Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 17 May 2024 02:58:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Sơ cứu khẩn cấp khi bị bỏng https://benh.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/ https://benh.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/#respond Thu, 16 May 2024 00:20:39 +0000 http://benh2.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/ Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cần phải được thực hiện dựa trên những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu bỏng, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Bài viết Sơ cứu khẩn cấp khi bị bỏng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sơ cứu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong trường hợp bệnh nhân bị bỏng. Nếu được sơ cứu đúng cách, bác sỹ cấp cứu sẽ dễ dàng điều trị cho bệnh nhân, việc hồi phục, giảm nguy cơ biến chứng cũng vì thế mà rõ rệt hơn.

Sơ cứu cánh tay bị bỏng

Sơ cứu rất quan trọng đối với vết bỏng mọi cấp độ (Ảnh minh họa)

Bỏng được chia làm 3 cấp độ phụ thuộc vào 3 yếu tố

  • Độ sâu của bỏng.
  • Diện tích của vết bỏng.
  • Vị trí vết bỏng trên cơ thể.

Ba cấp độ bỏng

Bỏng độ 1

Chỉ bị tổn thương lớp ngoài cùng của da làm cho vùng da đỏ, đau rát giống như bị cháy nắng, một vài hôm sẽ khỏi không để lại vết sẹo.

Bỏng độ 2

lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì bị tổn thương.  Xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong mọng nước, ở cấp độ này lại chia làm 2 mức:

  • Mức 1: Là bỏng với diện tích nhỏ (một phần da) chỉ là những bong bóng nước nếu điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo, nếu bỏng ở mức này bị ở vùng mặt, háng, mông, nơi da gấp thì tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ.
  • Mức 2: Cũng có thể coi là bỏng nặng, dễ có biến chứng như: bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu và uốn ván, nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để lại những biến chứng về hình dạng như: sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng.

Bỏng độ 3

Nguy hiểm hơn, vết bỏng ngấm sâu vào trong, qua lớp da lan đến lớp cơ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó, nhất thiết phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa để cấp cứu kịp thời.

3-cap-do-vet-bong

Tổn thương ở 3 cấp độ bỏng khác nhau.

Phương pháp sơ cứu khẩn cấp vết bỏng

  • Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cần phải được thực hiện dựa trên những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu bỏng, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
  • Khi bị bỏng ở cấp độ 1, nhìn chung sẽ không nguy hiểm.  Nên lập tức ngâm ngay chỗ bỏng vào nước lạnh, sạch vì nước lạnh sẽ giúp làm giảm độ nóng tại vùng da đang bị bỏng, làm mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân. Đây là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay bỏng nhẹ.
  • Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi… thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, ngâm trong nước lạnh vài phút rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Trường hợp bỏng độ 2, độ 3 có thể bôi kem bôi chứa Bạc sulfadiazine để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Đối với các vết bỏng rộp tuyệt đối không chọc túi phỏng có chứa dịch lỏng bên trong. Hãy để nó tự vỡ để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Khi túi vỡ có thể dùng nước đun sôi hoặc nước sát khuẩn rửa vết thương rồi băng lại với gạc mềm.
  • Nếu bị bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu.
  • Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm vì nó gây tác động đến nhịp tim. Vết bỏng thể hiện ra bên ngoài thường trông rất nhẹ nhưng nguy cơ phá hủy khi bỏng điện là rất, có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi phát hiện phải dùng vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong nhà như phích nước nóng, ổ điện, bếp… do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm.

Bài viết Sơ cứu khẩn cấp khi bị bỏng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/feed/ 0
Sơ cứu bỏng mắt – Những lưu ý đề phòng bỏng mắt https://benh.vn/so-cuu-bong-mat-nhung-luu-y-de-phong-bong-mat-5809/ https://benh.vn/so-cuu-bong-mat-nhung-luu-y-de-phong-bong-mat-5809/#respond Sat, 25 Nov 2023 05:34:05 +0000 http://benh2.vn/so-cuu-bong-mat-nhung-luu-y-de-phong-bong-mat-5809/ Bỏng mắt là một tai nạn đặc biệt trong nhãn khoa do con người sơ xuất trong sinh hoạt hoặc khi đang làm việc dẫn đến: bỏng mỡ, bỏng lửa, bỏng hóa chất… Với bài viết dưới đây, Benh.vn sẽ giúp bạn đọc có những kỹ năng cần thiết để sơ cứu khi khi bị bỏng mắt và những lưu ý đề phòng loại tai nạn nguy hiểm này.

Bài viết Sơ cứu bỏng mắt – Những lưu ý đề phòng bỏng mắt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bỏng mắt là một tai nạn đặc biệt trong nhãn khoa do con người sơ xuất trong sinh hoạt hoặc khi đang làm việc dẫn đến: bỏng mỡ, bỏng lửa, bỏng hóa chất… Với bài viết dưới đây, Benh.vn sẽ giúp bạn đọc có những kỹ năng cần thiết để sơ cứu khi khi bị bỏng mắt và những lưu ý đề phòng loại tai nạn nguy hiểm này.

Trong nhiều trường hợp, do người bị nạn không được sơ cứu kịp thời dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến thị lực của mắt hoặc hỏng mắt…Vì vậy, sơ cứu ngay khi bỏng mắt là việc làm rất cần thiết để đề phòng những biến chứng cho mắt sau này.

Các tai nạn bỏng mắt thường gặp

  • Bỏng mắt trong khi chế biến thức ăn: do bị dầu, mỡ bắn vào mắt gây bỏng giác mạc.
  • Do sử dụng bếp gas không đúng cách (nhất là bình gas mini) hoặc tận dụng bình gas cũ đã gỉ có thể gây cháy nổ.
  • Do sử dụng bật lửa gas (để lửa quá to) dẫn đến bỏng mắt hoặc vô ý cầm điếu thuốc đang cháy gây bỏng cho trẻ nhỏ.

Bỏng mắt do dầu mỡ hoặc lửa hàn bắn vào mắt…

  • Do để lẫn lộn thuốc nhỏ mắt, dầu nóng….cùng một chỗ dẫn đến tra nhầm thuốc.
  • Do xà bông, các chất tẩy rửa khi đang tắm hoặc vệ sinh nhà bếp bắn vào mắt.
  • Do bị bỏng vôi, xi măng.
  • Do sơ xuất khi thực hiện các thí nghiệm phản ứng hóa học.
  • Do không đeo kính bảo hộ khi đang hàn, xì…

Cách sơ cứu khi bị bỏng mắt

Bỏng do hóa chất, dầu mỡ

  • Khi bị bỏng do hóa chất, dầu mỡ, việc đầu tiên cần làm là rửa mắt ngay bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% (hóa chất ở lâu trong mắt gây nhiều tổn thương cho mắt).
  • Nếu không có dung dịch rửa mắt thì dùng nước máy thông thường hoặc nước đun sôi để nguội để rửa mắt ít nhất trong 10 phút.
  • Cần cố gắng mở to mắt để hóa chất được đẩy ra ngoài. Nếu bỏng nặng, cần tiếp tục rửa cho đến khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Rửa mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% khi bị bỏng để tránh tổn thương cho mắt.

Bỏng do nhiệt, hàn điện

  • Các trường hợp bỏng mắt do nhiệt, hàn điện người nhà cần băng mắt người bị nạn rồi chuyển đến chuyên khoa mắt gần nhất để xử lý.
  • Đối với trường hợp này do đặc tính riêng nên việc sơ cứu đơn thuần không thực hiện được, vì vậy người nhà tuyệt đối không tự ý sơ cứu theo chủ quan của mình.

Những lưu ý đề phòng bỏng mắt

  • Tuyên truyền rộng rãi cách tự sơ cứu khi bị bỏng mắt trước khi đến cơ sở y tế.
  • Trong các nhà máy, xí nghiệp, các phòng thí nghiệm sử dụng hóa chất, phải đeo kính bảo vệ mắt hoặc mang mặt nạ dày ở trong các lò đúc kim loại nóng chảy.
  • Có phương tiện cấp cứu đầy đủ để rửa mắt ở các xí nghiệp, nhà máy và gia đình.

Đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng hóa chất hoặc thực hiện các thí nghiệm về hóa chất.

  • Giữ các hóa chất độc hại xa trẻ em, phân tích cho trẻ thấy tác hại khi ném vôi vào nhau khi chơi đùa.
  • Không để lẫn lộn thuốc nhỏ mắt với các loại thuốc nước khác, trước khi nhỏ thuốc vào mắt phải xem nhãn thuốc cẩn thận, tránh nhầm lẫn.
  • Cẩn thận với lửa, dầu ăn khi chiên, xào.
  • Không nhìn trực tiếp vào mặt trời…

Lời kết

Bỏng mắt là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây bỏng mắt như bỏng do nhiệt, hóa chất, dầu, mỡ… Để bảo vệ mắt, tránh những hệ quả do bỏng mắt gây ra, người nhà hoặc bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp sơ cứu tạm thời cho mắt như dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để rửa mắt càng sớm càng tốt để loại bỏ hóa chất, dầu mỡ… Trong trường hợp không có nước muối sinh lý, có thể sử dụng nước sôi để nguội hoặc nước máy để rửa mắt…

Ngoài ra, để tránh các tai nạn về bỏng mắt, người dân cần đeo kính bảo hộ khi hàn, xì hoặc thực hiện các thí nghiệm khoa học, giữ các hóa chất độc hại xa tầm tay của trẻ em, không để lẫn lộn thuốc nhỏ mắt với các loại thuốc khác, cẩn thận với lửa, dầu ăn khi chiên, xào…

Bài viết Sơ cứu bỏng mắt – Những lưu ý đề phòng bỏng mắt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/so-cuu-bong-mat-nhung-luu-y-de-phong-bong-mat-5809/feed/ 0
Chữa bỏng bằng củ nghệ https://benh.vn/chua-bong-bang-cu-nghe-2878/ https://benh.vn/chua-bong-bang-cu-nghe-2878/#respond Tue, 15 Jun 2021 08:22:45 +0000 http://benh2.vn/chua-bong-bang-cu-nghe-2878/ Nghệ vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí, chỉ thũng, thông kinh, tiêu mủ, lên da non; có thể dùng để chữa bỏng rất công hiệu.

Bài viết Chữa bỏng bằng củ nghệ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nghệ vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí, chỉ thũng, thông kinh, tiêu mủ, lên da non; có thể dùng để chữa bỏng rất công hiệu.

cu-nghe

Đối với những trường hợp bỏng nhẹ thông thường, ta có thể dùng những bài thuốc bằng nghệ rất đơn giản sau đây:

Bài 1

Lá chè tươi 100 g, nghệ 50 g. Đem lá chè tươi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội rồi vò lấy nước đặc. Củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Trộn lẫn hai thứ với nhau thành một dung dịch sền sệt. Dùng một tăm bông sạch để chấm thuốc, bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. Cứ bôi từng lượt như vậy cho đến khi chỗ bỏng hết đau rát. Sau đó lấy vải màn sạch che vết bỏng lại. Trong những ngày sau, cần bôi thuốc mỗi ngày 2-3 lần. Nếu vết bỏng nhẹ, chỉ sau 2-3 ngày, chỗ bị bỏng sẽ tróc vảy, lên da non. Lấy nước nghệ tươi chấm vào chỗ da non để tránh sẹo.

Bài 2

Nghệ già 1 củ, dầu lạc hay dầu vừng vừa đủ. Nghệ giã nát, nấu với dầu lạc hay dầu vừng, quấy đều. Sau đó cho thuốc vào lọ sạch, dùng dần. Khi bị bỏng, lấy tăm bông sạch quệt thuốc bôi vào chỗ bỏng. Chỗ bỏng sẽ khỏi nhanh và không thành sẹo.

Nói chung, củ Nghệ vàng là một loại dược liệu quý và rất sẵn có, rẻ tiền. Củ Nghệ không chỉ có tác dụng trị bỏng hiệu quả theo hai bài trên đây mà còn có thể sử dụng rất tốt sau khi vết bỏng đã lành và làm mờ sẹo nếu sử dụng lâu dài.

Tuy nhiên, khi sử dụng củ Nghệ, người bệnh cần lưu ý màu vàng của Nghệ bám rất chắc trên da và khó lau sạch ngay khi sử dụng, và chất Curcumin trong củ nghệ cũng không phù hợp khi bôi trên da và đi ra nắng, có thể gây ảnh hưởng tới màu đẹp tự nhiên của da.

Bài viết Chữa bỏng bằng củ nghệ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chua-bong-bang-cu-nghe-2878/feed/ 0
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ mỡ trăn https://benh.vn/tac-dung-chua-benh-tuyet-voi-tu-mo-tran-6181/ https://benh.vn/tac-dung-chua-benh-tuyet-voi-tu-mo-tran-6181/#respond Mon, 25 May 2020 03:00:08 +0000 http://benh2.vn/tac-dung-chua-benh-tuyet-voi-tu-mo-tran-6181/ Đối với người Việt Nam, mỡ trăn là sản phẩm ưa chuộng để điều trị bỏng và làm đẹp. Tuy nhiên ngoài 2 tác dụng kể trên, mỡ trăn còn rất nhiều tác dụng mà chúng ta chưa biết đến.

Bài viết Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ mỡ trăn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đối với người Việt Nam, mỡ trăn là sản phẩm ưa chuộng để điều trị bỏng và làm đẹp. Tuy nhiên ngoài 2 tác dụng kể trên, mỡ trăn còn rất nhiều tác dụng mà chúng ta chưa biết đến.

Tac-dung-cua-mo-chan-01.jpg
Mỡ chăn là thần dược trị các vết tổn thương trên da

Tìm hiểu về loài trăn

Trăn là loài động vật có nhiều ở Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.  Trăn có 2 loài chủ yếu là trăn mắt võng và trăn mốc.

Trong y học, thịt trăn, máu, xương, mỡ và da trăn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, nấu cao trăn…Đặc biệt, mỡ trăn có tác dụng cao trong việc điều trị bệnh và làm đẹp cho chị em phụ nữ.

Kết quả đánh giá về tác dụng mỡ trăn

Theo kết quả nghiên cứu của Leslie Leinwand, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Colorado ở Boulder, mỡ trăn là đối tượng thuộc top đầu tiên của các loài động vật bò sát có tác dụng làm đẹp cho con người như:

+ Hạn chế sự phát triển của lông trên cơ thể động vật có vú.

+ Làm mát nhanh chóng trên môi trường nhiệt.

+ Thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh cho trái tim của cơ thể sống…

Tac-dung-cua-mo-chan-chua-bong.jpg
Mỡ trăn chữa bỏng rất hiệu quả.

Tác dụng của mỡ trăn

Mỡ chăn được dùng nhiều trên da trong các trường hợp như trị bỏng, trị nước ăn chân tay, da khô nứt nẻ, trị mụn đầu đen, thậm chí là triệt lông

Trị bỏng bằng mỡ trăn

Khi không may bị bỏng (nước sôi, bắn mỡ…) chỉ cần bôi nhẹ một lớp mỡ trăn lên vùng da bị bỏng. Các hoạt chất trong mỡ trăn sẽ tác động lên làn da, giúp cho vùng bị bỏng nhẵn hơn, không bị phồng rộp và đau rát.

Triệt lông chân, tay với mỡ trăn

Mỡ trăn không làm rụng lông nhưng với tác dụng kéo nhanh liền da, làm lỗ chân lông nhỏ lại, làm lông mọc lên mềm hơn, nhỏ hơn, hoặc không mọc nữa nên được chị em phụ nữ sử dụng để triệt lông chân, tay…

Cũng vì sử dụng mỡ trăn hiệu quả, không có tác dụng phụ nên tỷ lệ người sử dụng mỡ trăn để triệt lông đang gia tăng.

Tac-dung-cua-mo-chan-triet-long-tay-chan
Mỡ trăn được dùng để triệt lông cho chị em phụ nữ.

Mỡ trăn trị mụn đầu đen

Mỡ trăn có thể trị mụn đầu đen. Tuy nhiên, phải sử dụng mỡ trăn đều đặn từ 5 đến 7 ngày (trong một đợt điều trị) sẽ giúp loại bỏ những mụn đầu đen đáng ghét.

Làm mềm da khô nẻ, trị nước ăn chân

Mỡ trăn rất công hiệu trong điều trị làn da khô nẻ, nước ăn chân. Vì vậy, chị em phụ nữ muốn giữ gót chân trắng hồng, không bị nước ăn chân “quấy rầy” trong mùa mưa bão thì hãy tìm hiểu phương pháp chữa da kỳ diệu từ loại “biệt dược” này.

Tac-dung-cua-mo-chan-tri-nuoc-an-chan-tay
Da khô nứt nẻ, nước ăn chân tay mau lành nếu dùng mỡ chăn

Phương pháp:

Rửa sạch da, lấy khăn khô thấm nước rồi để cho da khô tự nhiên trong vòng 5 phút. Bôi mỡ trăn lên vùng da bị khô hoặc nước ăn chân (bôi lớp mỡ mỏng, đều trên mặt da bị khô nẻ, nước ăn chân).

Để mỡ trăn thẩm thấu qua da sau 2 giờ, sau đó dùng bông lau sạch lớp mỡ đã bôi rồi ủ ấm vùng da đang điều trị.

Lưu ý:

Sử dụng mỡ trăn để trị làn da khô, nẻ, nước ăn chân trong thời gian từ 3 đến 5 ngày rồi nghỉ sau đó lại điều trị tiếp (không sử dụng quá lâu).

Lời kết

Trăn có rất nhiều tác dụng phục vụ đời sống con người. Trong cao trăn có chứa Axit amin, Canxi, Photpho và khoáng chất, giúp bồi bổ cơ thể phụ nữ , bổ thận, phòng và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mắc chứng bệnh  xương khớp, phong thấp, bệnh gut, thoái hóa đốt sống, viêm đa khớp…Mỡ trăn có tác dụng làm đẹp, trị làn da khô nẻ, nước ăn chân, mụn đầu đen, trị bỏng…

Tuy nhiên khi sử dụng cao trăn hoặc mỡ trăn cần xin ý kiến của các bác sỹ để việc sử dụng đúng với đối tượng và liều lượng, góp phần làm tăng thêm hiệu quả khi điều trị bệnh.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ mỡ trăn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-chua-benh-tuyet-voi-tu-mo-tran-6181/feed/ 0
Bỏng ở trẻ em – phân loại và cách xử lý https://benh.vn/bong-o-tre-em-4144/ https://benh.vn/bong-o-tre-em-4144/#respond Fri, 06 Sep 2019 07:50:33 +0000 http://benh2.vn/bong-o-tre-em-4144/ Bỏng là tai nạn hay gặp ở trẻ em nhưng có thể phòng tránh được. Trẻ bị bỏng rất đau đớn cho dù do nguyên nhân gì và có thể để lại sẹo khi bỏng sâu đồng thời có thể gây nên các hậu quả sau này. Với mỗi một nguyên nhân gây bỏng ở trẻ em ba mẹ cần có cách xử trí thích hợp để không gây sẹo cho trẻ

Bài viết Bỏng ở trẻ em – phân loại và cách xử lý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bỏng ở trẻ em là tai nạn thường gặp nhưng có thể phòng tránh được. Khi trẻ bị bỏng rất đau đớn và dễ bị tổn thương sâu cho dù do nguyên nhân gì và có thể để lại sẹo, nguy cơ nhiễm trùng nếu bỏng sâu đồng thời có thể gây nên các hậu quả sau này. Chính vì vậy, phụ huynh cần nắm được biện pháp sơ cấp cứu cho trẻ khi bị bỏng.

tre-bi-bong-phong-chan
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tổn thương do bỏng

Khái quát bỏng ở trẻ em

Khi điều trị việc đánh giá ban đầu là rất quan trọng đối với diện tích bỏng, độ sâu bỏng, vị trí bỏng. Các vị trí đặc biệt như mặt, cổ, tầng sinh môn cần phải được chú ý. Trong trường hợp bỏng nặng, trẻ có thể bị sốc nhanh chóng do việc mất lượng dịch thể nhanh chóng từ nội mạch ra khỏi lòng mạch do vậy công tác hồi sức dịch thể là rất quan trọng. Sốc kéo dài có thể gây nên suy giảm chức năng các tạng làm khó khăn cho công tác điều trị sau này.

Một đơn vị điều trị bỏng vô trùng với đầy đủ các trang thiết bị là rất quan trọng trong dự phòng và xử lý nhiễm trùng……duy trì cân bằng huyết động và an thần.

Bỏng nhiệt và do nước sôi thường xảy ra ở nhà và ở trong bếp và có thể dự phòng được mặc dù tôi chưa có số liệu chính xác. Bỏng do cháy hoặc do tia lửa có thể còn do cháy quần áo, thời gian tiếp xúc lâu, có thể ngạt do khói và tổn thương đường hô hấp và tử vong.

Bỏng do mỡ nóng (mỡ lợn) thường gặp ở các cư dân gốc trung quốc. Thường bị bỏng rộng và sâu tới lớp cơ và thường ở vị trí bàn tay và mặt.

Tính diện tích bỏng dựa theo bảng của Lund và Browder hoặc của Berkow chia bề mặt  các phần cơ thể thành các đơn vị diện tích phù hợp với tuổi nhằm giúp chẩn đoán chính xác diện tích bỏng.

Chẩn đoán chính xác bỏng sâu thường rất khó ngay cả với những bác sĩ có kinh nghiệm

Phân loại bỏng

Bỏng có nhiều mức độ khác nhau, nắm được mức độ bỏng để có cách xử lý thích hợp cho từng giai đoạn.

Bỏng độ I

tổn thương thượng bì với tình trạng xung huyết, có thể có phù nề nhưng không có vòm phỏng hoặc bóc vảy. Nguyên nhân chủ yếu là nước sôi, không bị nguy cơ nhiễm trùng và sẹo. Xử lý kỳ đầu bằng cách rửa dưới nước lạnh, giảm đau đường uống, sau đó có thể dùng kem làm dịu vết bỏng là đủ.

Bỏng độ II

tổn thương thượng bì và trung bì thường do nước sôi hoặc tia lửa. Có thể tự liền sau 1 – 4 tuần. Vết bỏng thường có vòm phỏng chứa dịch thể sạch nền có màu hồng. Bỏng độ này rất đau do vậy sau khi rửa bằng nước muối sinh lý cần dùng thuốc giảm đau sau đó sử dụng băng sinh học để dự phòng chuyển độ thành bỏng sâu.

Bỏng độ III

hay bỏng sâu toàn lớp da: tổn thương thượng bì, trung bì và có thể tới các lớp sâu dưới da như cơ, không tự liền được trừ khi bỏng diện hẹp < 1 inch. Thường là bỏng do lửa, mỡ hoặc nhúng ngâm vào nước sôi. Vùng bỏng sâu hơn và được phủ bởi một lớp xuất huyết trên bề mặt dịch tiết. Xử trí bao gồm giảm đau, thuốc kháng khuẩn tại chỗ, hồi sức bù dịch, có thể phải truyền máu và ghép da (thường sau 4 tuần).

Bỏng độ IV

Là loại bỏng sâu tới cơ và hoại tử các bộ phận khác, xử trí như bỏng sâu độ III.

Các đặc điểm riêng về chứng bỏng ở trẻ em

Trẻ dưới 2 tuổi có diện tích bỏng khác của từng phần khác với trẻ lớn hơn. Da mỏng hơn và các đặc điểm sinh lý khác là lý do làm cho tỷ lệ tử vong và bệnh lý cao hơn. Cần chú ý chăm sóc bỏng vùng mặt, cổ, tầng sinh môn.

Trẻ dị tật thần kinh thường có sự phối hợp kém đặc biệt trong trường hợp co thắt phế quản.

Xử trí chung cho bỏng ở trẻ em

Khi trẻ bị bỏng có phương pháp sử trí chung là sử dụng nước lạn vô trùng để hạ nhiệt vùng bỏng, hạn chế tối đa tổn thương tại chỗ.

Xử trí bỏng trẻ em tại nơi tai nạn

Làm lạnh vùng bỏng bằng nước lạnh vô trùng trong vòng 20 -30 giây sẽ có tác dụng làm giảm đau, giảm chảy máu và có thể giảm độ sâu tổn thương do việc hạn chế tác dụng của nhiệt. Không khuyến cáo dùng đá lạnh vì có thể gây hạ thân nhiệt và tổn thương do đông cứng. Trẻ nhỏ nên được phủ bằng một tấm vải sạch hoặc chăn ấm.

Xử trí bỏng trẻ em tại phòng cấp cứu hoặc đơn vị bỏng

  • Nên theo hướng dẫn phân loại bỏng của Hội bỏng Hoa kỳ đối với bỏng mức độ nặng
  • Bỏng trung bì > 10% diện tích cơ thể
  • Bỏng vùng mặt, bàn tay, bàn chân, sinh dục, tầng sinh môn, hoặc khớp lớn
  • Bỏng sâu toàn bộ lớp da ở bất kỳ tuổi nào
  • Bỏng do điện bao gồm cat tia lửa điện
  • Bỏng hóa chất
  • Bỏng hô hấp
  • Bỏng ở bệnh nhân có các bệnh mạn tính từ trước có thể gây khó khăn cho điều trị, biến chứng hoặc tử vong
  • Bệnh nhân bỏng có các chấn thương kết hợp mà trong đó bỏng là nguy cơ lớn nhất
  • Bỏng ở bệnh nhân đòi hỏi phải có các tư vấn mang tính chất xã hội, tâm lý hoặc phải phục hồi chức năng lâu.

Tái đánh giá diện bỏng, vị trí, độ sâu và các dấu hiệu sinh tồn bỏng ở trẻ em

Bỏng độ I:

Nên được rửa lại bằng các dung dịch vô trùng hoặc nước muối sinh lý, băng lại và điều trị ngoại trú, tái khám sau 2- 3 ngày.

Bỏng độ II

Cần rửa lại bằng dung dịch vô trùng hoặc nước muối sinh lý, có thể loại bỏ các tổ chức chết, các vòm phỏng ở mu bàn tay, gan bàn tay, lòng bàn chân cần được giữ nguyên vẹn. Bệnh nhân bỏng trên 10% diện tích cơ thể nên đưa vào điều trị tại đơn vị điều trị bỏng. Vết bỏng hở nên được băng và che phủ bằng da lợn sau đó băng các lớp gạc phía ngoài. Vết thương nên được kiểm tra sau mỗi 2 ngày, nếu da lợn bám chắc vào nền vết bỏng thì để nguyên, nếu không dính thì nên cho giảm đau trước khi thay băng sau đó nhẹ nhàng rửa sạch trong bồn tắm, dùng thuốc tại chỗ (silver sulfate), gạc băng, vật lý trị liệu (chủ động và thụ động) nên bắt đầu sớm.

Bỏng vùng sinh dục cần được rửa sạch bằng gạc cotton sau đó băng lại bằng gạc mỏng.

Bỏng độ III và IV

Cần phải nhập viện. Chăm sóc vết bỏng tại giường bệnh cũng như bỏng độ hai. Hồi sức và duy trì dịch thể là rất cần thiết. Cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, theo dõi nước tiểu bằng sonde Foley. Đặt sonde dạ dày qua mũi để giảm áp dạ dày và dự phòng nôn, đặc biệt trong 24 giờ đầu sau bỏng ở các trường hợp bỏng nặng. Theo dõi chặt chẽ tình trạng đường thở, đặc biệt chú ý khi bỏng đường hô hấp dưới. Theo dõi chặt chẽ đường máu. Theo dõi hematocrit để đánh giá nhu cầu dịch của cơ thể và chỉ định truyền máu khi mất máu có thể xảy ra.

Bỏng hô hấp và chăm sóc đường thở

Đường hô hấp trên thường bị tổn thương trực tiếp do hơi nóng gây nên tình trạng phù nề vùng thanh môn và hầu họng dẫn đến bít tắc đường thở. Sự tắc nghẽn thường có các dấu hiệu báo trước như tăng tần số thở, thở cố, đột nhiên tăng tiết, hoặc nói khàn tăng dần. Trẻ cần được theo dõi sát để có thể đặt ống nội khí quản kịp thời.

Sự phá huỷ đường hô hấp dưới hoặc nhu mô do hít phải khí nóng hoặc khói sau 24h. Trẻ có thể bị suy hô hấp do ngừng thở, các rales, thở khò khè. Cần theo dõi và chăm sóc cẩn thận bằng rửa sạch đường thở là biện pháp chủ yếu trong thời kỳ đầu. Dịch tiết khí quản thường nhầy rất dính và chứa các mảnh carbon và mảng niêm mạc, cần hút rửa nhẹ nhàng qua ống nội khí quản loại to.

Tổn thương bỏng do điện

Có thể tổn thương trực tiếp do dòng điện hoặc do lửa. Tổn thương nặng tổ chức ngay tại vùng tiếp xúc, tuy nhiên tổn thương hoại tử còn gặp ở nơi xa điểm tiếp xúc. Tất các các trường hơp bỏng điện cao thế cần theo dõi sát tình trạng tim mạch có thể phải dùng đến biện pháp cấp cứu ngừng tuần hoàn khi có ngừng tim, theo dõi tình trạng loạn nhịp tim trong phòng cấp cứu. Hồi sức cần bắt đầu với ringerlactat để duy trì huyết áp và đảm bảo bài niệu 1ml/kg/h càng sớm càng tốt ngay sau bỏng. Sắc tố cơ (myoglobin niệu) là một chỉ số đánh giá bỏng sâu và cần được điều trị một lượng dịch lớn để đề phòng suy thận.

Bỏng do ngược đãi

Lạm dụng trẻ em nên cân nhắc khi điều trị. Phần lớn xảy ra ở trẻ nhỏ tuổi. Phần bỏng cần được xem xét cẩn thận vì thường là bỏng nhiều chỗ, nhiều lần. Thường có tiền sử trẻ bị bỏ rơi hoặc ngược đãi.

Kết luận:

Bỏng là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn cho trẻ cho dù có thể dự phòng được. Gây đau đớn, để lại sẹo khi bỏng sâu và hậu quả khi trẻ lớn lên đặc biệt là bỏng các vùng hở như mặt, cổ. Điều trị đau rất quan trọng đối với trẻ bị bỏng, do vậy cần cho thuốc giảm đau mỗi khi thay băng, lau rửa vết bỏng.

Khi bỏng nặng, trẻ thường bị sốc nhanh chóng do thoát dịch ra khỏi lòng mạch do vậy hồi sức bù dịch là rất quan trọng. Sốc bỏng kéo dài có thể gây suy đa phủ tạng gây khó khăn cho điều trị về sau. Một đơn vị điều trị bỏng vô trùng với đầy đủ các trang thiết bị là rất quan trọng trong dự phòng và xử lý nhiễm trùng, duy trì cân bằng huyết động và an thần.

Bài viết Bỏng ở trẻ em – phân loại và cách xử lý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bong-o-tre-em-4144/feed/ 0
Các bước xử lý đơn giản mà hiệu quả khi bị bỏng bô xe máy https://benh.vn/cac-buoc-xu-ly-don-gian-ma-hieu-qua-khi-bi-bong-bo-xe-may-5462/ https://benh.vn/cac-buoc-xu-ly-don-gian-ma-hieu-qua-khi-bi-bong-bo-xe-may-5462/#respond Mon, 19 Aug 2019 05:24:24 +0000 http://benh2.vn/cac-buoc-xu-ly-don-gian-ma-hieu-qua-khi-bi-bong-bo-xe-may-5462/ Tại Việt Nam lượng người lưu thông bằng xe máy chiếm 80% nên tai nạn bỏng bô xe máy là việc không phải hiếm gặp. Đối tượng chủ yếu của tai nạn này là phụ nữ và trẻ em.

Bài viết Các bước xử lý đơn giản mà hiệu quả khi bị bỏng bô xe máy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tại Việt Nam lượng người lưu thông bằng xe máy chiếm 80% nên tai nạn bỏng bô xe máy là việc không phải hiếm gặp. Đối tượng chủ yếu của tai nạn này là phụ nữ và trẻ em.

Bỏng bô xe máy không khó xử lý, hãn hữu mới có những trường hợp gây nhiễm trùng nghiêm trọng nhưng do phần lớn người dân không biết cách sơ cứu khi tai nạn xảy ra dẫn đến những vết sẹo loang lổ, mất thẩm mỹ. Vậy, cách xử lý khi bị bỏng bô xe máy như thế nào?

Nguyên nhân gây bỏng bô xe máy

  • Ngã xe, đổ xe vào chân gây bỏng.
  • Sơ xẩy để chân dính vào bô, đặc biệt khi mặc quần cộc, váy ngắn.
  • Do trẻ em đùa nghịch, leo trèo hoặc trườn xuống xe khi xe đang chạy, bô xe vẫn còn nóng…

boi_thuoc_vao_da

Phụ nữ, trẻ em bị bỏng bô xe máy chiếm tỷ lệ khá cao

Các bước xử lý khi bị bỏng bô xe máy hay với các loại bỏng khác

Khi bị bỏng bô xe các loại, hãy lần lượt làm theo các bước sau đây để vết bỏng mau lành và không để lại sẹo xấu.

Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng trong thời gian sớm nhất

– Cởi bỏ quần áo vùng bị bỏng để giảm diện tích và độ sâu tổn thương vết bỏng (Nếu người gặp nạn bị các loại bỏng khác như bỏng dầu mỡ, nước sôi…)

Bước 2: Làm mát vùng bỏng ngay sau khi bị bỏng

  • Ngâm rửa hoặc tưới vùng bỏng vào nước mát, sạch, nước có nhiệt độ 16-20°C (thời điểm ngâm rửa tốt nhất trong vòng 30 phút sau khi bị bỏng) cho tới khi hết đau rát.  Nước giúp hạ nhiệt vùng da bị bỏng ngay lập tức khiến các tế bào da ít bị tổn thương hơn, vết thương sẽ càng nhẹ và dễ điều trị.
  • Có thể dùng khăn sạch ướt, quần áo sạch ướt đắp lên vùng bỏng (thay khăn mát thường xuyên vì khăn cũng hấp thu nhiệt và giữ nhiệt).

xu_ly_bong_bo_bang_nuoc

Làm mát vùng bỏng bằng nước mát, sạch ngay sau khi bị bỏng

  • Ở những nơi không có nước thì tìm mua chai thuốc xịt bỏng (của các hãng trong nước và nước ngoài) ở các hiệu thuốc và xịt trực tiếp vào vết bỏng. Thuốc sẽ giúp làm dịu vết thương, kháng viêm đồng thời ngăn ngừa bội nhiễm.

Đây là bước rất quan trọng cần thực hiện ngay trong vòng 10 phút. Quá thời gian trên hiệu quả mang lại sẽ thấp.

Bước 3: Điều trị vết bỏng, che phủ vết bỏng bằng gạc

  • Hàng ngày rửa vết thương bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%, không được rửa bằng nước oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì có thể gây chết mô hạt, để lại sẹo xấu.
  • Khi nằm, ngồi cho chân lên cao để tránh chân xuống máu, gây phù nề.
  • Hạn chế đi lại để vết thương mau lành.
  • Khi có việc cần phải ra ngoài đường, dùng gạc băng lại vết thương (chỉ băng hờ, không băng quá chặt hoặc quá kín vì có thể gây sừng hóa da non).

bang_vet_thuong_bong_bo

Dùng gạc để băng vết bỏng khi lưu thông trên đường tránh bụi, nhiễm khuẩn.

Bước 4: Cách trị sẹo

  • Xoa vitamin E lên vết bỏng đã kéo da non.
  • Sử dụng các loại thuốc chống sẹo (đã được chứng nhận của Bộ Y Tế).

Lưu ý: Không được dùng nghệ tươi để bôi lên vết da non vì dễ gây dị ứng.

Lưu ý khi sơ cứu bỏng

  • Không dùng nước quá lạnh hoặc đá lạnh đắp lên vết bỏng.
  • Không ngâm rửa vết bỏng bằng nước ấm.
  • Không đắp các loại mỡ, dầu, nước mắm, nước tương, đắp thuốc lá, thuốc đông y không rõ nguồn gốc vào vùng bỏng khi chưa rửa sạch vết thương.

nuoc_mam

Không dùng nước mắm, nước tương để sơ cứu khi bị bỏng

  • Không làm trợt loét vết bỏng, bóc bỏ nốt phồng.
  • Khi vết thương sưng nề, nóng, viêm tấy đỏ, đau, có mủ, bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Tóm tắt khi bị bỏng bô

  • Bỏng do tai nạn sinh hoạt chiếm tỷ lệ khoảng 60-65% số người bị bỏng, trong đó bỏng bô xe chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến bỏng bô xe máy do: bị ngã, đổ xe, do trẻ em chơi đùa, bất cẩn khi di chuyển trên xe….
  • Khi bị bỏng, để giảm thiểu sưng đau, vết bỏng sâu dẫn đến biến chứng, nhiễm trùng, người bị bỏng cần lưu ý làm mát vết bỏng ngay bằng cách: rửa, tưới hoặc ngâm vết bỏng vào nước mát, sạch cho đến khi hết rát, dùng thuốc xịt bỏng….
  • Bên cạnh đó, cần rửa vết bỏng hàng ngày bằng nước muối sinh lý; không được bóc, bỏ khi vết bỏng bị phồng rộp, sử dụng băng gạc vết thương khi di chuyển trên đường để tránh bụi… Đặc biệt, khi bị bỏng không được tự ý xử lý vết thương bằng nước mắm, nước tương, đắp các loại lá không rõ nguồn gốc gây nhiễm trùng cho vùng da bị bỏng.

Bài viết Các bước xử lý đơn giản mà hiệu quả khi bị bỏng bô xe máy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-buoc-xu-ly-don-gian-ma-hieu-qua-khi-bi-bong-bo-xe-may-5462/feed/ 0
Cấp cứu khi bị bỏng hóa chất https://benh.vn/cap-cuu-khi-bi-bong-hoa-chat-3393/ https://benh.vn/cap-cuu-khi-bi-bong-hoa-chat-3393/#respond Mon, 29 Apr 2019 01:35:14 +0000 http://benh2.vn/cap-cuu-khi-bi-bong-hoa-chat-3393/ Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, bỏng hóa chất xảy ra khi da hoặc mắt tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng như acid hoặc kiềm… Bỏng hóa chất được xếp vào loại bỏng ăn da. Nó có thể gây ra các phản ứng trên da hoặc trong cơ thể và gây bỏng cơ quan nội tạng nếu nạn nhân nuốt phải hóa chất.

Bài viết Cấp cứu khi bị bỏng hóa chất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nếu bị hóa chất gây bỏng da, hãy làm theo các bước sau:

– Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong 15 phút trở lên. Nếu hóa chất gây bỏng là chất dạng bột như vôi, hãy chải sạch nó khỏi da trước khi rửa.

– Cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức đã bị dính hóa chất

– Che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch.

Bỏng hóa chất nhẹ thường liền mà không cần điều trị gì thêm.

Đến ngay cơ sở y tế nếu:

– Nạn nhân có dấu hiệu sốc, như ngất, da xanh tái hoặc thở nông.

– Bỏng hóa chất thâm qua lớp da ngoài cùng, và gây bỏng độ 2 trên diện tích có đường kính trên 5 – 8cm.

– Bỏng hóa chất xảy ra ở mắt, bàn tay, bàn chân, mặt, bẹn hoặc mông hoặc ở khớp lớn.

Nếu bạn không biết chắc liệu chất đó có độc hay không, hãy gọi ngay cho trung tâm chống độc. Nếu bạn đến cơ sở y tế, hãy mang theo hộp đựng hóa chất hoặc bản mô tả đầy đủ về hóa chất đó để nhận dạng.

Hóa chất bắn vào mắt

Nếu bạn bị hóa chất bắn vào mắt, hãy thực hiện ngay các bước sau:

1. Rửa sạch mắt bằng nước

– Dùng nước sạch chảy từ vòi nước ấm trong ít nhất 20 phút, và sử dụng những cách sau đây là nhanh nhất:

– Dùng vòi hoa sen phun nước ấm lên trán cho nước chảy tràn qua bên mắt bị hóa chất. Hoặc hướng vòi phun vào phần sống mũi giữa hai mắt nếu cả hai mắt đều bị dính hóa chất.

– Cúi đầu dưới vòi nước và nghiêng sang một bên. Sau đó cố mở bên mắt bị hóa chất trong khi cho nước chảy nhẹ nhàng.

– Với trẻ em, tốt nhất là cho trẻ nằm trong bồn tắm hoặc ngửa đầu vào bồn rửa trong khi bạn phun nhẹ nước lên trán ở bên mắt bị dính hóa chất hoặc vào chỗ sống mũi giữa hai mắt. Nhớ rửa trong ít nhất 20 phút cho dù bạn dùng cách nào.

2. Rửa tay bạn bằng xà phòng và nước

Rửa tay thật kỹ để đảm bảo không còn hóa chất hoặc xà phòng dính trên đó. Mục tiêu trước nhất của bạn là loại bỏ hóa chất ra khỏi bề mặt mắt, nhưng sau đó bạn cần đảm bảo loại bỏ hóa chất ra khỏi tay.

3. Tháo kính áp tròng

Nếu kính chưa bị tuột ra trong khi rửa, thì bạn hãy tháo chúng ra.

Thận trọng:

– Không dụi mắt, dụi mắt có thể gây tổn thương thêm

– Không cho bất kỳ thứ gì ngoài nước hoặc nước muối sinh lý để rửa kính áp tròng vào mắt, và không dùng thuốc nhỏ mắt trừ khi bác sĩ khuyên bạn làm như vậy.

Đến ngay cơ sở y tế

Sau khi làm theo các bước ở trên, hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu. Mang theo hộp đựng hóa chất hoặc tên hóa chất khi bạn đến cơ sở y tế. Nếu có thể, hãy đeo kính râm vì mắt bạn sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng.

Chấn thương cột sống

Nếu bạn nghi có chấn thương lưng hoặc cổ (cột sống), không di chuyển người bệnh. Liệt vĩnh viễn và các biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra nếu bạn làm như vậy. Hãy coi một người nào đó là bị chấn thương cột sống nếu:

– Có bằng chứng về tổn thương vùng đầu với sự thay đổi liên tục trong mức độ nhận thức của người bệnh.

– Người bệnh kêu đau nhiều ở cổ hoặc lưng

– Người bệnh không cử động cổ

– Chấn thương gây một lực mạnh vào vùng lưng hoặc đầu.

– Người bệnh khai bị yếu, tê bì, liệt hoặc không điều khiển được các chi, bàng quang và ruột

– Cổ hoặc lưng bị vặn hoặc có tư thế kỳ cục

Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị tổn thương cột sống:

– Hãy gọi cấp cứu hoặc trợ giúp y tế

– Mục đích của sơ cứu đối với chấn thương cột sống là giữ cho người bệnh ở nguyên tư thế như khi được tìm thấy. Giữ nguyên bệnh nhân. Chèn một khăn tắm dày vào cả hai bên cổ hoặc cố định đầu và cổ không cho di chuyển.

– Sơ cứu hết khả năng mà không dịch chuyển đầu hoặc cổ người bệnh. Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu của tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động), bắt đầu phương pháp hồi sức tim phổi, nhưng không đẩy đầu ngửa ra sau để mở đường hô hấp. Dùng ngón tay của bạn nắm nhẹ lấy cằm và nhấc cằm hướng về phía trước.

– Nếu bạn buộc phải lăn nạn nhân vì nạn đang nôn, ngạt, chảy máu, hoặc có nguy cơ bị tổn thương thêm, hãy nhờ ít nhất là 2 người cùng làm để giữ đầu, cổ và lưng người bệnh thẳng trong khi lăn người bệnh sang một bên.

Bài viết Cấp cứu khi bị bỏng hóa chất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cap-cuu-khi-bi-bong-hoa-chat-3393/feed/ 0
Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị bỏng https://benh.vn/ky-nang-so-cuu-khi-tre-bi-bong-7444/ https://benh.vn/ky-nang-so-cuu-khi-tre-bi-bong-7444/#respond Thu, 15 Nov 2018 06:21:18 +0000 http://benh2.vn/ky-nang-so-cuu-khi-tre-bi-bong-7444/ Bỏng là một loại tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào kể cả ở trong căn nhà bạn, nhất là đối với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ thường tò mò, hiếu động nên rất dễ bị bỏng. Nếu cha mẹ không sơ cứu cho trẻ kịp thời hậu quả để lại sẽ vô cùng nặng.

Bài viết Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị bỏng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bỏng là một loại tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào kể cả ở trong căn nhà bạn, nhất là đối với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ thường tò mò, hiếu động nên rất dễ bị bỏng. Nếu cha mẹ không sơ cứu cho trẻ kịp thời hậu quả để lại sẽ vô cùng nặng.

Vậy những kỹ năng sơ cứu bỏng cho trẻ cha mẹ cần nhớ như thế nào?

xu-ly-khi-bi-bong

Xử lý tình huống khi trẻ bị bỏng

  • Bỏng là một tổn thương ở da do tác động từ nhiệt độ như của lò sưởi, lò nướng, nước sôi… Bỏng nước sôi là tai nạn phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.
  • Khi con bạn bị bỏng, trước tiên hãy kiểm tra, đảm bảo khu vực xung quanh đã an toàn và không còn nguy cơ gây tổn thương thêm cho trẻ. Nếu có thể hãy đưa trẻ đến nơi an toàn để sơ cứu.
  • Nếu vết bỏng ở phần thân của trẻ, hãy cởi bỏ quần áo cho trẻ ngay lập tức để áo quần không dính vào vết bỏng, tháo các phụ kiện cho trẻ nếu có để vết bỏng được khô thoáng.

Sơ cứu ban đầu

  • Làm mát vết bỏng dưới nước trong vòng 20 phút. Sơ cứu ngay lập tức. Cách làm này sẽ có hiệu quả trong vòng 3 tiếng sau khi bị bỏng.
  • Làm mát vết bỏng nhưng không phải làm lạnh trẻ. Nếu vết bỏng lớn, bạn cần dừng làm mát nó sau 20 phút. Để quá lâu sẽ làm hạ thân nhiệt của trẻ rất nhanh.
  • Che hờ vết bỏng bằng một chiếc khăn ướt sạch, sáng màu hay một lớp bóng kính sạch. Nâng vết bỏng (nếu ở tay lên cao).

Khi cần chăm sóc y tế

  • Không chườm đá, nước đá, kem dưỡng ẩm, dầu, thuốc mỡ, kem hoặc bột vào vết bỏng vì chúng có thể làm vết bỏng bị nặng hơn.
  • Cần gọi ngay cấp cứu nếu trẻ bị bỏng ở cổ, mặt, bàn tay hoặc bộ phận sinh dục hay vết bỏng lớn hơn kích thước một bàn tay.
  • Cần đến ngay một cơ sở y tế hoặc bệnh viện nếu vết bỏng có kích thước lớn, hay sâu và phồng rộp nặng. Nếu trẻ bị đau nặng và bạn không chắc chắn nên làm thế nào thì hãy lập tức đưa trẻ tới ngay bác sĩ.

Xem thêm: Bỏng ở trẻ em

Bài viết Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị bỏng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ky-nang-so-cuu-khi-tre-bi-bong-7444/feed/ 0
Cách thay băng và rửa sạch vết thương khi bị bỏng https://benh.vn/cach-thay-bang-va-rua-sach-vet-thuong-khi-bi-bong-4123/ https://benh.vn/cach-thay-bang-va-rua-sach-vet-thuong-khi-bi-bong-4123/#respond Tue, 04 Sep 2018 04:50:08 +0000 http://benh2.vn/cach-thay-bang-va-rua-sach-vet-thuong-khi-bi-bong-4123/ Việc thay băng để loại bỏ dịch mủ đọng ở vết bỏng, cắt bỏ mô hoại tử, làm sạch vết thương bỏng, đưa thuốc vào điều trị tại chỗ, bổ sung chẩn đoán diện tích và độ sâu.

Bài viết Cách thay băng và rửa sạch vết thương khi bị bỏng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việc thay băng để loại bỏ dịch mủ đọng ở vết bỏng, cắt bỏ mô hoại tử, làm sạch vết thương bỏng, đưa thuốc vào điều trị tại chỗ, bổ sung chẩn đoán diện tích và độ sâu.

Khi thay băng nên

– Đảm bảo vô khuẩn, chống lây chéo

– Thay băng phải nhẹ nhàng, tỉ mỉ

– Không làm đau đớn thêm cho người bệnh, hạn chế gây chảy máu hoặc làm bong các mảnh da ghép

kỹ thuật thay băng khi bị bỏng

Chỉ định thay băng

Thay băng thường kỳ

Tuỳ theo tình trạng của vết thương, nếu vết thương diện rộng, nhiều dịch mủ, thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp, ít mủ thay băng  hai ngày một lần

Kỹ thuật thay băng

Những quy định về vô khuẩn trong thay băng

– Sau khi thay băng cho một bệnh nhân, phải ngâm rửa lại tay, mỗi bệnh nhân phải dùng khẩu phần thay băng riêng để tránh lây chéo.

– Khẩu phần thay băng gồm: 2 khay quả đậu, 2 nỉa (1 nỉa có mấu, 1 nĩa không có mấu), 1 kéo cong, bông băng, gạc, thuốc vừa đủ, tất cả đều được hấp sấy vô khuẩn.

Thứ tự bệnh nhân vào thay băng

– Ưu tiên những bệnh nhân cần xử trí kỳ đầu, bệnh nhân sau ghép da, tiếp theo là bệnh nhân có diện tích bỏng hẹp, ít dịch mủ, rồi đến những bệnh nhân có vết bỏng rộng, cuối cùng là những bệnh nhân có nhiễm khuẩn nặng.

– Nếu không có bệnh nhân sau mổ ghép da thì bệnh nhân mới vào viện thay băng trước, bệnh nhân cũ thay băng sau. trẻ em ít tuổi nhất được ưu tiên thay băng trước.

– Những bệnh nhân có bệnh truyền nhiễm phải được thay băng sau cùng với bộ dụng cụ riêng.

– Nên đưa bệnh nhân tới buồng băng để thay băng, trừ bệnh nhân bỏng nặng phải thay băng tại giường bệnh (cần có bàn và kíp thay băng di động)

Nhiệm vụ của nhân viên thay băng: phải có người vô khuẩn và người nhiễm khuẩn

Người nhiễm khuẩn: chuyển bệnh nhân đến buồng băng, và chuyển bệnh nhân về buồng bệnh, dùng pin, kéo tháo băng và gạc ngoài. dội nước muối sinh lý 0,9% hoặc thuốc tím loãng cho ẩm gạc, giúp việc cho người vô trùng, băng bó vết thương đúng kỹ thuật.

Kỹ thuật thay băng: nên do người làm công tác vô khuẩn thực hiện

– Người vô khuẩn khi thay băng phải rửa tay theo đúng quy trình bệnh viện, mặc quần áo đã được hấp vô khuẩn, đi găng tay đã hấp

– Dùng 2 pin nhẹ nhàng bóc lớp gạc bên trong ra, sao cho miếng gạc phải song song với mặt da. Dùng pin có mấu cặp bông cầu đã vắt nước sao cho thiết diện của bông khi chấm vết thương được tiếp xúc nhiều mà mũi nỉa không chạm vào vết thương.

– Khi rửa vết thương bỏng phải theo thứ tự sau đây:

  • Rửa từ vùng sạch đến vùng bẩn (vùng đầu, mặt rửa trước, còn các vùng bàn chân, tầng sinh môn rửa ở thì  cuối của thay băng)
  • Trên một vết thương: chỗ nào sạch rửa trước, bẩn rửa sau. Vùng da lành mép vết thương có thể sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch thuốc đỏ

– Chú ý không để gây chảy máu, ảnh hưởng đến mảnh da ghép, nếu mảnh da ghép bong ra phải đặt lại.

– Dùng gạc cầu thấm nhẹ nhàng vết thương, lấy bỏ giả mạc, cắt bỏ hoại tử, rửa lại vết thương cho sạch, nếu thấy chảy máu phải đặt gạc tẩm dung dịch  canxi chlorua 10%, hoặc nước muối ấm

– Đặt gạc thuốc hoặc bôi thuốc trực tiếp lên vết bỏng (theo chỉ định của bác sỹ). Sau đó đắp gạc khô hút nước (nếu là vùng ghép da thêm một lớp gạc vaselin) lớp gạc sau chờm lên lớp gạc trước 1cm. độ dày của gạc tuỳ thuộc vào sự tiết dịch, mủ của vết thương.

– Đối với mô hạt chuẩn bị ghép da không đắp dầu mỡ trực tiếp lên mổ hạt từ 3-5 ngày trước mổ.

Thay băng một số trường hợp đặc biệt

Đối với vết bỏng đã bôi thuốc tạo màng

– Nếu màng khô thì để tự khỏi.

– Nếu nhiễm trùng dưới màng thuốc thì dùng kéo cắt bỏ màng thuốc bị nhiễm trùng, rửa sạch bằng nước muối sinh lý 0,9% và đắp gạc thuốc vào vùng cắt màng.

Đối với vết bỏng để gạc bán hở

– Nếu khô thì không xử trí gì để hở tự khỏi.

– Nếu ướt dùng kéo cắt bỏ gạc bị ướt, rửa sạch và đắp một lớp gạc thuốc để bán hở, sấy khô.

Đối với bỏng vùng mặt và vùng tầng sinh môn

– Nếu bỏng nông: rửa sạch, thấm khô, bôi thuốc đỏ, để hở

– Nếu bỏng sâu: rửa sạch, đắp thuốc và băng lại, thay băng theo chỉ định

Thay băng sau mổ ghép da mảnh mỏng tự thân

Chỉ định

– Với ghép da tem thư: 72 giờ sau mổ hoặc muộn hơn nếu bệnh nhân không sốt, tại chỗ vết bỏng khô, sạch.

– Với ghép da tự thân mảnh lớn: thay băng kỳ đầu sau 24 giờ. các ngày sau thay băng hàng ngày nếu vết bỏng nhiều dịch. nếu khô thay băng hai ngày một lần.

– Nơi lấy da: thay băng kỳ đầu sau 24 giờ.

Kỹ thuật

– Người hữu khuẩn đưa bệnh nhân sau mổ ghép da lên buồng thay băng đầu tiên, cắt bỏ băng.

– Người vô khuẩn dùng nỉa bóc lớp gạc xốp, bóc lớp gạc dầu (vaselin)

– Dùng bông thấm nước, tẩm nước vào lớp gạc thuốc trong cùng cho đỡ dính. dùng nỉa không mấu để bóc lớp gạc trong cùng, khi bóc nhẹ nhàng, lớp gạc tiếp tuyến với mặt da. dùng nỉa có mấu để cặp bông cầu đã vắt nước để ép dịch. lấy bỏ đi những dải máu tụ hoặc những ổ mủ (nếu có), đặt lại những mảnh da bị bong. dùng gạc hoặc bông vô khuẩn thấm, ép cho hết sạch dịch hoặc mủ vùng da ghép.

– Đặt một lớp gạc thuốc (theo chỉ định của bác sỹ) ở lớp trong cùng

– Đặt một lớp gạc dầu tiếp theo lên trên lớp gạc thuốc

– Đặt gạc khô thấm nước (độ dày tuỳ thuộc vào mức độ tiết dịch của vết thương). các lớp gạc xếp lên nhau như “mái ngói”

– Băng ép chặt vừa phải

– Vùng đựơc ghép da nên kê cao, không để tiếp xúc với mặt giường nằm vì dễ bị tiết dịch và nhiễm khuẩn, da sẽ chết

Đối với vùng cho da: sau khi bệnh nhân đã được giảm đau tốt, người vô trùng bóc từng lớp gạc xốp ỏ bên ngoài và để lại một lớp gạc dầu ở trong cùng. sấy khô vùng này bằng máy sấy. nếu diễn biến thuận lợi, sau 5-7 ngày vùng cho da sẽ tự liền và màng thuốc sẽ bong

Các thuốc thường sử dụng ở buồng băng

Dạng dung dịch

– Dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

– Dung dịch becberin 0,1%.

– Dung dịch  axit boric 3%,

– Dung dịch nitrat bạc 0,25%, 0,5%,

– Dung dịch sulfat đồng 5%,

– Dung dịch  thuốc đỏ,

– Dung dịch betadin 10% hoặc povidin 10%

– Nước nghệ ép, nước muối 5%,…

Dạng thuốc mỡ

– Mỡ cao vàng, mỡ vaselin, mỡ kháng sinh, chitosan…

– Mỡ madhuxin.

– Mỡ madecasol.

Dạng bột

Bột b76, bột a.boric…

Dạng cream

– Các chế phẩm của silver sulfadiazin 1% (cream sulfadiazin-bạc 1%, sivirin 1%).

– Cream biafin.

– Cream nghệ.

Bài viết Cách thay băng và rửa sạch vết thương khi bị bỏng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-thay-bang-va-rua-sach-vet-thuong-khi-bi-bong-4123/feed/ 0
Cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng bỏng dao cạo https://benh.vn/cach-dieu-tri-va-ngan-ngua-tinh-trang-bong-dao-cao-10079/ https://benh.vn/cach-dieu-tri-va-ngan-ngua-tinh-trang-bong-dao-cao-10079/#respond Sat, 11 Aug 2018 07:28:27 +0000 http://benh2.vn/cach-dieu-tri-va-ngan-ngua-tinh-trang-bong-dao-cao-10079/ Bỏng dao cạo là vấn đề thường hay gặp phải ở nam giới. Gây khó chịu, đau rát, thậm chí sưng tấy, xuất hiện các đốm nhỏ li ti. Tuy nhiên bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra một số cách điều trị cũng như ngăn ngừa tình trạng trên.

Bài viết Cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng bỏng dao cạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bỏng dao cạo là vấn đề thường hay gặp phải ở nam giới. Gây khó chịu, đau rát, thậm chí sưng tấy, xuất hiện các đốm nhỏ li ti. Tuy nhiên bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra một số cách điều trị cũng như ngăn ngừa tình trạng trên.

Bỏng dao cạo là gì?

Bỏng dao cạo là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể sau khi dùng dao cạo, bao gồm vùng mặt, vùng cổ, tay, chân và vùng dưới cánh tay. Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết vết bỏng dao cạo bao gồm:

  • Phát ban
  • Đỏ tấy
  • Ngứa ngáy
  • Sưng tấy
  • Đau nhói khi chạm
  • Cảm giác bỏng rát
  • Xuất hiện các đốm đỏ li ti.

Các cách điều trị bỏng dao cạo

Bỏng dao cạo sẽ gây khó chịu và đau nhói, tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự cải thiện và biến mất dần theo thời gian.

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà sau để giảm bớt các triệu chứng do vết bỏng dao cạo.

1. Tránh cạo sát hoặc chạm vào vùng da bị bỏng

Khi cạo râu hoặc lông trên cơ thể, bạn không nên chạm hoặc cạo vùng da bị bỏng. Theo thời gian, chúng sẽ tự hồi phục và có thể làm giảm nguy cơ mắc thêm các chứng viêm nhiễm, kích ứng hoặc nhiễm trùng.

cạo râu

2. Chườm băng, vải lạnh

Chườm một miếng vải hoặc băng mát, ẩm lên vùng da bị trầy xước có thể giúp bạn giảm ngứa và viêm.

Bạn chỉ cần đặt một chiếc khăn sạch dưới vòi nước lạnh và để ướt. Sau đó, vắt khăn cho khô bớt và chườm lên da trong 20 phút. Bạn có thể chườm vài lần cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Dung dịch làm săn da (se lỗ chân lông)

Một trong những biện pháp khắc phục bỏng dao cạo phổ biến nhất tại nhà chính là thoa dung dịch làm săn da. Dung dịch này sẽ giúp làm giảm chứng viêm và đỏ rát do bỏng dao cạo gây ra.

Các dung dịch làm se tự nhiên thường được ưa chuộng là:

  • Giấm táo
  • Trà đen ủ nguội
  • Dầu cây trà (một vài giọt trộn với nước)
  • Chiết xuất cây phỉ.

Bạn hoàn toàn có thể thoa chúng trực tiếp lên mặt và vùng da bị bỏng hoặc nhỏ vào khăn lạnh để chườm.

4. Các loại dầu tự nhiên

Bạn có thể chọn dùng một số loại dầu tự nhiên để làm mềm và cung cấp độ ẩm cho da, giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát và đau khi chạm.

Sau đây là một số loại dầu phổ biến:

  • Dầu bơ
  • Dầu dừa
  • Dầu ô liu
  • Dầu hạnh nhân ngọt.

Bạn cũng có thể dùng các chất làm mềm khác bao gồm các loại kem dưỡng da không có hương thơm, nước thơm dùng sau khi cạo, kem dưỡng ẩm để thoa lên vùng da bị bỏng. Hãy lưu ý bạn không nên sử dụng các sản phẩm có chứa cồn vì cồn chính là chất gây kích ứng da.

5. Lô hội

Gel lô hội được chiết xuất từ cây nha đam (còn gọi là cây lô hội) thường được dùng để trị các vết bỏng, vết cắt và vết trầy xước. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng một số enzyme trong cây lô hội có khả năng làm giảm chứng viêm sau khi thoa lên da nữa đấy.

Bạn hãy thử dùng các biện pháp điều trị kể trên để cải thiện và giảm bớt tình trạng bỏng do dùng dao cạo nhé.

Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên.

Cẩm nang y học Benh.vn (Nguồn  HelloBacsi)

Bài viết Cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng bỏng dao cạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-dieu-tri-va-ngan-ngua-tinh-trang-bong-dao-cao-10079/feed/ 0