Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 09 Apr 2024 04:38:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cách tính chu kỳ kinh nguyệt có đều hay không? https://benh.vn/cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-co-deu-hay-khong-4902/ https://benh.vn/cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-co-deu-hay-khong-4902/#respond Sat, 06 Apr 2024 05:12:53 +0000 http://benh2.vn/cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-co-deu-hay-khong-4902/ Kinh nguyệt không đều là những thay đổi về chu kỳ kinh, lúc thu ngắn lại, khi kéo dài ra khiến người phụ nữ không thể dự đoán kỳ kinh tới có thể xảy ra vào ngày nào. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào cho đúng?

Bài viết Cách tính chu kỳ kinh nguyệt có đều hay không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kinh nguyệt không đều là những thay đổi về chu kỳ kinh, lúc thu ngắn lại, khi kéo dài ra khiến người phụ nữ không thể dự đoán kỳ kinh tới có thể xảy ra vào ngày nào.

vong_tron_chu_ky_kinh_nguyet

Nhiều chị em nghĩ rằng kinh nguyệt không đều là trường hợp kinh nguyệt không xuất hiện vào đúng ngày của tháng trước. Điều này không đúng.

Vậy làm thế nào để biết kinh nguyệt của mình có đều hay không mời các bạn hay tham khảo ví dụ dưới đây:

Ví dụ:

  • Một chị có kinh nguyệt liên tiếp vào các ngày 25/1, 23/2, 24/3, và 22/4 (chị em thường nói là “kinh lên ngày”). Nhìn qua thì thấy các ngày kinh thay đổi hàng tháng nhưng xét về chu kỳ kinh thì người phụ nữ này có kinh rất đều vì từ ngày 25/1 đến 22/2;  thì 23/2 đến 24/3 và từ 24/3 đến 21/4 đều có khoảng cách 29 ngày (chú ý là theo lịch dương, tháng giêng và 3 có 31 ngày, tháng 4 có 30 ngày còn tháng 2 chỉ có 28 ngày).
  • Một chị khác có các kỳ kinh liên tiếp vào các ngày 3/4, 5/5, 6/6, và 8/7 (chị em thường nói “kinh chậm (hoặc lùi) ngày lại”). Trường hợp này kinh nguyệt cũng vẫn rất đều với chu kỳ kinh là 32 ngày.

Nên chú ý có nhiều chị em nhớ ngày kinh nguyệt của mình theo lịch âm. Nếu lịch dương có tháng đủ 31 ngày, tháng thiếu 30 ngày (hoặc 28 – 29 ngày vào tháng 2) thì theo lịch âm, tháng đủ là 30 ngày và tháng thiếu đều có 29 ngày.

Vì thế người ta khuyên mỗi phụ nữ nên ghi lại ngày đầu tiên của mỗi kỳ kinh của mình trên một quyển lịch nhỏ (hay một bìa lịch) một cách đều đặn. Từ đó đếm số ngày từ ngày đầu tiên ra máu đến trước ngày có kinh lần sau sẽ biết rõ chu kỳ kinh của mình có đều đặn hay không. Trường hợp chu kỳ đó lệch 1-2 ngày thì vẫn có thể coi là đều.

Với người có kinh nguyệt không đều, chị em không thể dự đoán được mình sẽ có kinh vào ngày nào trong tháng tới.

Bài viết Cách tính chu kỳ kinh nguyệt có đều hay không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-co-deu-hay-khong-4902/feed/ 0
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? https://benh.vn/chu-ky-kinh-nguyet-bat-thuong-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-4947/ https://benh.vn/chu-ky-kinh-nguyet-bat-thuong-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-4947/#respond Mon, 06 Jan 2020 05:13:48 +0000 http://benh2.vn/chu-ky-kinh-nguyet-bat-thuong-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-4947/ Có kinh nguyệt hàng tháng là điều bình thường của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt mỗi người lại khác nhau: 21, 28, 40 ngày… gây nên những băn khoăn, lo lắng.

Bài viết Chu kỳ kinh nguyệt bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có kinh nguyệt hàng tháng là điều bình thường của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt mỗi người lại khác nhau: 21, 28, 40 ngày… gây nên những băn khoăn, lo lắng.

Vậy, chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường? Chu kỳ kinh nguyệt bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Các phương pháp giữ ổn định chu kỳ kinh nguyệt cho chị em phụ nữ?

Tìm hiểu về kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt ?

Kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormon sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản.

Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh. Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng (đôi khi 2 trứng) vào giai đoạn phóng noãn (rụng trứng). Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung. Sau khi phóng noãn, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ.

Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu. Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài là kinh khi phần nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra khỏi cơ thể qua âm đạo.

Những hormon sản xuất ra trong chu kì hoạt động của buồng trứng đã quyết định chu kì kinh nguyệt.

chu_ky_kinh_nguyet_1

Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ (Ảnh minh họa)

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài trong bao lâu?

Một chu kì kinh nguyệt bình thường có vòng kinh kéo dài 28 +/- 7 ngày, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy theo cơ địa của từng người.

Chu kì kinh nguyệt thường được tính từ ngày đầu tiên hành kinh cho tới ngày bắt đầu có kinh lần sau với thời gian: 28 ngày, 33 ngày, 35 ngày.

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không bình thường?

  • Kinh thưa: kinh nguyệt không thường xuyên, không đều, chu kì kinh nguyệt thường trên 35 ngày.
  • Kinh mau: đa kinh, chu kì kinh nguyệt thường là 21 ngày hoặc ngắn hơn.
  • Rong kinh: kinh có chu kì và lượng máu kinh nhiều hơn 80 ml, thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày…

chu_ky_kinh_nguyet_binh_thuong

Rong kinh, kinh mau, kinh thưa… là chu kỳ kinh nguyệt bất thường (Ảnh minh họa)

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

  • Ảnh hưởng đến sắc đẹp.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nguyên nhân gây nên các bệnh về phụ khoa.
  • Nguyên nhân gây vô sinh…

Các yếu tố tác động đến chu kỳ kinh nguyệt

  • Ảnh hưởng bởi những mốc thời gian quan trọng trong cuộc sống: tuổi dậy thì (từ 11-15 tuổi), sinh nở, mãn kinh (từ 45-50 tuổi)…
  • Mắc các bệnh bẩm sinh về bộ phận sinh dục: u lành, ác tính, viêm nhiễm…
  • Do phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại: các chất hóa học, sinh học, phóng xạ…
  • Do ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học.
  • Do stress, trầm cảm, bực tức, bị sốc mạnh…
  • Do hút thuốc, uống rượu…
  • Do di truyền.
  • Mất cân bằng nội tiết…

di_dang_tu_cung

Bất thường ở bộ phận sinh dục… ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt (Ảnh minh họa)

Các phương pháp đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt đều đặn

  • Giữ trọng lượng cơ thể.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
  • Tránh stress.
  • Không uống rượu, bia, thuốc lá.
  • Uống thuốc ngừa thai.

Lời kết

Thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường nếu chu kỳ ngắn nhất và dài nhất không chênh nhau nhiều hơn 8 ngày. Vì vậy, nếu chu kỳ ngắn nhất là 25 ngày và dài nhất là 32 ngày là phạm vi bình thường. Khoảng cách này chênh nhau 8-20 ngày là chu kì bất thường, còn trên 21 ngày thì chị em cần đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Mặt khác, để giữ gìn sức khỏe, đảm bảo chu kỳ hàng tháng đều đặn, chị em cần tập thể dục thường xuyên, đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng, tránh stress, hạn chế uống trà, cà phê, bỏ thuốc lá…

Bài viết Chu kỳ kinh nguyệt bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chu-ky-kinh-nguyet-bat-thuong-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-4947/feed/ 0
Ăn gì để bớt đau bụng khi đến ngày “đèn đỏ” https://benh.vn/an-gi-de-bot-dau-bung-khi-den-ngay-den-do-55035/ https://benh.vn/an-gi-de-bot-dau-bung-khi-den-ngay-den-do-55035/#respond Wed, 20 Feb 2019 05:30:26 +0000 https://benh.vn/?p=55035 Ăn uống như thế nào để giảm bớt đau bụng khi đến ngày “đèn đỏ” là câu hỏi mà nhiều chị em quan tâm bởi hầu như ai cũng khổ sở vì tình trạng này mỗi tháng 1 lần.

Bài viết Ăn gì để bớt đau bụng khi đến ngày “đèn đỏ” đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ăn uống như thế nào để giảm bớt đau bụng khi đến ngày “đèn đỏ” là câu hỏi mà nhiều chị em quan tâm bởi hầu như ai cũng khổ sở vì tình trạng này mỗi tháng 1 lần.

Những ngày trong chu kỳ kinh, đa số chị em đều gặp phải tình trạng đau âm ỉ bụng dưới kèm theo đau lưng. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến sinh hoạt thường ngày mà còn gây cảm giác khó chịu.

Cơn đau cũng khiến không ít chị em phải nghỉ học, nghỉ làm vì quá mệt mỏi. Do đó, mọi người luôn muốn tìm cách khắc phục tình trạng này. Ăn gì để bớt đau bụng kinh là câu hỏi mà đông đảo chị em luôn muốn biết câu trả lời.

Gừng

Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở hầu hết phụ nữ

Gừng có tính nóng, giúp chống lại các cơn co thắt. Vì thế, đây là thực phẩm hữu ích giúp giảm đau bụng kinh. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng giảm buồn nôn và trướng bụng, đây cũng là những hiện tượng thường gặp khi đến kỳ kinh nguyệt.

Những ngày “đèn đỏ” uống một cốc trà gừng ấm hoặc thêm gừng vào các món ăn sẽ giúp cơn đau bụng đỡ hơn rất nhiều.

Hàu

Hàu có chứa nhiều sắt và omega-3. Hai dưỡng chất này có tác dụng đặc biệt trong việc giảm đau bụng kinh. Omega-3 hạn chế sự co bóp tử cung nên sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ đau bụng hơn rất nhiều.

Trứng

Trứng, yến mạch… là những thực phẩm giúp giảm cơn đau bụng kinh

Trứng chứa nhiều dưỡng chất và vitamin như vitamin B6, D, E… Những chất này có thể giúp bạn giảm cảm giác đau do kinh nguyệt. Ngoài ra, thành phần của trứng chứa nhiều protein, cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp bạn có thêm “sức mạnh” để chống lại cơn đau.

Rau có màu xanh đậm

Trong kỳ kinh, việc mất máu khiến cơ thể thiếu hụt sắt. Điều này gây ra cảm giác mệt mỏi cho nhiều chị em. Các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều sắt và vitamin nên rất tốt cho sức khỏe, nhất là những ngày đến tháng. Vì vậy, chị em nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày các loại rau như súp lơ xanh, cải xanh…

Trái cây

Trái cây là một trong những thực phẩm hàng đầu giúp giảm đau bụng kinh. Có rất nhiều loại trái cây có công dụng giảm đau bụng như chuối, dứa, đu đủ…

Ăn nhiều rau xanh để cung cấp sắt bù lại cho lượng máu đã mất trong những ngày “đèn đỏ”

Chuối chứa nhiều vitamin B6, kali, giúp giảm đau và giảm trướng bụng. Đu đủ chứa hàm lượng sắt cao, cũng như canxi, vitamin A, C… Những loại trái cây này cung cấp lượng sắt thiếu hụt do mất máu kinh và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trà xanh

Trà xanh vừa dùng làm nước uống hàng ngày, vừa giúp làm đẹp da, chống viêm nhiễm, kháng khuẩn… Ngoài ra, nó còn hỗ trợ lưu thông máu, giảm hiện tượng đầy hơi, trướng bụng và chống oxy hóa. Điều này giúp giảm đau bụng, mệt mỏi trong những ngày “đèn đỏ” hiệu quả.

Cây họ đậu

Nếu bạn đang không biết ăn gì để bớt đau bụng kinh thì các cây họ đậu là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Những ngày này, cơ thể mất sắt và magie. Trong khi đó, các cây họ đậu là thực phẩm nhiều sắt và magie. Hãy bổ sung vào bữa ăn hằng ngày các loại đậu nành, đậu xanh, đậu đen nhé.

Yến mạch

Yến mạch là thực phẩm rất tốt với chị em. Nó có tác dụng lớn trong việc làm đẹp da, đẹp dáng… Thành phần yến mạch chứa nhiều kẽm và magie. Chúng giúp cho mạch máu giãn và ổn định serotonin, hoạt chất có trong não. Từ đó, cơ thể cảm giác khỏe mạnh, thư thái hơn, cảm giác đau bụng kinh cũng giảm nhiều.

Ăn những thực phẩm giúp giảm đau bụng để chu kỳ kinh nhẹ nhàng hơn

Chocolate đen

Chocolate đen chứa nhiều magie và chất xơ. Chúng giúp tinh thần của chị em thoải mái, vui vẻ, giảm đau bụng. Bạn nên chọn loại có ít nhất 85% cacao để đạt hiệu quả cao nhất nhé.

Benh.vn (theo BV Hồng Ngọc)

Bài viết Ăn gì để bớt đau bụng khi đến ngày “đèn đỏ” đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/an-gi-de-bot-dau-bung-khi-den-ngay-den-do-55035/feed/ 0
Nhận biết sức khỏe qua màu sắc kinh nguyệt https://benh.vn/nhan-biet-suc-khoe-qua-mau-sac-kinh-nguyet-5808/ https://benh.vn/nhan-biet-suc-khoe-qua-mau-sac-kinh-nguyet-5808/#respond Sat, 19 Jan 2019 09:34:04 +0000 http://benh2.vn/nhan-biet-suc-khoe-qua-mau-sac-kinh-nguyet-5808/ Có kinh nguyệt hàng tháng là điểm khác biệt của chị em phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt không chỉ đảm bảo sức khỏe sinh sản mà còn là lăng kính thể hiện những vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Bài viết Nhận biết sức khỏe qua màu sắc kinh nguyệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có kinh nguyệt hàng tháng là điểm khác biệt của chị em phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt không chỉ đảm bảo sức khỏe sinh sản mà còn là lăng kính thể hiện những vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Tuy nhiên, cứ sắp đến cữ “đèn đỏ” thì các triệu chứng gây khó chịu cho cơ thể lại xuất hiện như: đau bụng, cương tức ngực, đau lưng… gây ảnh hưởng đến đời sống thường ngày.

Với bài viết dưới đây, Benh.vn sẽ giúp phái nữ nhận biết sức khỏe của mình qua màu sắc kinh nguyệt, qua đó có kế hoạch giữ gìn sức khỏe cho bản thân.

Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormon sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản.

Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh. Chu kỳ vòng kinh của mỗi người thường dao động từ 28 đến 32 ngày/vòng kinh.

Chu kỳ vòng kinh thường dao động từ 28 đến 32 ngày.

Trạng thái & tính chất của kinh

Máu kinh nguyệt bình thường không đặc, hơi dính, trong có thể thấy các cục dính màu trắng (là mảnh vụn của màng trong tế bào).

Nếu máu kinh nguyệt vừa dính vừa đông đặc hoặc trong suốt như nước, hoặc kết thành hòn máu to và cứng thì có thể do máu ứ, cần giữ vệ sinh kinh nguyệt tốt.

Phương pháp nhận biết sức khỏe qua màu sắc kinh nguyệt

Theo dõi sự đều đặn của chu kỳ

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều có tính quy luật. Nếu chu kỳ diễn ra đều đặn chứng tỏ sức khỏe cơ thể bình thường. Ngược lại, chu kỳ sớm trước hoặc chậm sau nhiều ngày kèm theo cảm giác khó chịu thì phải kịp thời kiểm tra, không nên bỏ qua.

Lưu ý: Nếu thời gian 1-2 ngày chậm hoặc nhanh thì không phải là bệnh hoặc các năm đầu khi thấy kinh hoặc gần kỳ mãn kinh thì chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể thay đổi.

Quan sát màu sắc của kinh

Kinh nguyệt bình thường có màu đỏ sẫm. Khi thấy kinh có màu khác bình thường như: đỏ tươi, màu nâu sậm, màu vàng, màu đen… thì cần để ý theo dõi.

Hiện tượng này theo đông y là do khí hư hàn hoặc nhiệt. Nếu chị em chú ý giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt thì có thể khắc phục được chứng bệnh này.

Kinh nguyệt bình thường có màu đỏ sẫm.

Quan sát lượng kinh

Lượng kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít đều là biểu hiện không bình thường. Lượng kinh nguyệt nhiều là lượng máu chảy ra quá nhiều (lớn hơn 100ml), và thời gian hành kinh quá dài (từ 10 ngày trở lên) gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân khiến lượng kinh nguyệt quá nhiều

Kinh nguyệt quá nhiều do màng trong tử cung bong ra bất thường và do chứng tăng sinh màng tử cung, hoặc có những bệnh tử cung như u xơ tử cung…

Kinh nguyệt quá nhiều cũng có thể do ảnh hưởng từ bệnh của các cơ quan khác như: rối loạn chức năng gan, các bệnh về máu, các tác động ngoại cảnh: bị lạnh, nóng quá, tinh thần căng thẳng…

Kinh nguyệt quá nhiều do màng trong tử cung bong ra bất thường, u xơ tử cung…

Nguyên nhân khiến lượng kinh nguyệt quá ít

Phụ nữ trên 18 tuổi vẫn chưa thấy hành kinh hoặc liên tục trên 3 tháng không thấy kinh thì gọi là bế kinh (tắc kinh).

Bế kinh do các bệnh mạn tính toàn thân như: thiếu máu nghiêm trọng, bệnh gan, đái đường… hoặc do dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hoà, lao bộ phận sinh dục…

Ngoài ra, đại não bị kích thích mạnh hoặc bị tổn thương hoặc lao động mệt mỏi cũng đều có thể gây bế kinh.

Lời kết

Kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, một sức khỏe kinh nguyệt tốt là nền tảng quan trọng để chị em phụ nữ có được sức khỏe và vẻ đẹp của mình.

Tuy nhiên, nếu thấy sự khác biệt trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng như: màu sắc kinh thay đổi, chu kỳ kinh ngắn hoặc quá dài, lượng kinh quá nhiều hoặc quá ít… thì cần sắp xếp lại lịch làm việc, chế độ dinh dưỡng hoặc đến bệnh viện để được tư vấn chữa bệnh kịp thời.

Benh.vn

Bài viết Nhận biết sức khỏe qua màu sắc kinh nguyệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhan-biet-suc-khoe-qua-mau-sac-kinh-nguyet-5808/feed/ 0
Những thay đổi của cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt https://benh.vn/nhung-thay-doi-cua-co-the-trong-thoi-ky-kinh-nguyet-2429/ https://benh.vn/nhung-thay-doi-cua-co-the-trong-thoi-ky-kinh-nguyet-2429/#respond Tue, 04 Dec 2018 04:13:53 +0000 http://benh2.vn/nhung-thay-doi-cua-co-the-trong-thoi-ky-kinh-nguyet-2429/ Trong thời gian hành kinh, niêm mạc trong khoang tử cung của người phụ nữ sẽ bong từng mảng lớn, tạo nên những vết thương lớn. Lỗ cổ tử cung ở trong trạng thái mở rộng, trong âm đạo có máu, môi trường axit bình thường bị thay đổi.

Bài viết Những thay đổi của cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong thời gian hành kinh, niêm mạc trong khoang tử cung của người phụ nữ sẽ bong từng mảng lớn, tạo nên những vết thương lớn. Lỗ cổ tử cung ở trong trạng thái mở rộng, trong âm đạo có máu, môi trường axit bình thường bị thay đổi.

Tình trạng này có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, từ đó dẫn đến nhiễm trùng. Do vậy, trong thời gian hành kinh, bạn cần tuyệt đối tránh sinh hoạt tình dục, tắm bồn, bơi, lội nước và rửa âm đạo. Băng vệ sinh phải được khử trùng, thay thường xuyên. Phải thường xuyên rửa cơ quan sinh dục ngoài, đảm bảo vệ sinh cục bộ.

Do trong thời gian hành kinh, sức đề kháng của cơ thể bị giảm thấp nên bạn cần phải tránh vận động mạnh và lao động thể lực nặng. Cần sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi, ngủ đủ, giữ tâm trạng vui vẻ. Cố gắng giữ ấm nửa dưới cơ thể, ăn ít đồ sống, lạnh và có tính kích thích.

Benh.vn

Bài viết Những thay đổi của cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-thay-doi-cua-co-the-trong-thoi-ky-kinh-nguyet-2429/feed/ 0
6 bí kíp giúp bạn thoát khỏi trướng bụng kỳ đèn đỏ https://benh.vn/6-bi-kip-giup-ban-thoat-khoi-truong-bung-ky-den-do-44047/ https://benh.vn/6-bi-kip-giup-ban-thoat-khoi-truong-bung-ky-den-do-44047/#respond Fri, 24 Aug 2018 03:08:12 +0000 https://benh.vn/?p=44047 Ước tính có khoảng gần 70% phụ nữ từng bị trướng bụng kỳ đèn đỏ. Đến khoảng ngày thứ 2-3 của kì kinh, buồng trứng bắt đầu sản sinh hàm lượng hormone hỗ trợ. Nhờ đó tình trạng này có thể giảm. Trước khi điều này xảy ra, bạn có thể thực hiện những cách sau để giảm triệu chứng trướng bụng.

Bài viết 6 bí kíp giúp bạn thoát khỏi trướng bụng kỳ đèn đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ước tính có khoảng gần 70% phụ nữ từng bị trướng bụng kỳ đèn đỏ. Đến khoảng ngày thứ 2-3 của kì kinh, buồng trứng bắt đầu sản sinh hàm lượng hormone hỗ trợ. Nhờ đó tình trạng này có thể giảm. Trước khi điều này xảy ra, bạn có thể thực hiện những cách sau để giảm triệu chứng trướng bụng:

Giảm caffeine và rượu

Uống rượu trước khi có kinh có thể làm tăng các triệu chứng của hội chứng thời kỳ tiền kinh nguyệt như cương đau ngực, thay đổi tâm trạng, trướng bụng. Cà phê có thể gây kích thích đường tiêu hóa và kích thích ruột, tất cả những điều này khiến cơ thể bị giữ nước.

Tránh xa thực phẩm gây đầy hơi

Súp lơ xanh và cải bruxen có lợi cho sức khỏe nhưng chúng cũng chứa một loại đường phức hợp gọi là raffinose. Những người thiếu enzyme giúp tiêu hóa loại đường này có thể bị trướng bụng, đầy hơi. Thủ phạm khác gây trướng bụng đầy hơi là đậu, cải bắp, súp lơ trắng, rau diếp.

Ăn thực phẩm chứa nhiều kali

Những loại thực phẩm giàu kali như chuối, dưa đỏ, cà chua và măng tây giúp cân bằng dịch tốt. Những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như các loại hạt, cá hồi cũng có tác dụng tương tự. Những thực phẩm này giúp giảm prostaglandin, nhóm hormone gây trướng bụng và co cơ.

Protein là một giải pháp an toàn khác. Vì vậy hãy ăn nhiều thịt gà, cá và đậu. Những loại thực phẩm đóng vai trò như thuốc lợi tiểu như cần tây, dưa chuột, dưa hấu, nước chanh, tỏi và gừng sẽ làm cho bạn cảm thấy dễ chịu trong kỳ kinh.

Tránh đồ uống có ga và có đường

Đồ uống có ga có thể tạm thời khiến bạn cảm thấy tốt hơn, nhưng chúng sẽ khiến bạn bị trướng bụng hơn trước. Đồ uống có đường cũng vậy. Thay vì uống những loại này, hãy uống đủ 8 cốc nước lọc mỗi ngày. Uống một số loại trà như trà xanh, trà bạc hà giúp loại bỏ các yếu tố trung gian gây viêm.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ thường bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng như đau, trướng bụng… kỳ kinh nguyệt. Giờ ngủ rất quan trọng vì dịch dư thừa trong bụng có thể di chuyển trong cơ thể và bị loại bỏ. Ngủ đủ 8 tiếng một đêm giúp bạn giảm triệu chứng.

Duy trì tập luyện thường xuyên

Các chuyên gia cho biết nhịp tim tăng lên là một trong những cách tốt nhất làm giảm các triệu chứng thời kỳ kinh nguyệt trong đó có trướng bụng. Những người có lối sống ít vận động có xu hướng tiêu hóa chậm hơn. Đổ mồ hôi cũng có thể giúp giảm táo bón. Tập luyện nhẹ nhàng như tập yoga tốt hơn cho bạn. Những bài tập cường độ cao có thể kích thích viêm làm tăng triệu chứng trướng bụng.

Hãy cùng xem video để cập nhật các thông tin khác nhé.

Bài viết 6 bí kíp giúp bạn thoát khỏi trướng bụng kỳ đèn đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/6-bi-kip-giup-ban-thoat-khoi-truong-bung-ky-den-do-44047/feed/ 0
Băn khoăn khi đến tháng https://benh.vn/ban-khoan-khi-den-thang-2633/ https://benh.vn/ban-khoan-khi-den-thang-2633/#respond Thu, 16 Aug 2018 04:17:56 +0000 http://benh2.vn/ban-khoan-khi-den-thang-2633/ Thực tế, lượng máu kinh ra mỗi ngày ở mỗi người là khác nhau. Có người ra liên tục trong vài ngày thì sạch, số khác ra “điềm đạm” hơn, thời gian cũng kéo dài hơn. Điều bạn cần lưu ý không phải mức độ ra mỗi ngày mà là tổng lượng ra trong suốt kì đèn đỏ. Một đợt “đèn đỏ” kéo dài từ 3-7 ngày được xem là bình thường.

Bài viết Băn khoăn khi đến tháng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Lượng máu ra bao nhiêu là bình thường?

Thực tế, lượng máu kinh ra mỗi ngày ở mỗi người là khác nhau. Có người ra liên tục trong vài ngày thì sạch, số khác ra “điềm đạm” hơn, thời gian cũng kéo dài hơn. Điều bạn cần lưu ý không phải mức độ ra mỗi ngày mà là tổng lượng ra trong suốt kì đèn đỏ. Một đợt “đèn đỏ” kéo dài từ 3-7 ngày được xem là bình thường.

Khi nào cần giúp đỡ?

Những dấu hiệu sau cho thấy bạn chảy máu nhiều hơn mức bình thường:

  • Lượng máu ra thấm đẫm băng vệ sinh sau 1 giờ.
  • “Bị” quá 7 ngày.

Ra máu nhiều hoặc thời gian “bị” kéo dài thường do mất cân bằng tạm thời về hormone, song cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như u xơ, ung thư màng trong dạ con hay mang thai ngoài tử cung.

2. Hiện tượng ra những cục máu lớn có nguy hiểm không?

Những “cục máu” mà bạn thấy là một phần bình thường của kinh nguyệt, chúng thường xuất hiện vào những ngày máu ra nhiều nhất. Thông thường, cơ thể bạn sản sinh ra chất chống đông để máu kinh không vón cục, nhưng trong những ngày ra nhiều, máu kinh bị tống khứ rất nhanh, ngăn chất chống đông phát huy hiệu quả.

Khi nào cần giúp đỡ?

Nếu bạn thấy máu kinh vón cục quá nhiều và xuất hiện cả những cục máu rất lớn, hãy đến bác sĩ kiểm tra nhé. Đó có thể là dấu hiệu xảy thai hoặc u xơ.

3. Cảm giác khó chịu trong phạm vi nào được xem là bình thường?

Một số cô gái may mắn trải qua kì đèn đỏ mà không đau đớn gì, nhưng hầu hết phụ nữ sẽ nếm trải vài cung bậc khó chịu. Tin tốt là hầu hết cảm giác khó chịu sẽ biến mất khi bạn ở tuổi 25 trở ra, sau khi đã sinh con lần thứ nhất.

Khi nào cần giúp đỡ?

Nếu cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn, hãy đi khám để loại trừ các khả năng viêm màng trong dạ con, viêm tấy xương chậu, u nang buồng trứng hay u xơ tử cung.

4. Máu không phải lúc nào cũng đỏ, có sao không?

Chẳng sao cả, thực tế máu kinh không phải lúc nào cũng đỏ. Càng đến những ngày cuối lượng máu càng ít đi và bị oxi hóa dẫn đến chuyển màu nâu. Không việc gì phải lo lắng.

5. Đến hẹn không thấy lên

Nếu bạn có hoạt động tình dục, việc chậm kinh có thể là một dấu hiệu cho thấy đã mang thai. Khi đã loại trừ khả năng này, còn một số nguyên nhân khác: Rối loạn nội tiết, stress hoặc thay đổi chế độ ăn (ăn kiêng, thiếu chất) cũng dẫn đến rối loạn chu kì.

Khi nào cần giúp đỡ?

Nếu bạn mất kinh 3 kì liên tiếp và đã ngoại trừ nguyên nhân có thai.

6. Vòng kinh không đều

Vòng kinh không đều xảy ra hầu hết ở 5 năm đầu khi bạn bước vào dậy thì và ở giai đoạn tiền mãn kinh, nguyên nhân thường do rối loạn nội tiết. Đối với bạn gái tuổi thanh niên, vòng kinh thường khá đều, điều ngược lại xảy ra khi bạn bị stress, đang dùng thuốc chữa bệnh, có điều lo lắng, dinh dưỡng kém hoặc tập thể dục quá sức.

Khi nào cần giúp đỡ?

Khi vòng kinh không đều khiến bạn gặp khó khăn trong việc tính thời gian thụ thai để sinh em bé.

7. Ra máu giữa kì có đáng ngại?

Với một số phụ nữ, ra chút máu giữa kì kinh không phải dấu hiệu đáng lo ngại. Phụ nữ đang sử dụng vòng tránh thai hay uống thuốc tránh thai cũng có thể ra máu giữa kì. Nếu bạn vẫn ra máu bất thường sau 3 chu kì liên tiếp sử dụng thuốc tránh thai, nên đến gặp bác sĩ để thay thuốc với hàm lượng progesterone/ estrogen cao hơn.

Khi nào cần giúp đỡ?

Ra máu giữa kì là hiện tượng hiếm gặp với đa số phụ nữ song vẫn có thể xảy ra. Rối loạn nội tiết là nguyên nhân phổ biến, song vì đây cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

8. Tại sao hay bị đi ngoài trong kì kinh?

Vì chu kì kinh nguyệt có ảnh hưởng đến nhu động ruột. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, 1/3 phụ nữ gặp rối loạn tiêu hóa trong kì kinh nguyệt, đa số đi ngoài lỏng một vài ngày đầu kì kinh. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được làm rõ, song thủ phạm có thể là sự lên xuống bất thường của progesterone.

Benh.vn (Theo MSN)

Bài viết Băn khoăn khi đến tháng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ban-khoan-khi-den-thang-2633/feed/ 0
Tác dụng của Estrogen và Progesterone lên niêm mạc tử cung và chu kỳ kinh nguyệt https://benh.vn/tac-dung-cua-estrogen-va-progesterone-len-niem-mac-tu-cung-va-chu-ky-kinh-nguyet-4938/ https://benh.vn/tac-dung-cua-estrogen-va-progesterone-len-niem-mac-tu-cung-va-chu-ky-kinh-nguyet-4938/#respond Tue, 10 Jul 2018 05:13:36 +0000 http://benh2.vn/tac-dung-cua-estrogen-va-progesterone-len-niem-mac-tu-cung-va-chu-ky-kinh-nguyet-4938/ Niêm mạc tử cung chỉ là mô có hoạt động thực sự dưới ảnh hưởng của hormon sinh dục. Nếu thiếu các hormon này (trước dậy thì, sau mãn kinh, bị cắt 2 buồng trứng), nội bào tử cung chỉ là một mô nghỉ ngơi, gần như teo đi.

Bài viết Tác dụng của Estrogen và Progesterone lên niêm mạc tử cung và chu kỳ kinh nguyệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chúng ta đã biết rằng chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có liên hệ mật thiết tới niêm mạc tử cung và tất cả đều chịu sự chi phối của hormon nữ là Estrogen và Progesterone. Vậy, hai loại hormon này tác động như thế nào đối với niêm mạc tử cung và chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ?

Niêm mạc tử cung (NMTC)

Niêm mạc tử cung chỉ là mô có hoạt động thực sự dưới ảnh hưởng của hormon sinh dục. Nếu thiếu các hormon này (trước dậy thì, sau mãn kinh, bị cắt 2 buồng trứng), nội bào tử cung chỉ là một mô nghỉ ngơi, gần như teo đi.

Niêm mạc tử cung cấu tạo gồm các tuyến rải rác trong mô đệm chứa các tế bào nằm yên và không phân bào. Ngược lại trong suốt đời sống sinh dục NMTC luôn tiến triển dưới ảnh hưởng của Estrogen thường trực xen kẽ bởi Progesterone. Chúng có tác dụng đối kháng với nhau trên NMTC qua trung gian các thụ thể nội tiết đặc hiệu.

Trong niêm mạc tử cung có hai dạng thụ thể. Một đặc hiệu cho 17 Estradiol, và 1 Cho progesterone, số lượng thụ thể cả hai loại này tăng dần trong giai đoạn tiền phóng noãn dưới ảnh hưởng của 17 Estradiol buồng trứng và giảm dần trong giai đoạn hậu phóng noãn dưới ảnh hưởng của Progesterone hoàng thể.

Estrogen

– Là một nội tiết tăng trưởng, tác dụng lên niêm mạc tử cung ngay cả khi không bị kích thích vì dưới ảnh hưởng của 17 Estradiol, các thụ thể riêng biệt của nó xuất hiện.

– Estrogen làm niêm mạc tử cung tăng về chiều dày, tăng sinh và kéo dài các ống tuyến nhưng vẫn thẳng, tăng sinh mô đệm (nhiều phân bào), kích thích biệt hóa các mao mạch để cung cấp máu đủ cho cơ quan. Cường độ các thay đổi này phụ thuộc vào số lượng Estrogen lưu hành trong máu.

Progesterone

– Tác dụng lên niêm mạc tử cung khi nó đã được chuẩn bị trước bởi Estrogen .

– 17 Estradiol ở pha tiền phóng noãn làm hình thành và gia tăng các thụ thể với Progesterone.

– Estrogen còn được chế tiết ở giai đoạn hoàng thể và thực tế tác dụng của Progesterone là kết quả của tác dụng kép Estro – Progestatif. Sự xuất hiện của Progesterone sau phóng noãn sẽ làm giảm các thụ thể với hai loại hormon này.

– Có tác dụng đối kháng với Estrogen.

– Gây chế tiết trong tế bào tuyến.

– Gây phù nề mô đệm.

– Làm các tiểu mô đệm dày lên giống các vòng xoắn.

Tóm lại: Niêm mạc tử cung chỉ sống được nhờ hormon nếu không sẽ nghỉ ngơi, niêm mạc tử cung sẽ thay đổi theo các giai đoạn khác nhau và khi các hormon này mất đi thì niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẽ rụng đi và hiện tượng hành kinh cũng sẽ biến mất.

Bài viết Tác dụng của Estrogen và Progesterone lên niêm mạc tử cung và chu kỳ kinh nguyệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-cua-estrogen-va-progesterone-len-niem-mac-tu-cung-va-chu-ky-kinh-nguyet-4938/feed/ 0
Kinh nguyệt thật sự là gì? Chu kỳ kinh nguyệt được hình thành như thế nào? https://benh.vn/kinh-nguyet-that-su-la-gi-chu-ky-kinh-nguyet-duoc-hinh-thanh-nhu-the-nao-2278/ https://benh.vn/kinh-nguyet-that-su-la-gi-chu-ky-kinh-nguyet-duoc-hinh-thanh-nhu-the-nao-2278/#respond Wed, 04 Jul 2018 04:10:56 +0000 http://benh2.vn/kinh-nguyet-that-su-la-gi-chu-ky-kinh-nguyet-duoc-hinh-thanh-nhu-the-nao-2278/ Kinh nguyệt là sự kiện sau cùng của một chuỗi dài những diễn biến phức tạp được cơ thể thực hiện với thời gian rất chính xác. Cả tiến trình diễn ra theo một kịch bản chi tiết do máy tính bên trong soạn thảo. Chương trình được kiểm tra liên tục, và được cập nhật hóa mỗi tháng.

Bài viết Kinh nguyệt thật sự là gì? Chu kỳ kinh nguyệt được hình thành như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kinh nguyệt là sự kiện sau cùng của một chuỗi dài những diễn biến phức tạp được cơ thể thực hiện với thời gian rất chính xác. Cả tiến trình diễn ra theo một kịch bản chi tiết do máy tính bên trong soạn thảo. Chương trình được kiểm tra liên tục, và được cập nhật hóa mỗi tháng.

Kinh nguyệt là gì?

Ở phụ nữ trưởng thành, mỗi tháng âm đạo thường ra máu vài ngày, y học gọi là kinh nguyệt. Như đã giới thiệu ở phần trước, oestrogen được tiết ra trong giai đoạn noãn bào phát dục làm cho niêm mạc tử cung tăng sinh sau khi trứng rụng. Oestrogen, progestagen do hoàng thể tiết ra làm cho ở niêm mạc tử cung đang tăng sinh xuất hiện những thay đổi về nội tiết. Nếu tế bào trứng không được thụ tinh thì khoảng mười bốn ngày sau khi trứng rụng, hoàng thể sẽ thoái hóa, mức độ của oestrogen và progestagen cũng theo đó mà giảm bớt. Niêm mạc tử cung, vì vậy, sẽ trở nên mỏng, mạch máu bị chèn và co thắt, máu huyết không thông, khiến tổ chức niêm mạc bị thiếu máu, hoại tử và rụng, gây chảy máu.

cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Do giai đoạn cuối cùng để noãn bào phát dục cần mười sáu ngày, hoàng thể từ khi bắt đầu hình thành đến khi thoái hóa cũng cần khoảng mười bốn ngày nên hiện tượng bong và chảy máu niêm mạc tử cung sẽ xảy ra một tháng một lần. Do xuất hiện tuần hoàn nên hiện tượng này cũng được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Việc hành kinh, tử cung ra máu là kết quả của sự tăng sinh, thoái hóa và bong rụng niêm mạc tử cung trong tháng trước.Trong từ 3 đến 7 ngày tiếp theo của chu kỳ kinh nguyệt, tất cả những gì còn lại trong 3 tuần qua đều bị tống hết ra ngoài.

Tuy nhiên, cơ thể vẫn lạc quan: toàn bộ chương trình sẽ bắt đầu lại vào tháng tới.

Kinh kỳ thường bắt đầu ở tuổi nào?

Điều này thay đổi tùy theo thời khóa biểu sinh học của mỗi cô gái. Do đó, không thể nói chính xác được là ở tuổi nào một cô gái bắt đầu có kinh. Thông thường, tuổi bắt đầu thấy kinh nằm trong khoảng từ 6 đến 18 tuổi, nhiều nhất là từ 10 đến 14 tuổi.

Máu kinh nguyệt gồm có những gì?

Đó là chất dịch màu đỏ trôi theo âm đạo trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, gồm 50% máu được trộn lẫn với những lượng thay đổi gồm chất nhầy và những “cục máu đông”. Cái được gọi là “những cục máu đông” thực chất chỉ là những mảnh tróc ra của niêm mạc tử cung. Chính máu kinh nguyệt lại không đông.

Tại sao máu kinh lại không đông?

Máu kinh chảy ra không thể đông lại được vì nó đã đông rồi. Khi chảy ra khỏi vách tử cung, máu nhanh chóng đông lại. Như thường lệ, chỉ một thời gian ngắn sau khi đông, máu hóa lỏng và lại chảy tự do.

Các vấn đề khác liên quan đến kinh nguyệt là gì?

Vẫn còn một số câu hỏi mà khoa học chưa trả lời được:

1. Tại sao kinh nguyệt lên xuống theo chu kỳ của mặt trăng, cũng giống như thủy triều?

2. Tại sao chứng chảy máu cam thường đi kèm theo những lúc có kinh?

3. Tại sao nhiều phụ nữ cảm thấy chán chường một cách không thể giải thích được trong thời gian có kinh (phần lớn những tội ác liên quan đến bạo lực do phụ nữ phạm phải xảy ra trong kỳ kinh).

Benh.vn

Bài viết Kinh nguyệt thật sự là gì? Chu kỳ kinh nguyệt được hình thành như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/kinh-nguyet-that-su-la-gi-chu-ky-kinh-nguyet-duoc-hinh-thanh-nhu-the-nao-2278/feed/ 0
Vòng kinh không phóng noãn và các nguyên nhân https://benh.vn/vong-kinh-khong-phong-noan-va-cac-nguyen-nhan-4900/ https://benh.vn/vong-kinh-khong-phong-noan-va-cac-nguyen-nhan-4900/#respond Sun, 01 Jul 2018 23:12:51 +0000 http://benh2.vn/vong-kinh-khong-phong-noan-va-cac-nguyen-nhan-4900/ Vòng kinh không phóng noãn là một chu kỳ kinh tại buồng trứng không có nang noãn chín nên không diễn ra hiện tượng phóng noãn như các chu kỳ kinh nguyệt khác.

Bài viết Vòng kinh không phóng noãn và các nguyên nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thế nào là vòng kinh không phóng noãn?

Cấu trúc của một nang noãn trước rụng trứng bao gồm: Tế bào vỏ ngoài, tế bào vỏ trong, hệ thống lưới mao mạch, màng đáy, các lớp tế bào hạt, khoang chứa dịch nang, noãn không phát triển, các tế bào hạt bao quanh noãn.

Vòng kinh không phóng noãn là một chu kỳ kinh tại buồng trứng không có nang noãn chín nên không diễn ra hiện tượng phóng noãn như các chu kỳ kinh nguyệt khác.

Ở phụ nữ bình thường thỉnh thoảng cũng có vòng kinh không phóng noãn nhưng thường gặp hơn ở các em gái vị thành niên, ở các chị sắp mãn kinh hoặc những người mới có kinh trở lại sau sẩy thai hoặc đẻ.

Bản thân người phụ nữ và ngay cả thầy thuốc cũng không thể xác định được một vòng kinh có phóng noãn hay không nếu không được theo dõi và làm các xét nghiệm đặc hiệu. Kinh nguyệt xảy ra trong vòng kinh không phóng noãn cũng gần giống như mọi kỳ kinh khác. Tuy vậy vòng kinh không phóng noãn cũng có thể có một vài đặc điểm sau:

– Chu kỳ của vòng kinh không phóng noãn thường ngắn ngày hơn các chu kỳ kinh nguyệt khác (23-25 ngày); vì không có phóng noãn nên cũng không có sự tạo thành và hoạt động của hoàng thể nên về mặt nội tiết, chu kỳ kinh bị rút ngắn giai đoạn sau của nó.

– Đặc điểm của vòng kinh không phóng noãn là không gây thống kinh; vì thế nếu trong các lần hành kinh trước, người phụ nữ thường xuyên bị thống kinh, lần này thấy không đau đớn gì hoặc chỉ đau rất nhẹ thì chu kỳ kinh trước đó có thể không có phóng noãn

– Nếu người phụ nữ được theo dõi thân nhiệt đều đặn mỗi buổi sáng khi vừa thức giấc thì vòng kinh nào không có sự tăng thân nhiệt trong những ngày trước khi hành kinh thì vòng kinh đó không có phóng noãn. Hiện tượng tăng thân nhiệt vào nửa cuối chu kỳ kinh do tác dụng của các hormon hoàng thể tiết ra.

Ngoài ra, với máy siêu âm hiện nay, nếu trong chu kỳ kinh người phụ nữ được theo dõi đều đặn sự phát triển (lớn lên) của nang noãn; với các xét nghiệm đánh giá lượng hormone của hệ dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh thì có thể chắc chắn đoán được khá chính xác vòng kinh không phóng noãn.

Nguyên nhân nào làm cho vòng kinh không phóng noãn?

Nguyên nhân gây vòng kinh không phóng noãn đều là những bất thường về điều hòa hormon của hệ dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng.

Có thể tự nhiên:

– Hoặc do vùng dưới đồi-tuyến yên tiết không đủ hormon kích thích đối với buồng trứng (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên).

– Có khi do buồng trứng giảm nhạy cảm đối với hormon kích thích của vùng dưới đồi-tuyến yên (thường gặp ở lứa tuổi tiền mãn kinh).

Có thể do bệnh lý hoặc tổn thương thực thể:

– Do bệnh hoặc tổn thương tại vùng dưới đồi-tuyến yên làm suy chức năng bài tiết hormone của nó.

– Hoặc do bất thường ở buồng trứng (bệnh buồng trứng đa nang).

Có thể do dùng thuốc:

Các loại thuốc tránh thai phổ biến hiện nay dù là loại viên hay uống, loại thuốc tiêm hay cấy dưới da đều có tác dụng ức chế hiện tượng phóng noãn (nên người dùng thuốc không thụ thai).

Người thường xuyên có vòng kinh không phóng noãn sẽ dễ bị vô sinh. Ngày nay với hiểu biết nhiều hơn của y học và với việc phát minh nhiều loại thuốc nội tiết cũng như các phương pháp can thiệp, người ta có thể chẩn đoán và điều trị nhiều kết quả đối với vô sinh do vòng kinh không phóng noãn.

Benh.vn

Bài viết Vòng kinh không phóng noãn và các nguyên nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vong-kinh-khong-phong-noan-va-cac-nguyen-nhan-4900/feed/ 0