Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 02 Mar 2020 04:14:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những điều cần biết về đau mắt cá chân https://benh.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-dau-mat-ca-chan-59798/ https://benh.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-dau-mat-ca-chan-59798/#respond Sat, 06 Apr 2019 02:04:49 +0000 https://benh.vn/?p=59798 Đau mắt cá chân là tình trạng đau đớn hoặc khó chịu xảy ra ở mắt cá chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do bong gân. Đây là một chấn thương ở vùng dây chằng kết nối với xương mắt cá chân. Điều trị bong gân bằng cách chườm lạnh, băng ép, nghỉ ngơi, kê cao chân và dùng thuốc giảm đau.

Bài viết Những điều cần biết về đau mắt cá chân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau mắt cá chân là tình trạng đau đớn hoặc khó chịu xảy ra ở mắt cá chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do bong gân. Đây là một chấn thương ở vùng dây chằng kết nối với xương mắt cá chân. Điều trị bong gân bằng cách chườm lạnh, băng ép, nghỉ ngơi, kê cao chân và dùng thuốc giảm đau.

Đau mắt cá chân là tình trạng đau hoặc khó chịu ở mắt cá chân.

Đau mắt cá chân là gì?

Đau mắt cá chân là tình trạng đau hoặc khó chịu ở mắt cá chân. Tình trạng này có thể:

  • Ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt cá chân.
  • Có nhiều nguyên nhân.
  • Xảy ra ở mọi lứa tuổi
  • Ảnh hưởng tới khả năng đi lại, vận động.

Mắt cá chân tập trung nhiều khớp nhỏ và các gân chạy từ chân đến bàn chân. Chính vì cấu trúc khá phức tạp nên chỉ cần một vài tác động nhỏ cũng có thể khiến mắt cá bị tổn thương.

Đối tượng dễ bị đau mắt cá chân?

Bất cứ ai ở mọi lứa tuổi đều có thể bị đau mắt cá chân. Nguyên nhân thường do tai nạn ngã hoặc chấn thương. Tình trạng này phổ biến hơn ở vận động viên và nam giới thường xuyên hoạt động, thường gặp ở độ tuổi dưới 24 tuổi. Ở phụ nữ, căn bệnh này phổ biến ở những người trên 30 tuổi.

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất là do bong gân

Nguyên nhân thường gặp nhất là do bong gân. Bong gân là một chấn thương dây chằng kết nối xương cá chân. Bong gân thường xảy ra khi vô tình bị xoắn hoặc xoay mắt cá chân đột ngột. Do đó, dây chằng giữ xương mắt cá và khớp lại với nhau có thể bị giãn hoặc rách.

Đau mắt cá chân cũng có thể do gãy xương mắt cá. Những nguyên nhân khác ít gặp hơn bao gồm viêm khớp, gout và nhiễm trùng. Một nguyên nhân khác gây đau gót chân ở những người hay chạy bộ là viêm gân gót chân

Chẩn đoán

Trước hết bác sĩ sẽ tìm hiểu về triệu chứng (bắt đầu cảm thấy đau lúc nào, mức độ nghiêm trọng của cơn đau…). Sau đó tiến hành quan sát, thăm khám mắt cá chân. Người bệnh có thể được yêu cầu chụp X quang để xác định nguyên nhân gây đau là do bong gân hay gãy xương. Trong một số trường hợp, chất lỏng từ khớp mắt cá có thể được lấy mẫu để kiểm tra nhiễm trùng.

Điều trị

Điều trị đau mắt cá chân tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh thường sẽ phải nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động, sử dụng nạng để hỗ trợ việc đi lại

Một số biện pháp điều trị khác gồm:

  • Chườm lạnh 2 – 3 lần/ngày vào vùng mắt cá chân để giảm sưng.
  • Băng bó, gạc nén sẽ giúp cố định và hỗ trợ mắt cá chân bị chấn thương.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm như ibuprofen
  • Trong trường hợp chấn thương nặng, phẫu thuật có thể được chỉ định.

Phòng tránh

Nên khởi động kỹ trước khi tập thể dục

Tránh đi giày quá cao

Đi giày có kích cỡ phù hợp với bàn chân có thể giúp ngăn chấn thương mắt cá

Nếu bị chấn thương ở mắt cá chân, nghỉ ngơi và làm theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bệnh nhanh khỏi.

Benh.vn (Theo BV Thu Cuc)

Bài viết Những điều cần biết về đau mắt cá chân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-dau-mat-ca-chan-59798/feed/ 0
Trị bong gân bằng cây lá náng https://benh.vn/tri-bong-gan-bang-cay-la-nang-6471/ https://benh.vn/tri-bong-gan-bang-cay-la-nang-6471/#respond Thu, 06 Dec 2018 05:46:37 +0000 http://benh2.vn/tri-bong-gan-bang-cay-la-nang-6471/ Láng hoa trắng là cây thuốc có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có thể sử dụng lá Láng hoa trắng như một vị thuốc chống bong gân, sai khớp hiệu quả.

Bài viết Trị bong gân bằng cây lá náng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bong gân, trật khớp là chấn thương thường xuyên gặp nhất với tất cả mọi người khi vận động thông thường hoặc khi chơi thể thao. Có nhiều cách để điều trị bong gân, trật khớp, trong đó có việc sử dụng một cây thuốc rất quen thuộc với người Việt Nam, Láng hoa trắng.

Khớp cổ chân, khớp gối và khớp cổ tay là nơi dễ bị bong gân nhất. Người bệnh thường thấy cổ tay, cổ chân không có lực, đau nhức ở điểm bám của dây chằng vào xương hoặc đau dọc theo dây chằng, khớp có thể sưng nề, nóng, làm trở ngại hoạt động…

Trường hợp nặng, dây chằng khớp bị đứt hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp lỏng lẻo, có thể có cử động bất thường sang hai bên, thường gặp ở khớp gối. Lúc này người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để xử trí. Trường hợp nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn, chấn thương chỉ gây ra các rối loạn sinh lý, khớp không có cử động bất thường, thường gặp ở khớp cổ chân. Lúc này, cần dùng nẹp bất động hoặc dùng băng cố định rồi dùng các bài thuốc bằng cây lá náng.

Cây Láng hoa trắng

Khi bị bong gân, sai khớp, dân gian thường bó bằng cây náng hoa trắng, rất hiệu nghiệm. Náng hoa trắng còn có tên gọi khác là cây lá náng, tỏi voi – là một cây thảo lớn, có thân hành to. Lá hình dải, dài đến 1m, hoa to màu trắng, thơm, mọc trên một cán mập và dẹt.

Để làm thuốc, náng hoa trắng thường chỉ được dùng ngoài. Khi bị ngã hay va chạm mạnh, chân tay bị tụ máu, sưng đau, bong gân thì lấy lá, rửa sạch, cắt miếng, đập hơi dập, hơ nóng rồi đắp và day nhẹ vào chỗ sưng và băng lại. Ngày làm một lần. Cây náng hoa trắng cũng có thể phối hợp với nhiều vị thuốc khác như lá chìa vôi, lá bạc thau, lá đau xương, lá cúc tần, lá thầu dầu tía, lá ngải cứu… Dùng 2 – 3 thứ lá trên, mỗi thứ 1 nắm tay, rửa sạch, giã nát trộn với giấm hoặc rượu rồi đắp vào chỗ chấn thương. Khi nào khô lại thay miếng khác. Nên dùng 3 vị phối hợp với nhau sẽ tốt hơn chỉ dùng độc vị.

Ví dụ:

  • Lá náng hoa trắng 30gr, mua thấp 30gr, dạ cẩm 20gr. Ba thứ dùng tươi, giã nát rồi đắp.
  • Lá náng hoa trắng 30gr, lá dây đòn gánh 10gr, lá bạc thau 8gr. Tất cả dùng tươi, giã nát, thêm ít rượu rồi đắp bó. Ngày làm một lần.

Có Thể Phòng Tránh Bong Gân và Căng Cơ Không?

Đi giày thể thao vừa chân

Đi giày vừa vặn và thoải mái là một trong những yếu tố hạn chế bong gân.

Phòng tránh bong gân và căng cơ

Một số lời khuyên giúp bạn phòng tránh bong gân và căng cơ khi vận động như sau:

  • Cố gắng tránh bị té ngã (ví dụ như rải cát hoặc muối lên chỗ đóng băng ở những bậc cầu thang trước nhà hoặc vỉa hè)
  • Đi giày vừa vặn
  • Mua giày mới nếu gót giày mòn một bên
  • Tập thể dục hàng ngày
  • Tránh tập luyện hoặc chơi thể thao khi đang mệt hoặc bị đau và nên chuẩn bị tình trạng thể chất thích hợp để chơi thể thao
  • Khởi động và co duỗi trước khi chơi thể thao
  • Chạy trên các bề mặt bằng phẳng
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Có chế độ ăn uống cân bằng để giữ cơ chắc khỏe.

Bài viết Trị bong gân bằng cây lá náng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tri-bong-gan-bang-cay-la-nang-6471/feed/ 0
Những điều tối kỵ khi bị bong gân https://benh.vn/nhung-dieu-toi-ky-khi-bi-bong-gan-4998/ https://benh.vn/nhung-dieu-toi-ky-khi-bi-bong-gan-4998/#comments Tue, 28 Aug 2018 04:14:54 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-toi-ky-khi-bi-bong-gan-4998/ Bong gân là hiện tượng đôi lúc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày do chạy nhảy, chơi đùa, bước hụt, chơi thể thao… Khi bị bong gân, nếu biết cách xử lý kịp thời thì vùng bị sưng đau sẽ mau hồi phục, ngược lại nếu xử lý không đúng, mọi việc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Bài viết Những điều tối kỵ khi bị bong gân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bong gân là hiện tượng đôi lúc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày do chạy nhảy, chơi đùa, bước hụt, chơi thể thao…. Khi bị bong gân, nếu biết cách xử lý kịp thời thì vùng bị sưng đau sẽ mau hồi phục, ngược lại nếu xử lý không đúng, mọi việc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy, cách xử lý khi bị bong gân như thế nào?

Cổ tay bị bong gân

Bong gân là gì?

Bong gân là chấn thương dây chằng (mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp). Khi bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách. Khi bị bong gân, bạn có thể có những biểu hiện như: Đau, Sưng, Tụ máu bầm, Tiếng rách kèm theo các cơn đau, Khớp không thể cử động và vận động, Các cơn đau ngắn hoặc kéo dài, Không di chuyển được…

Nguyên nhân gây bong gân

Các nguyên nhân từ vận động sai cách, sai tư thế có thể gây bong gân như:

  • Bước hụt.
  • Trẹo đầu gối.
  • Đi bộ, chạy nhanh.
  • Chống đỡ khi bị ngã.
  • Vận động sai tư thế.
  • Chơi thể thao…

Bong gân do chơi thể thao, chạy nhanh, chống đỡ khi bị ngã…(Ảnh minh họa)

Phân loại mức độ bong gân

  • Bong gân nhẹ: dây chằng bị giãn nhưng không rách hoặc đứt.
  • Bong gân vừa: một phần hoặc một chùm dây chằng bị rách.
  • Bong gân nặng: dây chằng của một khớp bị đứt.

Lưu ý: những trường hợp bong gân nặng, nếu không xử trí đúng và kịp thời, nguy cơ tái diễn sẽ xảy ra.

Đối tượng dễ bị bong gân

  • Người béo phì.
  • Người quá gầy.
  • Trẻ nhỏ.
  • Người cao tuổi.
  • Vận động viên.
  • Những người đã có tổn thương bên trong…

Phương pháp xử lý khi bị bong gân

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vùng bị thương cần:

  • Ngưng mọi hoạt động.
  • Không di chuyển.
  • Dùng nước đá để giữa hai lớp khăn và chườm nơi bong gân, 2 – 3 lần trong ngày.
  • Khi nằm nên gác chân lên cao khoảng 10 cm so với tim, để cho máu lưu thông dễ dàng hơn và giúp tan máu bầm.
  • Sử dụng băng thun để cố định khớp nơi bị thương.
  • Xoa bóp vùng đau với dầu ngâm tỏi và quấn băng mềm.
  • Nghỉ ngơi vài ngày, nếu cần di chuyển nên dùng nạng…

Khi bị bong gân cần: chườm đá, sử dụng băng thun, hạn chế vận động… (Ảnh minh họa)

Bổ sung kẽm, silicium, đồng trong vòng 2 – 3 tuần:

  • Bổ sung kẽm, silicium và đồng bằng các loại thực phẩm: gan bê, hào, hạt bí, bột ca cao, mè, mực ống, rong biển, ngũ cốc, hành, tỏi…
  • Dùng nước hầm xương bò với rau củ, 2 lần mỗi ngày, trong khoảng một tuần.

Sử dụng thuốc:

  • Dùng thuốc giảm đau.
  • Thuốc chống phù nề, kháng viêm…

Lưu ý: khi dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sỹ.

Không được làm gì khi bị bong gân?

  • Bôi dầu nóng.
  • Xoa mật gấu.
  • Dán salonpas.
  • Xoa rượu thuốc.
  • Đắp lá.
  • Cử động vùng sưng đau…

Nguy cơ khi không xử lý đúng cách

  • Xơ hoá dây chằng gây đau mãn tính.
  • Cứng khớp.
  • Teo cơ.
  • Phẫu thuật để tạo hình lại dây chằng….

Làm gì để hạn chế bong gân?

  • Tránh mang giày gót cao khi đi trên mặt bằng gồ ghề.
  • Chọn giày phù hợp cho mỗi hoàn cảnh.
  • Thận trọng khi đi xuống dốc, cầu thang (đặc biệt là người già và trẻ nhỏ).
  • Khởi động làm nóng trước khi chơi thể thao, tập luyện.
  • Thường xuyên vận động khớp để tăng sức bền bỉ và thích nghi với những động tác nhanh,…

Hạn chế đi giầy cao gót, khởi động trước khi chơi thể thao để hạn chế bong gân (Ảnh minh họa)

Lời kết

Nguyên nhân gây bong gân do: chạy nhảy, bước hụt, chơi thể thao… Khi bị bong gân, nếu không được xử lý đúng và kịp thời thì nguy cơ tái diễn sẽ xảy ra.

Điều tối kỵ khi bị bong gân chúng ta cần tránh: bôi dầu nóng, dán salonpas, bôi rượu thuốc….vì dầu nóng sẽ làm chỗ sưng chảy máu nhiều hơn (biểu hiện chảy máu: tụ máu, tím bầm) khiến tình trạng bệnh càng nặng thêm. Cách duy nhất để hạn chế đau, sưng là chườm đá, hạn chế cử động, sử dụng băng thun để cố định khớp nơi bị thương, kê cao chân, uống thuốc kháng viêm, chống phù nề…

Ngoài ra, để ngăn ngừa bong gân, chúng ta nên chọn loại giày phù hợp cho mỗi hoàn cảnh, tránh mang giày gót cao, khởi động làm nóng trước khi chơi thể thao…

Benh.vn

Bài viết Những điều tối kỵ khi bị bong gân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-toi-ky-khi-bi-bong-gan-4998/feed/ 5
Bong gân dấu hiệu và xử trí https://benh.vn/bong-gan-dau-hieu-va-xu-tri-3394/ https://benh.vn/bong-gan-dau-hieu-va-xu-tri-3394/#respond Wed, 04 Jul 2018 04:35:16 +0000 http://benh2.vn/bong-gan-dau-hieu-va-xu-tri-3394/ Khi chơi thể thao, lao động, sinh hoạt bình thường nếu không đúng tư thế rất dễ bị bong gân. Dây chằng là những dải băng dai và đàn hồi bám vào xương và giữ cho các khớp ở đúng vị trí. Bong gân là tổn thương dây chằng do sự kéo giãn quá mức gây ra. Dây chằng có thể bị rách hoặc có thể đứt lìa hoàn toàn.

Bài viết Bong gân dấu hiệu và xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi chơi thể thao, lao động, sinh hoạt bình thường nếu không đúng tư thế rất dễ bị bong gân. Dây chằng là những dải băng dai và đàn hồi bám vào xương và giữ cho các khớp ở đúng vị trí. Bong gân là tổn thương dây chằng do sự kéo giãn quá mức gây ra. Dây chằng có thể bị rách hoặc có thể đứt lìa hoàn toàn.

Bong gân hay xảy ra nhất ở mắt cá chân, đầu gối hoặc cung bàn chân. Dây chằng bị bong sưng lên nhanh chóng và rất đau. Nói chung càng đau nhiều thì tổn thương càng nặng. Với phần lớn trường hợp bong gân nhẹ, bạn có thể tự điều trị.

Làm theo những hướng dẫn dưới đây

– Bảo vệ để chi bị thương không bị tổn thương nặng hơn bằng cách không sử dụng khớp. Bạn có thể làm được điều này bằng cách sử dụng bất kì thứ gì từ nẹp cho đến nạng.

– Để chi bị tổn thương nghỉ ngơi. Tuy nhiên, không dừng hoàn toàn các hoạt động. Ngay cả với bong gân cổ chân, thì bạn vẫn có thể luyện tập các cơ khác thông thường để tránh mất điều hòa. Ví dụ, bạn có thể tập bằng xe đạp, hoạt động cả hai tay và chân không bị thương trong khi để bên cổ chân bị thương nghỉ ngơi trên một bên bàn đạp. Bằng cách này bạn vẫn có thể tập được 3 chi để giữ cho tim mạch điều hòa.

– Chườm đá vùng bị thương. Dùng khăn lạnh, khăn ướt hoặc túi chườm đổ đầy nước lạnh sẽ hạn chế sưng sau khi bị thương. Cố gắng chườm đá càng sớm càng tốt sau khi bị thương. Nếu bạn dùng đá, hãy cẩn thận không dùng quá lâu vì có thể gây tổn thương mô.

– Băng ép vùng bị thương bằng băng chun. Băng cuốn hoặc băng ống làm từ sợi chun hoặc neopren là tốt nhất.

– Nâng cao chi bị thương mỗi khi có thể để ngăn ngừa hoặc hạn chế sưng.

Hãy gọi cấp cứu nếu

– Bạn nghe thấy tiếng khục khi khớp bị thương, hoặc bạn không thể cử động được khớp. Điều này có thể có nghĩa là dây chằng đã bị đứt hoàn toàn. Trên đường tới bác sỹ, hãy chườm lạnh.

– Bạn bị sốt, và vùng bị bong gân đỏ và nóng. Có thể bạn bị nhiễm trùng.

– Bạn bị bong  gân nặng.  Điều trị không thích hợp hoặc chậm  trễ có thể làm khớp mất ổn định lâu dài hoặc đau mạn tính.

– Bạn không đỡ sau 2-3 ngày đầu.

Hãy cẩn thận hơn trong công việc hàng ngày hay lúc hoạt động thể lực sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị bong gân

Bài viết Bong gân dấu hiệu và xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bong-gan-dau-hieu-va-xu-tri-3394/feed/ 0
Phát hiện bệnh bong gân và cách điều trị https://benh.vn/phat-hien-benh-bong-gan-va-cach-dieu-tri-6470/ https://benh.vn/phat-hien-benh-bong-gan-va-cach-dieu-tri-6470/#respond Sun, 10 Jul 2016 05:46:36 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-benh-bong-gan-va-cach-dieu-tri-6470/ Bong gân là sự tổn thương của bao khớp, phổ biến là các dây chằng, thường xảy ra sau một động tác quá mạnh nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy xương. Nếu bị bong gân, người bệnh cần được xử trí đúng để tránh đau và để lại những hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là cách phát hiện bong gân qua các dấu hiệu điển hình cùng phương thức điều trị bong gân hiệu quả. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Bài viết Phát hiện bệnh bong gân và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bong gân là sự tổn thương của bao khớp, phổ biến là các dây chằng, thường xảy ra sau một động tác quá mạnh nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy xương. Nếu bị bong gân, người bệnh cần được xử trí đúng để tránh đau và để lại những hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là cách phát hiện bong gân qua các dấu hiệu điển hình cùng phương thức điều trị bong gân hiệu quả. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

 

Những khớp xương thường bị bong gân là cổ chân, đầu gối, cổ tay…

Một số biểu hiện bong gân

Các biểu hiện của bong gân rất giống với gãy xương. Triệu chứng có thể là đau, đau hơn khi đi lại, lúc sau thì sưng và bầm tím. Khi bị bong gân, sẽ có tình trạng chảy máu nơi vùng dây chằng bị đứt, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà máu sẽ chảy nhiều hay ít. Máu chảy ra làm sưng nề vùng khớp bị bong gân. Dấu bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên và ấn đau.

Sau khi chấn thương, tình trạng viêm sẽ xảy ra ngay vùng bong gân. Các bạch cầu sẽ được huy động đến để dọn dẹp vùng chấn thương đồng thời mô xơ sẽ được huy động đến để hàn gắn vùng dây chằng bị hư. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại.

Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật, sưng xung quanh khớp, da vùng khớp tái nhợt do chảy máu trong và biến loạn vận mạch. Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân, bệnh nhân sẽ không bước đi được nữa, phải đặt bàn chân nằm xuống đất. Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, phải chụp X-quang mới phát hiện và phân biệt được tình trạng bong gân hay gãy xương.

 

Nếu bị bong gân do chơi thể thao, có thể dùng ethyl clorua xịt vào nơi bong gân để gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau.

Quan niệm sai lầm trong chữa bong gân

Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này. Quan niệm của người bệnh thường cho rằng, bong gân không quan trọng nên tự điều trị.

Dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương… đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ. Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.

Cần làm gì ngay?

Ngay sau khi bị bong gân, phải làm ngừng chảy máu và hạn chế phù nề tối đa. Có thể dùng băng thun băng ép khớp bị bong gân giúp khớp có chỗ tựa và giữ cố định cho khớp. Trong trường hợp nặng, cần đặt nẹp bột bất động khớp trong tư thế cơ năng. Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm đá sẽ làm dịu cơn đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Sau ngày thứ 2, nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3-4 lần/ngày.

 

Nên chườm đá trong 4 giờ đầu ngay sau khi bị bong gân.

Kê đầu chi bị bong gân lên cao khi nghỉ ngơi và nằm ngủ. Nếu được, nên tập cử động nhẹ nhàng để máu được lưu thông. Không xoa bóp, chườm nóng, tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh làm giãn mạch, chảy máu phù nề thêm, đồng thời không nên băng quá chặt vì có thể sẽ gây đau nhức, bầm tím thêm chỗ bị bong gân.

Nếu bị bong gân do chơi thể thao, có thể dùng ethyl clorua xịt vào nơi bong gân để gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh. Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau, tiện nhất là alaxan uống 1-2 viên/lần, 3 lần trong ngày. Không dùng aspirin vì thuốc này chống ngưng kết tiểu cầu, gây chảy máu.

Tùy thuốc vào độ bong gân

Nếu là bong gân độ 1, khi đã hết đau, bệnh nhân có thể bắt đầu vận động khớp trở lại. Để điều trị bong gân độ 2-3, phải làm băng bột để bất động khớp trong 4-6 tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng. Cách điều trị bong gân độ 3 (đặc biệt ở khớp gối, khớp cổ chân đối với người trẻ) là khâu tái tạo dây chằng bị đứt kết hợp với bất động trong 6 tuần.

 

Nếu bạn vẫn không cử động được khớp kèm theo nhiều biến chứng thì nên đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

Lưu ý

Những cách làm trên chỉ áp dụng đối với trường hợp bị bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc bị đứt không hoàn toàn, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo. Còn đối với những trường hợp bong gân nặng: không cử động được khớp, dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp lỏng lẻo kéo theo nhiều biến chứng, bị sốt hoặc không đỡ sau 2 ngày thì bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

An Nguyên – Benh.vn

Bài viết Phát hiện bệnh bong gân và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-benh-bong-gan-va-cach-dieu-tri-6470/feed/ 0