Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 29 Dec 2019 18:12:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phục hồi chức năng bệnh thoái hóa cột sống cổ https://benh.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-thoai-hoa-cot-song-co-5580/ https://benh.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-thoai-hoa-cot-song-co-5580/#respond Fri, 06 Jul 2018 05:26:38 +0000 http://benh2.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-thoai-hoa-cot-song-co-5580/ Thoái hoá cột sống cổ là quá trình lão hoá mạn tính đĩa đệm và tổ chức xương đốt sống, tiến triển chậm, hay gặp ở người lớn tuổi. Cột sống cổ có tầm vận động linh hoạt hơn cột sống thắt lưng và thường phải chịu một trọng lựơng tuy nhẹ nhưng thường xuyên và liên tục của đầu, cổ tạo nên một áp lực đặc biệt lên các đĩa đệm.

Bài viết Phục hồi chức năng bệnh thoái hóa cột sống cổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thoái hoá cột sống cổ là quá trình lão hoá mạn tính đĩa đệm và tổ chức xương đốt sống, tiến triển chậm, hay gặp ở người lớn tuổi. Cột sống cổ có tầm vận động linh hoạt hơn cột sống thắt lưng và thường phải chịu một trọng lựơng tuy nhẹ nhưng thường xuyên và liên tục của đầu, cổ tạo nên một áp lực đặc biệt lên các đĩa đệm. Cùng với quá trình lão hoá, tình trạng chịu áp lực kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm dẫn đến thoái hoá cột sống cổ.

thoái hóa cột sống cổ

Điều trị thoái hoá cột sống cổ phối hợp thuốc và các phương pháp không dùng thuốc đặc biệt là Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng với các kỹ thuật tập vận động, xoa bóp vùng vai gáy là những phương pháp cần thiết góp phần không nhỏ vào cải thiện hiệu quả điều trị thoái hoá cột sống cổ cho bệnh nhân.

Nhận biết dấu hiệu bệnh thoái hóa cột sống cổ

Triệu chứng lâm sàng

– Hội chứng rễ thần kinh cổ: đau vùng cổ lan xuống tay, lên gáy, đau tăng khi gắng sức như ho, hắt hơi, thay đổi tư thế đầu cổ.

– Hội chứng đốt sống cổ: đau và co cứng nhóm cơ cạnh cột sống cổ làm hạn chế vận động cột sống cổ, kèm theo mệt mỏi căng thẳng.

– Hội chứng ép tuỷ cổ: một số trường hợp gai xương mọc phía sau đốt sống chèn ép vào tuỷ, biểu hiện đi lại không vững, rối loạn cảm giác, yếu chi trên hoặc tứ chi, có khi rối loạn cơ tròn.

– Hội chứng giao cảm cổ Barré – liéou (hội chứng động mạch đốt sống nền): nhức đầu, ù tai chóng mặt, đôi khi có nuốt vướng do loạn cảm họng.

– Các biểu hiện khác: rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng làm việc, mất tập trung v.v

Một số xét nghiệm cần thiết

– Chụp X quang cột sống cổ các tư thế thẳng, nghiêng, chếch ¾ trái, phải: phát hiện gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ tiếp hợp.

– Cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính: chẩn đoán các triệu chứng gây ra bởi thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, tổn xương đốt sống và đĩa đệm.

Nguyên nhân của bệnh thoái hóa cột sống cổ

– Do quá trình lão hoá tổ chức sụn, tế bào và tổ chức khớp và quanh khớp.

– Tình trạng chịu áp lực kéo dài của sụn khớp.

Chẩn đoán bệnh

Dựa vào hỏi bệnh, triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống

Điều trị thoái hóa cột sống cổ

Nguyên tắc: cần phối hợp điều trị nội khoa, ngoại khoa và phục hồi chức năng

Chế độ dinh dưỡng: chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng đủ chất, vitamin và khoáng chất, tránh tình trạng thừa cân

Phục hồi chức năng

– Nhiệt trị liệu: hồng ngoại, chườm ngải cứu, đắp paraphin, tắm ngâm suối khoáng nóng.

– Điện trị liệu: Sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở sâu, tăng cường chuyển hoá, chống phù nề, chống viêm giảm đau; Dòng xung điện kích thích: có tác dụng giảm đau, tăng cường chuyển hoá;Dòng Gavanic và Faradic làm tăng cường quá trình khử cực và dẫn truyền thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương.

– Siêu âm làm mềm tổ chức xơ sẹo trong sâu, chống viêm, giảm đau, tăng cường chuyển hoá, tăng tái tạo tổ chức.

– Kéo giãn cột sống bằng hệ thống máy kéo: Tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm nhằm giải nén, tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch hướng tâm trở về vị trí ban đầu, tăng cường chuyển hoá và dinh dưỡng giúp tái tạo tổ chức.

– Chế độ nghỉ ngơi tránh thay đổi tư thế đột ngột, tránh làm nặng sai tư thế hoặc tư thế xấu

– Tập vận động: Tập theo tầm vận động làm tăng sức mạnh nhóm cơ cạnh cột sống, cải thiện tầm vận động khớp đốt sống:

  • Tư thế chuẩn bị

+ Người tập ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, thân mình thẳng, đầu và cổ thẳng, hai vai ngang bằng nhau, hai tay duỗi dọc theo thân, trọng lượng dồn đều lên hai mông và hai chân.

+ Đặt trước mặt một chiếc gương để có thể tự kiểm tra các động tác.

  • Gấp và duỗi cột sống cổ

+ Từ vị trí trung gian nói trên người tập từ từ cúi đầu về phía trước (gấp cột sống cổ) càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (cằm sát vào ngực nếu có thể) kết hợp với thở ra hết.

+ Sau đó người tập từ từ ngửa đầu ra phía sau (duỗi cột sống cổ) càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (mặt song song với trần nhà) kết hợp với hít vào sâu, rồi tiếp tục tập lại động tác gấp và duỗi như đã làm ở trên.

+ Người tập lưu ý chỉ tập gấp và duỗi cột sống cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị.

  • Nghiêng cột sống cổ sang bên phải và bên trái

+ Từ vị thế ngồi như trên trong tư thế chuẩn bị, người tập từ từ nghiêng đầu và cổ sang bên phải càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (tai bên phải chạm vai phải nếu có thể), kết hợp với hít vào sâu.

+ Sau đó từ từ nghiêng đầu và cổ sang phía bên trái càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (tai bên trái chạm vai trái), kết hợp với thở ra hết, rồi tiếp tục tập lại động tác nghiêng sang bên phải và bên trái như đã làm ở trên…

+ Người tập lưu ý chỉ tập nghiêng cột sống cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị.

  • Quay cột sống cổ sang bên phải và sang bên trái

+ Từ vị thế ngồi như trên trong tư thế chuẩn bị ban đầu, người tập quay mặt từ từ sang phía bên phải càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (cằm ngang với mỏm vai phải nếu có thể) kết hợp với hít vào sâu, sau đó…

+ Từ vị trí này người tập từ từ quay mặt sang phía bên trái càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (cằm ngang với mỏm vai trái nếu có thể) kết hợp với thở ra hết, rồi lại tập quay sang bên phải và bên trái như đã làm ở trên.

+ Người tập lưu ý chỉ tập quay cột sống cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị

  • Vận động đầu và cổ ra phía trước và về phía sau

+ Từ vị thế ngồi ở tư thế chuẩn bị ban đầu, người tập vận động “đưa” đầu ra phía sau đến mức tối đa (kết hợp với hít vào), sau đó “đưa” đầu ra phía trước đến mức tối đa (kết hợp với thở ra), rồi tiếp tục tập lại như đã làm ở trên. Người tập lưu ý chỉ tập vận động đầu và cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị.

Điều trị thuốc

– Thuốc giảm đau: giảm đau thông thường, giảm đau chống viêm không steroid theo các mức độ nhẹ – vừa – nặng, không dùng dài ngày.

– Thuốc giãn cơ: eperisone (myonal), tolperisone (mydocalm)…

– Một số thuốc chống thoái hoá: glucosamin sulfate đơn độc hoặc phối hợp với chondroitin, atrodar…

Điều trị phẫu thuật chỉ áp dụng khi điều trị thuốc và phục hồi chức năng thất bại, có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh và tuỷ sống cổ tiển triển nặng….

Cách phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống cổ

Tránh quá tải lên cột sống cổ, không nên đội đồ vật nặng trên đầu.

Điều chỉnh đúng tư thế ngồi làm việc trước máy vi tính, ngồi xem ti vi kéo dài.

Không nên có động tác vặn bẻ cổ mạnh, đột ngột khi thấy mỏi.

Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của chuyên môn.

Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên tự ý điều trị kéo nắn, vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các bác sĩ chuyên khoa để xác định bệnh chính xác và điều trị đúng phương pháp.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Phục hồi chức năng bệnh thoái hóa cột sống cổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-thoai-hoa-cot-song-co-5580/feed/ 0
Triệu chứng, xử trí ngoại khoa bệnh chấn thương cột sống https://benh.vn/trieu-chung-xu-tri-ngoai-khoa-benh-chan-thuong-cot-song-4202/ https://benh.vn/trieu-chung-xu-tri-ngoai-khoa-benh-chan-thuong-cot-song-4202/#respond Sun, 06 May 2018 04:51:43 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-xu-tri-ngoai-khoa-benh-chan-thuong-cot-song-4202/ Chấn thương cột sống nói chung chiếm khoảng 4-6% so với  tất cả các chấn thương. Trong thực tế khám chấn thương cột sống là khám tổn thương ở đốt sống, đĩa đệm, dây chằng. Tủy sống là phần nằm trong ống sống thường bị chấn thương gián tiếp do các tổn thương ở cột sống đã nêu ở trên.

Bài viết Triệu chứng, xử trí ngoại khoa bệnh chấn thương cột sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chấn thương cột sống nói chung chiếm khoảng 4-6% so với  tất cả các chấn thương. Trong thực tế khám chấn thương cột sống là khám tổn thương ở đốt sống, đĩa đệm, dây chằng. Tủy sống là phần nằm trong ống sống thường bị chấn thương gián tiếp do các tổn thương ở cột sống đã nêu ở trên.

chấn thương cột sống

Nguyên nhân, cơ chế, vị trí tổn thương

Nguyên nhân

Chấn thương cột sống thường do các tai nạn giao thông, ngã từ trên cao xuống, sập hầm, đánh nhau và các tai nạn trong thể thao, như đua mô tô, ô tô…

Cơ chế

Trong chấn thương cột sống có hai cơ chế  nổi bật, cơ chế trực tiếp và cơ chế gián tiếp.

– Cơ chế trực tiếp: bị vật cứng đập trực tiếp vào cột sống hoặc bị té ngửa làm ưỡn quá mức hay gập quá mức cột sống.

– Cơ chế gián tiếp: ép theo trục dọc cột sống từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Ví dụ ngã từ trên cao xuống lộn đầu xuống trước, vật  rơi từ trên cao  đè xuống bả vai, ngã ngồi. Cơ chế chấn thương gián tiếp còn được đề cập đến trong trường hợp xoay hoặc ưỡn cột sống quá mức.

Các vị trí thương tổn

Có thể gặp bất cứ vị trí nào trên cột sống nhưng thường gặp là ở những điểm yếu nơi tiếp giáp giữa đoạn đốt sống di động và đoạn đốt sống ít di động như D12 – L1 và C5 – C6. Thông thường hay gặp tổn thương một đốt sống, nhưng có khi cũng gặp tổn  thương 2 – 3 đốt sống liền nhau hoặc không liền nhau.

Giải phẫu bệnh và sinh lý bệnh

Giải phẫu bệnh

* Vỡ thân đốt sống

Hay gặp thân đốt sống bị di lệch có mảnh rời gây thương tổn mô tủy.

* Trật khớp cột sống

Hay xảy ra ở cột sống cổ và đoạn chuyển tiếp lưng thắt lưng, hậu quả là ống sống bị hẹp nhiều gây giập mô tủy. Trật khớp cột sống còn gây nên những thương tổn ở các rễ thần kinh, ở đĩa đệm, các dây chằng phía sau thân đốt sống như dây chằng liên gai, các động mạch và tĩnh mạch cột sống.

* Các thương tổn mô tủy

Các thương tổn mô tủy do hoại tử mô tủy vì thiếu máu tại chỗ và tụ máu trong mô tủy. Đối với các đoạn lưng nhất là đoạn ngang khoanh tủy sống lưng thứ tư tuần hoàn rất nghèo nàn các thương tổn ở đây rất trầm trọng.

* Máu tụ ngoài màng tủy

Máu tụ ngoài màng tủy rất hiếm gặp, đối với tủy, các tổn thương thứ phát như máu tụ là  ít gặp nhưng ngay trong chấn thương thì thường đã có tổn thương mô tủy như chấn động tủy, dập tủy.

Sinh lý bệnh

Hiện tượng phù tủy xuất hiện ngay sau chấn thương ở tủy ngoài ra còn có hiện tượng co thắt động mạch, mao mạch. Theo lý thuyết mô tủy không thể chịu đựng thiếu oxy quá 6 giờ. Do vậy, sự chèn ép và thiếu máu ở mô tủy quá thời gian trên dễ để lại di chứng.

Sốc tủy xuất hiện ngay sau khi tủy sống bị va chạm, biểu hiện bằng sự đình chỉ toàn bộ các chức năng ly tâm và hướng tâm từ vị trí thương tổn trở xuống. Sốc tủy tồn tại từ vài ngày đến 6 tuần.

Phân loại tổn thương

Dựa vào hình thái thương tổn người ta chia ra:

  • Tổn thương cột sống không có tổn thương tủy

Gồm tổn thương đốt sống như gãy xẹp thân đốt sống, gãy đốt sống trật khớp. Tổn thương đĩa đệm, tổn thương các dây chằng như giãn dây chằng, đứt dây chằng liên gai sau, dây chằn dọc trước dọc sau của cột sống.

  • Thương tổn cột sống có thương tổn tủy

Bao gồm chấn động tủy, dập tủy, chảy máu trong tủy, tổn thương các phần trước của  tủy, tổn thương đuôi ngựa.

  • Tổn thương tủy nhưng không có tổn thương cột sống

Đây là tình trạng có tính cách nghịch lý, có tổn thương tủy thực thể trầm trọng nhưng không có tổn thương cột sống.

Ngoài phân loại theo 3 cách trên người ta còn chia tổn thương cột sống ra làm 2 thể:

  • Gãy vững: gãy xẹp vỡ hoặc rạn thân đốt sống nhưng không có di lệch đốt sống. Dây chằng liên gai sau có thể không đứt, không gây các mấu khớp.
  • Gãy không vững: là gãy đốt sống kèm trật khớp, gãy vỡ các mấu khớp đốt sống di lệch, đứt rách các dây chằng.

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng

* Triệu chứng lâm sàng tổn thương cột sống không có tổn thương tủy

  • Đau: Đau khu trú ở đốt sống bị tổn thương, có điểm đau nhói tại chỗ.
  • Hạn chế vận động: Người bệnh đau nhiều khi đi lại, nằm nghỉ ngơi đỡ đau trong trường hợp gãy vững.
  • Biến dạng cột sống: Có lúc bệnh nhân nằm nghiêng có thể thấy biến dạng cột sống hơi gồ ra sau, nhìn có bầm tím và sưng nề tại chỗ, nếu tổn thương ở cột sống cổ, cổ sẽ bị hạn chế vận động và đôi lúc nhìn như ngắn lại.

* Triệu chứng lâm sàng của chấn thương cột sống có liệt tủy

  • Triệu chứng toàn thân: tùy thuộc vào vị trí và mức độ tủy bị tổn thương hoặc có thương tổn phối hợp hay không.
  • Tri giác: có thể rối loạn tri giác trong chấn thương cột sống cổ có tổn thương tủy.
  • Hô hấp: rối loạn hô hấp gặp trong chấn thương cột sống cổ từ C1-C5 do bị ảnh hưởng trực tiếp tới trung khu hô hấp ở hành tủy. Bệnh  thở khó, nhịp thở chậm 15 – 20 lần/phút, đa số có thể tử vong. Mạch thường chậm 50 – 60 lần/phút và huyết áp giảm do sốc tủy. Trong chấn thương cột  sống cổ từ C1 – C5 có thể thấy nhiệt độ cơ thể giảm thấp từ 35-360 do rối loạn trung khu vận mạch, trong khu điều hòa thân nhiệt.

* Triệu chứng thần kinh

Trong giai đoạn sốc tủy biểu hiện lâm sàng của tổn thương tủy là mất vận động biểu hiện liệt mềm mất toàn bộ các phản xạ, cảm giác từ chỗ thương tổn trở xuống, rối loạn cơ thắt với biểu hiện bí tiểu và đại tiện.

  • Tổn thương cột sống cổ từ C1- C4: là tổn thương nặng thường dẫn tới tử vong.  Giai đoạn sốc tủy: liệt mềm và liệt ngoại vi  tứ chi  biểu hiện rối loạn hô hấp và tim mạch nặng nói khó và  nuốt khó. Giai đoạn sau sốc tủy tăng trương lực cơ, tăng phản xạ gân xương và phản xạ tự động tủy.
  • Tổn thương từ C5 – D1: giai đoạn sốc tủy liệt mềm, liệt ngoại vi tứ chi, giai đoạn  sau sốc tủy tăng phản xạ gân xương  và tự động tủy.
  • Tổn thương từ D2 – D10: giai đoạn sốc tủy liệt mềm hai chân, mất toàn bộ các loại cảm giác (cảm giác đau, xúc giá tinh tế) từ chỗ tổn thương trở xuống. Vị  trí mất cảm giác đau có ý nghĩa để chẩn đoán định khu đốt sống tổn thương. Ví dụ mất cảm giác đau từ liên sườn 4 là do tổn thương đoạn tủy D5 tương ứng với đốt sống D3. Giai đoạn  sau sốc  tủy tăng phản xạ gân xương và phản xạ tự động tủy.
  • Tổn  thương từ D11 –  L1:  giai đoạn  sốc tủy liệt mềm hai chân, bụng chướng do liệt ruột cơ năng, dễ nhầm  lẫn với bụng ngoại khoa. Mất cảm giác đau từ ngang nếp bẹn. Giai đoạn  sau sốc  tủy liệt ngoại vi hai chân. Hai chân teo  nhanh.
  • Tổn thương từ L2 – cùng 1: biểu hiện hội chứng đuôi ngựa hoàn toàn: liệt ngoại vi hai chân, hai chân teo  nhanh, mất cảm  giác nếp bẹn và vùng đáy chậu. Hoặc cũng có thể biểu hiện hội chứng đuôi ngựa không hoàn toàn: liệt ngoại vi không hoàn toàn hai chân bệnh nhân có thể gập  đùi vào bụng mất cảm giác vùng đáy chậu, hậu  môn và bộ phận sinh dục.

Cận lâm sàng

– Chụp phim cột sống thẳng nghiêng tùy theo vị trí thương tổn  trên lâm sàng để xác định gãy cột sống (gãy thân, gãy mỏm ngang, mỏm gai), trượt đốt sống, xẹp đốt sống.

– Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ (IRM): để phát hiện những thương tổn tuỷ sống.

Phân biệt giữa liệt hoàn toàn với liệt không hoàn toàn

Phải sau 1-3 tuần mới phân biệt được.

* Liệt hoàn toàn

  • Phản xạ co gấp chi dưới rõ.
  • Cương dương vật thường xuyên.
  • Mất hoàn toàn các dấu hiệu thần kinh và không phục hồi.

* Liệt không hoàn toàn

  • Phản xạ co gấp chi dưới nhẹ và chậm.
  • Không mất hoàn toàn các dấu hiệu thần kinh và hồi phục dần.

* Một số triệu chứng xác định vùng tủy bị chấn thương

  • Tứ chi vận động bình thường: không có tổn thương trầm trọng của tủy sống.
  • Hai chi dưới liệt tổn thương từ sống lưng trở xuống.
  • Tứ chi liệt: tổn thương cột sống cổ.
  • Các tư thế liệt của Bailav:
    • Hai chi trên để cao trên đầu, khuỷu gấp, cẳng tay ngữa các ngón tay gấp nữa chừng trong tổn thương C6.
    • Hai chi trên khuỷu gấp để cạnh ngực, các ngón tay gấp nữa chừng trong tổn thương C7.
    • Hai chi trên liệt hoàn toàn như chết nằm dọc theo thân mình trong tổn thương C5.

Nguyên tắc điều trị

Phụ thuộc vào thể và loại gãy:

– Những trường hợp gãy vững (thể 1) điều trị nội khoa và tư thế nằm ngửa trên giường cứng. Tăng cường áo nẹp hoặc bột khi  đi lại, nếu không liệt tủy.

– Phẫu thuật làm vững đoạn gãy với ghép xương hoặc phương tiện kéo. Theo cắt bản sống (Laminectomie) giải phóng chèn ép tủy đối với những trường hợp gãy không vững và có thương tổn dập phù nề tủy.

– Phục hồi chức năng vận động là khâu quan trọng trong chấn thương cột sống có liệt tủy

Dự phòng

– Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về luật giao thông.

– Đưa vào chương trình giảng dạy cấp cơ sở luật giao thông

– Thực hiện tốt luật an toàn lao động tại các cơ sở sản xuất và xây dựng.

– Huấn luyện tốt ở tuyến cơ sở trong sơ cứu tại chỗ chấn thương cột sống.

Benh.vn

Bài viết Triệu chứng, xử trí ngoại khoa bệnh chấn thương cột sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-xu-tri-ngoai-khoa-benh-chan-thuong-cot-song-4202/feed/ 0
Khai trương hệ thống công nghệ O-arm chẩn đoán và điều trị cột sống https://benh.vn/khai-truong-he-thong-cong-nghe-o-arm-chan-doan-va-dieu-tri-cot-song-8897/ https://benh.vn/khai-truong-he-thong-cong-nghe-o-arm-chan-doan-va-dieu-tri-cot-song-8897/#respond Wed, 23 Nov 2016 06:57:21 +0000 http://benh2.vn/khai-truong-he-thong-cong-nghe-o-arm-chan-doan-va-dieu-tri-cot-song-8897/ Sáng nay (23/11) đã diễn ra lễ khai trương hệ thống công nghệ O-arm - bước đột phá mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh cột sống.

Bài viết Khai trương hệ thống công nghệ O-arm chẩn đoán và điều trị cột sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sáng nay (23/11) đã diễn ra lễ khai trương hệ thống công nghệ O-arm – bước đột phá mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh cột sống.

Phẫu thuật bằng hệ thống O-arm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các bệnh nhân bị bệnh lý cột sống. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Phát biểu tại buổi lễ khai trương, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh, sau 30 ca phẫu thuật ứng dụng công nghệ mới này, Bộ Y tế sẽ thành lập hội đồng Quốc gia theo quy định để cùng xem xét và nghiệm thu kết quả ứng dụng công nghệ mới trên. Sau đó chính thức đưa vào áp dụng tại Bệnh viện Bạch Mai.

Theo ông Khuê, khi Bệnh viện Bạch Mai hoàn toàn làm chủ được các kỹ thuật mới sẽ chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện và trợ giúp cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa.

Các đại biểu tham quan hệ thống thiết bị công nghệ O-ARM. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Trong vài thập kỷ qua, các ca phẫu thuật thành công liên quan đến cột sống tăng lên đáng kể nhờ sự phát triển của công nghệ chẩn đoán và điều trị cột sống.

Cuộc cách mạng trong phẫu thuật cột sống

Sự ra đời của hệ thống O-arm và hệ thống dẫn đường không gian 3 chiều định vị chính xác trong phẫu thuật (Navigation) được coi là cuộc cách mạng trong phẫu thuật cột sống, mang lại niềm tin, sự an toàn và sức khỏe cho bệnh nhân.

Tiến sỹ Hoàng Gia Du – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật cột sống (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, với ưu thế của hệ thống O-arm và định vị trong phẫu thuật (Navigation) sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các bệnh nhân bị bệnh lý cột sống ở Việt Nam.

Hệ thống chụp O-arm ra đời dựa trên công nghệ tấm cảm biến X-quang phẳng, trạng thái rắn. O-arm cung cấp hình ảnh không gian 3D với độ phân giải cao, toàn diện hơn, chính xác hơn và tăng cường độ chính xác và an toàn cho các bác sỹ phẫu thuật. Với cánh tay linh động có thể mở ra và tự động đồng bộ hóa với hệ thông định vị trong phẫu thuật (Navigation), O-arm đã thay đổi mô hình cho phẫu thuật cột sống.

Các ưu thế đã được ghi nhận

Công nghệ này đã được chứng minh với các ưu thế như: Tăng độ chính xác của vị trí bắt vít cột sống, làm giảm tỷ lệ phẫu thuật lại do bắt sai vị trí; giảm các biến chứng phẫu thuật; giảm tiếp xúc với bức xạ cho bệnh nhân, phẫu thuật viên và nhân viên y tế.

Bên cạnh đó, công nghệ trên giúp cho bác sỹ phẫu thuật áp dụng các kỹ thuật ít xâm lấn làm giảm tổn thương mô, giảm sử dụng của thuốc và đau hậu phẫu, rút ngắn thời gian phục hồi của bệnh nhân.

Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê.

Benh.vn ( Theo Vietnam+)

Bài viết Khai trương hệ thống công nghệ O-arm chẩn đoán và điều trị cột sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khai-truong-he-thong-cong-nghe-o-arm-chan-doan-va-dieu-tri-cot-song-8897/feed/ 0
Công nghệ ‘cột sống bionic’ giúp người liệt có thể đi lại bình thường https://benh.vn/cong-nghe-cot-song-bionic-giup-nguoi-liet-co-the-di-lai-binh-thuong-7940/ https://benh.vn/cong-nghe-cot-song-bionic-giup-nguoi-liet-co-the-di-lai-binh-thuong-7940/#respond Sun, 19 Jun 2016 06:31:03 +0000 http://benh2.vn/cong-nghe-cot-song-bionic-giup-nguoi-liet-co-the-di-lai-binh-thuong-7940/ Với những tiến bộ vượt bậc của nền y học, mới đây các nhà nghiên cứu ở Australia đã tạo nên cơn “địa chấn” đối với những bệnh nhân bị liệt bởi một thiết bị mới giúp người liệt có thể đi lại được dễ dàng...

Bài viết Công nghệ ‘cột sống bionic’ giúp người liệt có thể đi lại bình thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Với những tiến bộ vượt bậc của nền y học, mới đây các nhà nghiên cứu ở Australia đã tạo nên cơn “địa chấn” đối với những bệnh nhân bị liệt bởi một thiết bị mới giúp người liệt có thể đi lại được dễ dàng…

Thiết bị mang tên “bionic spine”

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Melbourne và bệnh viện Hoàng gia Melbourne (Australia) đã chế tạo thành công một thiết bị có tên “cột sống bionic” giúp những người bị tổn thương tủy sống phục hồi khả năng đi lại bằng cách sử dụng năng lực trí não mà không cần phải tiến hành bất kì một cuộc phẫu não nào.

Tiến sĩ Thomas Oxley, tác giả của nghiên cứu chia sẻ: “Mục đích lớn nhất của chúng tôi khi chế tạo ra thiết bị này là thông qua nó, những người bị liệt nửa thân hoặc toàn thân có thể phục hồi khả năng hoạt động của chân tay”.

Cơ chế hoạt động

“Cột sống bionic” hay còn gọi là cột sống nhân tạo hoạt động dựa trên một stent điện cực (stentrode). Thiết bị này có độ dài khoảng 3cm và rộng vài mm. Stentrode có thể được cấy vào não mà không cần phải trải qua ca phẫu thuật lớn nào.

Theo báo cáo, thiết bị sẽ được cấy ghép vào mạch máu nằm trong não của bệnh nhân bằng cách rạch một vết cắt nhỏ ở gáy bệnh nhân và đưa thiết bị vào các mạch máu nối đến não thông qua một ống thông. Khi thiết bị này chạm đến trung tâm vận động của não (motor cortex), nơi các xung thần kinh kiểm soát hoạt động của cơ bắp, bionic spine sẽ được giữ lại, trong khi đó ống thông sẽ được lấy ra.

Sau khi cột sống nhân tạo được cấy ghép thành công, các điện cực nhỏ xíu sẽ gắn chặt vào thành tĩnh mạch và bắt đầu tiếp nhận tín hiệu từ những trung tâm vận động của não. Những tín hiệu này sau đó được chuyển đến một thiết bị cấy vào vùng da trước vai của bệnh nhân, nhờ đó người bệnh có thể điều khiển xe lăn, khung xương, chân tay giả hoặc máy tính thông qua bluetooth.

Đột phá lớn nhưng đơn giản & an toàn cho bệnh nhân

Các nhà khoa học cho biết, toàn bộ quá trình phẫu thuật và kích hoạt thiết bịchỉ diễn ra trong vòng vài tiếng đồng hồ, qua đó tránh được những nguy cơ rủi ro nhiễm trùng của những ca phẫu thuật gắn chip điện tử vào não. Thiết bị này giúp những người bị tổn thương tủy sống phục hồi khả năng đi lại bằng cách sử dụng năng lực trí não mà không cần phải tiến hành bất kì một cuộc phẫu thuật não nào.

Giáo sư Clive May, Viện Khoa học thần kinh và sức khỏe tâm thần Florey, cho biết: “Trước khi cấy ghép, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tưởng tượng di chuyển cánh tay trái – phải của họ lên và xuống, cũng như di chuyển bàn tay đi theo các đối tượng xuất hiện trên màn hình máy tính. Quá trình này sẽ tạo ra một bản đồ ảo của vỏ não vận động, giúp các bác sĩ phẫu thuật cấy ghép thiết bị chính xác vào vị trí thích hợp”.

Tương tự, giáo sư Terry O’Brien, người đứng đầu khoa Y của Đại học Melbourne, thuộc Bệnh viện Hoàng gia Melbourne (Australia) vui mừng chia sẻ: “Đây thực sự là một bước đột phá lớn. Nó khá đơn giản và an toàn cho bệnh nhân”.

Hiện, thiết bị đã được thử nghiệm trên cừu và sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng với 3 bệnh nhân hỏng tủy sống vào năm 2017, sau đó “cột sống bionic” sẽ được thương mại hóa vào giữa năm 2020.

Tổng hợp

Bài viết Công nghệ ‘cột sống bionic’ giúp người liệt có thể đi lại bình thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cong-nghe-cot-song-bionic-giup-nguoi-liet-co-the-di-lai-binh-thuong-7940/feed/ 0