Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 03 Mar 2020 03:54:10 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Sự thật về dầu cá và omega-3 https://benh.vn/su-that-ve-dau-ca-va-omega-3-8927/ https://benh.vn/su-that-ve-dau-ca-va-omega-3-8927/#respond Fri, 05 May 2017 06:57:56 +0000 http://benh2.vn/su-that-ve-dau-ca-va-omega-3-8927/ Cá là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Thế nhưng có nhiều điều mà bạn vẫn chưa biết và tận dụng hết loại thực phẩm này.

Bài viết Sự thật về dầu cá và omega-3 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cá là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Thế nhưng có nhiều điều mà bạn vẫn chưa biết và tận dụng hết loại thực phẩm này.

1. Uống bổ sung dầu cá cũng tốt như khi bạn ăn cá?

– Đúng

– Sai

Đáp án: Sai

Cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu, và viên nang dầu cá đều có axit béo omega-3 có lợi cho tim. Nhưng ăn cá không chỉ cung cấp cho bạn omega-3 mà còn cho bạn canxi, vitamin B2 và D. Đó cũng là một nguồn tuyệt vời của protein. Vì vậy, hãy ăn cá thường xuyên hơn, khoảng 2 lần/tuần thay vì toàn thịt.

Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về tim mạch, có thể bạn sẽ cần thêm omega-3 bổ sung, hãy nói chuyện với bác sĩ.

2. Dầu cá tốt cho tim của bạn vì nó:

Hạn chế tình trạng triglyceride cao (còn gọi là chất béo trung tính, một yếu tố rủi ro gây bệnh vữa xơ động mạch).

– Giúp bạn giảm cân

– Làm cho cơ tim mạnh hơn

Đáp án: Hạn chế tình trạng triglyceride cao

Các loại omega-3 như DHA và EPA trong dầu cá và các loại thực phẩm khác có thể làm giảm triglyceride trong máu. Nhưng để giảm tình trạng triglyceride cao, bạn cần 2-4gr DHA/EPA mỗi ngày.

Tuy nhiên, bạn khó xác định mình thực sự cần bao nhiêu omega-3. Vì vậy, bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn. Còn nếu bạn không gặp rắc rối với chất béo trung tính cao, đơn giản, bạn chỉ cần ăn cá.

3. Nếu bạn không ăn cá, bạn có thể nhận omega-3 từ:

– Quả óc chó

– Gan

– Cả hai

Đáp án: Cả hai

Trong gan, quả óc chó và một số loại dầu thực vật như dầu hạt lanh, các loại rau xanh như cải xoăn hoặc rau bina cũng có omega-3, nhưng nó không cung cấp đủ mức cần thiết cho bạn. Cá vẫn là lựa chọn tuyệt vời nhất.

4. Dầu nhuyễn thể chứa ít omega-3 hơn so với dầu cá?

– Đúng

– Sai

Đáp án: Sai

Dầu nhuyễn thể (mội loại dầu được chiết xuất từ các loài nhuyễn thể) cũng chứa nhiều DHA tương tự dầu cá; thậm chí nó còn nhiều EPA hơn. Vì thế nó cũng có tác dụng giảm triglyceride và cải thiện cholesterol hiệu quả không kém dầu cá.

5. Chúng ta nên ăn bao nhiêu cá?

– Không quá 85g mỗi tuần

– 142g mỗi tuần

– Ít nhất 200g mỗi tuần

Đáp án: Ít nhất 200g mỗi tuần

Với các loại cá chứa nhiều chất béo như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ, bạn nên ăn 2 lần/tuần. Một phần ăn là 100g, tương đương khoảng 3/4 chén. Cũng sẽ chẳng vấn đề gì nếu bạn ăn đến 340g cá (hoặc đồ biển) trong một tuần nếu đó là các loại hải sản ít chứa thủy ngân như: tôm, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi, cá da trơn.

6. Loại cá nào dưới đây ít chứa thủy ngân nhất?

– Cá hồi

– Cá đao

– Cá thu

Đáp án: Cá hồi

Cá hồi Alaska tự nhiên giàu omega-3 và ít bị nhiễm hóa chất nhất.

Cá kiếm, cá thu, cá mập, cá kình là những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao. Thủy ngân có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh của thai nhi hoặc trẻ nhỏ. Vì vậy, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc dự định có thai, cho con bú nên tránh các loại cá này.

7. Nếu bạn đang mang thai, bạn nên bổ sung dầu cá để giúp não bộ của bé phát triển?

– Đúng

– Sai

Đáp án: Sai

DHA trong chế độ ăn uống của mẹ có liên quan đến một sự thúc đẩy trí tuệ ở trẻ sơ sinh. DHA giúp não bộ của bé và mắt phát triển. Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất trong các nghiên cứu để khẳng định việc bổ sung dầu cá mang lại lợi ích này.

Bà bầu nên ăn vừa đủ cá (các loại cá có ít thủy ngân), với lượng tương đương như người bình thường, tức là không quá 340g/tuần. Và đừng quên bạn có thể có DHA nhờ việc ăn rau lá xanh đậm, dầu hạt lanh.

8. Nếu bạn đã có bệnh tim, dầu cá không mang lại lợi ích gì cho bạn?

– Đúng

– Sai

Đáp án: Sai

Bổ sung dầu cá có thể giúp bạn khắc phục một số vấn đề sức khỏe cho người bị bệnh tim. Bệnh nhân tim mạch nên được cung cấp khoảng 1g EPA và DHA kết hợp mỗi ngày, tốt nhất là từ cá.

Việc bổ sung bằng các viên uống cũng có thể giúp ích cho bạn, tuy nhiên cần tham vấn bác sĩ. Nhất là khi bạn đang dùng thuốc aspirin, warfarin hoặc một số loại thuốc điều trị tim mạch khác.

9. Thịt filet cá hồi tươi omega-3 có thể giúp:

– Tránh bệnh Alzheimer

– Chữa hen suyễn

– Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Đáp án: Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ cho biết những người bị bệnh tiểu đường nên đưa vào cơ thể nhiều omega-3 hơn, tốt nhất là ăn 2-3 phần cá một tuần, mỗi phần tương đương với 85g.

Các nghiên cứu đã không đưa ra một kết luận thống nhất về tác dụng của omega-3 trong điều trị hen suyễn cũng không tìm ra hiệu quả rõ ràng của nó đối với Alzheimer.

Bài viết Sự thật về dầu cá và omega-3 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-that-ve-dau-ca-va-omega-3-8927/feed/ 0
5 điều cần biết trước khi ăn cá https://benh.vn/5-dieu-can-biet-truoc-khi-an-ca-8392/ https://benh.vn/5-dieu-can-biet-truoc-khi-an-ca-8392/#respond Sun, 06 Mar 2016 06:47:53 +0000 http://benh2.vn/5-dieu-can-biet-truoc-khi-an-ca-8392/ Cá là loại thức ăn bổ dưỡng rất giàu vitamin, đạm, protein, DHA, canxi,… rất tốt cho sức khỏe. Nhưng trong cá cũng tiềm ẩn không ít mối nguy hại cho cơ thể nếu ăn cá sai cách.

Bài viết 5 điều cần biết trước khi ăn cá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cá là loại thức ăn bổ dưỡng rất giàu vitamin, đạm, protein, DHA, canxi,… rất tốt cho sức khỏe. Nhưng trong cá cũng tiềm ẩn không ít mối nguy hại cho cơ thể nếu ăn cá sai cách.

1. Không ăn cá sống

Hầu như tất cả các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng. Vì vậy, ăn cá sống không được xử lý sạch sẽ dễ bị nhiễm các ký sinh trùng.

Có rất nhiều người thích ăn cá sống trong đó có gỏi cá và sushi, mà họ không biết rằng điều này sẽ gây hại cho gan nhiều đến thế nào.

Ăn cá sống là cách dễ dàng nhất đưa ký sinh trùng sán lá gan vào cơ thể, gây ra bệnh sán lá gan và thậm chí là gây ra ung thư.

Theo Zing new, tại một ngôi làng tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), có nhiều người mắc bệnh sán lá gan, mà nguyên nhân chính được cho là người dân ở đây có thói quen rất hay ăn các món cá sống.

Vì thế, khi nhận thấy các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đau gan, gan phồng to, chóng mặt sau khi ăn cá, bạn cần phải đi khám sớm.

Ảnh minh họa.

2. Không ăn cá khi đói

Hiện nay có một xu hướng rất phổ biến là nhiều người ăn cá để tăng cân vì cá là một thực phẩm bổ dưỡng. Nhưng khi ăn cá trong tình trạng đói bụng (ăn cá thay cơm) sẽ dẫn đến khả năng dẫn đến bệnh gút (gout).

Đa số thực phẩm từ cá rất giàu purine, nếu khi bụng rỗng mà ăn nhiều cá chứa purine sẽ không đủ để phá vỡ carbohydrates trong thức ăn, làm mất cân bằng lượng axit trong cơ thể.

Nếu đây là thói quen ăn thường xuyên, sẽ tạo nên gánh nặng rất lớn, làm tăng tình trạng gút ngày càng trầm trọng hơn.

3. Không ăn cá khi bị ho

Những người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng.

Bởi vì, trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.

4. Không ăn mật cá

Trong Đông y, mật cá là một vị thuốc. Các chuyên gia Đông y dùng mật cá để trị các chứng bệnh như đau đầu, viêm họng, viêm tắc mạch.

Vì thế cho nên, dù mật cá có đắng thế nào mà nghe nói là “giã” được tật thì không ít người vẫn cứ cố “nuốt” để phòng bệnh theo phong trào.

Nhưng nghiên cứu cho thấy, mật cá khi ăn vào cơ thể sẽ có phản ứng cực kỳ nguy hiểm, có thể dễ dàng dẫn đến ngộ độc hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, mật cá có chứa một chất gọi là carp alcohol sulfate sodium hòa tan trong nước, là độc tố vô cùng độc hại.

Khi ăn mật cá, nếu cơ thể phản ứng mạnh với chất gây ngộ độc, hiện tượng nhiễm độc sẽ xảy ra nhanh chóng, diễn biến bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong cao.

Khi ngộ độc nhẹ do ăn mật cá sẽ có biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng nặng hơn như gan to, vàng da, đau tức vùng gan, rất ít hoặc không có nước tiểu, đau thận.

Ảnh minh họa.

5. Không phải người nào cũng ăn được cá

Cá là một thực phẩm vô cùng tốt với sức khỏe nhưng không phải người nào cũng ăn được cá.

Cụ thể, người mắc bệnh lao nếu ăn nhiều cá cùng lúc dễ bị dị ứng, nhẹ thì buồn nôn, đau đầu, da nổi mẩn, xung huyết, nặng thì tim đập nhanh, sưng môi và mặt, phát ban, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, huyết áp tăng đột ngột, thậm chí là xuất huyết não.

Những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết nên ăn ít hoặc không nên ăn cá. Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh.

Bệnh nhân xơ gan cũng không nên ăn quá nhiều cá. Vì nếu ăn quá nhiều các loại cá biển như cá trích, cá ngừ, cá mòi… sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.

Benh.vn (Theo Người đưa tin)

Bài viết 5 điều cần biết trước khi ăn cá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/5-dieu-can-biet-truoc-khi-an-ca-8392/feed/ 0