Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 28 Nov 2023 07:10:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Câu hỏi và trả lời về cận thị trẻ em https://benh.vn/cau-hoi-va-tra-loi-ve-can-thi-tre-em-2319/ https://benh.vn/cau-hoi-va-tra-loi-ve-can-thi-tre-em-2319/#respond Sat, 25 Nov 2023 04:11:44 +0000 http://benh2.vn/cau-hoi-va-tra-loi-ve-can-thi-tre-em-2319/ Bệnh cận thị trẻ em ngày nay phổ biến tới mức cứ 2 trẻ thì có ít nhất 1 trẻ đang phải sử dụng kính cận, chưa kể nhiều trường hợp trẻ cận thị chưa được phát hiện và chưa dùng kính. Sau đây là 10 câu hỏi thường gặp về tật cận thị ở trẻ em và được BS. Bệnh viện Mắt TW giải đáp.

Bài viết Câu hỏi và trả lời về cận thị trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh cận thị trẻ em ngày nay phổ biến tới mức cứ 2 trẻ thì có ít nhất 1 trẻ đang phải sử dụng kính cận, chưa kể nhiều trường hợp trẻ cận thị chưa được phát hiện và chưa dùng kính. Sau đây là 10 câu hỏi thường gặp về tật cận thị ở trẻ em và được BS. Bệnh viện Mắt TW giải đáp.

tre-bi-can-thi

1/ Cận thị là một bệnh lý như thế nào? Cận thị trẻ em khác gì cận thị ở người lớn?

Cận thị sự suy giảm khả năng nhìn xa, trong đó ảnh của sự vật không rơi đúng vào võng mạc mà rơi ra phía trước VM, phải dùng một thấu kính phân kỳ để nhìn được nét.

Cận thị học đường hay cận thị trên người trẻ (từ 8 đến 22 tuổi) bắt đầu hình thành đầu cấp II, tăng số dần theo năm tháng đi học, mỗi năm 0.5-1 độ, dừng lại khỏang 6 D.

Cá biệt cũng có những trường hợp cận bệnh lý(cận thị thoái hóa): có yếu tố di truyền, số kính tiếp tục gia tăng sau tuổi trưởng thành, cận đến 10 độ hoặc hơn, không thể đeo đúng số, nhiều biến chứng, thị lực khó đạt mức tối đa mặc dù đã cố gắng chỉnh kính.

Một thực tế ở nước ta là nhiều người không hề cận thị khi còn đi học, là sinh viên nhưng khi đi ra trường, đi làm lại bị cận thị. Họ đều ở môi trường làm việc bằng mắt nhiều ở cự ly gần, với máy tính chẳng hạn.

2/ Khi bị cận thị trẻ thường có những biểu hiện như thế nào?

Đa phần sẽ bắt đầu biểu hiện vào cấp II, trẻ thường có biểu hiện nheo mắt, nghiêng đầu, có xu hướng thích tiến gần đến nguồn tài liệu. Học tập kém tập trung, kết quả giảm sút do chép đầu bài không kịp, hỏi han bạn bè… Thời lượng học tập cũng thể như trẻ bình thường, nhanh mỏi mắt,  có thể dẫn tới đau nhức mắt và đau đầu.

3/ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thị lực của trẻ?

Muốn có thị lực hòan hảo về yếu tố tiên thiên cần có: đôi mắt( nhãn cầu) hoàn chỉnh, các cơ điều khiển mắt hoạt động tốt, đường dẫn truyền ảnh lên não hoàn hảo, não bộ không có bệnh lý.

Về điều kiện ngoại cảnh: chiếu sáng tốt là điều tối quan trọng, bên cạnh đó là độ tương phản, màu sắc… cũng ảnh hưởng đến kết quả thị lực

4/ Các phương pháp thăm khám bệnh cận thị hiện nay?

Phát hiện cận thị không khó, trừ một số trường hợp giả cận thị hoặc cận thị gắn liền với các hội chứng bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa. Thông thường chỉ bằng việc thử thị lực, đo khúc xạ, thử kính thấy thị lực đạt tối đa là có thể kết luận trẻ có bị cận thị hay không. Các trường hợp khác cận thị kèm với loạn thị, cận thị giả, cận thị là một biểu hiện của hội chứng nào đó…sẽ phức tạp hơn, cần có bác sĩ chuyên khoa khám xét cẩn thận

5/ Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị cận qua các dấu hiệu như thế nào?

Cha mẹ chủ yếu bằng quan sát có thể phát hiện ra trẻ bị cận thị: nheo mắt, nghiêng đầu, ngồi gần, ở lớp: ghi chép trên bảng khó khăn, hay phải nhờ bạn bè chi viện…

6/ Nhiều người cho rằng, khi mới phát hiện trẻ bị cận không nên cho đeo kính vì như vậy độ cận của trẻ sẽ bị tăng nhanh. Như vậy có đúng không?

Để trả lời câu hỏi trên người ta đã làm nghiên cứu hai nhóm đối chứng, nhóm có đeo và không đeo. Hàng năm có đánh giá lại tình trạng khúc xạ thì thấy đeo hay không đeo không ảnh hưởng đến độ gia tăng cận thị. Có một điều chắc chắn là: không đeo nhất định sẽ gặp khó khăn trong học tập và sinh hoạt, nhìn gần cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm tăng số cận

7/ Trẻ em đôi khi hiếu động không tập trung nên việc đo thị lực có thể không chính xác.

Vậy làm thế nào để có thể chọn đúng số kính cho trẻ? Trẻ không tập trung, nói dối, không hợp tác có thể gây khó khăn cho việc thử thị lực, thử kính nhưng với các chuyên gia, môi trường chuyên khoa sâu thì những khó khăn trên không thành vấn đề gì.  Do vậy chúng tôi luôn có cách để cấp được kính chính xác cho trẻ.

8/ Trẻ đã bị cận thị thì cần kiểm tra lại mắt và số kính sau thời gian bao lâu?

Tùy số cận của trẻ, độ thỏa mãn khi dùng kính, tình trạng bệnh lý kèm theo mà chúng tôi sẽ đặt lịch khám lại cho trẻ. Cận thị nhỏ hơn 6 D khỏang 1 năm khám 1 lần. Trên 6 D khoảng 6 tháng khám mắt 1 lần

9/ Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng thế nào đối với mắt trẻ?

Cho trẻ học tập điều độ, kết hợp với vui  chơi, hoạt động thể lực tích cực sẽ làm hạn chế gia tăng cận thị. Tuy nhiên dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng, dùng đủ vitamine A-C-E kèm theo các khoáng chất kẽm- selene- đồng được cho là hạn chế tăng số cận cùng với những thoái hóa do cận thị. Các yếu tố dinh dưỡng trên có nhiều rau xanh đậm, hoa quả màu đỏ, cá biển và một số loài nhuyễn thể.

10/ Lời khuyên của bác sỹ đối với các bậc phụ huynh để kiểm soát tốt độ cận cho trẻ?

Đây là một vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng. Vẫn  chưa thể có những khuyến cáo mạnh mẽ và chính xác với công chúng. Tuy nhiên giới chuyên môn đều thống nhất rằng chúng ta nên

  • Đảm bảo cho trẻ vệ sinh mắt tốt: chiếu sáng, cự ly, khoảng cách học tập, học kết hợp với vui chơi và hoạt động ngoại khóa…
  • Cung cấp dinh dưỡng đúng và đủ: vitamin ACE, khoáng chất.
  • Chăm sóc đặc biệt cho trẻ cận thị số cao: tránh chấn thương, khám mắt đều đặn, phát hiện và điều trị sớm biến chứng.

Ts.Bs. Hoàng Cương

Bài viết Câu hỏi và trả lời về cận thị trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cau-hoi-va-tra-loi-ve-can-thi-tre-em-2319/feed/ 0
Chọn đèn bàn học phù hợp để tránh cận thị cho trẻ https://benh.vn/chon-den-ban-hoc-phu-hop-de-tranh-can-thi-cho-tre-4782/ https://benh.vn/chon-den-ban-hoc-phu-hop-de-tranh-can-thi-cho-tre-4782/#respond Sun, 22 Oct 2023 05:10:27 +0000 http://benh2.vn/chon-den-ban-hoc-phu-hop-de-tranh-can-thi-cho-tre-4782/ Hiện nay, số lượng học sinh bị cận thị ngày càng tăng lên. Điều này khiến cho không ít trẻ cảm thấy bất tiện trong học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày. Không chỉ thế, các bác sĩ cảnh báo cận thị nặng có thể ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ cũng như dẫn đến một số bệnh khó lường khác nếu bị biến chứng nặng.

Bài viết Chọn đèn bàn học phù hợp để tránh cận thị cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện nay, số lượng học sinh bị cận thị ngày càng tăng lên. Điều này khiến cho không ít trẻ cảm thấy bất tiện trong học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày. Không chỉ thế, các bác sĩ cảnh báo cận thị nặng có thể ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ cũng như dẫn đến một số bệnh khó lường khác nếu bị biến chứng nặng.

Bên cạnh những biện pháp như ngồi học đúng tư thế; nên cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn sau 1 thời gian dài học tập; không đọc sách báo trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo; không xem nhiều TV và chơi điện tử quá lâu; ăn nhiều thực phẩm có bổ sung vitamin A thì việc lựa chọn một chiếc đèn bàn học phù hợp cũng là biện pháp hữu ích phòng tránh bệnh cận thị ở trẻ em.

Sơ lược về cấu tạo mắt

Mắt người là một phần của não hình thành từ tuần thứ 3 của phôi kỳ, là 1 trong 5 giác quan quan trọng của con người. Mắt là cơ quan thị giác, gồm có 2 con mắt có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 2,5 cm, có hình cầu.

cấu tạo của mắt

1.         Con ngươi                     2. Củng mạc tròng                    3. Mí mắt trên                    4. Giác mạc tròng đen                         5. Lông mi

Tròng mắt là một hình cầu, lớp củng mạc phía ngoài, màu trắng đục (tròng trắng), phía trước bọc bởi một lớp trong gọi là kết mạc. Giác mạc nối tiếp củng mạc lồi ra phía trước, trong suốt để lộ phía trong cầu mắt, tạo thành tròng đen. Bên sau giác mạc theo thứ tự từ ngoài vào trong là khối lỏng thủy dịch, vòng cơ mi (con ngươi), thủy tinh thể nằm trong trung tâm phía sau cơ mi, khối lỏng dịch thủy tinh, và sau cùng, lót phía trong cầu mắt là võng mạc, nơi ánh sáng tác động lên nhiều đầu dây thần kinh hình nón và hình gậy. Những dây thần kinh tụ lại tại một điểm ra phía sau cầu mắt theo dây thần kinh thị giác vào não. Vì điểm này của võng mạc không có đầu thần kinh đón nhận ánh sáng nên gọi là điểm mù. Ánh sáng đi qua thủy tinh thể hội tụ rõ nhất tại hoàng điểm (điểm vàng) trên võng mạc

Các loại đèn bàn học

Đèn bàn sử dụng bóng đèn sợi đốt dạng tròn, đui xoáy hoặc đui gài

Loại đèn này không tiết kiệm điện bởi 95% lượng điện sẽ biến thành nhiệt, chỉ 5% biến thành ánh sáng dẫn đến việc tỏa nhiều nhiệt, gây nóng.

Tuy nhiên, loại đèn này lại có ưu điểm là chi phí thấp, ánh sáng liên tục không gây nhấp nháy, màu sắc của đồ vật được chiếu sáng trông thật màu nhất và dễ dàng điều chỉnh độ sáng bằng chiết áp.

Đèn bàn sử dụng bóng đèn Halogen

So với bóng đèn sợi đốt, bóng Halogen có độ sáng hơn khoảng 10%, ánh sáng đỡ vàng hơn nhưng lại toả nhiều nhiệt hơn và nóng hơn.

Cũng giống như đèn sợi đốt, bóng đèn Halogen có ưu điểm làm phát ra ánh sáng liên tục, không nhấp nháy và màu sắc của đồ vật được chiếu sáng trông thật màu nhất. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam hiện nay, đèn bàn sử dụng bóng đèn Halogen đều có tuổi thọ thấp, không có nhiều bóng đèn thay thế.

Đèn bàn sử dụng bóng đèn huỳnh quang Compact

Đèn bàn sử dụng bóng đèn huỳnh quang Compact đui xoáy có gắn bộ chấn lưu điện tử ở đuôi hoặc dùng chấn lưu rời. Bóng đèn này có cả 2 loại màu ánh sáng là vàng và trắng. Tuy nhiên, nên ưu tiên chọn loại ánh sáng màu vàng dù tốn điện và nóng hơn nhưng lại tốt cho mắt hơn bởi ánh sáng đèn màu trắng không liên tục, có độ chớp rất nhanh nên không thể nhận ra do hiện tượng lưu ảnh của mắt do đó dùng rất hại cho mắt.

Ưu điểm của loại bóng đèn này là khả năng tiết kiệm điện gấp nhiều lần so với bóng đèn sợi đốt, toả nhiệt ít hơn vì thế đỡ nóng hơn và có tuổi thọ cao.

Đèn bàn sử dụng bóng đèn LED

Ưu điểm của loại bóng đèn này là tiết kiệm điện hơn so với bóng đèn sợi đốt và Halogen, toả nhiệt thấp, tuổi thọ cao hơn bóng đèn Compact và cực kì nhỏ gọn. Bóng đèn LED cũng có 2 loại màu ánh sáng là vàng và trắng. Ánh sáng hầu như liên tục và màu sắc của đồ vật được chiếu sáng trông thật màu tối đa nhất

den-hoc-chong-can

Bóng đèn LED tiết kiệm điện và không hại cho mắt ( Ảnh minh hoạ )

Tiêu chuẩn chọn đèn bàn học

  • Độ cao trung bình từ 40-50 cm
  • Chân đèn bàn chắc chắn, có thể gắn trực tiếp vào bàn học
  • Có chao chụp hợp lý sao cho phần mặt phản xạ ánh sáng phía trong chao chụp nên có màu sáng.
  • Chọn bóng đèn LED hoặc đèn compact 1U – 11W – 5 000K có hiệu suất phát quang từ 50-60lm/W.
  • Cần đèn có thể điều chỉnh linh hoạt để tập trung ánh sáng, điều chỉnh độ cao cho phù hợp với từng đối tượng.

Những lưu ý khi chọn đèn bàn học

  • Phần mặt phản xạ ánh sáng phía trong chao chụp không được bóng quá và không để bóng đèn thòi ra ngoài khỏi chao chụp vì hai điều này sẽ rất dễ gây loá và chói mắt.
  • Không nên dùng các loại đèn bàn có cần ngắn, chao chụp hình côn, dùng bóng sợi đốt nóng sáng trên 60W.
  • Nên sử dụng bóng đèn có ánh sáng màu vàng bởi loại màu ánh sáng này k nhấp nháy liên tục mà luôn ổn định nên tốt cho mắt hơn.
  • Nên kiểm tra các thông số của bóng đèn được ghi trên vỏ hộp và chọn đèn của các nhà sản xuất có uy tín.

Lời kết

Đèn bàn học là 1 trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến thị lực và sức khoẻ của đôi mắt. Trên thị trường hiện có vô số loại đèn bàn học của nhiều hãng khác nhau…

Để bảo vệ sức khỏe đôi mắt cho con mình, phụ huynh nên lựa chọn những sản phẩm chất lượng của những hãng đã được thẩm định và có uy tín. Bên cạnh đó cần lựa chọn loại đèn bàn học có độ sáng phù hợp, chao chụp hợp lý và có chân chắc chắn nhằm hạn chế tối đa các bệnh về mắt.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị và phương pháp phòng tránh

Bài viết Chọn đèn bàn học phù hợp để tránh cận thị cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chon-den-ban-hoc-phu-hop-de-tranh-can-thi-cho-tre-4782/feed/ 0
Phòng ngừa cận thị ở tuổi học đường https://benh.vn/phong-ngua-can-thi-o-tuoi-hoc-duong-2320/ https://benh.vn/phong-ngua-can-thi-o-tuoi-hoc-duong-2320/#respond Wed, 22 Aug 2018 02:11:45 +0000 http://benh2.vn/phong-ngua-can-thi-o-tuoi-hoc-duong-2320/ Tại sao con mắt bỗng dưng trở thành cận thị. Cận thị tại sao lại xảy ra với người này mà lại không với người kia. Để trả lời câu hỏi này người ta đã cố gắng tìm hiểu: những con mắt thế nào sẽ chắc chắn bị cận thị

Bài viết Phòng ngừa cận thị ở tuổi học đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tại sao con mắt bỗng dưng trở thành cận thị. Cận thị tại sao lại xảy ra với người này mà lại không với người kia. Để trả lời câu hỏi này người ta đã cố gắng tìm hiểu: những con mắt thế nào sẽ chắc chắn bị cận thị

Đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Chắc chắn cận thị có yếu tố di truyền(do gen qui định) thế nhưng những yếu tố địa lý, xã hội, môi trường sống, chủng tộc, dinh dưỡng …cũng vai trò của nó và đan xen phức tạp. Một lần nữa chúng ta lại phải ngậm ngùi mà nói rằng: cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng, dẫn đến điều trị thụ động, các biện pháp phòng ngừa mang tính bao trùm và khó thực thi. Tuy nhiên dưới quan điểm của các nhà dịch tễ, đạo đức học trong y tế thì vẫn nên “ chấm dứt sự bóc lột đôi mắt trẻ thơ”.

Các hãng kính thuốc, máy móc phẫu thuật, dược phẩm đã thu được hàng tỷ tỷ đô-la rồi. Chúng ta hãy cùng nhau dốc sức nghiên cứu và thực hiện phòng bệnh ngay từ bây giờ. Với quan điểm đó tôi xin mạnh dạn đưa ra những quan điểm phòng bệnh mới nhất đối với cận thị.

Hãy giữ khoảng cách làm việc bằng cách xa nhất có thể

Quan điểm này đã có gần 200 năm nay. Làm việc bằng mắt ở cự ly gần, cường độ cao sẽ là nguyên nhân chủ yếu gây ra cận thị. Học hành càng cao, một số ngành nghề đặc biệt dùng vi tính hay máy sinh hiển vi sẽ là bạn đồng hành với cận thị không sớm thì muộn. Xem ra thoát khỏi công việc hay thói quen dùng mắt trong cự ly gần không phải là dễ. Đôi khi đó là miếng cơm manh áo, thăng tiến, học lực.

Thế nhưng chúng ta cũng nên chủ động quyết định cuộc đời mình, với các em nhỏ thì cha mẹ hay thầy cô phải bảo vệ mắt cho con em mình. Đừng làm việc nhiều với cự ly nhỏ hơn 35 cm. Các nghiên cứu cho rằng việc đồng từ co khi nhìn gần, cơ thể mi cũng bị co thắt kéo theo việc tăng sản xuất thủy dịch, làm tăng nhãn áp, gây giãn lồi ra phía trước của mắt. Hệ lụy là việc trục nhãn cầu dài ra cùng với phát sinh cận thị trục.

Độ sáng đóng vai trò quan trọng

Suy luận một cách lô-gíc thì chiếu sáng tốt sẽ giúp chúng ta không phải nhìn gần vào tài liệu, đồng tử co vừa phải, thể mi không bị co quắp quá đáng. Vô hình chung cận thị do việc nhìn gần thái quá đã bị ngăn chặn nếu ta thực hiện tốt khâu này. Đèn vàng hay đèn quả lê hoặc đèn com-pắc xem ra có vẻ không quan trọng nữa. Đơn giản chỉ là chiếu sáng tốt mà thôi.

Nguồn sáng cho trẻ ở nhà nên để ở phía sau và trên cao. Nếu không thì cũng không nên để trực diện dễ gây chói lóa và sinh nhiệt. Ngoài công suất chiếu sáng(đơn vị là lux) thì độ rọi foot candle cũng rất quan trọng. Độ rọi tối thiểu Emc là khái niệm quen dùng của các nhà thiết kế hệ thống chiếu sáng, chiếu sáng trong lớp học thích hợp là 320-400 lux. Bóng đèn huỳnh quang mắc song song với hệ thống của sổ, balad điện tử được khuyến cáo cho chiếu sáng lớp học, tuy nhiên cũng nên tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời.

Thời gian học tập và làm việc

Vẫn từ điều I nếu mắt bị bóc lột quá đáng, ngoài việc gây mỏi và nhức còn là việc phát sinh cận thị. Cơ thể mi từ chỗ có thể co giãn dẫn đến co quắp(giả cận thị) rồi đến cận thị thực sự là cả một quá trình. Thế nhưng không phải ai cũng biết dừng lại đúng lúc hay được can thiệp đúng lúc để thoát khỏi cận thị. Không phải các nhà giáo dục đồng tình với quan điểm học 45 phút nghỉ 5 phút mà các nhà nhãn khoa cũng vậy. 5 phút nghỉ ngơi cho mắt, ra sân chơi đùa là hình thức giảm stress rất tốt cho mắt.

Các giáo viên có sáng kiến đổi chỗ luân phiên cho học sinh thiết nghĩ cũng là sáng kiến hay để trẻ thay đổi cự ly học tập và cường độ điều tiết cho mắt. Đừng nên làm việc bằng máy tính hay chơi game quá 5h một ngày. Nếu bạn không để tâm đến lời khuyên này thì cận thị hay tăng số kính cận sẽ tìm đến với bạn với xác xuất lớn hơn 80%. Singapore là nước rất thành công trong việc giảm trẻ em bị cận thị. Bí quyết của họ là giảm giờ học, tăng giờ chơi, tăng thời gian sinh hoạt ngoại khóa.

Nếu trẻ đã bị cận thị thì nên khuyến khích trẻ không đeo kính khi học đọc ở nhà. Làm như vậy sẽ giúp các em duy trì được năng lực điều tiết vốn có của mình. Nhìn ra xa vô cực( trên 5 m) cũng giúp cho mắt giãn được điều tiết, giảm hình thành hay tăng số cận thị.

Tư thế ngồi học

Tư thế ngồi học phụ thuộc nhiều vào hệ thống bàn ghế và chiếu sáng. Nhìn chung nên để mặt trẻ cách sách vở khoảng 35-40cm, mặt bàn nên có độ vát khoảng 15-20 độ so với phương nằm ngang để cho trẻ khỏi cúi gằm. Tư thế tốt còn làm trẻ học đỡ mệt mỏi, tránh gù vẹo cột sống sau này.

Di truyền và những yếu tố khác

Một nghiên cứu 1114 trường hợp cận thị ở Mỹ cũng cho thấy một vài điều thú vị. Di truyền lại được nhắc đến. Tuy nhiên di truyền thì không thể thay đổi được, vốn chúng ta không thể lựa chọn ai sẽ sinh ra mình? Trên qui mô quần thể thì người da trắng bị cận thị nhiều hơn da màu, nữ bị nhiều hơn nam. Với vùng Nam Á như Việt Nam thì có vẻ như là một ngoại lệ: người da mầu đeo kính cận tăng nhanh chóng. Người ta giải thích quá trình đô thị hóa chóng mặt và chuyển đổi kinh tế là nguyên nhân thay đổi lối sống cho một bộ phận dân cư nơi đây, kèm theo là sự gia tăng cận thị. Tuổi sinh đẻ cao, mẹ nghiện thuốc lá, sinh non … dễ gây cận thị cho con cái hơn.

Mặc dù đã mất công sức lưu tâm đến: học vị của cha mẹ, bệnh tật của mẹ, phát triển thể chất của con trong bụng mẹ và sau sinh, chỉ số phát triển khác của cơ thể… song nghiên cứu trên không đưa thêm được một khuyến cáo nào có sức mạnh đáng kể.

Chế độ dinh dưỡng

Có quá nhiều yếu tố dinh dưỡng được coi là để giúp đề phòng hay giảm tăng số cận. Các vitamin được khuyên dùng là A-C-E-B2-D. Các khoáng vi lượng kẽm, selene, brôm, magne, canxi..cũng được coi là có vai trò nhất định trong giảm cận thị. Thế nhưng đa phần các nghiên cứu đều nhắc đến vai trò quan trọng của vitamin E, vitamin C và selene.

Các vitamine và khoáng chất này nên được dùng hàng ngày như hình thức bổ sung vào thức ăn với liều nhỏ, dùng lâu dài. Do còn có lợi cho phát triển tim mạch, não bộ của trẻ đang lớn nên quan điểm dùng thực phẩm chức năng hay thực phẩm bổ xung là khá cởi mở. Các bậc cha mẹ nên quan tâm đến điều này bởi dùng thực đơn cưỡng bức đối với trẻ là điểu rất phức tạp và khó thực hiện. Trong khi đó thực phẩm chức năng lại làm chúng ta nhàn hạ hơn nhiều.

Rất có thể ai đó sẽ than phiền rằng tôi đã làm đủ những điều trên mà con tôi vẫn cận thị. Tôi chỉ biết trả lời rằng chúng ta vẫn chưa làm đủ vì đã không biết đủ thế nào là cận thị. Thế nhưng ít ra con cái bạn sẽ cận nhẹ hơn, ít tăng số hơn, ít biến chứng hơn là điều tôi dám chắc chắn.

Bs Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt Trung ương 

Bài viết Phòng ngừa cận thị ở tuổi học đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-ngua-can-thi-o-tuoi-hoc-duong-2320/feed/ 0
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị và phương pháp phòng tránh https://benh.vn/dau-hieu-nhan-biet-tre-bi-can-thi-va-phuong-phap-phong-tranh-4968/ https://benh.vn/dau-hieu-nhan-biet-tre-bi-can-thi-va-phuong-phap-phong-tranh-4968/#respond Sun, 19 Aug 2018 05:14:16 +0000 http://benh2.vn/dau-hieu-nhan-biet-tre-bi-can-thi-va-phuong-phap-phong-tranh-4968/ Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng trên 800 triệu người bị cận thị. Trong đó, lứa tuổi học sinh (từ 7-16 tuổi) rất dễ mắc chứng cận thị, độ cận thị tiến triển càng nhanh do mức độ làm việc nhìn gần bằng mắt càng nhiều…

Bài viết Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị và phương pháp phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng trên 800 triệu người bị cận thị. Trong đó, lứa tuổi học sinh (từ 7-16 tuổi) rất dễ mắc chứng cận thị, độ cận thị tiến triển càng nhanh do mức độ làm việc nhìn gần bằng mắt càng nhiều…

Cận thị ảnh hưởng đến thị lực của mắt và sức khỏe, gây khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt đời thường. Vậy, dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị như thế nào? Phương pháp điều trị và phòng bệnh?

Tìm hiểu về bệnh cận thị

Cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía trước của võng mạc. Có 2 dạng cận thị: cận thị bẩm sinh và cận thị do mắc phải.

Người bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết của mắt trừ khi cận thị quá nặng.

cận thị

Người bị cận thị nhìn xa mờ, nhìn gần thì rõ…(Ảnh minh họa)

Biểu hiện cận thị

  • Khi xem tivi trẻ phải lại gần mới xem được.
  • Trẻ đọc bài hay bị nhảy hàng hoặc dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc.
  • Trẻ ở lớp khi viết bị sai, thiếu…
  • Hay nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa.
  • Hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ.
  • Thường kêu mỏi mắt, nhức đầu, hay chảy nước mắt.
  • Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt.
  • Không thích các hoạt động phải nhìn xa…

Nguyên nhân cận thị

  • Do bẩm sinh (yếu tố di truyền, cha mẹ cận thị thì con cũng bị cận thị).
  • Do mắc phải (do môi trường, cách sống: học tập, làm việc, nhìn gần nhiều trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý…)

Lưu ý: Cận thị bẩm sinh thường được phát hiện khi trẻ 1-2 tuổi, độ cận cao và tăng độ nhanh bất bình thường. Cận thị mắc phải ở trẻ em thường xuất hiện ở khoảng 5-6 tuổi.

trẻ bị cận thị

Cận thị do bẩm sinh hoặc do môi trường sống, cách sống… (Ảnh minh họa)

Phương pháp điều trị cận thị hiện nay

  • Đeo kính.
  • Dùng vật lý trị liệu luyện tập điều tiết trên máy.
  • Mổ laser.
  • Đặt thủy tinh thể nhân tạo khi bị cận nặng, có kèm bệnh đục thủy tinh thể.
  • Dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, laser năng lượng thấp có tác dụng làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trương lực cơ.
  • Tăng cường những thực phẩm giúp tăng cường thị lực và ngăn ngừa cận thị.
  • Bổ sung Lutein và Zeaxanthin có tác dụng bảo vệ và đảm bảo sự toàn vẹn của điểm vàng, giúp mắt nhìn rõ vật.
  • Bổ sung hợp chất chống oxy hóa gồm: Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E và Selen giúp ngăn chặn các tác động có hại từ bên ngoài, làm chậm tiến trình lão hóa mắt, bảo vệ giác mạc và duy trì độ trong suốt của thủy tinh thể.

Biến chứng của cận thị

  • Suy thoái võng mạch mạc cận thị.
  • Suy thoái pha lê thể.
  • Bong võng mạc.
  • Mờ mắt…

Biến chứng của cận thị là suy thoái pha lê thể, bong võng mạc… (Ảnh minh họa)

Phương pháp phòng bệnh cận thị

  • Bảo đảm đủ ánh sáng trong các phòng học, lớp học cho trẻ em (Ánh sáng phải được phân bố đều và có cường độ tốt không gây lóa mắt).
  • Sách và tài liệu chữ in rõ ràng trên giấy không quá bóng để tránh bị loá mắt.
  • Những trẻ cận thị được ưu tiên xếp ngồi gần bảng.
  • Không học tập, làm việc bằng mắt liên tục và kéo dài nhiều giờ.
  • Cho mắt nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc nhìn ra xa sau mỗi giờ học.
  • Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc ngồi trước máy vi tính quá nhiều.
  • Làm việc ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 – 40 cm.
  • Những ngày nghỉ nên cho trẻ sinh hoạt ngoài trời, đi picnic, thể dục thể thao nhẹ cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn.
  • Bổ sung cho trẻ các loại vitamin như A, B, C, E, Calcium…
  • Đối với những trẻ bị cận thị nặng cần đi khám bác sĩ hàng năm để theo dõi và phòng ngừa những triệu chứng bất thường…

khám mắt cho bé

Cho trẻ khám mắt hàng năm để kịp thời phát hiện và điều trị cận thị (Ảnh minh họa)

Tóm lại: Cận thị là bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển có nhiều yếu tố phải sử dụng tới mắt: xem TV, máy tính, chơi điện tử trên điện thoại, sử dụng ipad…

Thống kê cho thấy số người mắc tật khúc xạ tại các bệnh viện chuyên khoa mắt chiếm hơn 30% trong tổng số bệnh nhân đến khám. Tỷ lệ bệnh và mức độ cận cũng tăng lên theo cấp học của học sinh. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm và nhắc nhở con không nên ngồi quá lâu bên máy tính, khi ngồi học cần đảm bảo khoảng cách từ mắt đến bàn, không đọc sách trong bóng tối… Ngoài ra cần cho trẻ đi khám mắt định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện và điều trị những hiện tượng bất thường ở mắt.

Bài viết Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị và phương pháp phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-hieu-nhan-biet-tre-bi-can-thi-va-phuong-phap-phong-tranh-4968/feed/ 0
Để trẻ em không bị cận thị nặng hơn https://benh.vn/de-tre-em-khong-bi-can-thi-nang-hon-4112/ https://benh.vn/de-tre-em-khong-bi-can-thi-nang-hon-4112/#respond Thu, 02 Aug 2018 03:49:55 +0000 http://benh2.vn/de-tre-em-khong-bi-can-thi-nang-hon-4112/ Với cường độ học tập, tiếp xúc công nghệ thông tin như hiện nay, cùng nhiều tác động của môi trường sống khiến ngày càng có nhiều trẻ em bị cận thị. Các nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ cận thị tăng theo tuổi.

Bài viết Để trẻ em không bị cận thị nặng hơn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Với cường độ học tập, tiếp xúc công nghệ thông tin như hiện nay, cùng nhiều tác động của môi trường sống khiến ngày càng có nhiều trẻ em bị cận thị. Các nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ cận thị tăng theo tuổi.

Cận thị học đường xảy ra thời thơ ấu, đặc biệt ở độ tuổi đi học. Loại cận thị này thường hay gặp do mắt nhìn gần nhiều trong những năm đi học. Cận thị và sự tiến triển cận thị là những vấn đề rất được quan tâm không những đối với các nhà chuyên môn mà còn với bệnh nhân và phụ huynh.

Cho đến hiện nay, nguyên nhân thực sự gây ra cận thị và sự tiến triển của cận thị vẫn chưa được biết rõ. Các bằng chứng cho thấy, cận thị trẻ em tiến triển là do sự kết hợp của yếu tố gen và môi trường. Trẻ có bố mẹ bị cận thị thường dễ bị cận thị hơn và trẻ có thời gian hoạt động trong nhà nhiều hoặc nhìn gần nhiều (đọc sách, xem tivi và chơi game…) thì có nhiều nguy cơ bị cận thị cao hơn trẻ dành thời gian nhiều cho hoạt động ngoài trời. Một số thống kê cho thấy, tỉ lệ cận thị ở thành phố cao hơn so với ở nông thôn, ở trường chuyên lớp chọn cao hơn so với trường bình thường.

Ðể trẻ không bị cận nặng hơn cần khám mắt thường xuyên cho trẻ.

Những dấu hiệu báo hiệu trẻ bị tật khúc xạ

Cầm sách rất gần mắt, ngồi gần tivi hoặc bảng, kêu nhìn xa hoặc gần mờ (trẻ bị cận thị có thể than phiền vì vấn đề nhìn xa không rõ như nhìn không thấy rõ chữ trên bảng hay xem tivi…), nheo mắt khi nhìn lên bảng hay xem tivi, chép bài của bạn bên cạnh, kém tập trung hoặc hoạt động kém, những trẻ không thấy rõ có thể chú ý đến chuyện khác, kết quả học tập có thể kém, bỏ sót những chữ hoặc câu khi đọc sách, chớp mắt hoặc dụi mắt liên tục, nghiêng đầu để dùng một mắt nhiều hơn mắt kia, kêu nhức đầu hoặc mỏi mắt sau khi đọc sách trong một thời gian dài, nhìn kém vào buổi tối…

Hiện nay, chưa thể chữa khỏi cận thị ở trẻ em và một trong những cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa cận thị hoặc để làm giảm sự tiến triển cận thị là trẻ nên có thói quen chăm sóc mắt tốt. Điều này bao gồm khoảng cách nhìn gần nên được kéo ra xa và trẻ nên nghỉ ngơi mắt thường xuyên, nên tăng cường các hoạt động ngoài trời.

Các thói quen vệ sinh và chăm sóc mắt tốt

Ở Việt Nam, theo các thống kê khác nhau tỉ lệ cận thị từ 20 – 60% tùy theo độ tuổi và khu vực thành thị hay nông thôn. Ước tính, Việt Nam hiện có gần 3 triệu trẻ em độ tuổi 0 – 15 tuổi bị mắc các tật khúc xạ cần chỉnh kính, trong đó tỷ lệ cận thị chiếm tới 2/3, chủ yếu tập trung ở đô thị. Ở khu vực nông thôn và miền núi tỷ lệ cận thị 15 – 20%, ở khu vực này do điều kiện y tế và vật chất khó khăn nên cận thị tiến triển nhanh và thường rất nặng, ít được chỉnh kính…

Cầm vật để nhìn gần cách mắt ít nhất 30cm và cố gắng ngồi đọc hơn nằm đọc.

Xem ti vi ở khoảng cách ít nhất 2m.

Màn hình máy tính cách mắt ít nhất 50cm và điều chỉnh độ lóe thấp nhất (glare).

Ánh sáng phòng cần được đảm bảo đủ để đọc, dùng máy tính hoặc xem tivi nhưng không được gây chói.

Khuyến khích trẻ nên nghỉ ngơi mắt sau khi đọc sách hoặc xem tivi sau mỗi 30-40 phút; nhìn xa ra ngoài cửa sổ và tập những bài thư giãn mắt.

Khuyến khích trẻ nên dành thêm nhiều thời gian cho hoạt động ngoài trời.

Các bậc phụ huynh khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu như trên nên cho trẻ khi khám sớm ở các chuyên khoa mắt để được điều chỉnh kịp thời tật khúc xạ, trong đó có cận thị. Đeo kính đúng số, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt, tái khám định kỳ 3 tháng một lần đối với trẻ bị mắc các tật khúc xạ, có một chế độ học tập và nghỉ ngơi hợp lý là những thông tin các phụ huynh cần ghi nhớ để bệnh cận thị của con em mình không tiến triển nặng thêm.

Tỉ lệ cận thị ngày càng tăng cao ở các nước châu Á như Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc… Riêng ở Trung Quốc có hơn 80% người trẻ bị cận thị.

ThS.BS. Đinh Thị Kim Ánh Khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt TW 

Bài viết Để trẻ em không bị cận thị nặng hơn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/de-tre-em-khong-bi-can-thi-nang-hon-4112/feed/ 0
Phát hiện những bất thường chức năng nhìn của trẻ https://benh.vn/phat-hien-nhung-bat-thuong-chuc-nang-nhin-cua-tre-5310/ https://benh.vn/phat-hien-nhung-bat-thuong-chuc-nang-nhin-cua-tre-5310/#respond Tue, 20 Dec 2016 05:21:22 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-nhung-bat-thuong-chuc-nang-nhin-cua-tre-5310/ Nhìn chung trẻ có thị lực kém thường biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu, nhức mắt…  Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và có phương hướng điều trị thích hợp. Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu về một số bất thường của mắt

Bài viết Phát hiện những bất thường chức năng nhìn của trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhìn chung trẻ có thị lực kém thường biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu, nhức mắt…  Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và có phương hướng điều trị thích hợp. Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu về một số bất thường của mắt

Mắt có tật khúc xạ

Chức năng của mắt là giúp cho chúng ta nhìn rõ được những vật ở xung quanh. Mắt bình thường (hay còn gọi là mắt chính thị, mắt không có tật khúc xạ) là mắt có hình ảnh của vật hội tụ đúng trên võng mạc và chỉ khi đó thì vật mới được nhìn rõ. Khi mắt không có khả năng hội tụ một cách chính xác những tia sáng đi từ ngoài vào mắt đúng trên võng mạc thì gọi là mắt có tật khúc xạ. Đây là bệnh rất hay gặp ở trẻ em, cần nhận biết và có biện pháp khắc phục sớm.

Khi mắc các tật khúc xạ cần đeo kính đúng số và có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn, tăng cường các hoạt động ngoài trời, ngồi học đúng tư thế và đủ ánh sáng, bổ sung các vitamin A,C,E hàng ngày…

                         Mắt bình thường

Cận thị

Cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía trước của võng mạc. Người bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết của mắt trừ khi cận thị quá nặng. Cận thị có thể là bẩm sinh hay mắc phải. Điều chỉnh mắt cận thị là đeo kính phân kỳ để giúp cho ảnh của vật rơi đúng vào võng mạc và khi đó vật sẽ được nhìn rõ.

Cận thị giả

Lúc mệt mỏi, học hay đọc nhiều, mắt trẻ có thể giảm thị lực tạm thời nhưng khi được thư giãn nghỉ ngơi mắt sẽ trở lại bình thường. Trong trường hợp này đi khám có thể sẽ gây tình trạng cận thị giả. Nếu không được đo, khám một cách kỹ lưỡng trẻ rất dễ phải đeo kính cận một cách vô lý, hoặc các cửa hàng kính đo sai số, gây ra nhức mỏi mắt, gây rối loạn điều tiết, nhiều trường hợp giảm thị lực đã không thể điều trị được.

Viễn thị

Viễn thị ngược lại với mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường và khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía sau của võng mạc. Người bị viễn thị nhìn xa rõ hơn nhìn gần. Điều chỉnh mắt viễn thị bằng đeo kính hội tụ để kéo ảnh của vật về đúng trên võng mạc. Cần lưu ý là mắt viễn thị thường gây nhược thị và có thể là yếu tố gây ra lác điều tiết nên cần phải được phát hiện và điều trị sớm.

Loạn thị

Loạn thị là mắt có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và người bệnh nhìn mờ cả xa và gần. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H, chữ I đọc thành chữ T… Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc phối hợp với cận thị hay viễn thị. Điều chỉnh mắt loạn thị bằng cách đeo kính trụ.

Khi mắt bị loạn thị, giác mạc hoặc ống kính không đồng đều, cong, dốc hơn các trục khác, trông giống như quả bóng bầu dục.

Lệch khúc xạ

Lệch khúc xạ là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt có thể là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay cùng viễn nhưng khác nhau về mức độ. Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kia là cận thị đơn thuần, viễn thị đơn thuần hay cận loạn hoặc là viễn loạn.

Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để có phương hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra trẻ phải tuân thủ đầy đủ chế độ vệ sinh học đường như tư thế ngồi học, bàn ghế, bảng đen, ánh sáng phòng học, chế độ giải lao vui chơi và dinh dưỡng hợp lí để không bị mắc phải cận thị học đường hoặc nếu có bị những tật khúc xạ bẩm sinh thì cũng không bị nặng hơn.

Lác mắt

Lác mắt là hiện tượng lệch trục nhãn cầu biểu hiện bằng độ lác khi quan sát thấy. Đây không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn gây ra nhược thị và rối loạn thị giác hai mắt đi kèm. Lác có thể là lác trong (khi nhãn cầu lệch vào trong), lác ngoài (khi nhãn cầu lệch ra ngoài) hay lác đứng (khi nhãn cầu lệch lên trên hoặc xuống dưới). Khi mắt bị lác, hai mắt sẽ nhìn theo hai hướng khác nhau và sẽ bị nhìn hai hình. Lúc đó não sẽ xoá bỏ hình ảnh của mắt lác ức chế không cho mắt này nhìn và gây ra nhược thị.

Vì vậy, người bệnh sẽ mất khả năng nhìn bằng hai mắt đồng thời sẽ không có được thị giác hai mắt. Bất cứ trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên xuất hiện lác cần phải coi là nghiêm trọng và phải được đưa đi khám ngay.

Điều trị lác có 3 bước liên quan chặt chẽ với nhau là: điều trị nhược thị, điều trị thẳng trục nhãn cầu để hết lác và điều trị phục hồi thị giác hai mắt. Thời gian điều trị lác càng sớm càng tốt, điều trị sớm không những rút ngắn thời gian điều trị mà còn tăng cường hiệu quả điều trị và nâng cao cơ hội phục hồi thị giác hai mắt.

Các phương pháp điều trị khác nhau như: đeo kính, bịt mắt tập chỉnh quang, điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật… Ngoài ra, trẻ sau khi điều trị khỏi lác vẫn cần phải theo dõi lâu dài và duy trì kết quả điều trị đã đạt được.

Nhược thị

Nhược thị là hiện tượng mắt kém ở một hoặc hai bên do các nguyên nhân khác nhau như: lác mắt, do tật khúc xạ hay một số bệnh lí tại mắt. Tuy nhiên nhược thị có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng. Các phương pháp điều trị nhược thị có thể là đeo kính, bịt mắt lành, tập chỉnh quang hay phẫu thuật…

Nhược thị là hiện tượng mắt kém ở một hoặc hai bên do các nguyên nhân khác nhau

Khiếm thị

Khác với nhược thị, khiếm thị là một tình trạng khiếm khuyết về chức năng của cơ quan thị giác gây ra bởi các bệnh mắt bẩm sinh, di truyền hay mắc phải, do chấn thương mắt trong cuộc sống… mà không thể điều trị khỏi được bằng các phương pháp điều chỉnh khúc xạ, bằng thuốc hay bằng phẫu thuật. Phương pháp điều trị đối với trẻ bị khiếm thị là sử dụng các phương tiện trợ thị thích hợp để giúp cho trẻ có thể tận dụng một cách hữu ích nhất phần thị lực còn lại để có thể hoà nhập với cuộc sống cộng đồng.

Trong lúc chờ đợi những phương pháp điều trị hiệu quả hơn, triệt để hơn thì việc quan tâm sát sao đến những bất thường thị giác của trẻ, có những hiểu biết nhất định để phối hợp tốt với các bác sĩ mắt khắc phục tật khúc xạ bằng kính thông thường thiết nghĩ vẫn là phương châm tốt cho tất cả mọi người.

Benh.vn (Theo BS. Hoàng Cương)

 

Bài viết Phát hiện những bất thường chức năng nhìn của trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-nhung-bat-thuong-chuc-nang-nhin-cua-tre-5310/feed/ 0
Thuốc nhỏ mắt nồng độ thấp có thể ngăn ngừa cận thị cho trẻ https://benh.vn/thuoc-nho-mat-nong-do-thap-co-the-ngan-ngua-can-thi-cho-tre-7791/ https://benh.vn/thuoc-nho-mat-nong-do-thap-co-the-ngan-ngua-can-thi-cho-tre-7791/#respond Fri, 24 Jun 2016 06:28:08 +0000 http://benh2.vn/thuoc-nho-mat-nong-do-thap-co-the-ngan-ngua-can-thi-cho-tre-7791/ Tỷ lệ trẻ em bị cận thị trên thế giới đang gia tăng với mức độ nhanh chóng. Nguyên nhân một phần do chế độ học tập, tiếp cận quá nhiều với các loại máy tính điện tử, ipad, tivi.... Để ngăn ngừa cận thị, mới đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một nguyên lý, đó là sử dụng thuốc nhỏ mắt với nồng độ dược chất thấp hàng ngày cho trẻ em trong khi chúng đang lớn có thể ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh cận thị...

Bài viết Thuốc nhỏ mắt nồng độ thấp có thể ngăn ngừa cận thị cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tỷ lệ trẻ em bị cận thị trên thế giới đang gia tăng với mức độ nhanh chóng. Nguyên nhân một phần do chế độ học tập, tiếp cận quá nhiều với các loại máy tính điện tử, ipad, tivi…. Để ngăn ngừa cận thị, mới đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một nguyên lý, đó là sử dụng thuốc nhỏ mắt với nồng độ dược chất thấp hàng ngày cho trẻ em trong khi chúng đang lớn có thể ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh cận thị…

Kết quả từ cuộc thử nghiệm kéo dài 5 năm

Trong một cuộc thử nghiệm kéo dài 5 năm, 400 trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 12 được cho nhỏ mắt hàng ngày với thuốc atropine. Atropine là loại được dùng để kiểm tra do thuốc giữ cho con ngươi nở to, vừa để điều trị chứng “mắt lười” – một mắt không phát triển thích hợp.

Tình trạng cận thị học đường đang gia tăng tại các quốc gia trên thế giới

Qua đó, các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng, các giọt thuốc chứa nồng độ atropine thấp nhất, chỉ 0,01%, làm giảm chậm lại quá trình cận thị tới 50% so với những trẻ không dùng thuốc nhỏ mắt này. Đặc biệt, thuốc atropine hàm lượng thấp tỏ ra hiệu quả hơn và gây ra ít tác dụng phụ, kể cả việc nhạy cảm với ánh sáng hơn so với cùng loại thuốc với nồng độ cao hơn.

Phát minh mới ngăn chặn nạn cận thị trên toàn cầu

Tiến sĩ Donald Tan thuộc Viện nghiên cứu mắt Singapore chia sẻ: “Suốt một thời gian dài, chúng ta đã biết, atropine có thể ngăn bệnh cận thị trở nên trầm trọng hơn. Chúng tôi hiện có dữ liệu chứng mình, thuốc này không chỉ có tác dụng tốt mà còn an toàn. Việc điều trị với thuốc nhỏ mắt này có thể trở thành một đồng minh lớn của chúng ta trong cuộc chiến ngăn chặn bệnh cận thị làm sút kém nghiêm trọng thị lực của trẻ em trên toàn thế giới”.

Nhỏ mắt nồng độ thấp hàng ngày có thể ngăn ngừa cận thị cho trẻ

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân cần tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời để bảo vệ thị lực cho đôi mắt.

Tổng hợp

Bài viết Thuốc nhỏ mắt nồng độ thấp có thể ngăn ngừa cận thị cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc-nho-mat-nong-do-thap-co-the-ngan-ngua-can-thi-cho-tre-7791/feed/ 0
Giảm tỷ lệ trẻ bị cận thị bằng các hoạt động ngoài trời https://benh.vn/giam-ty-le-tre-bi-can-thi-bang-cac-hoat-dong-ngoai-troi-7635/ https://benh.vn/giam-ty-le-tre-bi-can-thi-bang-cac-hoat-dong-ngoai-troi-7635/#respond Mon, 28 Mar 2016 06:25:05 +0000 http://benh2.vn/giam-ty-le-tre-bi-can-thi-bang-cac-hoat-dong-ngoai-troi-7635/ Ngược dòng lịch sử về các thế kỷ trước, tỷ lệ học sinh bị cận thị rất ít. Tuy nhiên xã hội phát triển, tỷ lệ trẻ bị cận thị càng gia tăng và đây được coi là vấn nạn của học đường. Để giảm thiểu căn bệnh này, các nhà khoa học cho biết cần tăng cường các hoạt động thể chất ngoài trời...

Bài viết Giảm tỷ lệ trẻ bị cận thị bằng các hoạt động ngoài trời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngược dòng lịch sử về các thế kỷ trước, tỷ lệ học sinh bị cận thị rất ít. Tuy nhiên xã hội phát triển, tỷ lệ trẻ bị cận thị càng gia tăng và đây được coi là vấn nạn của học đường. Để giảm thiểu căn bệnh này, các nhà khoa học cho biết cần tăng cường các hoạt động thể chất ngoài trời…

Giảm tỷ lệ cận nhờ các hoạt động ngoài trời

Theo khảo sát của các nhà khoa học Trung Quốc tại ĐH Tôn Dật Tiên ở TP Quảng Châu được công bố trên tạp chí của Hội Y khoa Mỹ (JAMA) cho thấy học sinh được tham gia sinh hoạt ngoại khóa ngoài trời thường xuyên có khả năng ít nguy cơ bị cận thị. Hoạt động ngoài trời rất đa dạng, gồm: tập thể dục, tham gia trò chơi, nghe hòa nhạc, học ngoại ngữ, học đạo đức.

Tỷ lệ trẻ bị cận thị ngày càng gia tăng và trở thành vấn nạn học đường

Qua đó, TS Minggang He và cộng sự đã khảo sát trên 1.903 học sinh tiểu học ở độ tuổi trung bình là 6,6, bao gồm 952 trẻ trong 6 trường học có những buổi sinh hoạt ngoại khóa hằng ngày kéo dài 40 phút, so sánh với 951 trẻ ở 6 trường khác không được sinh hoạt ngoài trời.

Kết quả, tất cả số trẻ này đều không bị cận thị. Vì vậy, phụ huynh của nhóm trẻ có sinh hoạt cũng được khuyến khích cho con em hoạt động ngoài trời vào những ngày nghỉ, trong khi cha mẹ của nhóm trẻ kia không được đề nghị như vậy và thật đặc biệt, sau 3 năm, tỉ lệ bị cận thị ở nhóm trẻ có sinh hoạt ngoài trời là 30,4%, trong khi tỉ lệ tương ứng ở nhóm kia lên tới 39,5%.

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết tật cận thị ở tuổi trẻ tăng cao trong thời gian qua ở châu Âu, Trung Đông. Tại nhiều khu vực đô thị ở Đông và Đông Nam Á, hiện mức độ cận thị tăng rất cao với tỉ lệ lên tới 80%-90% khi tốt nghiệp trung học.

Lời kết

Các cụ xưa có câu”giàu 2 đôi mắt, khó đôi bàn tay” để nói nên giá trị và những ảnh hưởng của nhãn quang đến đời sống con người. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên nhắc nhở con em mình hạn chế thời gian xem vô tuyến, ipad, chơi điện tử… và đặc biệt đừng quên tham gia các hoạt động ngoài trời để bảo vệ sức khỏe của đôi mắt.

Hải Yến

Bài viết Giảm tỷ lệ trẻ bị cận thị bằng các hoạt động ngoài trời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giam-ty-le-tre-bi-can-thi-bang-cac-hoat-dong-ngoai-troi-7635/feed/ 0
Hạn chế hiện tượng bị tật khúc xạ ở trẻ em https://benh.vn/han-che-hien-tuong-bi-tat-khuc-xa-o-tre-em-5309/ https://benh.vn/han-che-hien-tuong-bi-tat-khuc-xa-o-tre-em-5309/#respond Thu, 04 Jun 2015 05:21:21 +0000 http://benh2.vn/han-che-hien-tuong-bi-tat-khuc-xa-o-tre-em-5309/ Tại Hội nghị khoa học giới thiệu kỹ thuật tiên tiến laser trong điều trị các bệnh về mắt vừa diễn ra ở Hà Nội, thống kê nhãn khoa gần đây cho thấy cứ 3-4 học sinh lại có một em bị tật khúc xạ.

Bài viết Hạn chế hiện tượng bị tật khúc xạ ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tại Hội nghị khoa học giới thiệu kỹ thuật tiên tiến laser trong điều trị các bệnh về mắt vừa diễn ra ở Hà Nội, thống kê nhãn khoa gần đây cho thấy cứ 3-4 học sinh lại có một em bị tật khúc xạ.

Và tỷ lệ này ngày càng tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, còn vùng nông thôn chiếm tỷ lệ 15-20%. Theo một nghiên cứu đánh giá, tỷ lệ tật khúc xạ Hà Nội khoảng từ 40-45%, ở những quận nội đô có nơi lên đến 55 – 60%.

Tật khúc xạ đã và đang nổi lên trở thành một trong những vấn đề bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, học tập và tương lai của các em học sinh. Tuy vậy, cho đến nay chưa có một đánh giá khảo sát tổng thể mang tầm quốc gia về tỷ lệ tật khúc xạ ở Việt Nam.

Hiểu sai về tật khúc xạ có thể gây nguy hiểm cho trẻ

Nguyên nhân gây tật khúc xạ

Theo các chuyên gia nhãn khoa, tật khúc xạ học đường do nhiều nguyên nhân, trong đó, vấn đề thiếu ánh sáng hay sai tư thế học tập thời gian dài, dinh dưỡng chưa đáp ứng, bổ sung đầy đủ các vitamin, thời gian học tập căng thẳng và liên tục, không cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn, lạm dụng máy tính, chơi game, xem tivi quá nhiều…khiến cho tật khúc xạ ngày càng tăng.

Thói quen sai lầm

Trong khi đó, ý thức của cộng đồng, của các bậc phụ huynh về tật khúc xạ lại hạn chế, thậm chí có nhiều người hiểu sai.

Có một số mẹ dù có đơn kính bác sỹ cấp nhưng không cho con trai đeo kính vì quan niệm: không nên đeo kính, càng đeo nó sẽ càng tăng… Thậm chí, chị còn có ý định đưa cậu con trai đến ông thầy lang để bấm huyệt chữa cận thị…

Không nên đeo kính, càng đeo càng tăng số là quan niệm sai (Ảnh minh họa)

Một thói quen khác thường gặp nữa là người dân tự ý dẫn con mình đến các cửa hàng kính thuốc để đo, lắp mắt kính cho con em mình khi họ nghi các em mắc tật khúc xạ.

Với nhiều nguyên nhân khác nhau, và nhận thức như vậy nên nhiều trường hợp bị tật khúc xạ đã biến chứng sang nhược thị sâu, bong võng mạc,…nguy cơ mù lòa vĩnh viễn, không thể chỉnh kính, cấp kính.

Phương pháp đúng đắn

Theo các bác sỹ Hoàng Cương – BV Mắt TW: “việc đeo kính để điều chỉnh tật khúc xạ là cần thiết và phương pháp duy nhất đối với học sinh khi mắc tật khúc xạ”. Tuy nhiên, trên thực tế, yêu cầu này bị xem nhẹ khiến tật khúc xạ học đường đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, nhiều đôi mắt của các em học sinh có nguy cơ từ “tật” biến chứng thành “bệnh”!

Theo kết quả nghiên cứu “Thái độ của phụ huynh, học sinh và giáo viên về việc sử dụng kính tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí.Minh” được thực hiện tại 16 trường học ở Hà Nội và Hồ Chí Minh năm 2011, có tới 80% tỷ lệ học sinh tiểu học và THCS cảm thấy không thích nếu phải đeo kính; 30% học sinh không thông báo những dấu hiệu tật khúc xạ như: nhức đầu/nhức mắt/mỏi mắt/mờ mắt sau các hoạt động học tập, chơi game, đọc truyện…

Mùa hè – cơ hội giảm cận thị ở trẻ

Có nhiều cách giúp trẻ em giảm căng thẳng cho mắt như tăng cường chiếu sáng trong lớp học, hạn chế xem truyền hình hay chơi game, tăng cường các hoạt động ngoài trời, ăn các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E… Với những trẻ mắc tật khúc xạ có thể can thiệp, điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Hạn chế hiện tượng bị tật khúc xạ ở trẻ em

Benh.vn

Bài viết Hạn chế hiện tượng bị tật khúc xạ ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/han-che-hien-tuong-bi-tat-khuc-xa-o-tre-em-5309/feed/ 0