Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 27 Feb 2020 06:53:49 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Khóc đi, mọi chuyện sẽ ổn thôi mà https://benh.vn/khoc-di-moi-chuyen-se-on-thoi-ma-4963/ https://benh.vn/khoc-di-moi-chuyen-se-on-thoi-ma-4963/#respond Tue, 18 Apr 2017 05:14:09 +0000 http://benh2.vn/khoc-di-moi-chuyen-se-on-thoi-ma-4963/ Ép mình đến kiệt sức, không dám tâm sự cùng ai, kìm nén nước mắt, tỏ ra mạnh mẽ đến cùng… chưa hẳn là 1 phương pháp hay để vượt qua khó khăn. Hãy khóc đi, mọi chuyện sẽ ổn thôi mà. Hãy chia sẻ đi bạn sẽ cảm thấy nhẹ lòng hơn, mọi chuyện sẽ ổn thôi

Bài viết Khóc đi, mọi chuyện sẽ ổn thôi mà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ép mình đến kiệt sức, không dám tâm sự cùng ai, kìm nén nước mắt, tỏ ra mạnh mẽ đến cùng… chưa hẳn là 1 phương pháp hay để vượt qua khó khăn. Hãy khóc đi, mọi chuyện sẽ ổn thôi mà. Hãy chia sẻ đi bạn sẽ cảm thấy nhẹ lòng hơn, mọi chuyện sẽ ổn thôi

Chia sẻ cảm xúc khiến chúng ta nhẹ lòng hơn (Ảnh minh họa)

Đừng biến những lời động viên trở thành áp lực

Trong bộ truyện tranh”Đồng hồ cát”của Nhật, có một người phụ nữ bị chồng bỏ rơi vì công ty của ông phá sản, để lại bà với đứa con gái nhỏ và món nợ khổng lồ.

Những người biết chuyện đều ái ngại và động viên bà:”Cố gắng lên!”

Bà mẹ ruột của bà lúc nào cũng an ủi bà bằng câu:”Cố gắng lên!”

Những người hàng xóm xung quanh cũng dùng câu:”Cố gắng lên!”để chào bà mỗi khi chạm mặt.

Ngay cả đứa con gái nhỏ của bà cũng thủ thỉ suốt câu:”Mẹ fải cố gắng lên!”

Và một thời gian ngắn sau, bà tự sát. Vì ko chịu nổi áp lực mà mọi người vô tình đặt lên bà bằng câu”Cố gắng lên!”

Cô con gái nhỏ là người cuối cùng nói lời cổ vũ tinh thần”nguy hiểm”ấy. Và sau cái chết của mẹ, cô mang một nỗi hối hận dày vò. Từ đó về sau, cô không bao giờ dùng câu”Cố gắng lên!”để động viên ai nữa hết.

Chỉ một câu động viên đơn thuần, nhưng những người sử dụng lời khích lệ ấy không biết rằng họ đang tạo một áp lực khủng khiếp lên người đối diện. Người được động viên ko dám nghỉ ngơi 1 phút nào, phải gồng mình chống lại sự yếu đuối chỉ chực chờ bung trào, phải cố gắng tỏ ra là”tôi vẫn ổn”để ko làm thất vọng mọi người xung quanh. Và kết quả là, họ đã cố gắng đến độ kiệt sức và buông xuôi, tự giải thoát mình.

Khóc là một cách giúp chúng ta thư giãn, giải tỏa cảm xúc tiêu cực (Ảnh minh họa)

Khóc để giải tỏa cảm xúc tiêu cực

Một người bạn mà tôi yêu quý vừa chia tay người yêu. Lúc nào bạn ấy cũng tỏ ra mạnh mẽ trước mặt người khác. Nếu như bình thường, slogan”Cố gắng lên”sẽ được gửi từ máy tôi đến máy bạn ấy. Nhưng lần này thì khác. Tôi chỉ an ủi bạn ấy bằng câu:”Khóc đi!”.

Và chắc có lẽ từ giờ về sau, thay vì cứ lặp lại mỗi điệp khúc”Cố gắng lên”, tôi sẽ thay bằng”Hãy khóc đi, hãy thư giãn đi, hãy nghỉ ngơi chút đi, hãy tìm cái gì đó để quên đi, hãy chia sẽ đi, hãy đi dạo đi v.v…”để động viên những người xung quanh mình. Vì suy cho cùng, trong hoàn cảnh khó khăn, người ta cần sự thoải mái về tinh thần hơn là nghĩ mãi về những vấn đề mình đang mắc phải và chết đuối trong đó. Và tôi tin rằng, sau khi được thư giãn, được bình tâm trờ lại, thì họ sẽ vượt qua được nỗi đau hoặc họ sẽ nỗ lực để đạt hiệu suất cao hơn bình thường gấp nhiều lần.

Tôi cũng đã từng lâm vào tình trạng bế tắc, chỉ muốn buông xuôi. Và giữa rất nhiều những lời động viên theo kiểu”Ngôi nhà hạnh phúc”, tôi nhận được một câu an ủi tôi xem là slogan để vượt qua mọi khó khăn sau này của mình:”Everything will be okie in the end. If it’s not okie, it’s not the end – Mọi chuyện rồi sẽ kết thúc tốt đẹp, nếu nó chưa tốt đẹp thì đó chưa phải là kết thúc.”

Vì thế, ép mình đến kiệt sức, không dám tâm sự cùng ai, kìm nén nước mắt, tỏ ra mạnh mẽ đến cùng… chưa hẳn là 1 phương pháp hay để vượt qua khó khăn. Cứ cho mình yếu đuối một chút, cần dựa dẫm một chút, thư giãn một chút… vì mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn thôi mà!

Benh.vn st.

Bài viết Khóc đi, mọi chuyện sẽ ổn thôi mà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khoc-di-moi-chuyen-se-on-thoi-ma-4963/feed/ 0
Bí quyết giúp bạn kiềm chế cảm xúc https://benh.vn/bi-quyet-giup-ban-kiem-che-cam-xuc-6858/ https://benh.vn/bi-quyet-giup-ban-kiem-che-cam-xuc-6858/#respond Thu, 06 Oct 2016 05:54:10 +0000 http://benh2.vn/bi-quyet-giup-ban-kiem-che-cam-xuc-6858/ Khả năng kiềm chế cảm xúc là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng để đánh giá một con người có thể gánh vác được những việc “đại sự” hay không. Nếu không thể kiềm chế thật tốt cảm xúc của mình thì sẽ rất dễ bị người khác kích động, phát sinh ra một loạt những lời nói và cử chỉ phi lý, hoặc ít nhất là lỡ việc lại thiệt thân…

Bài viết Bí quyết giúp bạn kiềm chế cảm xúc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khả năng kiềm chế cảm xúc là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng để đánh giá một con người có thể gánh vác được những việc “đại sự” hay không. Nếu không thể kiềm chế thật tốt cảm xúc của mình thì sẽ rất dễ bị người khác kích động, phát sinh ra một loạt những lời nói và cử chỉ phi lý, hoặc ít nhất là lỡ việc lại thiệt thân…

Chính vì thế, cho dù ở trong hoàn cảnh nào thì bạn cũng không nên tùy tiện bày tỏ cảm xúc mà nên học cách kiềm chế nó. Đặc biệt, trước khi phát ngôn và hành động, nhất định phải cân nhắc thật kĩ, tuyệt đối không để cho người khác điều khiển cảm xúc và hành động của mình.

Biểu cảm và hành động khi gặp thần tượng Hàn Quốc của các bạn trẻ Việt Nam được đánh giá là thái quá, thiếu văn minh.

Dưới đây là bí quyết giúp kiềm chế cảm xúc. Chúng tôi hy vọng khi thực hiện theo những bước cơ bản này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về những cảm xúc của mình và có cách giải quyết phù hợp khi đối mặt với nhiều tình huống khác nhau.

1. Nhận biết cảm xúc bản thân

Nhận biết được sự chuẩn bị bộc phát cảm xúc là bước đầu tiên trong việc đề phòng và kiềm chế cảm xúc tiêu cực để tránh phản ứng vội vàng. Mỗi phản ứng của con người là một sự lựa chọn, do đó, cần dành đủ thời gian đợi cho cảm xúc tiêu cực bộc phát tan hết để có thể thấy được toàn cảnh, giúp cho lý trí kịp vào cuộc để lựa chọn cách ứng xử thích hợp, trước khi cảm xúc cướp mất quyền lựa chọn đó.

2. Nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện

Những người khó tính, hay chấp nhặt thường dễ bực dọc, bất ổn hơn người cởi mở, dễ hòa đồng. Vì thế, cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình. Khi gặp những rắc rối, bất đồng trong công việc, tâm trạng của bạn có thể rất căng thẳng, vì vậy, hãy thư giãn để tinh thần được thoải mái, giảm stress và phiền muộn.

3. Đặt mình vào vị trí người khác

Cần đặt mình vào vị trí của người khác để có cái nhìn khách quan và tích cực hơn, từ đó kiềm chế cảm xúc và hành động của bản thân lẫn đối phương. Dù trong bất kì tình huống nào cũng cần bình tĩnh, linh hoạt để tìm phương án xử lý tối ưu nhất.

4. Quản lý cảm xúc

Hãy học cách kiềm chế cảm xúc trong những tình huống cần thiết bạn nhé!

Ghi lại suy nghĩ

Hãy viết ra giấy những gì bạn cảm thấy khó chịu ngay lúc đó. Trên thực tế, viết cũng là cách giúp giải tỏa cảm xúc và nhìn nhận lại mình. Khi bình tâm lại, hãy xem lại những gì mình viết, chắc hẳn bạn sẽ tự biết cách giải quyết vấn đề. Nên nhớ rằng, việc thay đổi tình hình nằm trong tay bạn nhé!

Bùng nổ an toàn

Trong trường hợp cảm xúc đạt đến cực trị và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, hãy cải tạo hoàn cảnh bằng cách kiếm một việc gì đó để làm. Có thể là đánh máy liên tục chẳng hạn, phương pháp này gần giống như việc bạn “trút giận” vào một công việc an toàn nào đó mà không để lại hậu quả đáng tiếc nào.

Mỉm cười

Hãy mỉm cười dù đó là một nụ cười miễn cưỡng hay một nụ cười gượng gạo, thậm chí nhăn mặt cũng có thể làm cho bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và hạnh phúc hơn.

An Nguyên – Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Bí quyết giúp bạn kiềm chế cảm xúc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-quyet-giup-ban-kiem-che-cam-xuc-6858/feed/ 0
Vai trò của bố mẹ trong việc giáo dục cảm xúc cho con https://benh.vn/vai-tro-cua-bo-me-trong-viec-giao-duc-cam-xuc-cho-con-4958/ https://benh.vn/vai-tro-cua-bo-me-trong-viec-giao-duc-cam-xuc-cho-con-4958/#respond Tue, 05 Apr 2016 05:14:03 +0000 http://benh2.vn/vai-tro-cua-bo-me-trong-viec-giao-duc-cam-xuc-cho-con-4958/ Hàng trăm công trình nghiên cứu, đã chỉ ra cảm xúc của cha mẹ đặc biệt là người mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Hơn nữa các công trình khoa học cũng khẳng định năng lực làm chủ cảm xúc của cha mẹ, cũng như cách thức biểu hiện cảm xúc sẽ tạo nên số phận của trẻ trong tương lai. Từ kết quả nghiên cứu khoa học trên chúng tôi có đưa ra một số cách thức giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ để cho trẻ phát triển tâm lý, nhân cách tốt nhất.

Bài viết Vai trò của bố mẹ trong việc giáo dục cảm xúc cho con đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hàng trăm công trình nghiên cứu, đã chỉ ra cảm xúc của cha mẹ đặc biệt là người mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Hơn nữa các công trình khoa học cũng khẳng định năng lực làm chủ cảm xúc của cha mẹ, cũng như cách thức biểu hiện cảm xúc sẽ tạo nên số phận của trẻ trong tương lai. Từ kết quả nghiên cứu khoa học trên chúng tôi có đưa ra một số cách thức giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ để cho trẻ phát triển tâm lý, nhân cách tốt nhất.

Cảm xúc của cha mẹ ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ

Cảm xúc có tính bẩm sinh

Những công trình nghiên cứu đầu tiên của Darwin (1872, 1877) và những công trình nghiên cứu hiện đại của Izard, 1971, chứng minh rằng những cảm xúc nền tảng (hứng thú, hồi hộp, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ, căm giận, ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi) có cùng cách biểu hiện và đặc điểm kinh nghiệm ở những xã hội rất khác nhau. Một số công trình nghiên cứu khác chỉ ra rằng những cảm xúc nền tảng được đảm bảo bởi những chương trình thần kinh bẩm sinh.

Như vậy, những cảm xúc nền tảng đều có nguồn gốc sinh học. Tuy nhiên mỗi người đều có thể học được cách kiềm chế hay biến đổi những biểu hiện cảm xúc có tính bẩm sinh của mình. Những người thuộc tầng lớp xã hội khác nhau hay ở các nền văn hóa khác nhau học được cách biểu cảm bằng nét mặt khác nhau, có thể giấu những biểu hiện cảm xúc có tính bẩm sinh.

Cảm xúc của cha mẹ ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ (Ảnh minh họa)

Cảm xúc là kết quả của giáo dục

Như vậy, những cảm xúc bẩm sinh người ta hoàn toàn có thể học được cách biểu hiện bằng con đường giáo dục. Phương thức biểu hiện những cảm xúc nguyên mẫu là bẩm sinh. Tuy nhiên phương thức bẩm sinh đó có phát triển không và phát triển như thế nào, lại do tự tạo, do giáo dục của từng nền văn hóa khác nhau. Giáo dục cảm xúc giúp con người hiểu được cảm xúc đúng tình huống, hoàn cảnh phù hợp đồng thời cũng giúp con người biết cách kiềm chế cảm xúc khi cần thiết. Cảm xúc là kết quả của giáo dục vì vậy, bậc làm cha làm mẹ hãy giáo dục cảm xúc cho con cái của mình để phát triển tình cảm một cách tốt nhất.

Trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều tạo ra cho mình rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong xã hội. Nhưng mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất là mối quan hệ giữa người mẹ với đứa con của mình. Thực ra, mối quan hệ này trước đây chúng ta chưa quan tâm đến nhiều cũng như không tìm hiểu rõ mối quan hệ này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển nhân cách, tâm lý của đứa trẻ sau này cũng như thay đổi tâm lý của chính người mẹ. Mãi đến giữa những năm 60 của thể kỷ XX, các nhà tâm lý học đã đi sâu tìm hiểu mối quan hệ đặc biệt này và sử dụng thuật ngữ “sự gắn bó” để diễn tả nó. Sự gắn bó mẹ con được đặc trưng bởi cảm xúc nồng ấm cùng với sự giao lưu tình cảm sâu sắc giữa mẹ và con.

Nhà tâm lí học Ainsworth, 1983, đã coi những cách thức cư xử biểu hiện sự gần gũi của trẻ và mẹ là những yếu tố hành vi của sự gắn bó, bao gồm: hành vi mang tính dấu hiệu (khóc, cười, nói); hành vi mang tính định hướng (nhìn); hành vi lôi cuốn sự chú ý (dõi theo, đến gần) và cả các hoạt động tích cực để có được sự tiếp xúc cơ thể (thử leo trèo, ôm ấp, hôn hít, ghì chặt, siết chặt, nắm lấy). Sự gắn bó có được từ cả hai phía (trẻ và mẹ), gắn liền với các cảm xúc và sự giao lưu tình cảm yêu thương gần gũi.

Còn Ainsworth cho rằng nếu thiếu các cách thức cư xử nói trên thì những mối quan hệ cảm xúc khó có thể hình thành. Ví dụ: làm sao có thể nói về tình cảm gắn bó gần gũi ở những đứa trẻ có biểu hiện thường xuyên lảng tránh khi người mẹ muốn tiếp xúc với chúng; hoặc ở những trẻ không cười, không có biểu hiện thích thú khi người mẹ xuất hiện. Rõ ràng, người mẹ (người chăm sóc) cần phải tích cực, chủ động hơn trong khi tiếp xúc với trẻ để làm tăng thêm sự gắn bó. Những hành động ban đầu ở trẻ cần được đáp lại bằng những phản ứng phù hợp từ phía người lớn như: chuyện trò, mỉm cười và gần gũi trẻ.

Những cách cư xử của người lớn cũng lại gây ra những phản ứng nào đó ở trẻ. Nếu cha mẹ và những người gần gũi với trẻ luôn có những biểu hiện cảm xúc phù hợp thì họ có thể giúp cho trẻ học điều khiển những cảm xúc của mình và mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ là mối quan hệ của sự tin tưởng và an toàn. Nhà tâm lí học Bowbly, 1973, đã khẳng định rằng, ngay từ khi vừa mới sinh ra, trẻ đã có các cách thức cư xử cho phép gần gũi với mọi người, trẻ luôn ở trong trạng thái sẵn sàng đáp lại những tín hiệu giao tiếp của người lớn. Theo Bowbly thì những cách thức cư xử như thế được hình thành ở con người và những loài động vật khác trong quá trình tiến hoá, trong quá trình sống, quá trình trưởng thành và trong di truyền.

Bowbly khẳng định rằng sự gắn bó được hình thành dựa trên những cách thức cư xử đã lập trình sẵn của trẻ và của những người quan tâm đến trẻ, sau đó sự gắn bó được củng cố bằng các hoạt động, các biểu hiện bên ngoài nhằm thoả mãn nhu cầu của trẻ. Do đó, di truyền và môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như duy trì sự gắn bó giữa trẻ và người lớn.

Theo Bowbly, sự gắn bó của trẻ với người đầu tiên quan tâm đến trẻ được hình thành dưới dạng mô hình giải phẫu bên trong hoặc dưới dạng hệ thống vào cuối năm đầu sau khi sinh. Trẻ sử dụng mô hình này để cố gắng đoán trước và giải thích cách cư xử của mẹ đồng thời điều khiển các phản ứng của riêng mình. Ngay sau khi mô hình giải phẫu sinh lý bên trong được hình thành, trẻ vẫn tiếp tục duy trì, củng cố mô hình đó ngay cả khi các cư xử của những người quan tâm đến trẻ thay đổi. Ví dụ, nếu mẹ bị ốm, một thời gian dài không quan tâm chăm sóc trẻ được, sau khi bình phục, người mẹ tiếp tục quan tâm đến trẻ thì trẻ vẫn chấp nhận việc mẹ ít quan tâm đến mình nhưng với trạng thái không thoải mái. Điều đó dẫn đến việc các bà mẹ cảm thấy khó khăn hơn trong việc thể hiện sự gần gũi của mình với trẻ sau một thời gian xa cách (Bretherton, 1992).

Cuối cùng các nhà tâm lí học Bowbly và Ainsworth đi đến khẳng định rằng, kiểu quan hệ giữa cha mẹ và trẻ được hình thành trong quá trình phát triển sự gắn bó hai năm đầu đời sẽ tạo cơ sở cho sự hình thành những mối quan hệ về sau này. Các nhà tâm lí học trong suốt thời gian dài đã cho rằng sự gắn bó của trẻ với người lớn chỉ xuất hiện khi người lớn thoả mãn những nhu cầu của trẻ. Người ta cho rằng trẻ học được cách gần gũi với người lớn bằng việc người lớn thoả mãn những nhu cầu sinh học của trẻ, ví dụ như cho trẻ ăn (Sears, 1963). Tuy nhiên các cuộc nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng việc quan tâm đáp ứng nhu cầu của trẻ chỉ là một trong nhiều nguyên nhân tạo ra sự gắn bó ban đầu ở trẻ.

Gia đình là nơi trẻ nhận được sự giáo dục cảm xúc đầu tiên (Ảnh minh họa)

Gia đình là nơi đứa trẻ nhận được sự giáo dục cảm xúc đầu tiên. Thời thơ ấu trẻ học được những bài học xúc cảm quan trọng nhất và những bài học ấy đôi khi quyết định tiến trình cả cuộc đời của một con người. Sự giáo dục xúc cảm của bố mẹ không chỉ qua những gì bố mẹ nói và làm đối với con cái mà còn bằng tấm gương của bố mẹ trong quan hệ xúc cảm đối với nhau. Bố mẹ cần chỉ cho con thấy là có nhiều cách để phản ứng; dạy và giúp con chế ngự cảm xúc và tìm được cách giải quyết vấn đề theo lối tích cực. Bố mẹ có ảnh hưởng đến sự am hiểu xúc cảm bắt đầu từ lúc trẻ nằm trong nôi. Theo nghiên cứu của Ekman, 1972; Izard, 1971 thì sự giao tiếp cảm xúc tạo ra sự quyến luyến của người mẹ đối với đứa trẻ. Nhiều nhà khoa học xem sự quyến luyến của người mẹ và đứa trẻ như là cơ sở quan trọng đối với sự phát triển xã hội và tâm lý của trẻ. Tất cả những gì tạo nên sự gắn bó, quyến luyến đều có mối liên hệ chặt chẽ với cảm xúc.

Cảm xúc là nơi biểu hiện của tình cảm. Xúc cảm của người mẹ có vai trò rất quan trọng đối với đứa trẻ, nhất là những năm tháng đầu đời. Sự biểu hiện cảm xúc của người mẹ tạo nên sự gắn bó mẹ con, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân cách, tâm lý của trẻ sau này. Người mẹ gây ra cảm xúc cho đứa trẻ từ lúc lọt lòng, lặp lại liên tục và đa dạng các cảm xúc yêu thương và dần dần hình thành tình cảm mẹ con. Các bậc cha mẹ không để cảm xúc chi phối cách dạy con như: khi tức thì quát tháo, khi vui thì ngọt ngào, từ đó sẽ tạo cho trẻ sự nghi ngờ.

Muốn cho cảm xúc của một đứa trẻ hình thành và phát triển một cách tốt đẹp thì bố mẹ cần làm chủ được chính cảm xúc của mình để điều khiển cảm xúc, dẫn dắt cảm xúc của chính mình và của đứa trẻ. Giáo dục cảm xúc có tác dụng và cần thiết đến suốt cuộc đời của một con người. Sự gắn bó mẹ con là mối liên hệ cảm xúc nào đó giữa cha mẹ và con cái. Nó chứa đựng các yếu tố như tình cảm gần gũi và yêu thương. Sự gắn bó tác động theo hai hướng: cha mẹ gắn bó mạnh mẽ hơn với con mình, và ngược lại con cái với cha mẹ. Mối liên hệ qua lại đó giữa cha mẹ và con cái được bắt đầu từ khi sinh đẻ và tiếp tục sâu sắc hơn trong suốt lứa tuổi hài nhi của trẻ.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Châu Giang trong tác phẩm “Năng lực cảm xúc của cha mẹ và số phận của con”, đã chỉ rõ: những đứa trẻ trong gia đình luôn luôn có cách ứng xử (giáo dục con cái theo cách tiêu cực như: thường xuyên cáu gắt, mắng mỏ, tức giận, đánh đập…, trẻ sẽ hình thành cho mình sự bi quan, nghi ngờ, sống khép nép, hư hỏng hoặc bất cần đời). Như vậy, khả năng làm chủ cảm xúc của cha mẹ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Chúng ta thấy rằng những cách biểu hiện cảm xúc của cha mẹ đối với con cái trong đời sống hàng ngày sẽ là tiền đề để hình thành nhân cách cho trẻ (trở nên tự tin hay hoài nghi, hư hỏng hay không)… Trong cách giáo dục cảm xúc cho trẻ cũng như cách thể hiện cảm xúc, cha mẹ phải thận trọng. Tác giả cuốn sách còn đưa ra luận điểm: cha mẹ cũng cần hiểu được con mình đang buồn, giận, sợ ra sao để mình phản hồi cảm xúc trở lại bằng thái độ và lời nói thể hiện là mình đồng cảm với trẻ. Có sự đồng cảm, trẻ sẽ bộc lộ tâm tình và qua đó cha mẹ dẫn dắt con làm chủ cảm xúc, biết điều khiển cảm xúc trong quan hệ người – người.

PGS.TS. Lê Khanh chỉ rõ chính từ cái nôi gia đình, ngay từ lúc lọt lòng mẹ, đứa trẻ đã nhận được sự giáo dục cảm xúc đầu tiên thông qua cử chỉ âu yếm hay dửng dưng; yêu thương, trừu mến hay độc ác, tàn nhẫn….của những người trực tiếp chăm sóc, đặc biệt là người mẹ. Hàng trăm công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng, cách đối xử trực tiếp của cha mẹ đối với con cái, cũng như cách cha và mẹ thể hiện tình cảm với nhau trước mặt chúng có những ảnh hưởng sâu xa và lâu bền đối với đời sống xúc cảm – tình cảm cũng như sự phát triển tâm lý của chúng.

Năng lực làm chủ cảm xúc của cha mẹ sẽ ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến trẻ (Ảnh minh họa)

Cảm xúc của cha mẹ, khả năng cha mẹ nhận thức được cảm xúc của bản thân, cảm xúc của con là yếu tố không thể thiếu cho sự hình thành nhân cách của trẻ. Năng lực làm chủ cảm xúc của cha mẹ sẽ ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến tương lai của trẻ thơ. Nếu cha mẹ quá chiều chuộng con cái, không biết kiềm chế cảm xúc yêu con quá mức sẽ dẫn đến con hư hỏng hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt nào đó, khi phải xa cha mẹ (do bình thường luôn được yêu thương, chăm sóc, bao bọc) đứa trẻ bị hụt hẫng về tình cảm, cảm thấy trống vắng, không gì có thể bù đắp nổi. Đứa trẻ trở nên lầm lì ít nói, thu mình không muốn giao tiếp với bất cứ ai, học hành chểnh mảng….

Có những ông bố bà mẹ thì ngược lại, cáu giận con liên tục – không làm chủ được cảm xúc tiêu cực, khi giận con thì mắng té tát, hạ giá con với những lời xúc phạm làm mất đi ý thức phẩm giá, lòng tự trọng, tự tin ở con khiến con căm tức, rối trí có thái độ hỗn láo, thù địch rất tai hại cho việc phát huy những tiềm năng của trẻ và ảnh hưởng xấu đến số phận tương lai. Còn có những ông bố bà mẹ không quan tâm đến mong muốn, khát vọng của con, tình cảm của con, chỉ quan tâm đến tiền và đáp ứng nhu cầu vật chất của con, khiến con họ đi vào con đường nghiện ngập, chơi bời lêu lổng,không biết quí trọng đồng tiền mà chỉ biết phá phách, không biết yêu lao động. Có gia đình thì quá coi trọng nam mà khi sinh con lại sinh con gái thì hắt hủi, không quan tâm gì đến con, không dành thời gian trò chuyện, vuốt ve, âu yếm con, thể hiện niềm vui hạnh phúc khi có con ở trên đời này, khiến đứa trẻ tủi thân, thu mình, coi mình là người thừa, không giá trị gì đối với cha mẹ, gia đình và trên đời này v. v…Có vô vàn những câu chuyện như thế.

Những điều trên cho thấy, năng lực, cảm xúc của cha mẹ rất quan trọng cho sự hình thành nhân cách của trẻ, số phận của trẻ, bởi lẽ đó, cha mẹ phải rèn luyện cho mình năng lực cảm xúc để làm gương cho con và có những kỹ năng cần thiết để giúp con phát triển hài hòa tâm trí, thành đạt và hạnh phúc ở đời.

Giúp con hình thành “trí tuệ cảm xúc”

Trước khi đi vào nội dung chính, chúng tôi nói qua về khái niệm “trí tuệ cảm xúc” bởi trong những gì chúng tôi chia sẻ dưới đây, sẽ sử dụng rất nhiều khái niệm này. “Trí tuệ cảm xúc” được hiểu: mình biết rõ về cảm xúc của bản thân và có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác để điều khiển cho chính cảm xúc của mình. Người có năng lực làm chủ cảm xúc là người có khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh – họ chính là những người giàu trí tuệ cảm xúc.

Hình thành thói quen biết quan tâm chia sẻ cho trẻ (Ảnh minh họa)

Để cho con sau này là người có trí tuệ cảm xúc, việc đầu tiên mà cha mẹ cần phải làm đó là cần hình thành cho trẻ thói quen biết quan tâm, chia sẻ cả về công việc lẫn tình cảm với những người thân trong gia đình, hàng xóm, bạn bè…Đây tưởng như là những công việc đơn giản nhưng trong đó chứa đựng cả sự kiên trì, tình yêu thương, trách nhiệm của cha mẹ với tương lai đứa con của mình. Hơn nữa cha mẹ cũng không được nuông chiều quá mức. Đối với trẻ, sẽ có rất nhiều đòi hỏi mà cha mẹ cần đáp ứng. Nhưng trong những đòi hỏi của trẻ, sẽ có rất nhiều đòi hòi vô lý, trường hợp này cha mẹ không nên chiều. Đây chính là công việc giúp trẻ biết hạn chế cũng như điều khiển cảm xúc của chính mình.

Thứ nhất: Cha mẹ có thể giải thích cho bé hiểu sự liên quan giữa những hành vi của bé với cảm xúc của những người xung quanh. Ví dụ, khi bé giành đồ chơi của bạn: “Thử tưởng tượng con là bạn, khi bị giật món đồ chơi mình rất quý, con cảm thấy thế nào?”. Đó cũng chính là cách bạn giúp bé hiểu được cảm xúc của người khác cũng như của chính mình… Những thói quen tốt, dù rất nhỏ song sẽ hình thành cho trẻ một nhân cách đẹp và tâm hồn nhạy cảm.

Thứ hai: Nên giúp trẻ gọi tên cảm xúc của mình, xây dựng cho nó vốn từ vựng cảm xúc như buồn, vui, giận, lo sợ… Ví dụ, cho trẻ xem nhiều bức ảnh diễn tả các trạng thái cảm xúc khác nhau và giải thích.Nếu trẻ thất vọng vì mất đồ chơi, đừng bảo nó là “không sao đâu, đừng khóc” mà hãy tận dụng cơ hội này dạy trẻ, các khái niệm về xúc cảm. Ví dụ, hãy hỏi trẻ có thích đồ chơi ấy không, tại sao, như vậy con bạn sẽ bộc lộ, miêu tả được cảm xúc dưới nhiều góc độ hơn.

Thứ ba: Nên để trẻ quan sát cảm xúc của người xung quanh, chẳng hạn như “Hôm qua bà nội vui lắm, bà cười nhiều. Tại sao bà vui? Vì cu Tí biết nhường đồ chơi cho em…”. Như vậy, trẻ không chỉ nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh hưởng của cảm xúc đó đến mọi người. Từ đó, trẻ sẽ biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình – một khả năng rất cần thiết để thành công trong cuộc sống.

Thứ tư: Với trẻ dưới 6 tuổi, cần hạn chế tối đa sự trừng phạt (nhưng phải chỉ ra lỗi) và hào phóng, thậm chí không giới hạn lời khen, miễn là khen có lý. Với trẻ nhỏ, đừng lạm dụng lời giáo huấn vì “Không phải lời giáo huấn, mà chính sự trải nghiệm sẽ có tác dụng với trí tuệ cảm xúc của trẻ”.

Tùy từng trường hợp cụ thể, người làm cha mẹ sẽ biết nên nói với con như thế nào. Điều quan trọng là để dạy con về trí tuệ cảm xúc, cha mẹ không thể là người “vô cảm”. Bạn phải cho trẻ được tắm mình vào môi trường cảm xúc, bạn nhất thiết phải dành thời gian cho con.

Một số mặt của trí tuệ cảm xúc của trẻ đựơc trau dồi dần dần qua sự tiếp xúc với bạn bè nhưng cha mẹ vẫn đóng vai trò chủ yếu trong việc luyện tập những măt khác nhau của nó và làm chủ các xúc cảm của mình, tỏ ra đồng cảm với người khác, điều khiển tình cảm biểu hiện ra ở những mối quan hệ với người khác.

Mặt giáo dục này của cha mẹ ảnh hưởng rất sâu sắc đối với con cái. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, khi cha mẹ có trí tuệ cảm xúc thì:

+ Con cái họ hoà hợp với họ hơn, yêu thương họ hơn và thoải mái hơn khi cha mẹ có mặt.

+ Con cái họ dễ làm chủ các xúc cảm của mình hơn, tự trấn tĩnh được khi gặp điều gì làm chúng bị lay động và chúng ít bực mình hơn.

+ Chúng dường như cũng thoải mái hơn về mặt sinh học: tỷ lệ hoócmon của stress và những chỉ số rối nhiễu XC của chúng thấp hơn.

Cha mẹ am hiểu về cảm xúc có lợi cho tất cả các lĩnh vực đời sống của trẻ (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, có những lợi ích khác về mặt xã hội: những đứa trẻ này được bạn bè quý trọng và yêu thương hơn, được các giáo viên coi là dễ gần hơn. Làm theo cha mẹ, thầy cô thì trẻ ít có những vấn đề về ứng xử, ít gây hấn. Cuối cùng là những lợi ích về mặt nhận thức, những học sinh này chăm chỉ hơn và giỏi hơn. Với IQ bằng nhau, những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc sẽ phát triển tốt hơn.

Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ

Lắng nghe thấu cảm

Hãy tập trung vào điều trẻ nói để hiểu điều trẻ đang cảm nhận, sau đó hãy chia sẻ với trẻ.

Ví dụ: Khi nghi ngờ trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, hãy hỏi trẻ “Điều gì sẽ xảy ra đây con?”. Nếu đúng trẻ đang có cảm giác bị bỏ rơi, hãy nói: “Con đúng, mẹ đã thực sự bận với em con nên không có thời gian để quan tâm tới con”. Hãy để trẻ hiểu rằng cha mẹ hiểu được điều trẻ đang cảm nhận.

Giúp trẻ đặt tên cảm xúc

Với sự hạn chế về từ vựng và sự hiểu biết sơ đẳng về nguyên nhân và hậu quả, trẻ thường gặp khó khăn khi diễn đạt điều đang cảm nhận.

Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ xây dựng vốn từ vựng cảm xúc bằng cách ghép những biểu hiện cảm xúc của trẻ bằng ngôn ngữ.

VD: Trẻ thất vọng khi không tìm thấy đồ chơi, hãy nói “Con cảm thấy buồn vì điều đó đúng không?”.

Thừa nhận cảm xúc của trẻ

Trẻ biểu lộ sự bực tức và giận dỗi vì trẻ không làm được theo đúng ý, đây là phản ứng tự nhiên của trẻ. Thay vì “Chẳng có lý do nào để chán nản” hãy nói rằng: “Thật buồn vì con không thể xếp được các hình đó lại với nhau đúng không?

Chuyển tức giận thành công cụ để dạy

Nếu trẻ cảm thấy lo lắng khi biết phải đến gặp bác sĩ, hãy giúp trẻ bằng cách chuẩn bị mọi thứ và trao đổi tại sao trẻ sợ, tại sao cần tới đó, và trẻ mong đợi gì khi gặp bác sĩ.

Hãy kể cho trẻ nghe câu chuyện của mình khi đến gặp bác sĩ và điều gì đã làm cho mình cảm thấy tốt hơn.

Sử dụng xung đột để dạy kỹ năng giải quyết vấn đề

Luôn luôn đặt cho trẻ những giới hạn và hướng trẻ tới một giải pháp.

Ví dụ: “Mẹ biết con rất tức giận khi chị Lan làm hỏng đồ chơi, nhưng con không thể đánh chị ấy. Con có thể làm được gì khác khi con tức giận không?”.

Nếu trẻ không có ý tưởng nào hãy giúp trẻ đưa ra lựa chọn. Lúc đó trẻ sẽ nhận thức được rằng đó là sự tán thành tức giận, nhưng không nên làm tổn thương người khác vì sự tức giận của mình.

Đánh giá vấn đề chứ không phê phán cá nhân

Cha mẹ cũng muốn kiểm tra cách mình phản ứng như thế nào với sự thể hiện cảm xúc của trẻ. Một điều quan trọng là không nên sử dụng những ngôn từ lỗ mãng khi tức giận.

Hãy nói “khi con làm điều đó mẹ cảm thấy rất buồn” hơn là “mày làm cho mẹ phát điên lên” vì trẻ sẽ hiểu được vấn đề từ hành vi chứ không phải do trẻ.

Hãy cẩn thận khi nhận xét, phê phán vì có thể ảnh hưởng lớn đến tính tự tin của trẻ.

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Vai trò của bố mẹ trong việc giáo dục cảm xúc cho con đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vai-tro-cua-bo-me-trong-viec-giao-duc-cam-xuc-cho-con-4958/feed/ 0
Bé sơ sinh nhận ra cảm xúc của cha mẹ từ khoảng cách nào https://benh.vn/be-so-sinh-nhan-ra-cam-xuc-cua-cha-me-tu-khoang-cach-nao-8674/ https://benh.vn/be-so-sinh-nhan-ra-cam-xuc-cua-cha-me-tu-khoang-cach-nao-8674/#respond Wed, 28 Oct 2015 06:53:11 +0000 http://benh2.vn/be-so-sinh-nhan-ra-cam-xuc-cua-cha-me-tu-khoang-cach-nao-8674/ Theo Brightside, các nhà khoa học tại Viện tâm lý Đại học Oslo (Na Uy) và Đại học Uppsala (Thụy Điển) vừa tiến hành một nghiên cứu liên quan đến khả năng nhìn xa của các em bé khoảng 3 ngày tuổi.

Bài viết Bé sơ sinh nhận ra cảm xúc của cha mẹ từ khoảng cách nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo Brightside, các nhà khoa học tại Viện tâm lý Đại học Oslo (Na Uy) và Đại học Uppsala (Thụy Điển) vừa tiến hành một nghiên cứu liên quan đến khả năng nhìn xa của các em bé khoảng 3 ngày tuổi.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng cách tối đa cho một trẻ sơ sinh biết bạn đang tức giận hay hạnh phúc là khoảng 30cm. Nếu khoảng cách tăng lên từ 60cm, hoặc xa hơn nữa, hình ảnh sẽ trở nên mờ nhạt, bé sẽ không thể phân biệt được cảm xúc trên khuôn mặt bố mẹ.

Khoảng cách các bé sơ sinh nhìn thấy cảm xúc của cha mẹ. Ảnh: Brightside.

Theo giáo sư Svein Magnussen, trẻ sơ sinh có thể bắt chước biểu hiện trên khuôn mặt người lớn từ những ngày đầu tiên chào đời. Nhưng, điều này không có nghĩa là các bé có thể thực sự hiểu ý nghĩa của nét mặt đó. Vì vậy, nếu bạn muốn con nhìn thấy bạn, hãy đến gần hơn với con.

Benh.vn (Theo yhocvn.net)

Bài viết Bé sơ sinh nhận ra cảm xúc của cha mẹ từ khoảng cách nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/be-so-sinh-nhan-ra-cam-xuc-cua-cha-me-tu-khoang-cach-nao-8674/feed/ 0