Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 11 Feb 2024 06:15:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bộ phận cơ thể con người – những điều bí ẩn https://benh.vn/bo-phan-co-the-con-nguoi-nhung-dieu-bi-an-5094/ https://benh.vn/bo-phan-co-the-con-nguoi-nhung-dieu-bi-an-5094/#respond Thu, 08 Feb 2024 05:16:51 +0000 http://benh2.vn/bo-phan-co-the-con-nguoi-nhung-dieu-bi-an-5094/ Những bí ẩn của cơ thể con người  từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu, thậm chí được mổ xẻ bởi các nhà khoa học, trong đó có những cơ quan mà đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu rõ lý do sự tồn tại của chúng. Có một số bộ phận mà các nhà khoa học vẫn chưa rõ chức năng của nó là gì, hoặc không được chú ý nhiều. Dưới đây là danh sách 10 bộ phận cơ thể ít được biết đến.

Bài viết Bộ phận cơ thể con người – những điều bí ẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những bí ẩn của cơ thể con người  từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu, thậm chí được mổ xẻ bởi các nhà khoa học, trong đó có những cơ quan mà đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu rõ lý do sự tồn tại của chúng. Có một số bộ phận mà các nhà khoa học vẫn chưa rõ chức năng của nó là gì, hoặc không được chú ý nhiều. Dưới đây là danh sách 10 bộ phận cơ thể ít được biết đến.

1. Một bộ phận của đầu gối

Các nhà nghiên cứu người Bỉ đã lần đầu công bố một dây chằng trong đầu gối người được đặt tên là Dây chằng trước bên (Ảnh minh họa)

Cơ thể con người rất phức tạp, đến nỗi sau nhiều thế kỷ tiến hành giải phẫu, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục khám phá ra những bộ phận mới.

Tháng 11 năm ngoái, các nhà nghiên cứu người Bỉ đã lần đầu công bố một dây chằng trong đầu gối người được đặt tên là Dây chằng trước bên. Một bác sỹ phẫu thuật người Pháp đã phát hiện ra dây chằng này năm 1879, nhưng điều này chưa được kiểm chứng cho tới ngày nay.

Phát hiện mới này có thể soi đường để giải thích cho một số tổn thương mà trong đó đầu gối bị lệch đi khi di chuyển theo một hướng nhất định

2. Lớp thứ hai

Trong một phát hiện bất ngờ khác, các nhà khoa học đã tìm ra một bộ phận mới trong mắt người. Bộ phận mỏng và có cấu trúc tương đối rắn này được đặt tên là Lớp thứ hai, chỉ dày khoảng 15 microns, tương đương một phần nghìn mét và nằm ở sau giác mạc.

Phát hiện ra lớp thứ hai này sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn một số bệnh về mắt có thể bị gây ra do tổn thương ở bộ phận này.

3. Cơ tai

Một số người may mắn có khả năng vẫy tai nhờ một nhóm cơ gọi là cơ tai (Ảnh minh họa)

Một số người may mắn có khả năng vẫy tai nhờ một nhóm cơ gọi là cơ tai. Nhóm cơ này bao gồm cơ trước tai, giúp tai cử động về phía trước; cơ trên tai, giúp tai ngỏng lên; và cơ sau tai, giúp tai cử động về phía sau.

Mặc dù chúng ta đều có các cơ này, nhưng chỉ có khoảng 15% dân số có khả năng dùng chúng để vẫy tai. Đây là một kỹ năng khá hữu ích khi người tiền sử cần dùng tai để lắng nghe những âm thanh cảnh báo. Nhưng ngày nay, khả năng này chỉ để cho vui.

4. Xương sườn phụ

Một người bình thường có 12 xương sườn ở mỗi bên cơ thể, nhưng một số người lại có thêm một cái xương sườn nữa, và điều này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Chiếc xương sườn thừa ra này được gọi là xương sườn cổ, được phát hiện với tỉ lệ khoảng 0,05-3%. Nó phát triển từ phần cổ ngay phía trên xương quai xanh, và đôi lúc không phát triển hoàn toàn thành một chiếc xương mà chỉ là một mẩu cơ mỏng.

Chiếc xương sườn phụ này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu nó va vào mạch máu hay dây thần kinh, gây đau vai, đau cổ, mất cảm giác ở các chi và gây tụ máu.

5. Lớp biểu bì

Biểu bì là lớp da cứng ở phần đuôi móng tay, nơi giao nhau của móng tay và ngón tay. Dưới lớp biểu bì này, móng tay mới đang hình thành. Gần như vô hình, phần cơ thể nhỏ bé này giúp chúng ta chống sự xâm nhập của vi khuẩn và đất bẩn vào cơ thể.

Biểu bì là lớp da cứng ở phần đuôi móng tay giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn (Ảnh minh họa)

6. Xương cụt

Xương cụt hình thành do các đốt sống cuối cùng của cột sống dính lại với nhau và là phần còn lại của cái đuôi mà các động vật có vú khác có. Trước đây, xương cụt được cho là giúp cố định các cơ nhỏ và hỗ trợ các cơ quan ở khung chậu. Tuy nhiên, có rất nhiều ca phẫu thuật cắt bỏ xương cụt mà không gây ra hậu quả tiêu cực đã diễn ra.

Một số trẻ em khi sinh ra có xương cụt khá dài. Ngày nay, phần xương dài bất thường đó có thể được dễ dàng cắt bỏ bằng phẫu thuật, nhưng trước đây trong Thời kỳ đen tối, phần xương dài này đồng nghĩa với dấu hiệu của quỷ dữ, và đứa trẻ cùng với mẹ của mình sẽ đều bị xử tử.

7. Xương móng

Xương móng là loại xương chỉ được tìm thấy ở con người, cũng là chiếc xương duy nhất trong cơ thể không gắn kết với bất cứ bộ phận nào, và là cơ sở để hình thành phát âm.

Chiếc xương này có hình chữ U giống như móng ngựa trong cổ họng, giữa cằm và . Tại vị trí đó, xương móng kết hợp với thanh quản và lưỡi để tạo ra giọng nói của con người.

Xương móng là loại xương chỉ được tìm thấy ở con người, là chiếc xương duy nhất trong cơ thể không gắn kết với bộ phận nào (Ảnh minh họa)

8. Xương biến mất

Hệ xương của con người có rất nhiều điều kỳ thú. Một trong số đó là việc người lớn có ít xương hơn trẻ con. Chúng ta sinh ra có 350 cái xương, nhưng trong quá trình lớn lên một số xương nối vào với nhau và cuối cùng chúng ta chỉ còn 206 chiếc xương khi đạt độ tuổi trưởng thành.

9. Nhân trung

Nhân trung là đường rãnh vuông góc ở khu vực giữa của môi trên. Ở một số động vật, bộ phận này có khả năng tăng cường khả năng khứu giác bằng việc giúp khu vực quanh mũi luôn ẩm ướt, nhưng ở người, bộ phận này lại không tỏ ra có tác dụng gì.

Nhiều khả năng là do con người dựa vào thị giác nhiều hơn các cơ quan cảm giác khác, nhân trung đã mất đi chức năng của mình, và giờ chỉ còn là những gì còn sót lại sau quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn rất có hứng thú với bộ phận này vì nó được hình thành tại một thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của thai nhi, và đây là một manh mối để giải thích những đột biến trong quá trình phát triển của bào thai.

Nhân trung là đường rãnh vuông góc ở khu vực giữa của môi trên (Ảnh minh họa)

Những dạng khác nhau của nhân trung đã được nghiên cứu trong những trường hợp bệnh nhất định và thậm chí còn được cho là có liên quan tới bệnh tự kỷ.

10. Dạ dày tự tái tạo

Dạ dày của chúng ta được tự động làm mới sau 3-4 ngày, bởi vì thành dạ dày luôn được thay thế bởi các tế bào mới. Trên thực tế, dạ dày thường xuyên tạo ra những lớp mới để tránh việc bị phân hủy bởi chính lượng axit chứa bên trong nó.

Bài viết Bộ phận cơ thể con người – những điều bí ẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bo-phan-co-the-con-nguoi-nhung-dieu-bi-an-5094/feed/ 0
Ngồi nhiều khiến vòng 3 trở nên xấu xí https://benh.vn/ngoi-nhieu-khien-vong-3-tro-nen-xau-xi-8294/ https://benh.vn/ngoi-nhieu-khien-vong-3-tro-nen-xau-xi-8294/#respond Fri, 05 Jan 2024 06:46:02 +0000 http://benh2.vn/ngoi-nhieu-khien-vong-3-tro-nen-xau-xi-8294/ Ngoài các nghề lao động chân tay thì đa số dân văn phòng phải đối mặt với việcngồi lỳ 8h/ngày trước máy vi tính. Tuy nhiên, việc ngồi liên tục trong một thời gian dài gây ảnh hưởng đến hệ thống xương, béo bụng, đặc biệt là khiến vòng 3 trở nên xấu xí...

Bài viết Ngồi nhiều khiến vòng 3 trở nên xấu xí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngoài các nghề lao động chân tay thì đa số dân văn phòng phải đối mặt với việcngồi lỳ 8h/ngày trước máy vi tính. Tuy nhiên, việc ngồi liên tục trong một thời gian dài gây ảnh hưởng đến hệ thống xương, béo bụng, đặc biệt là khiến vòng 3 trở nên xấu xí…

Co rút cơ và cong cột sống do ngồi sai tư thế

Khi chúng ta ngồi lâu với tư thế không đúng, cơ gấp ở hông vùng háng bị co rút và ngăn cản hoạt động của cơ mông dẫn đến xương chậu không thể xoay ra trước, gây chèn ép vùng thắt lưng có thể dẫn đến đau lưng.

Đặc biệt, qua thời gian tích tụ,lại không chịu đithăm khám dẫn đến đau mạn tính dẫn đến mỗi lần thay đổi thời tiết mình mẩy lại đau ê ẩm. Điều này thể hiện rõ ở tuổi tứ tuần với những cơn đau, nhức mỏi trầm trọng hơn.

Vòng 3 bị lãng quên ảnh hường đến vùng chậu

Khi chúng ta ngồi cả ngày, toàn bộ vòng ba sẽ bị bỏ mặc. Tuy nhiên do cơ mông gây ảnh hưởng đến vận động khớp háng, khả năng xoay và sự vững vàng của vùng chậu nên những gì có hại cho vòng ba sẽ có hại cho cả cơ thể.

Bởi vậy, phương pháp khắc phục là đứng lên sau 35 phút ngồi yên để các bộ phận trên cơ thể đều hoạt động.

Đầu gối, mắt cá chân cũng có thể bị đau

Do ngồi nhiều, khớp háng và cơ mông ít hoạt động hoặc hoạt động không đúng cách, có thể làm tăng lực tác động lực theo mọi cách lên đầu gối và mắt cá chân gây đau.

Không chỉ vậy, khi cơ mông không kéo được trọng lượng của nó, áp lực và lực sẽ phân bố lại cho các điểm yếu hơn gây đau mỏi.

Gây teo cơ và cản trở việc tập luyện

Khi cơ mông bị ức chế trong thời gian dài thì hoạt động của nó sẽ không đạt hiệu quả như trước và trở nên yếu dần. Lâu dần dẫn đến teo cơ và làm tiêu tan “vẻ đẹp” vòng 3 mà bạn đang sở hữu từ trước.

Do đó hãy xoay chân, hông thường xuyên hoặc đứng lên đi lại để cơ thể được hoạt động đồng bộ.

Vòng 3 trở nên xấu xí

Qua năm tháng làm việc trong môi trường ngồi lỳ một chỗ khiến vòng 3 bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu như trước đây bạn sở hữu một vòng 3 căng tròn thì sau một thời gian bụng trở nên to hơn, ngoài ra cơ gấp khớp háng bị co rút có thể khiến vòng ba trở nên phẳng chứ không cong, gợi cảm như trước.

Adam Gallo huấn luyện viên thể hình chia sẻ gần đây nhiều khách hàng muốn đẩy lùi tác hại của việc ngồi nhiều đối với cơ thể để bảo vệ sức khỏe và vòng ba hấp dẫn. Do đó, mỗi cá nhân nên tự ý thức để bảo vệ vòng 3 của minh, cần tập luyện thể thao hàng ngày, không ngồi một chỗ trong thời gian dài để có vòng 3 săn chắc và một cơ thể khỏe mạnh.

Bài viết Ngồi nhiều khiến vòng 3 trở nên xấu xí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ngoi-nhieu-khien-vong-3-tro-nen-xau-xi-8294/feed/ 0
Những điều bí ẩn tuyệt vời về cơ thể con người https://benh.vn/nhung-dieu-bi-an-tuyet-voi-ve-co-the-con-nguoi-6098/ https://benh.vn/nhung-dieu-bi-an-tuyet-voi-ve-co-the-con-nguoi-6098/#respond Sat, 25 Nov 2023 09:39:37 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-bi-an-tuyet-voi-ve-co-the-con-nguoi-6098/ Con người là một sinh vật vô cùng kì lạ. Việc khám phá hết những điều bí ẩn về con người là điều vô cùng thú vị. Với khoảng 50 nghìn tỷ tế bào con người đã trở thành một sinh vật sống cực kỳ phức tạp, chứa đựng nhiều điều chưa được khám phá.

Bài viết Những điều bí ẩn tuyệt vời về cơ thể con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Con người là một sinh vật vô cùng kì lạ. Việc khám phá hết những điều bí ẩn về con người là điều vô cùng thú vị. Với khoảng 50 nghìn tỷ tế bào con người đã trở thành một sinh vật sống cực kỳ phức tạp, chứa đựng nhiều điều chưa được khám phá. Mời bạn tham khảo một số những điều ngạc nhiên hết sức thú vị về con người dưới đây:

Não của con người được tạo thành từ 80% nước

Thật khó để tin rằng não là một phần quan trọng của cơ thể chứa đựng rất nhiều thông tin quan trọng lại được hình thành chủ yếu là từ nước. Nhưng đó là sự thật. Đây là một trong những lý do tại sao việc uống nước và giữ nước cho cơ thể lại rất quan trọng. Bộ não không thể hoạt động ở hiệu suất tối ưu khi cơ thể của bạn thiếu nước.

Trái tim cực khoẻ

Trái tim mạnh mẽ. Trong một ngày, trung bình trái tim đập khoảng 100.000 lần để vận chuyển hơn 7.500 lít máu đi nuôi cơ thể.

Quả thận thần kỳ

Hai quả thận kỳ diệu. Mỗi quả thận bao gồm một triệu đơn vị lọc máu gọi là nephron. Thận có thể thanh lọc được 120-150 lít máu mỗi ngày và tạo ra khoảng 2 lít nước tiểu.

Chứa đựng một khối lượng ruột khủng

Chiều dài của ruột. Tổng chiều dài của ruột khoảng 7,5m, xấp xỉ gấp 4 lần chiều cao của một người trưởng thành. May mắn thay, chúng nằm trong khoang bụng rất gọn gàng.

Hệ thống tuần hoàn rất lớn.

Máu trong cơ thể di chuyển trong một mạng lưới bao gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Ở người lớn, nếu duỗi thẳng chúng ra và nối lại với nhau sẽ có độ dài khoảng 96.000km. Nghĩa là tổng chiều dài các mạch máu của một người trưởng thành gấp 2,5 lần so với chu vi trái đất.

Nước bọt tiết ra một ngày có thể đựng đầy 1 chai Lavie 1,5 lít

Tiết nhiều nước bọt. Con người có tuyến nước bọt xung quanh miệng và cổ họng, giúp làm ướt thức ăn, khởi đầu quá trình tiêu hóa và giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu. Trung bình một người trưởng thành tiết ra khoảng 1,8 lít nước bọt mỗi ngày.

Tốc độ của những cú hắt hơi

Tốc độ kinh ngạc của một cú hắt hơi. Một cú hắt hơi có thể tung ra 40.000 giọt nước nhỏ vào không khí với tốc độ 160km/h. Vì vậy chúng ta nên che miệng khi hắt hơi để tránh làm ảnh hưởng tới người khác.

Diện tích của làn da.

Làn da một người trưởng thành có diện tích khoảng 2 mét vuông và nặng 4kg.

Khối lượng “khủng” tế bào chết trên da

Làn da loại trừ tế bào chết liên tục. Con người loại bỏ khoảng 50.000 tế bào da chết mỗi phút. Tổng số lượng da chết trong khí quyển trái đất ước tính khoảng 1 tỷ tấn.

Mùi cơ thể

Mỗi người có một mùi hoàn toàn riêng biệt, điều này cũng tương tự như dấu vân tay, ngoại trừ những cặp sinh đôi giống hệt nhau họ có thể có mùi giống nhau.

Năng lượng của cơ thể

Nhiệt lượng tạo ra bởi một cơ thể phụ thuộc vào trọng lượng và mức độ hoạt động. Một người trung bình tiêu thụ 2.400 kcal mỗi ngày, lượng nhiệt tạo ra khoảng 100 kcal mỗi giờ, tương đương với năng lượng thắp sáng một bóng đèn 116W.

Khả năng ngửi mùi

Bộ não con người có thể xử lý khoảng 10.000 mùi khác nhau trong một khu vực não có kích thước bằng một con tem bưu chính.

Lưỡi giống như xúc tu bạch tuộc

Lưỡi tạo thành từ 8 cơ riêng biệt. Không giống như các cơ bắp khác, lưỡi không được hỗ trợ bởi một khung xương, chúng đan xen vào nhau và tạo ra chiếc lưỡi có thể uốn dẻo được. Cấu trúc này giống như vòi voi hoặc xúc tu của con bạch tuộc.

Số nguyên tử trên cơ thể

Một người trưởng thành được tạo thành từ khoảng 7×10^27 (7 octillion) nguyên tử.

Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể

Con người được tạo thành từ sáu nguyên tố chính là oxi, carbon, hydro, nitơ, canxi, và phốt pho. Trong đó 3 nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn nhất là Oxy (65%), carbon (18,6%), hydro (9,7%).

Khối lượng lông trên cơ thể con người

Số lượng lông trên cơ thể. Con người trông có vẻ mịn màng và ít lông hơn so với các loài linh trưởng khác. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng sợi lông trên cơ thể con người ngang bằng với một con tinh tinh.

Bài viết Những điều bí ẩn tuyệt vời về cơ thể con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-bi-an-tuyet-voi-ve-co-the-con-nguoi-6098/feed/ 0
Ngạc nhiên trước những điều kỳ diệu về cơ thể con người https://benh.vn/ngac-nhien-truoc-nhung-dieu-ky-dieu-ve-co-the-con-nguoi-9027/ https://benh.vn/ngac-nhien-truoc-nhung-dieu-ky-dieu-ve-co-the-con-nguoi-9027/#respond Tue, 25 Jul 2023 14:59:48 +0000 http://benh2.vn/ngac-nhien-truoc-nhung-dieu-ky-dieu-ve-co-the-con-nguoi-9027/ Có những điều chúng ta tưởng như đã biết vậy mà ai dám nói rằng chúng ta hiểu rõ cơ thể của chính mình. Con người với khoảng 50 nghìn tỷ tế bào là một sinh vật sống cực kỳ phức tạp, chứa đựng nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá.

Bài viết Ngạc nhiên trước những điều kỳ diệu về cơ thể con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có những điều chúng ta tưởng như đã biết vậy mà ai dám nói rằng chúng ta hiểu rõ cơ thể của chính mình. Con người với khoảng 50 nghìn tỷ tế bào là một sinh vật sống cực kỳ phức tạp, chứa đựng nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá.

co-the-nguoi

Não bộ

Bộ não trung bình của một người có 100 tỷ tế bào thần kinh.

Hệ thống tuần hoàn

Hệ thống tuần hoàn rất lớn. Máu trong cơ thể di chuyển trong một mạng lưới bao gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Ở người lớn, nếu duỗi thẳng chúng ra và nối lại với nhau sẽ có độ dài khoảng 96.000 km. Nghĩa là tổng chiều dài các mạch máu của một người trưởng thành gấp 2,5 lần so với chu vi trái đất.

Hai quả thận

Hai quả thận kỳ diệu. Mỗi quả thận bao gồm một triệu đơn vị lọc máu gọi là nephron. Thận có thể thanh lọc được 120-150 lít máu mỗi ngày và tạo ra khoảng 2 lít nước tiểu.

Quả tim thần kỳ

Trong một ngày, trung bình trái tim đập khoảng 100.000 lần để vận chuyển hơn 7.500 lít máu đi nuôi cơ thể. Trong suốt một đời người, quả tim đập 3 tỷ lần và bơm 48 triệu gallon máu. Nó tạo ra một áp suất đủ để đẩy máu đi xa 9 m.

Lưỡi không xương

Lưỡi giống như xúc tu bạch tuộc. Lưỡi tạo thành từ 8 cơ riêng biệt. Không giống như các cơ bắp khác, lưỡi không được hỗ trợ bởi một khung xương, chúng đan xen vào nhau và tạo ra chiếc lưỡi có thể uốn dẻo được. Cấu trúc này giống như vòi voi hoặc xúc tu của con bạch tuộc. Tuổi thọ trung bình của mỗi chiếc gai lưỡi là 10 ngày.

Số lượng lông trên cơ thể

Số lượng lông trên cơ thể. Con người trông có vẻ mịn màng và ít lông hơn so với các loài linh trưởng khác. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng sợi lông trên cơ thể con người ngang bằng với một con tinh tinh

Bề mặt da

Diện tích của làn da. Làn da một người trưởng thành có diện tích khoảng 2 mét vuông và nặng 4 kg.

Làn da loại trừ tế bào chết liên tục. Con người loại bỏ khoảng 50.000 tế bào da chết mỗi phút. Tổng số lượng da chết trong khí quyển trái đất ước tính khoảng 1 tỷ tấn và một người trung bình bị tróc đi hơn 18 kg da trong một đời người.

Tốc độ mọc dài ra của móng tay

Tốc độ mọc dài ra của móng tay tương ứng với chiều dài ngón tay. Móng tay của ngón giữa mọc nhanh nhất. Móng tay mọc nhanh gấp đôi móng chân. Tóc và móng tay có cùng một chất liệu cấu tạo như nhau.

Ruột

Chiều dài của ruột. Tổng chiều dài của ruột khoảng 7,5 m, xấp xỉ gấp 4 lần chiều cao của một người trưởng thành. May mắn thay, chúng nằm trong khoang bụng rất gọn gàng.

Nước bọt

Tiết nhiều nước bọt. Con người có tuyến nước bọt xung quanh miệng và cổ họng, giúp làm ướt thức ăn, khởi đầu quá trình tiêu hóa và giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu. Trung bình một người trưởng thành tiết ra khoảng 1,8 lít nước bọt mỗi ngày.

Tốc độ ngỡ ngàng cho sự “ô nhiễm” và tốc độ của một cú hắt hơi

Khi hắt hơi mọi chức năng của cơ thể đều ngưng hoạt động, kể cả trái tim. Một cú hắt hơi có thể tung ra 40.000 giọt nước nhỏ vào không khí với tốc độ 160 km/h. Vì vậy chúng ta nên che miệng khi hắt hơi để tránh làm ảnh hưởng tới người khác.

Mùi cơ thể

Mỗi người có một mùi hoàn toàn riêng biệt, điều này cũng tương tự như dấu vân tay, ngoại trừ những cặp sinh đôi giống hệt nhau họ có thể có mùi giống nhau.

Năng lượng của cơ thể

Nhiệt lượng tạo ra bởi một cơ thể phụ thuộc vào trọng lượng và mức độ hoạt động. Một người trung bình tiêu thụ 2.400 kcal mỗi ngày, lượng nhiệt tạo ra khoảng 100 kcal mỗi giờ, tương đương với năng lượng thắp sáng một bóng đèn 116 W.

Khả năng của khứu giác

Bộ não con người có thể xử lý khoảng 10.000 mùi khác nhau trong một khu vực não có kích thước bằng một con tem bưu chính.

Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể

Con người được tạo thành từ sáu nguyên tố chính là oxi, carbon, hydro, nitơ, canxi, và phốt pho. Trong đó 3 nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn nhất là Oxy (65%), carbon (18,6%), hydro (9,7%).

Số nguyên tử trên cơ thể

Một người trưởng thành được tạo thành từ khoảng 7×10^27 (7 octillion) nguyên tử.

Bài viết Ngạc nhiên trước những điều kỳ diệu về cơ thể con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ngac-nhien-truoc-nhung-dieu-ky-dieu-ve-co-the-con-nguoi-9027/feed/ 0
Những thứ kinh khủng tồn tại trong cơ thể ta như thế nào https://benh.vn/nhung-thu-kinh-khung-ton-tai-trong-co-the-ta-nhu-the-nao-4480/ https://benh.vn/nhung-thu-kinh-khung-ton-tai-trong-co-the-ta-nhu-the-nao-4480/#respond Thu, 29 Jun 2023 04:04:24 +0000 http://benh2.vn/nhung-thu-kinh-khung-ton-tai-trong-co-the-ta-nhu-the-nao-4480/ Rận lông mi, ráy tai, "chất thải tế nhị"... là những thứ đang tồn tại trong cơ thể chúng ta. Có một sự thực khá đáng sợ là rất nhiều thứ được coi là “kinh khủng” đang nằm trong cơ thể của mỗi chúng ta.

Bài viết Những thứ kinh khủng tồn tại trong cơ thể ta như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rận lông mi, ráy tai, “chất thải tế nhị”… là những thứ đang tồn tại trong cơ thể chúng ta. Có một sự thực khá đáng sợ là rất nhiều thứ được coi là “kinh khủng” đang nằm trong cơ thể của mỗi chúng ta.

Đó có thể là những viên sỏi thận tạo thành từ chất khoáng – chủ yếu là calcium oxalate – có trong nước tiểu, chất nhầy khi tiết mồ hôi, hay gỉ mắt, mủ vết thương… Và thậm chí, không phải ai cũng biết kí sinh trùng có thể tồn tại trong mắt chúng ta ngay lúc này.

Rận lông mi

Ít người biết rằng, chấy rận có thể làm tổ trên cả mi mắt, đặc biệt là bờ mi của chúng ta. Bờ mi là vùng quá độ giữa da mi ở phía trước và kết mạc mi (còn gọi là niêm mạc mi) ở phía sau. Bờ mi luôn lộ ra với nắng, gió bụi, khí độc hại… nên là nơi cư trú lý tưởng cho các loại vi sinh vật và cả chấy rận.

Ước tính khoảng 80% số người trên 60 tuổi có nhiễm ve trong mi mắt. Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm nhiễm “cửa sổ tâm hồn” bên cạnh các loại vi khuẩn và nấm.

Chấy mi rất nhỏ, phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy. Nếu nhổ một sợi lông mi rồi soi bằng kính hiển vi, sẽ thấy rất nhiều chấy mi bám quanh gốc, với số lượng có thể vượt 25 cá thể. Rận mi thì to hơn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra, hầu hết các loại chấy rận mi được cho là vô hại, chúng chỉ gây dị ứng ở những người nhạy cảm. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan bởi chúng vẫn có khả năng gây viêm nhiễm.

ran-long-mi

Ráy tai

Ráy tai là một chất lỏng dạng dầu kết dính, được sản sinh bên trong ống tai, có tác dụng bôi trơn và bảo vệ tai. Ráy tai tồn tại giống như một cái bẫy, ngăn bụi, nước và cả những loài côn trùng nhỏ bé xâm nhập vào tai, ngăn ngừa tắc nghẽn và nhiễm trùng ống tai. Ngoài ra, ráy tai còn có tính chất kháng khuẩn.

Nhưng ráy tai không có vẻ ngoài “bắt mắt” cho lắm, và đây chính là nguyên do khiến loài người chi hơn 60 triệu USD/năm (khoảng 1,2 nghìn tỉ VND) cho các sản phẩm làm sạch tai tại nhà (số liệu lấy tại Bắc Mỹ), dù bản chất ráy tai tồn tại là để bảo vệ và làm sạch đôi tai của chúng ta.

U mỡ

Khi cơ thể người hấp thu quá nhiều dưỡng chất mà không có sự vận động hợp lý, chúng ta sẽ bị dư thừa năng lượng. Và những năng lượng dư thừa này sẽ được tích tụ dưới dạng chất béo – mỡ. Đây là một quá trình rất bình thường, nhưng cũng có những khi chất béo tích tụ quá nhiều tại những nơi “không bình thường”, tạo nên các u mỡ.

U mỡ đa phần lành tính. Chúng là các tế bào mỡ tập trung ngay dưới da và phía trên cơ bắp. Khối u khá mềm, chạm vào thấy nảy, đa phần phát triển không quá vài cm (cũng có trường hợp phát triển khá lớn) và hiếm có trường hợp chuyển thành ung thư. U mỡ thường hình thành tại các vùng như cổ, cánh tay, lưng, đùi và mông, hiếm khi có u trong nội tạng.

Tuy khối u không gây nguy hiểm, nhưng không tự tan biến mà cần sự can thiệp từ các bác sĩ chuyên khoa. Vậy nên, chúng gây khá nhiều phiên toái về mặt thẩm mỹ.

Chất nhầy

Gỉ mũi, nước mũi, đờm… đều do một nguyên nhân gây nên, đó là chất nhầy. Chất nhầy là một dạng chất lỏng kết dính, tạo thành một lớp màng bên trong mũi, xoang, khoang miệng, họng, phổi và cả đường tiêu hóa.

Đừng tưởng chất nhầy chỉ xuất hiện khi bạn ốm (nước mũi, đờm…), chúng luôn tồn tại trong bất kì hoàn cảnh nào. Theo nghiên cứu, cơ thể người sản xuất từ 1 – 1,5 lit chất nhầy mỗi ngày.

Chất nhày đóng vai trò như chất bôi trơn, giữ ẩm cho các mô trong cơ thể. Ngoài ra, nhờ tính chất kết dính, chất nhầy còn là công cụ lý tưởng nhằm giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn, ngăn không cho chúng xâm nhập cơ thể. Có lẽ vì thế nên chất nhầy cũng là chất rất “mất vệ sinh” do cơ thể tiết ra.

Vi khuẩn

Cơ thể người là một ổ chứa vi khuẩn và vi sinh vật. Một người trưởng thành chứa số lượng tế bào vi khuẩn gấp 10 lần số tế bào làm nên cơ thể người – ước tính khoảng 100 nghìn tỉ tế bào. Và con số khổng lồ này tồn tại ở mọi ngóc ngách trong cơ thể chúng ta.

Nhưng hãy yên tâm, có ít hơn 1% trong số này mang mầm bệnh, còn hầu hết các loại vi khuẩn đều không gây hại và thậm chí chúng giúp các cơ quan chức năng trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

Có thể kể đến như khuẩn Lactobacillus acidophilus cư trú trong đường tiêu hóa, có thể tạo ra acid lactic, hình thành nên một môi trường không thuận loại cho các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh khác, góp phần bảo vệ cơ thể chúng ta.

Khí… độc

Đó là các loại khí tỏa ra mỗi khi ợ hơi và… trung tiện. Mỗi khi tiêu hóa thức ăn, các loại vi khuẩn phá vỡ các liên kết hóa học trong thức ăn, tạo nên khí gas trong cơ thể.

Khi lượng khí gas sinh ra quá lớn, con người giải thoát chúng thông qua… 2 cổng. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày một người phải thoát khí từ 14 đến 24 lần, có nghĩa mỗi chúng ta sẽ… xì hơi hoặc ợ hơi mỗi giờ một lần.

“Khí độc” là sự kết hợp của CO2, Oxi, nitrogen, hydrogen, methan (CH4), lưu huỳnh (chỉ có ở khí sản sinh khi… xì hơi). Một số loại thức ăn khiến cơ thể sản sinh nhiều khí gas như thực phẩm nhiều chất xơ và đường.

Bên cạnh đó, một số người bị đầy hơi khi ăn tinh bột (lúa gạo, lúa mì…) hoặc các sản phẩm có chứa tinh bột (ngũ cốc) là bởi cơ thể họ không tiêu hóa được những thực phẩm này.

Sỏi Amidan

Amidan là nhóm tân bào dùng để bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi amidan bị viêm nhiễm quá thường xuyên, nơi đây trở thành nơi cư trú đặc biệt lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn và cách duy nhất để thoát khỏi chúng là cắt bỏ.

Và đặc biệt, khi bị viêm amidan mãn tính, cơ thể sẽ hình thành một thứ khá kinh khủng mang tên “sỏi amidan” – tonsil. Sỏi amidan là một sự kết hợp giữa rất nhiều vi khuẩn, tế bào lympho chết và chất nhầy, nằm trong ngách của 2 túi amidan.

Triệu chứng này ở từng người cũng khác nhau. Một số người không cảm thấy gì, nhưng một số có thể thấy khó chịu vì sự hiện diện của chúng, bao gồm đau tai, sưng họng và amidan. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân gây hôi miệng, do đây là thức ăn ưa thích của vi khuẩn.

Phân

Đây có lẽ là thứ… ghê rợn nhất trong cơ thể chúng ta. Mỗi khi ăn uống, cơ thể cần một khoảng thoài gian để phân tách vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn, gọi là quá trình tiêu hóa. Và sản phẩm còn lại sau qua trình này được gọi là “chất bài tiết”.

Ruột non và ruột già của chúng ta có chiều dài vào khoảng 7,5m

Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn phải đi qua ruột. Ruột bao gồm ruột non, ruột già, và cả trực tràng. Ruột non là một ống dài khoảng 6m, đường kính 2,5cm, còn ở ruột già dài 1,5m và có đường kính khoảng 7,6cm.

Phân, hay chất thải, được tạo nên từ thức ăn không tiêu. Nhưng không chỉ vậy, chúng là một tổ hợp của chất nhầy, vi khuẩn và các tế bào chết nên vô cùng mất vệ sinh. Bạn có biết, một ngày, chúng ta thải ra 255gr chất thải “nguyên chất” – chưa tính lượng nước đi kèm.

Bài viết Những thứ kinh khủng tồn tại trong cơ thể ta như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-thu-kinh-khung-ton-tai-trong-co-the-ta-nhu-the-nao-4480/feed/ 0
Vì sao khi ăn mặn lại khát nước https://benh.vn/vi-sao-khi-an-man-lai-khat-nuoc-9231/ https://benh.vn/vi-sao-khi-an-man-lai-khat-nuoc-9231/#respond Tue, 17 Jan 2023 07:03:41 +0000 http://benh2.vn/vi-sao-khi-an-man-lai-khat-nuoc-9231/ Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mỗi lần khi ăn thức ăn chứa nhiều muối và nhanh chóng sau đó là cảm giác khát nước vô cùng không? Đây là một hiện tượng khá phổ biến mà chúng ta hay gặp, nhưng liệu có ai biết rõ nguyên nhân tại sao không? Tại sao khi ăn mặn lại khát nước?

Bài viết Vì sao khi ăn mặn lại khát nước đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mỗi lần khi ăn thức ăn chứa nhiều muối và nhanh chóng sau đó là cảm giác khát nước vô cùng không? Đây là một hiện tượng khá phổ biến mà chúng ta hay gặp, nhưng liệu có ai biết rõ nguyên nhân tại sao không? Tại sao khi ăn mặn lại khát nước?

Sau khi dung nạp một lượng lớn muối, lượng muối này sẽ di chuyển qua thành ruột non khiến lượng muối trong máu tăng lên. Áp suất thẩm thấu tăng cao do chất lỏng xung quanh tế bào giàu Natri hơn. Tế bào dần mất nước do áp suất này kéo nước tứ bên trong tế bào ra bên ngoài tế bào khiến cho cơ thể cảm thấy mất cân bằng.

an-man

Khi đó, não nhận được tính hiệu từ cơ thể tạo ra cảnh báo nồng độ muối tăng cao quá mức.

Vùng dưới đồi (hypothalamus) là trung tâm cảm nhận cơn khát có chức năng điều hòa giấc ngủ, cảm giác thèm ăn và nhiệt độ cơ thể. Sau khi tiếp nhận thông tin, vùng dưới đồi sẽ gửi đi tính hiệu khát nước, tạo cảm giác khát nước để chúng ta bổ sung lượng nước cần thiết mà cơ thể đang bị thiếu hụt.

Lưu ý: khả năng cảm nhận cơn khát của một người bị ức chế chủ yếu do tuổi tác và bệnh tật. Đây là tình trạng nguy hiểm vì cơ thể người luôn cần đủ nước để mọi hoạt động của các bộ phận trong cơ thể diễn ra bình thường.

Bài viết Vì sao khi ăn mặn lại khát nước đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vi-sao-khi-an-man-lai-khat-nuoc-9231/feed/ 0
Điều gì xảy ra khi bạn ngủ https://benh.vn/dieu-gi-xay-ra-khi-ban-ngu-68172/ https://benh.vn/dieu-gi-xay-ra-khi-ban-ngu-68172/#respond Fri, 20 Sep 2019 09:43:54 +0000 https://benh.vn/?p=68172 Các nhà khoa học từng nghĩ rằng con người không hoạt động thể chất và tinh thần trong khi ngủ. Nhưng bây giờ họ biết đó không phải là tất cả trường hợp. Cả đêm, cơ thể và bộ não của bạn làm khá nhiều việc đó là chìa khóa cho sức khỏe của bạn. 

Bài viết Điều gì xảy ra khi bạn ngủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các nhà khoa học từng nghĩ rằng con người không hoạt động thể chất và tinh thần trong khi ngủ. Nhưng bây giờ họ biết đó không phải là tất cả trường hợp. Cả đêm, cơ thể và bộ não của bạn làm khá nhiều việc đó là chìa khóa cho sức khỏe của bạn. 

Có hai loại giấc ngủ chính mà chúng ta chu kỳ ra vào khi nghỉ ngơi – giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) và giấc ngủ không REM

Giấc ngủ không REM

biểu đồ giai đoạn ngủ

Bạn bắt đầu đêm trong giấc ngủ không REM và dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi của bạn ở đó. Nó bắt đầu một thời gian ngắn, trong giai đoạn của N1, và chuyển sang giai đoạn sâu của N3. Trong quá trình tiến triển này, não của bạn trở nên kém phản ứng với thế giới bên ngoài và khó thức dậy hơn. Suy nghĩ của bạn và hầu hết các chức năng cơ thể chậm lại. Bạn dành khoảng nửa đêm cho một đêm bình thường trong giai đoạn của N2, khi các nhà khoa học nghĩ rằng bạn đã xóa đi những ký ức dài hạn.

Giai đoạn REM

mắt đảo qua lại

Giai đoạn này có tên của nó vì cách mắt bạn đảo qua lại phía sau mí mắt của bạn. Bạn hay mơ nhất trong giai đoạn này. Mạch, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và huyết áp của bạn tăng lên mức ban ngày. Hệ thống thần kinh giao cảm của bạn, giúp phản ứng tự động như chiến đấu hay chuyến bay, trực tiếp rất tích cực. Tuy nhiên, cơ thể của bạn vẫn gần như hoàn toàn yên tĩnh.

Chu kỳ ngủ

đồ thị chu kỳ ngủ

Bạn thường trải qua tất cả các giai đoạn ngủ ba đến năm lần một đêm. Giai đoạn REM đầu tiên có thể chỉ vài phút, nhưng lâu hơn với mỗi chu kỳ mới, lên tới khoảng nửa giờ. Mặt khác, giai đoạn N3 có xu hướng ngắn hơn với mỗi chu kỳ mới. Và nếu bạn mất giấc ngủ REM vì bất kỳ lý do gì, cơ thể bạn sẽ cố gắng làm cho nó trở lại vào đêm hôm sau. Các nhà khoa học không chắc chắn về mục đích của điều này.

Thân nhiệt

máy điều nhiệt

Nó giảm một vài độ khi bạn buồn ngủ trước khi đi ngủ và thấp nhất khoảng 2 giờ trước khi bạn thức dậy. Trong giấc ngủ REM, não của bạn thậm chí sẽ tắt nhiệt kế cơ thể. Đó là khi nóng hoặc lạnh trong phòng ngủ của bạn ảnh hưởng đến bạn nhiều hơn. Nói chung, một căn phòng mát mẻ giúp bạn ngủ ngon hơn. Một vài cú đẩy hoặc chạy bộ khi bạn thức dậy làm tăng nhiệt độ và khiến bạn tỉnh táo hơn.

Hơi thở

người thở

Nó thay đổi rất nhiều khi bạn thức, tất nhiên. Nhưng khi bạn chìm vào giấc ngủ sâu, bạn thở chậm hơn và theo một kiểu đều đặn hơn. Sau đó, khi bạn bước vào giai đoạn REM, hơi thở của bạn sẽ nhanh hơn và thay đổi nhiều hơn.

Nhịp tim

theo dõi nhịp tim

Giấc ngủ sâu, không REM làm giảm nhịp tim và huyết áp, giúp tim và mạch máu của bạn có cơ hội nghỉ ngơi và phục hồi. Nhưng trong thời gian REM, các tỷ lệ này tăng trở lại hoặc thay đổi xung quanh.

Hoạt động của não

não não vs não tỉnh táo

Khi bạn nhắm mắt lại và bắt đầu trôi vào giấc ngủ không REM, các tế bào não của bạn ổn định từ mức hoạt động ban ngày của chúng và bắt đầu bắt nhịp theo một kiểu nhịp nhàng, đều đặn hơn. Nhưng khi bạn bắt đầu mơ, các tế bào não của bạn hoạt động một cách chủ động và ngẫu nhiên. Trên thực tế, trong giấc ngủ REM, hoạt động của não trông giống như khi bạn thức.

Những giấc mơ

người phụ nữ mơ mộng

Mặc dù chúng ta đã nói về chúng hàng ngàn năm, nhưng chúng vẫn là một bí ẩn theo nhiều cách. Không rõ nguyên nhân gây ra chúng hoặc mục đích của chúng. Chúng phổ biến nhất trong thời gian REM, đặc biệt là khi chúng rất trực quan, nhưng bạn cũng có thể mơ trong các giai đoạn ngủ khác. Nỗi kinh hoàng về đêm – khi con người dường như tỉnh táo và khóc thét vì sợ hãi hoặc hoảng loạn – xảy ra trong trạng thái ngủ sâu hơn.

Thời gian để sửa chữa

sửa chữa răng cưa trong đồng hồ

Trong giấc ngủ sâu, cơ thể bạn hoạt động để sửa chữa cơ bắp, các cơ quan và các tế bào khác. Hóa chất tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn bắt đầu lưu thông trong máu của bạn. Bạn dành khoảng một phần năm giấc ngủ đêm của bạn trong giấc ngủ sâu khi bạn còn trẻ và khỏe mạnh – nhiều hơn nếu bạn không ngủ đủ. Nhưng điều đó bắt đầu mờ dần, và khi bạn trên 65 tuổi, nó có thể giảm xuống không.

Bỏ rác

người đàn ông giải câu đố

Đó là những gì các nhà khoa học nghĩ rằng REM làm. Nó giúp bộ não của bạn xóa sạch thông tin bạn không cần. Những người nhìn vào một câu đố khó giải quyết nó dễ dàng hơn sau khi họ ngủ hơn trước. Và họ nhớ các sự kiện và nhiệm vụ tốt hơn, quá. Những người bị thiếu REM nói riêng – so với các giai đoạn ngủ khác – mất lợi thế này.

Não

vùng dưới đồi

Khu vực này đóng một vai trò quan trọng trong nhiều phần của giấc ngủ. Nó nói chuyện với vùng dưới đồi, một cấu trúc não khác, để giúp bạn tỉnh táo và thức dậy. Họ cùng nhau tạo ra một chất hóa học gọi là GABA giúp làm yên tâm các trung tâm kích thích có thể khiến bạn không ngủ được. Và trong giấc ngủ REM, thân não sẽ gửi tín hiệu làm tê liệt tạm thời các cơ bắp di chuyển cơ thể, cánh tay và chân của bạn. Điều đó ngăn bạn thực hiện những điều nhìn thấy trong giấc mơ gây nguy hiểm cho bản thân.

Bản giao hưởng hoóc môn

người trên quy mô

Cơ thể bạn tạo ra nhiều hoóc môn hơn trong khi bạn ngủ và hạ thấp người khác. Ví dụ, mức độ hormone tăng trưởng tăng lên, và cortisol, được gắn liền với căng thẳng, đi xuống. Một số nhà khoa học nghĩ rằng mất ngủ có thể liên quan đến một vấn đề với hệ thống sản xuất hormone của cơ thể bạn. Ngoài ra, việc thiếu ngủ có thể làm rối loạn mức độ hormone kiểm soát cơn đói – leptin và ghrelin – và điều đó có thể thay đổi số lượng bạn ăn và khiến bạn tăng cân.

Những kiến thức về giấc ngủ trên chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu hơn về giấc ngủ và cơ thể mình.

Webmd.com

Bài viết Điều gì xảy ra khi bạn ngủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-gi-xay-ra-khi-ban-ngu-68172/feed/ 0
Vai trò của lá gan trong cơ thể https://benh.vn/vai-tro-cua-la-gan-trong-co-the-2057/ https://benh.vn/vai-tro-cua-la-gan-trong-co-the-2057/#respond Sun, 23 Jun 2019 04:06:48 +0000 http://benh2.vn/vai-tro-cua-la-gan-trong-co-the-2057/ Gan là một trong những cơ quan lớn nhất của cơ thể, là cơ quan vô cùng quan trọng đối với sự sống của chúng ta. Cơ quan phức tạp này thực hiện nhiều chức năng thiết yếu cho cuộc sống. Nó đóng vai trò quan trong việc điều hòa các diễn tiến của sự sống của bạn. Bạn không thể sống mà không có nó.

Bài viết Vai trò của lá gan trong cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gan là tạng lớn nhất trong cơ thể, có khả năng tái tạo kỳ diệu. Vai trò của lá gan có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống của con người. Những vai trò đó là gì, và lá gan hoạt động như thế nào để thực hiện vai trò đó. Cùng benh.vn tìm hiểu ngay. 

bảo vệ gan mật

Bạn đã biết gì về lá gan của mình

Gan là tạng lớn nhất, đồng thời cũng là tuyến tiêu hoá lớn nhất trong cơ thể. Nó chiếm khoảng 5% trọng lượng của bạn với khối lượng chừng 1,2 -1,6 kg. Lá gan có thể chất mềm, màu đỏ sẫm, bề mặt nhẵn bóng, đồng nhất. Vị trí lá gan nằm trong ổ bụng, ngay dưới cơ hoành. Gan nằm bên phải dạ dày và tạo nên giường túi mật.

Gan là một trong số ít tạng có khả năng phục hồi nhu mô bị mất. Nếu khối lượng gan bị mất dưới 25% (khoảng 1/4 lá gan), tạng này vẫn có thể khôi phục hồi toàn, Đây là cơ sở quan trọng trong các thủ thuật ghép gan, cắt bỏ gan xơ hoặc khối u ở gan.

Cấu trúc giải phẫu lá gan

Về cấu tạo, lá gan được chia thành 2 thuỳ chính: thuỳ trái và thuỳ phải được ngăn cách bằng dây chằng hình lưỡi liềm. Các thuỳ gan lại tiếp tục phân chia thành 8 phân thuỳ nhỏ hơn. Bên cạnh các phân thuỳ có túi mật và hệ thống động tĩnh mạch.

Máu đến gan bằng 2 con đường chính: Động mạch gan và tĩnh mạch cửa. Động mạch gan thường bắt nguồn từ động mạch chủ. Tĩnh mạch cửa lại dẫn máu từ lách, tuyh, và ruột non về gan. Nhờ đó, gan tiếp nhận nguồn dinh dưỡng để nuôi các mô gan. Đồng thời, nó cũng tiếp nhận các sản phẩm phụ của quá trình tiêu hoá và chuyển hoá trong toàn cơ thể để thực hiện nhiệm vụ chuyển hoá chất độc tại gan. Máu từ gan qua tĩnh mạch gan và đổ trực tiếp qua tĩnh mạch chủ dưới.

Mật sản xuất trong gan được tích trữ trong các tiểu quản mật. Các tiểu quản này sau đó sẽ hội tụ thành ống mật. Mật qua ống mật để vào ống gan chung (Ống mật chủ). Mật có thể đổ trực tiếp từ gan vào tá tràng qua ống mật chủ và tham gia vào quá trình tiêu hoá. 1 phần mật được lưu trữ trong túi mật.

Vai trò của lá gan đối với cơ thể

Lá gan đóng nhiều vai trò quan trọng nhằm duy trì sự sống của cơ thể bao gồm: Tổng hợp, dự trữ, chuyển hoá, giải độc, tạo và dự trữ máu.

vai trò của lá gan
Vai trò của lá gan đối với việc sản xuất, dự trữ glucose

1. Biến đổi thức ăn thành những chất cần thiết cho sự sống và phát triển

Lá gan của bạn đóng một vai trò chính yếu trong việc biến đổi thức ăn thành những chất thiết yếu cho cuộc sống. Tất cả lượng máu đi ra từ dạ dày và ruột đều phải đi qua gan trước khi tới phần còn lại của cơ thể. Như vậy lá gan nằm ở một vị trí chiến lược để chuyển đổi thực phẩm được hấp thụ từ đường tiêu hóa thành các dạng mà cơ thể có thể sử dụng một cách dễ dàng. Khi thức ăn và thuốc đi đến gan, 1 loạt hoạt động bao gồm chuyển hoá, dự trữ, tổng hợp, giải độc sẽ được thực hiện.

  • Gan sản xuất bài bài tiết mật để tiêu hoá các loại mỡ.
  • Gan tổng hợp hoặc sản xuất 1 số loại lipid cần thiết cho cơ thể (cholesterol, triglycerid, HDL…) hoặc thoái hoá 1 số lipd xấu như (LDL, VLDL…). Gan cũng điều hòa sự vận chuyển mỡ dự trữ
  • Gan chuyển hoá Carbonhydrate:
    • Tân tạo đường: tổng hợp glucose từ một số amino acid, lactate hoặc glycerol. Quá trình này nhằm bổ sung lượng glucose còn thiếu hụt so với nhu cầu của cơ thể.
    • Tạo glycogen: tổng hợp glycogen từ glucose. Glycogen được dự trữ trong gan cho đến khi cơ thể cần
    • Phân giải glycogen: tạo glucose từ glycogen để cung cấp năng lượng cho cơ thể
    • Giáng hóa insulin và các hormone khác: Giảm vận chuyển Insullin vào các mô, cơ quan do đường máu giảm.
  • Sản xuất ra protein mới cho cơ thể từ các nguyên liệu cho sẵn (acid amin)
  • Gan giúp chuyển hoá rượu và các chất cồn trong máu
  • Gan dự trữ rất nhiều chất quan trọng khác gồm acid folic, vitamin B12, sắt và đồng

2. Chuyển hóa các thuốc được hấp thụ từ đường tiêu hóa

Tất các thuốc được hấp thu qua đường tiêu hoá đều qua gan trước khi vào máu để đến mô đích. Hầu hết các loại thuốc này đều chuyển hoá ít nhiều ở gan. Việc chuyển hoá thuốc đôi khi có lợi (chuyển hoá tiền chất thành hoạt chất có tác dụng). Nhưng nhiều trường hợp, chuyển hoá qua gan làm giảm hoạt tính của thuốc. Điều này buộc thuốc phải thiết kế 1 liều lượng lớn hơn nhiều so với nhu cầu của cơ thể.

3. Chức năng giải độc

Các chất độc hoặc dư thừa của thực phẩm sau khi tiêu hoá hoặc chất độc nội sinh đều phải qua gan trước khi đi nuôi dưỡng toàn cơ thể. Tại đây, gan đóng vai trò như 1 rào chắn hiệu quả giúp bắt giữ những chất độc hại và dư thừa. Tại gan, các chất này được chuyển hoá thành các chất vô hại và dễ dàng bị loại bỏ trong quá trình lọc máu tại thận. Ví dụ, Gan chuyển hoá ure (1 sản phẩm thoái phân của Protein) thành urea. Chất này dễ dàng được lọc tại thận và loại bỏ qua đường tiểu.

4. Vai trò của gan trong tổng hợp, dự trữ các chất đông máu và chống đông máu

Gan dự trữ vitamin K và sản xuất ra nhiều yếu tố đông máu, gồm fibrrinogen (yếu tố I), prothrombin (yếu tố II), proaccelerin (yếu tố V), proconvectin (yếu tố VII), yếu tố chống ưa chảy máu A (yếu tố VIII), yếu tố christmas (yếu tố IX). Do đó khi suy gan thường bị rối loạn đông máu.

Gan cũng tạo nên một lượng lớn chất có tác dụng chống đông máu là heparin.

5. Vai trò của lá gan trong tạo máu và dự trữ máu

Từ tháng thứ ba đến cuối thời kỳ thai nghén, gan là cơ quan chính sản xuất hồng cầu của bào thai.

Sau khi đứa trẻ ra đời, tuỷ xương đảm nhận chức năng sản xuất hồng cầu cho cơ thể. Lúc này gan là nơi sản xuất các protein cần thiết cho sự tổng hợp hồng cầu như globin, các lipoprotein, phospholipid; dự trữ một lượng lớn vitamin B12, acid folic và sắt dưới dạng ferritin.

Ở gan có hệ thống xoang mạch rộng lớn, bình thường chứa # 500ml máu và gan có thể chứa tới 2 lít máu. Lượng máu này sẽ được huy động vào tuần hoàn khi cần thiết.

6. Chức năng tạo mật là vai trò quan trọng của lá gan

Gan cũng tạo ra mật, một chất dịch màu nâu hơi xanh lục cần thiết cho sự tiêu hóa. Mật được dự trữ trong túi mật. Túi mật cô đặc và tiết mật vào trong ruột, giúp tiêu hoá mỡ.

Nước chanh giúp đảm bảo vai trò của lá gan hoạt động trơn tru
Uống 1 cốc nước chanh buổi sáng thanh lọc cơ thể, tốt cho gan

Để đảm bảo vai trò của lá gan, hãy cải thiện chức năng gan thường xuyên

Vai trò của gan đối với cơ thể vô cùng quan trọng. Gan phải hoạt động cường độ lớn, đặc biệt khi chúng ta phải ăn nhiều thực phẩm bẩn, đồ ăn nhanh, đồ uống có hại và dùng nhiều loại thuốc. Vì vậy, tuy có khả năng tái tạo tốt, gan vẫn cần được bảo vệ và phục hồi chức năng gan thường xuyên. Điều này không chỉ giúp gan thực thiện tốt vai trò mà còn giúp ngăn ngừa một số bệnh gan nguy hiểm: gan nhiễm mỡ, viêm gan, suy gan, xơ gan, ung thư gan…

Sau đây là 1 số thói quen đơn giản giúp cải thiện chức năng gan

1. Uống 1 cốc nước chanh tươi vào buổi sáng.

Nước chanh giúp giải chất độc tích tụ qua đêm ở túi mật, kích thích bàng quang co bóp và giúp mật chảy vào ruột con. Nước chanh giúp thanh lọc toàn bộ đường tiêu hoá, giảm tích tụ độc tố đường tiêu hoá cũng như gan hiệu quả.

Ngoài ra, nước chanh còn giúp giảm mỡ trong cơ thể, trong đó có mỡ gan, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ hiệu quả.

Nên uống nước chanh 30 phút rồi mới ăn sáng. Nước chanh có thể pha với mật ong nguyên chất. Tuyệt đối không nên uống nước chanh đường.

2. Ăn các loại thực phẩm tốt cho gan

Nhiều loại thực phẩm tốt cho gan nên ăn thường xuyên như: hành, tỏi, các loại quả thuộc họ đậu, lê, táo, bông cải xanh, cải bruxen, cải bắp, atisô, củ cải, cà rốt, bồ công anh, nghệ và cải xoăn. Các loại thịt trắng cũng tốt cho gan

Nên chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không có dư lượng thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích tăng trưởng (cả động và thực vật)

3. Những điều không nên làm do ảnh hưởng đến sức khoẻ và vai trò của lá gan

Hạn chế những đồ ăn không tốt cho gan như: Ăn đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, quá nhiều đường nhanh. Hạn chế các loại thịt đỏ, các loại hải sản, đặc biệt là cá biển sâu (hàm lượng thuỷ ngân cao).

Giảm stress và không nên ăn kiêng, không hút thuốc và uống nhiều bia, rượu, cà phê.

4. Sử dụng các dược liệu giải độc gan, mát gan

Để làm mát gan, giải độc gan và cải thiện chức năng gan, 1 số loại dược liệu có thể sử dụng hàng ngày để pha trà uống thay nước.

1 số loại dược liệu như nhân trần, diệp hạ châu, rễ bồ công anh, Actiso, mật nhân, cà gai leo, cây kế sữa….

Kết luận:

Lá gan có vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp sản xuất, tổng hợp, dự trữ và giải độc nhiều chất trong gan. Trong đó có 1 số chất vô cùng quan trọng như Glucose, Vitamin B (đặc biệt B12), acid folic và Đồng

Gan tuy là tạng có khả năng tự tái tạo phục hồi nhưng vẫn cần bảo vệ và cải thiện chức năng gan hàng ngày bằng những thói quen tích cực. Sử dụng các dược liệu giải độc gan làm trà và dùng thực phẩm sạch là cách tốt nhất để đảm bảo vai trò của lá gan

Benh.vn

Bài viết Vai trò của lá gan trong cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vai-tro-cua-la-gan-trong-co-the-2057/feed/ 0
Số lít máu quả tim luân chuyển trong một phút là bao nhiêu? https://benh.vn/so-lit-mau-qua-tim-luan-chuyen-trong-mot-phut-la-bao-nhieu-9307/ https://benh.vn/so-lit-mau-qua-tim-luan-chuyen-trong-mot-phut-la-bao-nhieu-9307/#respond Tue, 09 Oct 2018 07:05:10 +0000 http://benh2.vn/so-lit-mau-qua-tim-luan-chuyen-trong-mot-phut-la-bao-nhieu-9307/ Trong một phút, tim của người có thể co bóp đưa ra khoảng 20 lít máu, nhiều gấp 5 hoặc 6 lần so với lúc nghỉ ngơi. Ở vận động viên, tim co bóp mạnh mẽ hơn, một phút có thể đưa ra 30 - 35 lít máu, thậm chí vượt quá 40 lít.

Bài viết Số lít máu quả tim luân chuyển trong một phút là bao nhiêu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Số lít máu quả tim luân chuyển trong một phút là bao nhiêu?

Trong một phút, tim của người có thể co bóp đưa ra khoảng 20 lít máu, nhiều gấp 5 hoặc 6 lần so với lúc nghỉ ngơi. Ở vận động viên, tim co bóp mạnh mẽ hơn, một phút có thể đưa ra 30 – 35 lít máu, thậm chí vượt quá 40 lít.

Tại sao khi vận động lượng máu lại được luân chuyển nhiều lên?

Thứ nhất, cơ thể phải huy động máu cấp tốc. Bình thường, máu chứa trong gan, lá lách và ở các mạch máu dưới da. Khi cần, nó được điều động cấp tốc để cùng tham gia cung cấp ôxy, chất bổ và vận chuyển chất thải, bảo đảm cho cơ bắp vận động linh hoạt và mạnh mẽ.

Thứ hai, cơ thể tăng tốc độ tuần hoàn máu. Lúc nghỉ ngơi, máu tuần hoàn trong cơ thể 4-5 lần/phút, còn lúc vận động có thể tuần hoàn đến 7 lần; lượng máu qua tim cũng tăng lên, do đó lượng máu từ tim đưa ra sẽ tăng lên rất nhiều. Một quả tim khỏe mạnh sẽ căn cứ vào những đòi hỏi khác nhau của cơ thể mà hoàn thành nhiệm vụ.

Tim vận chuyển máu bằng cách nào?

Có hai cách để vận chuyển máu một là tăng nhanh nhịp đập, hai là tăng cường lực co bóp. Như vậy, lượng máu chảy qua cả động mạch và tĩnh mạch đều tăng.

Khi chạy, toàn thân hoạt động ở cường độ mạnh, cơ thể cần nhiều năng lượng, hoạt động tuần hoàn phải diễn ra nhanh hơn mới đáp ứng được nhu cầu cơ thể. Chính vì vậy nhịp tim trở nên gấp gáp hơn tăng lượng máu trong động mạch. Lúc này chúng ta có cảm giác tim đập nhanh hơn.

Benh.vn

Bài viết Số lít máu quả tim luân chuyển trong một phút là bao nhiêu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/so-lit-mau-qua-tim-luan-chuyen-trong-mot-phut-la-bao-nhieu-9307/feed/ 0
Bí mật về hệ giác quan của con người https://benh.vn/bi-mat-ve-he-giac-quan-cua-con-nguoi-6944/ https://benh.vn/bi-mat-ve-he-giac-quan-cua-con-nguoi-6944/#respond Sat, 25 Aug 2018 06:11:41 +0000 http://benh2.vn/bi-mat-ve-he-giac-quan-cua-con-nguoi-6944/ Hệ giác quan là một phần của hệ thần kinh có chức năng thu nhận các thông tin về các giác quan. Năm bộ phận của cơ thể con người và động vật có tác dụng cảm nhận các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, các cơ quan này bao gồm Thị giác, Thính giác, Vị giác, Khứu giác và Xúc giác. Ngoài ra còn có một giác quan nữa liên quan đến tâm linh và suy nghĩ mà người ta hay gọi là Giác quan thứ sáu. Đó là Trực giác.

Bài viết Bí mật về hệ giác quan của con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hệ giác quan là một phần của hệ thần kinh có chức năng thu nhận các thông tin về các giác quan. Năm bộ phận của cơ thể con người và động vật có tác dụng cảm nhận các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, các cơ quan này bao gồm Thị giác, Thính giác, Vị giác, Khứu giác và Xúc giác. Ngoài ra còn có một giác quan nữa liên quan đến tâm linh và suy nghĩ mà người ta hay gọi là Giác quan thứ sáu. Đó là Trực giác.

giac_quan_cua_con_nguoi

Thính giác (Tai)

Đây là khả năng tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua một cơ quan ví dụ như tai.

Mọi tiếng động, tiếng ồn, tiếng nhạc và quan trọng nhất đối với con người là tiếng nói, chúng đều là những rung động của không khí (ta gọi chính xác là những “sóng âm”) sẽ truyền đến hai tai của ta (nếu chúng đủ to và đủ rõ). Tai là một “máy thu tiếng”, một “máy ghi âm” nhanh nhạy nhất mà trời đã phú cho con người.

Âm thanh được vành tai thu gom và chuyển vào ống tai, sẽ đập vào màng tai (màng nhí) và làm nó rung lên như một mặt trống. Đến lượt mình, màng tai sẽ làm rung 3 mẩu xương tai bé tí. Cuối cùng, rung chuyển sẽ đến đánh thức các tế bào nhạy cảm nằm trong một bộ phận rất phức tạp của tai, gọi là “ốc tai” để truyền tin về não. Và thế là ta “nghe” được tiếng động !

Thính tai loại siêu

Tai người không nghe được tiếng động nếu nó quá trầm, chẳng hạn khi những hạt cát rải trên mặt trống chỉ còn nhảy nhót khoảng 20 lần trong một giây thì tai người sẽ không nghe được tiếng trống nữa.

Tai người cũng hết nghe được tiếng động quá thanh, chẳng hạn tiếng rít “chua loét” của một giọng kim tồi, hay của một đàn nhị phương Đông, đàn vi-ô-lông phương Tâỵ cao vút lên quá cỡ. Nói một cách khoa học, tai người cũng ngừng nghe khi không khí rung chuyển trên 20.000 lần trong một giây. Nếu vượt ngưỡng rung chuyển đó, âm thanh mà ta vốn nghe được sẽ biến thành âm thanh ta không còn nghe được nữa, gọi là siêu âm.

Trong thế giới động vật, có nhiều loài giỏi hơn người về mặt này. Ví dụ : dơi, các loài thú ở biển như cá heo,… chúng không những nghe được siêu âm mà còn truyền tin cho nhau bằng siêu âm nữa đấy ! Cừ thật !

Thị Giác (Mắt)

Là khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt. Việc tri giác này còn được gọi là thị lực, sự nhìn.

Mắt là cơ quan dùng để nhìn. Nhờ có mắt chúng ta nhìn được mọi vật to hay nhỏ, đẹp hay xấu với đủ màu sắc, kích cỡ,…

Khi chúng ta “thấy” một vật gì đó, một cảnh nào đó chính là nhờ các tia sáng phát đi từ vật đó, cảnh đó đã chiếu xuyên qua lòng đen của mắt chúng ta, đến đánh thức các “tế bào thấy”, nằm san sát ở đáy cầu mắt. Từ các tế bào đó, có những dây thần kinh thị giác, truyền tin về hình dáng, màu sắc và mức độ sáng tối của cảnh vật trước mắt lên não. Và thế là ta “thấy” !

Nhìn bên ngoài mắt gồm có:

  • Mí mắt: Mí mắt hoạt động như cái cửa bảo vệ mắt, có thể mở ra hoăc khép lại (mở mắt và nhắm mắt).
  • Lòng trắng.
  • Lòng đen (mống mắt).
  • Đồng tử (con ngươi) là một lỗ nhỏ nằm ở tâm tròng đen. Nó có thể nở rộng khi ánh sáng vào ít và thu hẹp lại khi ánh sáng vào nhiều (ánh sáng chói), nhờ đó giúp cho mắt điều chỉnh lượng ánh sáng vào trong mắt.
  • Ngoài ra, trên mắt còn có lông mày, giúp cản mồ hôi từ trán chảy xuống mắt, lông mi mọc từ mí mắt có tác dụng cản bụi và các vật lạ.

Khứu giác (Mũi)

Giác quan này có tác dụng cảm nhận mùi. Ở người cơ quan này là mũi.

Xúc giác (Da)

Là những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da (qua tay, chân…).

Toàn bộ bề mặt của da người là cơ quan xúc giác. Tất nhiên, trên da có những phần nhạy cảm nhất với sờ mó, đó là đôi môi và mười đầu ngón tay.

Trong lớp da của các đầu ngón tay có vô số tế bào “máy dò”. Một số “máy dò” chuyên nhận tin về đụng chạm; một số khác về nóng, lạnh, bị ấn mạnh hay đè nặng. Cũng có thể có một số “máy dò” đặc biệt về đau đớn nữa nhưng chưa được tìm ra một cách chắc chắn. Dù sao thì mọi “rnáy dò nói trên đều là những tế bào thần kinh, có dây thần kinh nối về não để truyền tin xúc giác.

Xúc giác của con người thường rất nhạy bén. Các thầy thuốc đông y thường ấn vào đầu ngón tay để bắt mạch, đoán bệnh. Những người mù thì có thể dùng giác quan này để nhận biết nhận biết sự thay đổi của chữ trên giấy và vẫn có thể đọc.

Vị giác (Lưỡi)

Con người thường cẩn thận nếm mọi thức ăn qua miệng trước khi nuốt vào bụng bằng lưỡi. Đó là cơ quan vị giác. Trên bề mặt phía trên của lưỡi có khoảng ba nghìn đến bốn nghìn nhóm tế bào nếm được đặt tên là “gai thịt” hay “chồi nếm”.

Từ các chồi nếm có những sợi thần kinh truyền tin lên não về 4 vị chính: mặn, ngọt, chua và đắng.

Gai thịt có hình dáng khác nhau, nằm ở những chỗ khác nhau trên lưỡi và có chức năng khác nhau: đầu lưỡi nhận thông tin về mặn và ngọt, hai bên rìa lưỡi báo về não vị chua; mặt trên của đáy lưỡi chuyên trách về vị đắng; còn bề mặt của da ở chính giữa mặt trên của lưỡi thì chúng không có gai lưỡi.

Vì vậy, khi uống thuốc chúng ta nên đặt viên thuốc trên đầu lưỡi, tu một ngụm nước rồi nuốt luôn để viên thuốc vượt qua sự kiểm soát các vị của lưỡi.

Bài viết Bí mật về hệ giác quan của con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-mat-ve-he-giac-quan-cua-con-nguoi-6944/feed/ 0