Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 20 Jul 2019 13:05:02 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cấp cứu chảy máu cam https://benh.vn/cap-cuu-chay-mau-cam-3808/ https://benh.vn/cap-cuu-chay-mau-cam-3808/#respond Thu, 18 Oct 2018 04:43:39 +0000 http://benh2.vn/cap-cuu-chay-mau-cam-3808/ Chảy máu cam rất hay gặp và thường chỉ gây khó chịu chứ không phải là vấn đề thực sự. Thường chảy máu cam ở một bên, đôi khi cũng có thể ở cả hai bên. Tại sao lại bị chảy máu cam và làm thế nào để cầm máu khi bị chảy máu cam?

Bài viết Cấp cứu chảy máu cam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chảy máu cam rất hay gặp và thường chỉ gây khó chịu chứ không phải là vấn đề thực sự. Thường chảy máu cam ở một bên, đôi khi cũng có thể ở cả hai bên. Tại sao lại bị chảy máu cam và làm thế nào để cầm máu khi bị chảy máu cam?

Ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi, chảy máu cam thường bắt nguồn từ vách ngăn mũi. Vách ngăn này phân chia các khoang mũi.

Ở người trung niên và người già, chảy máu cam có thể bắt đầu từ vách ngăn nhưng nó cũng có thể bắt đầu ở sâu hơn bên trong mũi. Dạng chảy máu cam này ít gặp hơn nhiều. Nó có thể xảy ra do xơ cứng động mạch hoặc cao huyết áp. Dạng chảy máu cam này khởi phát tự nhiên và thường khó cầm, cần có sự trợ giúp chuyên khoa.

Nguyên nhân

– Chấn thương nhỏ (lấy tay ngoáy mũi) hoặc chấn thương mạnh va đập trực tiếp vào mũi (tai nạn, ngã…).

– Viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm xoang, hít hơi độc dẫ đến viêm mũi…).

– Lệch vách ngăn mũi, ung bướu (u xơ vòm, ung thư vòm mũi họng), bệnh phình mạch.

– Cao huyết áp hoặc bệnh do rối loạn quá trình đông máu.

– Dị vật: Khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.

– Không khí quá khô (độ ẩm thấp).

– Một số trường hợp máu cam đổ không rõ nguyên nhân, máu đột ngột chảy và tự cầm.

Để ngừng chảy máu cam

– Ngồi thẳng lưng. Giữ thẳng lưng có tác dụng hạ huyết áp ở các tĩnh mạch mũi.

– Bóp chặt mũi. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ và thở bằng miệng. Tiếp tục bóp chặt mũi trong 5-10 phút. Động tác này sẽ ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và thường làm máu ngừng chảy.

– Để ngăn chảy máu tái phát sau khi máu đã cầm, không nên ngoáy hoặc xì mũi và không nên cúi trong vòng vài giờ sau khi bị chảy máu. Giữ đầu ở mức cao hơn tim.

– Nếu chảy máu tái diễn, hãy hít mạnh vào để làm sạch các cục máu đông trong mũi bạn, xịt cả 2 bên mũi bằng thuốc xịt mũi chống sung huyết chứa oxymetazolin (Afrin, Dristan,…). Bóp chặt mũi theo cách đã mô tả ở trên và gọi bác sĩ.

Nên đi khám ngay nếu

– Chảy máu kéo dài trên 20 phút

– Chảy máu cam sau khi bị tai nạn, ngã hoặc chấn thương đầu, kể cả bị đấm vào mặt có thể gây vỡ mũi.

Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu cam, hãy sắp xếp đi khám bác sĩ. Bạn có thể cần đốt mạch máu gây ra hiện tượng chảy máu cam. Đốt điện là một kỹ thuật trong đó mạch máu được đốt bằng dòng điện, nitrat bạc hoặc laser. Đôi khi bác sĩ có thể nút mũi bạn bằng gạc đặc biệt hoặc bóng latex bơm căng để chèn ép vào mạch máu và làm máu ngừng chảy.

Cũng nên gọi cho bác sĩ khi bạn đang bị chảy máu mũi và đang dùng các thuốc chống đông máu, như aspirin hoặc warfarin (Coumadin). Bác sĩ có thể khuyên bạn điều chỉnh thuốc.

Thở ôxy qua ống đặt vào mũi (ống xông) có thể làm bạn bị tăng nguy cơ chảy máu cam. Nên bôi loại dầu nhờn gốc nước vào hốc mũi và tăng độ ẩm trong nhà để giúp giảm chảy máu cam.

Benh.vn

Bài viết Cấp cứu chảy máu cam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cap-cuu-chay-mau-cam-3808/feed/ 0
Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị chảy máu mũi https://benh.vn/ky-nang-so-cuu-khi-tre-bi-chay-mau-mui-3105/ https://benh.vn/ky-nang-so-cuu-khi-tre-bi-chay-mau-mui-3105/#respond Sun, 02 Sep 2018 13:26:58 +0000 http://benh2.vn/ky-nang-so-cuu-khi-tre-bi-chay-mau-mui-3105/ Khi trẻ bị chảy máu mũi, điều quan trọng là bố mẹ phải trấn trẻ vì lúc này trẻ rất  sợ hãi và có thể sẽ khóc nhiều khiến máu càng chảy. Thường thì máu mũi sẽ tự ngừng chảy trong khoảng 10 phút và lượng máu bị mất cũng không đáng kể.

Bài viết Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị chảy máu mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chảy máu mũi là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, thường là các dạng chảy máu nhẹ. Máu mũi chảy là do các mạch máu nhỏ nằm ở phía dưới trước của vách ngăn thành mũi bị vỡ hoặc do thời tiết khô hoặc quá lạnh, viêm xoang…

trẻ bị chảy máu mũi

Khi trẻ bị chảy máu mũi, điều quan trọng là bố mẹ phải trấn trẻ vì lúc này trẻ rất  sợ hãi và có thể sẽ khóc nhiều khiến máu càng chảy. Thường thì máu mũi sẽ tự ngừng chảy trong khoảng 10 phút và lượng máu bị mất cũng không đáng kể.

Cha mẹ có thể hạn chế máu mũi chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ.

Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp chặt hai cánh mũi của trẻ trong vòng khoảng 10 phút.

Để phòng chảy máu ở trẻ các bác sĩ khuyến cáo thường xuyên cắt móng tay của trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ. Nên tạo thêm độ ẩm trong phòng vào mùa đông hoặc trong phòng điều hòa.

Nếu hiện tượng chảy máu mũi xuất hiện thường xuyên và chảy nhiều máu thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám để phát hiện bệnh kịp thời

Benh.vn 

Bài viết Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị chảy máu mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ky-nang-so-cuu-khi-tre-bi-chay-mau-mui-3105/feed/ 0
Nguyên nhân trẻ bị chảy máu mũi và phương án xử trí https://benh.vn/nguyen-nhan-tre-bi-chay-mau-mui-va-phuong-an-xu-tri-3082/ https://benh.vn/nguyen-nhan-tre-bi-chay-mau-mui-va-phuong-an-xu-tri-3082/#respond Tue, 13 Mar 2018 04:26:35 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-tre-bi-chay-mau-mui-va-phuong-an-xu-tri-3082/ Hàng ngày tại phòng khám Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng 1 có 1 đến 2 trẻ được đưa đến khám bệnh vì lý do có tiền căn chảy máu mũi. Đây là một triệu chứng ít gặp nên các bố mẹ thường hay lúng túng vậy làm thế nào để xử lý vấn đề này

Bài viết Nguyên nhân trẻ bị chảy máu mũi và phương án xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hàng ngày tại phòng khám Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng 1 có 1 đến 2 trẻ được đưa đến khám bệnh vì lý do có tiền căn chảy máu mũi. Đây là một triệu chứng ít gặp nên các bố mẹ thường hay lúng túng vậy làm thế nào để xử lý vấn đề này

Nguyên nhân trẻ bị chảy máu mũi

Chảy máu mũi là triệu chứng của nhiều bệnh, ở trẻ em triệu chứng này thường gặp trong các bệnh lý sau:

Nhóm nguyên nhân thường gặp

– Viêm mũi xoang.

– Nhỏ thuốc mũi quá liều khiến mao mạch của bé co mạnh gây ra chảy máu

– Thời tiết lạnh khô khiến các mạch máu nhỏ nằm ở phía dưới trước của vách ngăn thành mũi bị vỡ

– Chảy máu mũi vô căn: đây là nguyên nhân thường gặp nhất chiếm trên 90%, lành tính nhất, tuy nhiên bệnh hay lặp đi lặp lại do vậy thường làm các bậc phụ huynh rất lo lắng.

Nhóm nguyên nhân ít gặp hơn

– Dị vật mũi: thường kèm theo thối mũi và chảy mũi, nghẹt mũi một bên.

– Một số bệnh lý huyết học: xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy, bệnh thiếu các yếu tố đông máu.

Nhóm nguyên nhân hiếm gặp

– Các loại u: u máu vách ngăn hoặc trên cuốn mũi hoặc trong hố mũi, u ác tính xoang hàm, u xơ vòm mũi họng.

– Một số bệnh lý dị dạng mạch máu mũi, suy dinh dưỡng.

Bạn cần làm gì khi trẻ bị chảy máu mũi?

Trong đa số các trường hợp các bậc phụ huynh vô lo lằng khi thấy trẻ bị chảy máu mũi, nên bối rối không biết xử lý như thế nào.

Sau đây là một số bước xử lý ban đầu trước trước khi đưa trẻ đi bệnh viện:

Xác định bên chảy máu: lau sạch cửa mũi trước hai bên, cho trẻ cúi người về phía trước bạn sẽ dễ dàng xác định được bên chảy máu.

Cầm máu: vì đa số là do chảy máu mũi vô căn do vỡ điểm mạch mũi trước nên bạn chỉ cần cho trẻ nằm nghỉ và dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn trong 10 phút điểm mạch sẽ tự ngưng chảy máu. Tuyệt đối dặn dò kỹ không cho trẻ nuốt máu vào bụng vì hậu quả sẽ gây nôn ói làm nặng thêm tình trạng của bệnh. Nếu máu có chảy xuống họng bạn cho trẻ nằm nghiêng và dùng lưỡi lùa máu ra mỗi 2-3 phút để theo dõi lượng máu mất.

Nếu sau 10 phút máu vẫn còn chảy, bạn nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay

Cách phòng ngừa chảy máu mũi cho trẻ

Đa số các trường hợp đều khó có thể phòng ngừa được do diễn tiến tự nhiên của bệnh hoặc do không tìm thấy nguyên nhân. Tuy nhiên bạn cũng có thể giúp trẻ phòng ngừa được trong một số trường hợp bệnh lý viêm nhiễm, di vật, suy dinh dưỡng bằng cách:

  • Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt.
  • Giáo dục trẻ phòng tránh tiếp xúc với các vật có kích thước nhỏ dễ trở thành dị vật.
  • Cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Theo dõi sát tình trạng sức khoẻ của trẻ và đưa trẻ đi khám sức khoẻ theo định kỳ hoặc theo lịch hẹn theo dõi của bác sĩ.

Bs Nguyễn Trương Khương – BV Nhi đồng 1

Bài viết Nguyên nhân trẻ bị chảy máu mũi và phương án xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-tre-bi-chay-mau-mui-va-phuong-an-xu-tri-3082/feed/ 0
Cấp cứu chảy máu mũi https://benh.vn/cap-cuu-chay-mau-mui-2426/ https://benh.vn/cap-cuu-chay-mau-mui-2426/#respond Wed, 17 Jan 2018 04:13:50 +0000 http://benh2.vn/cap-cuu-chay-mau-mui-2426/ Đại cương , lâm sàng và điều trị Chảy máu mũi

Bài viết Cấp cứu chảy máu mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Đại cương , lâm sàng và điều trị Chảy máu mũi

1. Đại cương.

1.1. Giải phẫu.

Đặc điểm niêm mạc mũi:

– Niêm mạc đường hô hấp có chức năng là làm ấm và làm ẩm không khí nhờ có một mạng lưới mao mạch dầy đặc và các mao mạch này đi rất nông do đó chỉ cần một chấn thương nhẹ cũng gây ra chảy máu.

– Các mao mạch đi rất nông do đó rất dễ bị tổn thương khi ngoáy mũi, chấn thương …

Giải phẫu mạch máu ở mũi.

– Động mạch cảnh ngoài bao gồm: động mạch bướm khẩu cái, động mạch khẩu cái lên.

– Động mạch cảnh trong bao gồm: động mạch sàng trước, động mạch sàng sau.

– Các nhánh động mạch này quy tụ tại một điểm ở phía trước và dưới vách ngăn, cách cửa mũi trước khoảng 1,5cm, người ta gọi là điểm mạch kisselbach.

1.2. Nguyên nhân.

– Nguyên nhân ngoại khoa: Chấn thương trong thời chiến và thời bình (vết dao đâm, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, do đạn bắn…).

– Nguyên nhân nội khoa: Bệnh cao huyết áp, các bệnh về máu (bạch cầu tuỷ cấp, suy tuỷ, bệnh ưa chảy máu), các bệnh sốt xuất huyết, suy gan, thận mãn tính.

1.3. Phân loại.

– Chảy máu điểm mạch Kisselbach.

– Chảy máu do tổn thương động mạch.

– Chảy máu toả lan do mao mạch: máu rỉ khắp niêm mạc mũi, không có điểm nhất định thường xuất hiện trong bệnh bạch cầu tuỷ cấp, bệnh ưa chảy máu, thương hàn, sốt xuất huyết.

2. Lâm sàng.

2.1. Chảy máu mũi nhẹ.

– Nguyên nhân: chấn thương nhẹ do ngoáy mũi hoặc những bệnh như cúm, thương hàn, đôi khi người khoẻ mạnh bình thường cũng có thể đột nhiên chảy máu.

– Soi mũi: thấy máu chảy ra từ điểm mạch hoặc động mạch. Máu chảy ra không nhiều, chảy từng giọt và có xu hướng tự cầm. Bệnh hay tái diễn nhiều lần. Loại chảy máu cam này thường thấy ở những trẻ con và tia lượng nhẹ.

2.2. Chảy máu mũi nặng.

– Nguyên nhân: tổn thương động mạch mũi trong các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, xơ gan… thường thấy ở những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh mãn tính. Trong chấn thương thường tổn thương động mạch sàng và gây ra chảy máu khó cầm.

– Soi mũi: khó thấy điểm chảy vì điểm chảy thường ở trên cao và ở phía sau.

3. Điều trị.

Trước một bệnh nhân đang chảy máu mũi, việc đầu tiên là phải cầm máu ngay, sau đó mới đi tìm nguyên nhân.

3.1. Chảy máu mũi nhẹ.

– Chảy máu ra từ điểm mạch hoặc động mạch bướm khẩu cái.

– Dùng hai ngón tay bóp hai cánh mũi lại là cho điểm kisselbach được đè  p.

– Dùng bấc thấm thuốc co mạch như : Êphêdrin 1% hoặc Antipyrin 20% nhét chặt vào hốc mũi và tiền đình mũi.

– Đốt bằng nitrat bạc hoặc côte điện.

3.2. Chảy máu mũi nặng: phải dùng những biện pháp tích cực.

Phương pháp đặt mè che mũi trước:

– Dụng cụ: đèn clar, mở mũi, nỉa khuỷu, đè lưỡi, mèche rộng 1,5cm dài 40cm, ngón tay găng, hiện nay hay dùng Merocel (Xomed – USA).

– Thuốc: thuốc co mạch, thuốc tê Lidocain 6%, dầu Paraphin.

– Cách đặt mè che mũi trước: trước tiên bảo bệnh nhân xì hết máu và đặt vào mũi một đoạn mèche thấm Lidocain 6% và thuốc co mạch dài 10cm có tác dụng giảm đau và co mạch khi tiến hành thủ thuật. Sau 3 phút rút mèche ra, dùng mở mũi banh rộng lỗ mũi ra qua sát bên trong hốc mũi xem bệnh nhân có mào vách ngăn hoặc vẹo vách ngăn hay không mục đích để khi tiến hành thủ thuật không chọc vào làm chảy máu thêm. Bơm mỡ kháng sinh hoặc dầu paraphin vào hốc mũi sau đó luồn bao cao su bọc lấy mở mũi, rồi đặt bao cao su vào hốc mũi.

Dùng nỉa khuỷu nhét mè che vào trong hốc mũi qua mở mũi sâu 6-8cm, tiếp tục nhét mè che vàohốc mũi, bắt đầu ở phía trên dưới sau (nhét sâu sát cửa mũi sau) rồi trong trước, ngoài sau ra tới tận cửa mũi. Mè che được xếp theo hình chữ chi theo kiểu đàn phong cầm). Trong khi nhét mè che mũi nên nhét chặt không để khoảng chết. Kiểm tra thành sau họng không thấy máu chảy xuống họng là được.

Rút mè che: không nên để mè che quá 48 h, thường rút ra nếu có sốt. Trong khi rút mè che phải rút thật chậm, tư thế nằm nghiêng, thầy thuốc kéo mèche ra từ từ, từng đoạn một, mỗi đoạn không quá 5 cm, cứ sau mỗi đoạn dừng 5 phút, vừa rút vừa nhỏ oxy già vào mũi. Rút mè che kéo dài chừng 20 tới 30 phút.

Phương pháp đặt mè che mũi sau:

Nếu chảy máu mũi do thương tổn phía sau và trên của hốc mũi hoặc đã đặt mèche mũi trước rồi mà không có hiệu quả thì phải áp dụng thủ thuật đặt mèche mũi sau.

– Dụng cụ: Ngoài các dụng cụ như dùng cho đặt mèche mũi trước cần thêm một ống Nelaton nhỏ bằng cao su, 2 pince Koche (có mấu và không mấu), một cục gạc hình trụ đường

kính chiều cao 3cm buộc vào hai sợi chỉ chắc dài 25cm, một cục gạc thứ hai cũng hình trụ nhưng nhỏ hơn đường kính 1cm.

– Cách đặt mè che mũi sau:

Đặt ống Nelaton vào lỗ mũi bên chảy máu đẩy ống xuống họng. Bảo bệnh nhân há miệng, dùng Pince không mấu cặp đầu Nelaton kéo ra khỏi miệng. Buộc chỉ của cục gạc to vào đầu ống Nelatọn. Kéo ngược ống Nelaton từ họng lên cửa mũi sau. Cục gạc bị sợi chỉ lôi ngược từ họng lên vòm mũi họng nút vào cửa mũi sau. Khi cục gạc đi qua eo màn hầu nó thường bị vướng lại, thầy thuốc nên dùng ngón tay trỏ tay phải đẩy cục gạc lên phía trên và phía sau giúp nó vượt qua eo hẹp. Tay trái cầm ống Nelaton và sợi chỉ kéo về phía trước. Xong rồi tháo sợi chỉ khỏi ống Nelaton và buộc nó vào cục gạc thứ hai, cục này che kín lỗ mũi trước.

Sau khi đặt mèche mũi sau có thể đặt tăng cường thêm mèche  mũi trước như trên đã mô tả.

Phương pháp thắt động mạch.

Nếu đặt mèche mũi sau và mèche mũi trước rồi mà vẫn còn chảy máu ta phải thắt động mạch hàm trong ở hố chân bướm hàm hoặc động mạch cảnh ngoài, thắt động mạch sàng trước và sàng sau ở bờ trong của hốc mắt.

Phương pháp nút mạch.

Hiện nay bằng phương pháp can thiệp mạch, người ta đã chụp mạch phát hiện điểm chảy máu và nguồn chảy máu, sau đó tiến hành nút mạch tạm thời hoặc nút mạch vĩnh viễn giúp cho việc cầm máu được chính xác và giảm đau đớn và thương tổn cho bệnh nhân.

Điều trị bằng thuốc.

Truyền dịch, truyền máu (chú ý truyền máu tươi khi cần thiết).

Thuốc cầm máu: Vitamin C, Vitamin K, Transamin, Hemocaprol, CaCl2…

Thuốc trợ tim mạch: Spartein, Uabain….

Thuốc kháng sinh mạnh phổ rộng: Cephalosporin thế hệ III

Thuốc giảm đau: Profenid, Alaxan, Efferalgan-codein..

Thuốc an thần: Rotunda, Gardenal, Seduxen, Stilnox…

 

Bài viết Cấp cứu chảy máu mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cap-cuu-chay-mau-mui-2426/feed/ 0