Bài viết Làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Trong thời gian mang thai, phụ nữ nên đi khám răng để phát hiện sớm các dấu hiệu viêm nhiễm. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc bệnh nướu răng, viêm nhiễm răng có tỉ lệ sinh non cao gấp 7 lần những người không mắc bệnh. Ngoài ra, khoa học còn phát hiện thấy rằng phụ nữ mang thai và những người dùng thuốc tránh thai là nhóm mắc bệnh viêm nhiễm răng lợi rất lớn, đơn giản là do hoóc môn trong cơ thể thay đổi đột biến làm cho cơ thể dễ mẫn cảm với môi chất gây bệnh. Theo khuyến cáo của Hiệp hội nha khoa Mỹ (ADA), phụ nữ mang thai nên khám răng 3 – 4 lần/ năm, riêng nhóm bị chảy máu chân răng, nướu thì nên đi khám thường xuyên hơn.
Bà bầu nên đi khám răng định kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh
CBC (Complete Blood Count) là phép thử đếm máu toàn diện để kiểm tra tế bào máu trắng, tình trạng sức khoẻ tuỷ xương và hệ thống miễn dịch. Phép thử test CBC sẽ cho biết số lượng tế bào máu trắng (quá nhiều nghĩa là bị viêm nhiễm), hemoglobin (quá thấp là thiếu máu) và tiểu cầu (nếu thấp có nghĩa là máu khó đông). Sở dĩ những người chuẩn bị mang thai cần phải làm phép xét nghiệm này là do phụ nữ thường có kinh, mất máu khi sinh nên dễ bị thiếu máu, làm cho cơ thể suy nhược. Nếu thiếu máu, bác sĩ sẽ tư vấn bổ sung sắt và sau vài tuần kiểm tra lại.
TSH test là phương pháp thử máu để phát hiện khả năng mắc bệnh suy giáp (hyporthyroid) hoặc cường giáp (hyperthyroid), hiểu được sức khoẻ cụ thể của hoóc môn tuyến giáp. Theo các chuyên gia ở Trung tâm y học Mercy Baltimore (Mỹ), trung bình 5 – 10% phụ nữ mang thai và sau sinh dễ mắc phải bệnh tuyến giáp. Phần lớn trường hợp mắc bệnh đều không có dấu hiệu, chỉ đến khi quá mệt mỏi, tăng cân, đi khám thì bệnh đã tiến triển.
Thường là bệnh suy giáp (basedow), tim đập nhanh, khó ngủ, giảm cân, bồn chồn, lo lắng. Nếu mắc phải những căn bệnh này ở thể nặng mà mang thai thì rủi ro sinh non, sảy thai rất cao, chưa kể những ảnh hưởng khác đến đứa trẻ. Nếu là suy giáp thì bác sĩ sẽ tư vấn dùng thuốc, còn nếu bị cường giáp nặng có thể điều trị bằng iôt phóng xạ để giảm quá trình bài tiết hoóc môn tuyến giáp.
Bài viết Làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ quan trọng như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Không ít các mẹ vẫn còn thắc mắc vì sao phải tiêm phòng uốn ván khi mang thai? Tiêm phòng uốn ván có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Uốn ván, đặc biệt là uốn ván rốn sơ sinh là một bệnh nặng do thần kinh trung ương bị nhiễm độc bởi độc tố của trực khuẩn uốn ván (clostridium tetani).
Trẻ bị uốn ván rốn dễ bị tử vong do co giật, co cứng toàn thân, dễ ngừng thở, ngừng tim.
Nguyên nhân gây uốn ván sơ sinh do dụng cụ cắt rốn không đảm bảo vô trùng…
Khi tiêm vacxin uốn ván vào cơ thể người mẹ, sau một thời gian, cơ thể mẹ sẽ sinh ra kháng thể chống uốn ván và kháng thể này sẽ được truyền sang con. Như vậy, cả mẹ và con sẽ được bảo vệ trong trường hợp bị vi trùng uốn ván xâm nhập.
Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ là một biện pháp an toàn và hiệu quả đề phòng uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh và hạn chế hiện tượng tử vong.
Có thai lần đầu (con so):
Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ ở tháng thứ 5 hoặc thứ 7 của thai kỳ
Lưu ý:
Hiện nay trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều tổ chức tiêm phòng uốn ván cho thai phụ. Vacxin phòng uốn ván không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi mà nó còn giúp hạn chế hiện tượng tử vong do nhiễm trùng uốn ván.
Tại Việt Nam, công tác tiêm phòng được thực hiện rất tốt, nhất là 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, vì vậy tỷ lệ trẻ sơ sinh bị uốn ván đã hạ thấp rất nhiều, thậm chí đã xoá bỏ được bệnh uốn ván trong nhiều năm.
Uốn ván ở phụ nữ và trẻ sơ sinh là một bệnh rất nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân gây uốn ván ở trẻ sơ sinh do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc đẻ, vi trùng vào qua nơi cắt và buộc ở dây rốn, do băng gạc không vô trùng… Đối với người mẹ, uốn ván do vi trùng xâm nhập theo đường sinh dục gây uốn ván tử cung…
Vì vậy, các thai phụ cần tiêm phỏng uốn ván ở tháng thứ 5 và tháng thứ 7 của thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho hai mẹ con và hạn chế hiện tượng tử vong do uốn ván sơ sinh.
Bài viết Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ quan trọng như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Lợi hại của việc sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Sinh đẻ là hiện tượng sinh lý bình thường. Trong đa số trường hợp, việc sinh nở sẽ được thực hiện qua ngả âm đạo. Tuy nhiên, theo các bác sĩ khi có những trở ngại trong lúc chuyển dạ, để bảo đảm an toàn cho mẹ và con, bác sĩ mới phải dùng đến phương pháp mổ lấy thai.
Theo ý kiến Bs Nguyễn Thu Hồng – BV Phụ sản Hà Nội thì mổ lấy thai hay sinh thường cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên nếu không có những bất thường sản phụ tuân theo quy luật tự nhiên vẫn là điều nên làm.
Những trường hợp như trên nếu cứ cố sinh đường dưới thì sẽ rấy nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và của cả thai nhi. Ngoài nguyên nhân thường gặp trên, còn rất nhiều lý do khác không cho phép sinh con bằng đường tự nhiên, đường âm đạo như những trường hợp thai suy, mẹ có nhau tiền đạo, nhau bong non…
Theo quy luật thì cái gì tuân theo tự nhiên cũng tốt hơn. Thực tế cho thấy tỉ lệ tử vong mẹ và tử vong chu sinh (trẻ tử vong từ lúc sinh ra cho đến 28 ngày sau sinh) ở các ca mổ lấy thai cao hơn so với các ca sinh thường. Tỉ lệ tử vong mẹ cũng tăng gấp bốn lần nếu mổ lấy thai so với sinh thường, ngay cả mổ chủ động, tỉ lệ tử vong mẹ cũng tăng 2,84 lần so với sinh thường.
Hiện nay, tại bệnh viện Hùng Vương, số người sinh mổ chiếm gần 33%. Còn tại bệnh viện Từ Dũ tỷ lệ sinh mổ gần 50%. Mặc dù việc sinh mổ theo yêu cầu đang bị Nhà nước nghiêm cấm, nhưng con số này đang tăng lên, đặc biệt ở các bệnh viện trung ương.
Bài viết Lợi hại của việc sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Khám phá sự bí ẩn của tinh trùng và trứng qua những con số đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>12-24 giờ:Con số này là khoảng thời gian mà trứng có thể sống được. Trứng đã rụng sẽ có thời gian sống sót dài nhất là 24 giờ. Trứng đi vào ống dẫn trứng và sẽ được thụ tinh nếu gặp gỡ với tinh trùng trong 24 giờ này. Sau thời gian này, trứng sẽ chết và không còn cơ hội để đậu thai nữa. Vì vậy, nếu muốn sớm có em bé, các cặp đôi nên quan hệ trước và trong thời gian trứng rụng.
2-3 ngày:Con số này là thời gian tồn tại của tinh trùng trong cơ thể phụ nữ. Mặc dù tinh trùng chỉ có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên được vài phút nhưng trong cơ thể phụ nữ, thời gian này có thể lên tới 3 ngày. Thời gian tồn tại lâu dài của tinh trùng sẽ giúp chị em tăng cơ hội đậu thai.
6-7 ngày:Đây là thời gian để trứng đã thụ tinh hoàn thành quá trình làm tổ trong tử cung mẹ. Rất nhiều chị em không biết phải mất bao lâu để trứng và tinh trùng có thể kết hợp với nhau trước khi mẹ chính thức mang thai. Nói chung, quá trình thụ tinh diễn ra trong khoảng 24 giờ, 6-7 ngày sau khi thụ tinh, phôi thai bắt đầu làm tổ bằng việc cấy vào thành tử cung và phát triển thành thai nhi.
6-7 ngày là thời gian để trứng đã thụ tinh hoàn thành quá trình làm tổ trong tử cung mẹ. (ảnh minh họa)
14 ngày:Nếu chu kỳ kinh nguyệt của mẹ đều 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 14. Trong thời gian này, hormone luteinize tăng nhanh sẽ kích thích trứng rụng, chất nhẩy cổ tử cung cũng nhiều hơn để hỗ trợ cho tinh trùng dễ dàng đến với trứng.
7 ngày:Là thời gian tối đa trong 1 tháng mà người phụ nữ có cơ hội đậu thai. Thời gian trứng tồn tại không quá 3 ngày, tinh trùng sống không quá 4 ngày. Theo các chuyên gia, cơ hội đậu thai của người phụ nữ cao nhất là trước ngày rụng trứng 5 ngày và sau ngày rụng trứng 2 ngày nữa, tổng cộng là 7 ngày.
0,3-0,5 độ C:Trong thời gian trứng rụng, nhiệt độ cơ thể mẹ sẽ tăng khoảng 0,3-0,5 độ C. Nếu theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, mẹ sẽ nhận ra sự khác biết này. Trong khoảng 2 tuần trước khi trứng rụng, nhiệt độ cơ thể mẹ trung bình khoảng 36,6 độ, đến ngày rụng trứng sẽ tăng nhẹ lên khoảng 37 độ và duy trì nhiệt độ này đến cuối chu kỳ.
28 tuổi:28 tuổi là độ tuổi tối đa để phụ nữ dễ dàng đậu thai. Chúng ta đều biết rằng, tuổi càng cao, đặc biệt trên 30 tuổi, chất lượng trứng sẽ giảm và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc có con. Độ tuổi lý tưởng nhất với phụ nữ là 23-28 và nam giới là 30-35 để sinh con.
17 – 19 giờ:17-19 giờ là thời gian tốt nhất để thụ thai trong 1 ngày. Đây cũng là thời điểm được chứng minh là trứng dễ rụng nhất.
28 tuổi là độ tuổi tối đa để phụ nữ dễ dàng đậu thai. (ảnh minh họa)
Tháng 8 và tháng 9: Tháng 8 và tháng 9 (mùa thu) là thời điểm tốt nhất để bắt đầu một thai kỳ. Nếu thai kỳ chia thành 3 giai đoạn thì những tháng này, thời tiết mát mẻ sẽ rất có lợi cho sự hình thành các bộ phận quan trong trên cơ thể thai nhi. Trẻ sinh vào cuối xuân, đầu hè với tiết trời ấm áp cũng rất tốt để lớn lên khỏe mạnh.
1,7%:Đây là tỷ lệ số phụ nữ mang thai đôi trên toàn thế giới.
400mcg:Đây là số lượng axit folic mẹ cần bổ sung trước và trong 3 tháng đầu thai kỳ để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi.
24:24 là chỉ số khối cơ thể (BMI) chuẩn nhất với một phụ nữ để đậu thai. Phụ nữ quá gầy hoặc quá béo đều không có lợi cho việc đậu thai.
20%:Là số lượng tinh trùng bị dị dạng với nam giới hút thuốc 30 ngày/tháng. Nam giới nên ngừng hút thuốc 3-6 tháng trước khi lên kế hoạch có con.
Bài viết Khám phá sự bí ẩn của tinh trùng và trứng qua những con số đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Đường sọc nâu mẹ bầu nào cũng có trên bụng tiết lộ điều gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Một trong những thay đổi không phải mẹ bầu nào cũng mong đợi nữa là xuất hiện đường sọc nâu ở giữa bụng và ngày càng đậm hơn theo thời gian mang bầu. Đường sọc nâu còn được gọi là đường linea nigra luôn luôn có trên bụng mỗi người nhưng chỉ khi mang thai ở quý thứ 2 thai kỳ mới thực sự rõ nét.
Đường linea nigra không phải có màu đen mà là màu nâu, thường rộng từ ½-1cm. (ảnh minh họa)
Vậy tại sao lại có sự xuất hiện của đường sọc nâu này và nó có tiết lộ điều gì đặc biệt?
Đường linea nigra là một đường thẳng chạy dọc xuống giữa bụng bầu của mẹ xuống gần vùng kín, đôi khi kéo dài lên trên rốn và tới khung xương sườn. Linea nigra có nguồn gốc từ tiếng Latin, ý chỉ đường màu đen.
Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do khi mang thai do sự gia tăng sản xuất estrogen, khiến cơ thể cũng sản xuất nhiều melanin. Chính melanin là một sắc tố làm cho da tối màu và sậm màu hơn, thường xảy ra quanh núm ti, môi âm hộ, âm vật và đường sọc giữa bụng.
Hầu hết phụ nữ mang bầu sẽ dễ dàng nhận thấy hiện tượng đường sọc nâu trên bụng khoảng quý thứ 2 thai kỳ, mặc dù đường này đã có mặt từ trước đó.
Đường linea nigra không phải có màu đen mà là màu nâu, thường rộng từ ½-1cm. Nếu mẹ bầu có làn da càng tối thì đường này sẽ càng sậm màu hơn.
Bạn sẽ không thể ngăn chặn được đường linea nigra xảy ra vì đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên của thai kỳ. (ảnh minh họa)
Bạn sẽ không thể ngăn chặn được đường linea nigra xảy ra vì đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên của thai kỳ. Sau khi sinh em bé, đường này sẽ dần dần biến mất, mặc dù trong một số trường hợp hiếm hoi vẫn tồn tại.
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến đường linea nigra đậm màu hơn, vì vậy tốt hơn hết phần da bụng khi mang bầu nên được che cẩn thận khi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể gây tổn hại cho da.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bổ sung đầy đủ folate trong thai kỳ có thể giúp kiểm soát đường linea nigra. Mẹ cũng cần bổ sung folate ngay từ trước khi mang bầu để phòng ngừa khuyết tật thần kinh như tật nứt đốt sống. Những thực phẩm giàu folate bao gồm rau lá xanh, đậu lăng, nước cam tươi, nấm…
Có quan niệm cho rằng nếu đường sọc nâu kéo dài từ xương mu đến rốn sẽ là một bé gái còn nếu đường này tiếp tục kéo dài lên khung xương sườn thì đó là một bé trai. Một quan niệm khác thì cho rằng chỉ những người mẹ mang bầu con trai mới có đường linea nigra trên bụng.
Thực tế thì những quan niệm này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Mỗi người phụ nữ mang bầu đều có 50% cơ hội mang bầu bé trai và 50% cơ hội mang bầu bé gái.
Trên thực tế không phải tất cả phụ nữ khi mang bầu đều nhận thấy đường sọc nâu linea nigra đặc biệt nếu mẹ có làn da trắng. Hiện tượng này không báo hiệu bất cứ điều gì khác thường, chỉ đơn giản là vấn đề vật lý của cá nhân bạn và cách cơ thể đáp ứng với sự tăng lên của estrogen và melanin khi mang bầu.
Ngoài ra, những phụ nữ có làn da sẫm màu sẽ dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện rõ rệt của đường sọc nâu trên bụng hơn người có làn da sáng. Điều quan trọng là sự xuất hiện của đường sọc này không gây hại gì cho em bé. Hơn nữa, việc xuất hiện của đường linea nigra cũng không báo hiệu mẹ có thai kỳ khỏe mạnh bình thường hay không. Nếu mẹ có bất cứ vấn đề thắc mắc gì về thai kỳ và em bé, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết Đường sọc nâu mẹ bầu nào cũng có trên bụng tiết lộ điều gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Quá trình hình thành giới tính của thai nhi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Những cơ quan này khởi đầu là ba ụ mô sinh dục lồi ra giữa hai chân của thai nhi. Sự thay đổi lớn xảy ra vào từ tuần thứ 8 của thai kì.
Thai nhi có chứa một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y sẽ sinh ra testosterone thúc đẩy các ụ mô sinh dục phát triển thành cơ quan sinh dục nam. Ụ mô sinh dục ở giữa kéo thành dương vật, còn ụ sinh dục hai bên phát triển hướng xuống, nối liền bên dưới dương vật tạo thành bìu.
Các tinh hoàn phát triển bên trong phần dưới bụng, một thời gian ngắn trước hoặc sau khi đứa trẻ chào đời sẽ di chuyển vĩnh viễn xuống bìu
Thai nhi có chứa hai nhiễm sắc thể X sẽ phát triển thành giới tính nữ. Do không có testosterone, ụ ô sinh dục ở giữa vẫn nhỏ và hai ụ mô sinh dục hai bên sẽ trở thành môi và âm hộ bao quanh lối vào âm đạo và chúng không bao lại như bìu. Thay vì tinh hoàn được tạo thành ở phần dưới bụng như ở thai nhi nam thì thai nhi nữ sẽ phát triển thành buồng trứng và dĩ nhiên buồng trứng ở vĩnh viễn trong vùng hố chậu của thai nhi.
Phần chồi để sau này phát triển thành cơ quan sinh dục của bé cũng xuất hiện trong tuần lễ này, mặc dù chưa rõ ràng để có thể xác định là cơ quan sinh dục nam hay cơ quan sinh dục nữ.
Khi những thay đổi bên ngoài diễn ra như sự tách biệt rõ ràng của các ngón tay, các ngón chân và đoạn cuối của sống lưng biến mất thì các thay đổi bên trong cũng đang diễn ra cùng lúc. Nếu thai nhi mang giới tính nam thì tinh hoàn của bé cũng bắt đầu sản xuất ra các hormonsinh dục nam trong tuần này.
Cơ quan sinh dục của bé cũng phát triển nhanh chóng ở tuần này. Lúc đầu, một mẩu nhỏ của cơ hình thành nên cơ quan sinh dục ngoài, cho dù bạn chưa có thể biết được đó là bé trai hay bé gái. Tiếp theo, các mô sẽ phát triển thành dương vật ở bé trai hoặc âm vật và môi âm hộ ở bé gái. Vào cuối tuần này, đã có thể nhìn thấy được cơ quan sinh dục ngoài của bé
Các cơ quan sinh sản cũng phát triển trong giai đoạn này. Ở bé trai, thấy xuất hiện sự phát triển của tuyến tiền liệt. Và ở bé gái, buồng trứng di chuyển từ bụng đến vị trí khung xương chậu. Thêm nữa, thai nhi cũng bắt đầu sản xuất ra các hormon, vì tuyến giáp cũng đã trưởng thành.
Hệ sinh sản vẫn đang tiếp tục phát triển. Ở bé trai, tinh hoàn bắt đầu tụt xuống khỏi bụng; ở bé gái, tử cung và buồng trứng đã được định vị và âm đạo cũng đang phát triển.
Bởi vì có sự hiện diện các hormon của bạn trong cơ thể bé nên bộ phận sinh dục ngoài của bé (bìu dái nếu là bé trai và môi âm hộ nếu là bé gái) có thể trông lớn hơn một cách khác thường. Và bé của bạn, không kể là bé trai hay bé gái, có thể có hiện tượng rỉ ra một ít sữa ở đầu vú. Đây là điều hoàn toàn bình thường và hiện tượng này sẽ biến mất sau một vài ngày bé chào đời.
Bài viết Quá trình hình thành giới tính của thai nhi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Cách tính chỉ số cân nặng hợp lý cho mẹ bầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Công thức tính:
Trong đó, W là trọng lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m).
Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính ở thời điểm trước khi mang thai.
Ví dụ, mẹ bầu trước khi mang thai nặng 50 kg, cao 1 mét 58, sẽ có BMI = 20. Khi đó, mẹ bầu nên tăng từ 11 đến 15 kg trong thai kỳ.
Mẹ bầu nên theo dõi cân nặng suốt quá trình mang thai
– Trước khi mang thai, nếu quá gầy (chỉ số BMI nhỏ hơn 18.5), cần có sự chuẩn bị tốt về dinh dưỡng để cơ thể tăng cân đạt tới ngưỡng 18,5. Đây là điều quan trọng để bé sinh ra khỏe mạnh, cân nặng tốt (trên 3kg).
– Ngược lại trước khi mang thai, nếu thừa cân nhiều (chỉ số BMI trên 25), cần có chế độ luyện tập giảm cân thích hợp và mạnh khỏe, điều này giúp tránh các nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ v.v…
Bài viết Cách tính chỉ số cân nặng hợp lý cho mẹ bầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Bà bầu bị ngứa có đáng lo ngại không và cách xử lý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa, bao gồm tình trạng thay đổi hormone và nhiều bệnh lý khác nhau
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nổi mẩn ngứa trong thai kỳ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự thay đổi hormone từ quá trình mang thai cùng với sự lớn dần của tử cung do sự phát triển của thai nhi khiến da bị giãn, khô và trở nên khó chịu, ngứa ngáy. Ngoài ra, bà bầu có thể bị ngứa vì có tiền sử da khô, hoặc bị dị ứng các loại thức ăn nạp vào cơ thể, thời tiết thay đổi, căng thẳng tinh thần,…
Các nốt mẩn ngứa xuất hiện trên da do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Khi thai phụ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian. Các chuỗi phản ứng này sẽ giải phóng histamine (một amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ) trong da khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy. Thông thường, các mẹ bị ngứa trong trường hợp này sẽ tự động hết sau khi sinh và không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, bị ngứa cũng là dấu hiệu của một số triệu chứng gây phiền toái cho mẹ trong thai kỳ như mẹ bầu mắc bệnh trĩ khi mang thai có thể gây ngứa hậu môn; bị rạn da quá mức,… Viêm nang lông trong thai kỳ cũng có thể tạo nên cơn ngứa, với dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, thường nổi ở vai, nửa lưng trên, cánh tay, ngực, bụng,…
Tình trạng ngứa ở bà bầu có thể xem vô hại nếu ngứa ngáy chỉ vì do thay đổi hormone. Nếu có nguyên nhân từ bệnh lý, tình trạng ngứa da cần được theo dõi cẩn thận. Chẳng hạn, có những mẹ bầu khô da và ngứa là do chứng ứ mật trong gan. Biểu hiện của bệnh này là chán ăn, buồn nôn và mệt mỏi kèm theo đó là chứng vàng da. Với tình trạng ngứa do bệnh lý này, mẹ cần nhập viện ngay để điều trị gấp vì rất có thể nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi và có khả năng mẹ sinh non cao.
Nếu như ngứa là do thay đổi hormone thì mẹ bầu không nên lo lắng, tuy nhiên, nếu việc ngứa ngáy quá mức gây ra tình trạng bứt rứt khó chịu làm mẹ gãi chảy máu, trầy xước da dẻ thì ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, mẹ vẫn nên đến gặp bác sỹ để tham vấn.
Có rất nhiều lời khuyên giúp mẹ bầu giảm bớt chứng ngứa ngáy trong giai đoạn bầu bì, tuy nhiên, có một cách được nhiều mẹ rỉ tai nhau về độ hiệu quả, đó là dùng là khế. Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư – Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi, trong dân gian thường dùng lá khế để trị sơn ăn, mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng. Mẹ bầu có thể sử dụng lá khế để nấu nước lau người trị ngứa.
Lá khế là bài thuốc truyền thống để trị các chứng mẩn ngứa, mề đay
Chuẩn bị: Lá khế tươi 200 g, 2 thìa cà phê muối trắng, nửa quả chanh, 2 lít nước.
Cách làm: Lá khế rửa sạch cho vào nồi vò nát, sau đó cho nước, muối trắng vào rồi đun sôi. Sau khi nước đã sôi, mẹ mở vung ra ra để nước còn âm ấm thì vắt quả chanh vào, dùng khăn mềm thấm nước khế lau người, và chườm kỹ những vùng da bị ngứa. Sau đó tắm lại với nước sạch. Ngoài ra, chị em có thể dùng lá khế tươi cho vào chảo rang héo ở nhiệt độ vừa phải thì dùng lá xát lên vùng da bị ngứa. Cứ đắp lên chỗ ngứa vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì ngưng.
Bài viết Bà bầu bị ngứa có đáng lo ngại không và cách xử lý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Mẹ bầu giống hệt trẻ con ở vài điểm thú vị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Các sở thích như ăn kem trước bữa tối, ăn vặt là điều có thể thấy ở cả mẹ bầu và em bé. Đôi khi chỉ cần nghĩ đến ăn được một quả chuối cũng làm cho cả hai thấy vui, hoặc lần khác, không có gì ngăn được họ ăn hết một đĩa dâu tây. Bà bầu hay trẻ mới biết đi đều muốn được ăn ngay lập tức những gì mình thích, và sẽ làm mọi cách để có được điều đó.
Việc bé nhà bạn thay đổi liên tục cỡ giày hoặc quần áo chỉ sau một thời gian ngắn cũng giống như bạn thay trang phục theo từng giai đoạn bầu bí mà thôi. Trong thời gian mang thai cũng vậy bạn cảm thấy buồn khi phải đóng gói và cất hết những bộ đồ yêu quý của mình vì giờ đây bụng ngày một to và không thể mặc vừa nữa. Trong trò chơi này, người chiến thắng chỉ là các khu trung tâm thương mại mua sắm.
Bạn có nhận thấy khi một mùi kỳ lạ bỗng dưng tỏa ra ở nơi công cộng nào đó, mọi con mắt sẽ ngay lập tức đổ dồn về một đứa trẻ mới biết đi hoặc một người phụ nữ mang bầu trong phòng không? Thực sự là cả hai đều cảm thấy bị xúc phạm với “lời buộc tội hiển nhiên” đó và sẽ cảm ơn rất nhiều nếu mọi người chuyển sự nghi ngờ của mình cho một ai khác.
Bà bầu cũng giống trẻ con, luôn phải thay đổi quần áo vì không còn vừa.
“Mẹ ơi, xe cứu hỏa của con đâu? Tên của con là gì nhỉ? Chúng ta đang đi đâu vậy mẹ?” là những câu hỏi của bé thường hay nói. Điều này cũng tương đồng với câu hỏi của các bà bầu đãng trí: “Chúng ta đang đi đâu nhỉ? Bữa tối ăn gì vậy? Chiếc ví của mình ở đâu chứ?”.
Việc một đứa trẻ “sáng nắng chiều mưa” có thể khóc rất nhanh và cười ngay sau đó dường như có nhiều điểm chúng với tâm trạng thất thường của người phụ nữ mang thai khi họ thường xuyên thay đổi tính khí, thậm chí có cả lo lắng, vui buồn cùng ập đến một lúc.
Đôi khi mẹ bầu và em bé đi tiểu ra cả quần (thật ra đây không phải vấn đề gì lớn cả). Các mẹ đang mang thai cũng hiếm khi ngủ một mạch đến sáng mà không trở dậy đi vệ sinh. Trẻ nhỏ và bà bầu phải đi tiểu thường xuyên. Thế nên đừng nghĩ sẽ dẫn được một phụ nữ mang thai hoặc một trẻ nhỏ đi đâu quá lâu, hay đi quãng đường dài mà không cần “giải quyết nỗi buồn”.
Bài viết Mẹ bầu giống hệt trẻ con ở vài điểm thú vị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Cấu tạo của nhau thai trong từng thời kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Sau tháng thứ 4 của thời kỳ có thai, rau được coi như đã hoàn thành cấu tạo, lúc đó rau chỉ còn lớn lên cho đến khi trẻ ra đời. Lúc này rau có hình đĩa, đường kính khoảng 20 cm, dày khoảng 3 cm và trọng lượng khoảng 500gr.
Chỗ bám của rau: trứng có thể làm tổ ở bất cứ chỗ nào trên thành tử cung, do đó rau có thể được tạo ra ở những vị trí khác nhau. Chỗ rau thường hay bám nhất là ở thành sau tử cung. Rau cũng có thể bám vào thành trước hoặc đáy tử cung. Trường hợp rau bám ở gần lỗ trong của ống tử cung được gọi là rau tiền đạo, rau tiền đạo gây chảy máu nghiêm trọng trong nửa sau của thời kỳ có thai và trong khi sinh đẻ.
Máu mẹ đến rau qua các dộng mạch tử cung. Trong thời gian có thai những động mạch này xoắn lại gọi là động mạch rau. Trong mỗi múi rau được phân bố bởi nhiều nhánh động mạch rau và máu lưu thông chậm trong các khoảng gian nhung mao. Do đó, sự trao đổi chất giữa máu mẹ lưu thông trong các khoảng gian nhung mao với máu thai lưu thông trong các mao mạch đệm nằm trong trục liên kết các nhung mao đệm được dễ dàng. Vì các múi rau không ngăn cách nhau hoàn toàn bởi các vách ngăn nên máu lưu thông từ múi rau này đến múi rau khác. Rồi máu mẹ rời các múi rau trở về cơ thể mẹ qua những lỗ lớn là miệng của các tĩnh mạch rau (tĩnh mạch tử cung) nằm trên mặt trong của múi rau.
Máu thai lưu thông trong các mao mạch đệm nằm trong trục liên kết các nhung mao đệm. Tĩnh mạch trong dây rốn thu nhận máu đã oxy hóa và được hấp thu chất dinh dưỡng trong mao mạch đệm qua các nhánh tĩnh mạch đệm nằm trong màng đệm và dẫn máu đó về thai. Ðộng mạch rốn xuất phát từ thai, qua dây rốn tới rau, đem lại cho động mạch đệm và các mao mạch đệm những chất cần thải ra.
Rau người chứa khoảng 150ml máu, cứ mỗi phút máu trong rau được đổi mới 3- 4 lần.
Hàng rào rau: trong điều kiện bình thường, ở bên trong rau, không bao giờ máu mẹ trộn lẫn với máu thai. Giữa máu mẹ và máu thai được ngăn cách nhau bởi những cấu trúc gọi là hàng rào rau. Sự trao đổi chất giữa máu mẹ và máu thai được tiến hành qua hàng rào này. Trước tháng thứ 4, hàng rào dày khoảng 25 m và gồm 4 lớp,từ ngoài vào trong có: lớp lá nuôi hợp bào, lớp lá nuôi tế bào, mô liên kết của trục nhung mao đệm và lớp tế bào nội mô của mao mạch đệm. Từ tháng thứ 4, do lớp lá nuôi tế bào và mô liên kết bao xung quanh các mạch máu thai trong trục nhung mao biến dần, nên lớp tế bào nội mô của mao mạch đệm tiến gần và nằm sát vào lớp lá nuôi hợp bào, làm giảm chiều dày của hàng rào rau. Như vậy, hàng rào rau cho đến khi sổ rau chỉ còn lại 2 lớp: lớp lá nuôi hợp bào và lớp tế bào nội mô của mao mạch đệm, lúc này chiều dày của nó khoảng 3,9 m. Do đó, sự trao đổi chất giữa máu mẹ máu thai qua hàng rào rau rất thuận lợi.
Các chức năng của nhau thai trong suốt thời kỳ mang thai có thể kể đến như sau.
Rau là cơ quan đảm nhiệm chức năng trao đổi chất giữa cơ thể mẹ và thai. Sự trao đổi chất qua hàng rào rau tiến hành theo nhiều cơ chế khác nhau: khuếch tán, vận chuyển tích cực. Các chất được trao đổi qua rau bao gồm:
Nhau thai có chức năng miễn dịch
Xem thêm: Các chức năng và sinh lý bệnh của nhau thai
Bài viết Cấu tạo của nhau thai trong từng thời kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>