từ 7,5 – 12 tuần tuổi, những liều tiếp theo được sử dụng cách nhau tối thiểu 4 tuần. Liều thứ ba cần được hoàn thành trước khi trẻ được 32 tuần tuổi.

Trẻ nên uống vắc xin ngũ giá ngừa vi rút Rota liều đầu tiên trước 12 tuần tuổi. (Ảnh minh họa)

Hiện nay vắc xin ngừa vi rút Rota đã có trong chương trình chủng ngừa dịch vụ tại các bệnh viện Sản-Nhi và các Trung tâm Y tế Dự phòng trên toàn quốc.

Benh.vn (Nguồn Trí thức trẻ)

Bài viết Điều mẹ có thể chưa biết về vi rút Rota đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-me-co-the-chua-biet-ve-vi-rut-rota-9426/feed/ 0
Có thể tiêu diệt vi rút gây bệnh SARS và MERS https://benh.vn/co-the-tieu-diet-vi-rut-gay-benh-sars-va-mers-5349/ https://benh.vn/co-the-tieu-diet-vi-rut-gay-benh-sars-va-mers-5349/#respond Sun, 02 Apr 2017 05:22:09 +0000 http://benh2.vn/co-the-tieu-diet-vi-rut-gay-benh-sars-va-mers-5349/ Hiện nay chưa có thuốc tiêu diệt  virus  gây bệnh SARS và MERS. Một  nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết đã tìm ra một hợp chất có thể chống lại vi rút corona, loại vi rút gây hội chứng hô hấp cấp tính (SARS) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) mà hiện chưa có thuốc chữa.

Bài viết Có thể tiêu diệt vi rút gây bệnh SARS và MERS đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện nay chưa có thuốc tiêu diệt  virus  gây bệnh SARS và MERS. Một  nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết đã tìm ra một hợp chất có thể chống lại vi rút corona, loại vi rút gây hội chứng hô hấp cấp tính (SARS) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) mà hiện chưa có thuốc chữa.

Hai loại vi rút giết chết hàng trăm người

Các vi rút corona gây bệnh ở đường hô hấp trên và dưới ở người. Chúng là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp cảm lạnh. Một chủng nguy hiểm hơn của vi rút này được cho là có nguồn gốc từ dơi, đã gây nên dịch SARS trên toàn cầu năm 2002, giết chết gần 800 người.

MERS là một chủng mới được phát hiện ở Ả rập Xê út năm 2012 và được cho là bắt nguồn từ lạc đà. Là chủng gây chết người hơn nhưng ít lây hơn, cho đến nay vi rút này đã giết chết 193 người trong số 636 trường hợp xác nhận là bị nhiễm.

Hợp chất có khả năng ức chế lây lan ở người

Nhưng mới đây một nhóm các nhà khoa học Thụy Điển và Thụy Sĩ đã tìm ra một hợp chất, được đặt tên là K22, tỏ ra ức chế khả năng vi rút lây lan ở người.

Đầu tiên họ nhận thấy là K22 có thể chống lại thể vi rút corona yếu có thể gây những triệu chứng giống cảm lạnh nhẹ, và sau đó phát hiện ra chất này có thể chống lại những chủng mạnh hơn, bao gồm SARS và MERS.

Trong bài báo trên tạp chí chuyên ngành “PLOS Pathogens”, các nhà khoa học giải thích rằng vi rút nhân lên trong tế bào niêm mạc hệ hô hấp.

Vi rút chiếm lấy màng ngăn cách các phần khác nhau của tế bào, định dạng lại chúng để tạo thành lớp vỏ bọc cho chính mình nhằm bắt đầu chu kỳ sinh sản mới.

Nhưng K22 phát huy tác dụng ngay ở giai đoạn sớm trong quá trình này, ngăn không cho vi rút chiếm quyền kiểm soát màng tế bào.

“Kết quả khẳng định rằng việc sử dụng màng của tế bào ký chủ là một bước thiết yếu trong vòng đời của vi rút,” các nhà nghiên cứu cho biết. Nghiên cứu cho thấy “quá trình này rất nhạy cảm và có thể bị tác động bởi các thuốc chống vi rút”.

Dấu hiệu cấp bách cho việc thử nghiệm và phát triển thành thuốc

Họ cho rằng đại dịch SARS gần đây và dịch MERS hiện nay đồng nghĩa với việc cần cấp bách đầu tư cho việc thử nghiệm K22 ở bên ngoài phòng thí nghiệm và phát triển thành thuốc.

Hồi đầu tháng này, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới nhóm họp tại Geneva đã xác nhận rằng MERS đang lây lan nhưng đã đạt tới cấp độ tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

Phần lớn các ca bệnh MERS và tử vong cho đến nay là ở Ả rập Xê út, nhưng vi rút đã nhập cảnh vào hơn mười nước khác trên thế giới. Tất cả những trường hợp này đều là người bị nhiễm bệnh ở Trung Đông.

Iran đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do MERS hôm thứ 5 tuần trước, và đã có 6 trường hợp mắc bệnh.

Bài viết Có thể tiêu diệt vi rút gây bệnh SARS và MERS đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-the-tieu-diet-vi-rut-gay-benh-sars-va-mers-5349/feed/ 0