Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 03 Sep 2021 16:13:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bốn “hành vi nhỏ nhưng sức mạnh lớn” cha mẹ Do Thái thường dạy con https://benh.vn/bon-hanh-vi-nho-nhung-suc-manh-lon-cha-me-do-thai-thuong-day-con-8893/ https://benh.vn/bon-hanh-vi-nho-nhung-suc-manh-lon-cha-me-do-thai-thuong-day-con-8893/#respond Fri, 03 Sep 2021 06:57:16 +0000 http://benh2.vn/bon-hanh-vi-nho-nhung-suc-manh-lon-cha-me-do-thai-thuong-day-con-8893/ Theo Ingall, bố mẹ Do Thái có một phương pháp đặc biệt để nuôi dạy thành công trẻ em. Đó là dạy trẻ ham học hỏi, hài hước, hoài nghi, và khuyến khích trẻ theo đuổi niềm đam mê riêng của mình.

Bài viết Bốn “hành vi nhỏ nhưng sức mạnh lớn” cha mẹ Do Thái thường dạy con đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo Ingall, bố mẹ Do Thái có một phương pháp đặc biệt để nuôi dạy thành công trẻ em. Đó là dạy trẻ ham học hỏi, hài hước, hoài nghi, và khuyến khích trẻ theo đuổi niềm đam mê riêng của mình.

“Đã từng có một thời, các ông bố bà mẹ truyền tai nhau về những bí mật nuôi dạy con của Tiger Mother (mẹ Hổ). Rồi sau đó, người ta lại chuyển qua quan tâm đến cách làm cho con hạnh phúc thông qua các bữa ăn cùng gia đình của mẹ Pháp. Còn tôi cứ tự hỏi: Khi nào thì mọi người bắt đầu nói về các bà mẹ Do Thái?” – Marjorie Ingal, một biên tập viên của tạp chí Tablet đã trăn trở.

Có lẽ vì tự hào dân tộc, vì muốn chia sẻ cho toàn thế giới biết về trẻ em Do Thái, về cách nuôi dạy con của mẹ Do Thái nên Ingal đã cho ra đời cuốn sách Mamaleh Knows Best: What Jewish Mothers Do to Raise Successful, Creative, Empathetic, Independent Children (tạm dịch: Cha mẹ Do Thái làm gì để nuôi dạy con trở thành người thành công, sáng tạo, đồng cảm và độc lập) được đánh giá là hài hước mà sâu sắc.

“Không giống như các khuôn mẫu của mẹ Hổ, cha mẹ Do Thái khuyến khích trẻ tìm tòi, khám phá đến các lĩnh vực mà trẻ quan tâm”, Ingall chia sẻ. “Chúng tôi chào đón trẻ đến trường để chơi hơn là ngồi im để học. Chúng tôi tin rằng trẻ học được nhiều điều từ bạn bè, thầy cô và chúng cần có thời gian thư giãn. Chúng tôi không có giáo án cho giáo viên và yêu cầu họ phải truyền tải cho trẻ tất cả các kiến thức. Chúng tôi khuyến khích trẻ em lịch sự trong lớp, nhưng không bao giờ được ngừng đặt câu hỏi và không bao giờ ngồi yên với câu trả lời mà bản thân trẻ cảm thấy không đúng”.

tre_em_do_thai_di_hoc

Ham học hỏi, hài hước, hoài nghi, và khuyến khích trẻ theo đuổi niềm đam mê riêng của mình là phương pháp đặc biệt để nuôi dạy thành công trẻ em Do Thái.

Bên cạnh đó, trong số những bí mật của cha mẹ Do Thái thì Ingall – mẹ của hai cô con gái tin rằng có 4 bí mật để nuôi dạy con thành công mà hầu như cha mẹ Do Thái nào cũng áp dụng:

1. Luôn luôn hỏi con

Cha mẹ Do Thái thường đặt ra các câu hỏi giả định, đồng thời tham gia vào các cuộc tranh luận và khuyến khích con cùng làm với mình.

tre_em_do_thai_trong_lop_hoc

Trẻ em Do Thái được khuyến khích nên lịch sự trong lớp, nhưng không bao giờ được ngừng đặt câu hỏi và không bao giờ ngồi yên với câu trả lời mà  trẻ cảm thấy không đúng.

“Đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời của con là việc làm thường xuyên của cha mẹ Do Thái. Các bậc cha mẹ còn nhẹ nhàng chỉ ra những sai sót và mâu thuẫn trong lập luận của con, đồng thời, cha mẹ Do Thái cũng không bao giờ để trẻ có được mục đích với lý do đơn giản dễ dàng. Bên cạnh đó, cha mẹ Do Thái nói về những khó khăn mà họ đang phải đối mặt và hỏi xin ý kiến của con mình. Tôi không nói rằng cha mẹ nên tôn trọng và làm theo ý kiến của trẻ mà ý của tôi là cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia tranh luận dân sự, giúp trẻ nhìn thế giới và cuộc sống xung quanh bằng con mắt xuyên thấu mọi chuyện”, Ingall viết trong sách của mình.

2. Khuyến khích trẻ theo đuổi đam mê

Những bà mẹ Do Thái luôn luôn khuyến khích con mình theo đuổi những sở thích, niềm đam mê hứng khởi của chúng mà không cần quan tâm đến những người biết về lĩnh vực đó. “Phổ biến” và “tương tự nhau” là hai cụm từ không có trong từ điển của trẻ em Do Thái. Cảm hứng trí tuệ mới chính là điểm đến cho những ước mơ. Đặc biệt, cha mẹ Do Thái không ngăn cản con mình thực hiện những điều trẻ thích cho dù điều đó không phải là những điều cha mẹ mong đợi.

Cha mẹ Do Thái luôn luôn khuyến khích con mình theo đuổi những đam mê cá nhân mà không cần quan tâm đam mê đến những người biết về lĩnh vực đó.

“Tôi cứ nghĩ về câu chuyện của John Boyega khi ông nói với cha của mình rằng “Star Wars” sẽ được quay phần tiếp theo và ông đã nhận một vai diễn trong đó. Ngay lập tức, cha của ông đã reo lên rằng: “Thật tuyệt vời! Cha biết mà!” trước khi hỏi “Star Wars là gì?”, Ingall chia sẻ.

3. “Lén lút” đặt sách khắp nhà

Đối với cha mẹ Do Thái thì khả năng kể chuyện và óc hài hước là hai điều góp phần vào sự thành công của một đứa trẻ. Tại sao lại có nhiều diễn viên hài là người Do Thái? Chỉ vì ngay từ bé, cha mẹ của họ đã đẩy những cuốn sách về phía họ: cha mẹ họ đọc sách cho bản thân và cho con nghe, dạy con cách kể chuyện và giúp con tìm cuốn sách yêu thích.

Khả năng kể chuyện và óc hài hước là hai điều góp phần vào sự thành công của trẻ em Do Thái.

Ingall hoàn toàn ủng hộ chiến lược này và cung cấp lời khuyên thiết thực: “Cha mẹ hãy hỏi trẻ nhiều câu hỏi về cuốn sách mà trẻ đang đọc và lắng nghe những câu trả lời. Việc cha mẹ Do Thái thường làm đó là lén lút đặt sách khắp nhà, ở mọi nơi và hỏi như kiểu thờ ơ: “Con chưa sẵn sàng đọc sách à?”.

4. Biết sẻ chia với người khác

Không đặt ra tham vọng quá to tát như “hàn gắn thế giới” nhưng cha mẹ Do Thái chọn cách dạy con nhấn mạnh vào sự kết nối giữa con người và sẻ chia với người khác.

Trẻ em Do Thái mang lương thực, đồ dùng bỏ vào thùng để chuyển đến cho những người nghèo.

Chẳng hạn, trẻ em Do Thái sẽ dùng một buổi học của mình để đi từng nhà quyên góp đồ cho người vô gia cư. Hay ở Israel sẽ có những thùng đựng quần áo cũ ở mỗi góc phố. Quần áo trong những thùng này sẽ là quần áo không còn dùng nữa của một gia đình nào đó, họ sẽ để đồ ở trong thùng và những người nghèo sẽ đến, lựa quần áo phù hợp với gia đình của mình mang về mặc lại.

“Bạn và con bạn không cần phải làm gì quá to lớn hay phải sáng tạo mọi thứ”, Ingall chia sẻ. “Chỉ cần hành vi nhỏ nhưng mang sức mạnh lớn là đủ”.

Bài viết Bốn “hành vi nhỏ nhưng sức mạnh lớn” cha mẹ Do Thái thường dạy con đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bon-hanh-vi-nho-nhung-suc-manh-lon-cha-me-do-thai-thuong-day-con-8893/feed/ 0
Người Do Thái dạy con như thế nào? https://benh.vn/nguoi-do-thai-day-con-nhu-the-nao-4492/ https://benh.vn/nguoi-do-thai-day-con-nhu-the-nao-4492/#respond Sat, 16 Feb 2019 03:04:37 +0000 http://benh2.vn/nguoi-do-thai-day-con-nhu-the-nao-4492/ Người Do Thái với chỉ hơn 13 triệu dân nhưng có tới 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel. Vì vậy, người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới.

Bài viết Người Do Thái dạy con như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Người Do Thái với chỉ hơn 13 triệu dân nhưng có tới 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel. Vì vậy, người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới.

Một trong những bí quyết làm nên thành công đó là phương pháp giáo dục con từ nhỏ. Vậy, cách giáo dục con của người Do Thái như thế nào?

Tìm hiểu về người Do Thái

Trong lịch sử, người Do Thái bị đàn áp và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau. Vì vậy, dân số và phân bố dân số của họ thay đổi qua nhiều thế kỉ.

Ngày nay, dân số Do Thái dao động ở khoảng từ 12 đến 14 triệu. Theo báo Jewish Agency, trong năm 2007 có 13.2 triệu người Do Thái trên toàn thế giới; 5.4 triệu (40.9%) ở Israel, 5.3 triệu (40.2%) ở Hoa Kỳ và số còn lại rải rác khắp thế giới.

Nguồn gốc của người Do Thái theo truyền thống là vào khoảng 1800 TCN với những câu chuyện ghi lại trong Kinh Thánh về sự ra đời của đạo Do Thái.

Merneptah Stele, niên đại vào khoảng 1200 TCN, là một trong những tài liệu khảo cổ xưa nhất của người Do Thái sinh sống trong vùng đất Israel, nơi Do Thái giáo, tôn giáo độc thần đầu tiên được phát triển.

Người Do Thái sống rải rác trên khắp thế giới (Ảnh minh họa)

Theo những câu chuyện chép lại trong Kinh Thánh, người Do Thái hưởng thụ những giai đoạn tự chủ đầu tiên dưới những quan tòa từ Othniel cho tới Samson, sau đó vào khoảng năm 1000 TCN, vua David thiết lập Jerusalem như là kinh đô của Liên hiệp Vương quốc Israel và Judah và từ đó cai quản Mười hai bộ lạc của Israel.

Các nhân vật Do Thái điển hình Cộng đồng Do Thái có những đóng góp rất lớn đối với các lĩnh vực hoạt động của nhân loại như: khoa học, nghệ thuật, chính trị và thương mại. Số người Do Thái giành được giải thưởng Nobel ước tính khoảng 160 người thuộc tất cả các lĩnh vực, chiếm khoảng 25% (tức 1/4) số giải thưởng của toàn thế giới.

Phương pháp dạy con của người Do Thái

Nguyên tắc

  • Để trẻ tự phát triển có bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.
  • Học đi đôi với thực tiễn (không lý thuyết xuông)
  • Luôn tôn trọng con.
  • Không thỏa mãn các mong muốn của con.
  • Là quân sư cho con (hướng dẫn, tư vấn) không bao bọc, làm thay con mọi việc.

Phương pháp dạy con

  • Dạy con làm việc nhà từ nhỏ tùy theo lứa tuổi (trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân).
  • Dạy con tư duy vượt khó.
  • Khích lệ, động viên con khi hoàn thành tốt một công việc nào đó (mặc quẩn áo, chải răng, làm việc nhà…)
  • Khuyến khích con đưa ra ý tưởng riêng, thậm chí tranh luận với người lớn.
  • Khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng tạo, linh động…
  • Để trẻ thử điều mới và hiểu rằng không phải mọi việc đều thành công.
  • Khi trẻ làm sai, không phán xét trẻ, để trẻ học hỏi từ thất bại của chính mình và tìm ra cách giải quyết tốt hơn cho lần sau.

Những “hạn chế” trong cách giáo dục con của người Việt

  • Bao bọc con quá mức.
  •  Luôn “nhân nhượng” với những yêu cầu của con.
  • Đầu tư toàn bộ thời gian cho con học tập, nghỉ ngơi dẫn đến tình trạng con không biết làm việc nhà, lười vận động…
  • Quá coi trọng bằng cấp và thiếu thực tiễn xã hội.
  • Do tập quán sinh sống 3 thế hệ (ông bà, cha mẹ, con cái) trong cùng một gia đình nên việc giáo dục con đôi khi không được đồng nhất….

Chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải

“Phương pháp giáo dục trẻ của các bà mẹ Do Thái khá đặc biệt. Họ dành cho con “tình yêu đống lửa” – tức là sự nhen nhóm, khích lệ chứ không phải chỉ là cảm giác an toàn, bao bọc kiểu “tình yêu tử cung” như phần lớn các bà mẹ Việt.

Người mẹ Do Thái nói rằng “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.

“Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ thuật trong cách dạy con. Ở Israel có những trường quý tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ – chỉ số vượt khó. Càng con nhà khá giả càng cần rèn luyện chỉ số này”.

Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ:chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.

Những bà mẹ Do Thái luôn nhớ câu châm ngôn “Con lừa thồ sách”, ý  muốn gửi một thông điệp tới các con rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”.

Ngoài ra, người Do Thái còn có câu nói nổi tiếng ‘bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con’ ý nói hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Tuyệt đối không rơi vào căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ đầu độc con mà thôi”.

Bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam

“ Ở bất kỳ đâu trên thế giới, cha mẹ và giáo viên luôn là hình mẫu gần gũi của trẻ, vì thế có mối liên hệ tự nhiên, ý nghĩa giữa cha mẹ và con cái.

Việc giáo dục trẻ ngày nay phức tạp hơn trước đây nhiều. Thế giới ngày nay thay đổi chóng mặt và người làm cha mẹ đôi khi không bắt kịp. Trẻ có thể tiếp cận với nhiều thông tin, có khi đi trước bố mẹ một bước, chúng ngày càng độc lập và phụ huynh không thể áp đặt, nhưng vẫn phải giữ vững vị trí là người đi đầu, hướng dẫn.

Cha mẹ giữ vững vị trí đi đầu, hướng dẫn cho con (Ảnh minh họa)

Có một điều chung cần thực hiện là các con đều cần được tôn trọng. Bố mẹ khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng riêng, có thể ra ngoài những khuôn mẫu thông thường, thậm chí tranh luận với người lớn. Khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng tạo, linh động…Động viên con tham gia các hoạt động ngoại khóa để trẻ phát huy các thiên hướng và những sở trường của mình.

Trẻ em ngoài nghĩa vụ còn có các quyền lợi: được tôn trọng, được thất bại, được có ý kiến. Nên đặt trách nhiệm cho con nhưng chỉ vừa sức vì trẻ con luôn cần được vui chơi. Bố mẹ tạo điều kiện tốt nhất cho con, ai cũng muốn con cái thành công nhưng chỉ là người tư vấn, khuyên bảo chứ không ép buộc”

Lời kết

Giáo dục con trẻ ngoài tình yêu thương, đòi hỏi cha mẹ cần có một phương pháp giáo dục khoa học. Trong đó, người Do Thái dạy con là một khuôn mẫu điển hình.

Người Việt Nam, do truyền thống dân tộc (3 thế hệ cùng chung sống trong một gia đình) nên đôi khi việc giáo dục con cái gặp trở ngại do mỗi người một tư tưởng khác nhau…Mặt khác, do yêu thương, chiều chuộng con mà đa phần bố mẹ đã “tranh” làm hết các việc của con khiến con lười vận động và thiếu “thực tiễn”.

Cách dạy con của người Do Thái với các tư duy: dạy con tự lập, học đi đôi với hành, vượt khó khăn, thử thách….bố mẹ giữ vai trò quân sư cho con đã mang lại thành công, trí tuệ, sự thông minh cho dân tộc chỉ có chưa đến 14 triệu dân và là bài học quý báu để chúng ta tham khảo về cách nuôi và dạy con một cách tốt nhất.

Benh.vn

Bài viết Người Do Thái dạy con như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoi-do-thai-day-con-nhu-the-nao-4492/feed/ 0
Bà mẹ Do Thái chia sẻ cách dạy con thành công nhờ rút ra 3 yếu tố then chốt https://benh.vn/ba-me-do-thai-chia-se-cach-day-con-thanh-cong-nho-rut-ra-3-yeu-to-then-chot-9986/ https://benh.vn/ba-me-do-thai-chia-se-cach-day-con-thanh-cong-nho-rut-ra-3-yeu-to-then-chot-9986/#respond Tue, 17 Apr 2018 07:26:42 +0000 http://benh2.vn/ba-me-do-thai-chia-se-cach-day-con-thanh-cong-nho-rut-ra-3-yeu-to-then-chot-9986/ Người Do Thái ở Isarel cũng xem trọng vấn đề giáo dục không kém gì người Châu Á chúng ta, nhưng quan điểm giáo dục của người Do Thái lại mang nét khác biệt rất lớn so với người châu Á. Đối với việc dạy dỗ con cái, những phương pháp, quan điểm của người Do Thái nhìn chung sẽ thiết thực và cứng rắn hơn.

Bài viết Bà mẹ Do Thái chia sẻ cách dạy con thành công nhờ rút ra 3 yếu tố then chốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Người Do Thái ở Isarel cũng xem trọng vấn đề giáo dục không kém gì người Châu Á chúng ta, nhưng quan điểm giáo dục của người Do Thái lại mang nét khác biệt rất lớn so với người châu Á. Đối với việc dạy dỗ con cái, những phương pháp, quan điểm của người Do Thái nhìn chung sẽ thiết thực và cứng rắn hơn.

Nhà văn, nhà giáo dục người Trung Quốc gốc Do Thái Sara Imas đã giúp cho rất nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc nói riêng cũng như Châu Á nói chung phải mở mang tầm mắt về cách dạy con của người Do Thái thông qua tác phẩm “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương”. Không cần phải phức tạp hay “đao to búa lớn” mà mẹ Do Thái vẫn rèn luyện con cái thành người tài hơn cả những sinh viên tốt nghiệp trường đại học danh tiếng.

Bà Sara Imas, một người mẹ gốc Do Thái đã chia sẻ rất nhiều phương pháp dạy con hữu ích với cha mẹ Châu Á

Tác giả Sara Imas sinh năm 1950 có bố là người Do Thái, mẹ là người Trung Hoa. Những năm 30 của thể kỷ trước, bố của bà Sara đã định cư trong cộng đồng người Do Thái ở Thượng Hải trong hơn 20 năm. Năm bà Sara 12 tuổi thì bố qua đời, bà phải bươn chải 1 mình để trang trải cuộc sống. Những năm 1980, bà sinh được 3 người con nhưng sau đó trở thành mẹ đơn thân.

Những năm đầu 1990, bà Sara Imas đưa cả 3 con về Isarel. Tại đây, quan điểm giáo dục của bà đã có những thay đổi lớn do hoàn cảnh xã hội. Hai con trai của bà sau khi tốt nghiệp đại học đều trở thành triệu phú khi tuổi còn rất trẻ, người con gái cũng sắp tốt nghiệm 1 đại học trứ danh.

Sara Imas nhận thấy, 3 người con có được sự thành công như vậy là nhờ 3 bài học quý giá về giáo dục mà bà học được ở Isarel.

Chìa khóa số 1: Rèn luyện ý chí của trẻ

Sara Imas nhận thấy, nếu như cha mẹ biết cách trì hoãn đáp ứng nhu cầu của con thì có thể rèn luyện cho trẻ khả năng chịu khổ, tự kiềm chế và tự tạo ra, gúp con ngày càng trưởng thành và kiên cường hơn.

Tác giả Sara đưa ra ví dụ về một thử nghiệm tâm lý: Phát cho 1 nhóm học sinh tiểu học mỗi bé một cái kẹo và nói rằng, chúng được phép ăn bất cứ lúc nào nhưng nếu như ai có thể để dành được đến sau khi tan học mới ăn thì sẽ được thưởng thêm một cái nữa.

Tất nhiên đến cuối sẽ có những bé không nhịn được ăn hết kẹo luôn và một số bé kiềm chế được sự mê hoặc của kẹo. Thử nghiệm này được theo dõi đến tận khi những đứa trẻ đó lên đại học, kết quả cho thấy, những bé mà năm xưa có thể nhẫn nhịn được, khi lớn lên thành tích học tập rất xuất sắc, cơ hội việc làm cũng nhiều hơn.

Chìa khóa số 2: Rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề

Trẻ em Do Thái khi đủ 18 tuổi thường có thể sống tự lập được, điều này có được là nhờ bố mẹ chúng áp dụng cách “giáo dục không hoàn toàn”. Tức là trong vấn đề giáo dục con cái, họ sẵn sàng chỉ làm người cha/mẹ đạt 80 điểm thôi và cố ý để lại một số vấn đề để con mình tự đối diện và giải quyết.

Trong cuốn sách của mình, tác giả Sara đã đề cập đến một nguyên tắc gọi là “giáo dục chậm”. Theo đó, cha mẹ người Do Thái cho rằng, nuôi dưỡng một đứa trẻ cũng giống như việc trồng hoa, cần kiên nhẫn chờ hoa nở. “Giáo dục chậm” không có nghĩa chậm về thời gian mà là chỉ sự nhẫn nại trong tâm thế của người làm cha mẹ, không được đưa ra phán xét khi mới chỉ nhìn vào biểu hiện nhất thời của trẻ. Về mặt hành động, không được thay con giải quyết bất kỳ vấn đề lớn nhỏ nào, phải để cho con có cơ hội tự làm, tự giải quyết. Bố mẹ không được lấy lý do vì yêu vì thương con mà kiểm soát, quản thúc con theo ý mình.

Ví dụ như trong lần đầu tiên con đi dã ngoại, ban đầu mẹ muốn giúp con chuẩn bị sửa soạn đồ đạc nhưng nhớ đến lời khuyên của người hàng xóm nên mẹ đã đổi ý, để con tự chuẩn bị mọi thứ còn mẹ chỉ làm nhiệm vụ giám sát. Con không hề trách mẹ không giúp mình mà còn tỏ ra vô cùng vui vẻ và hào hứng.

Nói chung, khi đã làm cha mẹ, chúng ta nên lùi một bước để con tự mình đối diện với khó khăn, thử thách. Có như thế trẻ mới rèn luyện được bản thân, tự tin bước vào cuộc đời.

Chìa khóa số 3: Rèn luyện khả năng sinh tồn

Trong gia đình người Isarel, trẻ được tự chọn việc nhà và trả công tương ứng (Ảnh minh họa).

Trong gia đình người Isarel thường áp dụng cơ chế “trả phí” cuộc sống theo cách khá thú vị. Bố mẹ sẽ lập nên một danh sách các việc nhà đi kèm với “bảng giá” nhất định cho từng công việc. Đứa trẻ tự chọn nhiệm vụ cho bản thân, sau khi hoàn thành xong sẽ được hưởng thù lao.

Mấu chốt của cách làm này là thông qua “làm việc nhận thù lao” để rèn luyện cho trẻ khả năng quản lý tài sản, tự đảm đương công việc, hợp tác và sinh tồn.

Những ngày tháng ở Isarel, bà Sara Imes đã tự làm nem cuốn mang đi bán để trang trải cuộc sống. 3 người con phải cùng nhau giúp đỡ mẹ bán hàng, và mỗi người sẽ nhận được thù lao tương ứng với số nem mà mình bán ra. Những đứa trẻ ấy ban đầu đều xấu hổ, ngại không dám lên tiếng mời hàng nhưng đến cuối cùng cũng quen dần, có thể tự ra ngoài chào mời khách lạ mua hàng, tham gia buổi tụ tập của bạn bè và liên hệ với nhiều nguồn khách hàng hơn.

Từ công việc đó, họ không chỉ trau dồi được khả năng giao tiếp xã hội, còn biết cách thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, đưa ra những góp ý để nem có hương vị ngon hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.

Sara Imes cho rằng: khả năng quản lý không nhất thiết chỉ được đào tạo từ Học viện quản lý mà gia đình mới là nơi dạy cho con bài học quản lý hiệu quả nhất.

Nguồn: secretchina

Cẩm nang y học Benh.vn / Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết Bà mẹ Do Thái chia sẻ cách dạy con thành công nhờ rút ra 3 yếu tố then chốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ba-me-do-thai-chia-se-cach-day-con-thanh-cong-nho-rut-ra-3-yeu-to-then-chot-9986/feed/ 0
Một số câu chuyện thú vị về cách dạy con biết kiếm và sử dụng đồng tiền https://benh.vn/mot-so-cau-chuyen-thu-vi-ve-cach-day-con-biet-kiem-va-su-dung-dong-tien-9553/ https://benh.vn/mot-so-cau-chuyen-thu-vi-ve-cach-day-con-biet-kiem-va-su-dung-dong-tien-9553/#respond Tue, 23 Aug 2016 07:18:34 +0000 http://benh2.vn/mot-so-cau-chuyen-thu-vi-ve-cach-day-con-biet-kiem-va-su-dung-dong-tien-9553/ Trong cuộc sống hỗn độn, chúng ta ít khi dạy con cái những chuyện liên quan đến kiếm tiền, nhưng đồng thời chúng ta lại rất mong con cái sau này có thể thành đạt. Với tư cách dân tộc giàu có nhất thế giới, người Do Thái tin rằng, muốn con cái trở nên giàu có, cần phải sớm dạy cho chúng phương pháp kiếm tiền.

Bài viết Một số câu chuyện thú vị về cách dạy con biết kiếm và sử dụng đồng tiền đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong cuộc sống hỗn độn, chúng ta ít khi dạy con cái những chuyện liên quan đến kiếm tiền, nhưng đồng thời chúng ta lại rất mong con cái sau này có thể thành đạt. Với tư cách dân tộc giàu có nhất thế giới, người Do Thái tin rằng, muốn con cái trở nên giàu có, cần phải sớm dạy cho chúng phương pháp kiếm tiền.

Bạn có thể mua cho con cái đồ chơi, tại sao lại không dạy chúng cách kiếm sống? Đó cũng là tạo ra niềm vui cho chúng! – Đây là logic của người Do Thái.

Việc đầu tiên ông Zafrir Asaf, tham tán thương mại Đại sứ quán Israel, làm là cho con của mình một tờ 10 nghìn đồng vào mỗi thứ 6. Và ông chắc chắn rằng, sau khi nhận tiền từ tay bố, trong đầu cậu con trai sẽ xuất hiện rất nhiều câu hỏi như sẽ làm gì, mua gì và tiết kiệm ra sao. Bước đầu con sẽ phải có sự tính toán về số tiền đó.

‘Sau đó khi đi chơi siêu thị, nếu con tôi đòi mua một thứ đồ chơi tôi hoàn toàn có thể giải thích với con rằng nó khá đắt và số tiền 10 nghìn của con không thể đủ mua. Khi đó con sẽ hiểu được thế nào là đắt chứ không như đa phần các trẻ đều không hiểu được nghĩa của từ này’.

Sau một thời gian tiết kiệm những tờ 10 nghìn, con trai ông Zafrir Asaf sẽ nói với mẹ mình và được dẫn đến một cửa hàng đồ chơi. Ở đó cậu bé sẽ được quyền chọn thứ đồ chơi mà cậu thích, đồng thời đảm bảo phù hợp với số tiền mà cậu đang có. Một điều thú vị là sau khi chọn xong, chính cậu bé sẽ là người mang tiền đến quầy thanh toán. Theo ông Zafrir Asaf, việc làm đó giúp cậu bé hiểu thêm rằng trên đời này không có thứ gì là miễn phí cả. Ngoài việc hiểu được giá trị đồng tiền, con trai ông còn rất phấn khích khi có được thứ mình muốn nhờ sự tiết kiệm.

Cách làm của Matthew khiến tôi không thể ngờ tới, nhưng lại không thể không bội phục ông ấy.

Câu chuyện thú vị về cách dạy con biết kiếm và sử dụng đồng tiền

Chính mình sáng tạo cơ hội kiếm tiền tiêu vặt

Ở nước Mỹ, tiền tiêu vặt của con cái không phải là tiền cho không. Thay vào đó, các khoản chi này đều được quy ước rõ ràng: con làm được bao nhiêu việc, thì sẽ cho con bấy nhiêu tiền!

Nhưng Matthew cho rằng, như vậy cũng quá bị động, phương pháp của gia đình ông là: Bảo con trẻ vào trong sân chơi, xem có thể tự mình làm việc gì hay không. Sau đó chúng trở về cho cha mẹ biết rằng chúng có thể làm gì, và có thể nhận được bao nhiêu tiền khi làm việc này.

Quá trình này nguyên là một cuộc đàm phán: Bọn nhỏ đi khắp nơi tìm nhu cầu, sau đó mới đến đàm phán với cha mẹ chúng rằng chúng muốn được bao nhiêu tiền công. Như vậy, chúng sẽ học được cách “đề xuất” và “mặc cả”. Hơn nữa, bọn nhỏ sẽ không nhận được món tiều tiêu vặt cố định, trừ khi bọn chúng tìm ra cơ hội kiếm tiền. Ở nước Mỹ, không dễ tìm ôsin, bởi mọi việc nội trợ trong gia đình cơ bản đều là bọn nhỏ tranh làm.

Từ nhỏ đã bồi dưỡng thói quen quản lý tài sản cho con cái

Con cái của chúng tôi có tất cả hai ống tiết kiệm. Với số tiền tụi nhỏ kiếm được, một nửa cho vào tài khoản chung của gia đình, một nửa cho vào tài khoản mua đồ chơi. Khoản tiền trong tài khoản mua đồ chơi, bọn nhỏ có thể tùy ý chi tiêu. Nhưng khoản tiền cho gia đình, cứ sau mỗi nửa năm lại gửi ngân hàng một lần. Tài khoản ở ngân hàng, mỗi năm sẽ giao cho người quản lý tiền cho chúng (Hai đứa con của chúng tôi, đứa 7 tuổi, đứa 9 tuổi, mỗi đứa con đều có một người quản lý riêng).

Tại sao chỉ có người lớn kể chuyện cho con cái nghe?

Mỗi buổi tối chúng tôi kể chuyện xưa cho con cái nghe, phần lớn đều là tôi kể, tôi cũng rất quý trọng khoảng thời gian này, nhưng đôi khi làm việc cả ngày đã rất mệt, tôi sẽ phàn nàn với Matthew.

 “Tại sao bạn không cùng ngồi với bọn nhỏ, rồi giao cho chúng bốn thứ – một chiếc áo sơ mi, một chiếc cà vạt, một búp bê và một chiếc máy tính xách tay, rồi bảo chúng kể chuyện cho bạn nghe?”

Sau khi làm vậy, một tuần lễ có bốn ngày là tôi kể chuyện cho bọn trẻ, ba ngày còn lại bọn nhỏ kể chuyện cho chúng tôi.

Như vậy, có thể bồi dưỡng sức sáng tạo, năng lực suy nghĩ độc lập của bọn nhỏ, tương lai chúng sẽ không ngại diễn thuyết trước mặt nhiều người. Rất nhiều trẻ em đã lên cấp 3 mà vẫn không qua được cái cửa diễn thuyết kia. Thật ra, vì chúng được luyện tập quá ít. Nếu mong con cái trở nên nổi bật trong tương lai thì những tố chất này là vô cùng quan trọng.

Câu chuyện thú vị về cách dạy con biết kiếm và sử dụng đồng tiền

Trẻ con cũng có thể học quản lý!

Matthew thường xuyên kể những việc trên công ty, loại người nào không xứng với chức danh công nhân, loại người nào là công nhân chuyên nghiệp.

Lúc ăn cơm bên ngoài, gặp việc phục vụ không tốt, ông sẽ phân tích cho trẻ, cái gì gọi là dịch vụ tồi. Hiển nhiên, những điều này không cần phải có trình độ quản lý kinh doanh mới có thể học được.

Thật ra, chúng ta mỗi ngày đều gặp được nhiều chuyện như vậy nhưng lại không tận dụng cơ hội để dạy con cái những điều này. Hiển nhiên bạn không cần phải chờ con cái lớn rồi mới dùng tiền giúp nó học bù đúng không?

Trách nhiệm của bậc cha mẹ rốt cuộc là gì?

Khi nghe nói các bậc cha mẹ ở châu Á thường mua nhà cho con cưới vợ, Matthew và người nhà của ông vô cùng ngạc nhiên.

Gần đây còn nghe nói, các biệt thự ở New York bảy phần người mua là đến từ Trung Quốc, trong đó phần lớn là mua cho con làm nơi đọc sách. Gia đình Matthew đều cảm thấy các bậc cha mẹ Trung Quốc làm như vậy là không có trách nhiệm đối với con cái.

Dạy cách kiếm tiền là trách nhiệm của bậc cha mẹ, chứ không phải là kiếm tiền cho con.

Lúc Matthew đến New York để học, mẹ của ông có một dãy nhà trọ ở trung tâm chợ New York, lúc ấy ông hỏi mẹ, có thể cho ông vào đó ở không. Mẹ ông nói, con có thể ở, nhưng tiền thuê nhà thì một đồng cũng không thể thiếu. Sau việc đó, vì suy nghĩ của bản thân mình mà ông tự thấy hổ thẹn.

Con chúng tôi, hiện nay một đứa 12 tuổi, một đứa 14 tuổi, không có thói quen ngửa tay xin tiền. Ngoại trừ làm việc bếp núc kiếm được tiền, chúng đều có con đường phát tài riêng của mình.

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Một số câu chuyện thú vị về cách dạy con biết kiếm và sử dụng đồng tiền đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-cau-chuyen-thu-vi-ve-cach-day-con-biet-kiem-va-su-dung-dong-tien-9553/feed/ 0