Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 29 Feb 2020 13:52:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Làm gì khi bà bầu bị chuột rút? https://benh.vn/lam-gi-khi-ba-bau-bi-chuot-rut-56300/ https://benh.vn/lam-gi-khi-ba-bau-bi-chuot-rut-56300/#respond Thu, 28 Feb 2019 07:16:19 +0000 https://benh.vn/?p=56300 Một trong những triệu chứng gây khó chịu khi mang thai là chuột rút. Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên nhưng không phải vì vậy mà chủ quan. Đó cũng có thể là dấu hiệu đến từ vấn đề khác.

Bài viết Làm gì khi bà bầu bị chuột rút? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một trong những triệu chứng gây khó chịu khi mang thai là chuột rút. Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên nhưng không phải vì vậy mà chủ quan. Đó cũng có thể là dấu hiệu đến từ vấn đề khác.

Nguyên nhân

Bà bầu thường bị chuột rút ở các bắp chân, bắp đùi, hông, gối. Cơn đau khiến bắp chân, đầu gối… cử động khó khăn hơn và thường kéo dài vài phút. Nguyên nhân là do:

  • Trọng lượng cơ thể tăng nhiều trong thời gian mang thai đè nặng lên đôi chân gây ra tình trạng khó lưu thông máu.
  • Tử cung phát triển, giãn rộng để tạo chỗ cho thai nhi khiến cơ và dây chằng bị kéo căng gây đau nhức và chuột rút. Một số trường hợp tử cung không nằm đúng khớp với xương chậu thì khi tử cung mở rộng chèn ép các dây thần kinh và mạch máu cũng sẽ dễ dẫn đến chuột rút
  • Ốm nghén khiến mẹ nôn ói. Tình trạng kéo dài sẽ khiến mẹ thiếu chất, vitamin dẫn đến rối loạn điện giải và căng cơ, từ đó gây chuột rút.
  • Thai nhi cần rất nhiều canxi để phát triển nên mẹ sẽ chuyển một phần canxi cho thai. Khi người mẹ thiếu canxi sẽ dễ bị chuột rút.

Chuột rút là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ mang thai

Một số nguyên nhân khác liên quan đến bệnh lý có thể gây nguy hiểm:

  • Viêm ruột thừa
  • Viêm tụy
  • Sỏi thận
  • Nhiễm trùng bàng quang
  • Khó tiêu
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Táo bón
  • Quan hệ tình dục trong thời gian mang thai làm tĩnh mạch bị căng và tổn thương, dẫn đến căng cơ

Cần làm gì khi bà bầu bị chuột rút?

Chính vì hiện tượng chuột rút rất phổ biến nên bà bầu khó tránh khỏi tình trạng này. Đôi khi chỉ cần hắt hơi, cười lớn hay đứng lâu cũng bị chuột rút. Vì vậy, mẹ bầu có thể sử dụng một số biện pháp phối hợp để giảm thiểu tình trạng này:

  • Xoa bóp, mát xa chân tay để máu lưu thông, “giải cứu” khi bị chuột rút
  • Bổ sung canxi và chất điện giải bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Áp dụng thêm thực đơn theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Các thực phẩm có lợi trong việc giảm chuột rút bao gồm sữa, hải sản, rau xanh.
  • Cần uống đủ 2 lít nước/ngày, không nhịn tiểu
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, thư giãn có thể mát-xa hoặc tập yoga. Nên chăm chỉ xoa bóp chân hay ngâm chân vào nước ấm để các cơ được giảm áp lực. Tránh ngồi vắt chéo chân vì dễ làm trì trệ lưu thông máu dưới chân. Lúc làm việc có thể thường xuyên thay đổi tư thế để cột sống và các cơ được co giãn
  • Những ngày cận sinh, mẹ bầu có thể đi bộ thường xuyên và xoa bóp nhiều hơn
  • Ăn nhiều trái cây tươi và ít tinh bột để không bị táo bón, gây nặng nề xương chậu
  • Không mặc quần áo quá chật, chất liệu dày dặn để dễ vận động
  • Kê chân tay bằng gối mỏng, đệm êm để máu huyết lưu thông khi ngủ, đặc biệt là ban đêm và khi thời tiết trở lạnh.
  • Tắm nước ấm và tránh tắm bằng nước lạnh để giữ ấm cơ thể

Tuy nhiên nếu tình trạng chuột rút quá thường xuyên và cường độ đau quá mạnh thì cần thận trọng. Bởi đó có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Nếu cảm thấy cơn đau mạnh ở bụng, lan rộng, cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

Benh.vn (Theo BV Vinmec)

Bài viết Làm gì khi bà bầu bị chuột rút? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-gi-khi-ba-bau-bi-chuot-rut-56300/feed/ 0
Phương pháp cải thiện hiện tượng chuột rút khi mang thai https://benh.vn/phuong-phap-cai-thien-hien-tuong-chuot-rut-khi-mang-thai-5008/ https://benh.vn/phuong-phap-cai-thien-hien-tuong-chuot-rut-khi-mang-thai-5008/#respond Wed, 05 Sep 2018 05:15:05 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-cai-thien-hien-tuong-chuot-rut-khi-mang-thai-5008/ Hiện tượng chuột rút thường gặp ở các bà bầu. Chuột rút chủ yếu xảy ra vào ban đêm gây đau đớn, khó chịu….ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của sản phụ.

Bài viết Phương pháp cải thiện hiện tượng chuột rút khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện tượng chuột rút thường gặp ở các bà bầu. Chuột rút chủ yếu xảy ra vào ban đêm gây đau đớn, khó chịu….ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của sản phụ.

Vậy, làm thế nào để cải thiện tình trạng chuột rút khi mang thai?

Chuột rút là gì?

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.

Chuột rút thường xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút gây nguy hiểm khi đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi đang lái xe…

Triệu chứng chuột rút khi mang thai

  • Đau cứng bắp chân.
  • Bàn chân và 5 ngón chân tê cứng.
  • Chân không cử động được…

Phụ nữ khi mang thai thường bị chuột rút (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân

  • Do các cơ chân phải làm việc quá sức để nâng đỡ hết trọng lượng tăng lên trong thai kỳ của cơ thể.
  • Do tử cung ngày càng to ra làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chi dưới đến tim và những dây thần kinh từ tủy sống đến chi dưới.
  • Do thiếu hụt canxi, magie hoặc dư thừa phốt pho.
  • Do tuần hoàn máu kém…

Chuột rút thường xảy ra vào thời gian nào của thai kỳ?

  • Vào quý 2 và quý 3 của thai kỳ.
  • Chuột rút thường xảy ra vào ban đêm.

Khi bị chuột rút phải làm gì?

  • Để thẳng chân.
  • Kéo gót chân, cổ chân, ngón chân lại rồi hướng lên trên.
  • Xoa bóp các cơ bắp bị co rút.
  • Đi bộ quanh nhà trong vài phút…

Khi bị chuột rút cần kéo gót chân, ngón chân hướng lên trên rồi xoa bóp (Ảnh minh họa)

Lưu ý:

Nếu hiện tượng chuột rút xảy ra thường xuyên đi kèm các hiện tượng sưng tấy, bầm, đau đớn ở chân thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

Phương pháp cải thiện chứng chuột rút khi mang thai

  • Không nên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân.
  • Khi nghỉ nằm thẳng và hơi nhấc cao chân, ngón chân hướng lên phía trước để các cơ thịt ở ống chân được thoải mái, vừa hạn chế phù nề lại giảm chuột rút.
  • Đi bộ thường xuyên khoảng 30 – 40 phút mỗi ngày.
  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như duỗi bàn chân về phía trước sau đó co lại rồi xoay mắt cá chân.,,
  • Ngâm chân bằng nước ấm có pha một chút gừng và muối trong vòng 10 phút (trước khi đi ngủ) sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Phụ nữ mang thai nên đi bộ từ 30-40 phút mỗi ngày (Ảnh minh họa)

  • Khi ngủ cần đảm bảo chân ấm, không để gió hoặc không khí lạnh thổi trực tiếp vào chân.
  • Khi nằm thai phụ cần nghiêng về bên trái để cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân, giảm triệu chứng chuột rút.
  • Kê chân trên một chiếc gối cao, tránh duỗi các ngón chân về phía trước khi ngủ.
  • Sử dụng túi giữ nhiệt để giữ ấm chân là phương pháp hữu hiệu để tránh chuột rút.
  • Uống đủ nước sẽ giúp máu vận chuyển oxy tới các cơ, giúp cơ vận động bình thường.
  • Chế độ ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất.
  • Bổ sung các thực phẩm dồi dào can xi: cá, sữa, trứng, gà, đậu, rau cải, vừng, các loại rong biển, tía tô… và các thực phẩm giàu magie như dưa lê, su su… vào chế độ ăn hàng ngày.

Bổ sung thực phẩm giầu can xi, magie có trong các loại rau xanh …(Ảnh minh họa)

Lưu ý:

Trường hợp thai phụ phải sử dụng các loại thuốc bổ sung canxi, magie, photpho… cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lời kết

Chuột rút trong thời kỳ mang thai là hiện tượng thường gặp, xảy ra vào giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ. Nguyên nhân gây chuột rút do các cơ chân phải làm việc quá sức để nâng đỡ trọng lượng tăng lên của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai.

Để hạn chế bị chuột rút, các thai phụ cần bổ sung canxi, magie… có trong các thực phẩm: cá, sữa, trứng, gà, đậu, rau cải, vừng, các loại rong biển, tía tô, dưa lê, su su su… vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, cần uống đủ nước, giữ chân luôn ấm, tránh gió lùa, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng cho chân… để hạn chế hiện tượng chuột rút.

Benh.vn

Bài viết Phương pháp cải thiện hiện tượng chuột rút khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-cai-thien-hien-tuong-chuot-rut-khi-mang-thai-5008/feed/ 0
Một số nguyên nhân chuột rút và cách phòng tránh https://benh.vn/mot-so-nguyen-nhan-chuot-rut-va-cach-phong-tranh-3809/ https://benh.vn/mot-so-nguyen-nhan-chuot-rut-va-cach-phong-tranh-3809/#respond Thu, 07 Jun 2018 04:43:40 +0000 http://benh2.vn/mot-so-nguyen-nhan-chuot-rut-va-cach-phong-tranh-3809/ Chuột rút do nóng là tình trạng co thắt cơ không tự chủ gây đau, thường xảy ra khi tập nặng trong môi trường nóng bức. Uống không đủ nước thường góp phần gây ra chuột rút do nóng.

Bài viết Một số nguyên nhân chuột rút và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chuột rút do nóng là tình trạng co thắt cơ không tự chủ gây đau, thường xảy ra khi tập nặng trong môi trường nóng bức. Uống không đủ nước thường góp phần gây ra chuột rút do nóng.

Co thắt có thể mạnh và kéo dài hơn so với chuột rút thông thường lúc nửa đêm.

Những cơ hay bị nhất gồm cơ ở bắp chân, cánh tay, bụng và lưng, mặc dù chuột rút do nóng có thể xảy ra ở bất cứ nhóm cơ nào có liên quan trong bài tập.

Nếu bạn nghi ngờ chuột rút do nóng:

– Nghỉ ngơi và thư giãn.

– Uống nước hoặc nước dùng trong thể thao chứa chất điện giải.

– Tập kéo giãn nhẹ nhàng hết tầm cử động và xoa bóp nhẹ nhàng nhóm cơ bị ảnh hưởng.

– Nếu chuột rút không hết sau một giờ, hãy gọi bác sĩ.

Nguyên nhân bị chuột rút

Mặc dù chứng chuột rút thường gặp nhưng nguyên nhân chính xác gây ra chưa biết rõ. Đa số trường hợp không phải do bệnh. Các nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này có thể là:

– Tập luyện hoặc lao động chân tay quá mức

– Đứng hoặc ngồi quá lâu, ngủ nằm tư thế chân không đúng

– Thiếu chất khoáng trong máu như kali, canxi, magne

– Uống nước không đủ dẫn đến cơ thể bị thiếu nước

– Có thai

– Ngộ độc chì

– Do thuốc như: ngừa thai, lợi tiểu, hạ mỡ máu nhóm statin và clofibrate, chống trầm cảm, hạ huyết áp nifedipine, chống viêm dạ dày cimetidine, giãn phế quản salbutamol, terbutaline…

– Do bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu, đái tháo đường, Parkinson, bệnh mạch máu hai chân, xơ gan, bệnh thần kinh, người có bàn chân phẳng…

Mỗi khi chuột rút xảy ra thường có đặc điểm:

– Chân bị chuột rút rất đau, kéo dài từ vài giây đến vài phút.

– Sờ chỗ đau thấy cơ bị co cứng thành một cục.

– Chân bị đau không thể cử động được trong khoảng thời gian này.

Trong đa số trường hợp chuột rút là lành tính và là triệu chứng đơn độc. Nếu chuột rút đi kèm các triệu chứng khác như uống nhiều tiểu nhiều, mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da xanh xao, nhợt nhạt, đau chân khi đi bộ đoạn ngắn… là dấu hiệu của một bệnh nào đó cần đi khám.

Làm gì khi bị chuột rút?

Khi bị chuột rút, thực hiện một hoặc nhiều cách sau đây để cắt đứt cơn đau:

– Cố gắng đứng dậy đi hoặc lắc lư chân.

– Kéo căng cơ bắp chân: ngồi thẳng chân và cố gắng gập bàn chân về phía đầu gối.

– Xoa bóp, chườm lạnh bằng túi đá hoặc tắm nước ấm.

Phòng ngừa như thế nào?

Các hướng dẫn sau đây giúp giảm chứng chuột rút vào ban đêm:

– Uống đủ nước trong ngày.

– Giới hạn hoặc tránh uống nhiều rượu bia và cà phê vì có tác dụng lợi niệu làm cơ thể mất nhiều nước.

– Ăn uống cân bằng, bảo đảm đầy đủ canxi, kali, magne.

– Tập xe đạp tại chỗ hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi ngủ.

– Nếu bạn đang dùng thuốc để chữa bệnh và bị chuột rút, hãy thông báo với bác sĩ điều trị xem có phải nguyên nhân do thuốc.

– Khi thực hiện các hướng dẫn trên mà chuột rút vẫn xảy ra, bạn cần được kê toa thuốc để điều trị chứng bệnh này.

Khi nào nên đi khám bệnh để tìm nguyên nhân?

Đi khám bệnh ngay nếu:

– Chuột rút nặng và kéo dài.

– Bị chuột rút sau khi tiếp xúc nguồn độc, ví dụ chì.

– Mất ngủ làm ảnh hưởng công việc hằng ngày.

– Thấy cơ teo hoặc yếu.

Bài tập phòng, giảm triệu chứng của chuột rút

– Chân trái giữ thẳng, ấn lực xương gót trái lên nền nhà nhưng lòng bàn chân vẫn giữ áp sát sàn.

– Hướng xương chậu về phía trước, chân phải co nhẹ. Khi đó bạn sẽ có cảm giác bắp chân của mình bị kéo căng.

– Giữ tư thế kéo căng bắp chân như vậy trong 15-30 giây. Lặp lại động tác này 3-4 lần cho mỗi chân.

Ngày tập ba lần sáng, chiều và tối. Lần tập buổi tối ngay trước khi ngủ chừng vài phút.

Hiệu quả của bài tập này chỉ đạt được khi tập thường xuyên, tối thiểu 3-4 tuần. Nếu không dứt hẳn thì ít ra nó cũng giúp làm giảm số cơn và cường độ đau của chuột rút.

Benh.vn

Bài viết Một số nguyên nhân chuột rút và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-nguyen-nhan-chuot-rut-va-cach-phong-tranh-3809/feed/ 0
Cần làm gì để đề phòng chuột rút https://benh.vn/can-lam-gi-de-de-phong-chuot-rut-4669/ https://benh.vn/can-lam-gi-de-de-phong-chuot-rut-4669/#respond Thu, 15 Feb 2018 05:08:06 +0000 http://benh2.vn/can-lam-gi-de-de-phong-chuot-rut-4669/ Đối với những vận động viên, người hoạt động quá sức, phụ nữ mang thai...thì hiện tượng chuột rút đôi khi xảy ra khiến chân tay co rút, khó chịu...Hiện tượng chuột rút nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng trong một số trường hợp như: bơi lội, leo núi, lái xe... thì lại rất nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, đâu là nguyên nhân gây chuột rút? Cách đề phòng chuột rút như thế nào? Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu vấn đề này

Bài viết Cần làm gì để đề phòng chuột rút đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đối với những vận động viên, người hoạt động quá sức, phụ nữ mang thai…thì hiện tượng chuột rút đôi khi xảy ra khiến chân tay co rút, khó chịu…Hiện tượng chuột rút nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng trong một số trường hợp như: bơi lội, leo núi, lái xe… thì lại rất nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, đâu là nguyên nhân gây chuột rút? Cách đề phòng chuột rút như thế nào? Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu vấn đề này

Tìm hiểu về cơ

Cấu tạo

Cơ, còn được gọi là bắp thịt, là một phần của hệ vận động. Mô cơ là một loại mô liên kết trong cơ thể động vật. Mô cơ gồm 3 loại: mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn.

Hệ cơ vân gồm các bắp cơ nối các xương ở các đầu xương (hay 1 đầu gắn với xương còn một đầu gắn với da, như cơ mặt), bắp cơ gồm các bó cơ, bó cơ gồm các tế bào cơ (sợi cơ), các sợi cơ gồm các tơ cơ. Tơ gồm hai loại: tơ cơ dày với các mấu lồi sinh chất và tơ cơ mảnh trơn. Đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của cơ là Z (ở giữa là vùng tối và vùng sáng ở hai bên).

Chức năng

Chức năng của mô cơ là co, dãn, tạo nên sự vận động, tạo nhiệt cho cơ thể.

            Hệ cơ của con người (Ảnh minh họa)

Hoạt động của cơ

Khi các tơ cơ mảnh xâm nhập vào vùng phân bố của các tơ cơ dày sẽ khiến tơ cơ rút ngắn về chiều dài và phình to tạo nên sự co cơ.

Cơ bắp là một mô mềm của động vật. Tế bào cơ bắp có chứa protein sợi có thể trượt qua nhau, nó tạo ra một lực co thay đổi cả chiều dài và hình dáng của tế bào, hoạt động này sản xuất ra lực gây chuyển động. Nó chịu trách nhiệm duy trì và thay đổi vận động hoặc duy trì tư thế cơ thể.

Cơ bắp được phân loại như cơ xương, cơ tim.. Sự co cơ trơn xảy ra mà không có ý thức là một sự cần thiết cho sự sống. Sự co cơ xương tạo di chuyển cơ thể được kiểm soát bởi não bộ.

Cơ bắp chủ yếu được phát triển nhờ quá trình oxy hóa chất béo và cacbonhydrat, nhưng xảy ra cả phản ứng hóa học kỵ khí khi cơ sợi co giật nhanh. Các phản ứng hóa học sản xuất adenosine triphosphate (ATP) phân tử được sử dụng để cung cấp năng lượng cho chuyển động của cơ bắp.

Thế nào là chuột rút?

Chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) là một cảm giác gây đau nhói do co rút cơ một cách đột ngột, liên tục làm cho sự cử động khó khăn, diễn ra ngoài ý muốn của con người.

Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường gặp ở bắp thịt của cẳng chân, bắp thịt đùi và hông, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Thời gian cơ co rút có thể diễn ra từ vài giây tới vài phút, nhưng hay tái diễn.

Chuột rút (Ảnh minh họa)

Triệu chứng

+ Khi bị chuột rút thường gây đau đớn, thậm chí rất đau (xuất hiện nhiều nhất ở các chi dưới).

+ Co quắp các ngón tay, ngón chân.

+ Đau cứng các bắp chân, bàn chân….

Nguyên nhân

+ Do thiếu ôxy cung cấp cho các cơ.

+ Rối loạn một số chất điện giải quan trọng như thiếu canxi hoặc kali máu.

+ Do vận động quá mạnh, quá lâu hoặc vận động khi thời tiết quá nóng, quá lạnh.

+ Do hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp.

Chuột rút do hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp (Ảnh minh họa)

+ Chuột rút xảy ra ban đêm do ban ngày đứng hoặc ngồi quá lâu làm cho cơ bắp không hoạt động, cứng nhắc hoặc xảy ra ở người có dị dạng bàn chân.

+ Do ra nhiều mồ hôi hoặc trường hợp bị nôn nhiều.

+ Phụ nữ trong thời kỳ hành kinh bị đau bụng cũng là một dạng chuột rút tại vùng bụng gây nên hiện tượng đau lan tỏa vùng thắt lưng và đùi…

Đối tượng nào dễ bị chuột rút

+ Chuột rút xảy ra đối với bất kỳ ai và ở mọi lứa tuổi.

+ Đối tượng dễ mắc chuột rút là phụ nữ có thai, người hoạt động nặng, vận động viên, cầu thủ đá bóng…

+ Chuột rút cũng xảy ra ở những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tuyến giáp trạng, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực vật…

+ Chuột rút cũng có thể xảy ra ở những người bệnh đang dùng một số thuốc như albuterol, niacin, thuốc lợi tiểu hoặc một số thuốc điều trị bệnh nhân tâm thần…

Phụ nữ mang thai bị chuột rút do cơ thể thiếu chất canxi… (Ảnh minh họa)

Cách xử trí khi bị chuột rút

Mỗi khi bị chuột rút, nên tìm mọi cách làm cho hiện tượng chuột rút giảm hoặc mất đi nếu không sẽ rất đau, khó chịu, thậm chí nguy hiểm.

+ Chuột rút ở cơ bắp chân thì cần duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân ra phía sau, ép mạnh một tay vào gót chân.

+ Khi mới áp dụng sẽ thấy đau tăng lên nhưng ngay sau đó cơn đau sẽ giảm xuống do các cơ hết co thắt, máu lại được lưu thông trở lại.

+ Khi đã hết hiện tượng chuột rút nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bắp vừa bị co cứng để cho máu hoạt động lưu thông trở lại tránh xảy ra chuột rút tái diễn.

Cách xử lý khi bị chuột rút (Ảnh minh họa)

Chuột rút có thể gây tử vong trong một số trường hợp

+ Vận động viên bơi lội.

+ Vận động viên leo núi.

+ Lái xe đường trường.

+ Thợ lặn.

+ Phi công lái máy bay…

Các phương pháp đề phòng chuột rút

+ Tập thể dục đều đặn, thường xuyên để lưu thông khí huyết.

+ Vận động các cơ bắp nhẹ nhàng.

+ Mỗi ngày nên tập xoa bóp cơ bắp, co duỗi và xoay cổ tay, cổ chân vài ba lần.

+ Đối với vận động viên nên tập các bài tập về kéo căng cơ chân, tay.

Tập thể dục hàng ngày giúp lưu thông khí huyết, phòng tránh chuột rút (Ảnh minh họa)

+ Những người phải ngồi lâu để làm việc thì giữa giờ làm việc nên đứng dậy, đi lại, vận động nhẹ khoảng từ 5 – 10 phút (lên xuống cầu thang bằng hình thức đi bộ).

+ Không nên tắm khi nước lạnh quá, nhất là tắm ở biển, bể bơi nước lạnh.

+ Khi làm việc nặng, ra mồ hôi nhiều cần được bổ sung thêm nước có pha muối ăn (tốt nhất là bổ sung nước muối sinh lý).

+ Cần uống đủ lượng nước trong một ngày/đêm (khoảng trên 1,5lít).

+ Ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung thêm các loại quả như: chuối, cam, đu đủ, xoài, sầu riêng, lựu, lê, táo…

+ Đối với phụ nữ mang thai cần bổ sung các loại canxi, axít folic, magiê, sắt và có thể đi bộ hàng ngày từ 15 – 20 phút (trừ những trường hợp thầy thuốc sản khoa khuyên không được đi bộ).

+ Phụ nữ không nên đi giầy quá cao, nếu đi tất cần chọn loại tất đàn hồi tốt để tránh máu ứ đọng ở tĩnh mạch chi dưới.

+ Có thể dùng thuốc điều trị chuột rút với các loại: quinin sulfat, diphenhydramin hydrochlorid, vitamin E, thuốc thư giãn cơ, veramil hydrochlorid, chloroquin phosphat…

Phụ nữ không nên đi giầy quá cao đề phòng bị chuột rút (Ảnh minh họa)

Lời kết

Trong cuộc sống đời thường, hiện tượng chuột rút rất hiếm khi xảy ra đối với mọi người. Tuy nhiên, đối với những người lao động nặng, vận động viên, phụ nữ mang thai….do yếu tố công việc, thay đổi nội tiết, sinh lý…nên hiện tượng chuột rút xảy ra nhiều hơn và hay lặp đi lặp lại.

Chuột rút không kéo dài và không gây ra hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc thì có thể bị tai nạn, chuột rút khi đang bơi lội có thể làm bệnh nhân bị chết đuối…

Vì vậy, với bất kỳ ai, nếu chuột rút xảy ra nhiều lần cần đến cơ sở y tế khám để được tư vấn và trong trường hợp cần thiết sẽ được chỉ định dùng thuốc.

ĐHA – Benh.vn

Bài viết Cần làm gì để đề phòng chuột rút đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/can-lam-gi-de-de-phong-chuot-rut-4669/feed/ 0
Luyện tập các kỹ năng cần thiết để tránh xa chuột rút khi đi bơi https://benh.vn/luyen-tap-cac-ky-nang-can-thiet-de-tranh-xa-chuot-rut-khi-di-boi-9858/ https://benh.vn/luyen-tap-cac-ky-nang-can-thiet-de-tranh-xa-chuot-rut-khi-di-boi-9858/#respond Wed, 21 Dec 2016 07:24:18 +0000 http://benh2.vn/luyen-tap-cac-ky-nang-can-thiet-de-tranh-xa-chuot-rut-khi-di-boi-9858/ Chuột rút (vọp bẻ) khi bơi rất nguy hiểm, đặc biệt là khi bơi một mình. Chuột rút có cảm giác đau đớn bởi sự co rút từ khớp cơ của cơ thể khi bị lạnh hay hoạt động quá sức đặc biệt khi bơi lội thì hiện tượng này thường xuyên xảy ra. Vậy, làm thế nào để tránh xa chuột rút...

Bài viết Luyện tập các kỹ năng cần thiết để tránh xa chuột rút khi đi bơi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chuột rút (vọp bẻ) khi bơi rất nguy hiểm, đặc biệt là khi bơi một mình. Chuột rút có cảm giác đau đớn bởi sự co rút từ khớp cơ của cơ thể khi bị lạnh hay hoạt động quá sức đặc biệt khi bơi lội thì hiện tượng này thường xuyên xảy ra. Vậy, làm thế nào để tránh xa chuột rút…

Nguyên nhân gây chuột rút

Chuột rút là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho sự cử động khó khăn.

Có hai nguyên nhân chính gây “Chuột rút” là thiếu oxy cho cơ bắp hoặc cơ thể thiếu nước và muối ăn. Các rối loạn điện giải có thể gây ra chuột rút, đặc biệt là hạ canxi máu (thiếu canxi) hoặc hạ kali máu (thiếu kali) khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp…

Phương pháp phòng tránh chuột rút

Muốn phòng ngừa “chuột rút”, tất cả các giai đoạn của buổi đi bơi từ khởi động, xuống nước, lên bờ đều phải được thực hiện một cách khoa học.

Cụ thể, bài khởi động làm nóng cơ thể cần đảm bảo đủ thời gian từ 15 phút trở lên như tập thể dục buổi sáng; chạy cự ly ngắn; khởi động theo thứ tự : khớp cổ, lưng, hông, gối, cổ chân, ngón ngân, khớp vai, cổ tay, ngón tay. Ngoải ra cần chú ý điều chỉnh các động tác bơi sao cho cơ thể được hoạt động kết hợp hài hòa, có thể thích nghi với môi trường dưới nước.

Song hành với các việc làm trên cần lưu ý uống đủ nước khi thời tiết đang nắng nóng. Tốt nhất nên pha thêm chút muối vào nước theo tỷ lệ 1 cà phê muối : 1 lít nước, đặc biệt khi thấy cơ thể mệt mỏi không nên cố bơi để tránh bị chuột rút.

Cẩm nang y học Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Luyện tập các kỹ năng cần thiết để tránh xa chuột rút khi đi bơi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/luyen-tap-cac-ky-nang-can-thiet-de-tranh-xa-chuot-rut-khi-di-boi-9858/feed/ 0
Đừng xem thường bệnh chuột rút chân https://benh.vn/dung-xem-thuong-benh-chuot-rut-chan-9316/ https://benh.vn/dung-xem-thuong-benh-chuot-rut-chan-9316/#respond Wed, 18 Feb 2015 07:05:21 +0000 http://benh2.vn/dung-xem-thuong-benh-chuot-rut-chan-9316/ Chuột rút là tình trạng co thắt cơ bắp một cách đột ngột, không tự nguyện cơ, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Nếu chuột rứt kéo dài hơn 1 giờ hoặc lâu hơn vui lòng đưa người bị chuột rút tới trạm xá hoặc bệnh viện gần nhất.

Bài viết Đừng xem thường bệnh chuột rút chân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ bắp một cách đột ngột, không tự nguyện cơ, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Nếu chuột rứt kéo dài hơn 1 giờ hoặc lâu hơn vui lòng đưa người bị chuột rút tới trạm xá hoặc bệnh viện gần nhất.

Chuột rút thông thường nếu không có nguyên nhân do bệnh thì sẽ chỉ nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa hoặc khi đang lái xe.

Nguyên nhân bị chuột rút

Đa số người mắc chứng chuột rút không phải do bệnh. Các nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này có thể là:

– Đứng hoặc ngồi quá lâu, ngủ nằm tư thế chân không đúng.

– Tập luyện hoặc lao động chân tay quá mức.

– Uống nước không đủ dẫn đến cơ thể bị thiếu nước.

– Thiếu chất khoáng trong máu như kali, canxi, magne.

– Ngộ độc chì.

– Có thai.

Do thuốc:

Chuột rút do thuốc dùng các nhóm thuốc như: ngừa thai, lợi tiểu, hạ mỡ máu nhóm statin và clofibrate, chống trầm cảm, hạ huyết áp nifedipine, chống viêm dạ dày cimetidine, giãn phế quản salbutamol, terbutaline…

Do bệnh:

Mắc các bệnh như bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu, đái tháo đường, Parkinson, bệnh mạch máu hai chân, xơ gan, bệnh thần kinh, người có bàn chân phẳng…

Đặc điểm khi xảy ra chuột rút

– Chân bị chuột rút rất đau, kéo dài từ vài giây đến vài phút.

– Sờ chỗ đau thấy cơ bị co cứng thành một cục.

– Chân bị đau không thể cử động được trong khoảng thời gian này.

Trong đa số trường hợp chuột rút là lành tính và là triệu chứng đơn độc. Nếu chuột rút đi kèm các triệu chứng khác như uống nhiều tiểu nhiều, mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da xanh xao, nhợt nhạt, đau chân khi đi bộ đoạn ngắn… là dấu hiệu của một bệnh nào đó cần đi khám.

Cách cắt đứt cơn đau do chuột rút

– Kéo căng vị trí bị chuột rút

– Kéo căng cơ chân, ngồi thẳng chân

– Kéo căng cơ bắp chân: ngồi thẳng chân và cố gắng gập bàn chân về phía đầu gối.

– Cố gắng đứng dậy đi hoặc lắc lư chân.

– Xoa bóp, chườm lạnh bằng túi đá hoặc tắm nước ấm.

Phòng ngừa bệnh chuột rút như thế nào?

– Uống đủ nước trong ngày.

– Bổ sung nước oresol, nước chanh đường muối, nước  dừa… trước, trong và sau khi luyện tập, lao động, đi bộ, leo núi. Khởi động thật tốt trước khi vận động cơ thể, trước mỗi buổi tập.

– Tập thư giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần tập luyện.

– Tập vươn duỗi chân vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.

– Khi ngồi, co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt, để máu dễ dàng lưu thông ở bắp thịt cẳng chân.

– Tập xe đạp tại chỗ hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi ngủ.

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.

– Giới hạn hoặc tránh uống nhiều rượu bia và cà phê vì có tác dụng lợi niệu làm cơ thể mất nhiều nước.

Nếu bạn đang dùng thuốc để chữa bệnh và bị chuột rút, hãy thông báo với bác sĩ điều trị xem có phải nguyên nhân do thuốc.

Có thể dùng một số loại thuốc thuốc điều trị chuột rút như: vitamin E, thuốc thư giãn cơ…

Cần đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị nếu thấy các biểu hiện sau

– Thấy cơ teo hoặc yếu.

– Chuột rút nặng và kéo dài.

– Mất ngủ làm ảnh hưởng công việc hằng ngày.

– Bị chuột rút sau khi tiếp xúc nguồn độc, ví dụ chì.

Benh.vn (Tổng Hợp)

Bài viết Đừng xem thường bệnh chuột rút chân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dung-xem-thuong-benh-chuot-rut-chan-9316/feed/ 0