Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 07 Sep 2023 04:10:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tại sao người Nhật dùng côn trùng làm giáo cụ dạy trẻ https://benh.vn/tai-sao-nguoi-nhat-dung-con-trung-lam-giao-cu-day-tre-9720/ https://benh.vn/tai-sao-nguoi-nhat-dung-con-trung-lam-giao-cu-day-tre-9720/#respond Fri, 21 Oct 2016 07:21:41 +0000 http://benh2.vn/tai-sao-nguoi-nhat-dung-con-trung-lam-giao-cu-day-tre-9720/ Chúng ta luôn thắc mắc tại sao trẻ em Nhật say mê bên những gốc cây, bãi đất, cầm vợt chạy tung tăng trong công viên truy bắt các loài côn trùng là hình ảnh đặc trưng nhất của mùa hè Nhật Bản. Người Nhật luôn tạo điều kiện cho trẻ em được tiếp xúc sớm với côn trùng, cho dù với người lớn, hình ảnh sâu, bọ đã có thể không còn... dễ thương nữa.

Bài viết Tại sao người Nhật dùng côn trùng làm giáo cụ dạy trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chúng ta luôn thắc mắc tại sao trẻ em Nhật say mê bên những gốc cây, bãi đất, cầm vợt chạy tung tăng trong công viên truy bắt các loài côn trùng là hình ảnh đặc trưng nhất của mùa hè Nhật Bản. Người Nhật luôn tạo điều kiện cho trẻ em được tiếp xúc sớm với côn trùng, cho dù với người lớn, hình ảnh sâu, bọ đã có thể không còn… dễ thương nữa.

Tôi vẫn chưa từng ngơi tự hỏi, vì sao người Nhật lại có hứng thú và niềm yêu thích bất tận đối với các loài côn trùng đến vậy. Dễ nhận ra nhất là mỗi khi mùa hè tới, trong các cửa hàng gia cụ hay đồ 100Yen, bạn có thể thấy đồ bắt và nuôi côn trùng được trưng bày ở nơi dễ nhìn thấy nhất. Đó là những “công cụ” giúp lũ trẻ khởi đầu một mùa hè rộn rã, nơi chúng bắt đầu những ngày mê say khi tự tay chăm sóc những con côn trùng do chính mình bắt được.

Không sợ để trẻ tiếp xúc, dạy con thêm yêu tự nhiên

Tiếp xúc trực tiếp với côn trùng

Người Nhật luôn tạo điều kiện cho trẻ em được tiếp xúc sớm với côn trùng, cho dù với người lớn, hình ảnh sâu, bọ đã có thể không còn… dễ thương nữa. Khi đến thăm các gia đình Nhật vào mùa hè, bạn dễ nhận thấy những chiếc hộp nuôi côn trùng đặt trong nhà, và việc bắt giữ và chăm sóc côn trùng được coi là một hình thức chơi bình thường cho trẻ em.

Hình ảnh lũ trẻ say mê bên những gốc cây, bãi đất, cầm vợt chạy tung tăng trong công viên truy bắt các loài côn trùng có thể được coi là hình ảnh đặc trưng nhất của mùa hè Nhật Bản. Những buổi học làm vườn ở nhà hay ở trường học luôn là những giờ học thú vị nhất khi lũ trẻ nhận ra trong lòng đất bao la là một thế giới đầy sinh động với kiến, sâu…đang vui vẻ sinh sống.

Tiếp xúc gián tiếp qua sách báo

Trên các cuốn sách nuôi dạy trẻ ở bậc mẫu giáo, chủ đề mùa hè luôn gắn liền với các loại côn trùng như bọ hung, châu chấu, ốc sên, bọ viên…. với vô vàn các thông tin thú vị, bổ ích và sinh động. Từ những cuốn sách này và những giờ chơi với tự nhiên, trẻ em Nhật dần dần được ươm mầm tình yêu và sự dạn dĩ với các loài sâu bọ, và sâu bọ sẽ trở thành những người bạn thân thiết của các em trong thế giới tự nhiên. Sớm làm quen với các loài côn trùng có hại/không có hại cũng làm tăng kiến thức tự nhiên và kỹ năng sống cho trẻ.

Côn trùng có ở khắp nơi trong đời sống xã hội

Côn trùng, mà điển hình là các loài sâu, bọ, bươm bướm, châu chấu, dế chuông, ve sầu, cánh cam… là những loài động vật được yêu đến cuồng nhiệt ở Nhật, bởi chúng rất gần gũi với trái tim của người dân nước này. Tiếng kêu và sự xuất hiện của những con côn trùng như tín hiệu báo hiệu nhẹ nhàng cho sự thay đổi của thời gian.

Du lịch để ngắm côn trùng

Ví dụ trước mùa mưa mỗi tháng 6, các công ty du lịch sẽ kiếm được bộn tiền nhờ bán các tour du lịch ngắm đom đóm hay tổ chức các cuộc thi chụp ảnh đom đóm. Tới mùa hè, các chương trình truyền hình sử dụng tiếng ồn và hình ảnh của những chú ve sầu để truyền tới người xem cái nóng oi cả của mặt trời. Tháng 10, chỉ cần lắng nghe những tiếng kêu trầm trầm rủ rỉ của lũ côn trùng người ta cũng có thể cảm nhận được cái buồn man mác và lạnh lẽo thu đông đang chờ chực ở đâu đó sắp ập về.

Côn trùng xuất hiện trong đời sống hàng ngày

Côn trùng là nhân vật phổ biến trong các bộ phim hoạt hình, các bài hát cho trẻ em, cũng như là hình ảnh quen thuộc trên mọi mặt của đời sống xã hội. Trên các mẫu vải kimono hay furoshiki truyền thống, họa tiết chuồn chuồn, bươm bướm, bọ hung, bọ rùa… là những họa tiết phổ biến và được ưa chuộng.

Đi vào đời sống con người với bao niềm cảm hứng bất tận, không ngạc nhiên khi các loài côn trùng chính là những người bạn thân thiết của trẻ em Nhật, và cũng là thứ “giáo cụ” vô cùng thú vị để giúp các em khám phá biết bao điều mới lạ về thế giới xung quanh.

Vô vàn trò chơi thú vị với côn trùng

Rất nhiều người Nhật đã làm giàu nhờ sống vào nghề mở cơ sở nuôi côn trùng, hoặc tận dụng tối đa lợi thế thiên nhiên của địa phương để biến thành địa điểm lai tạo các loại côn trùng, bươm bướm và đom đóm, dế chuông… tạo nên các điểm đến hấp dẫn khách du lịch. Thậm chí có cả những khu du lịch với hàng trăm loại sâu bọ trong các công viên để cho trẻ em và người lớn có thể đến giao lưu.

Đuổi bắt côn trùng

Chạy chơi, đuổi bắt côn trùng và quan sát sự cử động của côn trùng hàng giờ chính là nguồn khơi gợi trí tưởng tượng vô hạn cho trẻ. Học cách bắt và bẫy côn trùng rèn luyện óc phán đoán và sự khéo léo cho trẻ. Việc chăm sóc các loài côn trùng có thể khiến lũ trẻ có thêm trải nghiệm về cái chết và hiểu rõ về sự sống còn khi vòng đời của các loài côn trùng đều khá ngắn ngủi. Người Nhật còn dạy cho trẻ em biết rằng nhờ vào sự giàu có của tự nhiên mà các loài côn trùng có thể sinh sôi nảy nở như vậy, vì thế trẻ em càng thêm yêu quý và biết trân quý tự nhiên để không tạo ra những tác động có hại vào môi trường sống của các em.

Nuôi côn trùng

Không chỉ có thể bắt ngoài tự nhiên, trẻ em có thể được cha mẹ mua cho côn trùng tại các siêu thị, đi kèm là các sản phẩm để duy trì sức khỏe cho chúng: từ gỗ sấy khô tới các loại thức ăn được đóng thành túi như thạch, với đủ mùi vị hoa quả. Nhưng niềm vui không chỉ đến nuôi côn trùng như thú cưng, trẻ em Nhật còn có truyền thống chơi với côn trùng như tổ chức các buổi thi đấu Sumo giữa các con bọ cánh cứng, trong đó có loài kabutomushi (Bọ hung sừng chữ Y) được… ưa dùng hơn cả.

Lời kết

Với người Nhật, mỗi chú côn trùng cũng có thể được ví như một bông hoa. Hoa lớn lên từ một hạt giống, đơm chồi nảy lộc, kết nụ và nở hoa, úa tàn… cũng giống như những loài côn trùng nảy nở từ trứng thành ấu trùng rồi dần trưởng thành cứng cáp và chết đi.

Có rất nhiều liên tưởng giữa chúng, ví như hoa anh đào của mùa xuân cũng giống như loài ve sầu của mùa hạ, đều là biểu tượng của cái ngắn ngủi mà rạng ngời của sự sống. Tận hưởng và ngắm nhìn sự thay đổi của hoa lá, cỏ cây, côn trùng là một quá trình mà người Nhật hưởng thụ mê say, hấp thu những tinh hoa của thiên nhiên, đem lại những tình cảm ấm áp và những tưởng tượng tuyệt vời về thế giới chung quanh.

Trẻ em Nhật cũng được nuôi dạy với triết lý sâu sa như vậy, và chiêm nghiệm điều này để ta hiểu rằng ko cần tìm kiếm ở đâu xa, thế giới tự nhiên ngoài kia là cả một kho tàng bất tận để khám phá, học hỏi.

Bài viết Tại sao người Nhật dùng côn trùng làm giáo cụ dạy trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tai-sao-nguoi-nhat-dung-con-trung-lam-giao-cu-day-tre-9720/feed/ 0
Bệnh sốt mò nguy hiểm như thế nào https://benh.vn/benh-sot-mo-nguy-hiem-nhu-the-nao-7035/ https://benh.vn/benh-sot-mo-nguy-hiem-nhu-the-nao-7035/#respond Tue, 15 Dec 2015 06:13:23 +0000 http://benh2.vn/benh-sot-mo-nguy-hiem-nhu-the-nao-7035/ Sốt mò là căn bệnh nguy hiểm có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên, những người ở vùng sâu vùng xa, người làm việc trong các khu rừng âm u có khả năng mắc bệnh cao nhất…

Bài viết Bệnh sốt mò nguy hiểm như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sốt mò là căn bệnh nguy hiểm có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên, những người ở vùng sâu vùng xa, người làm việc trong các khu rừng âm u có khả năng mắc bệnh cao nhất…

Tìm hiểu về bệnh sốt mò

Bệnh sốt mò còn được gọi là sốt rừng (hay Tsutsugamushi) thường xuất hiện ở các vùng phía Đông Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Nguồn bệnh gây bệnh là dã thú gặm nhấm, chuột đồng, một số loài chim biển, chó, gà, lợn, thỏ…

Bệnh sốt mò phát triển nhiều vào tháng 5 đến tháng 11 hàng năm

Côn trùng truyền bệnh là ấu trùng mò Trombiculae. Ấu trùng nằm trên mặt đất, ngọn cỏ, khi gặp người hoặc súc vật thì bám vào hút máu truyền bệnh rồi rời khỏi người, tiếp tục biến hóa thành mò trưởng thành.

Mò phát triển nhiều vào các tháng mưa của năm (từ tháng 5 đến tháng 11) hàng năm.

Đối tượng mắc bệnh và các triệu chứng

Những người có khả năng mắc bệnh là nông dân, công nhân trồng rừng, bộ đội hành quân ở những nơi có nhiều bụi rậm, lau lách. Ngoài ra, những người thường xuyên đi phượt cũng là đối tượng dễ mắc căn bệnh này.

Thời kỳ ủ bệnh thường từ 5-7 ngày (hoặc 10 ngày) nhưng không có dấu hiệu gì. Sau đó, bệnh nhân sốt cao 39-41 độ C, kéo dài 15-20 ngày kèm theo nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, vã mồ hôi, đau các cơ lưng, ý thức kém, mạch chậm, huyết áp hạ…

Thời kỳ toàn phát xuất hiện triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân.

Bệnh sốt mò nguy hiểm như thế nào

Bệnh sốt mò có thể diễn biến nặng ngay từ tuần đầu của bệnh với các bệnh viêm phổi,  suy hô hấp. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, bệnh thường diễn biến nặng từ tuần thứ hai với biểu hiện ở nhiều cơ quan và phủ tạng như hô hấp, tuần hoàn, thần kinh.

Bệnh nhân thường tử vong do suy đa phủ tạng, trong đó ARDS là nguyên nhân hàng đầu. Tỷ lệ tử vong của sốt mò trong giai đoạn trước kháng sinh có thể lên tới 50-60%.

Một số biểu hiện như rối loạn tuần hoàn, giảm thính lực, có thể tồn tại nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi bệnh đã thuyên giảm. Sốt mò ở phụ nữ có thai có thể gây biến chứng như sảy thai, thai chết lưu, hoặc cân nặng khi sinh thấp…

Các dấu hiệu đặc biệt cần lưu ý

Nốt loét ở phần da mềm, hậu môn, bẹn…

Nốt loét thường có ở 80% số bệnh nhân bị sốt mò. Sau 24 giờ, vết đốt phồng lên, đường kính 2 mm, 4 ngày dịch đục, 5 ngày mụn vỡ, xung quanh có sẩn cứng sau đóng vẩy màu nâu đen.

Các dấu hiệu của bệnh sốt mò

Vị trí vết loét thường ở chỗ da mềm, ẩm, kín như bộ phận sinh dục, hậu môn, nách, bẹn; có thể thấy ở đùi, bụng, cổ, ngực, lưng (phần lớn chỉ 1 nốt, một số trường hợp 2 nốt).

Khi vết loét khỏi, da xung quanh cứng, đóng vảy màu nâu. Vết loét không ngứa, không đau rát, nên bệnh nhân không để ý đến.

Sưng hạch bạch huyết

Hạch bằng hạt táo, hạt mận, di động, hơi đau. Hạch toàn thân thấy ở nách, bẹn, cổ (45%), thường nhỏ hơn hạch khu vực. Có 91% trường hợp có hạch nổi ở khu vực gần vết loét.

Ban dát sẩn mọc toàn thân

Ban thường mọc vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, có ở 82% các trường hợp, đường kính bằng hạt kê đến 1 cm, màu mận chín, sờ hơi cứng.

Ban mọc toàn thân không theo thứ tự, mọc ở mặt, ngực, bụng, tồn tại 4-5 ngày.

Phương pháp phòng bệnh

+ Hạn chế xâm nhập vào vùng nghi ngờ có nhiều ấu trùng mò đỏ như các bụi rậm, bãi cỏ thấp, vùng đất ẩm như các khu vực triền sông, vách núi, hang động, những vùng có bệnh sốt mò lưu hành.

+ Kiểm soát quần thể mò, chuột bằng cách tiêu diệt chuột, sử dụng hóa chất diệt côn trùng, diệt cỏ hoặc đốt cỏ.

Tuyệt đối tránh các vùng nghi ngờ có ấu trùng mò như các bụi rậm, bãi cỏ thấp, vùng đất ẩm…

+ Khi vào những khu vực nghi có nhiều ấu trùng mò đỏ, nên mặc quần áo kín, buộc kín gấu quần, mang tất tay, tất chân, ủng… Sử dụng quần áo tẩm chất xua đuổi côn trùng, bôi các chất xua côn trùng như benzyl benzoat, DEEP, ethyl hexanediol…lên những vùng da hở.

+ Không nên đặt ba lô, phơi quần áo, để đồ đạc trực tiếp lên cỏ. Tránh nằm lên bãi cỏ, tạo dáng chụp ảnh hoặc đi vệ sinh trong những bụi cây, lùm cỏ lúp xúp.

+ Sau khi đi vào những vùng có lưu hành bệnh sốt mò, nếu xuất hiện sốt hoặc nốt đốt đặc trưng, nên đến bệnh viện khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

+ Uống Doxycycline 200mg mỗi tuần/một lần khi ở vùng dịch và kéo dài 6 tuần sau khi ra khỏi vùng dịch có tác dụng bảo vệ người phơi nhiễm khỏi bị bệnh.

+ Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể…

Lời kết

Sốt mò là một căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đặc biệt, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn sẽ dẫn đến những biến chứng cho sức khỏe, thậm chí tử vong. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có vắc-xin đặc hiệu để điều trị nên việc phòng tránh là phương pháp quan trọng được đặt lên hàng đầu.

Vì vậy, người dân cần tránh xa vùng nghi ngờ có nhiều ấu trùng mò như các bụi rậm, bãi cỏ thấp, vùng đất ẩm như các khu vực triền sông, vách núi, hang động, những vùng có bệnh sốt mò lưu hành….Ngoài ra, khi đi du lịch không nên đặt ba lô, phơi quần áo, để đồ đạc trực tiếp lên cỏ, không nằm lên bãi cỏ chụp ảnh hoặc đi vệ sinh trong những bụi cây….

Đặc biệt, sau khi đi từ những vùng có dịch về, nếu bị sốt hoặc phát hiện nốt đốt đặc trưng của bệnh cần đền thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Bệnh sốt mò nguy hiểm như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-sot-mo-nguy-hiem-nhu-the-nao-7035/feed/ 0
Ngộ độc, tử vong do dùng côn trùng làm thức ăn https://benh.vn/ngo-doc-tu-vong-do-dung-con-trung-lam-thuc-an-8484/ https://benh.vn/ngo-doc-tu-vong-do-dung-con-trung-lam-thuc-an-8484/#respond Sun, 28 Jun 2015 06:49:37 +0000 http://benh2.vn/ngo-doc-tu-vong-do-dung-con-trung-lam-thuc-an-8484/ Từ lâu, côn trùng đã được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam sử dụng làm thức ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng côn trùng để chế biến thành thức ăn đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người ăn.

Bài viết Ngộ độc, tử vong do dùng côn trùng làm thức ăn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Từ lâu, côn trùng đã được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam sử dụng làm thức ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng côn trùng để chế biến thành thức ăn đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người ăn.

Ngộ độc côn trùng gây tử vong

Một số vụ ngộ độc gần đây

Theo thông tin từ Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), trong thời gian gần đây, tại một số địa phương đã ghi nhận những vụ ngộ độc do sử dụng các loại côn trùng, ấu trùng làm thức ăn.

Điển hình là vụ ngộ độc do ăn bọ xít rang tại xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La làm 05 người mắc, 03 người phải nhập viện điều trị (ngày 19/7/2015); ngộ độc do ăn bọ xít lửa tại xã Yên Hòa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình làm 12 người mắc và 07 người nhập viện điều trị (ngày 16/01/2016) và mới đây nhất là vụ ngộ độc do ăn côn trùng (sâu Ban miêu) tại xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai làm 02 người mắc và 01 người tử vong vào ngày 21/8/2016.

Nguy cơ ngộ độc bởi các món ăn từ côn trùng. Ảnh manh tính chất minh họa.

Dấu hiệu lâm sàng

Các bác sĩ cho biết, các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong các vụ ngộ độc do ăn côn trùng là: buồn nôn, nôn, run tay chân, một số trường hợp nặng nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, tăng tiết, cứng hàm, kích thích vật vã, khó thở, ý thức lơ mơ, hôn mê, sẩn ngứa, ban dạng mảng toàn thân… và có thể tử vong.

Biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng nhiều hay ít, nhẹ hay nặng tùy theo độc tố trong côn trùng, tổng lượng đã ăn vào và cơ địa người ăn (người già, có uống rượu, phụ nữ có thai, trẻ em… thường bị nặng).

Nguyên nhân

Nguyên nhân các vụ ngộ độc trên là do sử dụng côn trùng đã chết sinh ra độc tố; côn trùng bị nhiễm nấm độc; côn trùng chứa nhựa cây độc như cây Cọc rào, cây Cỏ lào, thầu dầu tía… (chứa nhóm Alcaloit, nhóm Glucozit…) hoặc các chất tiết có độc tố không bị phá hủy ở nhiệt độ chế biến; côn trùng có nhiều protein lạ gây ra dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm để chế biến thức ăn.

Việc thiếu hiểu biết, thiếu kiến thứ trong lựa chọn, sơ chế, chế biến côn trùng làm thức ăn, tâm lý chủ quan khi lựa chọn côn trùng lạ để “thử nghiệm” theo kinh nghiệm “đồn thổi” để chế biến (ăn tái, ăn sống, ngâm rượu…) và sử dụng các món ăn chế biến từ côn trùng, ấu trùng… đã và đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc và thậm chí gây ra tử vong cho người ăn.

Khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm

1. Tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.

2. Lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Đặc biệt những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn.

3. Trong trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Benh.vn ( Theo Khampha)

Bài viết Ngộ độc, tử vong do dùng côn trùng làm thức ăn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ngo-doc-tu-vong-do-dung-con-trung-lam-thuc-an-8484/feed/ 0