Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 09 Jul 2020 10:11:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bé 10 tháng tuổi đột tử vì bú nằm https://benh.vn/be-10-thang-tuoi-dot-tu-vi-bu-nam-6722/ https://benh.vn/be-10-thang-tuoi-dot-tu-vi-bu-nam-6722/#respond Fri, 23 Nov 2018 05:51:33 +0000 http://benh2.vn/be-10-thang-tuoi-dot-tu-vi-bu-nam-6722/ Bé gái toàn thân tím tái sau khi bú bình được 3h lại là một tiếng chuông cảnh báo về sự an toàn cho trẻ đối với các ông bố bà mẹ.

Bài viết Bé 10 tháng tuổi đột tử vì bú nằm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bé gái toàn thân tím tái sau khi bú bình được 3h lại là một tiếng chuông cảnh báo về sự an toàn cho trẻ đối với các ông bố bà mẹ.

Tử vong sau khi nằm bú bình

Khoảng 3 tiếng sau khi mẹ cho bé nằm bú bình, người mẹ mang cháo vào cho con ăn thì đã thấy bé toàn thân tím tái. Ngay lập tức trẻ được đưa đến viện cấp cứu nhưng không kịp. Bé gái xấu số này mới 10 tháng tuổi ở Hoàng Mai (Hà Nội), được đưa vào khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu vào lúc 10h15’ sáng 17/3.

BS Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết: Trẻ nhập viện trong tình trạng ngưng thở, ngừng tim. Dù đội ngũ y bác sĩ của khoa đã đặt nội khí quản, nỗ lực cấp cứu nhưng không kịp.

Trước đó, theo lời người nhà kể lại trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nôn trớ. Sáng 17/3 bé được mẹ  cho nằm bú bình (trẻ vừa bú, vừa ngủ). Sau đó, mẹ bé dậy đi làm việc vặt trong nhà. Vài giờ sau, mẹ bé đi nấu cháo cho con ăn rồi đi đánh thức con dậy. Vào đến giường, chị tá hỏa khi thấy toàn thân con tím tái. Chị vội vàng gọi taxi đưa con đến viện cấp cứu.

Nguyên nhân có thể do hội chứng trào ngược

Theo BS Nguyễn Thành Nam, nhiều khả năng trẻ bị trào ngược trong khi nằm ngủ. Đây là bệnh lý có thể gặp ở trẻ nhỏ. Bé được mẹ cho bú no, khi đó hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện có thể gây trào ngược sữa gây ngạt thở nhưng không được phát hiện kịp thời. Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trước đây đã gặp những trường hợp trẻ nhỏ bị hội chứng trào ngược nhưng chưa có ca nào tử vong.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều trẻ nhỏ gặp phải hội chứng trào ngược (hay còn gọi nôn trớ) trong những tháng đầu đời, nhưng đa số tự khỏi ở thời điểm 1 tuổi. Nguyên nhân là do, sau khi nuốt, thức ăn sẽ đi từ miệng xuống thực quản trước khi vào dạ dày, ở điểm nối thực quản và dạ dày có một số cấu trúc đặc biệt làm thực quản “đóng lại”.

Việc này giúp thức ăn không bị “dội ngược” trở lên khi dạ dày co bóp, tuy nhiên ở trẻ nhỏ quá trình này chưa được ổn định. Trong tình huống này, trẻ rất dễ bị sặc, nguy hiểm đến tính mạng nếu cha mẹ không chú ý kịp thời.

Thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy ước tính có hơn 50% trẻ khỏe mạnh có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản sinh lý trong 3 tháng đầu đời. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thoái lui khi trẻ lớn lên nhờ các cấu trúc của đường tiêu hóa dần hoàn chỉnh và chế độ ăn cũng đặc dần.

Không nên cho trẻ nằm bú

Khi cho trẻ bú sữa

Để hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, các chuyên gia khuyến cáo, đối với trẻ còn đang bú mẹ nên cho bú vú trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú vú bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược.

Đối với trẻ bú bình cha mẹ luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa. Không để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng bé bú hơi trong bình sữa. Khi cho bú, không nên để bé quấy khóc vì như vậy, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày.

Sau khi trẻ bú xong

Sau khi bú xong, cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ lưng cho ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao. Lưu ý các bà mẹ không nên để trẻ nằm bú vì tư thế này khiến trẻ rất dễ bị sặc và trớ sữa. Sau khi bé bú xong, không nên đặt bé nằm ngay, cũng không đùa giỡn, tâng bồng lên xuống.

Trong mọi trường hợp không, trẻ mới ăn xong không nên cho trẻ nằm ngay, chú ý mọi hoạt động của trẻ nhất là đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên chăm sóc, theo dõi trẻ chu đáo không nên để trẻ ngủ một mình, cho trẻ nằm tư thế đầu cao hơn người 30 độ, tốt nhất nên cho trẻ nằm nghiêng” – BS Nam nhấn mạnh.

Benh.vn (Theo infornet)

Bài viết Bé 10 tháng tuổi đột tử vì bú nằm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/be-10-thang-tuoi-dot-tu-vi-bu-nam-6722/feed/ 0
Cách mẹ nhận biết trẻ bú đủ hay chưa? https://benh.vn/cach-me-nhan-biet-tre-bu-du-hay-chua-10065/ https://benh.vn/cach-me-nhan-biet-tre-bu-du-hay-chua-10065/#respond Mon, 13 Aug 2018 17:28:11 +0000 http://benh2.vn/cach-me-nhan-biet-tre-bu-du-hay-chua-10065/ Trẻ nhỏ khi mới sinh ra kích thước dạ dày không to hơn một hạt đậu, nó chưa giãn nở tốt và thậm chí chỉ chứa được 7-13ml sữa/lần vào ngày đầu tiên. Số sữa này tương đương đúng bằng lượng sữa non quý giá mới tiết ra của mẹ. Nếu bé bú bình, việc xác định lượng sữa bé uống không quá khó. Tuy nhiên, khi bú mẹ, làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ lại là một thử thách.

Bài viết Cách mẹ nhận biết trẻ bú đủ hay chưa? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ nhỏ khi mới sinh ra kích thước dạ dày không to hơn một hạt đậu, nó chưa giãn nở tốt và thậm chí chỉ chứa được 7-13ml sữa/lần vào ngày đầu tiên. Số sữa này tương đương đúng bằng lượng sữa non quý giá mới tiết ra của mẹ. Nếu bé bú bình, việc xác định lượng sữa bé uống không quá khó. Tuy nhiên, khi bú mẹ, làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ lại là một thử thách.

Nếu đây là lần đầu tiên làm mẹ, bạn sẽ lo lắng, bỡ ngỡ đủ vấn đề về chăm sóc trẻ sơ sinh.

Sau khi rời bụng mẹ, bé ngủ li bì, vậy có nên đánh thức con dậy để cho bú không? Hay khi nào con tiểu tiện để thay tã cho con? Đặc biệt, thắc mắc làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ cũng được nhiều người quan tâm. Nguyên nhân do mẹ thường lo con bú không đủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ bú đủ hay chưa

cho-tre-bu-binh

1. Tã ướt

Cách thông thường nhất để nhận biết bé có bú đủ hay không là thông qua số lượng tã. Bạn cần phải lưu ý những điều sau:

  • Trong 2 ngày đầu tiên sau khi chào đời, bé cần thay khoảng 2 – 4 cái tã. Tuy nhiên, từ ngày thứ 5 trở đi, con số này tăng lên từ 6 – 8 cái.
  • Nước tiểu của bé nhạt, không có mùi. Nếu nước tiểu của bé có màu sẫm thì nhiều khả năng bé vẫn còn đói đấy.

2. Đi ngoài

Đi ngoài là một cách để nhận biết bé có bú đủ no hay không. Dưới đây là một số điểm mà bạn cần lưu ý:

  • 1 – 2 ngày đầu tiên, bé thường đi phân su (dày, dính, có màu đen hoặc xanh đậm).
  • Khi bé chuyển từ bú sữa non sang sữa mẹ, phân sẽ trở nên lỏng hơn, có màu vàng và ít có mùi hôi.
  • Trong vài tuần đầu tiên, phân của bé sẽ thay đổi đột ngột khoảng 2 – 3 ngày mới đi một lần.
  • Chỉ cần bé thay tã 6 – 8 lần một ngày, phân có màu vàng và lỏng là được.

3. Tăng cân

Sau sinh khoảng 3 – 4 ngày, bé có thể gặp phải tình trạng sút cân sinh lý. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn không cần phải lo lắng. Khoảng 2 tuần sau đó, cân nặng của bé sẽ trở lại bình thường. Cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu của bé tăng liên tục chứng tỏ bé đã bú đủ sữa.

can-nang-tre-em-bu-du

Trẻ có cân nặng tăng lên nhờ bú mẹ là dấu hiệu trẻ bú đầy đủ

Cách cho bé bú

Khi cho bé bú, bạn tìm một chỗ dựa vững chắc để tựa lưng, lý tưởng nhất là ngồi ở đầu giường. Chọn một cái gối vừa vặn, đặt dưới cánh tay đỡ bé để hỗ trợ. Cần đặt cằm của bé hơi hạ xuống và chạm vào bầu vú. Miệng bé ngậm được toàn bộ núm vú, kể cả phần quầng vú. Hãy tham khảo bài Mách mẹ những tư thế cho con bú tốt nhấtđể lựa chọn tư thế phù hợp với mình nhất.

Nếu hai bên vú có sữa không đều, bên nhiều bên ít, bạn có thể cho bé bú bên ít trước để kích thích tiết sữa nhiều hơn. Khi thấy bé vẫn còn đói, bạn cho bé bú bên còn lại.

Mời bạn xem thêm bài 11 bước giúp mẹ cho bé bú dễ dàng hơn để việc cho con bú sữa mẹ không còn là nỗi lo với bạn nữa.

Một số dấu hiệu tưởng bé đói nhưng không phải

Ngoài những điều đã đề cập ở trên, còn có một số dấu hiệu khác khiến bạn dễ nhầm lẫn là bé còn đói:

  • Bé khóc sau khi bú không phải là do bú không đủ mà có thể là do những nguyên nhân khác như đau bụng, khó chịu…
  • Đôi khi bé sẽ ngậm vú trong một thời gian dài mà không bú sữa bởi điều này khiến bé cảm thấy ấm áp và thoải mái.
  • Nếu bé muốn bú bình ngay sau khi bú mẹ thì không phải là do bé đói. Điều này là do trẻ nhỏ thường có khuynh hướng thích ngậm vú để thấy thoải mái hơn. Bạn có thể cho bé ngậm ti giả để thay thế.

Cho bé bú mẹ không chỉ cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho bé mà còn có lợi cho bạn. Ngoài ra, bú mẹ cũng giúp tạo ra một mối liên kết chặt chẽ giữa bạn và bé. Vì vậy, hãy tận hưởng giai đoạn này để vun đắp tình cảm của bạn và bé nhé.

Bài viết Cách mẹ nhận biết trẻ bú đủ hay chưa? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-me-nhan-biet-tre-bu-du-hay-chua-10065/feed/ 0
Nhận biết những dấu hiệu báo rằng bé đang đói để cho bú kịp thời https://benh.vn/nhan-biet-nhung-dau-hieu-bao-rang-be-dang-doi-de-cho-bu-kip-thoi-10058/ https://benh.vn/nhan-biet-nhung-dau-hieu-bao-rang-be-dang-doi-de-cho-bu-kip-thoi-10058/#respond Thu, 04 Jan 2018 07:28:04 +0000 http://benh2.vn/nhan-biet-nhung-dau-hieu-bao-rang-be-dang-doi-de-cho-bu-kip-thoi-10058/ Thay vì vì tính toán lượng sữa mà bé bú, thời gian mà bé đói, mẹ hãy chú ý quan sát những dấu hiệu này của bé chứng tỏ bé đang đói để cho bé bú kịp thời nhé. Có nhiều dấu hiệu báo rằng bé đang đói Khóc là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy trẻ sơ sinh bị […]

Bài viết Nhận biết những dấu hiệu báo rằng bé đang đói để cho bú kịp thời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thay vì vì tính toán lượng sữa mà bé bú, thời gian mà bé đói, mẹ hãy chú ý quan sát những dấu hiệu này của bé chứng tỏ bé đang đói để cho bé bú kịp thời nhé.

Có nhiều dấu hiệu báo rằng bé đang đói

Khóc là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy trẻ sơ sinh bị đói, nhưng nó không phải là dấu hiệu đầu tiên mà là dấu hiệu cuối cùng.

1. Dấu hiệu sớm nhất

  • Liếm môi
  • Mút hoặc liếm bàn tay, ngón tay
  • Miệng mở đóng thường xuyên
  • Thè lưỡi
  • Quay đầu tìm kiếm. Đây là phản xạ tìm ti mẹ. Những tuần đầu sau sinh, khi bạn chạm vào má của bé, bé sẽ ngay lập tức quay đầu sang má bị chạm.

2. Các dấu hiệu tiếp theo

  • Cố gắng thu hút sự chú ý của bạn bằng cách kéo quần áo
  • Dúi đầu vào ngực người bế
  • Di chuyển tay và chân liên tục
  • Quấy khóc
  • Cựa quậy liên tục
  • Tỉnh giấc khi đang ngủ, sau đó ngủ thiếp đi rất nhanh
  • Rên rỉ, lầm bầm
  • Đập vào cánh tay, ngực của người bế
  • Cử động mắt. Nếu bạn thấy mắt của bé chuyển động nhanh mà mắt vẫn nhắm hờ thì đó lúc bạn nên cho bé bú thêm
  • Nếu bé vẫn còn muốn bú ti mẹ sau khi đã bú hết sữa thì đây là dấu hiệu bé vẫn còn đói
  • Thậm chí, nếu bé hơn 4 tháng, bé có thể mỉm cười khi bạn cho bé bú. Điều này có nghĩa là bé thích và muốn bạn tiếp tục công việc này.

3. Dấu hiệu cuối cùng

  • Di chuyển đầu nhiều lần và lặp lại liên tục
  • Khóc là dấu hiệu cuối cùng để bạn nhận biết bé đang đói nhưng nó cũng là dấu hiệu cho những vấn đề khác ở trẻ. Tiếng khóc khi đói thường nhỏ, ngắn và âm lượng lên xuống khác nhau. Khi bé khóc, bạn hãy bình tĩnh dỗ bé trước khi cho bé bú. Ôm ấp, nựng nịu, sau đó đặt núm vú vào miệng để bé bú. Tuy nhiên, đợi đến khi bé khóc, bạn mới cho bú sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khiến cả bạn và bé đều căng thẳng.

Tại sao phải theo dõi dấu hiệu bé đang đói?

Thay vì cho bé ăn một cách ngẫu nhiên, bạn hãy quan sát các tín hiệu để đáp ứng nhu cầu của bé kịp lúc. Điều này sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích:

  • Giúp bạn hiểu rõ về bé hơn
  • Việc bú sữa diễn ra dễ dàng
  • Đáp ứng ngay những cơn đói bụng và khát nước của bé
  • Tạo niềm tin của bé
  • Bạn cảm thấy tự tin hơn
  • Mối liên hệ giữa mẹ và bé được gắn kết
  • Duy trì việc sản xuất sữa mẹ.

Làm thế nào để biết bé đã no?

Khi no, bé sẽ có một vài cử chỉ để bạn biết như mím môi, quay đầu sang hướng khác, nhè núm vú hoặc thiu thiu ngủ, bú chậm lại hoặc ngừng hẳn. Những bé hơn 4 tháng thường bắt đầu chú ý đến khung cảnh xung quanh hơn. Do đó, khi bé no, bé sẽ bắt đầu ngó nghiêng lung tung.

Bạn nên cố gắng quan sát và tìm ra những dấu hiệu cho thấy bé đói hoặc no để đảm bảo rằng bé được cho bú đầy đủ. Dấu hiệu giữa đói và no thường dễ khiến bạn lẫn lộn. Điều này có thể khiến chế độ ăn của bé gặp vấn đề, dễ dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ.

Hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ có một dấu hiệu khác nhau để cho bạn biết bé đang cảm thấy như thế nào. Đôi lúc, việc hiểu được những hành động nhỏ ấy của bé sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng ngạc nhiên và sung sướng đấy. Hãy dành thời gian ở bên cạnh bé, tiếp xúc với bé nhiều, bạn sẽ nhận ra được bé đang muốn gì một cách nhanh chóng.

Một số câu hỏi thường gặp

1. Mút tay có phải là dấu hiệu cho thấy bé đói?

Sau khi qua giai đoạn sơ sinh, mút tay không phải lúc nào cũng cho thấy bé đang đói. Từ 6 đến 8 tuần, bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh bằng tay và miệng. Bé dần kiểm soát được bàn tay của mình nhiều hơn. Đôi lúc, mút tay là dấu hiệu cho biết rằng bé đang mọc răng.

2. Phải làm sao để biết bé có muốn bú hay không?

Nếu bạn nghi ngờ bé đang đói nhưng không chắc chắn, bạn cứ cho bé bú. Điều này có thể giúp cả bạn và bé:

  • Nếu bé đói thì bé có thể bú
  • Nếu bạn đang cho bé bú sữa mẹ, lượng sữa sản xuất ra sẽ nhiều hơn
  • An ủi bé.

Nếu bé được cho bú thường xuyên, đúng cữ nhưng bé vẫn khó chịu, bạn hãy kiểm tra xem con có bị đầy hơi, đau bụng hoặc những vấn đề khác hay không nhé.

3. Tại sao bé có dấu hiệu đói ngay khi vừa cho bú xong?

Thông thường, trẻ sơ sinh thường bú cách nhau một khoảng thời gian ngắn. Vào buổi chiều và tối, bé thường bú liên tục. Trẻ nhỏ cũng thường có xu hướng bú nhiều hơn khi bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt. Giai đoạn này thường xảy ra vào tuần thứ 2, 3, 6, tháng thứ 3 và 6.

4. Có nên đánh thức bé dậy để cho bú hay không?

Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Tuy nhiên, sau khi bé đã được 4 tuần tuổi, bạn nên đánh thức bé dậy sau 4 giờ để cho bú vào ban đêm và sau 2 giờ vào ban ngày. Bạn có thể áp dụng điều này miễn là bé tăng cân đều, sức khỏe tốt, đi vệ sinh bình thường là được.

 

Bài viết Nhận biết những dấu hiệu báo rằng bé đang đói để cho bú kịp thời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhan-biet-nhung-dau-hieu-bao-rang-be-dang-doi-de-cho-bu-kip-thoi-10058/feed/ 0
Có nên cho bé bú mẹ uống thêm nước lọc https://benh.vn/co-nen-cho-be-bu-me-uong-them-nuoc-loc-3052/ https://benh.vn/co-nen-cho-be-bu-me-uong-them-nuoc-loc-3052/#respond Tue, 12 Jul 2016 04:26:05 +0000 http://benh2.vn/co-nen-cho-be-bu-me-uong-them-nuoc-loc-3052/ Em mới sinh cháu nhỏ được 1 tháng. Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ nói rằng trước khi cháu đủ 6 tháng, không nên cho ăn uống thêm gì ngoài sữa mẹ, kể cả nước lọc. Em thấy như thế không hợp vệ sinh, nhưng không biết làm như thế nào?

Bài viết Có nên cho bé bú mẹ uống thêm nước lọc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Em mới sinh cháu nhỏ được 1 tháng. Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ nói rằng trước khi cháu đủ 6 tháng, không nên cho ăn uống thêm gì ngoài sữa mẹ, kể cả nước lọc. Em thấy như thế không hợp vệ sinh, nhưng không biết làm như thế nào?

Chuyên gia dinh dưỡng, PGS.TS Lê Thị Bạch Mai trả lời:

Dinh dưỡng có tầm quan trọng đặc biệt đối với trẻ em. Chế độ dinh dưỡng tốt cho trẻ trong giai đoạn từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất trong suốt cuộc đời trẻ. Bé nhà bạn mới được 1 tháng tuổi và sữa mẹ là thức ăn thích hợp nhất cho bé. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị rằng “trẻ sơ sinh cần được cho bú sớm (trong vòng một giờ đầu sau khi sinh) và được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, sau đó ăn bổ sung hợp lý nhưng vẫn duy trì cho bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi”.

Chế độ dinh dưỡng thích hợp trong suốt 2 năm đầu đời sẽ cải thiện sự tăng trưởng và phát triển thể chất, thành tích học tập và cả sức khỏe trong tương lai của trẻ.

Theo khuyến cáo này, việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có nghĩa là trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ mà không ăn hoặc uống thêm bất cứ một loại thức ăn hay chất lỏng nào khác kể cả nước. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp trẻ có nguồn dinh dưỡng tốt nhất và giảm khả năng phát sinh bệnh tật không chỉ ở tuổi ấu thơ (tiêu chảy, viêm phổi, hen phế quản…) mà cả khi trưởng thành (béo phì, đái tháo đường, tim mạch và một số ung thư).

Điều tưởng như ai cũng biết nhưng không phải

Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ vì sữa mẹ cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ.

Sữa mẹ có thành phần 85% là nước. Do vậy, việc bú mẹ hoàn toàn có thể cung cấp nhu cầu về nước và dinh dưỡng cho trẻ, ngay cả trong điều kiện thời tiết nóng bức. Vì vậy, trong 6 tháng đầu, nếu bạn đủ sữa đảm bảo cho bé được bú mẹ hoàn toàn thì không cần thiết và không nên cho trẻ uống thêm nước nhằm giúp trẻ tận dụng tối đa nguồn sữa mẹ.

Trong sữa mẹ còn có các chất đề kháng giúp trẻ chống đỡ bệnh tật. Vì thế bạn không nên lo lắng về mất vệ sinh khi không cho bé uống nước tráng miệng sau mỗi bữa bú. Bạn cố gắng “ăn no, uống đủ, ngủ tốt” để đủ sữa cho bé được bú mẹ hoàn toàn. Bạn hãy cho bé bú theo nhu cầu, vừa để bé được tận dụng hết nguồn sữa mẹ, vừa có tác dụng giúp sữa mẹ được tiết ra tốt hơn và nhiều hơn ở những lần bú sau. Nếu cho trẻ uống nước lọc, bé sẽ bú ít hơn. Mặt khác, các dụng cụ như cốc, thìa và nước cũng có thể trở thành nguồn lây nhiễm bệnh cho bé nếu không được đảm bảo vệ sinh.

Lời nhắc nhở cho các mẹ

Con bạn 1 tháng tuổi, bạn cần cho bé bú mẹ hoàn toàn và không nên cho bé uống thêm nước. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là biện pháp tự nhiên, kinh tế, an toàn và hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe của cả bạn và bé.

Theo Sức khỏe & An toàn thực phẩm

Bài viết Có nên cho bé bú mẹ uống thêm nước lọc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-nen-cho-be-bu-me-uong-them-nuoc-loc-3052/feed/ 0