Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 25 Aug 2023 08:14:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cây Hà Thủ ô đỏ thần dược chữa bệnh tóc bạc sớm và những lưu ý khi sử dụng https://benh.vn/cay-ha-thu-o-do-than-duoc-chua-benh-toc-bac-som-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-76118/ https://benh.vn/cay-ha-thu-o-do-than-duoc-chua-benh-toc-bac-som-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-76118/#respond Mon, 23 Aug 2021 13:00:15 +0000 https://benh.vn/?p=76118 Cây Hà Thủ ô đỏ không chỉ được biết đến là thần dược trong dân gian chữa bệnh tóc bạc sớm mà còn chữa rất nhiều bệnh lý khác chắn hẳn không nhiều người biết đến. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về công dụng của cây thảo dược này qua bài viết dưới đây

Bài viết Cây Hà Thủ ô đỏ thần dược chữa bệnh tóc bạc sớm và những lưu ý khi sử dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cây Hà Thủ ô đỏ không chỉ được biết đến là thần dược trong dân gian chữa bệnh tóc bạc sớm mà còn chữa rất nhiều bệnh lý khác chắn hẳn không nhiều người biết đến. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về công dụng của cây thảo dược này qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm thực vật của Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ mọc hoang dã tại các vùng núi nhiều tỉnh ở đất nước da. Gọi là hà thủ ô đỏ vì củ có màu đỏ để phân biệt với Hà thủ ô trắng (không có màu đỏ)

Cây Hà Thủ ô đỏ được trồng ở khu vực nào?

Cây Hà Thủ ô đỏ còn có tên gọi khác tên thường gọi: cây thủ ô, cây hà thủ ô đỏ, giao đằng, măn đăng tua lình, dạ hợp, địa tinh, khua lình, mằn nắng ón. Tên khoa học: Fallopia multiflora. Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).

Cây Hà Thủ ô đỏ thường mọc hoang ở các vùng rừng núi và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi ở cả đồng bằng. Cây phát triển thích hợp ở nhiệt độ từ 220C – 270C,  lượng mưa trùng bình từ 1.500 – 2.000mm, thích hợp với đất tơi xốp, nhiều mùn dày 50 – 100cm, chua yếu, pH 5-6,5…

Cây Hà Thủ ô đỏ có nguồn gốc từ Châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc (Tứ Xuyên, Giang Tô, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hồ Bắc). Tại Việt Nam, cây Hà Thủ ô đỏ mọc nhiều nhất ở các tỉnh Tây Bắc như: Lào Cai, Lai Châu tiếp đến các tỉnh Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Đà Lạt….

Đặc điểm của cây Hà thủ ô đỏ

Cây Hà Thủ ô đỏ là loại dây leo, sống nhiều năm, mặt thân nhẵn, không có lông. Rễ phình to thành củ màu đỏ. Lá hình tim, đầu nhọn, dài 5 – 7cm, rộng 3 – 5cm. Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành hoặc nách lá, mang nhiều hoa. Hoa nhỏ, màu trắng, 3 mảnh vòng ngoài lớn lên cùng quả, mọc thành nhiều chùm nhánh. Quả 3 cạnh, khô, không tự mở..

Cây thu hoạch quanh năm, tốt nhất là vào tháng 11 – 12. Cây được đào lấy rễ củ, rửa sạch đất, loại bỏ rễ con, phơi khô hoặc sấy khô.

ha_thu_o_do_dac_diem_thuc_vat
Đặc điểm thực vật của cây Hà Thủ ô đỏ

Thành phần hóa học cây Hà Thủ ô đỏ

Bộ phận sử dụng: bộ phận dùng của cây Hà Thủ ô đỏ chủ yếu là rễ. Thành phần hóa học của cây Hà Thủ ô có chứa các hoạt chất: anthraglucozid với tỷ lệ 1,7% trong đó chủ yếu là chrysophanola, emodin và rhein.

Ngoài ra còn có chất đạm 1,1%, tinh bột 45,2%, chất béo 3,10%, chất vô cơ 4,5%, các chất tan trong nước 26,40%, lexitin . Thành phần hoá học của Hà thủ ô đỏ biến đổi trong quá trình chế biến chứa 3,82% tanin, 0,113% anthraquinon tự do, 0,25% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Chất phospholipid có 3,49% trong dược liệu thô và 1,82% trong dược liệu đã chế biến.

Cách phân biệt Hà Thủ ô đỏ với Hà Thủ ô trắng và củ nâu

Cây Hà Thủ ô đỏ là một dược liệu có tác dụng trong việc điều trị một số bệnh như: chứng huyết hư, suy nhược, trị lipid huyết cao, cao huyết áp, động mạch vành, xơ cứng động mạch, trị sốt rét lâu ngày, táo bón, tóc bạc…

Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiện nay có hai loại Hà Thủ ô: Hà Thủ ô đỏ và Hà Thủ ô trắng do đó cần phải được phân biệt hai loại này để tránh nhầm lẫn, đồng thời Hà Thủ ô đỏ còn rất dễ bị nhầm lẫn với củ nâu. Khi mua bạn cần chú ý những đặc điểm sau:

Cây Hà thủ ô đỏ: mặt ngoài có màu nâu đỏ, có hình dáng giống như cây khoai lang, nhiều chỗ bị lõm, cứng, khó bẻ, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột màu nâu hồng, có vị đắng, chát, không mùi vị.

ha_thu_o_do_so_che
Đặc điếm nhận biết Hà Thủ ô đỏ

Cây Hà thủ ô trắng: còn có tên gọi khác nam hà thủ ô, bạch hà thủ ô, củ vú bò, dây sữa bò, dây mốc, dây sừng bò, cây đa lông, mã liên an. Tên khoa học là Streptocaulon juventas (Lour) Merr. thuộc họ Thiên lý – Asclepiadaceae.

Cây Hà thủ ô trắng là một loại dây leo dài 2 – 5m. Thân và cành có màu đỏ, nhiều lông. Lá mọc đối, có hình mác dài, đầu nhọn, đáy hình nón cụt hoặc tròn. Mặt dưới có nhiều lông mịn, mặt trên có nhưng ngắn hơn. Phiến lá dài 5 đến 15cm, rộng từ 2 đến 10cm, cuống lá dài 5 – 10cm, có nhiều lông.

duoc_lie_ha_thu_o_trang
Đặc điểm nhận biết Hà Thủ ô trắng

Hoa màu vàng tía hoặc màu nâu nhạt, mọc thành xim, có nhiều lông. Quả to, tách đôi ra trông như sừng bò (do đó còn có tên là cây sừng bò). Quả màu xám, nhiều lông, hình thoi dài từ 7 – 12cm, rộng 8mm. Hạt dẹt, phồng ở lưng dài từ 5 – 8mm, rộng 2mm và có chùm lông dài, mịn khoảng 2-3cm.

Cây có rễ, củ dài mẫm, ở giữa có lõi trông giống củ sắn, do có nhiều lông nên còn được gọi là cây dây mốc.

Hà Thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, có chứa nhiều nhựa trắng trên thân lá. Theo Đông y, thuốc có vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ gan thận, bổ máu, giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị sốt rét, sốt nóng, ra nhiều mồ hôi và cảm sốt, táo bón…

Cây củ nâu: có màu nâu hồng hoặc nâu tím, cứng, khó bẻ, vị chát hình hơi tròn hoặc bầu dục. Vỏ bề ngoài sần sùi hay có xơ gai nhỏ. Trong Đông y, củ nâu có công dụng giải nhiệt, cầm máu, hoạt huyết, cầm tiêu chảy, sát trùng. Tuy nhiên, do chứa nhiều hoạt chất tannin, việc sử dụng cây củ nâu trong thời gian dài sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể, hại gan và thận và gây táo bón.

cu_nau_benh_vn
Đặc điểm nhận biết củ nâu

Công dụng của Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ được sử dụng cả trong đông y và tây y vì nhiều tác dụng với sức khỏe tương tự nhau, bổ máu, làm đen tóc, tốt cho sức khỏe.

Công dụng Đông y của cây Hà Thủ ô đỏ

Theo Đông y, cây Hà Thủ ô đỏ có vị đắng, chát, ngọt hơi ấm. Ngoài công dụng làm đen tóc, bổ huyết cây còn có công dụng  bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng, điều trị các bệnh về thần kinh, giúp sinh huyết dịch, bổ tim, kích thích co bóp ruột:

  • Hạ Cholesterol huyết thanh, phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch. Có thể tác dụng giảm xơ cứng động mạch, ức chế tăng Lipid máu.
  • Làm chậm nhịp tim, làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và bảo vệ được cơ tim thiếu máu.
  • Cải thiện dinh dưỡng, kích thích tiêu hóa, có tác dụng kiểu Progesterone nhẹ và Oestrogen.
  • Giúp tăng tuyến sữa, chống viêm, chống co thắt phế quản.
  • Ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao.

Công dụng của cây Hà Thủ ô đỏ theo Tây y

Theo kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm lâm sàng, cây Hà Thủ ô đỏ có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như: điều trị tóc bạc sớm, rụng tóc, huyết áp cao, trị bệnh về thần kinh, yếu sinh lý nam giới…

Cây Hà Thủ ô chữa bệnh bạc tóc, rụng tóc

Tóc bạc sớm, rụng tóc là tình trạng báo hiệu sự lão hóa của cơ thể, nguyên nhân dẫn đến lõa hóa do chế độ ăn uống không khoa học hoặc không đầy đủ chất dinh dưỡng. Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thức khuya nhiều, rối loạn tuyến giáp và tuyến yên, lạm dụng sản phẩm chăm sóc tóc chứa các chất hóa học, căng thẳng mệt mỏi kéo dài, do gen di truyền … Sử dụng Hà Thủ ô đỏ với các hoạt chất có tác dụng bổ máu, can thận, dưỡng huyết tư âm, giúp cải thiện tình trạng bạc tóc sớm, rụng tóc.

ha_thu_o_do_chua_bac_toc
Cây Hà Thủ ô có tác dụng chữa bệnh bạc tóc, rụng tóc

Cây Hà Thủ ô hỗ trợ điều trị huyết áp cao

Bệnh tăng huyết áp, còn gọi là cao huyết áp hoặc tăng xông, là bệnh lý xảy ra khi huyết áp của một người liên tục duy trì ở mức cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra tăng huyết áp, tùy thuộc vào người bệnh mắc tăng huyết áp nguyên phát (primary) hay tăng huyết áp thứ phát (secondary).

Người bị cao huyết áp thường có các triệu chứng như: Đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng. thở nông, mất ngủ, tiểu máu, mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa, chảy máu mũi. Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt, mắt nhìn mờ.

Hà Thủ ô đỏ có tác dụng điều hòa huyết áp được ổn định, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như đột quỵ, suy tim, suy thận, xuất huyết võng mạc, phình động mạch…

Cây Hà thủ ô đỏ trị bệnh về thần kinh

Bệnh thần kinh còn có tên gọi khác là đau thần kinh, tổn thương thần kinh, đây là tình trạng hệ thống dây thần kinh tổn thương. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh thần kinh hướng tâm, dây thần kinh trụ) hoặc toàn thân.

Người bệnh thường có các triệu chứng như: Tiết quá nhiều hoặc quá ít mồ hôi, cảm giác lâng lâng, khô mắt và miệng, táo bón. Rối loạn chức năng bàng quang, chức năng tình dục. Trong Hà Thủ ô đỏ có hoạt chất Lecithin giúp cho hoạt động của hệ thần kinh bình thường, bảo vệ tế bào não, cải thiện tình trạng mất trí nhớ, mất ngủ đau đầu, suy nhược thần kinh.

Cây Hà thủ ô đỏ hỗ trợ trị yếu sinh lý nam giới

Yếu sinh lý nam bao gồm các chứng: Xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục… Yếu sinh lý là chuyện không một người đàn ông nào mong muốn gặp phải bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và vấn đề tâm sinh lý của nam giới. Nam giới yếu sinh lý thường mang nặng tâm lý mặc cảm, tự ti với bạn tình.

Trong thành phần của hà thủ ô đỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như rhaponticin, chuysophanol, 2,3,5,4’tetrahydroxystibene-2-o-β-D-glucoside, dẫn chất anthraquinon tự do,  tannin, dẫn chất anthraquinon toàn phần… giúp kiểm soát khả năng cương cứng của dương vật, bổ thận tăng sinh tinh, từ đó giúp tăng cường chức năng sinh dục ở nam giới.

Ngoài ra Hà Thủ ô đỏ có tác dụng kéo dài tuổi thọ, chữa táo bón, trị sốt rét lâu ngày, thương âm khó lành, điều trị cholesterol trong máu cao, táo bón, trị huyết hư máu nóng, hoa mắt, ù tai, hồi hộp, chóng mặt, trị đái ra máu, dắt buốt (bệnh lao âm), điều kinh bổ huyết, mất ngủ, buồn bực hay mộng mị, giải độc, tiêu viêm…

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây Hà Thủ ô đỏ

Hà thủ ô khi được sử dụng trên người thường kết hợp với các vị thuốc khác để tạo thành những bài thuốc có nhiều tác dụng cho sức khỏe.

Bài thuốc 1: Hà Thủ ô đỏ giúp bổ máu

Nguyên liệu: 2 kg Hà Thủ ô tươi hoặc khô, 1,5 kg đậu đen

Cách thực hiện: Cho đậu đen ninh nhừ với khoảng 2 lít nước, sau đó cho Hà Thủ ô đỏ vào ninh cùng với nước đậu đen, khi cạn nước đổ thêm vào, ninh trong vòng 1 ngày khi Hà Thủ ô đặc đem phơi khô nghiền thành bột cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín dùng dần, mỗi ngày ăn khoảng 3 thìa cà phê, dùng kiên trì trong vòng 5 – 6 tháng sẽ đạt hiệu quả giúp bổ máu, chữa trị bệnh tóc bạc sớm.

bai_thuoc_ha_thu_o_do_dau_den
Bài thuốc Hà Thủ ô đỏ kết hợp với đậu đen giúp bổ máu

Bài thuốc 2: Hà Thủ ô  đỏ tăng cường chức năng sinh lý nam, chữa chứng tinh trùng bị yếu, loãng

Nguyên liệu: 15 – 20g Hà Thủ ô đỏ khô

Cách thực hiện: Hà Thủ đỏ khô sau khi được rửa sạch cho vào ấm sắc với 500ml nước trong khoảng 1 giờ, chắt lấy nước, bỏ bã, uống 2lần/ngày khi còn nóng.

Bài thuốc 3: Hà Thủ ô đỏ chữa tóc bạc sớm

Nguyên liệu: Hà Thủ ô khô 200g, đậu đen khô 200g, hạt bạch quả khô 20 hạt, vừng đen khô 150g.

Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên sao vàng trộn lẫn tán thành bột, cho vào lọ thủy tinh dùng dần, mỗi ngày ăn 30g, ngày 2 lần trưa, tối hoặc có thể pha với nước ấm 2 lần/ngày.

Ngoài ra, bạn có thể dùng Hà Thủ ô đỏ sắc lấy nước uống hàng ngày thay nước lọc hoặc sử dụng kết hợp với một số vị thuốc khác như thục địa, kỷ tử, ngưu tất để sắc lên uống, bài thuốc cải thiện tình trạng bạc tóc sớm hiệu quả.

Bài thuốc 4: Hà Thủ ô đỏ hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét

Nguyên liệu: 20 g Hà Thủ ô đỏ khô, 2g cam thảo khô

Cách thực hiện: Cho hai nguyên liệu trên vào sắc với 2000 ml nước trong 2 giờ cho đến khi còn 800ml nước tắt bếp, chia nước thành 3 phần, uống 3 lần/ngày (sáng, trưa, tối).

Bài thuốc 5: Hà Thủ ô đỏ chữa tiểu tiện ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt

Nguyên liệu: 500g Hà Thủ ô đỏ khô

Cách thực hiện: Cho Hà Thủ ô đỏ khô vào sắc với 1000ml nước, uống thay nước hàng ngày.

Bài thuốc 6: Hà Thủ ô đỏ chữa tăng cholesterol máu

Nguyên liệu: 1kg Hà Thủ ô đỏ khô

Cách thực hiện: Hà Thủ ô đỏ sao vàng tán thành bột mịn, mỗi ngày sử dụng 20g pha với nước ấm, uống 2 lần/ngày sau khi ăn.

Bài thuốc số 7:  Hà Thủ ô đỏ chữa đau lưng mỏi gối, gan thận suy yếu, di tinh, khí hư ở phụ nữ

Nguyên liệu: 30 g Hà Thủ ô đỏ, ngưu tất, phá cố chỉ, bạch linh, kỷ tử, đương quy, thỏ ty tử, câu kỷ tử mỗi vị 15g.

Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên tán thuốc thành bột mịn rồi trộn mật làm hoàn. Mỗi ngày sử dụng 12g pha với nước ấm, uống 2 lần/ngày (trưa, tối), sau khi ăn.

Những lưu ý khi sử dụng cây Hà Thủ ô đỏ để đạt hiệu quả

Cây Hà Thủ ô đỏ là một loại thảo dược có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh, để phát huy tác dụng của nguồn dược liệu này cần lưu ý một số vấn đề sau.

Cây Hà Thủ ô đỏ nên sử dụng dạng nào là tốt nhất?

Để phát huy tác dụng của cây Hà Thủ ô đỏ trong việc điều trị bệnh theo các chuyên gia y tế cho biết, việc sử dụng cây Hà Thủ ô đỏ ở dạng nào tùy thuộc vào thể trạng, tình trạng bệnh và thời gian sử dụng với các dạng như:

  • Thuốc sắc
  • Bột tán mịn
  • Loại trà
  • Viên nang dược liệu
ha_thu_o_do_da_che_bien
Nên lựa chọn mua Hà Thủ ô đỏ ở dạng khô để đảm bảo chất lượng

So với dùng cây khô hoặc trà, dùng Hà Thủ ô đỏ dạng viên thường tốn chi phí cao, nhưng đảm bảo chất lượng và an toàn. Còn đối với việc sử dụng cây khô, mọi người nên tìm hiểu kỹ thông tin về chất lượng, tìm những cơ sở uy tín, rõ nguồn gốc để mua, có giấy tờ chứng minh về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi bán sản phẩm không đúng chất lượng, do đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Sử dụng cây Hà Thủ ô đỏ gây tác dụng phụ như thế nào?

Khi sử dụng Hà Thủ ô đỏ người bệnh sẽ gặp phải một số tác dụng phụ khi sử dụng như:

Đau bụng, tiêu chảy, ngủ li bì, rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân của tình trạng này là do sử dụng Hà thủ ô đỏ tươi có chưa những hợp chất anthraglucosid do đó  khi sử dụng sẽ kích thích nhu động ruột. Ngoài ra còn ảnh hưởng không tốt tới gan và thận. Do vậy trong qúa trình sử dụng cần tuân thủ hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng.

roi_loan_tieu_hoa
Sử dụng Hà Thủ ô đỏ có thể gây tác dụng rối loạn tiêu hóa

Tê bì, thần kinh cảm giác bị rối loạn: Do công dụng nhuận tràng quá mức, Hà thủ ô đỏ khiến khả năng hấp thu kali giảm mạnh dẫn đến rối loạn điện giải gây cho người bệnh có cảm giác bị tê bì,  thần kinh cảm giác bị rối loạn, chân tay không thật.

Do đó, khi dùng nếu có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, vàng da nhiều khả năng đã bị nhiễm độc gan cần phải ngừng dùng. Khi thấy xuất hiện những tác dụng phụ hãy tham vấn ngay ý kiến bác sỹ điều trị, khi xuất hiện dấu hiệu nặng cần ngừng sử dụng.

Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra, Hà thủ ô đỏ có thể gây ung thư gan và tử vong nếu dùng quá liều.

Những đối tượng nào cần lưu ý khi sử dụng cây Hà Thủ ô đỏ?

  • Những người bị rối loạn tiêu hóa, viêm đường tiêu hóa như đau dạ dày không nên sử dụng Hà Thủ ô đỏ bởi trong thành phần thảo dược này có chứa hoạt chất anthraglucosid gây tình trạng tiêu chảy mạnh giảm hấp thụ kali, gây rối loạn điện giải khiến cơ thể bị yếu.
  • Những  người  có tiền sử bị ung thư hay đang điều trị ung thư vú, ung thư tử cung không nên dùng Hà Thủ ô đỏ bởi trong thảo dược này có hoạt tính estrogen thực vật khá cao dễ gây kích thích khối u phát triển và khối ung thư tái phát. Ngoài ra, những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật tuyệt đối không được dùng Hà Thủ ô bởi dễ gây hạ đường huyết sẽ dễ dẫn đến tử vong.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng Hà Thủ ô đỏ.
  • Không sử dụng cho trẻ em, việc sử dụng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
  • Không dùng Hà Thủ ô đỏ khi sử dụng với thuốc chống đông bởi điều này làm tăng tác dụng thuốc hạ huyết áp. Trong quá trình sử dụng Hà Thủ ô kiêng ăn hành, tỏi, củ cải….

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây Hà Thủ ô đỏ, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người nắm được những thông tin cần thiết về thảo dược thân thuộc này trong quá trình sử dụng cũng như biết cách sử dụng để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Bài viết Cây Hà Thủ ô đỏ thần dược chữa bệnh tóc bạc sớm và những lưu ý khi sử dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cay-ha-thu-o-do-than-duoc-chua-benh-toc-bac-som-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-76118/feed/ 0