Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 23 Oct 2019 18:04:10 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bướu cổ nên và không nên ăn gì? https://benh.vn/buou-co-nen-va-khong-nen-an-gi-59649/ https://benh.vn/buou-co-nen-va-khong-nen-an-gi-59649/#respond Fri, 29 Mar 2019 04:37:33 +0000 https://benh.vn/?p=59649 Bướu cổ hay còn gọi là bướu tuyến giáp là tình trạng do thiếu iot gây nên. Một chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là những thực phẩm người bị bướu cổ nên và không nên ăn.

Bài viết Bướu cổ nên và không nên ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bướu cổ hay còn gọi là bướu tuyến giáp là tình trạng do thiếu iot gây nên. Một chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là những thực phẩm người bị bướu cổ nên và không nên ăn.

Những thực phẩm nên ăn

Hải sản

Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh bướu cổ là do thiếu hụt iot. Khi cơ thể thiếu iot, tuyến giáp sẽ hoạt động nhiều hơn để tổng hợp hormon giáp trạng. Vì vậy làm phình tuyến giáp và dẫn đến bướu cổ.

Trong khi đó, hải sản là loại thực phẩm chứa lượng iot tự nhiên dồi dào. Các loại hải sản như tôm, cua, ngao, sò, hến,… là nguồn cung iot tuyệt vời.

Cá biển

Thiếu Vitamin A sẽ khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị rối loạn, lâu dần gây ra bướu cổ. Cá biển là một loại thực phẩm rất giàu vitamin A. Các loại cá biển có thể thêm vào bữa ăn như cá ngừ, cá hồi, cá thu,…

Rau củ quả

ăn nhiều rau củ quả trị táo bón sau sinh

Ngoài cá biển, Vitamin A còn được cung cấp thông qua các loại rau củ quả có màu vàng và xanh đậm, ví dụ như cà rốt, bí đỏ, cà chua, rau diếp,… Rau củ quả luôn là thực phẩm có lợi cho sức khỏe vì giàu vitamin, chất xơ, ít chất béo. Đây cũng là một nguồn cung cấp vitamin A an toàn và không gây ra tác dụng phụ.

Sữa chua và pho-mát

Những sản phẩm từ sữa như pho-mát hay sữa chua đều rất giàu protein, vitamin, canxi và iot. Không những cung cấp iot cho cơ thể, sữa chua còn tác động tích cực lên hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng, tăng vị giác, giúp người bệnh bướu cổ ăn ngon hơn.

Ngoài ra, khoai tây và các loại đậu như đậu xanh, đậu hà lan cũng là những nguồn cung cấp iot từ tự nhiên.

Thực phẩm không nên ăn

Rau họ cải

Các loại rau họ cải chẳng hạn như bông cải xanh, súp lơ, cải ngọt, cải xoăn, bắp cải,… có chứa các hợp chất lưu huỳnh gọi là glucosinolate. Khi các hợp chất này bị phá hủy sẽ sinh ra isothiocyanates. Isothiocyanates lấy đi iot mà tuyến giáp cần, đồng thời ngăn cản sự hấp thu iot của tuyến giáp. Ngoài ra, trong bắp cải trắng còn chứa goitrin – hợp chất gây bất lợi cho bệnh bướu cổ.

Nếu vẫn muốn cung cấp những loại rau này trong chế độ ăn thì có thể thái nhỏ kết hợp ngâm rửa kỹ. Khi đó isothiocyanates sẽ mất đi khoảng 75% và khi luộc sẽ mất đi khoảng 95%, goitrin.

Đậu nành

Các loại đậu rất tốt cho bệnh nhân bướu cổ, trừ đậu nành. Đậu nành có đặc tính kháng giáp, đặc tính này sẽ tăng lên khi cơ thể thiếu iot. Isoflavone trong sữa đậu gây ảnh hưởng tiêu cực đến người mắc bướu cổ. Những sản phẩm từ đậu nành cần kiêng như đậu phụ, sữa đậu nành, bao gồm cả một số loại mayonnaise và món salad.

Tuy bệnh bướu cổ chủ yếu là do sự thiếu hụt iot nhưng nếu bổ sung iot quá nhiều cũng sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực. Một chế độ ăn hợp lý, cân đối mới là tốt nhất cho người bệnh.

Benh.vn (Theo BV Thu cúc)

Bài viết Bướu cổ nên và không nên ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/buou-co-nen-va-khong-nen-an-gi-59649/feed/ 0
Bệnh viện Bạch Mai: Điều trị bướu cổ bằng phương pháp đốt sóng cao tần https://benh.vn/benh-vien-bach-mai-dieu-tri-buou-co-bang-phuong-phap-dot-song-cao-tan-8948/ https://benh.vn/benh-vien-bach-mai-dieu-tri-buou-co-bang-phuong-phap-dot-song-cao-tan-8948/#comments Fri, 12 Jan 2018 06:58:19 +0000 http://benh2.vn/benh-vien-bach-mai-dieu-tri-bieu-co-bang-phuong-phap-dot-song-cao-tan-8948/ Với kỹ thuật tiên tiến và áp dụng công nghệ hiện đại, bệnh nhân bị u tuyến giáp tại Việt Nam sẽ được điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần thay cho mổ nội soi. Qua đó người bệnh không còn nỗi lo vết mổ ở cổ gây mất thẩm mỹ, đặc biệt không phải gây mê, biến chứng hay nằm viện dài ngày.

Bài viết Bệnh viện Bạch Mai: Điều trị bướu cổ bằng phương pháp đốt sóng cao tần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Với kỹ thuật tiên tiến và áp dụng công nghệ hiện đại, bệnh nhân bị u tuyến giáp tại Việt Nam sẽ được điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần thay cho mổ nội soi. Qua đó người bệnh không còn nỗi lo vết mổ ở cổ gây mất thẩm mỹ, đặc biệt không phải gây mê, biến chứng hay nằm viện dài ngày.

Bệnh nhân Đàm Thị Ngân 41 tuổi ở Tuyên Quang bị bướu cổ 5 năm, khối u to gần 4 cm nhưng vẫn chưa dám đi mổ. Khi biết được phương pháp mới, điều trị bằng đốt sóng cao tần chị đã mạnh dạn đi điều trị. Quá trình thực hiện, các bác sĩ đã chọc cây kim (lớn hơn kim tiêm một chút) qua da tiếp cận với khối u và dùng sóng cao tần để phá hủy. Sau thời gian, khối u xơ hóa, thu nhỏ dần.

Bệnh nhân điều trị u tuyến giáp bằng phương pháp đốt sóng cao tần.

Kết quả, sau 7 tháng, khối u trong cổ chị đã giảm 80%. Chị vui mừng chia sẻ “Trước đó khối u to như quả trứng nên nhìn thấy rõ, tôi khó thở khi nằm nghiêng bên phải. Giờ u gần như không còn dấu vết, không có sẹo mổ”

Theo các bác sĩ, chị Ngân là một trong 20 bệnh nhân đầu tiên tại miền Bắc được điều trị u tuyến giáp lành tính bằng đốt sóng cao tần ở Bệnh viện Bạch Mai. Thạc sĩ bác sĩ Ngô Lê Lâm, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, u tuyến giáp hay bướu cổ là bệnh khá phổ biến, tỷ lệ chung trên thế giới ước tính chiếm khoảng 50-70% dân số, trong đó trên 95% là u lành tính. Tại Việt Nam, mỗi năm có gần 120.000 ca được khám và điều trị.

Với những trường hợp u ác tính ung thư, người bệnh bắt buộc phải phẫu thuật, điều trị phóng xạ. Với những u lành tính, bệnh nhân có thể mổ mở, mổ nội soi không để lại sẹo hoặc đốt sóng cao tần. Đây là phương pháp mới phổ biến vài năm nay. Khi can thiệp đốt sóng cao tần, bác sĩ chỉ cần gây tê vùng điều trị, không cần rạch da, bác sĩ vừa làm vừa nói chuyện với bệnh nhân để biết không có biến chứng dây thần kinh.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Lâm, không phải khối u lành tính nào cũng cần điều trị. Chỉ những trường hợp khối u to, gây mất thẩm mỹ, chèn ép khiến khó nuốt, đau, khó thở mới có chỉ định can thiệp.

Chia sẻ về phương pháp mới, giáo sư Phạm Minh Thông, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, bệnh nhân được chỉ định can thiệp đốt sóng cao tần khi có 2 lần sinh thiết cho kết quả u lành tính, kết hợp với hình ảnh siêu âm. Ưu điểm là bệnh nhân không cần gây mê, thời gian tiến hành khoảng 30-60 phút; ít gây biến chứng đốt nhầm dây thần kinh quặn ngược gây khàn tiếng. Sau can thiệp 1-2 giờ, bệnh nhân có thể về nhà.

Nếu so sánh 2 phương pháp (mổ nội soi và đốt sóng cao tần) thì phương pháp cũ mặc dù can thiệp tối thiểu, bệnh nhân vẫn phải nằm viện ít nhất vài ngày, tỷ lệ nhất định tai biến như khàn tiếng, suy giáp… Tuy nhiên, với phương pháp đốt sóng cao tần, bệnh nhân tránh được tất cả những tai biến trong ca mổ.

Được biết, chi phí cho mỗi ca đốt sóng cao tần điều trị u tuyến giáp tại Việt Nam 16-18 triệu đồng, trong khi tại Hàn Quốc 300 triệu đồng. Để giảm thiểu kinh phí cho bệnh nhân, bệnh viện Bạch Mai đang đề xuất Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí này.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Vnexperss.net)

Bài viết Bệnh viện Bạch Mai: Điều trị bướu cổ bằng phương pháp đốt sóng cao tần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-vien-bach-mai-dieu-tri-buou-co-bang-phuong-phap-dot-song-cao-tan-8948/feed/ 1
Cảnh báo căn bệnh làm trẻ đần độn gia tăng https://benh.vn/canh-bao-can-benh-lam-tre-dan-don-gia-tang-8946/ https://benh.vn/canh-bao-can-benh-lam-tre-dan-don-gia-tang-8946/#respond Fri, 06 May 2016 06:58:17 +0000 http://benh2.vn/canh-bao-can-benh-lam-tre-dan-don-gia-tang-8946/ Theo các chuyên gia y tế, bệnh bướu cổ, đặc biệt ở trẻ nhỏ, đang gia tăng trở lại. Đây là căn bệnh nguy hiểm ở trẻ, ảnh hưởng tới sức khoẻ, sự phát triển thông minh của trẻ.

Bài viết Cảnh báo căn bệnh làm trẻ đần độn gia tăng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo các chuyên gia y tế, bệnh bướu cổ, đặc biệt ở trẻ nhỏ, đang gia tăng trở lại. Đây là căn bệnh nguy hiểm ở trẻ, ảnh hưởng tới sức khoẻ, sự phát triển thông minh của trẻ.

Bé Nguyễn Hà Tr. 11 tuổi, trú tại Phú Xuyên, Hà Nội, được mẹ đưa đi khám ở Bệnh viện Nội tiết trung ương. Tại đây, bé được bác sĩ chẩn đoán bướu cổ đơn thuần. Chị Lên, mẹ của bé Tr., cho biết, từ đầu năm chị thấy con có bướu nhỏ ở cổ, nhất là khi bé hít vào, bướu nhân nhìn rất rõ.

Chị cho con đi kiểm tra ở Bệnh viện Thường Tín, bác sĩ chẩn đoán bướu cổ. Sau đó chị đã cho con đi kiểm tra ở Bệnh viện Nội tiết thêm lần nữa. Bé được bác sĩ chọc hút dịch. Gần đây, chị thấy bướu cổ của con lại to hơn nên cho con đi kiểm tra tiếp.

Nỗi khổ mang tên bướu cổ

Chị Lên cho biết nhà chị không có ai bị bướu cổ. Lúc cho con đi kiểm tra chị đã rất lo lắng. Thời gian bác sĩ làm sinh thiết, cả gia đình chị mất ăn mất ngủ. May mà cháu chỉ bị bướu cổ thường.

Khi được hỏi về việc ăn muối i-ốt, chị Lên cho biết, từ rất lâu gia đình chị không ăn muối mà chuyển sang nêm gia vị bằng bột canh. Chị cũng chẳng bao giờ để ý nó có thành phần i-ốt hay không. Từ sau khi con bị bệnh, chị mới chuyển sang ăn hẳn muối i-ốt.

Vì bệnh bướu cổ nên cháu gầy hơn bạn bè, da xanh hơn. Chị Lên muốn chờ con lớn thêm vài tuổi nữa mới mổ.

Cháu Phan Thị Bích L., 9 tuổi ở Lục Nam, Bắc Giang bị bệnh bướu cổ. So với bạn bè cùng trang lứa, lúc nào Bích L. cũng bị coi là đần độn vì kém phát triển trí tuệ. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên không cho em đi khám.

Một lần, các bác sĩ tình nguyện về địa phương khám miễn phí, mẹ cho L. ra khám mới biết con chậm phát triển do bị bướu cổ, điều trị không kịp thời.

TS Phan Hướng Dương trong một lần hiến máu tính nguyện đã chia sẻ những thông tin bổ ích về bệnh bướu cổ

Bệnh từ thói quen hàng ngày

Theo TS Phan Hướng Dương, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ trẻ có biến chứng đần độn do bướu cổ không phải là quá cao. Tuy nhiên một khi trẻ đã có biến chứng chậm phát triển thì lại không thể hồi phục được.

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị bướu cổ, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây bướu cổ

Nguyên nhân cơ bản gây bướu cổ, theo TS Dương, là tình trạng thiếu i-ốt. Hàng ngày cơ thể cần từ 150-200 mcg i-ốt, nguồn gốc từ thức ăn, nước uống, không khí… Nếu sống ở vùng thiếu i-ốt, nguồn nước, các loại động thực vật sống ở đó cũng thiếu i-ốt. Hậu quả là cơ thể không nhận đủ lượng i-ốt cần thiết.

Cảnh báo tình trạng thiếu hụt i-ốt

TS Dương cho biết, theo điều tra, nhu cầu i-ốt hiện nay chỉ đáp ứng được 25-30%. Đặc biệt, các con số điều tra mới nhất của Bệnh viện Nội tiết trung ương, tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi là 9,8%.

TS Dương cảnh báo: “Tình trạng thiếu hụt i-ốt đã quay trở lại. Trước năm 2005 tình trạng thiếu i-ốt nghiêm trọng và chúng ta đã làm chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống thiếu i-ốt đạt hiệu quả rất cao. Nhưng từ sau năm 2005, thiếu sự quan tâm đã dẫn đến hệ quả thiếu i-ốt và hàng loạt các bệnh liên quan đến thiếu i-ốt xảy ra.

Do kinh phí, nhân lực hoạt động trong hệ thống suy giảm từ trung ương tới địa phương, không ai còn quan tâm tới i-ốt là gì. Đây là điều kinh khủng khi bệnh bướu cổ đã quay trở lại, ảnh hưởng tới chỉ số IQ của trẻ, có thể sinh ra cả thế hệ đần độn.

Theo điều tra của Bệnh viện Nội tiết trung ương, tỷ lệ trẻ em bị bướu cổ do thiếu i-ốt ở 7 vùng sinh thái, đây là kết quả đáng lo ngại. Bất ngờ hơn, tỷ lệ thiếu hụt i-ốt hiện nay đánh giá rõ nét nhất lại nằm ở đồng bằng, thành phố chứ không phải ở miền núi.

Từ trước 2005 đến nay khu vực Tây Nguyên, miền núi vẫn có chính sách trợ cước, trợ giá cho muối i-ốt, sau đó các tỉnh có hỗ trợ mua muối i-ốt cho bà con nên đồng bào khu vực miền núi vẫn có i-ốt dùng, người dân không thiếu muối i-ốt, trẻ con giảm bướu cổ hơn. Còn ở đồng bằng, trẻ em lại thiếu i-ốt nhiều hơn.

Phòng bệnh bướu cổ ở trẻ em, TS Dương nhấn mạnh giải pháp đã được Bệnh viện Nội tiết trung ương báo cáo Bộ Y tế và đến nay Bộ Y tế đã báo cáo chính phủ đưa vào công tác dân số từ 2016-2020. Kế hoạch này đã báo cáo Thủ tướng và đang chờ phê duyệt. Đây là chính sách quan trọng duy trì thanh toán rối loạn thiếu i-ốt.

I-ốt bắt buộc phải cho vào muối vì muối ăn là thứ gia vị mà không ai quên được trong sinh hoạt hàng ngày. Trước nỗi lo bổ sung i-ốt kèm theo nỗi lo ăn mặn và các bệnh do ăn mặn gây ra, TS Dương khẳng định theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ i-ốt được đưa vào trong muối ăn và hàm lượng muối dùng tối thiểu cho một người/ngày hoàn toàn phù hợp với nhu cầu 6 gram muối/ngày.

Benh.vn (Theo zing)

Bài viết Cảnh báo căn bệnh làm trẻ đần độn gia tăng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/canh-bao-can-benh-lam-tre-dan-don-gia-tang-8946/feed/ 0