Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 27 Jul 2019 09:30:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 5 thiết bị y tế và 5 loại thuốc nên có trong nhà https://benh.vn/5-thiet-bi-y-te-va-5-loai-thuoc-nen-co-trong-nha-1916/ https://benh.vn/5-thiet-bi-y-te-va-5-loai-thuoc-nen-co-trong-nha-1916/#respond Wed, 09 Jan 2019 01:04:08 +0000 http://benh2.vn/5-thiet-bi-y-te-va-5-loai-thuoc-nen-co-trong-nha-1916/ Vấn đề sức khỏe là vấn đề luôn đáng được quan tâm không chỉ của trẻ em, người lớn mà là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đối với người già.

Bài viết 5 thiết bị y tế và 5 loại thuốc nên có trong nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Vấn đề sức khỏe là vấn đề luôn đáng được quan tâm không chỉ của trẻ em, người lớn mà là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đối với người già.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, những người trên 50 tuổi nên đi khám bệnh định kỳ 1 năm một lần để loại trừ các nguyên nhân ngoài ra trong nhà nên có một số thiết bị y tế tối thiểu để bước đầu chuẩn đoán được tình trạng sức khỏe.

1. Máy đo huyết áp

Thiết bị điện tử này giúp phát hiện những rối loạn trong cơ thể, rất hữu ích đối với những người thường xuyên phải theo dõi huyết áp.

Chỉ cần nhấn nút Start (khởi động), chờ trong giây lát, bảng điện tử sẽ hiển thị đầy đủ, chính xác các thông số về huyết áp, nhịp tim… và cảnh báo cho bạn những dấu hiệu của nhịp tim bất thường, có xu hướng bất thường, giúp phát hiện sớm những bệnh lý về tim mạch để điều trị kịp thời. Tuy nhiên về độ chính xác thì máy đo huyết áp điện tử không chính xác bằng máy thủy ngân hay máy đo bằng đồng hồ.

Hướng dẫn đo huyết áp

  • Trước khi đo huyết áp bạn nên nằm nghỉ từ 10 đến 15 phút để đảm bảo cơ thể ở trạng thái không gắng sức trước đó. Khi đo, huyết áp kế luôn luôn được đặt ngang ngực với tầm của trái tim và sử dụng tay trái.
  • Trong khi đo bạn không nên nói chuyện hay cử động
  • Nên kiểm tra độ chính xác của máy đo với máy thủy ngân của bác sĩ hoặc một vài máy khác đã được kiểm tra độ chuẩn.

2. Cân điện tử

Ngoài chức năng cân trọng lượng cơ thể, thiết bị này còn có khả năng phân tích các thành phần trong cơ thể như lượng mỡ, nước, mô cơ… Trên cơ sở đó, cân điện tử sẽ tính toán và đưa ra lượng calo thích hợp cho cơ thể.

Hướng dẫn sử dụng

  • Đặt cân ở vị trí cân bằng
  • Tránh sử dụng cân trong trường hợp đặt ở nơi có nhiệt đọ cao hoặc thay đổi quá lớn
  • Kiểm tra độ chính xác của cân với các cân khác

3. Nhiệt kế điện tử

Nhiệt kế điện tử rất hữu ích và đa năng, không chỉ dùng đo nhiệt độ cơ thể, mà còn đo nhiệt độ của nước, không khí, thức ăn cho trẻ nhỏ.

Hướng dẫn sử dụng

  • Không để nhiệt kế gần tivi, máy tính, tủ lạnh để nhiệt kế không bị nhiễm từ.
  • Có nhiều loại nhiệt kế đo nhiệt độ bằng cách cảm ứng
  • Vị trí đặt nhiệt kế: trong miệng, tai, trán, nách hoặc hậu môn

4. Máy làm sạch răng miệng

Sản phẩm này rất cần cho những người mắc các bệnh về răng, lợi, nhất là những ai phải dùng răng giả, bị mảng bám, vàng răng, sâu răng… Lực phun mạnh của dòng nước (có thể thay bằng các thuốc nước, hóa chất vệ sinh răng miệng) sẽ rửa trôi các chất bẩn, mảng bám, đồng thời mát xa, giúp lợi chắc khỏe hơn.

Hướng dẫn sử dụng

  • Thiết bị này chỉ dùng cho răng miệng
  • Không cần dùng điện, không gây tiếng ồn, dễ tháo lắp, lắp đặt đơn giản vào vòi rửa của bạn với dụng cụ chia tách nguồn nước
  • Nên dùng máy sau khi ăn và trước khi đi ngủ

5. Máy đo đường huyết

Trang bị 1 máy đo đường huyết sử dụng trong gia đình là rất cần thiết đối với những người bị tiểu đường, nó giúp người bệnh biết được tình trạng đường và kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và uống thuốc.

Hướng dẫn sử dụng

  • Kiểm tra pin trước khi sử dụng, khi mua que thử nên kiểm tra hạn sử dụng, xem mã số trên hộp que thử có đúng như mã số ghi trên máy
  • Đảm bảo vệ sinh tuyệt đối nơi trích máu trước và sau khi thử.
  • Rửa tay sạch sẽ với xà bông rồi lau khô. Chỉ số sẽ không còn chính xác nếu vùng lấy máu dính nước hoặc đường

5 loại thuốc nên có tại nhà

Thuốc hạ sốt Paracetamol

Làm giảm sốt, giảm đau hiệu quả có thể thay thế asperin

Hướng dẫn sử dụng: Có thể uống hoặc đưa vào trực tràng

  • Người lớn và trẻ em trên 11 tuổi: 325 – 650mg, cách nhau từ 4 đến 6 tiếng nhưng không quá 4 g trong một ngày
  • Trẻ em tới 3 tháng tuổi: 40mg/lần
  • Trẻ em từ 4 – 11 tháng tuổi: 80mg/ lần
  • Trẻ em từ 1 -2 tuổi: 120mg/lần

Cách nhau tối thiểu 4 tiếng. Ðể giảm thiểu nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em quá 5 liều paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn.

Chống chỉ định

  • Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan.
  • Người bệnh quá mẫn với paracetamol.
  • Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydro-genase.

Thuốc berberin

Chữa ly, ỉa chảy, rối loại tiêu hóa và các chứng nhiễm trùng đường ruột khác

Hướng dẫn sử dụng:

  • Ngày uống 3 lần:
  • Người lớn: Mỗi lẩn uống từ 8 đến 10 viên
  • Trẻ em mỗi lần từ 2 đến 6 viên tùy theo lứa tuổi

Chống trị định: Phụ nữ có thai

Thuốc orezol

Pha nước 6uoongs và điện giải bổ sung các vitamin dùng trong các trường hợp mất nước do bị bệnh tiêu chảy, nôn mửa, mất nhiều mồ hôi do lao động nặng, chơi thể thao. Phòng chống nguy cơ trụy tim mạch

Hướng dẫn sử dụng:

Hòa tan cả gói nhỏ vào 200ml nước, gói to vào 1 lít nước đun sôi để nguội dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc uống

  • Dưới 24 tháng tuổi: 50 – 100ml/ngày
  • Từ 2 – 10 tuổi: 100ml – 200ml/ngày
  • Từ 10 tuổi trở lên: Uống theo nhu cầu

Chống trị định: Không có ghi nhận

Thuốc cảm cúm

Điều trị các chứng cảm cúm thông thường

Dầu gió

Trị cảm lạnh

Khuyến cáo

Các nhà chuyên môn khuyến cáo, thiết bị y tế dùng trong gia đình và  thuốc có tại nhà chỉ hỗ trợ theo dõi, kiểm tra bệnh trạng, người dùng không nên quá tin tưởng vào máy mà tự điều trị tại nhà. Uống thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ

Benh.vn

Bài viết 5 thiết bị y tế và 5 loại thuốc nên có trong nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/5-thiet-bi-y-te-va-5-loai-thuoc-nen-co-trong-nha-1916/feed/ 0
Chăm sóc sức khỏe rất cần phải theo khoa học https://benh.vn/cham-soc-suc-khoe-rat-can-phai-theo-khoa-hoc-5331/ https://benh.vn/cham-soc-suc-khoe-rat-can-phai-theo-khoa-hoc-5331/#respond Wed, 26 Sep 2018 05:21:47 +0000 http://benh2.vn/cham-soc-suc-khoe-rat-can-phai-theo-khoa-hoc-5331/ Chăm sóc sức khỏe để tái tạo năng lượng cho bản thân là vô cùng quan trọng và cần phải thực hiện một cách khoa học để tránh những tác dụng ngược chiều, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà bản thân người thực hiện không ý thức được. Sau đây là một vài lý giải tại sao chúng ta nên tắm vào buổi sáng, nên đánh răng sau 30 phút khi ăn, nên ăn hoa quả trước bữa ăn 1 giờ...Mời các bạn đọc cũng suy ngẫm.

Bài viết Chăm sóc sức khỏe rất cần phải theo khoa học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chăm sóc sức khỏe để tái tạo năng lượng cho bản thân là vô cùng quan trọng và cần phải thực hiện một cách khoa học để tránh những tác dụng ngược chiều, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà bản thân người thực hiện không ý thức được. Sau đây là một vài lý giải tại sao chúng ta nên tắm vào buổi sáng, nên đánh răng sau 30 phút khi ăn, nên ăn hoa quả trước bữa ăn 1 giờ…Mời các bạn đọc cũng suy ngẫm.

Tập thể dục sáng sớm hoặc chiều tối

Tập thể dục vào buổi sáng sau khi thức dậy không chỉ giúp đánh thức các cơ quan, khiến chúng ta trở nên tỉnh táo, linh hoạt hơn, mà đó còn là cách để đốt cháy chất béo, tăng cường năng lượng và khởi động quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Khác với buổi sáng, thời gian chiều tối, sau khi bạn đã hoạt động cả một ngày dài sẽ là lúc nhịp tim và huyết áp sẽ dần đi vào ổn định. Đây cũng là thời điểm các cơ bắp linh hoạt hơn và sức mạnh đạt “đỉnh cao”. Khi đó, tập thể dục sẽ giúp chúng ta xua tan cảm giác mệt mỏi, hỗ trợ giảm cân, rèn luyện cơ bắp… một cách hiệu quả nhất có thể.

Tắm nắng buổi sáng

Thời gian tốt nhất để tắm nắng là từ 7h – 9h vào mùa đông và 6h30 – 7h30 vào mùa hè,. Đây là thời điểm mặt trời mới mọc, lớp khí quyển mỏng hơn, lượng hơi nước bốc lên giảm tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời. Vì thế, nó giúp cơ thể sản xuất vitamin D một cách hiệu quả, từ đó làm tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ sức khỏe.

Tắm nắng giúp cơ thể sản xuất vitamin D một cách hiệu quả, làm tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ sức khỏe.

Đánh răng sau khi ăn 30 phút

Đây là thời điểm mà các vi khuẩn bắt đầu hoạt động mạnh và gây hại cho răng. Việc chờ 30 phút không chỉ giúp tiêu diệt các vi khuẩn một cách triệt để mà còn là cách để bảo vệ men răng. Nguyên nhân là khi chúng ta vừa ăn xong, các axit trong đồ ăn có thể làm mềm men răng và gây tổn thương nếu chúng ta đánh răng ngay.

Vì thế, bạn cần chờ khoảng 30 phút để miệng có đủ thời gian tiết nước bọt, trung hòa axit, đồng thời hấp thụ thêm canxi để bảo vệ răng. Ngoài ra, các bạn cũng nên chú ý tới số lần đánh răng. Con số 3 lần/ngày được coi là lý tưởng và việc đánh răng quá nhiều cũng gây hại cho nướu và làm xói mòn men răng.

Ăn hoa quả trước bữa ăn 1h

Ăn trái cây sau khi ăn thường không hấp thu một cách triệt để các chất có hoa quả bởi dạ dày đang phải tiêu hóa một lượng lớn thức ăn. Việc phải tiêu thụ thêm một lượng hoa quả nữa sẽ gây thêm “gánh nặng cho bộ phận tiêu hóa”.

Các bạn nên ăn trước bữa ăn khoảng 1h, như vậy có tác dụng rất tốt cho sức khỏe bởi nó giúp các tế bào máu trắng trong cơ thể tạm ngừng gia tăng, có lợi cho hệ miễn dịch. Quan trọng hơn, cách này sẽ giúp chúng ta hấp thu các vitamin và khoáng chất trong trái cây một cách hiệu quả hơn.

Dưỡng da buổi tối

Quá trình trao đổi chất của da thường hoạt động mạnh nhất vào khoảng 0h – 6h sáng. Vì thế, việc dưỡng da vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp da chống mất nước nhất là trong môi trường điều hòa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và mang lại một làn da khỏe mạnh.

Đi ngủ đúng giờ

Vào buổi trưa, các bạn nên đi ngủ lúc 13h vì vào thời điểm đó, cơ thể mệt mỏi và dễ chìm vào giấc ngủ nhất. Với giấc ngủ trưa, chúng ta chỉ nên duy trì từ 20 – 30 phút. Ngủ trưa quá lâu dễ khiến bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi và mất phương hướng sau khi thức dậy.

Đối với giấc ngủ tối, thời điểm “vàng” dành cho chúng ta là lên giường khoảng 22 – 23h. Giấc ngủ của chúng ta thường sâu nhất trong khoảng từ 0h – 3h sáng. Vì thế, lựa chọn thời gian như vậy sẽ giúp bạn có thời gian “chuẩn bị” để có thể đi vào giấc ngủ và ngủ ngon vào ban đêm.

Tắm trước khi ngủ 30 – 40 phút

Khoảng thời gian 30 – 40 phút trước khi đi ngủ, tắm sẽ giúp chúng ta thư giãn tinh thần, thả lỏng cơ bắp, mang lại một giấc ngủ ngon hơn. Đó cũng là một cách để cơ thể được nghỉ ngơi và cân bằng lại sau một ngày dài. Tuy nhiên, nếu bạn đi ngủ quá muộn, việc tắm muộn cũng gây phản tác dụng đấy nhé!

Benh.vn (Theo Trí Thức Trẻ)

Bài viết Chăm sóc sức khỏe rất cần phải theo khoa học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cham-soc-suc-khoe-rat-can-phai-theo-khoa-hoc-5331/feed/ 0
Yếu tố cần thiết để bảo vệ sức khỏe https://benh.vn/yeu-to-can-thiet-de-bao-ve-suc-khoe-2355/ https://benh.vn/yeu-to-can-thiet-de-bao-ve-suc-khoe-2355/#respond Mon, 24 Sep 2018 04:12:25 +0000 http://benh2.vn/yeu-to-can-thiet-de-bao-ve-suc-khoe-2355/ Sức khỏe chịu tác động tổng hợp của các yếu tố thiên nhiên (vật lý, hóa học…), sinh học và kinh tế, xã hội… Sự thay đổi của môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường xã hội, gây ra những tác hại xấu lên tâm lý, tình cảm của con người và là nguyên nhân gây ra những bệnh lý. Với mong muốn bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân, nâng cao sức khỏe cho cả cộng đồng, Benh.vn xin được chia sẻ một số nguyên tắc để chăm sóc và đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.

Bài viết Yếu tố cần thiết để bảo vệ sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sức khỏe chịu tác động tổng hợp của các yếu tố thiên nhiên (vật lý, hóa học…), sinh học và kinh tế, xã hội… Sự thay đổi của môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường xã hội, gây ra những tác hại xấu lên tâm lý, tình cảm của con người và là nguyên nhân gây ra những bệnh lý. Với mong muốn bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân, nâng cao sức khỏe cho cả cộng đồng, Benh.vn xin được chia sẻ một số nguyên tắc để chăm sóc và đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe

Các yếu tố về di truyền

Các yếu tố sinh học quyết định cấu trúc cơ thể và các hoạt động chức năng của cơ thể. Gần đây, khoa học đã chứng minh khi có sự biến đổi bất thường trong cấu trúc của những đoạn gen nào đó có thể gây ra những bệnh tật tương ứng.

Hiện nay, y học đã có thể sử dụng bản đồ gen làm công cụ chẩn đoán một số bệnh như: thiếu máu do hồng cầu hình liềm, bệnh xơ nang tụy, bệnh đái tháo đường (đây là những bệnh có thể gây hậu quả xấu cho thế hệ sau)… Phần lớn các yếu tố gen thường không thể thay đổi được và đến nay, y học mới chỉ có thể can thiệp được ở mức hạn chế.

Yếu tố môi trường

Yếu tố môi trường đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định tình trạng sức khỏe của bất cứ một cộng đồng nào. Thuật ngữ môi trường ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: môi trường xã hội, tổ chức xã hội, các nguồn lực…

Môi trường tự nhiên như: nhiệt độ, ánh sáng, không khí, đất nước, thiên tai, thảm họa.

Môi trường sống, làm việc: tình trạng khó khăn về nhà ở, nơi làm việc, trong gia đình và cộng đồng dễ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đường sá xuống cấp; lụt lội, bão, động đất, các thiên tai khác có thể gây tử vong hoặc thương tích cho nhiều người.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe

Hệ thống chăm sóc sức khỏe có ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái sức khỏe của người dân. Chất lượng điều trị và chăm sóc như thế nào, tình trạng thuốc men có đầy đủ hay không; khả năng tiếp cận với các dịch vụ của người dân (chi phí, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, thời gian chờ đợi…); thái độ của cán bộ y tế đối với người bệnh; trình độ chuyên môn của cán bộ y tế có đáp ứng được yêu cầu không; tính chất của hệ thống chăm sóc sức khỏe (chăm sóc sức khỏe đặc biệt chuyên sâu, y tế nhà nước hay y tế tư nhân).

Tình trạng sức khỏe cá nhân và cộng đồng tốt hay xấu phụ thuộc nhiều bởi tình trạng xấu hay tốt của những yếu tố trên thuộc hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Yếu tố hành vi và lối sống của con người

Hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, hoặc liên quan đến một vấn đề sức khỏe nhất định, như: hành vi tập thể dục, hành vi về dinh dưỡng, về vệ sinh môi trường…

Hành vi sức khỏe cá nhân là trọng tâm của quá trình giáo dục và nghiên cứu sức khỏe. Hành vi và lối sống không lành mạnh được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, tử vong và các vấn đề sức khỏe khác…

 Một số nguyên tắc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe gia đình

Thể dục thể thao thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường sức đề kháng. Các thành viên trong gia đình nên chọn hình thức luyện tập phù hợp với sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp và điều kiện sức khỏe.

Tập vừa sức và luôn luôn trong tâm thế thoải mái. Cần duy trì chế độ tập đều đặn, tốt nhất hãy dành từ 30 phút mỗi ngày để tập luyện.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh

Nếu người nội trợ, người mẹ trong gia đình thiếu kiến thức về thực phẩm và các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì rất dễ để cả gia đình rơi vào tình huống: Mất cân bằng dinh dưỡng, chất thì thừa, chất thì lại thiếu. Việc cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng cũng gây ra khá nhiều bệnh.

Vì vậy những người nội trợ trong gia đình cần phải tìm hiểu, phải biết để nắm được các kiến thức cơ bản về thành phần dinh dưỡng để có thể xây dựng cho cả gia đình một chế độ ăn uống khoa học. Cần hạn chế các đồ cay, nóng, chiên, rán, không lạm dụng các chất phụ gia, hạn chế bia rượu, chất kích thích.

Khám sức khỏe định kỳ cho các thành viên trong gia đình

Xã hội đang ngày càng phát triển đi kèm theo đó là những hiểm họa cho sức khỏe con người cũng gia tăng: ô nhiễm đất, nước, không khí, áp lực công việc đẫn đến stress… Việc thăm khám sức khỏe một cách chủ động, định kỳ đang là một giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các thành viên trong gia đình cần phải khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra các vấn đề về sức khỏe, từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời. Các bác sĩ sẽ tư vấn những yếu tố nguy cơ mình có thể gặp, từ đó có biện pháp bảo vệ sức khỏe gia đình.

Tham gia bảo hiểm sức khỏe cho cả gia đình

Sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của chúng ta, đặc biệt trước thực trạng môi trường ngày càng ô nhiễm, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng trầm trọng khiến cho sức khỏe bị đe dọa, dẫn đến chi phí khám chữa bệnh tăng cao và trở thành nỗi lo không của riêng ai.

Chính vì thế, ngay từ khi ra đời, bảo hiểm sức khỏe đã được quan tâm và nhanh chóng được các gia đình chào đón như biện pháp hữu hiệu về mặt tài chính nhằm bảo vệ sức khỏe.

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Yếu tố cần thiết để bảo vệ sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/yeu-to-can-thiet-de-bao-ve-suc-khoe-2355/feed/ 0
Thức ăn cho người bị kiết lỵ https://benh.vn/thuc-an-cho-nguoi-bi-kiet-ly-3159/ https://benh.vn/thuc-an-cho-nguoi-bi-kiet-ly-3159/#respond Tue, 04 Sep 2018 04:27:57 +0000 http://benh2.vn/thuc-an-cho-nguoi-bi-kiet-ly-3159/ Nhiều đọc giả có gửi câu hỏi quan tâm về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị kiết lỵ. Sau đây là câu trả lời của chuyên gia.

Bài viết Thức ăn cho người bị kiết lỵ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều đọc giả có gửi câu hỏi quan tâm về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị kiết lỵ. Sau đây là câu trả lời của chuyên gia.

Trả lời:

Bệnh nhân kiết lỵ cấp tính cần chọn những món nhạt loãng, dễ tiêu hóa, không có xơ và dầu mỡ.

Người bị mạn tính cần ăn các món ít bã, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, không có tính kích thích.

Thực phẩm chính có thể chọn gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, hạt đậu cove, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh v.v … Những thực phẩm này đều ít nhiều có tác dụng hạn chế lỏng lỵ. Khi đi ngoài nhiều, có thể ninh thành cháo nhừ đặc để ăn… Ăn ít một, ăn thành nhiều bữa.

Rau quả tươi có thể chế thành món nghiền, nước ép để ăn uống. Tỏi, lá chè, ngó sen, ổi có tác dụng diệt khuẩn chữa lỵ có thể sử dụng.

Uống bổ sung nhiều Oresol.

Rau dại có thể dùng bồ công anh, rau sam, lá mơ tam thể. Cách chế biến món ăn chủ yếu là nấu thành canh, thành cháo, không cho dầu mỡ.

Xin giới thiệu bài thuốc hiệu nghiệm: Chè xanh 60 gam sắc đặc uống.

Benh.vn

 

Bài viết Thức ăn cho người bị kiết lỵ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-an-cho-nguoi-bi-kiet-ly-3159/feed/ 0
Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ngoại khoa https://benh.vn/cham-soc-nguoi-benh-sau-phau-thuat-ngoai-khoa-4332/ https://benh.vn/cham-soc-nguoi-benh-sau-phau-thuat-ngoai-khoa-4332/#respond Mon, 16 Nov 2015 04:54:24 +0000 http://benh2.vn/cham-soc-nguoi-benh-sau-phau-thuat-ngoai-khoa-4332/ Thời kỳ sau mổ là thời gian được tính từ thời điểm kết thúc cuộc mổ kéo dài đến khi bệnh nhân hồi phục khả năng lao động. Cần có sự chăm sóc phù hợp để người bệnh có thể phục hồi tốt. Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ngoại khoa sẽ được đề cập dưới đây

Bài viết Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ngoại khoa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời kỳ sau mổ là thời gian được tính từ thời điểm kết thúc cuộc mổ kéo dài đến khi bệnh nhân hồi phục khả năng lao động. Cần có sự chăm sóc phù hợp để người bệnh có thể phục hồi tốt. Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ngoại khoa sẽ được đề cập dưới đây

Thời kỳ sau mổ chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: giai đoạn ngay sau mổ kéo dài 3 – 5 ngày.

Giai đoạn 2: kéo dài thêm 2 – 3 tuần sau mổ đến khi bệnh nhân được ra viện.

Giai đoạn 3: xa hơn, kéo dài đến khi bệnh nhân phục hồi khả năng lao động, đi làm việc được.

Những nhiệm vụ của thời kỳ sau mổ:

– Dự phòng, phát hiện và điều trị các biến chứng sau mổ.

– Tăng cường khả năng quá trình liền sẹo.

– Phục hồi khả năng lao động.

Dự phòng tốt nhất các biến chứng sau mổ bao gồm: thực hiện chuẩn bị trước mổ chu đáo, điều trị tốt các bệnh và biến chứng.

Các bước tiến hành:

Bất động sau mổ kết hợp với lý liệu pháp, đề phòng ùn tắc đờm, dãi, ứ đọng khí đạo.

Tăng lưu thông tuần hoàn để đề phòng các biến chứng nhồi huyết mạch máu, huyết tắc mỡ.

Vận động chống liệt ruột sau mổ và cho ăn sớm hợp lý.

Tình trạng bệnh nhân sau mổ:

Người ta chia ra 2 loại tiến triển sau mổ:

– Không có biến chứng

Tiến triển sau mổ bình thường, thuận lợi không có biểu hiện rối loạn cơ quan, hệ cơ quan.

– Có biến chứng

Khi cơ thể bệnh nhân có những phản ứng lại với các chấn thương của cuộc mổ, xuất hiện các rối loạn lớn về chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan.

Các rỗi loạn thường gặp

– Rối loạn chuyển hoá đường: thường gặp ở 90% các trường hợp có biểu hiện tăng đường máu, có đường ở nước tiểu. Các biện pháp vô cảm không ảnh hưởng đến hiện tượng tăng đường trong máu. Tăng đường máu kéo dài 3 – 4 ngày ngay sau mổ, sau đó giảm dần, và trở về bình thường.

– Rối loạn chuyển hoá đạm:

Biểu hiện tăng nitơ dư trong máu, giảm protid máu, tăng tỷ lệ globulin so với albumin máu.

Giảm số lượng đạm trong huyết tương, hạ protid máu gặp ở tất cả các bệnh nhân. Hiện tượng này trở về bình thường sau mổ 5-6 ngày. ở một số bệnh nhân nặng, mổ lớn thì protid máu trở về bình thường chậm hơn từ 15 đến 30 ngày sau mổ, do đó phải truyền máu và đạm sau mổ.

– Rối loạn chuyển hoá nước và điện giải sau mổ:

Bệnh nhân có biểu hiện mất nước và thiếu nước (nước tiểu hàng ngày theo thận từ 1 – 1,5 lít, nước mất qua phổi 400 ml và mồ hôi qua da khoảng 1 lít).

Sau mổ ra mồ hôi nhiều, thở nhanh, sốt… dẫn đến tình trạng mất nước do các nguyên nhân ngoài thận. Để đề phòng thiếu, mất nước sau mổ thì ở giai đoạn chuẩn bị mổ phải tiến hành đưa một lượng nước vào cơ thể không dưới 3 lít

ngày bằng các đường uống, tiêm truyền ; để đề phòng rối loạn điện giải cần truyền dịch ringerlactat.

 Các biến đổi thành phần máu sau mổ bao gồm:

– Tăng số lượng bạch cầu

11.000 – 12.000/mm3 máu, giảm lymphocid và eosin.

Hiện tượng này xuất hiện ngay sau mổ. Với mổ trung phẫu thuật có sự tăng bạch cầu trong 4-5 ngày sau đó giảm dần và trở về bình thường sau 9 – 10 ngày.

Tăng số lượng bạch cầu với mức độ lớn thường gặp khi có biểu hiện nhiễm trùng vết mổ, viêm phổi.

– Giảm số lượng hồng cầu:

Gặp ở 5 – 7% ở cuộc mổ trung phẫu và 10 – 20% ở cuộc mổ đại phẫu. Giảm số lượng hồng cầu và Huyết sắc tố gặp ngay sau mổ và kéo dài 4 – 6 ngày sau mổ, khi mổ lớn sẽ kéo dài lâu hơn. Nguyên nhân do mất máu trong mổ, giảm số lượng dịch. Hồi phục HST sau mổ phụ thuộc vào tính chất cuộc mổ từ 10 ngày đến 1,5 – 2 tháng sau mổ, do đó cần truyền máu sau mổ.

– Giảm số lượng thrombocid

Ngay sau mổ và kéo dài 4 – 5 ngày, sau mổ 9-10 ngày có thể trở về bình thường.

– Giảm khả năng đông máu

Gặp ở 65 – 70% các trường hợp do tăng độ nhớt của máu, tăng prothrombin.

– Những ngày đầu sau mổ thường thấy dự trữ kiềm giảm

Đến cuối ngày 2 – 3 thì trở về bình thường. Sau mổ thường có hiện tượng toan máu do chấn thương của cuộc mổ và do bệnh nhân nhịn ăn sau mổ, sau đó sẽ hết hiện tượng giảm dự trữ kiềm.

-Hiện tượng mất bù toan máu sau mổ

Biểu hiện bệnh nhân có các triệu chứng: buồn nôn, nôn, trướng bụng, đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi. Do đó sau mổ nên cho ăn sớm, truyền glucoza kết hợp dùng insulin để đề phòng hiện tượng toan máu sau mổ.

– Nhiễm độc

Nguyên nhân do tiêu hủy tổ chức ở vết mổ do đó cần giảm sang chấn, thao tác mổ phải nhẹ nhàng.

Hồi sức tích cực giai đoạn sau mổ:

Vận động sớm tại giường bệnh, cho ăn sớm và lý liệu, thể dục liệu pháp. Kinh nghiệm lâm sàng: để đề phòng biến chứng sau mổ cần vận động sớm làm lưu thông máu, tăng nhanh khả năng liền sẹo.

Vận động sớm bao gồm trở mình, xoa bóp ngay tại giường bệnh và ngay sau mổ để bệnh nhân thở sâu, ho khạc. Vào chiều ngày thứ 2 sau mổ phiên có thể cho bệnh nhân đứng dậy được.

Chống chỉ định vận động sớm đối với các trường hợp nhiễm trùng cấp tính, viêm phổi nặng, suy tim.

Cho ăn sớm: để đề phòng toan máu và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Cần kiểm tra tình trạng chung của bệnh nhân, tính chất cuộc mổ, chức năng của đường tiêu hóa và chế độ ăn kiêng phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Phẫu thuật bụng cần cho ăn sớm sau khi có trung tiện.

Biến chứng sau mổ, các biện pháp đề phòng và điều trị:

Để phát hiện biến chứng sau mổ cần chú ý đến việc kiểm tra thường xuyên bệnh nhân sau mổ theo y lệnh một cách nghiêm túc, chặt chẽ, tỷ mỷ:

– Mạch, nhiệt độ và nhịp thở.

– Tình trạng da và niêm mạc.

– Kiểm tra vết mổ, cảm giác bệnh nhân tại vết mổ, máu thấm băng, khi có ống dẫn lưu cần lưu ý số lượng dịch và chất lượng dịch qua sonde ổ bụng và sonde dạ dày.

– Đánh giá thăm khám toàn diện tỷ mỷ, tuần tự  theo hệ cơ quan từ đầu đến chân, từ toàn thân đến tại chỗ bằng nhìn, sờ, gõ, nghe.

Các biến chứng chủ yếu của hệ thần kinh:

– Đau sau mổ:

Triệu chứng này gặp ở tất cả các bệnh nhân phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mức độ và cường độ đau phụ thuộc vào tính chất mức độ cuộc mổ, và khả năng chịu đựng của từng bệnh nhân.

Để đề phòng biến chứng này thì cần thận trọng để bệnh nhân nằm theo tư thế giải phẫu, thở sâu, dùng thuốc giảm đau sau mổ 1 – 2 lần/ngày. Dùng thuốc gây nghiện phải thận trọng.

– Sốc muộn sau mổ:

Để đề phòng nên chuẩn bị mổ tốt, chọn phương pháp vô cảm thích hợp và theo dõi chặt chẽ sau mổ.

– Mất ngủ sau mổ:

Là biến chứng sau mổ do cảm giác đau đớn, độc tố, tình trạng tâm thần kinh của bệnh nhân sau mổ. Xử trí có thể dùng thuốc an thần, thuốc ngủ và điều trị bệnh chính.

– Rối loạn tâm thần sau mổ:

Tất cả các biến chứng trên đều ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo sau mổ, ảnh hưởng đến ăn uống và tâm sinh lý bệnh nhân sau mổ.

Tóm lại các biến chứng thần kinh sau mổ bao gồm: đau, shock, mất ngủ, rối loạn tâm thần. Đề phòng các biến chứng phải tiến hành từ giai đoạn chuẩn bị mổ, giảm nhiễm trùng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Biến chứng về tim mạch:

– Các biến chứng về tim mạch xuất hiện sớm ngay sau mổ thậm chí ngay trong mổ. Nguyên nhân do mất máu, liệt ruột, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa nước điện giải, suy dinh dưỡng, nhiễm độc hoặc do gây mê. Do đó sau mổ cần truyền dịch, bù điện giải, thở oxy hỗ trợ và tăng cường tuần hoàn mao mạch.

Điều trị rối loạn tuần hoàn: dùng các thuốc trợ tim, truyền huyết thanh ngọt, giảm sự ứ đọng tuần hoàn.

– Huyết khối: chủ yếu gặp ở tĩnh mạch chi dưới (tĩnh mạch đùi), tĩnh mạch chậu, thường gặp ở nữ, người cao tuổi và bệnh nhân ung thư. Huyết khối sau mổ hay gặp ở bệnh nhân béo bệu, rối loạn chuyển hóa và bệnh nhân có bệnh lý nhồi huyết mạch máu.

Biểu hiện lâm sàng của huyết khối: đau ở chi dưới, phù nề, tím tái, sốt có thể kèm theo huyết tắc ở động mạch phổi.

Để đề phòng huyết khối, ở giai đoạn chuẩn bị mổ phải làm các xét nghiệm máu và dùng thuốc chống đông trước mổ.

Biến chứng phổi:

Bao gồm: viêm phế quản, viêm phổi thùy, viêm màng phổi, giãn phế quản, viêm phế quản – phổi.

Biến chứng về các cơ quan sinh dục – tiết niệu ít gặp hơn bao gồm:

– Thiểu niệu.

– Vô niệu.

– Viêm đài, bể thận.

Biến chứng cơ quan được phẫu thuật:

– Chảy máu, máu tụ sau mổ.

– Bục, xì rò miệng nối.

– Viêm phúc mạc sau mổ.

– Tắc ruột sớm hoặc muộn.

– Nhiễm trùng vết mổ, toác vết mổ.

Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ và chăm sóc bệnh nhân sau mổ là công việc quan trọng nhằm chủ động ngăn ngừa các biến chứng sau mổ, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cơ địa của từng bệnh nhân, về bệnh lý, về mức độ nặng nhẹ của bệnh, về mức độ của cuộc mổ và phụ thuộc vào tình huống mổ cấp cứu hay mổ phiên.

Cần phải nắm vững các nguyên tắc về chăm sóc, theo dõi đề phòng và phát hiện các biến chứng để đảm bảo chắc chắn cho sự thành công của cuộc mổ.

Bài viết Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ngoại khoa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cham-soc-nguoi-benh-sau-phau-thuat-ngoai-khoa-4332/feed/ 0