Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 07 Aug 2023 07:26:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cơ chế bảo quản thực phẩm của chất phụ gia Acid Benzoic https://benh.vn/co-che-bao-quan-thuc-pham-cua-chat-phu-gia-acid-benzoic-9213/ https://benh.vn/co-che-bao-quan-thuc-pham-cua-chat-phu-gia-acid-benzoic-9213/#respond Mon, 01 May 2023 07:03:20 +0000 http://benh2.vn/co-che-bao-quan-thuc-pham-cua-chat-phu-gia-acid-benzoic-9213/ Khi các phân tử acid benzoic khuếch tán vào bên trong tế bào vi sinh vật nó sẽ tác động lên một số enzyme gây hạn chế sự trao đổi chất, làm ức chế quá trình hô hấp của tế bào, ức chế quá trình oxy hóa glucose và pyruvate

Bài viết Cơ chế bảo quản thực phẩm của chất phụ gia Acid Benzoic đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Acid benzoic là một phụ gia rất phổ biến sử dụng trong cả lĩnh vực thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dược phẩm, mỹ phẩm với tác dụng bảo quản thành phẩm. Loại phụ gia này có an toàn không và bảo quản thực phẩm theo cơ chế nào.

acid benzoic

Acid benzoic: E210

Acid benzoic là phụ gia chống vi sinh vật thuộc nhóm phụ gia bảo quản.

Công thức hoá học: C6H5COOH

Công thức phân tử: Benzoic acid.svg

Tính chất vật lý acid benzoic

Acid benzoic tinh khiết có ở dạng tinh thể hình kim hoặc tấm nhỏ, màu trắng lụa óng ánh, dễ tan trong rượu và ête và nước nóng, ít tan trong nước lạnh (ở nhiệt độ phòng tan không quá 0.2%) tan vô hạn trong etanol. tnc = 121,70C; ts = 2490C; tthh = 1000C. Acid benzoic là một acid tương đối mạnh (pH=4,19) nên có tính kháng khuẩn cao.

Acid benzoic có nhiều trong vỏ cây anh đào, quất, mận, hồi và cây chè hoặc được điều chế theo con đường hoá học bằng cách oxi hoá toluen bằng acid nitric hoặc acid cromic hoặc bằng oxi không khí (trong pha lỏng), decacboxyl hoá anhidrit phtalic trong pha khí ở 3400C với chất xúc tác ZnO.

Cơ chế tác dụng Acid benzoic

Acid benzoic tác dụng theo cơ chế trực tiếp. Khi các phân tử acid benzoic khuếch tán vào bên trong tế bào vi sinh vật nó sẽ tác động lên một số enzyme gây hạn chế sự trao đổi chất, làm ức chế quá trình hô hấp của tế bào, ức chế quá trình oxy hóa glucose và pyruvate, đồng thời làm tăng nhu cầu oxy trong suốt quá trình oxy hóa glucose nên có tác dụng ngăn cản sự phân đôi của vi khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm men và nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm. Khả năng chống nấm mốc của acid benzoic cao hơn đối với nấm men và vi khuẩn. Acid benzoic còn có khả năng tác dụng lên màng tế bào để hạn chế sự hấp thu axit amin của tế bào vi sinh vật và các túi màng.

Hoạt tính kháng khuẩn phụ thuộc rất nhiều vào pH, tác dụng bảo quản chỉ xảy ra ở môi trường acid pH = 2.5 – 3.5, khi pH càng thấp hoạt tính kháng khuẩn càng cao.

– pH = 2 – 2.5: cần hàm lượng acid benzoic 0.02 – 0.03%

– pH = 3.5 – 4: cần 0.08% tiêu diệt mốc, 0.1- 0.15% diệt nấm men, 0,15 – 0.2% diệt vi khuẩn lactic

– pH trung tính: hiệu quả giảm 300 lần so với pH =3.

Tuy nhiên, acid benzoic tan ít trong nước (1g acid benzoic tan trong 275ml nước), chính vì vậy ít được dùng để bảo quản thực phẩm.

Ngày nay con người đã tổng hợp được acid benzoic để sử dụng trong thực phẩm. Chúng được sử dụng nhiều trong các thực phẩm có tính acid cao như: sữa lên men, quả ngâm giấm, hoa quả ngâm đường,các loại sản phẩm nước trái cây, rau thanh trùng… Liệu lượng cho phép tối đa là 0.1-0.12%, thường dùng 0.05-0.075% đối với nước quả chua và 0.075-0.1% đối với nước quả ít chua.

Liều lượng gây độc ở người là 6mg/kg thể trọng. Nên sử dụng liều lượng nhỏ hơn 1g/kg thực phẩm.

Đối với con người, khi vào cơ thể tác dụng với glucocol chuyển thành acid purivic không độc, thải ra ngoài. Tuy nhiên nếu ăn nhiều acid benzoic cơ thể sẽ bị ảnh hưởng vì glucocol dùng để tổng hợp protein sẽ bị mất do tác dụng với acid benzoic để giải độc. Ngoài ra, acid benzoic có thể tác động hệ hô hấp và hệ thần kinh trung ương, gây kích ứng mắt.

Nhược điểm của acid benzoic là có thể gây thâm đen khi sử dụng để bảo quản các sản phẩm có nguồn gốc từ rau quả.

Bảng liều lượng sử dụng acid benzoic trong thực phẩm

  STT     Nhóm thực phẩm                                                                           ML

  1          Sữa lên men (nguyên kem), có xử lý nhiệt sau lên men               50

  2          Quả ngâm dấm, dầu, nước muối                                                 1000

  3          Hoa quả ngâm đường                                                                  1000

  4          Rau, củ ngâm dấm, dầu, nước muối                                            2000

  5          Rau thanh trùng pasteur đóng hộp, đóng chai hoặc đóng túi      1000

  6          Necta quả thanh trùng pasteur đóng hộp hoặc đóng chai            2000

Bài viết Cơ chế bảo quản thực phẩm của chất phụ gia Acid Benzoic đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-che-bao-quan-thuc-pham-cua-chat-phu-gia-acid-benzoic-9213/feed/ 0
Những hóa chất cực độc thường được dùng để bảo quản thực phẩm https://benh.vn/nhung-hoa-chat-cuc-doc-thuong-duoc-dung-de-bao-quan-thuc-pham-6004/ https://benh.vn/nhung-hoa-chat-cuc-doc-thuong-duoc-dung-de-bao-quan-thuc-pham-6004/#respond Thu, 26 Jul 2018 05:37:48 +0000 http://benh2.vn/nhung-hoa-chat-cuc-doc-thuong-duoc-dung-de-bao-quan-thuc-pham-6004/ Ngày nay vì mục đích lợi nhuận, rất nhiều người kinh doanh thực phẩm dù biết rõ tác hại của các loại chất bảo quản vẫn cố tình sử dụng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những chất bảo quản nào phổ biến, thường xuyên được sử dụng và tác hại của chúng với sức khỏe con người ra sao?

Bài viết Những hóa chất cực độc thường được dùng để bảo quản thực phẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngày nay vì mục đích lợi nhuận, rất nhiều người kinh doanh thực phẩm dù biết rõ tác hại của các loại chất bảo quản vẫn cố tình sử dụng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những chất bảo quản nào phổ biến, thường xuyên được sử dụng và tác hại của chúng với sức khỏe con người ra sao?

Clorin

Chất này có khả năng gây kích thích mạnh hệ hô hấp. Ở một nồng độ cao hơn 60ppm thì nó có thể gây ra phá huỷ phổi.

Nếu chúng ta hít thở với nồng độ trên 1000ppm hoặc ăn vào với một hàm lượng tương đương thì có thể gây tử vong tại chỗ. Điều này cho thấy, clorin là một chất bảo quản cực độc.

Formaldehyde (foc-môn)

Đây là một hợp chất thường dùng để ướp xác, cực độc và có thể gây tử vong. Nếu sử dụng hoá chất này trong xử lý thực phẩm, thực phẩm có thể lưu giữ được thời gian vô cùng lâu. Nhưng tác hại mà nó gây ra thì cũng vô cùng lớn.

Formaldehyde là một chất hoá học gây quái thai mạnh dù chỉ với liều nhỏ, gây kích thích mạnh trên các mô bề mặt như da, niêm mạc. Hơi hoặc mùi của chúng dễ dàng làm chảy nước mắt, nước mũi, dịch phế quản. Các tác hại khác có thể gặp đó là kích ứng da, viêm da, giảm tế bào lympho ngoại vi. Một số báo cáo cho thấy nó có thể làm biến đổi DNA.

Đây là chất kịch độc, không được sử dụng cho bất kỳ sản phẩm nào, đồng thời không được sử dụng làm phụ gia thực phẩm.

Nếu sử dụng formaldehyde trong xử lý thực phẩm, thực phẩm có thể lưu giữ được thời gian vô cùng lâu.

BHT và BHA (Chất chống oxi hóa)

BHT (butylated hydroxytoluene) và BHA (Butylated hydroxyanisole) tuy là những hóa chất bảo quản vô cùng độc hại nhưng vẫn được sử dụng khá rộng rãi. Một số nước đã cấm sử dụng hai chất này trong bảo quản thực phẩm do tác dụng của chúng với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không ít người đã bất chấp sự nguy hiểm mà vẫn sử dụng chúng trong lưu giữ sản phẩm.

Theo các nhà khoa học, BHT và BHA có thể gây nên chứng tăng động ở trẻ, nguy cơ dị ứng, và có thể làm phát triển khối u hoặc ung thư. BHT và BHA cũng được xem là chất độc với gan và hệ thần kinh.

Để chống lại quá trình oxy hóa tự nhiên của thực phẩm, một số chất chống oxy hóa thân thiện và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người như anpha-carotene được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng.

Sodium Nitrat và Sodium Nitrit

Đây là hai chất thường được sử dụng trong bảo quản thực phẩm. Nitrat và Nitrit có thể ảnh hưởng tới sức khỏe vì gây co mạch, tăng huyết áp, tạo thành Nitrosamin, một loại hóa chất có khả năng gây ung thư.

Sodium Benzoat

Mặc dù Sodium Benzoat được coi là an toàn với con người, tuy nhiên khi kết hợp với axit ascorbic có trong những thực phẩm có tính axit sẽ tạo nên Benzen, một loại hóa chất độc hại.

Sodium Benzoat cũng được sử dụng để bảo quản nước ép hoa quả đóng chai và đồ uống có ga.

Benzen có độc tính với máu và cơ quan tạo máu, tổ chức thần kinh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra benzen làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp ở người tiếp xúc với hóa chất này ở nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Sodium Benzoat cũng được sử dụng để bảo quản nước ép hoa quả đóng chai và đồ uống có ga. Hóa chất này có thể gây nên phản ứng phụ như dị ứng, gây cơn hen, tăng động ở trẻ em, phát ban, huyết áp thấp, tiêu chảy, đau bụng… Những phản ứng không mong muốn này gặp với một tỷ lệ nhỏ trong dân số.

Chất 2,4D (chất diệt cỏ)

Tại một số địa phương ở các tỉnh phía Bắc, nhất là vùng giáp biên giới, người ta còn sử dụng cả chất 2,4D (thuốc diệt cỏ) để tẩm ướp củ quả nhằm mục đích bảo quản được lâu.

Theo tiến sĩ Lê Quang Hưng, Trưởng Bộ môn Cây công nghiệp Đại học Nông Lâm TPHCM, chất 2,4D nếu sử dụng liều lượng cao sẽ có công dụng diệt cỏ. Sử dụng nồng độ thấp sẽ trở thành chất kích thích cực mạnh làm cho củ quả tăng kích thước nhanh bất thường. Ngoài ra, còn có công dụng làm chậm quá trình lão hóa, tươi lâu cũng như giữ được màu sắc củ quả khá tốt. Nó còn diệt cả côn trùng, vi khuẩn… nên bị giới kinh doanh trái cây lợi dụng.

Lưu huỳnh đioxít (SO2)

SO2 được sử dụng để bảo quản hoa quả sấy khô, làm hạn chế xuất hiện những vết màu nâu trên vỏ của rau quả tươi, như táo, khoai tây. Chất này còn giúp cho thực phẩm nhìn bắt mắt hơn khi có tác dụng chống mốc. Tuy nhiên chất SO2 có thể gây ra những phản ứng bất lợi cho sức khỏe con người như dị ứng, gây tăng tần suất hen phế quản ở những người mắc bệnh hen. SO2 cũng làm giảm hàm lượng Vitamin B có trong thực phẩm.

SO2 được sử dụng để bảo quản hoa quả sấy khô, làm hạn chế xuất hiện những vết màu nâu trên vỏ của rau quả tươi. (Ảnh minh họa)

Cacbon monoxit (CO)

CO được sử dụng rộng rãi trong bảo quản thực phẩm và rau quả tươi. Thông thường rau quả sẽ được bảo quản lạnh ngay sau khi thu hái để làm chậm quá trình dị hóa. Sau đó, chúng được đóng gói với điều kiện có nồng độ oxy thấp và CO cao hơn không khí để thực phẩm nhìn tươi, mới và hấp dẫn hơn.

Bản thân CO cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật, do đó làm tăng thời gian sử dụng của sản phẩm. Thông thường thịt dưới các động của quá trình oxy hóa tự nhiên sẽ biến màu, chuyển từ đỏ tươi sang nâu đỏ, thậm chí xám trong vòng một vài ngày. Dưới tác dụng bảo quản của CO, thực phẩm tươi sống nhìn có màu sắc đỏ tươi và bắt mắt hơn.

Tuy nhiên, nồng độ cao của chất CO sẽ gây những phẩn ứng phụ như ảnh hưởng trên hệ thần kinh, nhức đầu, chóng mặt… Điều này là do CO ức chế cạnh tranh với oxy khi gắn với Hemoglobine của hồng cầu, làm cho hồng cầu giảm khả năng vận chuyển oxy. Chất này đã bị cấm ở các quốc gia như Canada, Nhật Bản và các nước thuộc Cộng đồng chung châu Âu.

NaNO3 và NaNO

Thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm là nhóm tác nhân có thể gây ra ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng bởi nó có thể gây ra đột biến DNA và sự thoái biến tế bào.

Bên cạnh đó người ta cũng thấy hợp chất này có nguy cơ gây ra các biến thể bệnh lý khác của DNA như bệnh Alzheimer, Parkinson do nó làm sai lạc hay biến đổi DNA bởi tác dụng của các nitrosamin, các hợp chất sinh ra khi thêm các nitrat vào những thực phẩm giàu protid.

Ngoài ra chúng còn gây ra các biểu hiện của nhiễm độc thực phẩm và thiếu máu do thiếu hemoglobin, giảm hàm lượng phosphat và magie máu, tăng hàm lượng canxi huyết. Ở hệ thống da, niêm mạc, chúng gây tăng tiết và làm tăng kích thích như tăng tiết dịch phế quản. Trên phụ nữ có thai, chúng là tác nhân gây ra quái thai. Do đó mà liều cho phép với chất này là dưới 50mg/l nước.

Lời kết

Tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay đang trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết. Vì lợi nhuận trước mắt, người ta có thể sẵn sàng sử dụng tất cả các loại hóa chất dù biết chúng vô cùng độc hại.

Để bảo vệ bản thân và gia đình mình, bạn hãy là người tiêu dùng thông thái, tuyệt đối không mua những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, đồng thời hãy tự trang bị đầy đủ kiến thức cho mình để tránh mua phải các thực phẩm độc hại.

Benh.vn (tổng hợp)

Bài viết Những hóa chất cực độc thường được dùng để bảo quản thực phẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-hoa-chat-cuc-doc-thuong-duoc-dung-de-bao-quan-thuc-pham-6004/feed/ 0
Acid Benzoic có khả năng bảo quản thực phẩm như thế nào? https://benh.vn/acid-benzoic-co-kha-nang-bao-quan-thuc-pham-nhu-the-nao-9214/ https://benh.vn/acid-benzoic-co-kha-nang-bao-quan-thuc-pham-nhu-the-nao-9214/#respond Sun, 08 Apr 2018 07:03:21 +0000 http://benh2.vn/acid-benzoic-co-kha-nang-bao-quan-thuc-pham-nhu-the-nao-9214/ Acid benzoic tinh khiết có ở dạng tinh thể hình kim hoặc tấm nhỏ, màu trắng lụa óng ánh, dễ tan trong rượu và ête và nước nóng, ít tan trong nước lạnh (ở nhiệt độ phòng tan không quá 0.2%) tan vô hạn trong etanol. tnc = 121,70C; ts = 2490C; tthh = 1000C. Acid benzoic là một acid tương đối mạnh (pH=4,19) nên có tính kháng khuẩn cao.

Bài viết Acid Benzoic có khả năng bảo quản thực phẩm như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Acid benzoic tinh khiết có ở dạng tinh thể hình kim hoặc tấm nhỏ, màu trắng lụa óng ánh, dễ tan trong rượu và ête và nước nóng, ít tan trong nước lạnh (ở nhiệt độ phòng tan không quá 0.2%) tan vô hạn trong etanol. tnc = 121,70C; ts = 2490C; tthh = 1000C. Acid benzoic là một acid tương đối mạnh (pH=4,19) nên có tính kháng khuẩn cao.

Acid benzoic tác dụng theo cơ chế trực tiếp. Khi các phân tử acid benzoic khuếch tán vào bên trong tế bào vi sinh vật nó sẽ tác động lên một số enzyme gây hạn chế sự trao đổi chất, làm ức chế quá trình hô hấp của tế bào, ức chế quá trình oxy hóa glucose và pyruvate, đồng thời làm tăng nhu cầu oxy trong suốt quá trình oxy hóa glucose nên có tác dụng ngăn cản sự phân đôi của vi khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm men và nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm. Khả năng chống nấm mốc của acid benzoic cao hơn đối với nấm men và vi khuẩn. Acid benzoic còn có khả năng tác dụng lên màng tế bào để hạn chế sự hấp thu axit amin của tế bào vi sinh vật và các túi màng.

Ngày nay con người đã tổng hợp được acid benzoic để sử dụng trong thực phẩm. Chúng được sử dụng nhiều trong các thực phẩm có tính acid cao như: sữa lên men, quả ngâm giấm, hoa quả ngâm đường,các loại sản phẩm nước trái cây, rau thanh trùng… Liều lượng cho phép tối đa là 0.1-0.12%, thường dùng 0.05-0.075% đối với nước quả chua và 0.075-0.1% đối với nước quả ít chua.

Liều lượng gây ngộ độc ở người là 6mg/kg thể trọng. Nếu sử dụng một lượng nhỏ hơn 1g/kg thực phẩm là an toàn

Theo TS.Nguyễn Duy Tiến, chuyên gia công nghệ thực phẩm: “Chất phụ gia không phải là độc, ít nhiều nó vẫn có ảnh hưởng chính vì thế chúng ta nên tìm cách hạn chế hàm lượng các chất này đi vào cơ thể dù đó là những phụ gia nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế”. “Cần khuyến cáo người dân về hai khái niệm nồng độ an toàn trong thực phẩm và liều lượng an toàn trong một ngày đêm để người tiêu dùng chủ động điều chỉnh trong khẩu phần ăn hàng ngày”:Ts.Tiến chia sẻ

Benh.vn

Bài viết Acid Benzoic có khả năng bảo quản thực phẩm như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/acid-benzoic-co-kha-nang-bao-quan-thuc-pham-nhu-the-nao-9214/feed/ 0