Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 26 Mar 2019 08:53:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Ngừa chấn thương mắt ở lứa tuổi học đường https://benh.vn/ngua-chan-thuong-mat-o-lua-tuoi-hoc-duong-2214/ https://benh.vn/ngua-chan-thuong-mat-o-lua-tuoi-hoc-duong-2214/#respond Sat, 06 Oct 2018 11:09:45 +0000 http://benh2.vn/ngua-chan-thuong-mat-o-lua-tuoi-hoc-duong-2214/ Tỷ lệ bệnh nhân đến khám do chấn thương mắt các loại tại BV Mắt Trung ương là khoảng 20%, trong đó có nhiều em là học sinh. Điều đáng nói là về cơ cấu các loại chấn thương đã thay đổi rất nhiều so với thập niên trước. Hoạt động học tập, nếp sinh hoạt, học cụ, môi trường học đường, các loại đồ chơi… đã thay đổi rất nhiều.

Bài viết Ngừa chấn thương mắt ở lứa tuổi học đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tỷ lệ bệnh nhân đến khám do chấn thương mắt các loại tại BV Mắt Trung ương là khoảng 20%, trong đó có nhiều em là học sinh. Điều đáng nói là về cơ cấu các loại chấn thương đã thay đổi rất nhiều so với thập niên trước. Hoạt động học tập, nếp sinh hoạt, học cụ, môi trường học đường, các loại đồ chơi… đã thay đổi rất nhiều.

Chúng ta gần như không gặp chấn thương mắt do pháo, do súng cao su, do đánh khăng mà thay vào đó là chấn thương mắt do súng đồ chơi Trung Quốc, do chơi đùa bằng học cụ: bút chọc, keo 502… Trẻ em nông thôn hay gặp tai nạn khi chơi đùa ở nhà, trong khi đó các em học sinh thành phố tai nạn lại chủ yếu là ở lớp học hay khi tham gia giao thông.

Các tác nhân gây chấn thương mắt

Chấn thương mắt thường rất đa dạng, căn cứ vào tổn thương có thể chia thành một số nhóm chính: Chấn thương mắt do đụng dập – thường do vật tù gây ra: do cạnh bàn ghế, bóng; Chấn thương xuyên nhãn cầu – do vật sắc nhọn gây ra: bút chì, compa…; Chấn thương xuyên có dị vật nội nhãn – thường do hỏa khí gây nên: các vụ nổ, súng đồ chơi…; Bỏng mắt các loại – do nhiệt, hóa chất, tia xạ, bỏng axit, bỏng vôi…

Hoàn cảnh chấn thương cũng rất đa dạng

Tai nạn thường xảy ra trong trường học, khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, trong các lớp bán trú, khi sinh hoạt xã hội hay tại gia đình. Con mắt có thể tích rất nhỏ, khoảng 5-6cm3; có cấu trúc quang học, thần kinh rất tinh vi và liên quan chặt chẽ với nhau. Rất nhiều cấu trúc giải phẫu của mắt khi bị tổn hại không thể phục hồi hay sản sinh mới được, cũng không thể cấy ghép hay dùng bộ phận nhân tạo được. Chính vì vậy, chấn thương mắt thường gây ra những tổn hại không hồi phục, đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ giảm thị lực và mù lòa còn rất cao tuy đã có rất nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị. Với trẻ em, vấn đề còn phức tạp hơn bởi tỷ lệ viêm nhiễm do chấn thương của các em sẽ cao hơn người già như viêm màng bồ đào, đáng sợ hơn là nhãn viêm giao cảm – bệnh gây hại cho mắt lành (mắt còn lại). Tương lai của các em còn dài, do vậy, công việc phục hồi thị lực hữu ích để các em có thể tự phục vụ sinh hoạt, lao động nuôi sống bản thân hay cống hiến cho xã hội sẽ đè nặng lên các thầy thuốc chúng tôi.

Cách xử trí đúng

Ngoài việc điều trị bằng thuốc hay mổ thì việc điều trị bổ sung bằng tập luyện mắt, dùng các phương pháp chỉnh quang – chỉnh thị, theo dõi lâu dài sẽ đòi hỏi sự phối hợp bền bỉ giữa bản thân các em, các bậc phụ huynh và thầy thuốc.

Khi các em gặp phải tai nạn. chúng ta nên khẩn trương tiến hành cấp cứu nhưng cũng không nên bấn loạn kẻo lợi bất cập hại. Nhân viên y tế và phụ huynh không nên hoảng sợ đè ép vào vết thương bằng khăn, bông, giấy ăn… hay cố gắng lấy vật gây chấn thương ra ngoài mà nên trấn an các em, dùng giảm đau, kháng sinh phổ rộng hay tiêm huyết thanh chống uốn ván rồi đưa các em đi cấp cứu.

Với chấn thương do va đập – chấn thương đụng giập, chúng ta nên chườm lạnh (nếu vết thương không chảy máu) hay băng mắt nếu vết thương có chảy máu và chuyển các cháu đi khám mắt.

Với các vết thương có thông thương giữa mắt và môi trường bên ngoài (vết thương xuyên): nên băng mắt bằng băng vô khuẩn, dùng kháng sinh liều đầu, giảm đau và chuyển các em khám cấp cứu tại các cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất.

Với bỏng mắt các loại: Nên rửa mắt ngay lần đầu bằng nước sạch sẵn có, giảm đau, không băng mắt và chuyển các em đến khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất.

Phòng và điều trị chấn thương mắt

Phòng tránh tai nạn thương tích cho các em cần có sự phối hợp của nhiều bên: nhà trường, phụ huynh, ngành y tế, nhà cung cấp thiết bị giáo dục hay đồ dùng học tập. Quan trọng hàng đầu vẫn là ý thức phòng chống tai nạn, tự bảo vệ của chính các em. Sự bất cẩn của cha mẹ, người lớn hay thầy cô giáo cũng có thể khiến tai nạn xảy ra. Các nhà cung cấp thiết bị học tập, đồ chơi cũng nên tuân theo những quy định bắt buộc về an toàn cho người sử dụng: đồ chơi phải an toàn cho mắt, dụng cụ học tập nên thay kim loại bằng plastic, vật  sắc nhọn bằng vật tù, có nắp bảo vệ…

Kinh nghiệm cho thấy, khi cha mẹ bất cẩn thì tai nạn thường xảy ra với con em họ. Nhắc nhở bảo ban con em mình thường xuyên để các em tự bảo vệ bản thân là việc đầu tiên nên làm. Nếu bắt buộc phải làm việc hay thao tác với các vật dụng có khả năng gây hại cho mắt thì ý thức của các em phải rất nghiêm túc. Đùa nghịch – chơi ném nhau bằng bút, compa, nghịch ngợm trong phòng thực tập hóa học… chơi đùa quá khích trong giờ thể dục hay hoạt động ngoại khóa là nguyên nhân gây rất nhiều tai nạn đáng tiếc. Dùng kính đi đường hay kính bảo hộ trong một vài hoàn cảnh cũng sẽ giúp ta tránh được nhiều tai nạn cho mắt.

BS. Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt TW)

Bài viết Ngừa chấn thương mắt ở lứa tuổi học đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ngua-chan-thuong-mat-o-lua-tuoi-hoc-duong-2214/feed/ 0
Chấn thương mắt ở trẻ em https://benh.vn/chan-thuong-mat-o-tre-em-2322/ https://benh.vn/chan-thuong-mat-o-tre-em-2322/#respond Tue, 19 Jun 2018 02:11:47 +0000 http://benh2.vn/chan-thuong-mat-o-tre-em-2322/ Tỷ lệ bệnh nhân đến khám do chấn thương mắt các loại tại BV Mắt Trung ương là khoảng 20%, trong đó có nhiều em là học sinh.

Bài viết Chấn thương mắt ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tỷ lệ bệnh nhân đến khám do chấn thương mắt các loại tại BV Mắt Trung ương là khoảng 20%, trong đó có nhiều em là học sinh

Các nguyên nhân hay gặp gây chấn thương mắt lứa tuổi học đường

Về tác nhân gây ra chấn thương mắt cho các em, chúng tôi chia làm mấy nhóm tác nhân chính:

– Chấn thương mắt do đụng dập- thường do vật tù gây ra: do cạnh bàn ghế, bóng

– Chấn thương xuyên nhãn cầu- do vật sắc nhọn gây ra: bút chì, compa…

– Chấn thương xuyên có dị vật nội nhãn – thường do hỏa khí gây nên: các vụ nổ, súng đồ chơi…

– Bỏng mắt các loại- do nhiệt, hóa chất, tia xạ: bỏng axit, bỏng vôi…

Hoàn cảnh chấn thương cũng rất đa dạng

– Xảy trong trường học

– Khi tham gia các hoạt động ngoại khóa

– Trong các lớp bán trú

– Khi sinh hoạt xã hội hay tại gia đình

Hậu quả của chấn thương mắt lứa tuổi học đường

Chấn thương mắt nói chung thường gây ra hậu quả nặng nề cho con mắt, bởi vì tuy vật gây chấn thương có thể nhỏ, lực gây hại cho mắt không mạnh nhưng:

– Con mắt có thể tích rất nhỏ, khỏang 5-6cm3

– Con mắt có cấu trúc quang học, thần kinh rất tinh vi và liên quan chặt chẽ với nhau

– Rất nhiều cấu trúc giải phẫu của mắt khi bị tổn hại không thể phục hồi hay sản sinh mới được, cũng không thể cấy ghép hay dùng bộ phận nhân tạo được

Chính vì vậy chấn thương mắt thường gây ra những tổn hại không hồi phục, đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ giảm thị lực và mù lòa còn rất cao tuy đã có rất nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị. Với trẻ em vấn đề còn phức tạp hơn bởi tỷ lệ viêm nhiễm do chấn thương của các em sẽ cao hơn người già như viêm màng bồ đào, đáng sợ hơn là nhãn viêm giao cảm – bệnh gây hại cho mắt lành(mắt còn lại).

Tương lai của các em còn dài do vậy công việc phục hồi thị lực hữu ích để các em có thể tự phục vụ sinh hoạt, lao động nuôi sống bản thân hay cống hiến cho xã hội sẽ đè nặng lên các thày thuốc chúng tôi. Ngoài việc điều trị bằng thuốc men hay mổ xẻ thì việc điều trị bổ xung bằng tập luyện mắt, dùng các phương pháp chỉnh quang – chỉnh thị, theo dõi lâu dài sẽ đòi hỏi sự phối hợp bền bỉ giữa bản thân các em – các bậc phụ huynh – thày thuốc

Tại sao trong thời gian gần đây, tỉ lệ chấn thương mắt học đường lại tăng cao?

Tỷ lệ chấn thương mắt ở lứa tuổi học đường chưa có con số xác thực nên không thể nói nó tăng hay giảm. Thế nhưng cơ cấu các loại chấn thương đã thay đổi rất nhiều so với thập niên trước. Hoạt động học tập, nếp sinh hoạt, học cụ, môi trường học đường, các loại đồ chơi…đã thay đổi rất nhiều. Chúng ta gần như không gặp chấn thương mắt do pháo, do súng cao su, do đánh khăng mà thay vào đó là chấn thương mắt do súng đồ chơi Trung Quốc, do chơi đùa bằng học cụ: bút chọc, keo 502…

Trẻ em nông thôn hay gặp tai nạn khi vui chơi ở nhà trong khi đó các em học sinh thành phố do áp lực học tập: bán trú, học thêm nên tai nạn lại chủ yếu là ở lớp học hay khi tham gia giao thông.

Một số chấn thương mắt hay gặp và cách xử trí

Với chấn thương do va đập – chấn thương đụng giập: chúng ta nên chườm lạnh (nếu vết thương không chảy máu) hay băng mắt nếu vết thương có chảy máu và chuyển các cháu đi khám mắt

Với các vết thương có thông thương giữa mắt và môi trường bên ngòai( vết thương xuyên): nên băng mắt bằng băng vô khuẩn, dùng kháng sinh liều đầu, giảm đau và chuyển các em khám cấp cứu tại các cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất

Với bỏng mắt các loại: nên rửa mắt ngay lần đầu bằng nước sạch sẵn có, giảm đau, không băng mắt và chuyển các em đến khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất

Khi bị chấn thương mắt, cần phải sơ cứu như thế nào trước khi đưa đi cấp cứu

Nhân viên y tế và phụ huynh không nên hoảng sợ đè ép vào vết thương bằng khăn, bông, giấy ăn… hay cố gắng lấy vật gây chấn thương ra ngoài mà nên chấn an các em, dùng giảm đau, kháng sinh phổ rộng hay tiêm huyết thanh chống uốn ván rồi đưa các em đi cấp cứu

Có thể phòng tránh chấn thương mắt học đường như thế nào?

Phòng tránh tai nạn thương tích cho các em cần có sự phối hợp của nhiều bên: nhà trường, phụ huynh, ngành y tế, nhà cung cấp thiết bị giáo dục hay đồ dùng học tập. Quan trọng hàng đầu vấn là ý thức phòng chống tai nạn, tự bảo vệ mình của chính các em. Sự bất cẩn của cha mẹ, người lớn hay thày cô giáo cũng đóng góp vào việc tai nạn có xảy ra hay không.

Các nhà cung cấp thiết bị học tập, đồ chơi cũng nên tuân theo nhưng qui định bắt buộc về an toàn cho người xử dụng: đồ chơi phải an tòan cho mắt, dụng cụ học tập nên thay kim loại bằng plastic, vật  sắc nhọn bằng vật tù , có nắp bảo vệ…

Các phụ huynh cần chú ý những gì để con em họ không bị chấn thương mắt

Kinh nghiệm cho thấy khi cha mẹ khi bất cẩn, sao nhãng thì tai nạn thường xảy ra với con em họ. Nhắc nhở bảo ban con em mình thường xuyên để các em tự bảo vệ bản thân là việc đầu tiên nên làm. Nếu bắt buộc phải làm việc hay thao tác với các vật dụng có khả năng gây hại cho mắt thì ý thức của các em phải rất nghiêm túc.

Đùa nghịch – chơi ném nhau bằng bút, compa, nghịch ngợm trong phòng thực tập hóa học…chơi đùa quá khích trong giờ thể dục hay hoạt động ngoại khóa là nguyên nhân gây rất nhiều tai nạn đáng tiếc. Dùng kính đi đường hay kính bảo hộ trong một vài hoàn cảnh cũng sẽ giúp ta tránh được nhiều tai nạn cho mắt.

Ths.Bs. Hoàng Cương (BV Mắt Trung Ương)

 

 

 

Bài viết Chấn thương mắt ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-thuong-mat-o-tre-em-2322/feed/ 0
Chấn thương giác mạc và phần ngoài của mắt do ánh sáng https://benh.vn/chan-thuong-giac-mac-va-phan-ngoai-cua-mat-do-anh-sang-1875/ https://benh.vn/chan-thuong-giac-mac-va-phan-ngoai-cua-mat-do-anh-sang-1875/#respond Tue, 12 Jun 2018 03:03:22 +0000 http://benh2.vn/chan-thuong-giac-mac-va-phan-ngoai-cua-mat-do-anh-sang-1875/ Cho dù phần ngoài của mắt phải tiếp xúc với ánh sáng, điều rất cần thiết cho quá trình nhìn, nhưng chính ánh sáng cũng gây ra những bệnh tật cho mắt, đặc biệt là cho giác mạc (lòng đen), bề mặt nhãn cầu (phần nhãn cầu hở ra ngoài), thể thuỷ tinh (thấu kính của nhãn cầu) và võng mạc (màng thần kính thuộc đáy mắt).

Bài viết Chấn thương giác mạc và phần ngoài của mắt do ánh sáng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cho dù phần ngoài của mắt phải tiếp xúc với ánh sáng, điều rất cần thiết cho quá trình nhìn, nhưng chính ánh sáng cũng gây ra những bệnh tật cho mắt, đặc biệt là cho giác mạc (lòng đen), bề mặt nhãn cầu (phần nhãn cầu hở ra ngoài), thể thuỷ tinh (thấu kính của nhãn cầu) và võng mạc (màng thần kính thuộc đáy mắt).

Giác mạc, kết mạc, các phần phụ của nhãn cầu có nguy cơ bị sang chấn trực tiếp do ánh sáng, nhất là khi tính chất vật lý của ánh sáng không hề bị biến đối khi chiếu vào các thành phần trên. Cho dù là có một vài yếu tố tiên thiên giúp che chở bề mặt nhãn cầu nhưng bệnh lý của giác mạc và phần ngoài của mắt do nhiễm độc ánh sáng vẫn rất nhiều, trong đó phải kể đến: viêm kết giác mạc do nắng, bệnh lý giác mạc dạng giọt có liên quan đến khí hậu, mộng mắt, giả mộng, u của mắt hay bộ phận phụ thuộc như : ung thư liên bào đáy, tăng sản và ung thư tế bào vảy.

Cơ chế bảo vệ tự nhiên để chống lại tác hại của ánh sáng

Cơ thể con người dường như được trang bị một vài cơ chế tự bảo vệ, tráng những tác hại của việc bị chiếu sáng thái quá. Những cơ chế này bao gồm việc nheo mắt, bóng che phủ của lông mày hay tư thế đầu, cảm giác ghê sợ nhũng loại ánh sáng không thuộc về tự nhiên…Ví dụ như: việc nheo mắt các tác dụng che chẵn hữu hiệu bề mặt nhãn cầu, giảm  nguy cơ gây hại của ánh sáng lên giác mạc và kết mạc.Thêm nữa, như một điều thiên phú về hình học, khi tiếp xúc với ánh sáng, hình thái học tự nhiên của mặt và cơ thể nói chung rất tiện lợi để chống lại ánh sáng gây hại.

Loại bước sóng có hại nhất trong phổ ánh sáng của mặt trời là: tia cực tím( tia UV) và ánh sáng xanh. Đậm độ của 2 loại ánh sáng độc hại trên cao nhất ở đỉnh trưa, lớn hơn mười lần so với vài giờ trước và sau đó. Thế nhưng vào giữa trưa, khi mặt trời chiếu thẳng lên đỉnh đầu thì ánh sáng có phần nào ít khả năng gây hại cho mắt. Ánh sáng bị cản lại bởi lông mày, sau đó bị phản xạ lại một phần xuống phần nghiêng của mặt. Ánh sáng vì vậy đã bị phản xạ lại là chính chứ không phải lại hấp phụ do góc tới quá lớn của anh sáng khi chiếu vào bề mặt nhãn cầu.

Càng về cuối ngày thì ánh sáng càng giảm khả năng gây hại cho mắt bởi khí quyển đã làm tán xạ ánh sáng mặt trời đi. Đó cũng là một cơ chế bảo vệ tự nhiên. Lúc hoàng hôn, mặt trời có vẻ như chiếu thẳng góc vào mắt, do vậy tác hại cho mắt sẽ rất lớn nếu như không có cơ chế làm giảm đậm độ ánh sáng của khí quyển. Chính bầu khí quyển đã lọc đi hâù hết tia UV và ánh sáng xanh. Việc tán xạ  tạo nên hình ảnh hoàng hôn có màu đỏ, một hình ảnh thú vị của thiên nhiên. Cho dù có tất cả các  cơ chế bảo vệ vừa nêu thì   việc tăng thời gian phơi nhiễm với sáng mặt trời luôn tỷ lệ thuận với khả năng mắt bị nhiễm độc với các loại tia sáng có hại.

Các cơ chế bảo vệ tự nhiên sẽ thất bại nếu tia sáng chiếu song song với trục thị giác. Khả năng phản xạ bị giảm thiểu, khả năng tia sáng bị hấp thụ tăng lên , kèm theo đó là những chấn thương cho mắt. Hiển nhiên là việc nhìn chằm chằm vào mặt trời luôn là việc nguy hiểm. Giống như tự chúng ta vứt đi vũ khí bảo vệ của mình, còn việc hứng chịu tia sáng phản xạ từ nước hay tuyết cũng gây hại không kém.

Trên thực tế, tuyết mới rơi có thể phản xạ hơn 80% tia UV và ánh sáng xanh so với 1% phản xạ từ cánh đồng cỏ lúc trưa hè.  Cần chú ý trang bị chuyên dụng chống ánh sáng gây hại cho mắt cho những người hoặc vì lý do nghề nghiệp  hoặc vì giải trí mà phải phơi nhiễm với ánh sáng quá độ.

Biểu hiện lâm sàng của các bệnh lý tại mắt do ánh sáng

Viêm kết giác mạc do ánh sáng

Viêm kết giác mạc do ánh sáng hay còn được biết đến với cái tên: đau mắt hàn hay đau mắt do tuyết. Dạng điển hình là do phơi nhiễm thái quá trước tia UV, đặc biệt là loại có bước sóng < 315nm. Đặc điểm lâm sàng là: diễn tiến nhanh, đau nhiều, giảm thị lực. Triệu chứng thường xuất hiện sau khi phơi nhiễm với tia UV từ 6 đến 12 h.

Nguyên nhân chính xác của bệnh lý này còn chưa rõ ràng mặc dù có việc cảm giác giác mạc bị giảm ngay sau khi phơi nhiễm. Những giả thiết khác là việc biểu mô giác mạc bắt đầu bị lột ra, hậu quả của việc các đầu mút thần kinh giác mạc bị lộ ra trước ánh sáng và ngay sau đó là xuất hiện triệu chứng đau. Bệnh nhân thường hay bị bệnh này là thợ hàn và thợ thuộc da mặc dầu là có thể thấy ở tất cả mọi người, có khi chỉ là đứng xem hàn ở cự ly nhỏ hơn 12 feets.

Khi thăm khám sẽ là biểu hiện viêm giác mạc chấm nông cả hai bên, phù kết mạc, co quắp mi và sợ sáng. Trong những trường hợp nặng giác mạc sẽ là bong toàn bộ biểu mô giác mạc. Phương thức điều trị là kháng sinh nhỏ mắt, giảm đau đường uống, cũng có thể dùng thêm chống viêm loại có và không có steroid. May thay bệnh hồi phục tương đối nhanh, trên đa phần bệnh nhân quá trình biểu mô hoá hoàn tất trong vòng 48 đến 72 h sau chấn thương. Thường không có biến chứng nào đáng kể.

Cơ chế của dạng chấn thương này có vẻ thiên về phản ứng quang hoá hơn là nhiệt. Bước sóng  gây ra viêm kết giác mạc do ánh sáng thường là loại 270 nm, thông thường nó bị tầng ozôn của khí quyển hấp phụ. Do vậy gần như tất cả các trường hợp bị bệnh lý này đều do các nguồn ánh sáng nhân tạo  như tia hàn, đèn chiếu …Dạng chấn thương này cũng có thể gặp trong tự nhiên,  bệnh nhân phơi nhiễm quá mức ở những nơi có đậm độ cao tia sáng  có bước sóng 270 nm. Những vị trí địa lý này thường là những nơi có tầng ozôn mỏng, độ cao lớn, thiếu tầng khí quyển lọc tia, điểm  trượt tuyết hay trong lúc nhật thực.

Tổn hại hay xuất hiện trên giác mạc. Nhân của tế bào biểu mô bị vỡ ra, giảm  quá trình phân bào, rụng tế bào biểu mô. Trên thỏ thực nghiệm người ta thấy tổn hại không hồi phục của tế bào giác mạc trong lớp nhu mô. Trên thợ hàn người ta cũng quan sát thấy nội mô giác mạc mất tính đa dạng. Tuy nhiên không thể qui kết chức năng thị giác giảm là do tổn hại nội mô.

Nhiễm độc ánh sáng mặt trời mạn tính

Phơi nhiễm lâu dài với tia sáng loại thấy được và tia UV được cho là yếu tố phát sinh ra một vài bệnh lý tại mắt. Dạng chấn thương này không giống như viêm kết giác mạc do ánh sáng, thường cấp tính và ngắn hạn, mà mang tính trường diễn. Phơi nhiễm lâu dài với ánh sáng được coi là thủ phạm của bệnh lý giác mạc dạng giọt, mộng mắt, giả mộng, u phần phụ nhãn cầu và k liên bào đáy, tăng sản và u tế bào vảy.

Bênh lý giác mạc dạng giọt do khí hậu(CDK), hay còn gọi là bệnh lý giác mạc Labrador, có biểu hiện lâm sàng phổ rộng, với các triệu chứng từ hoàn toàn không có gì, cho đến mù chức năng. Thăm khám sẽ giúp quan sát được các giọt nhỏ màu xám trên bề mặt giác mạc, ở ngang mức với màng Bowman. Nếu những giọt này nhỏ và nằm phân tán, thì khả năng tác động đến thị giác, nếu có, có thể sẽ chỉ là rất nhỏ.

Tuy nhiên, nếu những hạt này thực chất xuất hiện trên diện rộng, chúng có thể gây ra tán xạ và giảm thị lực. Sẹo dưới biểu mô có thể phát sinh và dẫn tới mất thị lực và thậm chí là mù nếu sẹo này ở đúng trục thị giác. CDK cũng có thể gặp ở thể nặng dạng cục bộ trong các điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chẳng hạn như độ cao tăng lên, và khi giác mạc bị phơi nhiễm. CDK thường gặp nhiều hơn ở nam giới, tuy nhiên, vẫn chưa xác định được nguy cơ cao hơn ở nam giới là do yếu tố di truyền hay các yếu tố kinh tế xã hội.

Cơ chế tổn thương trong CDK được cho là có liên quan đến việc phơi nhiễm với các tia có bước sóng ngắn như UVA và UVB. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa việc phơi nhiễm với nắng và tỷ lệ mắc bệnh.  Thêm nữa liều đáp ứng giữa thời gian phơi nắng và bệnh CDK cũng đã được chỉ ra. Trên phương diện thống kê học , người ta đã cố tìm ra mối liên quan có ý nghĩa giữa việc phơi nhiễm với tia UV và việc xuất hiện u tế bào vảy, K liên bào đáy trên mi mắt.

Hầu hết các bác sĩ mắt đều cho rằng chính việc phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời đã gây ra dị sản hay  ung thư tế bào vảy,  thế nhưng cho tới nay thì số liệu vẫn chưa mang tính thuyết phục cao. Các nghiên cứu hồi cứu không cho thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa việc phơi nhiễm với dị sản hay ung thư tế bào vảy. Nhưng lại cho thấy mối liên quan rõ giữa phơi nhiễm với tia UV và tỷ lệ mộng, CDK hay giả mộng

Nội mô

Trên lâm sàng người ta không thấy có sự thay đổi của nội mô do ánh sáng, .Tuy nhiên trên thực nghiệm, nếu cho động vật dùng những phức chất tăng nhạy sáng, thì nội mô có thể bị tổn thương do ánh sáng, ví dụ như dùng chlorpromazine chẳng hạn. Tuy nhiên trên người thì không thấy tổn hại như vậy.

Ánh sáng có thể gây hại cho giác mạc, bề mặt nhãn cầu và các phần phụ thuộc của nó. Không nghi ngời gì nữa đó là hậu quả của việc cơ chế tự bảo vệ đã bị thiếu hụt hay sự gia tăng của những yếu tố bất lợi trong  môi trường sống, có khi là cả hai. Trừ một vài hoàn cảnh bất khả kháng như tuyết rơi hay độ cao, còn lại chúng ta đều có thể bảo vệ mắt được khỏi bị chiếu sáng thái quá. Cũng cần có thêm những nghiên cứu về nhiễm độc ánh sáng với một số bệnh lý tại mắt như viêm kết giác mạc do ánh sáng hay bệnh lý giác mạc dạng giọt do khí hậu hay mộng mắt.

Tuy nhiên dù các nghiên cứu có được tiếp tục hay không thì chúng ta vẫn nên cảnh giác với ánh sáng, ngoài việc có khả năng gây hại cho thể thuỷ tinh và võng mạc chúng còn có khả năng làm tổn hại bề mặt nhãn cầu như vừa nêu trên.

Bs.ThS. Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt Trung Ương

Bài viết Chấn thương giác mạc và phần ngoài của mắt do ánh sáng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-thuong-giac-mac-va-phan-ngoai-cua-mat-do-anh-sang-1875/feed/ 0