Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 18 Jul 2023 05:00:08 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Vai trò của vitamin C đối với trẻ nhỏ và cách bảo quản https://benh.vn/vai-tro-cua-vitamin-c-doi-voi-tre-nho-va-cach-bao-quan-2377/ https://benh.vn/vai-tro-cua-vitamin-c-doi-voi-tre-nho-va-cach-bao-quan-2377/#respond Tue, 18 Jul 2023 04:52:51 +0000 http://benh2.vn/vai-tro-cua-vitamin-c-doi-voi-tre-nho-va-cach-bao-quan-2377/ Vitamin C rất quan trọng với sự phát triển của bé. Vitamin C tham gia vào sự phát triển của mô, làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể con người khỏi chứng cảm lạnh thông thường; không những thế, đó còn là một chất chống oxy hoá quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh như ung thư, bệnh tim mạch và viêm khớp.

Bài viết Vai trò của vitamin C đối với trẻ nhỏ và cách bảo quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vitamin C rất quan trọng với sự phát triển của bé. Vitamin C tham gia vào sự phát triển của mô, làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể con người khỏi chứng cảm lạnh thông thường; không những thế, đó còn là một chất chống oxy hoá quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh như ung thư, bệnh tim mạch và viêm khớp.

Thiếu vitamin C có thể gây ra bệnh về máu với triệu chứng là đau nhức khớp xương, mệt mỏi, chảy máu chân răng hoặc viêm lợi và còi xương, chậm lớn ở bé.

Ngoài ra vitamin C còn giúp bé hấp thu hiệu quả hai nguyên tố vi lượng sắt và canxi từ thực phẩm. Đó là lý do tại sao ta nên cho bé tráng miệng một vài miếng hoa quả trong mỗi bữa ăn.

Lượng vitamin C cần có đối với cơ thể bé

Không giống như các loài động vật có vú khác, con người không thể tự tổng hợp vitamin C. Chúng ta phải thu nạp vitamin C từ thực phẩm hằng ngày, cơ thể không có khả năng dự trữ vitamin C nên sẽ hao hụt hao hụt đi rất nhanh.

Đối với bé dưới 1 tuổi, lượng vitamin C trong sữa mẹ hay sữa công thức đã đủ cung cấp cho nhu cầu cơ thể; nhưng khi thức ăn thô dần dần thay thế cho sữa, bé cần được ăn những loại thực phẩm chứa vitamin C trong bữa ăn hằng ngày. Một chế độ ăn điều độ và cân bằng là tất cả những gì bé cần để đạt được lượng vitamin C cần thiết.

vitamin-c-trai-cay

Một điểm quan trọng nữa cần phải ghi nhớ là mặc dù cơ thể người không thể dự trữ vitamin C nhưng bạn cũng không thể cùng lúc cho bé ăn quá nhiều thực phẩm chứa vitamin C. Thay vào đó, hãy chia nhỏ lượng thức ăn giàu vitamin C vào các bữa ăn hằng ngày.

Bổ sung vitamin C cho bé thường xuyên đúng hay sai?

Không một loại thực phẩm nào có thể vượt qua hoa quả và rau củ tươi về lượng vitamin C tự nhiên. Khi thức ăn thô dần dần thay thế vai trò của sữa, bố mẹ hãy thực hiện một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng với nhiều rau và hoa quả tươi, để giúp cơ thể bé được cung cấp đủ nhu cầu vitamin C mà không cần phải bổ sung vitamin C tổng hợp.

Các bác sĩ chuyên khoa nhi khuyến cáo chỉ nên bổ sung vitamin cho các bé sinh non, cho những bé đang bị bệnh hoặc những bé kén ăn, thường xuyên từ chối hoa quả và rau củ trong khi sữa mẹ hay sữa công thức không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Nguồn cung cấp vitamin C

Cơ thể bé có thể hấp thụ vitamin C trong hoa quả miếng tốt hơn trong nước ép hoa quả; ngoài ra khi ăn hoa quả miếng, bé còn được bổ sung thêm chất xơ, chống táo bón.

Lưu ý: Tất cả hoa quả và rau củ đều chứa vitamin C, một số loại chứa nhiều hơn những loại khác và các sản phẩm được ghi nhãn là “tăng cường bổ sung vitamin C” không thể thay thế hoa quả và rau tươi.

Đảm bảo hàm lượng vitamin C trong thực phẩm

Để bảo toàn được lượng vitamin C nhiều nhất có thể trong thực phẩm cho bé, hãy làm theo những hướng dẫn đơn giản dưới đây:

  • Chọn mua hoa quả và rau tươi cho bé. Nếu bạn có thể mua được rau quả trực tiếp từ những người nông dân trồng rau quả là lý tưởng nhất vì những loại rau quả tồn lại sau nhiều ngày bán đã mất một lượng lớn vitamin C. Còn nếu như không thể chắc chắn về độ tươi của rau quả, hãy dành ưu tiên cho các sản phẩm đông lạnh và đóng hộp. Tuy quá trình chế biến đóng hộp và đông lạnh có thể làm hao hụt đi phần nào lượng vitamin, nhưng lượng đó có khi vẫn còn nhiều hơn so với rau quả héo úa.
  • Chọn quả chín hoặc quả ương để chín tự nhiên rồi mới cho bé ăn. Hoa quả chín thường chứa nhiều vitamin C hơn quả còn xanh hoặc chưa chín hẳn.
  • Bảo quản rau quả ở nơi không có ánh sáng và nhiệt độ thấp (tủ lạnh) nhằm tránh hao hụt vitamin C.
  • Không nên chế biến kỹ hoa quả và rau củ khi cho bé ăn. Tuy nhiên điều này không áp dụng với tất cả các loại thực phẩm, và cũng không áp dụng với tất cả các bé mà tùy thuộc vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và tiền sử dị ứng thực phẩm của từng bé.
  • Nếu có thể, hãy cho bé sử dụng thực phẩm tươi chế biến trong ngày, bởi vì quá trình cấp và rã đông cũng là một nguyên nhân gây hao hụt vitamin.
  • Để nguyên cả phần vỏ khi chế biến rau củ cho bé vì phần lớn chất dinh dưỡng nằm ngay phía dưới lớp vỏ.
  • Nấu rau quả trong thời gian ngắn nhất có thể, đủ để vừa chín tới thôi vì nấu kỹ rau quả là cách nhanh nhất để phá huỷ lượng vitamin C.
  • Hãy hấp rau quả thay vì luộc chúng, cách này khiến lượng vitamin C ít hao hụt hơn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nấu bằng lò vi sóng còn bảo toàn vitamin tốt hơn cả cách hấp.
  • Nếu phải luộc, hãy tận dụng phần nước luộc có chứa vitamin C hòa tan.
  • Tránh nấu rau củ quả trong nồi đồng vì đồng có khả năng phá hủy cấu trúc vitamin C.
  • Bạn đã từng nghe đến mẹo cho bột nở làm bánh (baking soda) vào nồi khi đang luộc rau có thể giữ được màu của rau không? Đừng nên làm vậy khi nấu cho bé nhé, sẽ khiến lượng vitamin ở rau quả bị hao hụt đi đấy.

Xem thêm: Đột phá chống ung thư máu từ vitamin C

Bài viết Vai trò của vitamin C đối với trẻ nhỏ và cách bảo quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vai-tro-cua-vitamin-c-doi-voi-tre-nho-va-cach-bao-quan-2377/feed/ 0
Vi chất dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ https://benh.vn/vi-chat-dinh-duong-va-su-phat-trien-cua-tre-bai-1-3273/ https://benh.vn/vi-chat-dinh-duong-va-su-phat-trien-cua-tre-bai-1-3273/#respond Mon, 17 Oct 2022 11:32:27 +0000 http://benh2.vn/vi-chat-dinh-duong-va-su-phat-trien-cua-tre-bai-1-3273/ Các vitamin thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ. Thiếu vitamin A, D không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn hạn chế sự phát triển thể lực ở trẻ. Việc bổ sung vitamin A, D thông qua các bữa ăn dinh dưỡng cân đối hằng ngày được coi là giải pháp bền vững giúp trẻ phòng chống thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng (VCDD) này.

Bài viết Vi chất dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các vitamin thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ. Thiếu vitamin A, D không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn hạn chế sự phát triển thể lực ở trẻ. Việc bổ sung vitamin A, D thông qua các bữa ăn dinh dưỡng cân đối hằng ngày được coi là giải pháp bền vững giúp trẻ phòng chống thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng (VCDD) này.

Làm sao để cải thiện tầm vóc của người Việt Nam

Để nâng cao chất lượng giống nòi, để người Việt Nam chúng ta cũng có tầm vóc chiều cao cân nặng sánh cùng các nước khác trong khu vực và trên thế giới thì việc nâng cao thể lực, trí lực và sức khỏe cho mọi người hôm nay và những thế hệ mai sau là rất quan trọng. Tầm vóc và chiều cao của mỗi người được xác định bởi tiềm năng di truyền và yếu tố môi trường bên ngoài trong đó có dinh dưỡng, bệnh tật và môi trường sống.

Song kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, cơ thể chỉ có thể phát triển tốt, đạt được tiềm năng đó khi môi trường sống đặc biệt là dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Ngoài các nhóm chất dinh dưỡng chính là tinh bột, chất đạm, chất béo thì các VCDD có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể.

Tuy thành phần có mặt trong cơ thể với hàm lượng rất nhỏ (đơn vị tính là microgam) nhưng có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cơ thể, nếu thiếu VCDD sẽ dẫn đến một số bệnh lý đặc thù. Theo các nhà dinh dưỡng thì có khoảng 40 loại VCDD cần thiết cho cơ thể và từ trước đến nay chúng ta nói nhiều đến vai trò của bộ ba vitamin A, sắt và iốt. Tuy nhiên, liên quan đến phát triển cơ thể trẻ em ngoài bộ ba vitamin trên còn có nhiều vi chất quan trọng khác như kẽm (Zn), vitamin D…


                         Bổ sung vitamin A cho trẻ trong ngày VCDD năm 2012.

Một số vi chất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em

Các vi chất dinh dưỡng đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ em, tuy nhiên, có một vài vi chất nếu thiếu sẽ gây vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe trẻ.

Vitamin A – vi chất dinh dưỡng cho mắt và miễn dịch trẻ

Vitamin A có nhiều vai trò trong cơ thể: trước hết là vai trò của nó đối với quá trình tăng trưởng. Trẻ em cần vitamin A để phát triển bình thường. Vitamin A rất cần thiết cho thị giác vì nó là thành phần thiết yếu của sắc tố võng mạc, do đó thiếu vitamin A dẫn đến quáng gà và nặng hơn có thể dẫn đến khô loét giác mạc mắt và mù lòa.

Vitamin A còn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Khi thiếu vitamin A làm giảm tốc độ tăng trưởng, trẻ em sẽ chậm lớn, gây suy dinh dưỡng. Vitamin A làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, khi thiếu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và nếu đã mắc thì bệnh thường tiến triển nặng hơn.

Vitamin A (retinol) chỉ có trong các thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, trứng, cá, sữa, gan… Cơ thể có thể tạo thành vitamin A từ caroten (còn gọi là tiền vitamin A) là loại sắc tố rất phổ biến trong thức ăn nguồn gốc thực vật. Caroten có rất nhiều trong các loại rau, củ, quả có màu vàng đỏ, da cam như gấc, đu đủ chín, xoài, mơ…. Vitamin A là loại vitamin hòa tan trong chất béo (dầu, mỡ). Do vậy, để đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A cho cơ thể, bữa ăn của trẻ cần có đủ các thực phẩm giàu vitamin A và tăng cường thêm dầu, mỡ giúp trẻ hấp thu tốt vitamin A.

Vitamin D – dưỡng chất thường bị thiếu hụt ở trẻ nhỏ

Vitamin D trong cơ thể (ergocanxiferon D2 và cholecanxiferon D3) là loại vitamin tan trong dầu mỡ có vai trò điều hòa chuyển hóa canxi và phospho giúp tăng hấp thu và sử dụng canxi của thức ăn nhờ tạo thành các liên kiết canxi – phospho cần thiết. Khi thiếu vitamin D chỉ có khoảng 20% canxi ăn vào được hấp thu qua ống tiêu hóa, còn khi có đủ vitamin D khả năng hấp thụ lên tới 50-80%.


 Quá trình hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Vitamin D rất cần thiết cho quá trình cốt hóa (tạo xương) do vậy khi thiếu vitamin D ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi phospho trong cơ thể làm cho hệ xương và cơ thể trẻ chậm phát triển.Các biểu hiện của thiếu vitamin D: ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu, thóp rộng, bờ thóp mềm, đầu to, trán dô, chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đứng, đi, các bắp thịt nhẽo. Nếu thiếu vitamin D, trẻ em sẽ bị còi xương; trẻ bị còi xương sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao và tầm vóc của trẻ sau này.

Vitamin D chỉ có ở thức ăn động vật như trứng, sữa, gan bò, gan lợn, cá, đặc biệt là gan cá thu. Vitamin D cũng là loại vitamin tan trong dầu, do vậy để giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt vitamin này cần có đủ dầu, mỡ trong bữa ăn của trẻ. Vitamin D2 được tích lũy dưới da (đó là dạng chưa hoạt động), sau khi được ánh nắng chiếu vào sẽ chuyển thành D3 là dạng hoạt động. Do vậy, để phòng chống còi xương cho trẻ ngoài chế độ ăn uống đủ các thành phần dinh dưỡng và vitamin D thì cho trẻ tắm nắng là rất quan trọng.

Sắt – vi chất quan trọng tạo máu

Sắt: Là thành phần quan trọng trong cơ thể. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng lao động. Với trẻ em, thiếu máu làm giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy và học tập.

Khi phụ nữ mang thai bị thiếu máu, thai nhi sẽ kém phát triển, dễ bị suy dinh dưỡng bào thai; người mẹ bị tăng nguy cơ mắc các tai biến sản khoa: sẩy thai, đẻ non, băng huyết sau sinh…

Thức ăn nguồn gốc động vật nói chung như: thịt, trứng, gan, cá… giàu chất sắt và có tỉ lệ hấp thu cao (hấp thu 30%); các loại đậu đỗ có nhiều chất sắt và tỉ lệ hấp thu tương đối cao (hấp thu 20%); các loại ngũ cốc, lương thực đều nghèo chất sắt và tỉ lệ hấp thu thấp (hấp thu 5%). Các loại rau, quả chứa ít chất sắt nhưng rất giàu vitmin C vừa giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể vừa hỗ trợ hấp thu sắt tốt.

I ốt – dưỡng chất quan trọng hàng đầu tuyến giáp và trí tuệ

Iốt: Trong cơ thể, iốt là một khoáng chất vi lượng, ít hơn lượng sắt 100 lần nhưng là VCDD cần thiết để tạo nên hormon tuyến giáp là hormon chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa phát triển cơ thể. Thiếu iốt gây ra nhiều rối loạn khác nhau: bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, đần độn…


 Thịt, cá, tôm, cua, trai, sò,… chứa nhiều kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng và phòng chống bệnh tật.

Việc thiếu iốt trong thời kỳ thiếu niên không chỉ gây ra bướu cổ mà còn dẫn đến đần độn, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng. Phụ nữ mang thai nếu thiếu iốt có thể bị sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non. Khi thiếu iốt nặng, trẻ sinh ra có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như điếc, câm, lác. Các loại tảo biển và thủy sản ở biển có hàm lượng iốt tương đối tốt, các loại thực phẩm khác hàm lượng iốt thường thấp và phụ thuộc vào từng vùng đất trồng.

Kẽm – vi chất đặc biệt quan trọng trong miễn dịch

Kẽm: Kẽm được biết đến như một VCDD cần thiết trong khoảng 30 năm gần đây. Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym kim loại. Kẽm có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch, giúp cơ thể phòng chống với các tác nhân gây bệnh, làm tăng cảm giác ngon miệng ở trẻ em SDD, trẻ biếng ăn. Tháng 5/2004, Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF đã khuyến cáo sử dụng kẽm trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh bổ sung kẽm cho trẻ SDD, cho trẻ bị tiêu chảy đã rút ngắn số ngày bị bệnh, giảm số lần tiêu chảy mỗi ngày. Kết quả là trẻ sớm bình phục về sức khỏe và cải thiện tình trạng dinh dưỡng.


Sắt cần thiết để tạo hemoglobin, một chất trong hồng cầu và giúp hồng cầu thực hiện chức năng vận chuyển ôxy.

Kẽm là một chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymerase, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân bản AND và tổng hợp protein. Đặc biệt, kẽm còn tham gia vào sinh tổng hợp và điều hòa của GH, IGF-I là các hormon liên quan tới quá trình tăng trưởng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, kẽm có vai trò thúc đẩy tăng trưởng thông qua các hormon này. Kẽm kích thích sự tăng trưởng, giúp cho hệ tiêu hóa phát triển và tăng cường chuyển hóa nhất là khi trẻ bị suy dinh dưỡng. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của bổ sung kẽm đối với tăng trưởng của trẻ em đặc biệt là cải thiện chiều cao của trẻ em thấp còi.

Kẽm có nhiều trong thức ăn động vật như thịt, cá, cua – tôm biển, hàu biển, trai, sò… Để  tăng lượng kẽm trong khẩu phần ăn hằng ngày cần thực hiện:

  • Hạn chế rượu và cà phê: Cả hai chất này đều khiến kẽm bị bài tiết nhanh qua đường tiểu.
  • Không nấu quá nhừ: hấp, luộc, nướng quá kỹ đều làm lượng kẽm trong thực phẩm giảm tới một nửa.
  • Ăn các thực phẩm không chế biến sẵn: Trên 75% lượng kẽm trong bột mỳ bị mất đi khi qua chế biến. Hạn chế ăn bánh mỳ trắng và các thực phẩm đó qua chế biến công nghiệp.

Hiện nay, kẽm là một thành phần của viên đa VCDD dùng để phòng chống thiếu vi chất cho phụ nữ trước khi mang thai, trong khi mang thai và trẻ nhỏ. Viên kẽm, siro kẽm cũng đã được sản xuất và lưu hành trên thị trường, tuy nhiên, trẻ bị tiêu chảy cấp, bị suy dinh dưỡng cần tư vấn bác sĩ để có thể sử dụng kẽm một cách có hiệu quả.

Theo TS.Hoàng Kim Thanh – VDDQG 

Bài viết Vi chất dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vi-chat-dinh-duong-va-su-phat-trien-cua-tre-bai-1-3273/feed/ 0
Khi nào thì cần bổ sung Vitamin cho trẻ https://benh.vn/khi-nao-thi-can-bo-sung-vitamin-cho-tre-6354/ https://benh.vn/khi-nao-thi-can-bo-sung-vitamin-cho-tre-6354/#respond Wed, 03 Apr 2019 08:00:24 +0000 http://benh2.vn/khi-nao-thi-can-bo-sung-vitamin-cho-tre-6354/ Vitamin và khoáng chất rất quan trong đối với sức khỏe con người. Vitamin có vai trò duy trì cuộc sống, ngăn ngừa, phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cơ thể... Vì vậy, bổ sung đầy đủ Vitamin và khoáng chất cho trẻ hết sức quan trọng.

Bài viết Khi nào thì cần bổ sung Vitamin cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Uống bổ sung vitamin là việc làm cần thiết khi cơ thể đau yếu, bệnh tật. Tuy nhiên, khi uống vitamin cũng cần lắng nghe lời khuyên của bác sỹ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy khi nào cần bổ sung Vitamin cho trẻ? Bổ sung như thế nào là phù hợp? Hãy cùng benh.vn đi tìm câu trả lời.

Trẻ được cho uống Vitamin

Không hiếm các trường hợp, bố mẹ thấy con thấp còi, gầy yếu tự ý đi mua các loại thuốc bổ (tổng hợp các loại vitamin) về cho con uống. Tốt đâu chẳng thấy chỉ thấy con bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc này do sử dụng không đúng liều lượng hoặc thời gian sử dụng thuốc quá lâu…

Tác dụng của Vitamin

Vitamin và khoáng chất rất quan trong đối với sức khỏe con người. Vitamin có vai trò duy trì cuộc sống, ngăn ngừa, phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cơ thể…

Các nhóm vitamin

Có 2 nhóm vitamin là

  • Nhóm Vitamin tan trong nước như  B1, B2, B6, B5, B12, vitamin C, vitamin H, vitamin PP, acid folic
  • Nhóm Vitamin tan trong dầu như Vitamin A, D, E…

Khi nào thì cần bổ sung Vitamin cho trẻ

  • Khi trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn.
  • Khi trẻ sinh non, bị tiêu chảy.
  • Khi trẻ sinh đôi, sinh ba.
  • Khi trẻ lớn quá nhanh.
  • Khi trẻ không được bú sữa mẹ.
  • Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh về gan, mật…

Trẻ biếng ăn

Bổ sung vitamin khi trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng…

Những lưu ý khi sử dụng Vitamin cho trẻ

  • Khi bổ sung vitamin, cha mẹ vẫn phải cho trẻ ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.
  • Trong các loại vitamin, vitamin A và D không được dùng thừa (dùng quá liều sẽ tích lũy lại trong cơ thể và có thể gây ngộ độc).
  • Không nên dùng vitamin C liều quá cao (hơn 1g/ngày) vì có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận khi dùng dài ngày.
  • Khi sử dụng vitamin cho trẻ cần có sự chỉ định của bác sỹ.
  • Không tự ý giảm liều, tăng liều, kéo dài liều cho trẻ…

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Khi nào thì cần bổ sung Vitamin cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khi-nao-thi-can-bo-sung-vitamin-cho-tre-6354/feed/ 0