Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 18 Jul 2023 05:51:28 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Co giật ở trẻ sơ sinh: Chẩn đoán và điều trị https://benh.vn/co-giat-o-tre-so-sinh-chan-doan-va-dieu-tri-3568/ https://benh.vn/co-giat-o-tre-so-sinh-chan-doan-va-dieu-tri-3568/#respond Wed, 19 Jul 2023 01:38:49 +0000 http://benh2.vn/co-giat-o-tre-so-sinh-chan-doan-va-dieu-tri-3568/ Co giật ở trẻ sơ sinh thường kín đáo, có thể chỉ là cử động bất thường nhẹ ở các cơ mặt, run giật nhẹ ở chi. Đây là triệu chứng của của nhiều bệnh, ngoài việc chống co giật, còn phải điều trị nguyên nhân.

Bài viết Co giật ở trẻ sơ sinh: Chẩn đoán và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Co giật ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ở bất kỳ em bé nào vào thời điểm nào, do đó việc nắm vững các nguyên nhân, biểu hiện của co giật trẻ sơ sinh rất quan trọng trong việc chăm sóc trẻ.

Định nghĩa co giật ở trẻ sơ sinh

Co giật ở trẻ sơ sinh thường kín đáo, có thể chỉ là cử động bất thường nhẹ ở các cơ mặt, run giật nhẹ ở chi. Đây là triệu chứng của của nhiều bệnh, ngoài việc chống co giật, còn phải điều trị nguyên nhân.

  • Cử động bất thường hoặc thay đổi trương lực cơ của thân và chi: co giật toàn thân hoặc khu trú, gồng cứng kiểu mất vỏ hoặc mất não, hoặc giảm trương lực cơ toàn thân.
  • Cử động bất thường ở mặt, miệng, lưỡi: mút, chu miệng, nhai,…
  • Cử động bất thường ở mắt: nhìn một chỗ, giật nhãn cầu kiểu nystamus,…
  • Hệ thần kinh thực vật: cơn ngưng thở, thở kiểu tăng thông khí, thay đổi nhịp tim, huyết áp, phản xạ đồng tử.

Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.

co-giat-tre-so-sinh

Chẩn đoán co giật ở trẻ sơ sinh

Để chẩn đoán co giật ở trẻ sơ sinh, các bác sỹ cần phải tiến hành tuần tự các bước thăm khám, hỏi bệnh tới việc làm các xét nghiệm cần thiết.

Công việc chẩn đoán co giật ở trẻ sơ sinh

Hỏi: bệnh sử / tiền căn sản khoa:

  • Sinh ngạt
  • Sinh hút, sinh forceps
  • Bú kém, bỏ bú
  • Sốt
  • Mẹ có dùng Pyridoxine trong thai kỳ

Khám lâm sàng

  • Co giật toàn thân hay khu trú
  • Đồng tử, phản xạ ánh sáng
  • Cơn ngưng thở
  • Tìm bướu huyết thanh hoặc bướu huyết xương sọ
  • Sờ thóp tìm dấu thóp phồng
  • Tìm dấu hiệu thiếu máu: màu sắc da, niêm
  • Ổ nhiểm trùng
  • Dị tật bẩm sinh: não

Đề nghị xét nghiệm

  • Dextrostix → Hạ đường huyết.
  • Ion đồ: Na, Ca, Mg → Rối loạn điện giải: hạ Na, hạ Ca, hạ Mg máu.
  • Xét nghiệm tìm nguyên nhân nhiểm trùng: phết máu, CRP, cấy máu.
  • Siêu âm não xuyên thóp → Xuất huyết não, hình ảnh tổn thương não do thiếu Oxy do sanh ngạt.
  • Dịch não tủy → Viêm màng não.

Điện não đồ giúp chẩn đoán co giật do lệ thuộc Pyridoxin (sóng điện não bất thường biến mất khi tiêm Pyridoxin) không có chỉ định thường qui, chỉ thực hiện khi các nguyên nhân co giật khác đã được loại trừ và tiền sử mẹ có dùng Pyridoxin.

Chẩn đoán

  • Với các xét nghiệm trên thường đủ chẩn đoán nguyên nhân co giật ở trẻ sơ sinh.
  • Co giật ở trẻ sơ sinh cũng có thể do phối hợp nhiều nguyên nhân: giữa rối loạn chuyển hoá-điện giải + các bệnh lý thần kinh trung ương.

Ví dụ: hạ đường huyết + sanh ngạt; hạ Natri/Canxi/Magne + xuất huyết não/sanh ngạt/viêm màng não

Điều trị co giật ở trẻ sơ sinh

Để điều trị co giật ở trẻ sơ sinh cần nắm vững nguyên tắc sau đó là cách kiểm soát triệu chứng và điều trị nguyên nhân.

Nguyên tắc điều trị co giật ở trẻ sơ sinh

  • Chống co giật, hỗ trợ hô hấp
  • Điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân

Chống co giật ở trẻ sơ sinh

Thông đường thở: hút đàm nhớt

Thở oxy, hoặc đặt nội khí quản giúp thở tùy thuộc mức độ thiếu Oxy máu.

Thuốc chống co giật:

  • Phenobarbital: 15 – 20mg/kg TM 15 phút. Sau 30 phút, nếu còn co giật: lặp lại liều thứ hai 10mg/kg TM 15 phút, tổng liều tối đa không quá 30 – 40mg/kg. Tùy nguyên nhân, sau đó có thể duy trì Phenobarbital: 3 – 5 mg/kg/ngày (tiêm bắp/uống)
  • Nếu không đáp ứng sau khi dùng liều cao Phenobarbital: Phenytoin 15 – 25mg/kg TTM 20 phút, sau đó  duy trì: 4 -8mg/kg/ngày. Nếu không có Phenytoin: Diazepam: 0,1 – 0,3mg/kg TM 5 phút,  duy trì: 0,1 – 0,5 mg/kg/giờ, cần theo dõi sát hô hấp trong khi tiêm Diazepam (có thể gây ngưng thở)

Điều trị đặc hiệu co giật ở trẻ sơ sinh

Ngay sau khi phát hiện nguyên nhân, cần xử trí ngay theo nguyên nhân của co giật.

Hạ đường huyết (Glucose/máu < 40 mg%)

  • Dextrose 10%: 2 ml/kg, tiêm mạch chậm trong 2 – 3 phút.
  • Duy trì: 6-8 mg/kg/phút (Dextrose 10%  3-5ml/kg/giờ).
  • Theo dõi Dextrostix mỗi 2 – 4 giờ đến khi đường huyết ổn định.

Hạ Canxi máu (Ca ion < 4 mg% (1 mmol/l) hoặc Ca toàn phần < 7 mg%)

  • Calcium gluconate 10% 1 – 2 ml/kg, tiêm mạch chậm trong 5 phút.
  • Theo dõi sát nhịp tim và vị trí tiêm tĩnh mạch trong khi tiêm.
  • Nếu không đáp ứng: lặp lại liều trên sau 10 phút.
  • Duy trì: 5 ml Calcium gluconate 10% /kg/ngày truyền tĩnh mạch hoặc dạng uống với liều tương ứng

Hạ Mg máu (Mg/máu < 1,2 mg%)

  • Magnesium sulfate 50%: 0,1 – 0,2 ml/kg, tiêm mạch chậm trong 5 phút,theo dõi sát nhịp tim trong khi tiêm. Có thể lặp lại liều trên mỗi 6 – 12 giờ, nếu Mg/máu vẫn thấp.
  • Duy trì: Magnesium sulfate 50%, uống 0,2 mg/kg/ngày.

Lệ thuộc Pyridoxine:

  • Pyridoxine: 50 mg tiêm mạch. Nếu có điều kiện, theo dõi điện não trong lúc tiêm thuốc: sóng bất thường biến mất ngay sau khi tiêm Pyridoxine.
  • Duy trì: 10 – 100 mg, uống chia 4 lần/ngày.

Điều trị nguyên nhân

Xuất huyết màng não:

  • Truyền máu hoặc plasma nếu Hb >13g% hematocrit > 35%
  • Vitamin K

Viêm màng não mủ

Hạ đường máu, rối loạn điện giải

Động kinh

  • Chống co giật
  • Thuốc chống động kinh: hội chẩn với chuyên khoa thần kinh để có thể điều trị cụ thể (Depakin, Phenobarbital…). Vấn đề mức độ bằng chứng: Chưa đủ dữ kiện chứng minh tính an toàn khi sử dụng Midazolam cho trẻ sơ sinh. Phenobarbital liều cao 40mg/kg có thể khống chế cơn co giật nặng ở trẻ sơ sinh 1 cách an toàn.

Bài viết Co giật ở trẻ sơ sinh: Chẩn đoán và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-giat-o-tre-so-sinh-chan-doan-va-dieu-tri-3568/feed/ 0
Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý khi trẻ lên cơn co giật https://benh.vn/chuyen-gia-huong-dan-cach-xu-ly-khi-tre-len-con-co-giat-9319/ https://benh.vn/chuyen-gia-huong-dan-cach-xu-ly-khi-tre-len-con-co-giat-9319/#respond Wed, 24 Jun 2015 07:05:24 +0000 http://benh2.vn/chuyen-gia-huong-dan-cach-xu-ly-khi-tre-len-con-co-giat-9319/ Ngoài sử dụng thuốc hạ sốt, chườm mát...khi trẻ sốt cao, lên cơn co giật, mới đây các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai đã khuyến cáo cha mẹ không nên cho ngón tay vào miệng mà đợi khi cơn giật qua mới để miếng khăn vào miệng bé để ngừa cơn giật tiếp theo. Nguyên nhân do trẻ sốt quá cao có thể dẫn đến co giật nhưng không ảnh hưởng đến não như nhiều người vẫn nghĩ.

Bài viết Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý khi trẻ lên cơn co giật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngoài sử dụng thuốc hạ sốt, chườm mát…khi trẻ sốt cao, lên cơn co giật, mới đây các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai đã khuyến cáo cha mẹ không nên cho ngón tay vào miệng mà đợi khi cơn giật qua mới để miếng khăn vào miệng bé để ngừa cơn giật tiếp theo. Nguyên nhân do trẻ sốt quá cao có thể dẫn đến co giật nhưng không ảnh hưởng đến não như nhiều người vẫn nghĩ.

Sốt cao co giật không gây hại não

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, cách đây 20 năm ông và các đồng nghiệp cũng cho rằng sốt co giật gây hại não. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều thống nhất sốt cao thông thường không làm hại não trừ trường hợp chẩn đoán nhầm. Đó là những bé bị sốt cao co giật liên quan đến viêm não, hay viêm màng não mà bác sĩ bỏ sót.

Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý khi trẻ lên cơn co giật

Bác sĩ Dũng cho cho hay nếu sốt cao thông thường do virus, trẻ co giật rồi hết, không gây hại gì. Cha mẹ cũng không cần phải cho trẻ uống thuốc chống co giật.

Trước đây khi trẻ lên co giật, cha mẹ được khuyên nên nhanh chóng cho vật gì đó như ngón tay, thìa… chèn hai bên răng bé để trẻ đỡ cắn lưỡi. Tuy nhiên, khuyến cáo mới hiện nay thì ngược lại, không nên cho ngón tay hay bất cứ vật gì khi trẻ đang lên cơn giật.

Cách xử trí khi trẻ co giật

– Đầu tiên cha mẹ cần bình tĩnh, đặt trẻ nằm nghiêng về một bên để đường thở được thông, đờm dãi sẽ chảy ra ngoài để trẻ không nuốt. Nếu nuốt vào phổi gây tắc sẽ rất nguy hiểm. Lưu ý, giữ đầu trẻ thẳng, không được gập để bé thở tốt.

– Để trẻ trong tư thế nằm nghiêng, nới rộng quần áo nếu đang mặc chật quá, chỉ một lúc trẻ sẽ hết co giật.

– Mọi người cần đứng tránh xa cho bé thoáng khí, có ôxy để thở, tránh trường hợp nhiều người vây xung quanh, sờ chân tay, người lay làm hại thêm.

– Tuyệt đối không cho ngón tay vào miệng bé dù trẻ đang cắn giật, kể cả khi cấp cứu. Chờ lúc trẻ hết co giật có thể lấy khăn cho vào miệng bé để phòng trường hợp có cơn giật sau.

– Trẻ tỉnh táo, khóc mà vẫn sốt cao thì dùng thuốc đặt hậu môn hoặc uống thuốc để hạ sốt, sau đó đưa trẻ đi khám để bác sĩ phát hiện có bệnh gì khác ngoài sốt không.

Benh.vn (Theo Vnexpress.net)

Bài viết Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý khi trẻ lên cơn co giật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chuyen-gia-huong-dan-cach-xu-ly-khi-tre-len-con-co-giat-9319/feed/ 0