Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 14 Feb 2021 09:14:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Kỹ thuật may thẩm mỹ tầng sinh môn https://benh.vn/ky-thuat-may-tham-my-tang-sinh-mon-3124/ https://benh.vn/ky-thuat-may-tham-my-tang-sinh-mon-3124/#respond Wed, 26 Dec 2018 02:20:18 +0000 http://benh2.vn/ky-thuat-may-tham-my-tang-sinh-mon-3124/ Tất cả những trường hợp rách tầng sinh môn sau sinh, ngoại trừ những vết rách tầng sinh môn cạn đều có thể kèm theo những tổn thương khác nhau của phần dưới âm đạo. Những vết thương như thế có thể đạt đến độ sâu gây tổn thương cho cơ vòng hậu môn và có thể lan rộng đến những độ sâu khác nhau xuyên qua vách âm đạo.

Bài viết Kỹ thuật may thẩm mỹ tầng sinh môn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các tổn thương tầng sinh môn

Tất cả những trường hợp rách tầng sinh môn sau sinh, ngoại trừ những vết rách tầng sinh môn cạn đều có thể kèm theo những tổn thương khác nhau của phần dưới âm đạo. Những vết thương như thế có thể đạt đến độ sâu gây tổn thương cho cơ vòng hậu môn và có thể lan rộng đến những độ sâu khác nhau xuyên qua vách âm đạo.

Các vết rách ở hai bên thành âm đạo thường có độ dài không bằng nhau và ngăn cách bằng một phần niêm mạc âm đạo có hình lưỡi.

Rách tầng sinh môn được chia ra làm 4 độ

  • Độ 1: Tổn thương lớp da, niêm mạc âm đạo.
  • Độ 2: Tổn thương cơ âm đạo, tổn thương âm đạo nặng với rách âm đạo hai bên.
  • Độ 3: Rách rộng liên quan đến rách vỏ bao ngoài hoặc đứt cơ vòng hậu môn.
  • Độ 4: Tổn thương phức tạp, tổn thương niêm mạc ống hậu môn trực tràng.

Để tránh những tổn thương này, trong lúc sinh nữ hộ sinh, bác sĩ thường chủ động cắt tầng sinh môn nhất là ở những người sinh con so, do tầng sinh môn còn rắn chắc. Khi thực hiện các thủ thuật phải đúng chỉ định, đủ điều kiện và đúng kỹ thuật.

Tổn thương cơ nâng hậu môn sau sinh là hậu quả của sự dãn nở quá mức của đường sinh dục, có thể dẫn đến tách các sợi cơ hoặc giảm trương lực ảnh hưởng đến chức năng của hoành chậu.

Trong những trường hợp như thế, người phụ nữ có thể bị dãn sàn chậu, sa sinh dục. Nếu các tổn thương này liên quan đến cơ mu cụt thì có thể gây tiểu không tự chủ. Khả năng xảy ra những chấn thương như thế cũng có thể giảm thiểu bằng cách cắt tầng sinh môn.

Phục hồi hội âm (đáy chậu) cần được xem là một phần trong các thủ thuật. Tất cả các trường hợp cắt hoặc rách tầng sinh môn sau sinh đều phải may phục hồi lại.

Kỹ thuật may phục hồi và chăm sóc vết may tầng sinh môn sau sinh

Sau khi gây tê tại chỗ, tầng sinh môn được may làm 3 lớp: lớp thành âm đạo, lớp cơ tầng sinh môn và lớp da. Lớp da có thể may bằng chỉ không tiêu hoặc may luồn dưới da bằng chỉ tiêu. Khi may tầng sinh môn phải đảm bảo nguyên tắc là không bị chồng mép, không so le và không còn khoảng trống giữa các lớp.

Nếu chỉ may ở phía ngoài mà không lấy sâu vào tổ chức vùng đáy chậu, niêm mạc âm đạo và lớp cơ có thể đưa đến dãn rộng âm đạo và có thể là một yếu tố góp phần gây ra sa trực tràng, sa bàng quang, sa tử cung.

Thường sản phụ được may phục hồi tầng sinh môn sau khi sổ nhau và đã kiểm tra: buồng tử cung sạch, tử cung co tốt, cổ tử cung bình thường hoặc nếu bị rách thì đã được may lại. Vết may tầng sinh môn sẽ được kiểm tra (xem có bị sưng nề, bầm tím, đỏ đau nhiều, có tụ máu âm hộ, âm đạo, chân chỉ có mủ…)

Sau khi may phải dùng thuốc 3 lần mỗi ngày bằng thuốc sát trùng, sản phụ được hướng dẫn tự rửa thêm khi tiêu tiểu, thay băng vệ sinh sạch nhiều lần trong ngày, khuyên nên tập đi tiểu, ngồi dậy đi lại, tránh bị táo bón… kháng sinh được cho sử dụng trong 5 đến 7 ngày. Nếu vết may tốt và lớp da may bằng chỉ không tiêu thì thường sẽ được cắt chỉ vào ngày thứ 5 sau sinh.

May thẩm mỹ tầng sinh môn khi nào tốt nhất?

May thẩm mỹ tầng sinh môn hay việc chỉnh hình âm hộ – âm đạo (labioplasty) là một thủ thuật tiểu phẫu, được thực hiện ở những người phụ nữ đã sinh con, nhằm mục đích hỗ trợ giữ gìn hạnh phúc gia đình (khi sự co thắt ở lỗ âm đạo không còn hoạt động tốt sau các lần sinh) và giảm thiểu việc viêm nhiễm âm đạo, sa sinh dục.

Thường sau sinh khoảng 3 tháng trở lên, khi phần âm hộ – âm đạo co hồi trở lại bình thường, thì việc chỉnh hình âm hộ – âm đạo mới đạt được kết quả như mong muốn. Nếu khâu ngay sau sinh, thường chủ yếu là phục hồi lại cấu trúc giải phẫu của tầng sinh môn, còn kết quả thẩm mỹ – làm hẹp lại thường chỉ tương đối vì các phần phụ còn sưng nề nhiều trong quá trình chuyển dạ, nên Bác sĩ khó xác định phần nào cần phải cắt bỏ và khâu lại bao nhiêu là vừa. Mặt khác, khi đó bác sĩ lại không có nhiều thời gian để làm tỉ mỉ vì cần phải khâu nhanh chóng để cho sản phụ được nghỉ ngơi.

May thẩm mỹ tầng sinh môn tốt nhất là khi vừa sạch kinh. May thẩm mỹ tầng sinh môn không ảnh hưởng gì đến việc có thai và sinh đẻ. Tuy nhiên, nếu đã may thẩm mỹ thì khi sinh lần sau sẽ phải cắt tầng sinh môn như là sinh con so. Vì thế nên may thẩm mỹ khi  bạn đã quyết định không sinh nữa.

Khi may thẩm mỹ phải kiêng quan hệ vợ chồng trong một tháng. Sau đó, người phụ nữ có thể sinh hoạt tình dục hoàn toàn bình thường với cảm giác giống như khi chưa sinh con.

Benh.vn

Bài viết Kỹ thuật may thẩm mỹ tầng sinh môn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ky-thuat-may-tham-my-tang-sinh-mon-3124/feed/ 0
Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn https://benh.vn/cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon-3114/ https://benh.vn/cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon-3114/#respond Mon, 17 Dec 2018 08:00:07 +0000 http://benh2.vn/cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon-3114/ Trong quá trình sinh nở theo đường tự nhiên, nếu thai quá to hoặc cổ tử cung mở chưa hết âm hộ thường bị rách. Một số trường hợp các bác sĩ phải dùng thủ thuật rạch âm hộ để cuộc "vượt cạn" dễ dàng hơn

Bài viết Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong quá trình mang thai các mẹ thường được chăm sóc và bồi dưỡng nhiều do vậy theo thống kê của các bệnh viện sản khoa tuyến trung ương các bé chào đời tương đối to khiến cho quá trình vượt cạn trở nên khó khăn.

Trong quá trình sinh nở theo đường tự nhiên, nếu thai quá to hoặc cổ tử cung mở chưa hết âm hộ thường bị rách. Một số trường hợp các bác sĩ phải dùng thủ thuật rạch âm hộ để cuộc “vượt cạn” dễ dàng hơn. Thông thường vùng bị rách hoặc bị rạch là tầng sinh môn – vùng giữa âm đạo và hậu môn.

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Sau khi em bé được sinh ra, các bác sĩ sẽ khâu lại tầng sinh môn. Việc chăm sóc vết khâu là rất cần thiết để tránh bị nhiễm trùng.

– Khi vệ sinh, có thể sử dụng nước muối pha thật loãng, nước chè xanh hoặc nước tinh khiết đun sôi…, nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín. Khi vệ sinh, cần rửa nhẹ nhàng, dội nước từ từ. Nên vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày. Sau khi vệ sinh, hoặc sau khi đi tiểu nên lau khô bằng khăn mềm.

– Nếu đi tiểu trong khi tắm nên dội nước ấm từ từ vào vùng kín sẽ giúp chị em đỡ xót và buốt. Không sử dụng máy sấy tóc để làm khô nước dư thừa vì có thể lây nhiễm cho các vết thương.

– Sử dụng quần lót dùng một lần hoặc quần lót bông, cotton thoải mái với eo cao.

– Cố gắng đi lại nhẹ nhàng. Lúc đầu, việc đi lại có thể khó khăn và đau đớn nhưng điều này sẽ làm tăng lưu thông máu, giảm sưng và giúp vết thương mau lành.

– Ăn nhiều thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón. Tình trạng táo bón khiến bạn phải rặn mạnh có thể làm tổn thương vết khâu chưa lành vì vậy cần hết sức tránh bị táo bón.

Với tình trạng bình thường vết khâu sẽ liền hoàn toàn sau 2 – 3 tuần, phục hồi cảm giác bình thường. Sau khi sinh khoảng 10 ngày âm hộ có thể ra khí hư, đây là điều bình thường, khoảng vài ngày sẽ hết. Nếu cơn đau kéo dài, có thể là do nhiễm trùng hoặc do đường chỉ khâu quá chặt bạn nên đến bác sĩ phụ khoa để kiểm tra lại vết thương.

Không tự ý sử dụng các loại thuốc, kem giảm đau theo mách bảo, kinh nghiệm dân gian vì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Bài viết Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon-3114/feed/ 0