Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 18 Jan 2019 07:19:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chương trình phòng chống Lao Quốc gia https://benh.vn/chuong-trinh-phong-chong-lao-quoc-gia-2420/ https://benh.vn/chuong-trinh-phong-chong-lao-quoc-gia-2420/#respond Sun, 13 Mar 2016 04:13:43 +0000 http://benh2.vn/chuong-trinh-phong-chong-lao-quoc-gia-2420/ Tại Việt Nam, để nhắc nhở cộng đồng về mối nguy hại của bệnh Lao, chương trình phòng chống Lao Quốc gia đã được phê duyệt và đi vào thực hiện từ tháng 11 năm 1994. Cùng Benh.vn tìm hiểu các nội dung, quy định liên quan trong chương trình phòng chống Lao quốc gia

Bài viết Chương trình phòng chống Lao Quốc gia đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngày 24/3 hàng năm được chọn là ngày thế giới phòng chống Lao. Tại Việt Nam, để nhắc nhở cộng đồng về mối nguy hại của bệnh Lao, chương trình phòng chống Lao Quốc gia đã được phê duyệt và đi vào thực hiện từ tháng 11 năm 1994.

Chống lao quốc gia

1. Công tác phòng chống lao:

Hoạt động phòng chống lao có 3 nội dung cơ bản là phát hiện (phát hiện nguồn lây – lao phổi dương tính, phát hiện bệnh nhân lao các thể), điều trị và dự phòng.

1.1. Các chỉ số cơ bản dịch tễ học bệnh lao trong cộng đồng:

Dịch tễ học bệnh lao là cơ sở và thước đo hiệu quả của công tác phòng chống lao. Các chỉ số cơ bản nhất của dịch tễ học bệnh lao trong cộng đồng như sau:

– Tổng số bệnh nhân lao: là tổng số người mắc bệnh lao trong quần thể ở một thời điểm tính trên 100.000  dân. Năm 2000, trên toàn thế giới ước tính có 23,2 triệu bệnh lao các thể (350/100.000 dân), dự đoán năm 2005 có 28 triệu bệnh nhân lao các thể.

– Chỉ số mới mắc lao: là tổng số bệnh nhân lao mới xuất hiện trong quần thể trong một năm tính trên 100.000 dân. Số bệnh nhân lao phổi mới mắc xét nghiệm đờm dương tính là chỉ số dịch tễ quan trọng nhất để đánh giá thực trạng tình hình bệnh lao. Chỉ số này được chia làm ba mức độ: thấp –  dưới 25 bệnh nhân lao mới/100.000  dân/năm; trung bình- từ 25 đến 100/100.000 dân/năm; cao – trên 100/100.000 dân/năm. Năm 2000, trên toàn thế giới ước tính có 10,2 triệu người mắc bệnh lao, trong đó có 4,6 triệu lao phổi AFB dương tính. Năm 1998, tổng số bệnh nhân lao các thể được phát hiện ở nước ta là 87.479 người (115/100.000 dân), lao phổi 77.263 người, trong đó có 60.086 lao phổi AFB dương tính (77,8%).

– Chỉ số tử vong do lao: là tổng số người chết vì bệnh lao trong một năm tính trên 100.000 dân. Số người chết vì bệnh lao trên toàn thế giới năm 2000 ước tính là 3,5 triệu người, nguyên nhân tử vong hàng đầu do các bệnh truyền nhiễm.

– Chỉ số nhiễm lao trong cộng đồng: là tổng số người có phản ứng Tuberculin dương tính (thường dùng phản ứng Mantoux) trên 100.000 dân.

1.2. Sự quay trở lại của bệnh lao trên phạm vi toàn thế giới:

Tháng 4 năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố bệnh lao là vấn đề khẩn cấp toàn cầu vì sự  quay trở lại của bệnh lao. Bệnh lao quay trở lại do những nguyên nhân sau: sự lãng quên hiểm hoạ bệnh lao trong quá khứ; nhiều quốc gia không có chương trình chống lao; sự biến động dân số; sự bùng nổ của dịch HIV và tác động tương hỗ giữa dịch lao và dịch HIV; tác động của yếu tố kinh tế-xã hội.

1.3. Đặc điểm của bệnh lao:

Bệnh lao là một bệnh xã hội phổ biến, chịu ảnh hưởng trực tiếp của tình hình kinh tế xã hội nhưng có thể dự phòng và điều trị có kết quả tốt. Năm 1982, kỷ niệm 100 năm ngày tìm ra vi khuẩn lao, Hiệp hội chống lao Quốc tế nêu khẩu hiệu ” Chiến thắng bệnh lao, bây giờ và mãi mãi!”.

Để đẩy lùi bệnh lao cần có sự phối hợp các nỗ lực Quốc gia và Quốc tế. Chương trình chống lao Quốc gia  thuộc Bộ y tế được thực hiện bởi một tổ chức y tế. Nhiệm vụ của tổ chức này là chỉ đạo mọi hoạt động phòng chống lao thống nhất trong cả nước. Đơn vị này có trách nhiệm và quyền hạn về đường lối chống lao cũng như tổ chức thực hiện hoạt động chống lao.

1.4. Hoạt động phòng chống lao ở nước ta:

– Năm 1957: thành lập Viện chống lao Trung Ương (hiện nay gọi là Viện Lao và Bệnh Phổi) do Giáo sư Phạm Ngọc Thạch làm viện trưởng.

– Từ năm 1957 đến năm 1975: xây dựng mạng lưới, đào tạo cán bộ, công tác phòng chống lao ở miền Bắc đạt được nhiều thành tựu về dịch tễ, điều trị và dự phòng.

– Thời kỳ 1976 – 1985: hoạt động chống lao theo chương trình 10 điểm.

– Năm 1986, chương trình chống lao cấp 2 ra đời nhằm nâng cao chất lượng điều trị, thanh toán nguồn lây (cấp trung ương, cấp tỉnh).

– Chương trình chống lao Quốc gia ra đời tháng 11 năm 1994.

2. Chương trình chống lao Quốc gia (CTCLQG):

2.1. Mục tiêu của chương trình:

– Giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ nhiễm lao trong cộng đồng.

– Giảm tỷ lệ kháng thuốc mắc phải trong cộng đồng.

2.2.  Mục tiêu của hoạt động chống lao:

– Điều trị khỏi ít nhất 85% lao phổi dương tính phát hiện được. Nếu đạt được tỷ lệ khỏi 85% thì tỷ lệ mắc và nhiễm lao sẽ giảm nhanh; giảm dần tỷ lệ mới mắc hàng năm và tỷ lệ kháng thuốc mắc phải. Nếu tỷ lệ điều trị khỏi thấp thì số trường hợp lao phổi dương tính thất bại điều trị và tỷ lệ kháng thuốc mắc phải sẽ tăng.

– Phát hiện ít nhất 70% các trường hợp lao phổi dương tính hiện có.

Hiệu quả hoạt động của Chương trình Chống lao Quốc gia được thể hiện bởi tỷ lệ điều trị khỏi cao, tỷ lệ phát hiện cao và tỷ lệ kháng thuốc mắc phải thấp.

2.3. Đường lối chiến lược chống lao:

Sử dụng hoá trị liệu ngắn ngày có giám sát trực tiếp (Directly observed therapy of short course – DOTS ) trong quá trình điều trị, tối thiểu là trong giai đoạn tấn công, trước hết áp dụng cho bệnh nhân lao phổi dương tính (nguồn lây).

2.4. Chính sách chống lao:

Chính sách chống lao hiện nay của chương trình chống lao quốc gia, còn gọi là chính sách chống lao trọn gói, bao gồm những nội dung sau:

– Sự cam kết của chính phủ đối với chương trình chống lao quốc gia.

– Phát hiện nguồn lây bằng phương pháp soi đờm trực tiếp, đối với những người nghi ngờ mắc bệnh lao bằng phương pháp phát hiện thụ động.

– Sử dụng hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp cho tất cả bệnh nhân lao phổi dương tính.

– Cung cấp thuốc chống lao thiết yếu thường xuyên, đều đặn.

– Có hệ thống giám sát và lượng giá chương trình.

2.5. Những đặc điểm cơ bản của chương trình chống lao quốc gia:

– Tuyến trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo.

– Tài liệu hướng dẫn chương trình chống lao quốc gia được cung cấp đến tuyến tỉnh, huyện.

– Mẫu biểu ghi chép, báo cáo được chuẩn hoá thống nhất trong cả nước.

– Chương trình đào tạo có đầy đủ mọi nội dung hoạt động của chương trình chống lao quốc gia.

– Hệ thống xét nghiệm soi đờm trực tiếp rộng khắp trên toàn quốc gắn với hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu (tuyến xã phường) và được kiểm tra chất lượng thường xuyên.

– Thuốc lao và phương tiện chẩn đoán được cung cấp thường xuyên.

– Có kế hoạch giám sát, lượng giá.

– Có kế hoạch dự án phát triển với nguồn tài chính, kinh phí chi tiết và các tổ chức thực hiện.

2.6.  Chỉ số đánh giá của chương trình chống lao quốc gia:

– Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình chống lao quốc gia tuyến huyện (phản ánh sự cam kết của Chính phủ).

– Số lượng khu vực hành chính trong cả nước triển khai chiến lược DOTS.

– Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh.

-Tỷ lệ phát hiện.

2.7. Chức năng, nhiệm vụ các tuyến chống lao

Chương trình chống lao quốc gia triển khai tại 4 tuyến: trung ương, tỉnh thành phố, quận huyện, xã phường.

– Tuyến trung ương: Viện Lao và Bệnh phổi Quốc gia chịu trách nhiệm với Bộ Y tế về hoạt động chống lao (Trung tâm Lao Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh được uỷ quyền thay mặt Viện Lao và Bệnh phổi giám sát hoạt động chống lao 21 tỉnh thành phía Nam). Đơn vị tiếp nhận, dự trữ, phân phối thuốc cho các tuyến tỉnh thành phố; giám sát hoạt động phát hiện và quản lý điều trị, tổ chức đào tạo, huấn luyện cho cán bộ của chương trình và huấn luyện xét nghiệm viên tại các tỉnh thành phố. Phòng xét nghiệm tại các trung tâm trên kiểm định tiêu bản của các tuyến dưới.

– Tuyến tỉnh thành phố: bao gồm trạm lao, viện lao tỉnh hoặc khoa lao trong Bệnh viện tỉnh. Tuyến tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn tuyến huyện, giám sát hoạt động đào tạo, thu số liệu, phân phối và sử dụng thuốc hợp lý, báo cáo hoạt động lên tuyến Quốc gia.

-Tuyến quận huyện: lồng ghép trong trung tâm y tế quận huyện. Chức năng của tuyến quận huyện là phát hiện nguồn lây, giám sát bệnh nhân điều trị ngoại trú ở tuyến quận huyện và xã phường, báo cáo hoạt động cho tuyến tỉnh thành phố.

– Tuyến xã phường: không có cán bộ lao chuyên trách. Chức năng của tuyến xã phường là tham gia công tác phát hiện, điều trị DOTS, tìm bệnh nhân bỏ điều trị, báo cáo tuyến huyện.

3.  Dự phòng lao bằng BCG:

– Dự phòng lao bằng BCG: Từ năm 1984, tiêm phòng BCG do Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm nhiệm. Nước ta thực hiện đường lối tiêm BCG cho trẻ dưới một tuổi, không tái chủng.

– Nước ta chưa thực hiện điều trị dự phòng lao bằng thuốc.

4.  Kết hợp Quân Dân y trong hoạt động phòng chống lao:

Kết hợp Quân dân y trong hoạt động phòng chống lao thể hiện quan điểm kết hợp Quân Dân y của Đảng, Nhà nước và quân đội ta. Nội dung kết hợp Quân Dân y trong công tác phòng chống lao bao gồm:

– Nội dung giảng dạy, tập huấn cho học viên và cán bộ quân y các cấp về công tác chống lao phải thể hiện đầy đủ nội dung công tác chống lao của chương trình chống lao quốc gia về phát hiện, điều trị, dự phòng, có vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của quân đội ta.

– Các tuyến Quân y cần biết chức năng, nhiệm  vụ của các tuyến dân y trong hoạt động phòng chống lao và chủ động  quan hệ với mạng lưới phòng chống lao nhằm phát hiện sớm và thanh toán nguồn lây lao trong bộ đội cũng như trong dân ở địa bàn đóng quân, chuyển điều trị kịp thời lên tuyến trên ( bệnh viện Quân đoàn, Quân khu, bệnh viện khu vực, tuyến B, bệnh viện tuyến A ).

– Đối với điều trị bệnh lao: đối tượng là tân binh sau khi được phát hiện, chẩn đoán mắc bệnh lao được điều trị ở các bệnh viện lao khu vực của Bộ Y tế như bệnh viện 74  (Vĩnh Phúc), 71 (Thanh Hoá )… và giám định sức khoẻ sau khi hoàn thành điều trị.  Bệnh nhân là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng sau khi được phát hiện, chẩn đoán lao, sẽ điều trị tấn công trong các bệnh viện Quân đội cho đến khi đờm âm tính, sau đó có thể về đơn vị điều trị ngoại trú và sắp xếp công tác theo tình hình cụ thể của đơn vị  ưới sự giám sát trực tiếp của Quân y đơn vị, hoặc chuyển điều trị đến các bệnh viện lao khu vực. Đối tượng này được theo rõi sức khoẻ lâu dài và có kế hoạch an  dưỡng, bồi đưỡng thích hợp nhằm bảo đảm có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng tổ quốc của Quân đội.

Benh.vn (Theo Bộ y tế)

Bài viết Chương trình phòng chống Lao Quốc gia đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chuong-trinh-phong-chong-lao-quoc-gia-2420/feed/ 0