Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 30 Jun 2019 08:44:54 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cấp cứu chảy máu cam https://benh.vn/cap-cuu-chay-mau-cam-3808/ https://benh.vn/cap-cuu-chay-mau-cam-3808/#respond Thu, 18 Oct 2018 04:43:39 +0000 http://benh2.vn/cap-cuu-chay-mau-cam-3808/ Chảy máu cam rất hay gặp và thường chỉ gây khó chịu chứ không phải là vấn đề thực sự. Thường chảy máu cam ở một bên, đôi khi cũng có thể ở cả hai bên. Tại sao lại bị chảy máu cam và làm thế nào để cầm máu khi bị chảy máu cam?

Bài viết Cấp cứu chảy máu cam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chảy máu cam rất hay gặp và thường chỉ gây khó chịu chứ không phải là vấn đề thực sự. Thường chảy máu cam ở một bên, đôi khi cũng có thể ở cả hai bên. Tại sao lại bị chảy máu cam và làm thế nào để cầm máu khi bị chảy máu cam?

Ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi, chảy máu cam thường bắt nguồn từ vách ngăn mũi. Vách ngăn này phân chia các khoang mũi.

Ở người trung niên và người già, chảy máu cam có thể bắt đầu từ vách ngăn nhưng nó cũng có thể bắt đầu ở sâu hơn bên trong mũi. Dạng chảy máu cam này ít gặp hơn nhiều. Nó có thể xảy ra do xơ cứng động mạch hoặc cao huyết áp. Dạng chảy máu cam này khởi phát tự nhiên và thường khó cầm, cần có sự trợ giúp chuyên khoa.

Nguyên nhân

– Chấn thương nhỏ (lấy tay ngoáy mũi) hoặc chấn thương mạnh va đập trực tiếp vào mũi (tai nạn, ngã…).

– Viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm xoang, hít hơi độc dẫ đến viêm mũi…).

– Lệch vách ngăn mũi, ung bướu (u xơ vòm, ung thư vòm mũi họng), bệnh phình mạch.

– Cao huyết áp hoặc bệnh do rối loạn quá trình đông máu.

– Dị vật: Khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.

– Không khí quá khô (độ ẩm thấp).

– Một số trường hợp máu cam đổ không rõ nguyên nhân, máu đột ngột chảy và tự cầm.

Để ngừng chảy máu cam

– Ngồi thẳng lưng. Giữ thẳng lưng có tác dụng hạ huyết áp ở các tĩnh mạch mũi.

– Bóp chặt mũi. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ và thở bằng miệng. Tiếp tục bóp chặt mũi trong 5-10 phút. Động tác này sẽ ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và thường làm máu ngừng chảy.

– Để ngăn chảy máu tái phát sau khi máu đã cầm, không nên ngoáy hoặc xì mũi và không nên cúi trong vòng vài giờ sau khi bị chảy máu. Giữ đầu ở mức cao hơn tim.

– Nếu chảy máu tái diễn, hãy hít mạnh vào để làm sạch các cục máu đông trong mũi bạn, xịt cả 2 bên mũi bằng thuốc xịt mũi chống sung huyết chứa oxymetazolin (Afrin, Dristan,…). Bóp chặt mũi theo cách đã mô tả ở trên và gọi bác sĩ.

Nên đi khám ngay nếu

– Chảy máu kéo dài trên 20 phút

– Chảy máu cam sau khi bị tai nạn, ngã hoặc chấn thương đầu, kể cả bị đấm vào mặt có thể gây vỡ mũi.

Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu cam, hãy sắp xếp đi khám bác sĩ. Bạn có thể cần đốt mạch máu gây ra hiện tượng chảy máu cam. Đốt điện là một kỹ thuật trong đó mạch máu được đốt bằng dòng điện, nitrat bạc hoặc laser. Đôi khi bác sĩ có thể nút mũi bạn bằng gạc đặc biệt hoặc bóng latex bơm căng để chèn ép vào mạch máu và làm máu ngừng chảy.

Cũng nên gọi cho bác sĩ khi bạn đang bị chảy máu mũi và đang dùng các thuốc chống đông máu, như aspirin hoặc warfarin (Coumadin). Bác sĩ có thể khuyên bạn điều chỉnh thuốc.

Thở ôxy qua ống đặt vào mũi (ống xông) có thể làm bạn bị tăng nguy cơ chảy máu cam. Nên bôi loại dầu nhờn gốc nước vào hốc mũi và tăng độ ẩm trong nhà để giúp giảm chảy máu cam.

Benh.vn

Bài viết Cấp cứu chảy máu cam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cap-cuu-chay-mau-cam-3808/feed/ 0
Bé 2 tuổi chết yểu vì mẹ cấp cứu chảy máu cam sai cách https://benh.vn/be-2-tuoi-chet-yeu-vi-me-cap-cuu-chay-mau-cam-sai-cach-8864/ https://benh.vn/be-2-tuoi-chet-yeu-vi-me-cap-cuu-chay-mau-cam-sai-cach-8864/#respond Thu, 04 Aug 2016 06:56:44 +0000 http://benh2.vn/be-2-tuoi-chet-yeu-vi-me-cap-cuu-chay-mau-cam-sai-cach-8864/ Đôi khi sự vô tình do thiếu hiểu biết  khiến chúng ta mất đi người thương yêu nhất, để lại sự ân hận muộn màng, đau khổ, nuối tiếc. Đó cũng là nội dung câu chuyện của một người mẹ trẻ  sơ cứu con bị chảy máu cam không đúng cách  dẫn đến hậu quả đau lòng.

Bài viết Bé 2 tuổi chết yểu vì mẹ cấp cứu chảy máu cam sai cách đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đôi khi sự vô tình do thiếu hiểu biết  khiến chúng ta mất đi người thương yêu nhất, để lại sự ân hận muộn màng, đau khổ, nuối tiếc. Đó cũng là nội dung câu chuyện của một người mẹ trẻ  sơ cứu con bị chảy máu cam không đúng cách  dẫn đến hậu quả đau lòng.

Chảy máu cam không chỉ xảy ra ở trẻ em mà cả người lớn. Thông thường, khi bị chảy máu cam, phản ứng tự nhiên của đại đa số người là ngửa mặt lên trời hoặc bịt mũi lại, thậm chí làm bằng cách nào đó không cho máu chảy ra ngoài. Tuy nhiên, những cách này gây nguy hiểm nghiêm trọng đến bản thân, thậm chí tử vong. Tai nạn đau lòng từ hệ quả này đã xảy ra với gia đình bé Cường Cường.

Ảnh minh họa

Cường Cường, 2 tuổi là một cậu bé đáng yêu, hiếu động. Vào một ngày, khi cậu bé đang chơi quanh nhà, đột nhiên bị chảy máu cam nên chạy lại cho mẹ xem. Theo quán tính tự nhiên, mẹ bảo Cường Cường ngửa đầu lên và dùng giấy vệ sinh thấm máu mũi cho con.

Một lúc sau, Cường Cường bắt đầu khó thở, lòng ngực đau nhói rồi thở gấp và ngất lịm đi. Lúc này, mẹ bé quá hoảng sợ nên vội vàng đưa bé đến bệnh viện.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ đau lòng nói với mẹ Cường Cường rằng: “Trong thời gian cậu bé chảy máu cam, vì sơ cứu không đúng cách nên đã qua đời”. Lúc này, mẹ Cường Cường đau đớn, đổ sụp xuống không tin vào mắt và tai mình. Bác sĩ giải thích việc sơ cứu không đúng cách rất có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp dẫn đến nghẹt thở.

Về nguyên tắc, nếu chảy máu cam do chấn thương thì nó có khả năng gây tổn hại dịch não tủy, hay thậm chí gây nhiễm trùng hộp sọ. Vì vậy đây được xem là bài học đắt giá cho các bậc cha mẹ có con bị chảy máu cam.

Từ bài học đau lòng trên, các bác sĩ khuyến cáo, khi con nhỏ chảy máu cam, cha mẹ nên dùng những cách dưới đây:

– Nếu trẻ bị chảy máu cam chỉ có một lượng nhỏ, cha mẹ có thể lấy một túi nước đá hoặc khăn lạnh ướp lên trán và cổ. Hoặc đưa con xúc miệng bằng nước lạnh và nước đá để các mạch máu co lại, làm giảm lượng máu chảy.

Chườm đá lạnh lên trán hoặc cổ để thể giúp máu ngừng chảy

– Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, thở bằng miệng, giữ như vậy từ 5 -10 phút bởi động tác này sẽ ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và thường làm máu ngừng chảy.

Lưu ý: không ngả đầu bệnh nhâu ra sau bởi ngả đầu ra sau có thể khiến cho người bệnh bị sặc, ho do máu chảy xuống miệng. Nếu máu chảy xuống miệng thì không được nuốt mà phải đẩy ra ngoài ngay lập tức.

Dùng lực bóp mạnh mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy (Ảnh: Internet)

– Nhiều người cho rằng lấy giấy vệ sinh nhét vào mũi để cầm máu đó là sai lầm vì điều đó có thể dẫn đến nhiễm trùng niêm mạc mũi.

– Để ngăn chảy máu tái phát sau khi máu đã cầm, không nên ngoáy hoặc xì mũi, giữ đầu ở mức cao hơn tim và không nên cúi trong vòng vài giờ sau khi bị chảy máu.

–  Đặt trẻ ngồi sao cho đầu hơi cúi xuống về phía trước, sau đó nhổ máu trong miệng ra.

Trong trường hợp nếu chảy máu tái diễn, hãy hít mạnh vào để làm sạch các cục máu đông trong mũi, xịt cả 2 bên mũi bằng thuốc xịt mũi chống sung huyết chứa oxymetazolin (Afrin, Dristan,…). rổi đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Benh.vn (Theo soha.vn)

Bài viết Bé 2 tuổi chết yểu vì mẹ cấp cứu chảy máu cam sai cách đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/be-2-tuoi-chet-yeu-vi-me-cap-cuu-chay-mau-cam-sai-cach-8864/feed/ 0
Phương pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ https://benh.vn/phuong-phap-phong-ngua-chay-mau-cam-o-tre-5284/ https://benh.vn/phuong-phap-phong-ngua-chay-mau-cam-o-tre-5284/#respond Sun, 07 Jun 2015 05:20:54 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-phong-ngua-chay-mau-cam-o-tre-5284/ Chảy máu cam là hiện tượng bất ngờ, đôi lúc xảy ra ở trẻ em và người lớn. Nguyên nhân chảy máu cam do: chấn thương, do ảnh hưởng từ thời tiết….Đặc biệt, trẻ em bị chảy máu cam chiếm tỷ lệ nhiều hơn người lớn.

Bài viết Phương pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chảy máu cam là hiện tượng bất ngờ, đôi lúc xảy ra ở trẻ em và người lớn. Nguyên nhân chảy máu cam do: chấn thương, do ảnh hưởng từ thời tiết….Đặc biệt, trẻ em bị chảy máu cam chiếm tỷ lệ nhiều hơn người lớn.

Vậy, vì sao tỷ lệ trẻ bị chảy máu cam nhiều hơn? Phương pháp phòng ngừa chảy máu cam cho trẻ?

Chảy máu cam là hiện tượng gì?

Chảy máu cam (hay còn gọi là chảy máu mũi) là tình trạng bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em.

Chảy máu cam tuy ít nguy hiểm đến tính mạng, nhưng dễ làm bệnh nhân và người nhà hốt hoảng, lo lắng.

Tỷ lệ trẻ em bị chảy máu cam nhiều hơn người lớn

Chảy máu cam có hai loại

+ Chảy máu ở mặt trước mũi – máu tuôn ra từ một vài mạch máu bị vỡ gần phía trước mũi (thường gặp, khoảng 90%).

+ Chảy máu ở mặt sau mũi (hiếm gặp, khoảng 10% thường xẩy ra ở người cao tuổi).

Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ

Do tổn thương màng mạch vách ngăn ở mũi

Nguyên nhân:

+ Trẻ bị tổn thương màng mạch vách ngăn ở mũi dẫn đến chảy máu mũi, dị ứng với khí hậu, thời tiết…

Chảy máu cam do tổn thương màng mạch vách ngăn ở mũi

Do khối u ở hốc mũi

Nguyên nhân:

+ Các khối u ở mũi (hầu hết là u lành tính) gây ra hiện tượng chảy máu mũi.

Liên quan đến độ ẩm

Nguyên nhân:

+ Độ ẩm trong phòng khô làm cho các màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi, co giãn.

+ Do đặc tính của trẻ thường hay chà xát mũi (hoặc hắt hơi nhiều) cũng gây chảy máu mũi.

Ảnh hưởng từ thời tiết

Nguyên nhân:

+ Mùa hè, tiết trời nóng, nhiệt độ lên cao khiến cho  các mạch máu, cấu trúc trong mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Bên cạnh đó, trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi, vô tình làm vỡ mạch máu và gây chảy máu mũi.

Thói quen ngoáy mũi vô tình làm vỡ mạch máu gây chảy máu mũi

Do viêm mũi mãn tính

Nguyên nhân:

+ Do sức đề kháng của trẻ yếu, hay bị tác động của thời tiết (nóng, lạnh thất thường) dẫn đến viêm mũi, họng mãn tính.

+ Do sự mở rộng của các động mạch và tĩnh mạch dẫn đến sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi  là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị chảy máu mũi.

Ngoài ra, trẻ bị chảy máu mũi ở ngoài hốc mũi do cúm, thương hàn, sốt xuất huyết….

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Dùng tay ấn chặt hai cánh mũi

Động tác:

+ Cho trẻ ngồi hoặc ở tư thế nửa đứng nửa ngồi, đầu hơi nghiêng về phía trước.

+ Dùng ngón cái ấn thật chặt hai cánh mũi (khoảng 5 – 10 phút) và hướng dẫn trẻ thở bằng đường miệng.

+ Đặt ở gốc mũi khăn mặt bọc đá hoặc một viên đá lạnh giúp máu ngừng chảy…

Dùng bông gòn đặt vào mũi

Động tác:

+ Dùng một tấm bông gòn đã tẩm ướt (dài khoảng 2 – 3cm) đặt vào mũi.

+ Dùng ngón tay cái ấn chặt vào hai cánh mũi để niêm mạc mũi tiếp xúc với bông (không cho máu chảy)

+ Lấy bông gòn ra khỏi mũi sau khi máu ngừng chảy (sau 1 – 1,5h).

Dùng bông gòn đã tẩm ướt đặt vào mũi

Đưa trẻ đi khám tại bệnh viện

+ Sau khi lấy bông ra khỏi mũi (1h) mà máu vẫn tiếp tục chảy, cần đưa con đến bệnh viện để khám vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm …

Lưu ý: khi thấy trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ và những người xung quanh không nên quá lo lắng, hoảng hốt gây tâm lý không tốt cho trẻ. Bên cạnh đó cần cho trẻ nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh.

Phương pháp phòng ngừa chảy máu cam cho trẻ

Không cho trẻ ngoáy mũi

Nguyên nhân:

+ Ngoáy mũi nhiều, mạnh sẽ gây chảy máu cam.

+ Ngoáy mũi (tay bẩn) còn dẫn đến nhiễm trùng vùng mũi họng

Điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi, họng

Nguyên nhân:

+ Viêm phù nề mũi, họng (trẻ thường bị sốt cao) cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam.

Rửa nước muối sinh lý 2 tuần/1 lần cho mũi

+ 2 tuần/lần cha mẹ dùng nước muối sinh lý (nước muối loãng) để rửa sạch và bảo vệ mũi cho trẻ, tránh bụi bẩn, viêm nhiễm.

Điều trị viêm mũi họng để hạn chế hiện tượng chảy máu cam ở trẻ

Lưu ý:

+ Không nên rửa nước muối nhiều lần sẽ làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhày bảo vệ khiến mũi dễ bị tổn thương.

+ Bổ xung vitamin C và K cho cơ thể (các loại vitamin này có tác dụng ngăn ngừa chảy máu cam).

+ Dùng máy tạo độ ẩm cho không khí (trong tiết thời hanh, khô)

+ Đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng (khi trẻ hay bị chảy máu mũi) để tìm ra nguyên nhân và xử lý triệt để hiện tượng chảy máu mũi.

Lời kết

Hiện tượng chảy máu cam thường xuất hiện bất ngờ ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị chảy máu cam nhiều hơn người lớn gây hoang mang, lo lắng cho các bậc phụ huynh. Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ do: thường xuyên bị viêm mũi, họng (sức đề kháng yếu) do thói quen ngoáy mũi, do chấn thương mũi (khi trẻ đùa nghịch), do tổn thương màng mạch vách ngăn ở mũi…

Vì vậy, khi bị chảy máu cam, cha mẹ cần sơ cứu, cầm máu nhanh bằng cách: dùng tay ấn chặt hai cánh mũi, đặt bông gòn vào mũi….để hạn chế hiện tượng chảy máu. Tuy nhiên, nếu 1h sau khi sơ cứu, trẻ vẫn tiếp tục bị chảy máu cam thì gia đình cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sỹ thăm khám và điều trị, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Benh.vn

Bài viết Phương pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-phong-ngua-chay-mau-cam-o-tre-5284/feed/ 0