Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 06 Apr 2024 13:16:02 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Biểu hiện khớp trong các bệnh tự miễn https://benh.vn/bieu-hien-khop-trong-cac-benh-tu-mien-2486/ https://benh.vn/bieu-hien-khop-trong-cac-benh-tu-mien-2486/#respond Thu, 04 Apr 2024 04:15:01 +0000 http://benh2.vn/bieu-hien-khop-trong-cac-benh-tu-mien-2486/ Trả lời câu hỏi của bạn đọc: "Tôi năm nay 34 tuổi, bị sưng và đau các khớp ở bàn tay, bàn  chân cả 2 bên kèm theo hay bị loét ở miệng, có những ban đỏ ở 2 bên má, cạnh mũi. Tôi gầy 4 kg trong 2 tháng và rất mệt, thỉnh thoảng thấy gai rét. Có người nói tôi bị bệnh tự miễn. Xin bác sĩ cho biết có phải tôi bị bệnh đó không và điều trị như thế nào?" Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Bài viết Biểu hiện khớp trong các bệnh tự miễn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời câu hỏi của bạn đọc: “Tôi năm nay 34 tuổi, bị sưng và đau các khớp ở bàn tay, bàn  chân cả 2 bên kèm theo hay bị loét ở miệng, có những ban đỏ ở 2 bên má, cạnh mũi. Tôi gầy 4 kg trong 2 tháng và rất mệt, thỉnh thoảng thấy gai rét. Có người nói tôi bị bệnh tự miễn. Xin bác sĩ cho biết có phải tôi bị bệnh đó không và điều trị như thế nào?” Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Trả lời:

Theo thư bạn chúng tôi nghĩ đúng là bạn có thể bị mắc bệnh luput ban đỏ hệ thống, một bệnh trong nhóm bệnh tự miễn đấy.

Tìm hiểu về bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn dịch là những bệnh mà những tổn thương bệnh lý gây ra do sự đáp ứng miễn dịch chống lại các tổ chức, cơ quan của bản thân mình. Nói cách khác là trong cơ thể người bệnh xuất hiện những tự kháng thể chống lại các thành phần của các bộ phận trong cơ thể gây nên tổn thương ở các bộ phận đó.

Ngoài bệnh luput ban đỏ hệ thống, các bệnh khác trong nhóm này bao gồm: xơ cứng bì toàn thể, viêm da và cơ hay viêm đa cơ, viêm nút quanh động mạch. Các bệnh này có những đặc điểm chung là có tổn thương ở rất nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ thể.

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Một số giả thuyết cho rằng là có một quá trình nhiễm khuẩn tiềm tàng (vi khuẩn, virut) tác động trên một cơ địa nhất định: bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, trung niên, một số trường hợp bệnh có tính chất gia đình. Trong nhóm bệnh tự miễn (còn gọi là bệnh hệ thống) thì bệnh Luput ban đỏ hệ thống là bệnh hay gặp nhất, có biểu hiện vô cùng đa dạng và có thể nhầm với rất nhiều bệnh khác nhau thuộc các chuyên khoa khác nhau. Những biểu hiện cơ xương khớp rất phong phú từ đau mỏi khớp, đau xương đến viêm khớp, tràn dịch khớp, hoại tử xương…

Biểu hiện bệnh

Viêm khớp có đặc điểm gần giống như bệnh viêm khớp dạng thấp như viêm các khớp nhỏ và nhỡ ở bàn tay, bàn chân, viêm khớp mang tính chất đối xứng 2 bên…Nhưng bệnh có đặc điểm khác là hầu như không có tổn thương bào mòn đầu  xương, dính khớp trên phim Xquang như trong bệnh viêm khớp dạng thấp.

Ngoài các biểu hiện ở khớp, bệnh nhân còn có nhiều triệu chứng của các cơ quan bộ phận khác như tổn thương ở da, niêm mạc (ban cánh bướm ở mặt, ban dạng dạng đĩa ở thân mình, loét niêm mạc miệng mũi, tăng nhạy cảm của da với ánh sáng); tổn thương tim và phổi (tràn dịch màng tim, rối  loạn nhịp, tràn dịch màng phổi, xơ phổi); tổn thương thận (protêin niệu, hội chứng thận hư, suy thận); tổn thương tâm thần, thần kinh; tổn thuơng cơ quan tạo máu (giảm một hay 3 dòng tế bào máu)…Trong bệnh xơ cứng bì toàn thể, ngoài viêm khớp nhỏ và nhỡ còn có các tổn thương xơ cứng da và tổ chức dưới da, co thắt mạch đầu chi (hội chứng Raynaud), nuốt nghẹn, xơ phổi…

Các bệnh khác trong nhóm như viêm đa cơ và da và cơ, viêm nút quanh động mạch ít gặp hơn hai bệnh kể  trên. Ngoài các xét nghiệm thường qui, người ta phải tiến hành các xét nghiệm về miễn dịch để tìm các kháng thể kháng nhân, kháng histon…

Tiến triển

Rất ít trường hợp bệnh khỏi hẳn. Đa số là bệnh có thể thuyên giảm và ổn định khi tuân thủ tốt chế độ điều trị và phối hợp tốt giữa thày thuốc và bệnh nhân. Nếu không điều trị tốt bệnh nặng dần khi tổn thương các cơ quan quan trọng như thận, não, tim, thần kinh …

Điều trị

Các thuốc có tác dụng ổn định bệnh là các thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, cyclophosphamide, methotrexate; thuốc chống sốt rét tổng hợp, thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, nâng cao thể trạng…Các thuốc phải dùng kéo dài, có thể suốt đời nên phải có sự hợp tác thật tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân để điều chỉnh thuốc cho thích hợp.

Ngoài dùng thuốc điều trị, người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý, làm việc nhẹ nhàng, dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, bổ sung chất khoáng và sinh tố. Tăng cường vệ sinh răng miệng và phòng các nhiễm trùng răng miệng.

Với các bệnh nhân có nhậy cảm da với ánh sáng thì phải đội mũ, đi găng, đeo kính, mặc  các quần áo bằng chất liệu chống nắng, dùng các loại kem chống nắng khi buộc phải ra ngoài. Về sức khoẻ sinh sản, các bác sĩ thường khuyên người bệnh chỉ có thể mang thai khi trong 6 tháng trước không có các đợt tiến triển bệnh.Vì bệnh có xu hướng nặng lên khi mang thai do đó khi có thai cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thầy thuốc chuyên khoa.

TS. Đào Hùng Hạnh (Bệnh viện Bạch Mai)

Bài viết Biểu hiện khớp trong các bệnh tự miễn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bieu-hien-khop-trong-cac-benh-tu-mien-2486/feed/ 0
Các triệu chứng của bệnh nhược cơ, cách điều trị https://benh.vn/cac-trieu-chung-cua-benh-nhuoc-co-cach-dieu-tri-5051/ https://benh.vn/cac-trieu-chung-cua-benh-nhuoc-co-cach-dieu-tri-5051/#respond Mon, 30 Oct 2023 05:15:59 +0000 http://benh2.vn/cac-trieu-chung-cua-benh-nhuoc-co-cach-dieu-tri-5051/ Mỏi mệt, khó thở bất thường có thể là triệu chứng của nhược cơ. Nhược cơ (myasthenia disease) là bệnh tự miễn mắc phải của quá trình dẫn truyền xung động thần kinh - cơ. Mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu về các triệu chứng và cách điều trị của căn bệnh này.

Bài viết Các triệu chứng của bệnh nhược cơ, cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mỏi mệt, khó thở bất thường có thể là triệu chứng của nhược cơ. Nhược cơ (myasthenia disease) là bệnh tự miễn mắc phải của quá trình dẫn truyền xung động thần kinh – cơ. Mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu về các triệu chứng và cách điều trị của căn bệnh này.

met-moi-kho-tho

Mỏi mệt, khó thở bất thường có thể là triệu chứng của nhược cơ (Ảnh minh họa)

Triệu chứng

Bệnh nhược cơ ở người lớn thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Từ tuổi 15 đến 30, tỷ lệ nam/nữ là 3/1; độ tuổi 50 tỷ lệ nam nữ là ngang nhau.

Hiện tượng chóng mỏi, yếu cơ xảy ra khi gắng sức là triệu chứng chủ yếu của bệnh nhược cơ, và sẽ hết khi nghỉ ngơi. Triệu chứng này thay đổi trong ngày: nhẹ vào buổi sáng, gia tăng vào buổi chiều; thường gặp nhất là hiện tượng sụp mi và liệt các cơ vận nhãn, mức độ liệt từ nhẹ đến nặng, một bên hoặc hai bên, có khi không đối xứng. Khi ảnh hưởng các cơ ở thân, tứ chi, các cơ hô hấp gây khó thở và hạn chế vận động tứ chi.

Cơn nhược cơ có thể tiến triển nặng đột ngột, yếu cơ tăng lên nhanh, vật vã, đặc biệt xuất hiện rối loạn hô hấp, nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong.

Điều trị

Nguyên nhân gây nhược cơ hiện nay chưa rõ ràng, người ta cho rằng do bệnh tự miễn và do phì đại tuyến ức. Tùy thuộc vào nguyên nhân được xác định, bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc) hay phẫu thuật.

Phẫu thuật tuyến ức thường áp dụng ở bệnh nhân nhược cơ tuổi từ 20 đến 60 có u tuyến ức. Tỷ lệ u tuyến ức trong bệnh nhược cơ chiếm 15%. Kết quả phẫu thuật tương đối khả quan nhưng điều trị hậu phẫu rất vất vả, vì vậy cần phải thực hiện ở những trung tâm có kinh nghiệm và hồi sức tốt. Sau khi điều trị phẫu thuật, bệnh nhân vẫn tiếp tục điều trị bằng Prednisolon liều trung bình, nhất là đối với các bệnh nhân trẻ tuổi.

Lời kết

Nhược cơ là một bệnh làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có nguy cơ gây tử vong khi bệnh ở giai đoạn nặng. Do đó khi có triệu chứng bất thường như sụp mi, yếu cơ, nói khàn, khó thở… bệnh nhân nên đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết Các triệu chứng của bệnh nhược cơ, cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-trieu-chung-cua-benh-nhuoc-co-cach-dieu-tri-5051/feed/ 0
Chấn thương khuỷu tay ở người chơi tennis và cách điều trị https://benh.vn/chan-thuong-khuyu-tay-o-nguoi-choi-tennis-va-cach-dieu-tri-9244/ https://benh.vn/chan-thuong-khuyu-tay-o-nguoi-choi-tennis-va-cach-dieu-tri-9244/#respond Fri, 13 Oct 2023 01:03:56 +0000 http://benh2.vn/chan-thuong-khuyu-tay-o-nguoi-choi-tennis-va-cach-dieu-tri-9244/ Cùng với chấn thương tay, chân, chấn thương khuỷu tay (Tennis elbow) là chấn thương khá phổ biến đối với người chơi tennis phong trào, đặc biệt là người không có kiến thức và kỹ thuật cơ bản tốt.

Bài viết Chấn thương khuỷu tay ở người chơi tennis và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cùng với chấn thương tay, chân, chấn thương khuỷu tay (Tennis elbow) là chấn thương khá phổ biến đối với người chơi tennis phong trào, đặc biệt là người không có kiến thức và kỹ thuật cơ bản tốt.

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến nguyên nhân và cách điều trị chấn thương khuỷu tay cho những người chơi môn thể thao này.

Triệu chứng

  • Đau và sưng nề vị trí mỏm trên lồi cầu ngoài. Đau có thể lan dọc xuống cẳng tay và xuống ngón giữa và ngón nhẫn của bàn tay.
  • Các cơ cẳng tay có thể đau và căng hơn bình thường. Đau có thể nặng hơn khi thực hiện gấp khuỷu, ngửa cẳng tay, cầm vật gì đó hoặc duỗi thẳng khuỷu.
  • Động tác cầm vật gì đó luôn gây nên đau buốt, đôi khi khuỷu như cứng lại và thực hiện duỗi khuỷu rất khó khăn.

Nguyên nhân gây chấn thương khuỷu tay

Kỹ thuật không chuẩn

  • Trước khi chơi không khởi động kỹ (cần 5-10 phút khởi động theo đúng bài khởi động cho tennis).
  • Kỹ thuật đánh cú thuận tay không đúng (chỉ dùng cổ tay hoặc cẳng tay thay vì dùng lực xoay hông, vai và lăng cả cánh tay)…
  • Các động tác đòi hỏi chuẩn xác nếu không sẽ dẫn đến chấn thương khuỷu tay

Dụng cụ chưa phù hợp

  • Vợt tennis phải phù hợp với trình độ chơi của mỗi người, mỗi thời điểm khác nhau điều này cực kỳ quan trọng.
  • Đối với người mới chơi, khi độ căng dây (26,5 kg trở lên) là quá cao đối với người chơi tennis phong trào dễ dẫn đến chấn thương elbow bởi lực chấn động khi bóng đập vào mặt vợt sẽ truyền thẳng vào cẳng tay (sau 1 thời gian dài sẽ biến thành chấn thương elbow với những biểu hiện khá rõ).

Phương pháp điều trị

  • Nghỉ chơi 1 tháng để chữa trị bởi nếu còn chơi trong thời gian này bệnh sẽ lâu khỏi.
  • Chườm đá vị trí đau.
  • Băng ép chặt vùng khuỷu.
  • Luôn giữ khuỷu tay ở tư thế gấp 90 độ để giảm sưng nề.
  • Ngoài ra, bạn cần tập các bài tập kéo giãn khuỷu và tăng sức mạnh của khuỷu khi các triệu chứng đau đã giảm. Bạn cũng có thể tập các bài tập này khi khởi động chơi tennis.

Cụ thể:

  • Cải thiện sức mạnh và linh hoạt của nhóm cơ cẳng tay bằng cách kéo căng cơ cẳng tay ngoài: Duỗi thẳng cánh tay bị đau với lòng bàn tay úp xuống (ngón tay hướng xuống đất), dùng bàn tay kia cầm bàn tay và gập xuống cho đến khi cảm nhận sự kéo căng cơ cẳng tay ngoài.
  • Tăng sức mạnh cầm nắm của bàn tay: Bóp 1 quả bóng nén khí chuyên dụng cho bài tập này hoặc nếu không có thì sử dụng 1 quả bóng tennis cũ đã giảm độ căng.
  • Tăng sức mạnh cơ cẳng tay trong: Ngồi trên ghế, đặt cánh tay trên đùi, lòng bàn tay hướng lên trời, tay cầm tạ nhẹ (0,5kg) và bắt đầu gập cổ tay lên xuống, lặp lại 10-15 lần rồi chuyển sang bài tập tiếp.
  • Tăng sức mạnh cơ cẳng tay ngoài: Gần giống bài tập tăng sức mạnh cẳng tay trong nhưng thực hiện ngược lại. Đặt cánh tay trên đùi, lòng bàn tay cầm tạ và hướng xuống đất, gập cổ tay lên xuống, lặp lại 10-20 lần
  • Duy trì sức khỏe toàn diện: Chạy (20-30 phút), đạp xe (30-60 phút) 3 lần/tuần hoặc bơi lội.

Lời kết

Chấn thương khuỷu tay thường gặp khi chơi tennis, đặc biệt là những người thời gian đầu làm quen với môn thể thao quý tộc này.

Để tránh chấn thương khuỷu tay, người chơi cần khởi động đúng, nhẹ nhàng trước khi chơi, giảm độ căng dây xuống dưới 24 kg cho các bắp tay làm quen dần với trọng lực của bóng, tuân thủ các động tác chuyển động, xoay vai, đập bóng… để tránh chấn thương.

Ngoài ra, khi bị chấn thương khuỷu tay cần nghỉ chơi ít nhất 3 tuần kèm theo các bài tập về cơ để cơ khuỷu tay ổn định trở lại.

Bài viết Chấn thương khuỷu tay ở người chơi tennis và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-thuong-khuyu-tay-o-nguoi-choi-tennis-va-cach-dieu-tri-9244/feed/ 0
Sử dụng thuốc Glucocorticoid gây bệnh loãng xương: tầm quan trọng và thực trạng https://benh.vn/su-dung-thuoc-glucocorticoid-gay-benh-loang-xuong-tam-quan-trong-va-thuc-trang-3380/ https://benh.vn/su-dung-thuoc-glucocorticoid-gay-benh-loang-xuong-tam-quan-trong-va-thuc-trang-3380/#respond Wed, 11 Oct 2023 04:34:55 +0000 http://benh2.vn/su-dung-thuoc-glucocorticoid-gay-benh-loang-xuong-tam-quan-trong-va-thuc-trang-3380/ Gluococorticod (GC) đã được coi là loại thuốc lâu đời và cho tới nay vẫn được sử dụng rất hiệu quả do tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch. Sự mất xương và loãng xương do Glucocorticoid đã được biến đến từ năm 1932, Harvey Cushing đã mô tả một trường hợp đầu […]

Bài viết Sử dụng thuốc Glucocorticoid gây bệnh loãng xương: tầm quan trọng và thực trạng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gluococorticod (GC) đã được coi là loại thuốc lâu đời và cho tới nay vẫn được sử dụng rất hiệu quả do tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch.

Sự mất xương và loãng xương do Glucocorticoid đã được biến đến từ năm 1932, Harvey Cushing đã mô tả một trường hợp đầu tiên bị lún xẹp đốt sống do bệnh loãng xương do sử dụng Gluococorticod.

Tình trạng mất xương do Glucocorticoid có thể xảy ra ngay từ vài tuần đầu sử dụng thuốc, là nguyên nhân hàng đầu gây loãng xương thứ phát. Khối xương có thể mất từ 10 – 51% sau điều trị Glucocorticoid 6 đến 12 tháng và có thể gây gãy xương, vị trí gãy thường gặp là đốt sống và xương sườn, có tới 30% trường hợp bị lún xẹp đốt sống do sử dụng Glucocorticoid kéo dài.

Một số yếu tố khác cũng làm gia tăng tình trạng mất xương và loãng xương do Glucocorticoid là tình trạng mãn kinh, hút thuốc, ít vận động và các bệnh lý như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Kahler, các bệnh ung thư máu, bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thồng ….), bệnh hen phế quản (tỷ lệ loãng xương do Glucocorticoid là 62%). Cho tới nay không có liều an toàn đối với nguy cơ loãng xương vì thực tế những bệnh nhân dùng liều 5mg hoặc đường khí dung đều có nguy cơ mất xương.

Những bằng chứng mới đây cho thấy có sự liên quan giữa việc sử dụng Glucocorticoid dạng hít với các Marker chu chuyển xương.

Van Staa và CS đã thu thập thông tin của 66 bài báo về mật độ xương (MĐX), và 23 bài về tình trạng gãy xương do loãng xương do sử dụng Glucocorticoid đường uống, thấy có mối liên quan giữa tổng liều Glucocorticoid và liều hàng ngày trong 6 tháng với sự mất xương và tỷ lệ này giảm khi ngừng thuốc.

Nghiên cứu của Klinik Fur Innere Medicin cho thấy sự mất xương chủ yếu ở xương trục và cổ xương đùi, sớm nhất tại vị trí cột sống, tác giả còn nếu rằng với liều 5mg/ngày là nguy cơ mất xương và gẫy xương. Sự mất xương có thể xảy ra ngay từ tuần đầu và tốc độ mất xương nhanh nhất là trong năm đầu. Với liều uống > 7,5mg prednisolon/ngày hoặc > 1mg/ngày dạng xịt mũi (đặc biệt là betamethasone/budesonide từ 6 tháng trở lên có nguy cơ bệnh loãng xương rõ ràng.

Các nghiên cứu khẳng định những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến loãng xương do Glucocorticoid là: liều hàng ngày, tổng liều, thời gian sử dụng, tuổi, yếu tố mãn kinh, suy giảm sinh dục ở nam giới, các bệnh đi kèm

Tuy nhiên, theo Gudbjornsson B và CS (Ann Rheum Dis 2002), chỉ có 14% – 51% trường hợp sử dụng các thuốc để dự phòng bệnh loãng xương do Glucocorticoid ở Iceland.

Ở Việt Nam, vấn đề loãng xương do GC đã là vấn đề báo động do chỉ định chưa đúng tại các sơ sở y tế và hầu hết chưa quan tâm để dự phòng căn bệnh này. Môt số nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân sử dụng Glucocorticoid không đúng chỉ định là khá cao: 74 – 95% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và bệnh Gout đã tự sử dụng GC trước khi vào viện; chỉ có 22,7% bệnh nhân sử dụng Glucocorticoid theo chỉ định của bác sĩ.

Các nghiên cứu tại khoa Khớp bệnh viện Bạch Mai đều cho thấy tỷ lệ giảm mật độ xương và loãng xương ở những bệnh nhân cơ sử dụng GC giảm nhiều so với nhóm chứng. Bên cạnh đó là các tác dụng phụ khác do sử dụng GC kéo dài cũng rất cần được quan tâm như hội chứng giả Cushing 28%, Hội chứng phụ thuộc thuốc 14,6%, tăng đường huyết 26,9%, bệnh suy thượng thận 30%, hạ Kali máu.

Cơ chế bệnh sinh loãng xương do sử dụng Glucocorticoid

Có nhiều yếu tố liên quan đến cơ chế bệnh sinh loãng xương do Gluococorticod. Một vài yếu tố ảnh hưởng có tính độc lập, một số yếu tố khác có tác động hợp lực.

Cơ chế tế bào và sinh học phân tử

Những liên quan đến tế bào và sinh học phân tử đã được thấy rõ trong vai trò ức chế tạo cốt bào và kích thích hủy cốt bào.

Tác động lên các yếu tố tại chỗ

  • Ức chế tạo cốt bào: thông qua ức chế sự biệt hóa cốt bào; điều chỉnh sự sao chép các gen chịu tránh nhiệm tổng hợp khuôn xương tạo nên bởi tạo cốt bào như collagen typ 1 và osteocalcin; tác dộng lên sự tổng hợp và sự hoạt động của những yếu tố tại chỗ mà có tác động lên tạo cốt bào, như các cytokins (IL1, IL6), GF, IGF kết nối protein (IGFBP -3, -4,5); tăng quá trình chết theo chương trình của tạo cốt bào, làm ngắn đời sống của tạo cốt bào và cốt bào.
  • Tăng hoạt động của hủy cốt bào: do làm tăng thời gian tồn tại của hủy cốt bao; tăng HCB bằng cách ức chế tổng hợp osteoprotegerin, biệt hóa HCB; kích thích sinh RANK

Tác động lên các yếu tố hệ thống

  • Tăng PTH thứ phát do gây tình trạng thăng bằng calci âm tính.
  • Giảm sự hấp thu calci ở ruột, tăng đào thải calci qua đường niệm
  • Ức chế sự sản sinh IGF1
  • Giảm testosterone ở nam giới, ức chế hormon sinh dục.

Chẩn đoán loãng xương do sử dụng Glucocorticoid:

Khai thác tiền sử, bao gồm:

  • Tiền sử dùng Gluococorticod: về liều lượng, tổng liều, thời gian sử dụng; tình trạng mãn kinh; tiền sử bệnh tật liên quan đến nguy cơ loãng xương như: Viêm khớp dạng thấp, đái đường, bệnh hệ thống, ung thư …
  • Tiền sử dụng thuốc khác ảnh hưởng đến chuyển hóa xương: chống động kinh, lithium. Thyroxin, heparin, methotrexate, warfarin, cyclosporine.
  • Thăm khám lâm sàng: Phát hiện các dấu hiệu gãy xương, gù vẹo cột sống…
  • Chụp cột sống để phát hiện gãy thân đốt sống (xẹp lún đốt sống do vi gãy)
  • Đo mật độ xương tại vị trí cột sống và cổ xương đùi.
  • Xét nghiệm các marker chu chuyển xương tạo xương (osteocalci, phosphatase kiềm của xương); hủy xương (tăng: procollagen type 1 N-terminal peptide; tartrate resistence acid phosphatase, calci niệu/24h)
  • Nội tiết tố: testoterone ở nam và tiền sử kinh nguyệt ở nữ.
  •  Đối với trường hợp dùng Glucocorticoid liều cao, hoặc có calci máu tăng cao và phosphatase máu tăng: cần kiểm tra PTH, 25 (0H)D.
  • Các xét nghiệm khác: điện di protein nếu nghi ngờ loãng xương do bệnh Kahler.
  • Xét nghiệm mô bệnh học: bè xương giảm về thể tích và bề dày, bè xương bị gãy.

Cần chẩn đoán bệnh sớm để có thể dự phòng sớm

Điều trị loãng xương do Glucocorticoid

Để điều trị bệnh loãng xương do Corticoid gây ra cần xác định rõ mục tiêu điều trị, từ đó có phương án điều trị cụ thể.

Mục đích điều trị

  • Duy trì mật độ xương và phòng sự mất xương
  • Giảm đau khi có gãy xương
  • Duy trì và làm tăng độ chắc của xương
  • Thay đổi lối sống khi cần thiết.

Chỉ định điều trị loãng xương do gluco corticoid

  • Khi có loãng xương hoặc gãy xương do sử Glucocorticoid hoặc ở những phụ nữ mãn kinh hoặc nam giới giảm testosterone dùng GC liều cao kéo dài mà có MĐX thấp. Trước khi quyết định điều trị GC kéo dài, cần đo MĐX,chụp cột sống lưng và thắt lưng tư thế nghiêng.
  • Nếu kết quả cho thấy hình ảnh Xquang bình thường, MĐX có Tscore > -1,0: uống calci (liều theo tuổi) và vitamin D (800.000 UI/ngày). Nhằm ngăn chặn sự mất xương làm giảm MĐX. Sau 1 tháng cần kiểm tra calci niệu. Nếu có tăng calci niệu, nên dùng loại lợi tiểu đào thải calci.
  • Đối với những bệnh nhân sử dụng Glucocorticoid kéo dài  > 3 tháng, 5mg/ngày và có các yếu tố nguy cơ, Tscore < – 1,5 hoặc có thể gãy xương, xẹp đốt sống do bệnh loãng xương. Cần sử dụng calci, vitamin D, kết hợp bisphosphonate (Alendronate, zoledronic acid…), nếu Tscore > -1,5 cần theo dõi tiếp MĐX. Cần kiểm tra calci niệu, nếu tăng cần được điều trị.
  • Sau khi điều trị, cần kiểm tra MĐX sau mỗi năm hoặc 2 năm một lần. Nếu MĐX ổn định, tăng lên so với ban đầu hoặc giảm > 5% so với MĐX ban đầu, thì không cần thay đổi điều trị. Nếu MĐX giảm > 5% so với kết quả ban đầu, cần xem xét thay đổi phác đồ điều trị. Cần kết hợp với đánh giá marker chu chuyển xương, như Osteocalcin, CTx để phát hiện sớm sự mất xương và theo dõi kết quả điều trị.

Các thuốc điều trị loãng xương do Gluco corticoid

  • Calci: 1000mg – 1500mg/ ngày kết hợp vitamin D 1000 UI/ ngày
  • Nội tiết tố thay thế ở cả nam và nữ: cần thận trọng khai thác tiền sử và nguy cơ ung thư buồng trứng, tử cung…
  • Bisphosphonate: Alendronate (Fosamax), Zoledronic acid (Aclasta), ibandronate
  • Strontium ranelate (protelog 2g/ngày)
  • Denosumab
  • PTH (teriparatide)

Lưu ý: cần theo dõi định kỳ calci niệu, nếu tăng cần được điều trị bằng lợi tiểu có đào thải calci.

Dự phòng bệnh loãng xương do glucocorticoid

  • Giảm liều và rút ngắn thời gian sử dụng khi điều kiện bệnh lý cho phép
  • Nên sử dụng loại GC có thời gian bán hủy ngắn và khuyến khích dùng đường tại chỗ và ngoài đường tiêu hóa.
  • Kiểm tra MĐX ngay khi bắt đầu dùng Glucocorticoid kéo dài ở tất cả các bệnh nhân bằng phương pháp DXA tại vị trí cột sống, cổ xương đùi.
  • Chỉ định dùng ngay calci (500mg – 1000mg/ngày) và vitamin D (800 UI – 1200 UI/ngày) dù bất cứ với liều GC nào, kể cả những trường hợp liều tương đương 7,5mg prednisolon và dưới 3 tháng với liều để đảm bảo nồng độ 25 (OH)D > 50mmol/l).
  • Xem xét sử dụng hormon thay thế (cả nam và nữ) nếu không có chống chỉ định.
  • Tránh rượu, thuốc lá
  • Tập luyện thường xuyên
  • Đối với phụ nữ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh và nam giới giảm testoterone mà có mật độ xương thấp có thể dự phòng bằng calcitonin hoặc biphosphonate (có thể xem xét ngừng những thuốc này khi ngừng GC)
  • Tránh nguy cơ ngã
  • Cần chủ động dự phòng bệnh loãng xương ở những PN tiền mãn kinh và nam giới khi dùng liều từ 5mg/ngày trở lên.

Tóm lại:

  • Loãng xương do Glucocorticoid là nguyên nhân hàng đầu gây loãng xương thứ phát
  • Cơ chế bệnh sinh đã được sáng tỏ
  • Không có liều an toàn
  • Cần phát hiện sớm
  • Có thể dự phòng
  • Vấn đề điều trị kịp thời bằng các thuốc đã được chứng minh có hiệu quả.
  • Kết hợp thay đổi lối sống, tập luyện
  • Cần nâng cao kiến thức cho mọi nhân viên y tế các chuyên khoa
  • Phòng và điều trị bệnh loãng xương do Glucocorticoid phải được coi là tiêu chuẩn cần thiết trong công tác chăm sóc người bệnh ở tất cả các thầy thuốc thuộc các chuyên khoa khác nhau

PGS.Ts. Vũ Thị Thanh Thủy – Chủ tịch Hội Loãng xương Hà Nội

Bài viết Sử dụng thuốc Glucocorticoid gây bệnh loãng xương: tầm quan trọng và thực trạng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-dung-thuoc-glucocorticoid-gay-benh-loang-xuong-tam-quan-trong-va-thuc-trang-3380/feed/ 0
Mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa https://benh.vn/moi-lien-quan-giua-mat-do-xuong-va-hoi-chung-chuyen-hoa-3379/ https://benh.vn/moi-lien-quan-giua-mat-do-xuong-va-hoi-chung-chuyen-hoa-3379/#respond Wed, 04 Oct 2023 04:34:53 +0000 http://benh2.vn/moi-lien-quan-giua-mat-do-xuong-va-hoi-chung-chuyen-hoa-3379/ Cùng với sự phát triển của xã hội và già hóa dân số, loãng xương mà hậu quả của nó là gãy xương đã và đang trở thành một vấn đề quan trọng của y tế. Mật độ xương là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến độ vững chắc của […]

Bài viết Mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cùng với sự phát triển của xã hội và già hóa dân số, loãng xương mà hậu quả của nó là gãy xương đã và đang trở thành một vấn đề quan trọng của y tế. Mật độ xương là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến độ vững chắc của xương.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương như yếu tố cá thể, tuổi, yếu tố dinh dưỡng, vận động, tình trạng mãn kinh, sử dụng một số thuốc ảnh hưởng đến mật độ xương, các bệnh lý làm ảnh hưởng đến mật độ xương trong đó có hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa là tổ hợp của một số yếu tố như béo phì (béo bụng), kém dung nạp glucose, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu (tăng triglycerides, giảm HDL cholesterol).

Trong những năm gần đây, hội chứng chuyển hóa cũng là một vấn đề quang trọng của y tế cộng đồng ở cả các nước đã và đang phát triển do tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng (5-25% dân số trưởng thành) và hậu quả nặng nề của bệnh. Người mắc hội chứng chuyển hóa có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường type 2 cao gấp 3 và 5 lần tương ứng so với người không mắc hội chứng chuyển hóa.

Nghiên cứu về mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, tuy nhiên kết quả những nghiên cứu này còn rất khác nhau, đặc biệt thể hiện qua mối liên quan rất phức tạp giữa khối mỡ và mật độ xương.

Từ trước đến nay, tình trạng thừa cân, bệnh béo phì vẫn được biết đến như là một yếu tố bảo vệ xương do tác dụng của lực đè nén kích thích tạo xương, là nguồn cung cấp một số hormon có tác dụng tạo xương (estrogen). Tuy nhiên, gần đây một số nghiên cứu dịch tễ học đã quan sát thấy hiện tượng ngược lại. Nguy cơ loãng xương, thiếu xương và gãy xương ngoài cột sống tăng lên ở những người có tỷ lệ mỡ cao.

Một số cơ chế được đề cập đến là bởi vì tế bào mỡ và tạo cốt bào được sinh ra cùng nhau từ tế bào mầm đa năng; bệnh béo phì có thể làm tăng biệt hóa của tế bào mỡ và tăng tích tụ tổ chức mỡ trong khi đó làm giảm sự biệt hóa của tạo cốt bào và giảm quá trình tạo xương. Bệnh béo phì phối hợp với tình trạng viêm mạn tính. Sự gia tăng của các cytokine tiền viêm (IL1, IL6, TNF-α) được sinh ra từ tổ chức mỡ làm kích hoạt hủy cốt bào và gia tăng quá trình hủy xương thông qua biến đổi hoạt động thụ thể của NF – KB (con đường RANK/RANK ligand/OPG). Hơn nữa, tăng bài tiết Leptin và/ hoặc giảm bài Adiponectin từ tế bào mỡ, tăng tổ chức mỡ trong tủy xương có liên quan nghịch chiều với giảm thể thích bè xương.

TS.Bs. Đào Hùng Hạnh – BV Bạch Mai

Bài viết Mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/moi-lien-quan-giua-mat-do-xuong-va-hoi-chung-chuyen-hoa-3379/feed/ 0
Cảnh báo 5 loại bệnh ‘thích’ tấn công phái yếu https://benh.vn/canh-bao-5-loai-benh-thich-tan-cong-phai-yeu-9114/ https://benh.vn/canh-bao-5-loai-benh-thich-tan-cong-phai-yeu-9114/#respond Thu, 27 Jul 2023 07:01:29 +0000 http://benh2.vn/canh-bao-5-loai-benh-thich-tan-cong-phai-yeu-9114/ Có một số loại bệnh thường gặp tưởng chừng như không phân biệt nam nữ, nhưng thực tế lại có sự khác biệt lớn trong tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 giới, mà phụ nữ có nguy cơ cao hơn.

Bài viết Cảnh báo 5 loại bệnh ‘thích’ tấn công phái yếu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Do kết cấu sinh lý của nam giới và nữ giới khác nhau, nên nam giới có các bệnh của nam giới, nữ giới có các bệnh của phụ nữ.

Nhưng có thể bạn không biết, có một số loại bệnh thường gặp tưởng chừng như không phân biệt nam nữ, nhưng thực tế lại có sự khác biệt lớn trong tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 giới, mà phụ nữ có nguy cơ cao hơn.

Sau đây chúng ta hãy cùng xem xem, phái yếu dễ bị những bệnh nào hơn và làm sao để phòng tránh chúng.

1. Bệnh trầm cảm

Phụ nữ thường yếu mềm hơn nam giới, và cũng bất ổn hơn về cảm xúc nhất là phụ nữ trong độ tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh với những biến động lớn. Họ dễ bị tiêu cực hơn và thường gặp nhiều vấn đề tâm lý hơn.

tram-cam-phu-nu

Tỉ lệ nữ giới bị mắc bệnh trầm cảm cao hơn gấp đôi so với nam giới. (Ảnh: 123RF)

Làm thế nào để ngăn chặn trầm cảm ở phụ nữ?

Ngoài việc điều chỉnh tâm lý, thường ngày nên vận động nhiều, thiền định, nuôi dưỡng niềm đam mê cá nhân, kết bạn nhiều hơn, hoạt động nhóm tập thể, đều có thể hỗ trợ giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Ăn thực phẩm giàu protein nhưng ít chất béo như các loại đậu, rau xanh, sữa ít chất béo hoặc pho mát cũng sẽ cải thiện tâm trạng xấu.

2. Các loại bệnh về tim mạch

Thành mạch máu trong tim của nữ giới tương đối nhỏ, mạch máu phân bổ cũng phức tạp, triệu chứng không rõ ràng dễ bị chẩn đoán nhầm, có thể bỏ lỡ đi thời cơ chẩn đoán và điều trị tốt.

benh-tim-mach-phu-nu

Triệu chứng phát bệnh tim mạch ở nữ giới không rõ ràng dễ nhận biết như ở nam giới (Ảnh: Shutterstock)

Làm thế nào để ngăn chặn bệnh tim mạch ở phụ nữ?

Ngoài việc kiểm tra tim mạch định kỳ, khống chế ba cao (huyết áp cao, cholesterol cao, đường huyết cao), ăn uống hằng ngày nên ăn ít dầu, ít muối, ít chất béo, ăn nhiều rau củ quả, không hút thuốc, không uống rượu. Trước khi đi ngủ uống một chút nước, có thể phòng tránh bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Hình thành thói quen thường xuyên tập thể dục, hoặc tập yoga, ngồi thiền, đều có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

3. Loãng xương

Mật độ xương của nữ giới ít hơn so với nam giới, vì vậy nữ giới dễ bị mắc loãng xương hơn. Hơn nữa khi nữ giới bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, bởi có sự thay đổi về nội tiết tố, cũng dễ làm cho xương bị yếu đi.

Vậy làm thế nào để ngăn chặn loãng xương ở phụ nữ?

Vận động một cách điều độ thích hợp có thể kích thích xương, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp xương chắc khỏe. Hàng ngày, nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi ví dụ như các loại đậu, phô mai, các loại cá nhỏ khô, hạt mè đen, cải xoăn, mù tạt, sữa… Cũng nên thường xuyên ra ngoài sưởi nắng, bởi vitamin D là yếu tố quan trọng giúp cơ thể hấp thu canxi, cải thiện mật độ xương.

hat-vung-den-giup-giam-loang-xuong-nu-gioi

Nữ giới dễ bị loãng xương hơn nam giới, nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi như vừng đen.

4. Viêm khớp gối

Do cấu tạo bẩm sinh gân, dây chằng và xương của nữ giới đều không khỏe bằng nam giới, thêm nữa, xương chậu của nữ giới lớn hơn nam giới, ngả về phía sau, áp lực đặt lên vùng chân không cân bằng, khớp hông và khớp gối dễ bị tổn thương.

Dây chằng trước có nguy cơ bị rách khi vận động sai tư thế, sau này nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sẽ cao hơn. Phụ nữ thường mang giầy cao gót thì nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sẽ càng cao.

viem-khop-goi-phu-nu

Nhiều thực phẩm và đồ uống phổ biến có thể là thủ phạm tổn thương sức khỏe xương (Ảnh: Photos.com)

Làm thế nào để ngăn chặn viêm khớp gối ở phụ nữ?

Thực hành các bài tập vận động tăng sức khỏe xương khớp, ví dụ như thiền định, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội hoặc dùng máy tập thể dục. Hạn chế những động tác gây áp lực tới khớp, ví dụ như lên xuống cầu thang, leo núi, kiễng chân, ngồi xổm hoặc quỳ gối lâu, cố gắng hạn chế đi giầy cao gót.

5. Rối loạn tiêu hóa

Chức năng tiêu hóa bẩm sinh của nữ giới không tốt bằng nam giới, nữ giới mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn. Theo thống kê, nữ giới mắc các bệnh táo bón, khó tiêu và các bệnh về đường ruột cao gấp 2 -3 lần so với nam giới.

Làm thế nào để ngăn chặn rối loạn tiêu hóa ở nữ giới?

Có thể giảm lượng ăn chia nhiều bữa nhỏ, khi ăn nên để tâm trạng thoải mái, ăn chậm nhai kĩ, tập trung thưởng thức mùi vị món ăn, không nên vừa ăn vừa nghĩ hoặc làm việc khác. Hạn chế ăn đêm và ăn đồ ăn vặt, ăn ít đồ lạnh, dầu mỡ, cay nóng. Uống nhiều nước, và nuôi dưỡng thói quen uống một ly nước sau khi thức dậy.

phu-nu-uong-nhieu-nuoc

 Những người có thể chất yếu hoặc những người mắc một số loại bệnh nhẹ, nên thường xuyên uống nước lọc. (Ảnh: Fotolia)

Cố gắng để tâm trạng thoải mái, căng thẳng hay áp lực đều sẽ làm tổn thương tới đường tiêu hóa, khi gặp chuyện áp lực hãy hít thở thật sâu. Tập thể dục, ngồi thiền, nghe nhạc cổ điển đều có thể giúp tinh thần thoải mái.

Theo epochtimes

Bài viết Cảnh báo 5 loại bệnh ‘thích’ tấn công phái yếu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/canh-bao-5-loai-benh-thich-tan-cong-phai-yeu-9114/feed/ 0
Tại sao xương có thể tự liền sau khi gãy https://benh.vn/tai-sao-xuong-co-the-tu-lien-sau-khi-gay-9313/ https://benh.vn/tai-sao-xuong-co-the-tu-lien-sau-khi-gay-9313/#respond Wed, 26 Jul 2023 07:05:17 +0000 http://benh2.vn/tai-sao-xuong-co-the-tu-lien-sau-khi-gay-9313/ Trong cuộc sống hàng ngày, khi chúng ta bị thương, việc gãy xương đôi lúc cũng xảy ra. Lúc này, chúng ta cần phải đi bệnh viện. Nếu bị gẫy thông thường, điều mà bác sỹ làm là sắp xếp hai đầu xương bị gãy lại với nhau cho đúng vị trí và cố định lại. Việc còn lại là để cho xương tự giải quyết. Thế thì tại sao xương lại có thể tự nối liền được? Bạn có biết không?

Bài viết Tại sao xương có thể tự liền sau khi gãy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong cuộc sống hàng ngày, khi chúng ta bị thương, việc gãy xương đôi lúc cũng xảy ra. Lúc này, chúng ta cần phải đi bệnh viện. Nếu bị gãy xương thông thường, điều mà bác sỹ làm là sắp xếp hai đầu xương bị gãy lại với nhau cho đúng vị trí và cố định lại. Việc còn lại là để cho xương tự giải quyết. Thế thì tại sao xương lại có thể tự nối liền được? Bạn có biết không?

Khả năng tự phục hồi của xương

Thì ra, ở trên bề mặt của xương được phủ một lớp màng mà chúng ta gọi là “màng xương”. Chức năng của nó là cung cấp chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng, phát triền đồng thời kích thước xương sản sinh ra tế bào xương mới.

Sau khi xương bị gãy, màng xương ở bề mặt chất kích thích trở nên năng động, hưng phấn, nhanh chóng điều tiết chất dinh dưỡng ở các bộ phận của cơ thể tập trung lại chỗ bị thương. Nó liên tục sản sinh ra tế bào xương mới, gắn liền bộ phận bị gãy lại với nhau. Xương mới dần dần lấp đầy chỗ trống từ ngoài vào trong. Lúc này, xương đã hoàn toàn được nối lại.

Tại sao xương có thể tự liền sau khi gãy

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gắn kết của xương

Mặc dù, công việc hồi phục sau khi xương gãy là do tự bản thân xương hoàn thành, nhưng chúng ta có thể dùng những kiến thức nắm được để thúc đẩy sự gắn kết của xương. Sau khi xương gãy, các bác sỹ thường dùng thanh kẹp và thạch cao để gắn cố định chỗ xương gãy. Thời gian cố định dài hay ngắn chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố.

Độ tuổi

Thứ nhất là độ tuổi của người bị thương. Thông thường, tốc độ liền xương bị gãy của thiếu niên, nhi đồng nhanh hơn của người trưởng thành. Bởi vì, thiếu niên, nhi đồng đang ở vào giai đoạn phát triển, tốc độ phát triền của xương nhanh, trong khi đó xương của người trưởng thành không phát triển nữa hoặc phát triển rất chậm. Vì thê, tốc độ liền xương tương đối chậm. Với người già, tốc độ liền xương sau khi gẫy là rất chậm.

Bộ phận xương bị gãy

Thứ hai là bộ phận xương bị gãy. Tốc độ liền xương bị gãy ở các bộ phận khác nhau trong cơ thể cũng khác nhau. Ví dụ, xương ở tay gẫy sẽ liền nhanh hơn xương ở chân. Ngoài ra, vị trí bị gãy trên cùng một xương khác nhau, tốc độ liền xương cũng nhanh chậm khác nhau. Vị trí gẫy càng gần ở hai đầu xương thì tốc độ liền càng nhanh. Nếu như phần bị gãy nằm ở giữa thì tốc độ lại chậm rất nhiều.

Thời gian cố định xương

Có thể bạn nghĩ rằng, cố định giúp cho xương mau liền, vậy thời gian cố định dài một chút có tốt không? Đương nhiên là không tốt.

Bởi vì, cố định xương trong một thời gian dài, cơ bắp ở chỗ bị gãy không được hoạt động, không được rèn luyện sẽ teo dần. Các khớp xương trở nên kém linh hoạt. Xương đã khỏi nhưng cơ bắp lại không hoạt động nữa.

Do đó, nếu bị gãy xương, chúng ta cần phải áp dụng những kiến thức trên một cách chuẩn xác, tích cực điều trị để nhanh chóng hồi phục sức khoẻ.

Bài viết Tại sao xương có thể tự liền sau khi gãy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tai-sao-xuong-co-the-tu-lien-sau-khi-gay-9313/feed/ 0
Co giật ở trẻ em nguyên nhân bệnh và xử trí https://benh.vn/co-giat-o-tre-em-nguyen-nhan-benh-va-xu-tri-4941/ https://benh.vn/co-giat-o-tre-em-nguyen-nhan-benh-va-xu-tri-4941/#respond Mon, 24 Jul 2023 08:00:40 +0000 http://benh2.vn/co-giat-o-tre-em-nguyen-nhan-benh-va-xu-tri-4941/ Co giật xảy ra ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhiều nguyên nhân gây co giật cấp tính và nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời. Vây co giật ở trẻ em có thể do nguyên nhân gì và cần xử trí như thế nào?

Bài viết Co giật ở trẻ em nguyên nhân bệnh và xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Co giật là một trong những rối loạn thần kinh hay gặp ở trẻ em, có từ 4-10% trẻ có co giật trong vòng 16 năm tuổi đầu. Tỷ lệ mắc cao nhất ở lứa tuổi < 3 tuổi và giảm dần khi trẻ lớn hơn.

Co giật được định nghĩa là trạng thái rối loạn tạm thời về mặt ý thức, hành vi, vận động, cảm giác do sự phóng điện đột ngột quá mức và nhất thời của một nhóm neuron thần kinh.

co-giat-o-tre-em

Nguyên nhân gây co giật ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây co giật ở trẻ em, phân thành các nhóm sau.

Nguyên nhân nhiễm trùng gây co giật ở trẻ em

  • Áp xe não.
  • Viêm não.
  • Sốt cao co giật.
  • Viêm màng não.
  • Nhiễm ký sinh trùng trong não.

Các bệnh tâm – thần kinh gây co giật ở trẻ em

  • Sang chấn lúc sinh.
  • Dị tật bẩm sinh hệ thần kinh.
  • Bệnh thoái hoá não.
  • Thiếu oxy não cục bộ.

Rối loạn chuyển hoá gây co giật ở trẻ em

  • Tăng CO2 máu.
  • Hạ calci máu; hạ đường máu; hạ magne máu.
  • Thiếu oxy máu.
  • Bất thường chuyển hoá bẩm sinh.
  • Thiếu pyridoxine.

Chấn thương hay bất thường mạch máu gây co giật ở trẻ em

  • Tai biến mạch máu não.
  • Xâm hại trẻ em gây chấn thương não.
  • Chấn thương sọ não.
  • Xuất huyết nội sọ.

Ngộ độc gây co giật ở trẻ em

  • Ngộ độc rượu, thuốc chống dị ứng, thuốc gây nghiện.
  • Ngộ độc chì, khí CO.
  • Ngộ độc các thuốc chống trầm cảm.

Các nguyên nhân khác gây co giật ở trẻ em

  • Động kinh
  • Sang chấn sản khoa
  • Khối choán chỗ

Đánh giá trẻ co giật

Co giật ở trẻ em thường có đặc điểm

  • Co giật lan toả, thường là giật cơ.
  • Nhiều khi co giật không điển hình, cơn ngắn.
  • Trẻ < 3 tuổi thường gặp sốt cao co giật.

Thăm khám trẻ cần khai thác:

  • Tính chất co giật: lan toả hay cục bộ, thời gian co giật, bao nhiêu cơn co giật trước khi đến viện và nhiệt độ của trẻ khi xuất hiện co giật; ý thức của trẻ khi có cơn giật.
  • Tiền sử trước đó trẻ có co giật chưa, có giật những lần trước có liên quan đến sốt, bệnh lý gì khác không.
  • Trước và sau cơn giật tinh thần trẻ tỉnh táo hay li bì.
  • Trẻ có nôn, trẻ lớn có kêu đau đầu không để định hướng loại trừ các bệnh nhiễm trùng thần kinh, khối choán chỗ….
  • Thăm khám các triệu chứng thần kinh đi kèm: có giảm vận động, các phản xạ bất thường.
  • Các bệnh lý khác đi kèm theo trước khi co giật, tiền sử chấn thương, tình trạng thiếu máu đột ngột (xuất huyết não).
  • Tình trạng sử dụng thuốc hoặc uống nhầm thuốc để tìm căn nguyên do ngộ độc
  • Thăm khám trẻ để tìm nguyên nhân gây sốt – khi nghĩ đến co giật do sốt cao: bệnh tai mũi họng (viêm họng cấp, viêm amidan, viêm tai giữa…), sốt virus, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá (ỉa phân nhầy máu mũi….)…..

Sử dụng các xét nghiệm cận lâm sàng để khẳng định chẩn đoán: chọc dich não tuỷ khi nghi ngờ viêm não- màng não; chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc cộng hưởng từ để tìm bệnh lý thần kinh; xét nghiệm máu, nước tiểu để tìm căn nguyên nhiễm trùng, rối loạn điện giải, ngộ độc; làm điện não đồ….

Xử trí khi trẻ co giật

  • Đưa trẻ ra khỏi nơi nguy hiểm, tránh những nguy cơ có thể gây tổn thương cho trẻ.
  • Không cố gắng mở miệng trẻ cũng như cố gắng cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ có sốt cao ≥ 38o5 (Acetaminophen 10-15 mg/kg/lần).
  • Để trẻ nằm xuống và nghiêng sang 1 bên ngay khi có thể và duy trì đường thở cho trẻ không bị tắc nghẽn.
  • Đưa trẻ đi cấp cứu bệnh viện để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị; phòng ngừa các cơn giật tiếp theo của trẻ để tránh tình trạng co giật kéo dài, liên tiếp sẽ không tốt cho trẻ.

Chú ý:

  • Sốt cao co giật chiếm 5% trẻ ở lứa tuổi 5 tháng – 5 tuổi và tiên lượng thường không ảnh hưởng gì đến phát triển của trẻ.
  • Luôn phải kiểm tra đường máu cũng như hạ calci máu là những nguyên nhân hay gặp tiếp theo để điều trị nguyên nhân.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV bạch Mai.

Bài viết Co giật ở trẻ em nguyên nhân bệnh và xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-giat-o-tre-em-nguyen-nhan-benh-va-xu-tri-4941/feed/ 0
Bài thuốc chữa viêm khớp hiệu quả từ khoai lang và chuối https://benh.vn/bai-thuoc-chua-viem-khop-hieu-qua-tu-khoai-lang-va-chuoi-46603/ https://benh.vn/bai-thuoc-chua-viem-khop-hieu-qua-tu-khoai-lang-va-chuoi-46603/#respond Sat, 08 Apr 2023 05:13:45 +0000 https://benh.vn/?p=46603 Viêm khớp dạng thấp là một trong các bệnh viêm khớp mạn tính thường gặp nhất ở nước ta cũng như trên thế giới. Đây là bệnh tự miễn khá điển hình dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp của tay, chân.

Bài viết Bài thuốc chữa viêm khớp hiệu quả từ khoai lang và chuối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm khớp dạng thấp là một trong các bệnh viêm khớp mạn tính thường gặp nhất ở nước ta cũng như trên thế giới. Đây là bệnh tự miễn khá điển hình dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp của tay, chân.

viem-khop-goi-1

Bài thuốc chữa viêm khớp từ chuối và khoai lang

Hiện nay không có cách chữa dứt điểm viêm khớp nhưng các triệu chứng của nó có thể được kiểm soát một cách hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc dân gian giảm đau khớp từ khoai lang và chuối rất hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Cách thực hiện như sau: Nghiền nhuyễn 1/2 chén chuối chín và 1/2 ly khoai lang luộc rồi trộn đều chung một bát nhỏ. Ăn mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn chính, những triệu chứng viêm khớp sẽ được cải thiện đáng kể.

Chuối chứa nhiều kali có khả năng làm tăng lưu lượng máu đến các khớp xương giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau viêm khớp. Khoai lang rất giàu hàm lượng protein giúp nuôi dưỡng cơ bắp để tránh xa đau cơ, viêm khớp, cứng khớp.

Bài thuốc kết hợp giữa chuối và khoai lang sẽ giúp chữa đau khớp cực công hiệu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải đảm bảo thường xuyên sử dụng vật lý trị liệu và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng theo quy định của bác sĩ trong khi điều trị viêm khớp.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết Bài thuốc chữa viêm khớp hiệu quả từ khoai lang và chuối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bai-thuoc-chua-viem-khop-hieu-qua-tu-khoai-lang-va-chuoi-46603/feed/ 0
Các bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh https://benh.vn/cac-benh-thuong-gap-khi-giao-mua-va-cach-phong-tranh-56178/ https://benh.vn/cac-benh-thuong-gap-khi-giao-mua-va-cach-phong-tranh-56178/#respond Thu, 16 Mar 2023 07:08:39 +0000 https://benh.vn/?p=56178 Thời điểm giao mùa, lúc mưa lúc nắng, sẽ tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển. Vì thế rất nhiều người gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những ai có sức đề kháng yếu. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong thời tiết “ẩm ương” này.

Bài viết Các bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời điểm giao mùa, lúc mưa lúc nắng, sẽ tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển. Vì thế rất nhiều người gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những ai có sức đề kháng yếu. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong thời tiết “ẩm ương” này.

Đau mắt đỏ

Thời tiết giao mùa dễ tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát như bệnh đau mắt đỏ. Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm, loét giác mạc thậm chí gây mù lòa.

Các triệu chứng thường gặp là mắt đỏ, sưng nề, ngứa, rát, nóng, đau, chảy nước mắt…

Cách xử lý: nên nghỉ học, nghỉ làm, ngừng dùng máy tính, điện thoại, tivi… để tránh chói và chảy nước mắt. Tới bệnh viện kiểm tra và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc của người khác. Không đắp lá dâu, lá trầu… lên mắt vì có thể gây nhiễm trùng, khiến bệnh nặng hơn.

Cách phòng tránh:

  • Tránh chạm tay vào vùng mắt và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
  • Không dùng chung khăn mặt, khăn tay, khăn tắm.
  • Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Khử trùng các bề mặt hay tiếp xúc như bàn ăn, bồn rửa mặt… để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.

Đau nhức xương khớp

Giai đoạn giao mùa cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Tình trạng này không chỉ gặp ở người cao tuổi, hiện nay phụ nữ sau 35 tuổi đều có thể mắc bệnh.

Cách xử lý: người bệnh nên đi khám chuyên khoa để xác nguyên nhân (tổn thương thực thể, thoái hóa khớp hay chỉ là viêm phản ứng) và điều trị sớm. Tuyệt đối không được chủ quan, xem thường và tự chẩn đoán. Không tự ý mua thuốc điều trị khi chưa thăm khám bác sĩ. Một số loại thuốc nếu dùng không đúng chỉ định có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng tránh:

  • Mặc đủ ấm, dùng khăn quàng, găng tay, tất. Điều quan trọng là giữ ấm trước khi đi ngủ vào buổi tối. Hạn chế chân tay bị ẩm ướt, nhanh chóng lau khô người khi đi mưa hoặc tiếp xúc với nước.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần.
  • Ăn thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt… Hạn chế rượu bia và uống đủ nước.

Cảm cúm

Hội chứng giống Cúm

Bệnh do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Thời tiết lúc nóng lúc lạnh, hệ miễn dịch cơ thể suy yếu tạo điều kiện để bệnh cúm phát triển. Người bệnh bị cảm cúm thường sốt cao từ 38 – 39 độ C kèm theo mệt mỏi, đau nhức và sổ mũi.

Bệnh cảm cúm không có thuốc đặc trị mà thường chỉ định các loại thuốc điều trị triệu chứng.

Cách xử lý: dành thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn uống đủ chất. Cảm cúm thông thường sẽ thường tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên nếu có biểu hiện trở nên nặng hơn như sốt liên tục, đau khi nuốt, đau đầu và tắc mũi không khỏi, khó thở… hãy đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị.

Cách phòng tránh:

  • Cần chú ý sự thay đổi của thời tiết để kịp thời giữ ấm cho cơ thể và tăng cường vận động nhằm tăng sức đề kháng.
  • Về ăn uống, nên hạn chế ăn nhiều dầu mỡ; nên uống nhiều nước, ăn các món dễ tiêu, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C.

Dị ứng

Thời điểm giao mùa thường xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, lông động vật, khói…Đây là những tác nhân gây ra các bệnh dị ứng như mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản…

Cách xử lý: khi có các dấu hiệu dị ứng cần nhanh chóng đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị.

Cách phòng tránh:

  • Cần tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng.
  • Giữ vệ sinh cơ thể (nhất là đường mũi họng) và môi trường sạch sẽ, tinh thần thoải mái.

Bài viết Các bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-thuong-gap-khi-giao-mua-va-cach-phong-tranh-56178/feed/ 0