Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 23 May 2024 04:57:50 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 3 loại quả bổ dưỡng tuyệt đối không nên ăn khi đang sốt https://benh.vn/3-loai-qua-bo-duong-tuyet-doi-khong-nen-an-khi-dang-sot-8473/ https://benh.vn/3-loai-qua-bo-duong-tuyet-doi-khong-nen-an-khi-dang-sot-8473/#respond Fri, 03 May 2024 06:49:24 +0000 http://benh2.vn/3-loai-qua-bo-duong-tuyet-doi-khong-nen-an-khi-dang-sot-8473/ Hoa quả chứa khá nhiều đường , vitamin , ... vì thế mỗi khi có ai bị ốm chúng ta thường hay biếu hoa quả. Tuy nhiên điều đó chưa hẳn đúng, ngược lại có một số loại quả thường ngày rất bổ dưỡng nhưng nếu ăn khi đang sốt thì sẽ chỉ khiến bệnh nặng lên, chúng ta cần hết sức lưu ý.

Bài viết 3 loại quả bổ dưỡng tuyệt đối không nên ăn khi đang sốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hoa quả chứa nhiều đường và vitamin, vì vậy khi ai đó bị ốm, chúng ta thường thường tặng hoa quả để chăm sóc. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Thực tế, một số loại hoa quả thông thường, mặc dù rất bổ dưỡng, nhưng nếu ăn khi đang trong tình trạng sốt, có thể làm tăng nặng thêm bệnh tình. Chúng ta cần lưu ý điều này để tránh tác động tiêu cực cho sức khỏe.

Xoài không nên ăn khi sốt

Xoài là một trong những loại quả được ưa chuộng bởi màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Nó chứa các chất dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của trẻ em như: glucid; protein; lipid; các chất khoáng; các vitamin…

Đông y phân tích loại quả này có rất nhiều tác dụng chữa bệnh như: nhuận tràng, chống táo bón, làm giảm cholesterol, hạ huyết áp, phòng chống bệnh tim mạch; chất glucozit trong xoài có tác dụng chống viêm, chống ung thư, diệt khuẩn…

Xoài cũng là thức ăn bổ não, rất tốt cho những người lao động trí óc, học sinh ôn thi. Tuy nhiên, không nên ăn xoài lúc đói quá và sau bữa ăn no, đặc biệt khi đang có các bệnh nhiệt sốt vì bản chất quả xoài nóng như hành, tỏi, ớt ăn vào sẽ càng nóng thêm. Cả xoài xanh và xoài chín đều không nên ăn nhiều.

Ngoài ra, theo các chuyên gia khi đang sốt chúng ta cũng không nên ăn các loại thực phẩm nhiều đường, thực phẩm khó tiêu, uống nước lạnh hay uống trà….

Khi bị sốt hoặc sốt cao, mọi người thường có xu hướng luôn ép mình phải ăn nhiều và uống nhiều nước ép trái cây. Nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm.

Khi bị sốt, cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang cố gắng để chống chọi lại với một sự nhiễm virus hoặc vi khuẩn bằng cách làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể lên. Do đó, các enzyme trong tế bào và các tế bào máu trắng làm việc nhanh hơn khi ở nhiệt độ cao hơn bình thường. Vì thế, cách hữu hiệu nhất bạn có thể làm để giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm bằng cách tránh nơi nóng nực, nghỉ ngơi và uống nước nhiều hơn.

Người bị sốt không cần thiết phải ăn nhiều, chỉ cần cung cấp cho hệ tiêu hóa một phần thực phẩm nhỏ bé so với ngày thường khi bị sốt. Bởi vì hệ miễn dịch của cơ thể đang bận chống chọi lại với các virus hoặc vi khuẩn gây sốt. Thế nên, bạn hãy để cơ thể làm công việc của mình mà không bị mất tập trung.

Dưa hấu không nên ăn khi sốt

Dưa hấu rất tốt cho sức khỏe nhưng nó là thực phẩm tính hàn, nhiệt lượng cao và gây nóng trong người do đó không nên ăn quá nhiều đặc biệt là những người bị cảm lạnh hay đang sốt.

Theo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe, khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh, dù là cảm lạnh hay nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng không nên ăn dưa hấu. Nếu không thực phẩm tính hàn sẽ làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm lạnh. Khi lạnh tăng sẽ làm cơ thể sốt cao hơn, khát nước, đau họng, nước tiểu đậm màu…

Bên cạnh đó, khi đang mệt mỏi chúng ta cũng không nên ăn dưa hấu và các hoa quả lạnh, vì điều đó sẽ làm cơ thể bạn mệt mỏi hơn mà không hề biết nguyên nhân. Ăn nhiều dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể. Nếu lượng nước dư thừa không được bài tiết ra khỏi cơ thể, thì khối lượng máu sẽ tăng và tiếp tục gây nghiêm trọng cho tình trạng sưng tấy, dẫn đến kiệt sức và mệt mỏi.

Trứng không nên ăn khi sốt

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.

Vì vậy, khi bị sốt, chúng ta không nên ăn trứng gà mà thay vào đó chúng ta nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.

Tư vấn bởi bác sĩ Wendy Hodsdon

Bác sĩ điều trị những bệnh cấp tính và mãn tính như mệt mỏi, dị ứng, hen suyễn, miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, ung thư, và giảm cân

Bài viết 3 loại quả bổ dưỡng tuyệt đối không nên ăn khi đang sốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/3-loai-qua-bo-duong-tuyet-doi-khong-nen-an-khi-dang-sot-8473/feed/ 0
Những bí quyết nuôi dạy con của người Nhật nhất định nên tham khảo https://benh.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/ https://benh.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/#respond Mon, 22 Apr 2024 05:22:07 +0000 http://benh2.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/ Người Nhật từ lâu đã vô cùng nổi tiếng với những cách dậy con khoa học và rất hiệu quả trong việc giúp hình thành nhân cách tốt cho trẻ từ khi còn nhỏ. Các bậc làm cha mẹ hãy cùng chúng tôi tham khảo những bí quyết, những chân lý nuôi dạy con của người mẹ Nhật Bản để có thể rút ra kinh nghiệm cho việc nuôi dạy con của chính gia đình mình.

Bài viết Những bí quyết nuôi dạy con của người Nhật nhất định nên tham khảo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Người Nhật từ lâu đã vô cùng nổi tiếng với những cách dậy con khoa học và rất hiệu quả trong việc giúp hình thành nhân cách tốt cho trẻ từ khi còn nhỏ. Các bậc làm cha mẹ hãy cùng chúng tôi tham khảo những bí quyết, những chân lý nuôi dạy con của người mẹ Nhật Bản để có thể rút ra kinh nghiệm cho việc nuôi dạy con của chính gia đình mình.

Chăm sóc trẻ

– Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng. Con dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Hơn 1 tuổi nên ăn 3 bữa một ngày, thực phẩm phải cân bằng và phong phú.

– Không cần ép con ăn, lo con đói vì trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói.

– Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn. Không ngồi thì không ăn.

– Nếu trẻ không thiếu canxi thì không cần bổ sung. Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng thường xuyên là được.

– Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ.

– Cho trẻ mặt quần áo nên mặc nhiều lớp. Như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm. Chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ ra.

– Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày.

– Không chiều chuộng bằng cách cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt có ga, bánh kẹo.

– Khi trẻ có triệu chứng cảm lạnh như chảy nước mũi, chỉ cần liên tục nhỏ thuốc muối sinh lý. Không cần uống thuốc. Nếu con có virus cúm mới cần uống thuốc, không uống quá 14 ngày.

– Con sốt phải đưa đến bệnh viện khám, cố gắng yêu cầu xét nghiệm máu.

– Ai cũng có thể bị bệnh, bị ốm. Do vậy khi một đứa trẻ bị cảm lạnh, bệnh nhẹ, đừng hoảng sợ. Không cần quá hoang mang

Bữa ăn của trẻ nhất định phải được diễn ra trong ghế ăn.

Dạy trẻ

– Điều quan trọng nhất ở trẻ không phải là cần quá thông minh. Quan trọng nhất là phải có một nhân cách tốt.

– Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng. Khó có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xung đột, một trường học nhiều trẻ hư hay một khu phố có tệ nạn.

– Không thỏa hiệp lợi ích ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho con. Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm. Để đạt được mục đích cho con ăn được thêm vài thìa, mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ.

– Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ.

– Luôn nói sự thật với con. Chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra “ngoại giao”, nói dối với người khác trước mặt con trẻ.

– Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối. Thỏa hiệp chỉ khiến kết quả tồi tệ hơn.

Lời kết

Dù mỗi gia đình, mỗi bậc làm cha, làm mẹ có một cách chăm sóc và giáo dục con riêng nhưng những bí quyết nuôi dạy trẻ trên đây của Nhật Bản – một đất nước sản sinh ra những con người tuyệt vời cả về trí tuệ lẫn nhân cách, những con người luôn mang trong mình ý chí vươn lên, cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ vẫn rất đáng để chúng ta quan tâm và tham khảo.

Bài viết Những bí quyết nuôi dạy con của người Nhật nhất định nên tham khảo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/feed/ 0
Nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/ https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/#respond Thu, 18 Apr 2024 04:03:54 +0000 http://benh2.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/ Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, đáp ứng với thuốc khác người lớn. Cần đặc biệt thận trọng ở giai đoạn sơ sinh (30 ngày đầu sau khi đẻ), liều lượng cần phải tính toán thật chính xác. Ở thời kỳ sơ sinh, nguy cơ ngộ độc thuốc tăng lên nhiều do thận lọc kém hiệu quả, các enzym tương đối thiếu hụt, tính nhạy cảm với thuốc của các cơ quan đích rất khác nhau và đặc biệt hệ thống khử độc chưa hoàn chỉnh gây thải trừ chậm.

Bài viết Nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ. Việc sử dụng thuốc cho trẻ cũng không thể chỉ đơn giản là điều chỉnh từ hướng dẫn sử dụng thuốc cho người lớn mà cần có một nguyên tắc riêng biệt, thậm chí những chỉ định và chống chỉ định khác biệt. Benh.vn sẽ đề cập tới nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em trong bài viết này.

Thận trọng khi sử dụng thuốc ở trẻ em

Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, đáp ứng với thuốc khác người lớn. Cần đặc biệt thận trọng ở giai đoạn sơ sinh (30 ngày đầu sau khi đẻ), liều lượng cần phải tính toán thật chính xác. Ở thời kỳ sơ sinh, nguy cơ ngộ độc thuốc tăng lên nhiều do thận lọc kém hiệu quả, các enzym tương đối thiếu hụt, tính nhạy cảm với thuốc của các cơ quan đích rất khác nhau và đặc biệt hệ thống khử độc chưa hoàn chỉnh gây thải trừ chậm.

Liệu pháp dùng thuốc an toàn và hiệu quả ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em đòi hỏi phải có sự hiểu biết về những thay đổi trong quá trình trưởng thành đã tác động đến tác dụng, chuyển hóa và độ thanh thải hoàn toàn của thuốc.

Điều chỉnh liều lượng khi sử dụng thuốc ở trẻ em

Hầu như tất cả các thông số dược động học thay đổi theo lứa tuổi. Liều lượng thuốc ở trẻ em tính theo mg/kg, cần phải được điều chỉnh theo đặc điểm dược động học của riêng từng thuốc, theo tuổi (yếu tố quyết định chính), tình trạng bệnh, giới tính (trong thời kỳ sau dậy thì) và theo nhu cầu của từng bệnh nhi. Nếu không, có thể dẫn đến điều trị không kết quả hoặc có nguy cơ nhiễm độc.

Lưu ý về đường dùng thuốc ở trẻ em

Trong mọi trường hợp nên tránh tiêm bắp thịt và gây đau cho trẻ

Phải đặc biệt coi trọng việc ghi đơn thuốc thật rõ ràng, hàm lượng thuốc. Mặc dù các loại thuốc nước chế sẵn phù hợp với các trẻ nhỏ nhưng thuốc pha có chứa nhiều đường có khả năng gây sâu răng. Vì vậy khi dùng thuốc dài ngày, tốt hơn là nên dùng các thuốc không có đường.

Ðối với các đơn thuốc chỉ định dùng thuốc nước với liều lượng dưới 5 ml, cần một bơm hút chia thể tích, khi cho uống thuốc cần thông báo để bố mẹ không cho bất kỳ loại thuốc nào vào trong bình sữa vì thuốc có thể tương tác với sữa hoặc các thức ăn. Hơn nữa, làm như vậy có thể số lượng thuốc đưa vào cơ thể bị thiếu hụt nếu bệnh nhi không dùng hết sữa hoặc thức ăn chứa trong bình.

Cuối cùng cần lưu ý không để thuốc ở tầm với của trẻ em

Liều lượng thuốc cho trẻ em

Liều lượng thuốc ở trẻ em trong Dược thư quốc gia Việt Nam trong đa số trường hợp đã được ghi trong chuyên luận của riêng từng thuốc, trừ khi thuốc được khuyến cáo không dùng cho trẻ em.

Liều lượng thuốc ở trẻ em theo cân nặng hoặc tuổi

Liều lượng thuốc thường căn cứ vào cân nặng cơ thể (thể trọng tính bằng kilogam) hoặc theo tuổi: Mới đẻ (tháng đầu), cho đến 1 tuổi (trẻ nhỏ), 1 – 5 tuổi, 6 – 12 tuổi.

Cách tính liều lượng thuốc cho trẻ em có thể dựa trên liều lượng của người lớn bằng cách căn cứ tuổi, thể trọng hay diện tích bề mặt cơ thể hoặc phối hợp các yếu tố trên. Phương pháp tốt nhất là dựa trên diện tích bề mặt cơ thể.

Liều lượng thuốc ở trẻ em theo thể trọng

Thể trọng cơ thể được dùng để tính liều biểu thị bằng mg/kg; trẻ em có thể phải cần một liều lượng cho mỗi kg thể trọng cao hơn người lớn vì tốc độ chuyển hóa ở trẻ em cao hơn. Nhiều yếu tố khác cũng cần phải tính đến. Ví như tính liều theo thể trọng cho các cháu béo phì cần phải dùng liều cao hơn nhiều. Trong những trường hợp này, liều phải được tính theo cân nặng lý tưởng liên quan đến chiều cao và độ tuổi.

Theo diện tích bề mặt cơ thể

Sử dụng yếu tố diện tích bề mặt cơ thể làm cho việc tính liều lượng thuốc ở trẻ em chính xác hơn so với thể trọng. Vì rất nhiều hiện tượng sinh lý có tương quan với nhau tốt hơn trong diện tích bề mặt cơ thể. Diện tích bề mặt trung bình của một nam giới nặng 70 kg vào khoảng 1,8 m2. Như vậy có thể dùng công thức sau đây để tính liều lượng thuốc cho trẻ em:

Liều lượng ước lượng cho bệnh nhi = S bề mặt cơ thể (m2) x liều người lớn/1,8.

Bảng tính sẵn theo tỷ lệ phần trăm dưới đây có thể dùng để tính liều lượng thuốc cho trẻ em đối với các thuốc thông thường có sự cách xa giữa liều điều trị và liều độc.

Các trẻ đẻ thiếu tháng cần giảm liều tùy theo bệnh cảnh lâm sàng.

Liều lượng thuốc tính toán theo diện tích bề mặt cơ thể chính xác hơn và diện tích này có thể tính từ chiều cao và cân nặng..

Số lần dùng thuốc trong ngày

Các kháng sinh thường dùng cách 6 giờ một lần. Cần linh hoạt khi dùng thuốc cho trẻ em để tránh đánh thức trẻ về đêm, thí dụ thuốc dùng trong đêm có thể cho trẻ uống lúc bố mẹ đi ngủ.

Khi sử dụng một thuốc mới hay thuốc có khả năng gây ngộ độc, liều lượng thuốc do nhà sản xuất khuyến cáo cần được thực hiện nghiêm túc.

Bài viết Nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/feed/ 0
Chế độ ăn đảm bảo sức khỏe của bé trong những ngày hè https://benh.vn/che-do-an-dam-bao-suc-khoe-cua-be-trong-nhung-ngay-he-4019/ https://benh.vn/che-do-an-dam-bao-suc-khoe-cua-be-trong-nhung-ngay-he-4019/#respond Wed, 27 Mar 2024 04:48:01 +0000 http://benh2.vn/che-do-an-dam-bao-suc-khoe-cua-be-trong-nhung-ngay-he-4019/ Mùa hè là thời điểm khiến con người mệt mỏi và dễ mắc các loại bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ vì cơ thể và hệ miễn dịch của bé còn non nớt. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho con? Benh.vn sẽ đưa ra những gợi ý về chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp các bé khỏe mạnh và chóng lớn.

Bài viết Chế độ ăn đảm bảo sức khỏe của bé trong những ngày hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa hè là thời điểm khiến con người mệt mỏi và dễ mắc các loại bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ vì cơ thể và hệ miễn dịch của bé còn non nớt. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho con? Benh.vn sẽ đưa ra những gợi ý về chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp các bé khỏe mạnh và chóng lớn.

1. Các nhóm thực phẩm cần cho bé

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình trẻ cần bổ sung từ 50 – 60 dưỡng chất khác nhau. Vì vậy trong chế độ ăn của trẻ, cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Các nhóm thức ăn nên bổ sung đầy đủ cho trẻ bao gồm: tinh bột, chất đạm, sắt, chất xơ…

Nhóm thức ăn giàu tinh bột

  • Bánh mỳ.
  • Gạo.
  • Các loại ngũ cốc:…

Nhóm thức ăn giàu chất đạm

Thực phẩm từ động vật:

  • Thịt: lợn, bò, gà…
  • Cá và các chế phẩm từ cá.
  • Tôm, lươn, cua…
  • Trứng.
  • Các loại sữa.

….

Thực phẩm từ thực vật:

  • Đậu tương, đậu đỗ
  • Các loại đậu: đen, xanh…
  • Lạc, vừng.

Nhóm thức ăn giàu chất sắt:

  • Thịt nạc: Các loại thịt màu đỏ, đặc biệt là thịt bò.
  • Rau xanh: Các loại rau cải như cải bắp, cải xanh, cải xoong, rau dền, rau muống…
  • Trái cây: Mơ, hạnh nhân, hạt mè, dưa hấu…

Nhóm thức ăn giàu chất xơ:

  • Các loại quả: táo, đu đủ, quả bơ, các loại quả mọng…
  • Lúa mạch, bột yến mạch và ngũ cốc.
  • Bông cải xanh, đậu, quả Atiso.

2. Chế độ ăn uống

  • Cho bé ăn nhiều nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau dền, rau muống, bí…
  • Bữa ăn của bé cần chia nhỏ và nên có canh…
  • Bổ sung những bữa ăn phụ bổ mát như: chè hạt sen, sữa, sữa chua, bánh flan…

Ngoài ra, nên cho trẻ ăn sữa chua 1-2 cốc/ ngày để giúp tiêu hoá tốt và uống thêm 400- 500ml sữa/ngày. Có thể uống sữa tươi, sữa bột nguyên kem.

3. Cách chế biến thức ăn

Để bé ăn ngon miệng hơn, quan trọng là cách chế biến. Các mẹ nên chế biến các món canh vừa mát vừa bổ lại dễ ăn như canh cua mồng tơi, mướp, rau đay hay canh chua nấu thịt băm với sấu hoặc me, hạn chế các món xào rán khó ăn trong mùa hè.

Điều này giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Ngoài ra, các mẹ nên chú ý tạo màu sắc và mùi vị thức ăn sinh động để hấp dẫn khẩu vị.

Chế biến các món canh mát, bổ cho bé (Ảnh minh họa)

4. Chú ý bổ sung nước

Thời tiết mùa hè nóng nực khiến trẻ ra rất nhiều mồ hôi, dẫn đến thiếu nước. Vì vậy, các mẹ nên cho trẻ uống nước thường xuyên (kể cả khi trẻ không đòi), lượng nước đủ là khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày.

Đồ uống có giá trị dinh dưỡng như: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua, sinh tố, nước ép trái cây…

Đối với các trẻ lớn nên chế biến các món ăn có nhiều nước như: cháo, súp, bún, mỳ, phở, cho trẻ ăn thêm vào các bữa phụ khi mà trẻ ăn ít cơm.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn sinh tố, nước hoa quả, sữa chua, sữa tươi trong tủ để trẻ có thể ăn bất kỳ lúc nào chúng muốn.

5. Bổ sung các nguồn cung cấp vitamin

Với sự thất thoát nhiệt lượng và chất điện giải thông qua mồ hôi, bài tiết thì các khoáng chất và vitamin cũng mất đi. Đặc biệt là các vitamin B1, B2, B6, C và PP rất nhanh chóng bị mất. Trẻ có thể mải mê, ham chơi mà quên mất ăn nhẹ hay uống nước khiến chúng dễ bị cảm, mệt và suy giảm miễn dịch.

Trái cây là một trong những nguồn cung cấp khá nhiều vitamin và dưỡng chất, chất xơ cho trẻ và giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống được các bệnh mùa hè.

Những loại quả như: dưa hấu, dâu tây, bơ, đu đủ hay dứa… rất phổ biến trong mùa hè mà lại tốt cho sức khỏe của bé.

6. Lựa chọn thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch

Theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia thì để tăng cường miễn dịch cho trẻ, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý (cân đối, đầy đủ, đa dạng thực phẩm để có đủ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn).

  • Nên chọn trái cây giàu sinh tố như: cam, xoài, lê, đu đủ, nho… và cho bé ăn bằng cách ép lấy nước cốt, sau đó cho bé uống từng ít một.

Các loại nước sinh tố rất tốt cho sức khỏe của bé (Ảnh minh họa)

  • Đối với rau củ, bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như: bí đỏ, các loại đậu, súp lơ, cà chua, rau ngót…
  • Kết hợp thịt, cá, trứng trong khẩu phần ăn sẽ cung cấp thêm vitamin A, B9, B6, B12, kẽm, selen làm tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

7.Những cấm kỵ khi cho trẻ ăn uống trong mùa hè

  • Không nên cho trẻ ăn những món quá mặn vì thận sẽ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ khát nước.
  • Không cho trẻ ăn những món có nhiều loại gia vị cay nóng: ớt, tiêu, gừng… không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Những thực phẩm và đồ uống như trà, cà phê cũng không nên cho trẻ sử dụng.
  • Không nên lưu trữ thức ăn của trẻ quá lâu, bởi thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn trong mùa hè, ôi thiu – rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
  • Không cho bé ăn kem vì sẽ làm niêm mạc miệng bé bị tổn thương, dẫn đến mắc những bệnh về đường hô hấp.

Lời kết

Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong những ngày hè, các bậc phụ huynh cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với thời tiết và tuổi của các bé. Đặc biệt chú trọng các khoáng chất và các loại vitamin để cơ thể của bé chuyển đổi nhiệt một cách dễ dàng hơn.

Bài viết Chế độ ăn đảm bảo sức khỏe của bé trong những ngày hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-do-an-dam-bao-suc-khoe-cua-be-trong-nhung-ngay-he-4019/feed/ 0
Những lưu ý khi sử dụng lá mùi, hạt mùi để phòng bệnh sởi https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-la-mui-hat-mui-de-phong-benh-soi-5147/ https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-la-mui-hat-mui-de-phong-benh-soi-5147/#respond Mon, 25 Mar 2024 05:17:53 +0000 http://benh2.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-la-mui-hat-mui-de-phong-benh-soi-5147/ Trên khắp các tỉnh thành trên cả nước, số lượng trẻ bị sởi dẫn đến biến chứng: viêm phổi, suy hô hấp…đang tăng cao. Dịch sởi hoành hành gây lo lắng, hoang mang cho các bà mẹ có con nhỏ, nhất là các cháu độ tuổi mẫu giáo vì môi trường lây lan rất cao.

Bài viết Những lưu ý khi sử dụng lá mùi, hạt mùi để phòng bệnh sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trên khắp các tỉnh thành trên cả nước, số lượng trẻ bị sởi dẫn đến biến chứng: viêm phổi, suy hô hấp…đang tăng cao. Dịch sởi hoành hành gây lo lắng, hoang mang cho các bà mẹ có con nhỏ, nhất là các cháu độ tuổi mẫu giáo vì môi trường lây lan rất cao.

Để phòng bệnh cho các con, mọi biện pháp phòng bệnh sởi được áp dụng, trong đó dùng mùi tắm để phòng bệnh được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, dùng cây mùi, hạt mùi để phòng bệnh sởi có những nguyên tắc riêng mà không phải ai cũng biết.

Vậy, tác dụng của lá mùi, hạt mùi trong việc phòng bệnh sởi như thế nào? Những lưu ý khi dùng hạt mùi, lá mùi để phòng sởi?

Bệnh sởi

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải (trẻ em, người lớn, người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch bị tổn thương…) đặc biệt bệnh sởi ở trẻ em (dưới 3 tuổi) gây biến chứng tử vong rất cao.

Đặc trưng của sởi là ban dạng dát-sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao…

Tìm hiểu về rau mùi

Rau mùi tên khoa học là Coriandrum sativum L hay còn gọi là ngò, ngò rí, hồ tuy, mùi ta, ngổ thơm…là loài cây thân thảo sống hằng năm thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc bản địa từ Tây Nam Á về phía tây đến tận châu Phi.

Tại Việt Nam, rau mùi được trồng ở khắp nơi, dùng làm rau, gia vị và làm thuốc.

Rau mùi được dùng làm gia vị, làm thuốc để phòng bệnh sởi (Ảnh minh họa)

Thành phần hóa học trong rau mùi già

  • Trong rau mùi chứa 93,3% nước, 2,6% protid, 0,7% glucid, 1,8% xenluloza, chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C (140 mg%).
  • Trong hạt mùi có nước, từ 16 – 18% protid, 13-15% lipid, 38% xenluloza, 13% chất không nito và khoảng 1% tinh dầu. ..

Tác dụng của lá mùi, dầu mùi

Hạt mùi

  • Hạt mùi già có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.
  • Giúp phòng tránh bệnh sởi.

Dầu mùi

  • Có khả năng kháng khuẩn.
  • Là một trong 20 loại dầu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới như một chất phụ gia thực phẩm.
  • Có tác dụng giảm đau, giảm chuột rút, co giật, giảm buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa và điều trị các nhiễm trùng do nấm…
  • Giúp kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật, ngăn ngừa các bệnh lây qua đường thực phẩm và điều trị các bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh…

Cách sử dụng lá mùi, hạt mùi để phòng sởi

Tắm cho trẻ bằng lá mùi

  • Rửa sạch lá mùi (tươi hoặc khô).
  • Cho lá mùi đã rửa sạch vào nước và đun sôi (5 đến 10 phút).
  • Dùng hỗn hợp nước mùi (để nguội) để tắm cho trẻ…

Lá mùi dùng để tắm giúp trẻ kháng khuẩn và phòng bệnh sởi (Ảnh minh họa)

Đun hạt mùi lấy nước uống

  • Rửa sạch hạt mùi.
  • Cho hạt mùi vào ấm đun sôi từ 10 đến 15 phút (để nhỏ lửa).
  • Dùng hỗn hợp nước hạt mùi đã nguội cho trẻ uống để phòng bệnh sởi…

Những lưu ý khi dùng hạt mùi, lá mùi để phòng sởi

  • Việc phòng ngừa bằng rau mùi và hạt mùi để phòng sởi có tác dụng tốt, tuy nhiên chỉ có tính chất phòng bệnh.
  • Có thể cho trẻ uống nước hạt mùi sắc (áp dụng đối với những trẻ không bị mẫn cảm với rau mùi, hạt mùi).
  • Khi trẻ bị sởi tuyệt đối không tắm hạt mùi, rau mùi…

Phương pháp phòng tránh bệnh sởi

  • Người lớn sau khi ra ngoài đường, đi làm về cần vệ sinh thân thể sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, các yếu tố gây bệnh sởi.
  • Đối với với những người đã tiếp xúc với bệnh nhân sởi cần rửa mặt mũi chân tay, thay quần áo trước khi tiếp xúc với trẻ.
  • Tránh cho trẻ ra chỗ đông người.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Nếu trẻ bị ốm sốt thì phải thu xếp cho trẻ nghỉ học và đi khám sớm.
  • Khi trẻ bị sởi, gia đình cho trẻ nghỉ học để tránh dịch bùng phát mạnh hơn.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu và duy trì càng lâu càng tốt.
  • Cho trẻ tiêm đủ các mũi vacxin sởi theo đúng quy định.
  • Với các mẹ đang chuẩn bị có bầu cần đi tiêm phòng mũi Sởi – Thủy đậu – Rubella để sau khi sinh bé, kháng thể sởi sẽ có trong sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ trong 6 tháng đầu đời…

Tiêm vacxin phòng sởi là phương pháp hữu hiệu nhất (Ảnh minh họa)

Lời kết

Thời tiết giao mùa từ xuân sang hạ gây mưa, nắng thất thường tạo điều kiện cho dịch sởi bùng phát mạnh mẽ trên khắp các tỉnh thành cả nước. Đặc biệt tại các thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trẻ em nhập viện vì biến chứng sởi rất cao.

Vì vậy, đề phòng bệnh sởi và bảo vệ sức khỏe cho con em mình, các bà mẹ cần: cho con ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đi tiêm phòng sởi đầy đủ, cách ly trẻ bị sởi, tránh cho trẻ ra chỗ đông người…Ngoài ra cần cho trẻ tắm nước rau mùi hàng ngày để kháng khuẩn, đề phòng bệnh sởi. Tuy nhiên, việc dùng hạt mùi hay cây mùi để tắm cho trẻ chì là cách phòng bệnh (kháng khuẩn) cho trẻ chứ không phải là vị thuốc “thần kỳ” . Đặc biệt trẻ có cơ địa nhạy cảm không nên dùng mùi, khi trẻ bị sởi không dùng lá mùi để tắm…

Bài viết Những lưu ý khi sử dụng lá mùi, hạt mùi để phòng bệnh sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-la-mui-hat-mui-de-phong-benh-soi-5147/feed/ 0
Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc rượu, dầu hỏa https://benh.vn/cach-xu-ly-khi-tre-bi-ngo-doc-ruou-dau-hoa-9681/ https://benh.vn/cach-xu-ly-khi-tre-bi-ngo-doc-ruou-dau-hoa-9681/#respond Fri, 15 Mar 2024 07:20:58 +0000 http://benh2.vn/cach-xu-ly-khi-tre-bi-ngo-doc-ruou-dau-hoa-9681/ Trẻ nhỏ do nghịch ngợm, chưa ý thức được sự nguy hiểm nên thường gặp những “tai nạn” bất ngờ. Theo thống kê, thời gian qua các bệnh viện trên cả nước đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhi bị ngộ độc rượu, ngộ độc dầu hỏa gây nguy hiểm đến tính mạng…

Bài viết Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc rượu, dầu hỏa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ nhỏ do nghịch ngợm, chưa ý thức được sự nguy hiểm nên thường gặp những “tai nạn” bất ngờ. Theo thống kê, thời gian qua các bệnh viện trên cả nước đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhi bị ngộ độc rượu, ngộ độc dầu hỏa gây nguy hiểm đến tính mạng…

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.100-1.200 trẻ bị các loại tai nạn thương tích, đặc biệt trong mùa hè số trẻ bị tai nạn, kể cả uống nhầm hóa chất, tăng hơn so với bình thường.

Lỗi một phần do gia đình

Bé V, T uống nhầm dầu hỏa

Theo thông tin từ gia đình, bé V. sang nhà hàng xóm chơi, thấy một chai nước ngọt dưới gầm bàn, bé đã lấy uống khoảng nửa chai. Ngay sau đó gia đình phát hiện mặt bé đỏ, nôn, người co giật, hơi thở có nhiều mùi rượu nên đã đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Hàm Yên cấp cứu, sau đó bé được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang điều trị.

Tương tự, trường hợp bé T. Khi chơi trong nhà bé lấy dầu hỏa trong chai để dưới gầm bàn thờ rồi mở nắp uống. Sau khi uống bé ho nhiều, nhiều đờm dãi, da mặt tím tái, khó thở nên gia đình chuyển ngay bé đi cấp cứu.

Hiện cả hai bé đã được điều trị an thần, truyền dịch, dùng kháng sinh, chống viêm, làm các xét nghiệm cần thiết.

Lời khuyên của chuyên gia

Bác sĩ khuyến cáo gia đình không nên tận dụng các loại vỏ chai đựng nước đã dùng hết để đựng rượu, dầu đốt đèn hay hóa chất. Nếu gia đình có chai lọ chứa các dung dịch dạng này cần để ở ngoài tầm tay trẻ em để tránh các trường hợp trẻ uống nhầm loại nước này gây ngộ độc.

Khi phát hiện trẻ uống nhầm rượu, dầu hỏa hoặc các hóa chất khác, gia đình cần nhanh chóng đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, giải độc. Khi đi mang theo chai trẻ uống nhầm để các bác sĩ xác định được loại độc nào để có hướng xử lý kịp thời và chính xác.

Gây nôn khi trẻ uống nhầm rượu, ngược lại trẻ uống nhầm dầu hỏa không được gây nôn

Các bác sĩ cũng cảnh báo trẻ uống nhầm rượu có thể suy hô hấp, rối loạn nhịp tim và thần kinh, uống nhiều có nguy cơ tử vong. Nếu trẻ uống nhầm rượu, gia đình nên gây nôn (ói) cho trẻ ngay.

Tuy nhiên, trẻ uống nhầm dầu hỏa có thể gây suy hô hấp, khó thở nặng, gia đình cần bình tĩnh đưa trẻ đến bệnh viện, không tự ý gây nôn cho trẻ do khi gây nôn, hóa chất có thể tràn vào khí quản làm trẻ viêm phổi, tổn thương phế nang với tình trạng nặng hơn thông thường.

Bài viết Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc rượu, dầu hỏa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-xu-ly-khi-tre-bi-ngo-doc-ruou-dau-hoa-9681/feed/ 0
Thực đơn cho trẻ bị viêm phổi https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phoi-46678/ https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phoi-46678/#respond Fri, 05 Jan 2024 13:58:26 +0000 https://benh.vn/?p=46678 Trẻ em bị viêm phổi có thể gầy sút cân do chán ăn và thiếu năng lượng do giảm trao đổi khí ở phổi. Vì thế, khi chăm sóc trẻ cần cung cấp cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu đạm để cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng có thể.

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ bị viêm phổi có thể gầy sút cân do chán ăn và thiếu năng lượng do giảm trao đổi khí ở phổi. Vì thế, khi chăm sóc trẻ cần cung cấp cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu đạm để cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng có thể.

Viêm phổi là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân gây viêm phổi có thể do vi khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng gây ra. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng tương tự cảm lạnh và dần dần trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, gai người, ho, khò khè, đau ngực, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu và khó thở.

Trẻ em bị viêm phổi có thể gầy sút cân do chán ăn và thiếu năng lượng do giảm trao đổi khí ở phổi. Vì thế, khi chăm sóc trẻ cần cung cấp cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu đạm để cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng có thể.

Cung cấp đủ dịch

Bồi phụ đầy đủ dịch là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ em viêm phổi. Cần phải đảm bảo trẻ uống đủ nước và không bị mất nước.

Tre-em-uong-nuoc

Đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ, hoặc sữa bột. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, sữa nguyên chất là thức uống được khuyên dùng. Các loại thức uống khác như nước lọc, nước trái cây, siro hoa quả, nước ngọt không có ga…nên được cho trẻ uống thường xuyên. Đặc biệt nước chanh, nước táo và nước gà rất có tác dụng trong việc long đờm và giãn cơ hô hấp. Khi trẻ ăn uống nhiều sẽ dễ khiến trẻ mệt mỏi, vì vậy, nên cho trẻ ăn đầy đủ và kịp thời.

Chế độ ăn giàu năng lượng

Theo Hiệp hội dinh dưỡng hoa kì, chế độ ăn giàu protein sẽ giúp cung cấp cho trẻ đầy đủ năng lượng, phòng ngừa tình trạng sụt cân, giúp cơ thể phục hồi và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển khỏe mạnh. Nên cho trẻ ăn ít nhất 6 bữa 1 ngày để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. Các loại đồ uống có hàm lượng calo cao như sữa nguyên nhất, nước trái cây nguyên chất, nước giải khát không có ga nên được sử dụng. Một số nơi trên thế giới có thể thêm bột protein vào đồ uống của trẻ.

Nên chọn cá loại thực phẩm giàu chất béo và đạm như thịt gia cầm, cá, trứng, đậu, phô mai. Hoặc có thể bổ sung calo và thức ăn bằng cách sử dụng dầu thực vật, bơ thực vật, mayonnaise…

thuc-pham

Trái cây, rau quả và ngũ cốc

Trái cây, rau quả và ngũ cốc cung cấp rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa thiết yếu cho cơ thể. Chọn các loại trái cây và rau quả có màu sắc rực rỡ như bông cải xanh, cà chua, cà rốt, ớt chuông, cam, táo và dưa hấu. Quercetin, chất làm các loại hoa quả có màu sắc rực rỡ, đã được nghiên cứu chỉ ra rằng có tác dụng ức chế sản xuất và giải phóng histamine (chất chịu trách nhiệm về các triệu chứng dị ứng).

Ngũ cốc nguyên hạt như các loại đậu, bánh mỳ đen, lúa mạch, gạo cung cấp cho trẻ các nguyên tố vi lượng như selen, kẽm, có thể bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do sinh ra trong quá trình mang bệnh.

Các nguồn thực phẩm khác

Nên cho trẻ uống các thức uống giàu calo như sữa nguyên chất. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai và trứng cung cấp cho cơ trẻ trẻ các lợi khuẩn và vitamin E. Trong khi các lợi khuẩn giúp khôi phục lại sự cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ thể, thì vitamin E là một chất chống oxy hóa rất quan trọng.

Một số phương pháp trị liệu khác

Trung tâm y tế trường đại học Marryland Hoa Kỳ đã đưa ra một số liệu pháp tiềm năng.

Cho trẻ dùng mật ong là một cách hiệu quả giúp giảm ho và đau họng. Có thể thêm mật ong vào các loại trà thảo mộc hoặc chỉ đơn giản pha nước mật ong. Tuy nhiên, mật ong không được khuyên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

mat-ong-chanh

Các loại thảo mộc khác như bạc hà, cỏ xạ hương, bạch đàn cũng được biết đến với tác dụng giảm các triệu chứng hô hấp. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng các loại thảo mộc cho trẻ bị viêm phổi.

Xem thêm: Bệnh viêm phổi trẻ em

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phoi-46678/feed/ 0
Nếu chưa biết nên hay không đi tất chân cho con khi ngủ, mẹ phải đọc bài viết này https://benh.vn/neu-chua-biet-nen-hay-khong-di-tat-chan-cho-con-khi-ngu-me-phai-doc-bai-viet-nay-8906/ https://benh.vn/neu-chua-biet-nen-hay-khong-di-tat-chan-cho-con-khi-ngu-me-phai-doc-bai-viet-nay-8906/#respond Mon, 01 Jan 2024 13:57:31 +0000 http://benh2.vn/neu-chua-biet-nen-hay-khong-di-tat-chan-cho-con-khi-ngu-me-phai-doc-bai-viet-nay-8906/ Trẻ mới sinh xỏ tất chân tất tay là chuyện bình thường. Nhưng đối với những trẻ lớn hơn, nhiều mẹ còn băn khoăn nên hay không đi tất cho con khi ngủ? Vì nếu không đi tất thì sợ bé lạnh còn nếu đi lại sợ chân không được thông thoáng.

Bài viết Nếu chưa biết nên hay không đi tất chân cho con khi ngủ, mẹ phải đọc bài viết này đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ mới sinh xỏ tất chân tất tay là chuyện bình thường. Nhưng đối với những trẻ lớn hơn, nhiều mẹ còn băn khoăn nên hay không đi tất cho con khi ngủ? Vì nếu không đi tất thì sợ bé lạnh còn nếu đi lại sợ chân không được thông thoáng.

Vậy, rốt cuộc như thế nào thì tốt cho sức khỏe của trẻ?

giu-am-ban-chan-be

Còn nhiều tranh cãi xung quanh việc nên hay không đeo tất chân cho trẻ khi đi ngủ. Ảnh minh họa

Đi tất chân cho trẻ khi ngủ tốt hay không?

Như các mẹ đã biết, giấc ngủ vô cùng quan trọng không chỉ với trẻ nhỏ mà với tất cả mọi người. Giấc ngủ giúp hồi phục sức khỏe cơ thể để chuẩn bị năng lượng cho một ngày mới.

Đi tất chân cho trẻ khi ngủ có tốt? Câu trả lời là có. Đi tất khi ngủ sẽ giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn bởi tất giúp làm ấm đôi bàn chân, các mạch máu ở chân giãn ra, các dây thần kinh và não không bị căng thẳng từ đó dễ chìm sâu vào giấc ngủ.

Theo New Healthad Visor, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có sự liên quan giữa giãn nở mạch máu và tốc độ chìm sâu vào giấc ngủ. Ví dụ như mạch máu giãn nở nhanh và đều đặn hơn, trẻ sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái buồn ngủ và ngược lại, mạch máu không được giãn nở, trẻ rất khó ngủ và ngủ không được sâu giấc. Ngoài ra, khi nhiệt độ cơ thể được làm ấm ở một mức vừa phải cũng dễ dàng ngủ hơn.

Ngoài ra, trẻ nhỏ thường nằm ngủ không yên mà giãy giụa và đạp chăn nên rất dễ khiến chân bị nhiễm lạnh. Đi tất chân sẽ giúp bé bảo vệ nhiệt độ của đôi chân nếu vô tình không được ủ ấm bởi chăn.

Một số lợi ích mà trẻ nhận được khi đi tất chân đi ngủ:

Hạn chế việc ra mồ hôi vào ban đêm

Đi tất chân cho trẻ khi đi ngủ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể do quá trình tự làm mát của cơ thể được diễn ra. Đây là một cách kiểm soát nhiệt độ mang lại lợi ích ngăn ngừa trường hợp đổ mồ hôi đêm xảy ra hoặc các cơn nóng bừng quá mức. Cả hai trường hợp đều có thể dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ.

di-tat-cho-tre-nho

Đi tất chân khi ngủ giúp trẻ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa

Ngăn ngừa mắc bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud là một căn bệnh hiếm gặp có ảnh hưởng đến các tế bào máu được gây ra do cơ thể bị nhiễm lạnh. Bệnh thường xảy ra ở các ngón tay, ngón chân, chóp mũi và tai. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến lở loét hoặc hoại tử.

Cho trẻ đi tất chân khi đi ngủ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ngăn ngừa sự tấn công của căn bệnh Raynaud.

Chống khô da

Biểu hiện của khô da chân đó là nứt nẻ. Và nguyên nhân gây ra đó là chân bị nhiễm lạnh.

Tuy nhiên, bôi kem dưỡng ẩm và đi tất chân trước khi đi ngủ sẽ giúp bé giảm nguy cơ bị bệnh mà lại có một làn da chân vô cùng mịn màng.

Lưu ý khi đi tất chân khi ngủ cho con

  • Vệ sinh chân thật sạch sẽ trước khi đi tất
  • Giặt và thay đổi tất thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn nấm
  • Lựa chọn tất phù hợp: do khi đi ngủ bé còn được đắp chăn nên mẹ không nên chọn loại tất quá dày, tất mỏng vừa phải là đủ giữ ấm cho bé. Nếu đi tất quá dày có thể khiến bé nóng quá mức dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi, tăng tiết vi khuẩn và gây ra các biến chứng. Ngoài ra nên chọn tất làm từ chất liệu tự nhiên.

giu-am-chan-tre

Nếu ngủ trong phòng có nhiệt độ ấm thì không cần đeo tất chân cho con. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, cũng phải nhìn vào thực tế để nhìn nhận rằng tùy từng trường hợp nên hay không đi tất chân cho trẻ. Một số chuyên gia sức khỏe nhi khuyến cáo, để chân trần khi ngủ vẫn tốt cho sức khỏe cho trẻ.

Vì thế, nếu trong trường hợp trẻ ngủ trong điều hòa hay máy sưởi làm ấm phòng thì không cần đi tất chân cho con hoặc những ngày chỉ hơi se lạnh thì để con chân trần đi ngủ. Bé sẽ nhanh chóng được sưởi ấm sau khi vùi chân vào chăn một thời gian.

Bài viết Nếu chưa biết nên hay không đi tất chân cho con khi ngủ, mẹ phải đọc bài viết này đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/neu-chua-biet-nen-hay-khong-di-tat-chan-cho-con-khi-ngu-me-phai-doc-bai-viet-nay-8906/feed/ 0
Dạy trẻ đi đúng cách nhất để không bị chân vòng kiềng và tổn thương khác https://benh.vn/cach-giup-con-tap-di-dung-chuan-nhat-de-tranh-chan-vong-kieng-va-nhung-ton-thuong-khac-9053/ https://benh.vn/cach-giup-con-tap-di-dung-chuan-nhat-de-tranh-chan-vong-kieng-va-nhung-ton-thuong-khac-9053/#respond Tue, 28 Nov 2023 04:00:18 +0000 http://benh2.vn/cach-giup-con-tap-di-dung-chuan-nhat-de-tranh-chan-vong-kieng-va-nhung-ton-thuong-khac-9053/ Theo thống kê của chính phủ Canada năm 2003, mỗi năm có khoảng 1.000 trẻ sơ sinh bị thương khi sử dụng xe tập đi. Xe tập đi có thể khiến con có nguy cơ bị gù lưng, chân vòng kiềng và nhiều biến chứng nặng nề khác...

Bài viết Dạy trẻ đi đúng cách nhất để không bị chân vòng kiềng và tổn thương khác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thống kê của chính phủ Canada năm 2003, mỗi năm có khoảng 1.000 trẻ sơ sinh bị thương khi sử dụng xe tập đi. Xe tập đi có thể khiến con có nguy cơ bị gù lưng, chân vòng kiềng và nhiều biến chứng nặng nề khác…

Bạn có cho con ban đi xe tập đi

Nhiều mẹ Việt khi thấy con được khoảng 7 – 8 tháng tuổi, ngay lâp tức mua xe tập đi cho con với suy nghĩ, để con tự “bơi” trong xe, một thời gian ngắn con sẽ biết đi nhanh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, đây là việc làm vô cùng nguy hại tới con mà mẹ không thể ngờ tới.

Quá nguy hiểm

Xe tập đi nguy hiểm hơn mẹ nghĩ bởi hầu hết các xe đều được thiết kế dưới dạng bánh tròn nhỏ, tự lăn khi con dùng lực chân đẩy. Chính điều này đã gây ra những tổn thương nặng nề khi trẻ bị ngã vì đẩy quá đà, không có vật chắn, ngã xuống bậc thang, dốc. Theo thống kê của chính phủ Canada năm 2003, mỗi năm có khoảng 1.000 trẻ sơ sinh bị thương khi sử dụng xe tập đi.

tre_ngoi_xe_tap_di

Đi xe tập đi là việc làm vô cùng nguy hại tới con mà mẹ không thể ngờ tới.

Những di chứng để lại từ những lần ngã không hề nhỏ, nhẹ thì trẻ bị gẫy tay chân hoặc trầy xước, nặng có thể tổn thương não. Bởi tốc độ di chuyển của xe tập đi có thể lên tới 91cm/giây, trong khi đó, trẻ chưa thể nào kiểm soát được tốc độ của xe nên dễ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn.

Chưa kể những trường hợp trẻ ngã vào các vật dụng trong nhà như ổ điện, bếp gas hoặc ngã xuống ao hồ có thể dẫn đến tử vong.

Giảm khả năng vận động và trí thông minh ở trẻ

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một đứa trẻ tự vận động và tập đi sẽ thông minh hơn đứa trẻ biết đi thụ động nhờ xe tập đi và khả năng vận động của chúng cũng sẽ nhanh nhẹn hơn nếu mẹ loại bỏ xe tập đi trong thời thơ ấu của con.

Thực tế, một đứa trẻ phát triển trí tuệ dựa trên việc phát triển xúc giác, vị giác, thính giác và khướu giác. Nếu đứa trẻ hàng ngày bị “giam giữ” trên xe tập đi, chúng sẽ bị gò bó không gian tiếp xúc và hạn chế sự phát triển của các giác quan. Ngoài ra, đứa trẻ đó cũng sẽ không thể cảm nhận được việc độc lập đi như thế nào, tất cả đều phải dựa vào chiếc xe tập đi mà thôi.

Trẻ có nguy cơ bị gù lưng và cong chân

Khi cho trẻ ngồi trên xe tập đi quá sớm, hệ xương của trẻ còn quá yếu và không thể nào nâng đỡ được phần trên cơ thể dẫn tới biến dạng xương và nguy cơ trẻ bị gù trong tương lai là rất cao.

Ngoài ra, chiếc xe được thiết kế với một đai lót ở phía dưới để đỡ khung chậu và toàn bộ cơ thể trẻ dẫn tới biến dạng xương phần đùi. Khi trưởng thành trẻ sẽ bị cong chân hay còn gọi là vòng kiềng.

Khi nào cho con tập đi

Trên lý thuyết, bé 3 tháng đã biết lẫy, 7 tháng biết bò và 9 tháng biết đi. Nhưng thực tế, 3 tháng trẻ mới chỉ cứng cổ, 5 – 6 tháng mới biết lẫy thành thạo, đến tháng thứ 8 thì có thể ngồi được và 10 tháng mới lẫm chẫm biết đi. Như vậy, nếu cha mẹ thấy con 7 – 8 tháng chưa đi được như những đứa trẻ cùng trang lứa khác thì không cần lo lắng, vì theo quá trình phát triển sinh lý bình thường, 10 tháng tuổi trẻ mới dần đứng lên, đứng vững và tập đi. Và đúng thời điểm mẹ cho trẻ tập đi vừa an toàn cho con mà lại giúp con nhanh biết đi.

Những bước ba mẹ giúp con tập đi chuẩn nhất

  • Khi con đến tuổi tập đứng, ba mẹ  cho con bám vào chân mẹ và tự đứng dậy, sau đó giúp con gập đầu gối để từ từ ngồi xuống nhằm tránh tổn thương phần mông và xương cột sống. Các mẹ lưu ý, khi tập đi trong nhà, hãy để cho con được đi chân đất để tự cảm nhận rõ hơn về từng bước đi và sự tự cân bằng của mình. Khi nào con đi ra ngoài sẫn, việc đi giày mới thực sự cần thiết.
  • Khi con bắt đầu bước  những bước đầu tiên, mẹ hãy dìu, nâng đỡ con đi từng bước một, nhưng nhớ tuyệt đối không nôn nóng thúc đẩy hay kéo bé đi theo mình để tránh gây trật cổ tay hay xương vai bé, đồng thời làm mất cảm giác tự cân bằng bản thân và khám phá từng bước đi của con. Để có cảm giác an toàn hơn, mẹ có thể nâng từ khuỷu tay hay vai bé hoặc quỳ gối trước mặt con và đỡ con bằng hai tay giúp bé di chuyển trong nhà. Việc này rất cần sự kiên trì của ba mẹ cho đến khi con có thể tự vững bước đi.
  • Các mẹ rất cần chú ý đến không gian tập đi cho bé phải thoáng, rộng, không vướng víu bất kỳ một đồ đạc gì có khả năng gây hại cho bé khi bé đang di chuyển tập đi.

Bài viết Dạy trẻ đi đúng cách nhất để không bị chân vòng kiềng và tổn thương khác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-giup-con-tap-di-dung-chuan-nhat-de-tranh-chan-vong-kieng-va-nhung-ton-thuong-khac-9053/feed/ 0
Trẻ em có nên ở trong môi trường quá sạch sẽ https://benh.vn/tre-em-co-nen-o-trong-moi-truong-qua-sach-se-63681/ https://benh.vn/tre-em-co-nen-o-trong-moi-truong-qua-sach-se-63681/#respond Mon, 27 Nov 2023 03:25:20 +0000 https://benh.vn/?p=63681 Bạn nghĩ rằng nếu để con có được một môi trường hoàn toàn sạch sẽ sẽ là tốt nhất cho bé ? Khi cố gắng tạo được cho con môi trường lành mạnh nhưng con vẫn hay ốm vặt ? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu được môi trường như thế nào sẽ là tốt . 

Bài viết Trẻ em có nên ở trong môi trường quá sạch sẽ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn nghĩ rằng nếu để con có được một môi trường hoàn toàn sạch sẽ sẽ là tốt nhất cho bé ? Khi cố gắng tạo được cho con môi trường lành mạnh nhưng con vẫn hay ốm vặt ? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu được môi trường như thế nào sẽ là tốt . 

Bloomfield là thành viên của Diễn đàn khoa học quốc tế về vệ sinh nhà cửa, đồng thời là đồng tác giả của một báo cáo mới khảo sát người lớn Anh về thái độ của họ đối với bụi bẩn và vi trùng trong nhà.

Nên vệ sinh hay không cần vệ sinh

Cuộc khảo sát năm 2018, từ Hiệp hội Sức khỏe Cộng đồng Hoàng gia, cho thấy mọi người đang bối rối về việc có bao nhiêu bụi bẩn. Rất nhiều sự nhầm lẫn đó có lẽ xuất phát từ “giả thuyết vệ sinh” – quan niệm rằng nhà cửa ngày nay được vệ sinh quá mức và trẻ em cần tiếp xúc với vi trùng để xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Nhưng khái niệm này có thể được đưa ra quá xa, như nhóm của Bloomfield đã tìm thấy.

Trên thực tế, gần một phần tư số người được thăm dò đồng ý với tuyên bố rằng “vệ sinh trong nhà không quan trọng vì trẻ em cần phải tiếp xúc với mầm bệnh có hại để xây dựng hệ thống miễn dịch “.

Nhóm của Bloomfield phát hiện ra rằng “gần 2/3 những người chúng tôi đã khảo sát (61%) cho biết chạm vào bàn tay bẩn của một đứa trẻ sau khi chúng chơi bên ngoài có khả năng lây lan mầm bệnh có hại.”

Nhưng điều đó chỉ đơn giản là không đúng sự thật. Trên thực tế, “có rất ít bằng chứng cho thấy bụi bẩn và đất ngoài trời bị nhiễm vi khuẩn gây hại (trừ khi có động vật gần đó)”.

Vi trùng khác nhau, mối nguy hiểm khác nhau

Bloomfield, một nhà nghiên cứu tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn, cho biết điều quan trọng cần nhớ là tất cả các vi trùng không giống nhau.

Tiếp xúc với vi khuẩn khác nhau từ những người khác, vật nuôi và môi trường tự nhiên giúp xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và microbiome – các vi khuẩn khác nhau thường sống trong ruột và đường hô hấp. Tuy nhiên, tiếp xúc với 1 số các loại vi trùng có thể làm suy yếu hệ vi sinh vật và gây nhiễm trùng.

Và nếu những bệnh nhiễm trùng cần sử dụng kháng sinh , vi khuẩn “tốt” trong ruột sẽ bị tiêu diệt cùng khi vi khuẩn xấu bị tiêu diệt

Vì vậy cần cân bằng giữa việc tạo cho con một môi trường lành mạnh để hoạt động. Không cần quá kĩ lưỡng sạch sẽ , nhưng có các biện pháp phòng tránh cần thiết.

Vệ sinh có mục tiêu

Vệ sinh cho trẻ có mục tiêu rõ ràng, và điều này cần phải giải thích để trẻ hiểu và có ý thức vệ sinh chủ động, không bị thái quá.

Rửa tay

Rửa tay là một thành phần đơn giản của vệ sinh mục tiêu và nên được cố định sau một khoảng thời gian nhất định hay sau khi làm một công việc nào đó.

Cơ thể của chúng ta, thức ăn và động vật nuôi của chúng ta là những nguồn lây nhiễm có khả năng lây nhiễm cao nhất . Vì vậy thời gian quan trọng cần rửa tay  là sau khi chúng ta : Xử lý thực phẩm thô, khi chúng ta sử dụng nhà vệ sinh, khi chúng ta chăm sóc thú cưng, khi chúng ta bị nhiễm bệnh hoặc chăm sóc cho người bị nhiễm bệnh.

‘Ý thức chung’ sạch sẽ

Hầu hết – nhưng không phải tất cả – những người trưởng thành ở Anh được khảo sát dường như hiểu giá trị của việc rửa tay, vì “73% số người được hỏi cho biết họ ‘luôn’ rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và sau khi chuẩn bị thịt sống”.

Ý thức chung tốt vẫn là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn không cần rửa tay 40 lần một ngày, nhưng nếu bạn vừa ra khỏi phòng tắm hoặc chuẩn bị thức ăn, hãy rửa tay.

Khi nói đến việc dọn dẹp thường xuyên nhà bếp và phòng tắm là hai khu vực chính cần chú ý.

Thú cưng

thu-cung-cho-tre

Thú cưng có khả năng là một điểm lây truyền bệnh, nhưng nếu chúng được chăm sóc đúng cách, chúng không phải là mối quan tâm.

Bạn có thể cho thú nuôi đến bác sĩ thú y để trị liệu khi bị bệnh, tắm rửa thường xuyên cho chúng, vệ sinh khu vực ăn của chúng. Thú cưng sẽ có những tác động tích cực tới bọn trẻ hơn là những tiêu cực từ vi khuẩn của chúng.

Nhưng luôn luôn chú ý: “Trẻ em không nên để thú cưng liếm đĩa của chúng và sau đó ăn từ đó”

Th webmd.com

Bài viết Trẻ em có nên ở trong môi trường quá sạch sẽ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-em-co-nen-o-trong-moi-truong-qua-sach-se-63681/feed/ 0