Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 15 Feb 2019 08:30:45 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh giang mai https://benh.vn/benh-giang-mai-2222/ https://benh.vn/benh-giang-mai-2222/#respond Wed, 22 Aug 2018 20:09:54 +0000 http://benh2.vn/benh-giang-mai-2222/ Bệnh Giang mai là một trong số những bệnh đường tình dục (STD) đáng sợ. Bệnh do một loại xoắn trùng gây ra và có khả năng đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Bệnh lây nhiễm theo con đường quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con. […]

Bài viết Bệnh giang mai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh Giang mai là một trong số những bệnh đường tình dục (STD) đáng sợ. Bệnh do một loại xoắn trùng gây ra và có khả năng đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Bệnh lây nhiễm theo con đường quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con.

Hình ảnh dấu vết bệnh Giang mai trên da

Một hình ảnh trên da của bệnh nhân Giang mai (ảnh minh họa)

Một vài nét về xoắn khuẩn giang mai

Xoắn trùng có tên khoa học là Treponema Pallidum đ­ược Bác sỹ Schaudim và Hoffman tìm ra năm 1905.

– Hình lò xo, đều đặn.

– Di động.

– Sinh sản theo lối phân chia 33h/1 lần.

– Nhiệt độ thích hợp là 37 C.

Cách lây truyền bệnh Giang mai

– Lây qua da và niêm mạc.

– 90% qua đường tình dục.

– Ngoài ra cũng qua đường tiêm truyền, vật dụng bẩn có nhiễm khuẩn.

– Lây từ mẹ sang con.

Tiến triển của bệnh

  • Thời kỳ ủ bệnh.
  • Giang mai thời kỳ thứ nhất.
  • Giang mai thời kỳ thứ hai.
  • Giang mai thời kỳ thứ ba.
  • Giang mai bẩm sinh.

Các biểu hiện lâm sàng bệnh Giang mai

Giang mai thời kỳ thứ nhất

Tổn thương cơ bản là Săng (Chancre), sưng hạch bẹn.

Đặc điểm của Săng

  • Một vết trợt nông do mất một phần thượng bì.
  • Hình tròn hay bầu dục.
  • Bề mặt bằng phẳng.
  • Màu đỏ như thịt tươi.
  • Nền rắn mỏng như tờ bìa.
  • Không ngứa, không đau, không hoá mủ.
  • Kèm theo viêm hạch vùng lân cận.

Săng có thể nhầm với săng hạ cam, loét herpes sinh dục, sang chấn, hột xoài, bệnh Behcet, hội chứng Stevens-Johson… Săng xuất hiện ở vùng xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể, thường khu trú ở bộ phận sinh dục.

Chancre

Viêm hạch vùng lân cận.

  • Hạch rắn, to nhỏ không đều.
  • Có một hạch to hơn gọi là hạch chúa.
  • Hạch không đau, không hoá mủ.
  • Hạch di động dưới tay, không dính vào nhau.

Giang mai thời kỳ thứ hai

Tổn thương cơ bản: Đào ban, sưng hạch, sẩn, mảng niêm mạc

Đặc diểm của đào ban

  • Dát hình tròn hay bầu dục
  • Màu hồng, đỏ nhạt có khi hơi sẫm, ấn kính mất màu.
  • Không thâm nhiễm, không ngứa, không đau, không có vẩy.
  • Vị trí rải rác hay khu trú ở mạn sườn, lòng bàn tay bàn chân.
  • Tồn tại một thời gian rồi mất đi, đôi khi xuất hiện lại.

Cần phân biệt với: Ban dị ứng, vẩy phấn đỏ, ban do vi rút…..

Đặc điểm của sưng hạch

  • Sưng hạch lan toả ở cổ, nách, bẹn, dưới hàm sau tai, rãnh ròng rọc khuỷu….
  • To nhỏ không đều.
  • Rắn chắc, di động, không đau, không hoá mủ.

Đặc điểm của mảng niêm mạc

  • Vết trợt nông của niêm mạc.
  • Hình tròn hay bầu dục.
  • Không có bờ, không đau.
  • Bề mặt giả mạc trắng xanh xắm, xung quanh có quầng đỏ.
  • Một hoặc nhiều vết trợt liên kết nhau.
  • Vị trí gặp ở niêm mạc: môi, má, lưỡi, họng, amidan, mắt, mũi, sinh dục, hậu môn.
  • Cần phân biệt với áp tơ, herpes, pemphigus, lichen phẳng…..

Đặc điểm của sẩn

  • Màu hồng đỏ.
  • Sờ thâm nhiễm.
  • Xung quanh sẩn có viền vẩy mỏng ở chu vi (viền vẩy Biette).
  • Các hình thái của sẩn: Sẩn dạng trứng cá,sẩn mủ dạng thuỷ đậu, sẩn vẩy dạng vẩy nến, sẩn phì đại sinh dục.
  • Cần phân biệt với sẩn ngứa, trứng cá, vẩy nến, sùi mào gà, hội chứng Reiter.

Giang mai thời kỳ thứ ba

Tổn thương cơ bản: Củ và gôm

Đặc điểm của củ

  • Chắc, kích thước bằng đầu đinh gim hoặc hạt đỗ xanh.
  • Màu đỏ hoặc nâu đỏ, trên bề mặt có vẩy da hoặc vẩy tiết bám.
  • Lúc đầu tập trung thành từng đám rồi lan rộng ra.
  • Sắp xếp theo hình cung hoặc hình nhiều cung, vùng trung tâm thường loét khỏi để lại sẹo hoặc bình thường.
  • Phân biệt với phong củ, lupus lao, hồng ban hình nhẫn ly tâm, sarcoidose, k tế bào đáy.

Đặc điểm của gôm

  • Cục cứng dưới da với kích thước khác nhau.
  • Tiến triển với bốn giai đoạn: Cứng > to mềm (dính vào da và tổ chức xung quanh) > loét (từ trung tâm, bờ đều đáy phẳng) > hình thành sẹo (thường là sẹo teo).
  • Vị trí: Mặt, thân, chi, da đầu, niêm mạc, nội tạng.

Phân biệt với gôm nấm, gôm lao, u tuyến bã……

Giang mai bẩm sinh

1. Giang mai bẩm sinh sớm

Tổn thương cơ bản: Bọng nước, ban đỏ, vết nứt da.

Đặc điểm của bọng nước

  • Vị trí ở lòng bàn tay, bàn chân.
  • Nhăn nheo dễ vỡ để lại vết trợt.
  • Đặc điểm của ban đỏ:
  • Vị trí ở lòng bàn tay, bàn chân.
  • Màu đỏ hoặc hồng.

Đặc điểm của vết nứt da

  • Vị trí quanh mép, quanh môi.
  • Tua ra như chân ngỗng.
  • Có thể sâu để lại sẹo (đường Parrot).

Các biểu hện khác:

  • Sổ mũi.
  • Vàng da.
  • Thiếu máu.
  • Gan, Lách to.
  • Hạch sưng to lan toả.

2. Giang mai bẩm sinh muộn

Tổn thương cơ bản: củ, gôm và các dị hình.

Đặc điểm của củ và gôm

  • Củ và gôm sắp xếp thành hình vòng cung chỉ gặp giai đoạn tiến triển bệnh.

Đặc điểm của dị hình

Liệt hoặc điếc.

Viêm giác mạc kẽ giống như đau mắt đỏ.

Tràn dịch khớp, xương dài hình lưỗi kiếm.

Vòm khẩu cái cao nhọn có thể thủng, răng Hutchinson (răng cửa giữa trên: trục hai răng bắt chéo nhau, bờ trên to bờ dưới nhỏ tạo thành hình đinh vít, khuyết hình bán nguyệt ở dưới)

Xét nghiệm

Tìm xoắn trùng trực tiếp tại thương tổn: săng, sẩn, mảng niêm mạc, hạch.

  • Xoắn khuẩn có hình lò xo, vòng xoắn đều và mau có từ 6-15 vòng, chiều dài xoắn khuẩn 6-14 μm.
  • Chẩn đoán trực tiếp bằng kính hiển vi nền đen, nhuộm huỳnh quang và thấm bạc Fontana-Tribondeau.
  • Dùng kỹ thuật phân tử (PCR).
  • Phương pháp gián tiếp tìm xoắn khuẩn qua chẩn đoán huyết thanh
  • Phương pháp cổ điển: KN là lipit (cardiolipin) Và KT là kháng lipit gọi là Reagin.

Các loại phản ứng

  • Phản ứng kết hợp bộ thể BW.
  • Phản ứng lên bông: GM, Kahn, Citochol, RPR, VDRL.

Các phản ứng đặc hiệu

  • TPI (phản ứng bất động xoắn khuẩn).
  • Phản xoắn trùng huỳnh quang gián tiếp có FTA abs, FTA 200.
  • TPHA phản ứng ngưng kết hồng cầu có xoắn trùng GM.

Điều trị bệnh Giang mai

  1. Các thuốc cổ điển bao gồm: Arsenic, bismuth, thuỷ ngân. Hiện nay không dùng do tai biến và dài ngày.
  2. Sử dụng thuốc kháng sinh Penicillin trong điều trị Giang mai:

Lớp vỏ của xoắn khuẩn gồm 2 màng, màng ngoài bảo vệ XK khỏi tác dụng từ bên ngoài.

Bình thường lớp vỏ này rất bền vững, chỉ mở ra để thu nhận nguyên vật liệu trong quá trình phân chia dưới tác dụng của men lysozyme và men transpeptidase làm cho vỏ bền vững lại sau khi đã thu thập đủ nguyên vật liệu.

Nhưng men transpetidase khi có mặt của Penicillin lại gắn chặt với nhân ß lactamin của thuốc chính vì thế mà vỏ XK không trở lại bền vững được do vậy áp lực nội tại của XK tăng lên và chết.

Thuốc chỉ có tác dụng khi XK đang phân chia. Trong khi XK phân chia 33h/1 lần. Do vậy phải dùng Penicillin dài ngày mới diệt được XK.

Nồng độ ức chế tối thiểu là 0,03 đv/1ml, nhưng khi khuyếch tán vào tổ chức phải đảm bảo: O,07-0,2 đv/1ml huyết thanh.

Nồng độ Penicillin cao quá không có tác dụng diệt XK mà còn ức chế do vậy dùng Penicillin chậm tiêu là thích hợp hơn cả.

TS. Nguyễn Văn Th­ường – Bộ môn Da liễu Đại học Y Hà Nội

Bài viết Bệnh giang mai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-giang-mai-2222/feed/ 0