Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 08 Aug 2023 02:57:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những biểu hiện mà trẻ sơ sinh thấp cân gặp phải và cách chăm sóc https://benh.vn/nhung-bieu-hien-ma-tre-so-sinh-thap-can-gap-phai-va-cach-cham-soc-5029/ https://benh.vn/nhung-bieu-hien-ma-tre-so-sinh-thap-can-gap-phai-va-cach-cham-soc-5029/#respond Sun, 18 Sep 2022 05:15:30 +0000 http://benh2.vn/nhung-bieu-hien-ma-tre-so-sinh-thap-can-gap-phai-va-cach-cham-soc-5029/ Trẻ sơ sinh thấp cân (TSSTC) là những trẻ có cân nặng lúc đẻ dưới 2.500g bao gồm cả trẻ đẻ non và suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ đẻ non là trẻ đẻ có tuổi thai dưới 37 tuần kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng. Trẻ suy dinh dưỡng bào thai là trẻ có cân nặng thấp so với tuổi thai.

Bài viết Những biểu hiện mà trẻ sơ sinh thấp cân gặp phải và cách chăm sóc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ sơ sinh thấp cân (TSSTC) là những trẻ có cân nặng lúc đẻ dưới 2.500g bao gồm cả trẻ đẻ non và suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ đẻ non là trẻ đẻ có tuổi thai dưới 37 tuần kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng. Trẻ suy dinh dưỡng bào thai là trẻ có cân nặng thấp so với tuổi thai.

Trẻ nhẹ cân thường có sức đề kháng yếu, dễ mắc một số rối loạn về tiêu hóa. Vậy chăm sóc trẻ nhẹ cân như thế nào là điều các bà mẹ cần quan tâm tìm hiểu.

Một số biểu hiện bệnh lý ở trẻ sơ sinh thấp cân

Trẻ sơ sinh thấp cân sẽ có những biểu hiện bệnh lý khác thường so với những trẻ sơ sinh đủ cân chứ không phải chỉ có vấn đề cân nặng.

Trẻ sơ sinh thấp cân có thân nhiệt hạ

Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt do nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ trong tử cung, khả năng điều hòa nhiệt độ kém, dự trữ năng lượng ít, lớp mỡ dưới da mỏng, diện tích da lớn cho cân nặng thấp.

Vì vậy, ngay sau khi đẻ cho trẻ tiếp xúc da kề da, chăm sóc kiểu chuột túi (kangaroo) bằng cách đặt trẻ nằm sấp giữa hai bầu vú mẹ sao cho da trẻ áp sát vào ngực mẹ, hai chân ôm hai bên bụng mẹ, nhiệt độ của mẹ sẽ truyền sang con điều chỉnh được nhiệt độ thích hợp giữ ấm cho trẻ đồng thời hạn chế tiêu hao năng lượng và giúp trẻ ổn định nhịp thở, nhịp tim giảm nguy cơ mắc nhiễm khuẩn.

u_am_theo_phuong_phap_kangaroo

Ủ ấm trẻ theo phương pháp Kangaroo (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh thấp cân có hạ đường máu

Hạ đường máu ở trẻ sơ sinh được xác định khi đường máu giảm dưới 40mg/dl (2,2 mmol/l) và sau khi điều trị bằng glucose thì đường máu trở về bình thường. Hạ đường máu thường đi kèm với hạ nhiệt độ. Bình thường đường máu ở trẻ sơ sinh giảm xuống mức thấp nhất khoảng 1-3 giờ đầu sau đẻ rồi tăng dần lên lúc trẻ được 72 giờ tuổi.

Đối với trẻ sơ sinh thấp cân là do dự trữ glycogen ở gan ít, khả năng phân giải glycogen để tạo glucose giảm, đồng thời có sự tăng tiết insulin ở tụy nên trẻ dễ bị hạ đường máu. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ có biểu hiện li bì rên nhẹ, trương lực cơ giảm, co giật tím tái, có cơn ngừng thở. Hậu quả của hạ đường máu có thể ảnh hưởng xấu đến phát triển thần kinh của trẻ sau này. Do vậy, khi trẻ bị hạ đường máu ngoài việc xử lý bằng glucose tiêm tĩnh mạch thì cần lưu ý cho trẻ ăn sữa càng sớm càng tốt để duy trì nồng độ đường máu.

Trẻ sơ sinh thấp cân có hạ canxi máu

Nguy cơ hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh thấp cân thường do bà mẹ thiếu canxi, vitamin D trong thời kỳ mang thai nên dự trữ canxi của trẻ bị thiếu hụt. Biểu hiện của hạ canxi máu là trẻ luôn trong tình trạng co thắt (spasmophilie) run giật, ngủ hay giật mình, khi thở có tiếng rít do mềm sụn thanh quản. Khó thở tím tái, có cơn ngừng thở.

Sự co thắt ở các cơ quan dạ dày, cơ hoành, ruột, bàng quang làm cho trẻ dễ bị nôn trớ, nấc cụt, són phân và nước tiểu. Xét nghiệm thấy canxi máu giảm (dưới 7,5mg/dl) canxi ion giảm (dưới 2,8mg/dl), nếu canxi máu giảm nhẹ không có co giật thì cho uống gluconat canxi kết hợp với vitamin D kéo dài cho đến khi canxi máu trở về bình thường.

tre_so_sinh_thap_can_suy_ho_hap

Trẻ sơ sinh thấp cân bị suy hô hấp (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh thấp cân có suy hô hấp

Do đặc điểm bộ máy hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, lồng ngực nhỏ, trao đổi khí kém dễ bị suy hô hấp, viêm phổi. Ở trẻ sơ sinh thấp cân, viêm phổi thường diễn biến nặng, tử vong cao. Biểu hiện của bệnh là trẻ bú kém hoặc bỏ bú, tím từng cơn, thở nhanh, nhịp thở trên 60 lần/phút. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng ngủ lịm, thở chậm, có cơn ngừng thở, co rút lồng ngực, hạ nhiệt độ.

Vàng da. Thời kỳ vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh thấp cân thường kéo dài hơn trẻ đẻ đủ tháng khỏe mạnh, vàng da đậm do gan chưa trưởng thành hoặc suy giảm chức năng gan và dễ có nguy cơ vàng da nhân thì phải chiếu đèn hoặc thay máu tùy theo mức độ tăng bilirubin tự do trong máu.

Lời khuyên để nuôi dưỡng tốt trẻ sơ sinh thấp cân

-Cho trẻ ăn ngay sau đẻ càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ hạ đường máu, hạ nhiệt độ.

– Thức ăn tốt nhất đối với trẻ vẫn là sữa mẹ, đặc biệt là sữa của các bà mẹ đẻ non nuôi chính con mình thì vẫn phù hợp giúp trẻ phát triển nhanh và tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn.

Nếu trẻ có phản xạ bú thì cho bú mẹ trực tiếp. Tuy nhiên, những trẻ này vẫn có khó khăn trong việc phối hợp động tác bú nuốt và thở cho nên thời gian mỗi bữa bú lâu hơn trẻ bình thường và có khi đang bú phải dừng lại để thở. Nếu trẻ không bú được thì bà mẹ nên vắt sữa và cho trẻ ăn bằng bằng thìa. Không nên cho trẻ bú bình sẽ làm trẻ quen và không ngậm mút vú mẹ.

– Cho trẻ ăn nhiều bữa từ 8-10 lần/ngày để phù hợp với dung dịch dạ dày và khả năng tiêu hóa của trẻ.

cho_tre_bu_me_12

Thức ăn tốt nhất đối với trẻ vẫn là sữa mẹ (Ảnh minh họa)

– Số lượng sữa tùy theo ngày tuổi và cân nặng của trẻ. Ngày đầu cho ăn 60ml/kg sau đó tăng thêm 20ml/kg/ngày cho đến khi đạt được 200ml/kg/ngày. Số lượng sữa trẻ ăn mỗi bữa có thể khác nhau vì vậy cần tính lượng sữa trong 24 giờ để biết trẻ đã nhận đủ sữa chưa. Trong thời gian này tập cho trẻ bú mẹ xen kẽ với các bữa ăn bằng cốc, thìa, dần dần trẻ tự bú được và tiếp tục cho trẻ bú theo nhu cầu và bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Ngoài ra, cần chú ý bổ sung cho trẻ một số vitamin (A, D, E, K…, vitamin K tiêm bắp cho trẻ ngay sau đẻ) và khoáng chất (canxi, sắt…) để chống còi xương, thiếu máu, tăng cường miễn dịch và bắt kịp đà tăng trưởng.

Theo PGS.Bs. Đào Ngọc Diễn

Bài viết Những biểu hiện mà trẻ sơ sinh thấp cân gặp phải và cách chăm sóc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-bieu-hien-ma-tre-so-sinh-thap-can-gap-phai-va-cach-cham-soc-5029/feed/ 0
Trẻ béo phì có gì đặc biệt https://benh.vn/tre-beo-phi-co-gi-dac-biet-6785/ https://benh.vn/tre-beo-phi-co-gi-dac-biet-6785/#respond Sat, 03 Nov 2018 05:52:47 +0000 http://benh2.vn/tre-beo-phi-co-gi-dac-biet-6785/ Chứng béo phì ở trẻ em là chỉ trạng thái mỡ trong cơ thể tăng khác thường, thể hiện ở cân nặng. Muốn biết trẻ có béo phì hay không, trước tiên phải biết cân nặng tiêu chuẩn tuổi ấy của con mình là bao nhiêu.

Bài viết Trẻ béo phì có gì đặc biệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chứng béo phì ở trẻ em là chỉ trạng thái mỡ trong cơ thể tăng khác thường, thể hiện ở cân nặng. Muốn biết trẻ có béo phì hay không, trước tiên phải biết cân nặng tiêu chuẩn tuổi ấy của con mình là bao nhiêu.

Căn cứ đặc điểm sinh trưởng và của trẻ từng vùng, từng chủng tộc, các chuyên gia dinh dưỡng lập bảng cân nặng tiêu chuẩn cho trẻ các nước Đông Nam Á, để tham khảo như sau:

Bảng cân nặng tiêu chuẩn của trẻ em các lứa tuổi ở các nước Đông Nam Á.

Tuổi Chiều cao (Cm) Cân nặng (kg)
Nữ Nam Nữ Nam
0,5 65.7 67.3 7.3 8.1
1 73.0 74.6 9.5 9.7
1,5 78.8 80.3 10.5 11.1
2 85.1 85.1 12.1 12.4
2,5 88.6 89.5 13.0 13.2
3 92.3 94.3 14.0 14.6
3,5 97.8 97.8 15.2 15.6
4 99.1 99.1 15.9 16.3
5 105.1 106.0 18.1 18.7
6 110.8 112.1 19.9 20.5
7 116.5 117.5 21.8 22.8
8 121.9 122.6 24.3 24.8
9 126.0 127.4 26.1 27.3
10 131.4 132.7 29.2 30.3
11 136.5 137.2 32.0 32.9
12 144.1 141.6 37.0 36.2
13 146.0 144.8 37.5 37.5
14 153.0 151.1 43.0 41.0

Mới đây tổ chức y tế thế giới công bố bảng cân nặng, chiều cao trung bình của trẻ trong một số gian đoạn.

Bảng cân nặng, chiều cao trung bình của trẻ trong một số gian đoạn, theo tiêu chuẩn của WHO

Bé gái

Tuổi Bình Thường (kg Suy dinh dưỡng (kg) Thừa cân (Kg)
0 tháng 3.2 49.1 2.4 45.5 4.2
1 tháng 4.8 53.1 3.3 49.8 5.5
3 tháng 5.8 57.1 4.3 55.6 7.5
6 tháng 7.3 65.7 5.7 61.2 9.3
12 tháng 8.9 74 7 68.9 11.5
18 tháng 10.2 80.7 8.1 74.9 13.2
2 tuổi 11.5 86.4 9 80 18.8
3 tuổi 13.9 95.1 10.8 87.4 18.1
4 tuổi 16.1 102.7 12.3 94.1 21.5
5 tuổi 18.2 109.4 13.7 99.9 24.9

Bé trai

Tuổi Bình thường Suy dinh dưỡng (Kg) Thừa cân (Kg)
0 tháng 3.3kg 49.9 2.4 46.1 4.4
1 tháng 4.5 54.7 3.4 50.8 5.8
3 tháng 6.4 58.4 5 57.3 8
6 tháng 7.9 67.6 6.4 63.3 9.8
12 tháng 9.6 75.7 7.7 71.0 12
18 tháng 10.9 82.3 8.8 76.9 13.7
2 tuổi 12.2 87.8 9.7 81.7 15.3
3 tuổi 14.3 96.1 11.3 88.7 18.3
4 tuổi 16.3 103.3 12.7 91.9 21.2
5 tuổi 18.3 110 14.1 100.7 241.2

 

Sau khi biết tiêu chuẩn cân nặng của trẻ, thì dựa vào công thức: (cân nặng thực tế/ cân nặng tiêu chuẩn – 1)x 100%. Nếu trị số tìm được lớn hơn 10% là thừa cân, trên 20% là béo phì.

Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng thì trẻ em có hai thời kỳ dễ béo phì. Một là thời kỳ thai nhi, hai là thời kỳ từ 5- 10 tuổi. Hai thời kỳ này đều cùng lúc tồn tại hai quá trình tăng số lượng và tăng thể tích tế bào mỡ. Chỉ có khác nhau là giai đoạn thời kỳ thai nhi thì tăng số lượng tế bào mỡ là chính, còn giai đoạn thiếu nhi là tăng thể tích mỡ chiếm ưu thế. Số lượng tế bào tăng thêm theo hai thời kỳ này nếu sau quá dư thừa dinh dưỡng, khiến thể tích tế bào tăng lên đều dẫn đến béo phì.

Benh.vn

Bài viết Trẻ béo phì có gì đặc biệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-beo-phi-co-gi-dac-biet-6785/feed/ 0
Bé 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là vừa https://benh.vn/be-4-thang-tuoi-can-nang-bao-nhieu-la-vua-9934/ https://benh.vn/be-4-thang-tuoi-can-nang-bao-nhieu-la-vua-9934/#respond Sat, 21 Jul 2018 07:25:44 +0000 http://benh2.vn/be-4-thang-tuoi-can-nang-bao-nhieu-la-vua-9934/ Để trả lời cho câu hỏi này, mời các mẹ tham khảo một số hướng dẫn về trọng lượng và sự phát triển thể trạng của trẻ 4 tháng tuổi được nêu dưới đây sẽ giúp các mẹ theo dõi, đánh giá và so sánh để có cách chăm sóc bé yêu một cách hợp lý nhất.

Bài viết Bé 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là vừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Để trả lời cho câu hỏi này, mời các mẹ tham khảo một số hướng dẫn về trọng lượng và sự phát triển thể trạng của trẻ 4 tháng tuổi được nêu dưới đây sẽ giúp các mẹ theo dõi, đánh giá và so sánh để có cách chăm sóc bé yêu một cách hợp lý nhất.

Các mẹ đã biết cân nặng của trẻ trên thực tế có thể hơn hoặc kém một chút so với tiêu chuẩn. Nhưng với những bé thừa hoặc thiếu cân quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó sự phát triển bất thường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé trong tương lai.

Nguyên lý cơ bản

Trong năm đầu tiên của cuộc đời, một đứa trẻ sẽ lớn lên và có những thay đổi chóng mặt. Trọng lượng bé yêu 4 tháng tuổi của mỗi mẹ sẽ khác nhau và phụ thuộc vào cân nặng, chiều cao và giới tính khi mới chào đời.

Những bé 4 tháng tuổi khi sinh ra dài hơn thì sẽ có cân nặng hơn và bé trai thường nhỉnh hơn các bé gái một chút về trọng lượng.

   

Cân nặng chuẩn của bé trai và bé gái 4 tháng tuổi có sự khác biệt. (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ Nhi khoa khuyên các mẹ nên có một biểu đồ tăng trưởng cho bé để theo dõi tiến độ và nhịp phát triển (có đều đặn, nhất quán hay không) của trẻ thay vì chỉ tập trung vào các con số.

Cân nặng đạt chuẩn của trẻ 4 tháng tuổi

“Bé 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là vừa?” là một câu hỏi mà nhiều mẹ có con ở độ tuổi này thường quan tâm. Một trẻ 4 tháng tuổi có cân nặng phụ thuộc vào trọng lượng của bé lúc mới sinh. Viện Y tế Quốc gia Hoa kỳ khuyến nghị mỗi em bé nên tăng gấp đôi trọng lượng khi sinh trong giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi. Nếu khi 6 tháng tuổi cân nặng của bé vẫn chưa đạt chuẩn thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xin tư vấn.

Xét theo chuẩn cân nặng trên, bé yêu 4 tháng tuổi của bạn có thể đạt cân nặng gấp đôi trọng lượng khi sinh. Tuy nhiên các mẹ không cần quá tuân theo chuẩn vì bé có thể sẽ nặng hoặc nhẹ hơn một chút so với yêu cầu.

Bên cạnh cách nhận biết cân nặng chuẩn cho trẻ 4 tháng tuổi đã nói ở trên, bạn có thể so sánh cân nặng con của mình theo chuẩn cân nặng mà tổ chức WHO đã công bố. Đối với bé trai 4 tháng tuổi, cân nặng chuẩn là 7 kg (6.2 kg trở xuống là thiếu cân, 7.9 kg trở lên là thừa cân). Với các bé gái thì cân nặng chuẩn có phần kém hơn một chút là 6.4 kg (5.6 kg trở xuống là thiếu cân, 7.3 kg trở lên là thừa cân). Trong trường hợp trẻ 4 tháng tuổi thừa hoặc thiếu cân có thể các mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra và đánh giá tình hình để điều chỉnh dinh dưỡng sao cho hợp lý.

Bài viết Bé 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là vừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/be-4-thang-tuoi-can-nang-bao-nhieu-la-vua-9934/feed/ 0
Trẻ tăng bao nhiêu cân mỗi tháng được coi là phát triển bình thường https://benh.vn/tre-tang-bao-nhieu-can-moi-thang-duoc-coi-la-phat-trien-binh-thuong-3058/ https://benh.vn/tre-tang-bao-nhieu-can-moi-thang-duoc-coi-la-phat-trien-binh-thuong-3058/#respond Thu, 28 Sep 2017 04:26:10 +0000 http://benh2.vn/tre-tang-bao-nhieu-can-moi-thang-duoc-coi-la-phat-trien-binh-thuong-3058/ Trả lời câu hỏi của bạn đọc " Trẻ tăng bao nhiêu cân mỗi tháng được coi là phát triển bình thường ? "

Bài viết Trẻ tăng bao nhiêu cân mỗi tháng được coi là phát triển bình thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời câu hỏi của bạn đọc ” Trẻ tăng bao nhiêu cân mỗi tháng được coi là phát triển bình thường ? “

Trả lời:

Để kiểm tra xem trẻ có phát triển bình thường không, có thể căn cứ vào các chỉ số sau:

– Trẻ đẻ đủ tháng mỗi tháng tăng trung bình khoảng 600 g.

Tháng thứ 2 và tháng thứ 3 tăng khoảng 800 g.

Trong những tháng tiếp theo, mức tăng sẽ giảm 50 g so với tháng trước đó. Chẳng hạn như ở tháng thứ tư, sự tăng cân của trẻ sẽ là 800 g trừ 50 g, có nghĩa là 750 g.

– Về chiều cao, trong 3 tháng đầu, mức tăng trung bình là khoảng 3 cm mỗi tháng.

Ở độ tuổi 3-6 tháng, mức tăng là 2,5 cm/tháng.

Từ 6 đến 9 tháng: 1,5- 2 cm/tháng; từ 9 đến 12 tháng: 1-1,5 cm.

Như vậy, sau một năm, chiều cao của trẻ tăng khoảng 25 đến 27 cm, đạt mức 75-78 cm.

Chiều cao của các cháu gái trong năm đầu tiên thường ít hơn so với các cháu trai khoảng 1,5 cm.

Benh.vn

Bài viết Trẻ tăng bao nhiêu cân mỗi tháng được coi là phát triển bình thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-tang-bao-nhieu-can-moi-thang-duoc-coi-la-phat-trien-binh-thuong-3058/feed/ 0
Chiều cao và cân nặng chuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi https://benh.vn/chieu-cao-va-can-nang-chuan-o-tre-duoi-5-tuoi-2266/ https://benh.vn/chieu-cao-va-can-nang-chuan-o-tre-duoi-5-tuoi-2266/#respond Fri, 12 Aug 2016 04:10:42 +0000 http://benh2.vn/chieu-cao-va-can-nang-chuan-o-tre-duoi-5-tuoi-2266/ Chiều cao và cân nặng là hai chỉ số mà các bậc phụ huynh thường quan tâm nhất về con. Để xem con có phát triển bình thường không hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau

Bài viết Chiều cao và cân nặng chuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chiều cao và cân nặng là hai chỉ số mà các bậc phụ huynh thường quan tâm nhất về con. Để xem con có phát triển bình thường không hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau

Chuyên gia nói gì về mức lý tưởng này ?

Các bà mẹ có thể yên tâm nếu con gái mình chỉ nặng 8,9 kg khi tròn năm. Còn nếu là bé trai, cân nặng 9,6 kg đã được coi là lý tưởng, theo chuẩn tăng trưởng mới của Tổ chức Y tế Thế giới. So với trước đây, yêu cầu về cân nặng của các bé nhìn chung thấp hơn một chút. Chẳng hạn: trước đây, thể trọng lý tưởng khi tròn năm phải là 10,2 kg với bé trai và 9,5 kg với bé gái.

Theo ông Lê Danh Tuyên, chuyên gia Viện Dinh dưỡng, chuẩn tăng trưởng mới có yêu cầu cao hơn về chiều cao trẻ em, nhất là với những cháu ngoài 2 tuổi. Chẳng hạn, trẻ tròn 2 tuổi có chiều cao trung bình là gần 88 cm với nam và hơn 87,5 với nữ, cao hơn 2 cm so với tiêu chuẩn cũ.

Như vậy, khi áp dụng bảng này vào Việt Nam từ năm 2008, nước ta sẽ có nhiều trẻ thuộc diện thấp còi hơn, nhưng nhiều bậc phụ huynh sẽ yên tâm hơn về cân nặng của con mình.

Chuẩn tăng trưởng mới được coi là chính xác hơn rất nhiều bởi nó dựa vào cuộc khảo sát trên trẻ em ở nhiều quốc gia ở đủ các châu lục; những em bé này đều được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và được nuôi dưỡng đúng cách trong 5 năm sau đó. Còn tiêu chuẩn cũ chỉ dựa vào khảo sát trẻ em Mỹ và nhiều trẻ trong số đó được nuôi bằng sữa ngoài (thường tăng cân nhiều hơn khiến những trẻ bú sữa mẹ phát triển bình thường có thể bị coi là thiếu cân).

Sau đây là cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ trong một số giai đoạn ở Việt Nam

Bài viết Chiều cao và cân nặng chuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chieu-cao-va-can-nang-chuan-o-tre-duoi-5-tuoi-2266/feed/ 0