Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 25 Aug 2023 17:52:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cơ quan sinh dục nữ thay đổi như thế nào để chuẩn bị cho việc giao hợp? https://benh.vn/co-quan-sinh-duc-nu-thay-doi-nhu-the-nao-de-chuan-bi-cho-viec-giao-hop-2300/ https://benh.vn/co-quan-sinh-duc-nu-thay-doi-nhu-the-nao-de-chuan-bi-cho-viec-giao-hop-2300/#respond Tue, 15 May 2018 04:11:21 +0000 http://benh2.vn/co-quan-sinh-duc-nu-thay-doi-nhu-the-nao-de-chuan-bi-cho-viec-giao-hop-2300/ Sự cương cứng của cậu bé tương đối đơn giản so với những gì xảy ra trước khi các "cô bé" sẵn sàng để "giao ban". Trước hết, các mạch máu cung cấp cho âm hộ nở ra và tạo nên bộ phận nữ tương đương với "cậu bé" lúc cương cứng. Các mô xốp chung quanh các tiểu âm thần và chính các âm thần cũng đều sưng phồng lên. Âm vật cương lên và ló ra bên dưới lớp da bọc nhỏ xíu. Các đại âm thần tăng kích thước nhưng các tuyến Bartholin hai bên lối vào "cô bé" lại không thay đổi gì cả.

Bài viết Cơ quan sinh dục nữ thay đổi như thế nào để chuẩn bị cho việc giao hợp? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sự cương cứng của cậu bé tương đối đơn giản so với những gì xảy ra trước khi các “cô bé” sẵn sàng để “giao ban”. Sau đây là những gì xảy ra với “cô bé” trước và khi quan hệ tình dục.

Sự thay đổi khi giao hợp

Trước hết, các mạch máu cung cấp cho âm hộ nở ra. Điều này tạo cho bộ phận nữ tương đương với “cậu bé” lúc cương cứng. Các mô xốp chung quanh các tiểu âm thần và chính các âm thần cũng đều sưng phồng lên. Âm vật cương lên và ló ra bên dưới lớp da bọc nhỏ xíu. Các đại âm thần tăng kích thước nhưng các tuyến Bartholin hai bên lối vào “cô bé” lại không thay đổi gì cả.

Vốn vẫn được xem là nguồn cung cấp chất nhờn chính, chúng đã bị “giáng cấp”. Khi các cuộc nghiên cứu y khoa phát hiện được một nguồn cung cấp mới và hấp dẫn của những chất dịch thiết yếu này. Chính các vách âm đạo tiết ra chất rất trơn để cho hai “đối tác” hành sự được dễ dàng. Trong phòng nghiên cứu, bằng cách dùng một máy ảnh đặc biệt, chính xác về mặt quang học, người ta có thể thấy được những giọt chất dịch bóng loáng đang thành hình từ từ trên vách âm đạo.

Trong lúc đó, sự sung huyết của âm hộ khiến nó trở thành một “phòng chờ giờ hành động” ở phía trước “cô bé”. Sự kiện này làm tăng chiều dài, khiến nó có thể tiếp nhận một cậu bé có kích thước lớn. Điều quan trọng hơn nữa là nó khiến cho những cấu trúc nhạy cảm về cảm xúc như âm vật và các tiểu âm thần tiếp xúc với cậu bé một cách chặt chẽ hơn.

“Cô bé” cũng thay đổi. Lúc bình thường, mặt cắt của cô bé có hình chữ H; trần của nó chạm tới sàn. Trong cơn hưng phấn về tình dục nó nhanh chóng có hình trụ để tiếp nhận cậu bé.

Chức năng của âm vật là gì?

Sự cọ sát của “cậu bé” với âm vật khiến phụ nữ dễ dàng lên đỉnh hơn

Âm vật là trung tâm tiếp nhận cảm giác tình dục ở phụ nữ. Mặc dù nhỏ hơn so với “cậu bé” nhưng nó có cùng số lượng sợi và tế bào thần kinh với tỷ lệ thu nhỏ. Đó là một quả bom hẹn giờ với một kíp nổ rất nhạy. Các tiểu âm thần, trông giống như những cái mào gà bị đặt sai chỗ, được gắn liền với bao âm hạch. Hành động kéo các âm thần cũng gây ảnh hưởng nhẹ đối với âm hạch. Khi các âm thần bị kéo và thả lỏng xen kẽ, màng bao trượt tới lui trên đầu âm hạch. Khi sự cọ xát nhẹ được tiếp tục, âm hạch càng căng phồng lên, khiến cho mỗi cú giật lại càng mãnh liệt hơn nữa.

Các “âm thần” được kéo như thế nào?

Nếu cô bé được xem là xi lanh, cậu bé là pít tông, thì các âm thần là trục quay. Mỗi lần cậu bé được đẩy vào cô bé, phần cuối của các âm thần được kéo về âm đạo. Sau đó đến phiên nó lại tác động đến màng bọc và âm hạch. Khi cậu bé được rút ra, các âm thần được thả lỏng và màng bao trượt trở về trên âm hạch. Cùng lúc đó, cậu bé kích thích các âm thần, cô bé và những cấu trúc có liên quan. Nếu mọi việc đều suôn sẻ thì kết quả đạt được là cực khoái.

Bài viết Cơ quan sinh dục nữ thay đổi như thế nào để chuẩn bị cho việc giao hợp? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-quan-sinh-duc-nu-thay-doi-nhu-the-nao-de-chuan-bi-cho-viec-giao-hop-2300/feed/ 0
Vô mao có ảnh hưởng đến tình dục và khả năng sinh sản của phụ nữ https://benh.vn/vo-mao-co-anh-huong-den-tinh-duc-va-kha-nang-sinh-san-cua-phu-nu-4357/ https://benh.vn/vo-mao-co-anh-huong-den-tinh-duc-va-kha-nang-sinh-san-cua-phu-nu-4357/#respond Sun, 18 Mar 2018 04:54:54 +0000 http://benh2.vn/vo-mao-co-anh-huong-den-tinh-duc-va-kha-nang-sinh-san-cua-phu-nu-4357/ Có nhiều câu chuyện “ly kỳ” về những người phụ nữ “vô mao” như: sinh hoạt tình dục kém, dị thường… thậm chí còn là sự kỳ thị “vô mao bần chí tử”: người không có lông mu nghèo hèn hay gặp xui xẻo… Tuy nhiên, quan niệm “cổ xưa” đó có vẻ không còn phù hợp ở xã hội hiện đại ngày nay.

Bài viết Vô mao có ảnh hưởng đến tình dục và khả năng sinh sản của phụ nữ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có nhiều câu chuyện “ly kỳ” về những người phụ nữ “vô mao” như: sinh hoạt tình dục kém, dị thường… thậm chí còn là sự kỳ thị “vô mao bần chí tử”: người không có lông mu nghèo hèn hay gặp xui xẻo… Tuy nhiên, quan niệm “cổ xưa” đó có vẻ không còn phù hợp ở xã hội hiện đại ngày nay.

Thế nào là lông mu

Lông mu là lông xoắn mọc ở gần gò mu phía trên âm hộ (ở nữ) hoặc gốc dương vật (ở nam).

Lông mu thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, sớm hay muộn tuỳ từng người. Lông có thể rậm hay thưa, màu sắc thay đổi không nhất thiết phải giống tóc (đen, hung, hay nâu đỏ).

Lông mu phát triển vào thời điểm nào

– Lông mu, lông nách bé gái bắt đầu mọc từ 11-12 tuổi (trung bình 12-15 tuổi).

– Mọc lông thường xuất hiện sau giai đoạn phát triển về chiều cao. Sau khi lông mu mọc được 6 tháng đến 1 năm thì em gái bắt đầu thấy kinh nguyệt.

– Sự phát triển đặc trưng giới tính của trẻ em gái từ khi bắt đầu cho đến khi phát dục hoàn toàn mất khoảng 4 năm (phạm vi 1,5 – 6 năm).

– Tuy nhiên, thời gian bắt đầu dậy thì ở mỗi người khác nhau do yếu tố di truyền, sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng, khí hậu, độ cao so với mặt biển, điều kiện kinh tế, thói quen vệ sinh…

– Việc lông mu rậm hay không có lông mu chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như nội tiết, di truyền và chủng tộc…

Tác dụng của hệ thống lông mu

– Hệ thống lông mu của người phụ nữ được ví như một mái hiên, có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ cơ quan sinh dục: che bụi và các chất bẩn khác…

– Khi cơ thể có mồ hôi toát ra, những sợi lông mu phía trên cơ quan sinh dục sẽ cản những giọt mồ hôi này chảy trực tiếp vào vùng kín, giúp cho bộ phận sinh dục luôn khô thoáng, sạch sẽ làm giảm nguy cơ viêm nhiễm bộ phận sinh dục của nữ giới.

– Lông mu làm giảm ma sát, giúp việc quan hệ tránh những va chạm mạnh, gây chày xước vùng kín…

Quan niệm về “vô mao” hoặc “rậm mao”

Phụ nữ rậm mao

– Làm cho “cô bé” nhạy cảm hơn trong quan hệ tình dục.

– Đời sống tình dục tốt, khỏe, sung sức.

– Nhiệt tình và dâm đãng…

– Dễ dàng thụ thai và sinh nở.

– Dễ hấp dẫn phái mạnh.

Phụ nữ vô mao

  • Trông lập dị, khác thường.
  • Bị coi là mất thẩm mỹ, không nữ tính.
  • Chuyện tình dục yếu, nhạt nhòa…
  • Khó thụ thai hoặc không có con cái.
  • Không hấp dẫn phái mạnh.
  • Ai lấy phải sẽ bị đen đủi, làm ăn thất bát…

vo-mao-o-phu-nu

Phụ nữ vô mao bị hắt hủi do vô sinh, dị thường….(Ảnh minh họa) 

Quan niệm “vô mao” theo Y khoa

1. Không có lông mu mà vẫn có kinh nguyệt

– Đời sống tình dục bình thường như tất cả những phụ nữ khác.

– Chức năng sinh sản bình thường: có thể thụ thai, sinh con…

Trường hợp không có lông mu có thể do các nang lông ở chỗ nhạy cảm không có thụ thể hoặc thụ thể không đáp ứng với nội tiết tố.

2. Không có lông mu và không có kinh nguyệt

– Đời sống tình dục bình thường, tuy nhiên ít ham muốn hơn so với những phụ nữ khác.

– Những phụ nữ này không thể sinh con do hội chứng bệnh lý, rối loạn chức năng nội tiết tố….

Trường hợp người phụ nữ không có lông mu và không có kinh nguyệt nếu kết hôn sẽ không đem lại hạnh phúc cho gia đình nhà chồng vì không thể sinh con. Vì vậy,  dân gian mới có quan niệm “vô phúc mới lấy phải vợ vô mao”, hay “lấy vợ vô mao vừa không thể sinh con, vừa xui xẻo”…

Thực ra, những người phụ nữ này chỉ không thể sinh được con, khi không có kinh còn về việc gặp xui xẻo, đen đủi… thì không có căn cứ.

Những bi kịch xảy ra xung quanh chuyện “vô mao” của phụ nữ

Chị N.T.L  (Hóc Môn, TP.HCM) ly dị chồng vì “vô mao bần chí tử”

Sau khi cưới nhau, chị L đã bị chồng xa lánh bởi  “cô bé” của chị nhẵn nhụi như trẻ con..

Anh chồng chị L cứ khăng khăng cho rằng chuyện “vô mao” của vợ đã làm cho anh ta luôn gặp xui xẻo, làm ăn liên tiếp thất bại….nên quay ra mắng nhiếc, xúc phạm chị..

Nhưng theo chị L, ngoài ngyên nhân khiến chồng chị thất bại trong kinh doanh buôn bán quần áo anh còn nghiện cờ bạc….nên luôn lâm vào cảnh “bần hàn”. Mẹ chồng chị bênh vực con trai nên cũng dựa vào “chuyện kia” để trách móc chị.

Không chịu nổi sự dằn vặt của gia đình nhà chồng, chị đã quyết định chia tay.

Chị L (48 tuổi Hà Nội) trải qua 3 lần đò vì “vô mao”

Chính vì chuyện chỗ kín không có lông mà đời chị L phải trải qua ba cuộc tình dang dở.

Người chồng đầu tiên sống với chị được một năm thì bắt đầu kiếm chuyện đòi chia tay vì chị không mang thai, Ông này cho rằng chính vợ “vô mao” nên ảnh hưởng đến việc sinh sản.

Mối tình thứ hai cũng nhanh chóng kết thúc vì người bạn trai phát hiện “chỗ ấy” của chị “trông như “con nít”.

Mối tình thứ ba duy trì được hơn 4 năm rồi cũng kết thúc với lý do: “Nhìn em anh thấy bất bình thường nên không có cảm hứng ”.

Chị L.H.A (Phú Thọ) muộn con bị nhà chồng đay nghiến vì “cô bé” vô mao

Cũng như bao cặp đôi khác, cưới nhau xong, chi A và anh K mong ngóng sinh con. Mặc dù biết cô bé của vợ “vô mao” nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục của hai vợ chồng nên anh không có ý kiến gì.

Vì anh K là con một, nên bố mẹ chồng chị muốn hai người nhanh chóng sinh thằng cu nối dõi tông đường. Nhưng đã lâu mà chị vẫn chưa có thai….

Không chỉ hai vợ chồng mà cả bố mẹ, rồi họ hàng nhà chồng đều sốt ruột. Mẹ chồng chị thì lo đến mất ăn mất ngủ. Đi khám thì bác sĩ kết luận cả hai vợ chồng chị bình thường.

Nhưng đến khi chị nói ra bí mật của “cô bé”, chị bị cả gia đình chồng xúm vào “tổng sỉ vả”..Bà còn không ngừng nhiếc móc: “Nuôi chó cái nó còn biết đẻ, nuôi loại người như cô tốn cơm gạo”.

Ngày nào họ cũng chì chiết, đay nghiến chị và cứ hễ làm gì không vừa ý là mẹ chồng sẵn sàng bạt tai, đánh tát chị…

Trong lúc gia đình chồng quyết định họp bàn để tống cổ đứa con dâu “vô mao bần chí tử” ra khỏi nhà thì chị phát hiện mình có thai.

Chị N.T.L (48 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội)  “vô mao” vẫn sinh con khỏe mạnh

Chị L là người con gái duy nhất trong gia đình có 3 anh em (1 trai, 2 gái) không có lông mu. Cũng chính vì việc này mà chuyện tình yêu của chị gặp nhiều “khó khăn, trắc trở” vì chị liên tục bị  người yêu “xù”…

Sau nhiều sóng gió, chị kết hôn với người bạn trai hàng xóm hơn chị 5 tuổi. Thời gian đầu  mới lấy nhau chị luôn “tự ti” vì mình “vô mao”…nhưng vì tình yêu, chính anh đã làm chị yên lòng…cuộc sống cứ bình lặng trôi qua…

em-be-bu-bam

Baby đáng yêu, bụ bẫm của bà mẹ vô mao (Ảnh minh họa)

Kỷ niệm ngày cưới một năm cũng chính là ngày vui của anh chị  vì gia đình đón thêm một thành viên mới – một bé gái kháu khỉnh nặng 3,2 kg.. Năm năm sau, chị sinh thêm một bé trai bụ bẫm, khỏe mạnh.

Cô bé “vô mao” của chị vẫn đem lại hạnh phúc cho hai vợ chồng và những đứa con xinh đẹp, khỏe mạnh.

Lời kết

Cho đến tận bây giờ, những người có tư tưởng lạc hậu vẫn chưa thể từ bỏ ác cảm dành cho những người phụ nữ vô mao. Quan niệm phụ nữ vô mao sinh hoạt tình dục kém, không sinh nở được, đen đủi, xúi quẩy…. là hoàn toàn phản khoa học và vô căn cứ.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến người phụ nữ không có lông mu là do chủng tộc, đặc tính di truyền, yếu tố nội tiết…Những người phụ nữ không có lông mu tuy không đạt yếu tố thẩm mỹ nhưng vẫn sinh hoạt tình dục và sinh nở như những người phụ nữ bình thường khác.

Vì vậy, con gái khi đến tuổi trưởng thành (18 tuổi) mà không thấy lông mu phát triển thì nên thăm khám sớm để chẩn đoán điều trị bệnh. Y học có thể điều chỉnh và chữa trị thành công chứng rối loạn tuyến nội tiết và mang lại “vẻ đẹp”  bình thường cho “cô bé”,  hạnh phúc cho chị em.

Bài viết Vô mao có ảnh hưởng đến tình dục và khả năng sinh sản của phụ nữ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vo-mao-co-anh-huong-den-tinh-duc-va-kha-nang-sinh-san-cua-phu-nu-4357/feed/ 0
Suy buồng trứng sớm và các nguyên nhân https://benh.vn/suy-buong-trung-som-va-cac-nguyen-nhan-3843/ https://benh.vn/suy-buong-trung-som-va-cac-nguyen-nhan-3843/#respond Fri, 02 Oct 2015 04:44:25 +0000 http://benh2.vn/suy-buong-trung-som-va-cac-nguyen-nhan-3843/ Suy buồng trứng sớm là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng của phụ nữ ở độ tuổi khác nhau, thông thường là sau tuổi dậy thì và trước tuổi 40, thường có biểu hiện thiểu kinh hoặc không kinh nguyên phát hay thứ phát.

Bài viết Suy buồng trứng sớm và các nguyên nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Suy buồng trứng sớm là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng của phụ nữ ở độ tuổi khác nhau, thông thường là sau tuổi dậy thì và trước tuổi 40, thường có biểu hiện thiểu kinh hoặc không kinh nguyên phát hay thứ phát.

Suy buồng trứng sớm là gì ?

Suy sớm buồng trứng (POF), tần suất khoảng 1% trong phụ nữ, là một trong những nguyên nhân hiếm muộn mang nhiều lo lắng cho chị em phụ nữ. Đồng thời, bệnh lý này cũng là thách thức rất lớn cho các chuyên gia hỗ trợ sinh sản trong việc điều trị hiếm muộn để mang lại hạnh phúc được làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh.

Hiểu được bệnh lý này sẽ giúp cho người bệnh giảm bớt căng thẳng lo âu, giảm áp lực và chấp nhận kết quả điều trị một cách tốt hơn. Đó cũng là một giải pháp tích cực trong quá trình điều trị đầy thử thách.

Trước đây, bệnh này được gọi là mãn kinh sớm, song thuật ngữ này không mô tả đúng thực trạng của người phụ nữ bị suy buồng trứng sớm vì mãn kinh chỉ xảy ra khi phụ nữ bước vào giai đoạn cuối năm 40 tuổi hay đầu năm 50 tuổi. Nếu xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể gây nên tình trạng vô sinh.

Nếu bạn đã trải qua thời kỳ mãn kinh tự nhiên, vô cùng hiếm khi thấy hành kinh trở lại; tuy nhiên, những người phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có thể hành kinh trở lại dù không đều như trước. Người mãn kinh tự nhiên không thể có thai nhưng trong một vài trường hợp, suy buồng trứng sớm vẫn có thể mang thai. Đây là đặc điểm nổi bật giúp ta khu biệt hiện tượng suy buồng trứng sớm với nhiều loại bệnh cùng chung triệu chứng.

Dấu hiệu nhận biết suy buồng trứng sớm:

Dấu hiệu thường gặp nhất ở người suy buồng trứng sớm là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn dưới 40 tuổi và có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bị mất kinh từ 3 tháng trở lên thì bạn cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa đo nồng độ FSH trong máu để phát hiện suy buồng trứng sớm.

Bên cạnh đó, bệnh còn biểu hiện một số triệu chứng như: tính tình thay đổi, dễ bị kích động (hay cáu gắt, bực dọc… giống như người già); tóc bạc sớm; hay có cơn bốc nóng trên mặt, bốc hỏa, ra mồ hôi trán và đầu, vã mồ hôi về đêm; khó ngủ; ít quan tâm đến tình dục; âm đạo khô và đau khi quan hệ; khô da, ngứa da; hay nóng trong người, khát nước; đau lưng, mỏi gối; siêu âm thấy buồng trứng nhỏ lại, tử cung mỏng đi…

Xác định suy buồng trứng

Ngoài các biểu hiện nêu trên, còn có nhiều phương pháp khác để góp phần chẩn đoán như sinh thiết buồng trứng, siêu âm, đo nồng độ gonadotrophins máu.

Tuy nhiên, siêu âm và sinh thiết buồng trứng không giúp ích được nhiều trong tiên lượng về khả năng sinh sản và sự rụng trứng về sau. Ngay cả những trường hợp sinh thiết buồng trứng không có nang noãn nào vẫn có  trường hợp được ghi nhận là có thai và có khoảng 41 – 60% bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm siêu âm vùng chậu vẫn thấy cấu trúc giống nang noãn, có thể giải thích các nang này là do một nguyên nhân thứ phát gây ra hoàng thể hóa sớm.

Hiện nay xét nghiệm thường được dùng nhất để đánh giá dự trữ buồng trứng là đo nồng độ FSH và estrogen trong máu, khi có tình trạng suy buồng trứng sớm nồng độ này tăng cao (thường > 40IU/l) thử 2 lần cách nhau vài tuần và nồng độ estrogen thấp.

Nguyên nhân bệnh suy buồng trứng sớm:

Có  nhiều nguyên nhân có thể giải thích cho bệnh lý suy buồng trứng sớm: có thể có liên quan đến nhiễm sắc thể, di truyền, các bệnh lý tự miễn, nhiễm vi khuẩn, hoặc là do can thiệp điều trị. Tuy nhiên suy buồng trứng vô căn vẫn chiếm đa số trong các nguyên nhân (gồm những bệnh nhân có thoái hóa buồng trứng sớm và có hội chứng kháng buồng trứng). Thứ nhì là bệnh lý tự miễn, chiếm khoảng 30% các trường hợp.

Trong phôi bào, các tế bào mầm sinh dục sẽ di chuyển từ gờ sinh dục đến vị trí buồng trứng nguyên thủy, hình thành khoảng 3.5 – 4 triệu nang noãn ở mỗi buồng trứng lúc thai khoảng 20 tuần. Các tế bào mầm này sẽ bị mất đi từ từ bằng cơ chế chết theo chương trình, để còn khoảng 1 triệu nang noãn nguyên thủy mỗi bên lúc sinh. Số lượng này cũng sẽ tiếp tục mất đi trong quá trình chiêu mộ, thoái hóa  để phóng noãn. Và chỉ có khoảng 400 – 500 nang noãn sẽ được phóng thích trong suốt đời sống sinh sản của người phụ nữ.

Suy buồng trứng sớm vô căn – cơ chế chưa rõ – ảnh hưởng đến tỉ lệ nang noãn chết theo chương trình. Do đó ở những trrường hợp này thường là có giảm nang noãn lúc sinh và có gia tăng sự thoái hóa.

Những nguyên nhân được kể đến ngoài nguyên nhân vô căn:

1. Bất thường di truyền

– Liên quan nhiễm sắc thể (NST)  X

Tỉ suất di truyền chung khoảng 4%.

Các dạng thường gặp:

Khiếm khuyết NST X

+ Đơn chiếc NST X (monosomy X): hội chứng Turner

+ Ba chiếc NST X (trisomy X)

+ Thể khảm: 45X/46XX, 45X/47XXX

+ Mất đoạn NST X

Bất thường gien trên NST X

– NST thường

Chuyển đoạn NST

Biến đổi gien trên NST thường, thụ thể FSH, thụ rhể LH…

2. Tổn thương buồng trứng do tự miễn

Các  rối loạn tự miễn của những bệnh lý thuộc về nội tiết hay không thuộc về nội tiết đều có thể liên quan đến suy buồng trứng sớm.

Các bệnh lý tự miễn nội tiết bao gồm: bệnh lý tuyến giáp, suy tuyến cận giáp, tiểu đường…

Các bệnh lý tự miễn không liên quan nội tiết bao gồm: xuất huyết giảmv tiểu cầu vô căn, bệnh bạch tạng, hói đầu, viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus hệ thống…

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán suy buồng trứng do bệnh lý tự miễn là sinh thiết buồng trứng

3. Kháng thể kháng buồng trứng

4. Các nguyên nhân khác

– Galacto máu: hiếm gặp

– Do điều trị:

+ Sau hóa trị: khả năng suy buồn trứng cao vò tế bào đang phân chia rất nhạy với sự gây độc tế bào của các loại thuốc dùng làm hóa trị

+ Sau xạ trị: nguy cơ POF cũng thấp nếu xạ trị ngoài vùng chậu, ảnh hưởng của xạ trị cũng tùy thuộc vào liều, tuổi bệnh nhân và vùng xạ trị.

+ Sau phẫu thuật vùng chậu: có khả năng gây tổn hại buồng trứng do tổn thương mạch máu ảnh hưởng đến lượng máu nuôi, hoặc gây viêm tại chỗ

– Độc tố và virus:

Quai bị, hút thuốc, bệnh động kinh…

Suy buồng trứng sớm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chung

Vì nồng độ hormon giảm nên có nguy cơ phát triển một số bệnh sau:

– Loãng xương: Nguyên nhân là do không còn đủ estrogen để duy trì canxi và các chất khoáng khác ở xương, phòng ngừa sự tiêu xương. Tỷ trọng xương giảm là yếu tố chính dẫn đến bệnh loãng xương.

– Suy chức năng tuyến giáp trạng: Tuyến giáp kiểm soát sự chuyển hóa của cơ thể và nồng độ năng lượng. Giảm hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến chuyển hóa và làm cho phụ nữ có năng lượng rất thấp, với những triệu chứng như giảm tốc độ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trí tuệ về thể chất và tâm trí, hai chân lạnh.

– Bệnh Addison: Đây là bệnh tự miễn dịch. Các tế bào miễn dịch lẽ ra bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn xâm nhập lại quay ra tấn công các tuyến thượng thận, làm cho tuyến này không bài tiết ra hormon có chức năng chống stress và điều hòa muối.

– Bệnh tim: Tuy rất hiếm xảy ra với phụ nữ trẻ bị SBTS nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim về sau này. Giảm nồng độ estrogen trong bệnh SBTS có thể làm tăng nồng độ LDL-C (cholesterol xấu), nguyên nhân chính gây ra mảng bám và nghẽn tắc các động mạch, từ đó dẫn đến đột quỵ.

Nồng độ thấp estrogen trong SBTS cũng dẫn đến giảm nồng độ HDL-C (cholesterol tốt), chất giúp ngăn cản sự tạo thành nghẽn tắc ở các động mạch.

Những hệ lụy khác

Một bé gái mới sinh thông thường có khoảng hai triệu nang nguyên thủy ở buồng trứng, đủ để tồn tại cho đến khi qua thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, với phụ nữ bị SBTS thì không như vậy vì cơ thể thuộc về hai nhóm sau:

– Cạn kiệt các nang noãn: Những nang còn lại ở buồng trứng không đáp ứng nữa. Cho nên cơ thể không có cách nào để tạo thêm các nang nguyên thủy, có thể do việc dùng hóa liệu pháp hay tia xạ trong các liệu pháp điều trị ung thư mạnh – nhiễm sắc thể X bất thường hay thiếu.

– Rối loạn chức năng các nang noãn: Hoạt động của các nang noãn không bình thường, có thể do hiện tượng tự miễn dịch tức hệ miễn dịch tấn công các nang noãn đang phát triển nên làm cho các nang này không thể hoạt động bình thường. Bên cạnh đó nang không phát triển thành thể vàng nhưng sẽ không trưởng thành và không phóng noãn một cách bình thường được.

Ngoài ra, nguyên nhân có thể do lịch sử gia đình mắc bệnh suy sớm buồng trứng, hình thái di truyền cho thấy suy buồng trứng sớm không hoàn toàn là bệnh về gien.

Benh.vn

Bài viết Suy buồng trứng sớm và các nguyên nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/suy-buong-trung-som-va-cac-nguyen-nhan-3843/feed/ 0