Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 14 Apr 2023 06:12:28 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Biểu hiện Covid 19 qua từng ngày như thế nào https://benh.vn/bieu-hien-covid-19-qua-tung-ngay-nhu-the-nao-80154/ https://benh.vn/bieu-hien-covid-19-qua-tung-ngay-nhu-the-nao-80154/#respond Thu, 13 Apr 2023 03:50:20 +0000 https://benh.vn/?p=80154 COVID-19 là bệnh cấp tính do nhiễm siêu vi Coronavirus chủng mới. Bệnh có tỷ lệ tử vong không cao như nhiều bệnh lý cấp tính khác, chỉ khoảng 2%, tuy nhiên, mức độ lây lan nhanh chóng và biến chứng thường xảy ra nặng khiến hệ thống y tế quá tải nên hết sức […]

Bài viết Biểu hiện Covid 19 qua từng ngày như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
COVID-19 là bệnh cấp tính do nhiễm siêu vi Coronavirus chủng mới. Bệnh có tỷ lệ tử vong không cao như nhiều bệnh lý cấp tính khác, chỉ khoảng 2%, tuy nhiên, mức độ lây lan nhanh chóng và biến chứng thường xảy ra nặng khiến hệ thống y tế quá tải nên hết sức nguy hiểm. Sau đây, benh.vn sẽ phân tích biểu hiện Covid 19 qua từng ngày để bạn đọc có thể nắm được thông tin cơ bản này và tự đánh giá nguy cơ của bản thân cũng như người xung quanh. Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ, đặc biệt là trong đợt dịch này, hãy khai báo y tế để được kiểm tra.

virus-corona-chung-moi
Đại dịch Covid 19 với tốc độ lây lan nhanh và khó kiểm soát

Biểu hiện Covid 19 qua từng ngày

Các biểu hiện Covid 19 qua từng ngày không nhất thiết phải tuân theo những điều sau đây. Tuy nhiên, đây là 1 diễn biến điển hình của nhiều trường hợp được ghi nhận. Rất nhiều bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng gì nên rất khó phát hiện.

Biểu hiện Covid 19 ngày 1 đến ngày 3

  • Triệu chứng giống bệnh cảm.
  • Viêm họng nhẹ, hơi đau.
  • Không nóng sốt. Không mệt mỏi, vẫn ăn uống bình thường.

Biểu hiện Covid 19 ngày 4

  • Cổ họng đau nhẹ, người nôn nao.
  • Bắt đầu khan tiếng.
  • Nhiệt độ cơ thể dao động ~ 36.5 (tuỳ người).
  • Bắt đầu chán ăn.
  • Đau đầu nhẹ.Tiêu chảy nhẹ.

Biểu hiện Covid 19 ngày 5

  • Đau họng, khan tiếng hơn.
  • Cơ thể nóng nhẹ. Nhiệt độ từ 36.5~36.7.
  • Người mệt mỏi, cảm thấy đau khớp xương.

Giai đoạn này khó nhận ra là cảm hay là nhiễm corona.

Biểu hiện Covid 19 ngày 6

  • Bắt đầu sốt nhẹ.
  • Ho có đàm hoặc ho khan.
  • Đau họng khi ăn, nói hay nuốt nước bọt.
  • Mệt mỏi, buồn nôn.
  • Thỉnh thoảng khó khăn trong việc hít thở.
  • Lưng, ngón tay đau lâm râm.
  • Tiêu chảy, có thể nôn ói.

Biểu hiện Covid 19 ngày 7

  • Sốt cao hơn từ 37.4~37.8.
  • Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.
  • Toàn thân đau nhức. Đầu nặng như đeo đá.
  • Tần suất khó thở vẫn như cũ.
  • Tiêu chảy nhiều hơn.
  • Nôn ói​

Biểu hiện Covid 19 ngày 8

  • Sốt gần mức 38 hoặc trên 38.
  • Khó thở hơn, mỗi khi hít thở cảm thấy nặng lồng ngực. Hơi thở khò khè.
  • Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.
  • Đầu đau, khớp xương đau, lưng đau…

Biểu hiện Covid 19 ngày 9

  • Các triệu chứng không thêm mà trở nên nặng hơn.
  • Sốt tăng giảm lộn xộn.
  • Ho không bớt mà nặng hơn trước.
  • Dù cố gắng vẫn cảm thấy khó hít thở.

LƯU Ý: Triệu chứng sẽ thay đổi tuỳ theo sức đề kháng của từng người. Ai khoẻ thì cần 10-14 ngày mới phát hiện. Ai không khoẻ thì sẽ mất tới 4-5 ngày. Vậy nên nếu có dấu hiệu đáng nghi thì ngay hãy lập tức liên hệ với bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ y tế kịp thời bạn nhé!

COVID-19 lây lan như thế nào

Cho đến thời điểm hiện tại, COVID-19 là căn bệnh được cả thế giới quan tâm hàng đầu bởi mức độ lây lan nhanh và nguy hiểm của chúng. Virus COVID-19 được cho là chủ yếu lây lan từ người sang người thông qua các cách thức dưới đây:

  • Giữa những người tiếp xúc gần với người mang virus trong khoảng cách tâm 2m
  • Thông qua các giọt hô hấp được tạo ra khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi bởi những giọt hô hấp này có thể rơi vào mũi hoặc miệng của những người ở gần đó.
  • Bên cạnh đó, virus corona chủng mới này còn có thể lây làn từ việc tiếp xúc với bề mặt hoặc vật thể bị nhiễm virus, ví dụ trường hợp một người bị nhiễm COVID-19, thông qua việc chạm tay vào bề mặt hoặc một vật có virus trên đó, sau đó họ chạm tay vào mũi, miệng …tuy đây không phải là phương thức lây nhiễm chính nhưng chúng ta vẫn cần đặc biệt đề phòng.

Trên thực tế, mỗi người chúng ta sẽ có sức đề kháng khác nhau do đó khi bị nhiễm virus corona sẽ có những biểu hiện khác nhau. Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày, lúc này trong cơ thể đã có virus nhưng chưa có dấu hiệu rõ ràng, đế lúc bệnh khởi phát, nó sẽ gây tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng nhất và nguy hiểm nhất sẽ khiến bệnh nhân tử vong. Do đó để phòng tránh và không bị động trước những đe doạ của COVID-19, mỗi người chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để bảo vệ bảo vệ chính mình và người thân trong gia đình.

Bài viết Biểu hiện Covid 19 qua từng ngày như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bieu-hien-covid-19-qua-tung-ngay-nhu-the-nao-80154/feed/ 0
Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19 https://benh.vn/cach-xu-ly-van-de-mat-kha-nang-ngui-sau-khi-mac-covid-19-81372/ https://benh.vn/cach-xu-ly-van-de-mat-kha-nang-ngui-sau-khi-mac-covid-19-81372/#respond Thu, 31 Mar 2022 05:07:36 +0000 https://benh.vn/?p=81372 Rối loạn khả năng ngửi sau COVID-19 bao gồm mất khả năng ngửi, ngửi thấy chỉ một vài mùi, ngửi thấy những mùi không thực sự tồn tại… sau dây gọi chung là mất mùi do COVID. Đây là tình trạng tương đối phổ biến với nhiều người mắc COVID-19. Nhiều trường hợp, tình trạng […]

Bài viết Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rối loạn khả năng ngửi sau COVID-19 bao gồm mất khả năng ngửi, ngửi thấy chỉ một vài mùi, ngửi thấy những mùi không thực sự tồn tại… sau dây gọi chung là mất mùi do COVID. Đây là tình trạng tương đối phổ biến với nhiều người mắc COVID-19. Nhiều trường hợp, tình trạng này kéo dài tới hàng năm sau khi đã khỏi COVID-19. 

Hiện nay chưa có biện pháp nào điều trị vấn đề mất mùi sau COVID-19, nhưng có một số phương pháp sau đây dựa trên cơ chế gây mất mùi đang được nhiều thầy thuốc áp dụng.

Tổng quan về mất mùi do COVID-19

Một số người mất mùi do COVID-19 kéo dài tới hàng năm thậm chí hơn 1 năm sau vẫn chưa quay lại được như cũ. Mất mùi do COVID-19 hiện nay đã được tìm hiểu cơ chế tuy nhiên, phục hồi lại vẫn còn là điều chưa chắc chắn.

Dấu hiệu mất mùi do COVID

Dấu hiệu cơ bản nhất là chẳng ngửi thấy mùi gì, đôi khi ngửi thấy lờ mờ. Một số trường hợp chỉ ngửi được mùi này mà không ngửi được mùi kia. Một vài trường hợp thậm chí ngửi gì cũng ra mùi khó chịu, như mùi thúi chẳng hạn. Tất cả liệt kê chung là rối loạn khứu giác do COVID-19.

Tình trạng mất khứu giác này cũng sẽ dẫn tới hậu quả là vị giác cũng giảm luôn do cơ chế hình thành vị thức ăn ảnh hưởng cực lớn bởi khứu giác. Khứu giác và Vị giác kết hợp với nhau mới ra được hương thực thực phẩm đúng nghĩa như chúng ta vẫn đang thưởng thức hiện nay.

Tình trạng mất mùi do Covid kéo dài bao lâu

Trên thực tế không chỉ COVID-19 gây rối loạn khứu giác, những bệnh lý như Cúm, viêm xoang… cũng có thể làm giảm khứu giác trong một thời gian ngắn, tuy nhiên thường chỉ ngắn thôi và sẽ tự phục hồi nhanh chóng. Còn đối với COVID-19, tình trạng có vẻ trầm trọng hơn. Rất nhiều người, đặc biệt là người Tây da trắng, tình trạng mất mùi có thể kéo dài tới hàng năm, thậm chí từ đợt dịch đầu tiên năm 2019 cho tới giờ. Cay đắng nhất là những người sống bằng nghề ngửi như Chuyên gia thử rượu vang, Chuyên gia thử nước hoa…

Còn với những cặp đôi Nam – Nữ thì mùi cơ thể là một thứ cực kỳ quan trọng cho giới tính. Những ai bị rối loạn khứu giác có khả năng cũng rối loạn cả vấn đề về cảm xúc, quan hệ giới tính.

Cơ chế gây mất mùi do COVID

Khi giải phẫu các tế bào khứu giác, người ta nhận thấy một điều rất đặc biệt đó là hoàn toàn không có các thụ thể ACE-II trên các tế bào khứu giác. Do đó, cơ chế gây mất mùi do COVID-19 không phải do virus bám vào, phá hủy tế bào nhận biết mùi vị vì con virus này cần có thụ thể ACE-II để bám vào giống nhu tế bào niêm mạc họng, hầu tỵ, phổi, tim mạch, thận…. Điều này có thể là may mắn, vì như vậy, có thể việc phục hồi khứu giác sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Các nhà khoa học cho rằng, mất mùi sau khi nhiễm virus có thể xảy ra khi các phân tử mùi khó đi tới mũi và liên kết với các thụ thể thích hợp trong mũi. Một số yếu tố khác nhau có thể là nguyên nhân gây ra chứng giảm khứu giác do Covid-19 như:

  • Viêm mũi hoặc phù nề niêm mạc: Sưng bên trong mũi hoặc chảy nước mũi có thể dẫn đến mất khứu giác do ngăn cản phân tử mùi tiếp xúc với tế bào cảm nhận mùi trong mũi.
  • Tổn thương lớp niêm mạc biểu mô thần kinh: Virus có thể tấn công mô được tạo thành từ các tế bào cảm giác nhận các kích thích bên ngoài trong tai, mũi và lưỡi.
  • Tổn thương dây thần kinh khứu giác: Dây thần kinh khứu giác trong mũi là dây thần kinh cảm giác đặc biệt cho khứu giác có thể bị virus tấn công.

Chứng mất mùi do hai nguyên nhân tổn thương biểu mô hoặc thần kinh – có thể mất nhiều tháng để sửa chữa và mùi vị quay trở lại, mặc dù vậy mùi của một số bệnh nhân có thể không bao giờ quay trở lại.

Trong một số ít trường hợp, virus cũng có thể làm hỏng hệ thống khứu giác theo kiểu ngược dòng, ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh bậc cao và khiến bệnh nhân gặp phải:

  • Chứng mất ngủ – rối loạn nhận thức về mùi
  • Ảo giác – một loại “ảo giác khứu giác” hoặc ngửi thấy mùi không có thật ví dụ như ngửi gì cũng ra mùi khó chịu.

Các nhà khoa học cũng đã chụp CT mũi và xoang của những người bị mất mùi do COVID-19 và thấy rằng phần mũi có thụ thể ngửi, khe khứu giác, bị tắc nghẽn với mô mềm và chất nhầy sưng lên – được gọi là hội chứng khe hở. Phần còn lại của mũi và xoang trông bình thường và bệnh nhân không gặp vấn đề gì khi thở bằng mũi.

Tuy nhiên, gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các protein ACE2 – loại mà virus cần để xâm nhập vào các tế bào đã không được tìm thấy trên các tế bào thần kinh khứu giác. Nhưng chúng được tìm thấy trên các tế bào được gọi là “tế bào trung tâm”, hỗ trợ các tế bào thần kinh khứu giác.

Các chuyên gia cho rằng những tế bào hỗ trợ này có khả năng là những tế bào bị virus phá hủy và phản ứng miễn dịch sẽ gây sưng tấy vùng đó nhưng vẫn giữ nguyên các tế bào thần kinh khứu giác. Khi hệ thống miễn dịch được kích hoạt để đối phó với virus, vết sưng tấy sẽ giảm xuống và các phân tử mùi hương có thể dễ dàng tiếp cận với các thụ thể không bị hư hại của ở mũi và khứu giác trở lại bình thường.

Vậy tại sao mùi không quay trở lại trong một số trường hợp?

Đây là lý thuyết nhiều hơn nhưng dựa trên những gì chúng ta biết về chứng viêm trong các hệ thống khác. Viêm là phản ứng của cơ thể đối với tổn thương và dẫn đến việc giải phóng các hóa chất phá hủy các mô liên quan.

Khi tình trạng viêm này nghiêm trọng, các tế bào lân cận khác bắt đầu bị tổn thương hoặc bị phá hủy bởi “tổn thương bắn tung tóe” này. Các nhà nghiên cứu tin rằng đó là giai đoạn thứ hai, nơi các tế bào thần kinh khứu giác bị tổn thương.

Việc phục hồi khứu giác chậm hơn nhiều so với các tổn thương khác vì các tế bào thần kinh khứu giác cần thời gian để tái tạo từ việc cung cấp các tế bào gốc trong niêm mạc mũi. Sự phục hồi ban đầu thường liên quan đến sự biến dạng của khứu giác được gọi là rối loạn cảm giác mùi, tức là mọi thứ đều không có mùi giống như trước đây từng ngửi được. Ví dụ, đối với nhiều bệnh nhân Covid-19 đã trải qua, mùi cà phê thường được mô tả là mùi khét, mùi hóa chất, mùi bẩn thỉu và gợi nhớ đến mùi nước thải.

Điều trị mất mùi do COVID-19

Cho tới nay chưa có cách nào đảm bảo hiệu quả điều trị mất mùi do COVID-19 100% và cũng chưa có thống kê nào là sau bao lâu mùi chắc chắn sẽ quay lại bình thường với bệnh nhân COVID-19. Tuy nhiên, dựa trên cơ chế gây mất mùi trên đây, các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên giải pháp.

dieu_tri_mat_mui_do_covid

Thuốc điều trị khi mất mùi do COVID-19

Như phía trên đã đề cập về tình trạng phù nề các tế bào hỗ trợ dẫn truyền thần kinh khứu giác là một trong những nguyên nhân gây mất mùi ở bệnh nhân COVID-19. Do đó, các bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc xịt mũi chứa corticosteroid, uống thuốc chống phù nền steroid, hoặc chymotrypsin trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, các loại dung dịch rửa mũi có thể được áp dụng hàng ngày. Ngoài ra, nếu nguyên nhân kết hợp như tổn thương niêm mạc mũi, phù nề niêm mạc, tổn thương tế bào thụ cảm mùi… thì một số loại xịt mũi kết hợp giữa chất sát trùng chống viêm tự nhiên, chất chống oxy hóa và kích thích phục hồi tế bào niêm mạc tổn thương như PlasmaKare X-Spray với nano bạc TSN, dịch chiết Lựu giàu Ellagic acid, Carrageenan từ tảo đỏ có thể là lựa chọn thích hợp và lâu dài kết hợp cùng các biện pháp khác.

Tập khứu giác bằng tinh dầu, vật lý trị liệu cho mũi bệnh nhân mất mùi do Covid

Khứu giác thường được coi như là “Nàng Lọ lem trong số các giác quan” vì nó hay bị bỏ quên bởi các nghiên cứu khoa học. Nhưng nó trở thành mối quan tâm hàng đầu trong đại dịch này. Điều đáng chú ý là chúng ta đã học được nhiều điều về cách thức virus liên quan đến việc mất mùi từ tình trạng lần này.

Nhưng những người bị mất khứu giác bây giờ còn hy vọng gì – Luyện khứu giác hay Vật lý trị liệu cho mũi

Tin tốt là các tế bào thần kinh khứu giác có thể tái tạo. Chúng luôn mọc lại trong hầu hết tất cả các trường hợp. Chúng ta có thể tận dụng sự tái tạo đó và định hướng sự tái tạo đó bằng “vật lý trị liệu cho mũi” hay còn gọi là Luyện khứu giác.

Đã có nhiều bằng chứng chắc chắn rằng nhiều dạng mất mùi được hồi phục nhờ việc tiếp xúc lặp đi lặp lại với một nhóm chất tạo mùi cố định hàng ngày và không có lý do gì để nghĩ rằng cách này sẽ không hiệu quả trong việc mất mùi COVID-19.

Luyện tập khứu giác bằng tinh dầu

Hiện nay chưa có 1 biện pháp cụ thể nào đảm bảo chắc chắn 100% khứu giác quay trở lại bình thường với trường hợp rối loạn khứu giác do COVID-19, tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh có thể sử dụng tinh dầu để tập luyện cho mỗi chu kỳ 3 tháng như sau:

Bệnh nhân nên chọn BỐN MÙI KHÁC NHAU để ngửi, ưu tiên các loại mùi vốn quen thuộc trước khi bị mất khứu giác – như hoa hồng, bạc hà, xả chanh, chanh, tràm, bưởi, oải hương, đinh hương…  – vài lần một ngày trong ba tháng. Sau ba tháng, bệnh nhân tiếp tục chuyển sang một bộ bốn mùi khác.

Hướng dẫn cho mỗi chu kỳ ba tháng của việc ngửi một bộ mùi:

  1. Chọn một mùi và ngửi trong khoảng 15 giây, xem nhãn loại tinh dầu và cố gắng nhớ mùi của loại tinh dầu đó từng như thế nào.
  2. Nghỉ ngơi trong khoảng 10 giây
  3. Ngửi mùi tiếp theo trong khoảng 15 giây
  4. Nghỉ ngơi trong khoảng 10 giây
  5. Lặp lại cho đến khi bạn đã lấy mẫu tất cả bốn mùi

Về cơ bản, một quá trình lặp đi lặp lại, bền bỉ và kéo dài thời gian, huấn luyện giác quan giúp các thụ thể thần kinh và dây thần kinh khứu giác nhận biết và điều chỉnh lại mùi, giúp chúng tái tạo sau khi bị virus tấn công.

Bệnh nhân có thể lặp lại quá trình này đến một năm trước khi dần dần lấy lại được khứu giác. Bệnh nhân nên tập với nhiều loại tinh dầu tự nhiên đa dạng mùi để rèn luyện khứu giác.

Bài viết Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-xu-ly-van-de-mat-kha-nang-ngui-sau-khi-mac-covid-19-81372/feed/ 0
Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19 https://benh.vn/nghien-cuu-moi-israel-ve-vai-tro-cua-vitamin-d-trong-chong-benh-covid-19-81360/ https://benh.vn/nghien-cuu-moi-israel-ve-vai-tro-cua-vitamin-d-trong-chong-benh-covid-19-81360/#respond Tue, 01 Mar 2022 13:31:30 +0000 https://benh.vn/?p=81360 Tên nghiên cứu: Nồng độ 25-hydroxyvitamin D3 và mối liên hệ với tình trạng nặng của COVID-19 Thời gian xuất bản và nơi nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành tại Israel được xuất bản trên tạp chí PLOS One ngày 3 tháng 2 năm 2022 bởi tiến sỹ Amiel A. Dror và các cộng sự. […]

Bài viết Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tên nghiên cứu: Nồng độ 25-hydroxyvitamin D3 và mối liên hệ với tình trạng nặng của COVID-19

Thời gian xuất bản và nơi nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành tại Israel được xuất bản trên tạp chí PLOS One ngày 3 tháng 2 năm 2022 bởi tiến sỹ Amiel A. Dror và các cộng sự.

vitamin_d_va_covid_19

Mục tiêu của nghiên cứu: chứng minh mối quan hệ giữa tình trạng thiếu hụt Vitamin D với mức độ tăng nặng của nhiễm SARS-CoV-2 và các hậu quả kèm theo bệnh. Nghiên cứu hồi cứu này đánh giá xem mức độ liên quan giữa nồng độ Vitamin D trong máu với độ nặng của bệnh và nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COVID-19.

Đối tượng tham gia nghiên cứu: Số liệu thu thập từ các cá nhân trong khoảng từ 7 tháng 4 năm 2020 tới 4 tháng 2 năm 2021 tới Trung tâm y tế Galilee (GMC) ở Nahariya, Israel, dương tính với COVID-19 thông qua test CPR được hồi cứu về nồng độ Vitamin D trong máu trong khoảng thời gian 14 tới 730 ngày trước khi làm test PCR.

Thiết kế nghiên cứu chứng minh Vitamin D giúp giảm nguy cơ nặng, tử vong của COVID-19: Bệnh nhân bị COVID-19 đăng ký tới khám tại GMC được phân loại theo mức độ nặng của bệnh và nồng độ Vitamin D trong máu. Mối liên hệ giữa nồng độ Vitamin D trong máu trước khi mắc COVID-19, được chia thành 4 nhóm (thiếu, không đủ, đủ, và cao bình thường), và mức độ nặng của COVID-19 được xác định bằng phương pháp phân tích hồi quy đa biến. Để loại bỏ ảnh hưởng có thể có của mức độ thay đổi theo hình sin của nồng độ Vitamin D theo mùa trong năm, một mô hình cosinor đã được sử dụng.

Kết quả và kết luận của các nhà khoa học tham gia nghiên cứu: Trong số 1,176 bệnh nhân được theo dõi, 253 ghi nhận nồng độ Vitamin D trước khi mắc COVID-19. Tình trạng Vitamin D thấp là phổ biến trong số các bệnh nhân nặng và rất nặng (<20 ng/ml (87,4%) nhiều hơn nhóm những bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ và trung bình (<20 ng/ml [34.3%] p<0.001). Những bệnh nhân thiếu Vitamin D (<20 ng/ml) có nguy cơ bị bệnh nặng hoặc rất nặng cao gấp 14 lần so với nhóm bệnh nhân có nồng độ Vitamin D ở mức >= 40 ng/ml (OR, 14; Cl 95%, 4/51; p<0.001)

Các tác giả đưa ra kết luận rằng trong số những bệnh nhân COVID-19 nhập viện, tình trạng thiếu Vitamin D trước đó có liên hệ chặt chẽ tới mức độ nặng và tử vong do COVID-19.

Chi tiết nghiên cứu tại đây: https://journals.plos.org/plosone/article

Bài viết Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nghien-cuu-moi-israel-ve-vai-tro-cua-vitamin-d-trong-chong-benh-covid-19-81360/feed/ 0
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, trẻ dưới 6 tuổi bị mắc COVID-19 tại nhà tư vấn từ Giám đốc BV Nhi Trung ương https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-so-sinh-tre-bu-me-tre-duoi-6-tuoi-bi-mac-covid-19-tai-nha-tu-van-tu-giam-doc-bv-nhi-trung-uong-81365/ https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-so-sinh-tre-bu-me-tre-duoi-6-tuoi-bi-mac-covid-19-tai-nha-tu-van-tu-giam-doc-bv-nhi-trung-uong-81365/#respond Tue, 01 Mar 2022 08:23:57 +0000 https://benh.vn/?p=81365 Thời gian gần đây trẻ mắc COVID-19 gia tăng, nhiều phụ huynh lo lắng không biết làm gì, một số thì cho rằng trẻ mắc COVID-19 thường nhẹ và không cần lưu ý gì. Vậy thực tế phụ huynh nên làm gì? PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã tư […]

Bài viết Cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, trẻ dưới 6 tuổi bị mắc COVID-19 tại nhà tư vấn từ Giám đốc BV Nhi Trung ương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời gian gần đây trẻ mắc COVID-19 gia tăng, nhiều phụ huynh lo lắng không biết làm gì, một số thì cho rằng trẻ mắc COVID-19 thường nhẹ và không cần lưu ý gì. Vậy thực tế phụ huynh nên làm gì? PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã tư vấn cách chăm sóc trẻ bị mắc COVID-19 tại nhà.

pgs_tran_minh_dien_bv_nhi_trung_uong

PGS.TS Trần Minh Điển: Hầu hết các cháu bị COVID-19 đến Bệnh viện Nhi Trung ương đều ở tình trạng bệnh nhẹ. Cha mẹ hoàn toàn có thể điều trị cho con tại nhà.

Trẻ em chưa được tiêm phòng có nguy cơ mắc COVID-19 cao nhất

Thời gian qua, số ca mắc COVID-19 gia tăng tại nhiều địa phương. Trong đó, trẻ em là đối tượng đáng quan tâm và lo ngại, bởi các bé dưới 12 tuổi chưa được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 nên có nguy cơ mắc cao nhất.

Vậy nếu trẻ mắc COVID-19, các bậc phụ huynh cần làm gì? Có nên đưa ngay bé đến bệnh viện không? Để giảm bớt những băn khoăn, lo lắng chính đáng trên, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã tư vấn cách chăm sóc trẻ bị mắc COVID-19 tại nhà.

PGS.TS Trần Minh Điển cho biết, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, công tác khám chữa bệnh vẫn diễn ra bình thường với nhiệm vụ kép là công tác phòng chống COVID-19 và cũng như công tác khám, chữa bệnh.

Khi phụ huynh đưa trẻ đến khám, bao giờ Bệnh viện Nhi Trung ương cũng có một hệ thống sàng lọc rất khắt khe. Theo đó, khi phụ huynh đưa trẻ vào khám bao giờ cũng được khai báo và đưa ra những quy trình về những bé cần làm test xét nghiệm, cũng như những ông bố, bà mẹ cần làm test xét nghiệm.

Trong trường hợp trẻ sau khi được xét nghiệm cho kết quả dương tính, Bệnh viện Nhi Trung ương có bố trí một khu vực riêng tư vấn và hướng dẫn, đánh giá phân loại để các cháu về nhà điều trị hoặc về các tuyến điều trị.

Còn với một số tình huống ở các tuyến chuyển đến và được sự phân công của Bộ Y tế thì tại Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ điều trị cho các bé mắc các tình trạng như suy hô hấp hay thở máy.

Cách xác định mức độ mắc COVID-19 ở trẻ

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, trẻ em được phân làm các nhóm tuổi. Nhóm tuổi đầu tiên là trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ; nhóm tuổi thứ hai là trẻ mẫu giáo; nhóm tuổi thứ ba là trẻ ở các nhóm tuổi tiểu học, trung học cơ sở.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ, đây là nhóm tuổi các bé chưa biết nói và nhận định triệu chứng cũng rất khó khăn. Tuy nhiên với cảm quan của các ông bố, bà mẹ, khi thấy con mình sốt cao hoặc thấy con mình có những biểu hiện không ổn như: Ngủ li bì hơn, kém ăn hơn thì đấy là những biểu hiện bệnh nặng.

Với những nhóm trẻ lớn hơn: Trẻ trong nhóm tuổi đi học mẫu giáo, tiểu học,… mà gặp tình trạng sốt cao, không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc có tình trạng ho nhiều, hay thở nhanh hơn bình thường, thì đây là những dấu hiệu của tình trạng bệnh nặng.

Hiện nay khi đánh giá qua các bệnh nhi mắc COVID-19 tại Bệnh viện Nhi Trung ương thì hầu hết các cháu đều ở tình trạng bệnh nhẹ. Tức là khi đến bệnh viện, các cháu chỉ có tình trạng sốt, đáp ứng tốt thuốc hạ sốt, các cháu đều không có tình trạng khó thở. Do đó cha mẹ hoàn toàn có thể điều trị cho con tại nhà.

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khi con mình bị nghi mắc hoặc mắc COVID-19, việc đầu tiên là các ông bố, bà mẹ phải hết sức bình tĩnh. Đừng vội vàng, đừng rối để đánh giá đúng những dấu hiệu, triệu chứng của trẻ. Theo từng nhóm tuổi để có cách tiếp cận, xử lý, điều trị cho các bé tại nhà.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ bị mắc COVID-19

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ, trước tiên cần ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SỐT. Để đánh giá tình trạng sốt cần đo nhiệt độ cho bé bằng cách cặp nhiệt kế ở nách hoặc ở hậu môn. Nếu thấy nhiệt độ trên 38,5 độ cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt có thể sử dụng đường uống, đường hậu môn.

Thông thường thuốc hạ sốt được sử dụng là Paracetamol với liều 10-15 miligram cân nặng và trong khoảng mỗi 4 đến 6 giờ có thể cho sử dụng lại.

Sau 1 đến 2 tiếng cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt mà trẻ hạ nhiệt độ xuống có nghĩa trẻ đã đáp ứng thuốc hạ nhiệt. Tuy nhiên, trẻ không thể hạ được xuống ngay 37 độ, chúng ta quan sát, nếu mà từ 38,5-39 độ mà xuống đến 38-38,5 độ thì có thể đánh giá là đáp ứng thuốc hạ sốt. Đây là biểu hiện tốt đối với cơ thể của trẻ.

Bên cạnh việc hạ sốt, vấn đề thứ hai đối với trẻ sơ sinh và bú mẹ được PGS.TS Trần Minh Điển lưu ý là: Do trẻ ở độ tuổi này không tự uống được nên các bố, mẹ PHẢI QUAN TÂM CHO TRẺ UỐNG NƯỚC (uống nước thường và nước điện giải). Với nước điện giải phải pha đúng với hàm lượng của gói thuốc. Có thể là gói 250 ml hoặc gói 1 lít thì chúng ta phải chú ý để pha đúng hàm lượng.

Về cách thức cho uống, các bố mẹ cho trẻ uống từ từ, nhẹ nhàng chứ không cho uống cả cốc, khoảng mỗi 15 – 20 phút/ lần mỗi lần cho uống một vài thìa, làm như thế, thuốc sẽ thấm tốt hơn và không gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ.

Khi đánh giá việc cho trẻ uống nước, uống nước điện giải, nếu trẻ có nước tiểu trong hơn, nước tiểu nhiều hơn thì đó là dấu hiệu trẻ đã giảm bớt tình trạng mất nước.

Về cách thức cho ăn, cho trẻ ăn nhẹ nhàng, không ép trẻ ăn nhiều quá trong 1 bữa. Chúng ta nên chia thành nhiều bữa.

Với trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ, các bà mẹ cần hết sức lưu ý khi cho con bú là cho bú ít hơn ngày thường, nhưng số lần cho bú nhiều hơn.

PGS.TS Trần Minh Điển nhấn mạnh: Đối với trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ, 2 yếu tố rất tiên quyết chính là HẠ SỐT, UỐNG NƯỚC ĐẦY ĐỦ VÀ DINH DƯỠNG NHẸ NHÀNG. Đây là những vấn đề quyết định thành công, các bố mẹ cần theo dõi con mình liên tục cả ban ngày và ban đêm để đánh giá được tiến triển bệnh của trẻ. Thông thường tiến triển của tình trạng sốt, ho, mất nước sẽ diễn ra trong khoảng từ 24 đến 48 giờ.

Đặc biệt lưu ý khi trẻ nhóm 6 tháng đến 6 tuổi gặp tình trạng sốt cao co giật

Đối với nhóm trẻ ở độ tuổi lớn hơn, khi các bé đã biết trả lời, nói ra những triệu chứng, biết đòi hỏi, cũng tương tự như vậy, các bộ mẹ căn cứ vào các triệu chứng, cơ sở để đánh giá tình trạng sốt và cho trẻ sử dụng thuốc hạ nhiệt. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý đánh giá sốt cả thời điểm ngày và đêm, cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ C, theo dõi biến chuyển trong 4 tới 6 giờ liên tục bằng cách đo nhiệt độ.

Vấn đề đáng lưu ý ở trẻ từ 6 tháng đến dưới 6 tuổi là nguy cơ khi sốt cao dễ xảy ra co giật.

PGS.TS Trần Minh Điển tư vấn: Khi trẻ bị co giật, các ông bố, bà mẹ cần bình tĩnh, bình tĩnh là vấn đề hàng đầu, gọi thêm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Đừng vội vàng ôm chầm lấy trẻ hay đừng vội vàng bế trẻ dậy.

Trước tiên, cố gắng bình tĩnh, đặt trẻ nằm trên một mặt phẳng cứng, ngửa nhẹ đầu và nghiêng đầu sang một bên; không đưa bất cứ thứ gì vào miệng trẻ để tránh gây tình trạng tụt lưỡi hoặc khó thở;

Đồng thời, cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, kiểm tra nhiệt độ, cho thuốc hạ nhiệt đặt hậu môn; lấy khăn ấm lau chườm cổ, nách, bẹn để nhiệt độ của trẻ giảm xuống nhanh trong một khoảng thời gian ngắn. Thông thường cơn co giật do sốt cao đơn thuần chỉ diễn ra trong vòng khoảng 1-2 phút. Nếu sau đó môi và tứ chi của bé ấm, hồng bình thường thì chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm.

Khi nhiệt độ giảm bớt, tình trạng co giật đỡ hơn rồi lúc đó các bố, mẹ có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ đánh giá xem đây là co giật do sốt cao đơn thuần hay co giật có phức hợp và các tình trạng bệnh lý liên quan khác.

Vệ sinh mũi họng; cách ly trẻ khỏi người trong nhà

Với trẻ, kể cả trẻ nhỏ, trẻ lớn, vấn đề vệ sinh mũi họng là rất quan trọng. Chúng ta lau rửa mũi cho các bé bằng nước muối biển, rồi nhỏ thuốc để mũi họng của bé sạch sẽ, thông thoáng hơn.

PGS.TS Trần Minh Điển lưu ý: COVID-19 là bệnh dịch, nên các ông bố, bà mẹ hết sức lưu ý, nếu con mình bị mắc COVID-19 cần cách ly khỏi những người khác trong nhà . Đặc biệt là những người già.

Với trẻ em, khi bị mắc COVID-19 trẻ có thể vượt qua tình trạng này dễ dàng, nhưng với người cao tuổi, nhất là người chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 thì nguy cơ rất cao, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng tử vong.

Do vậy, nếu các gia đình có điều kiện, nên cho bé ở phòng riêng. Bà mẹ đương nhiên sẽ là người quan sát, chăm sóc trực tiếp cho con mình. Hãy cho bé mặc quần áo thoải mái, phòng cách ly đảm bảo khô thoáng, sát khuẩn vật dụng, bề mặt tiếp xúc thường xuyên. Tạo không khí vui tươi, thoải mái để con cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi phải cách ly tại nhà. Thêm vào đó, hướng dẫn bé các bài tập vận động thường xuyên, nâng cao sức khỏe.

Lưu ý khi sử dụng máy đo SPO2 để đánh giá tình trạng bệnh ở trẻ mắc COVID-19

Những dấu hiệu triệu chứng của trẻ thì ngoài vấn đề sốt, mất nước, đánh giá tình trạng chung, các ông bố, bà mẹ thường có cảm nhận rất tốt đó là cảm nhận sự bất thường của trẻ, “cảm thấy con mình có vẻ gì đó không ổn” như: tình trạng trẻ li bì, tình trạng thở nhanh, dấu hiệu mệt mỏi. Đây là những dấu hiệu cần phải thăm dò sâu hơn.

Hiện nay một số gia đình có SP02 (thiết bị đo độ bão hòa ô xy qua da) ở nhà, với thiết bị này, nếu đánh giá chỉ số SPO2 trên 95-96 thì đây là những dấu hiệu bình thường. Nếu độ SPO2 chỉ khoảng dưới 92-94, đây là những dấu hiệu đã bắt đầu ảnh hưởng đến hô hấp.

Tuy nhiên, có tình trạng một số bố mẹ vội vàng, mặt khác hiện nay thời tiết đang lạnh, do vậy khi đo SPO2 (cặp trên ngón tay của trẻ), ngón tay của em bé rất là nhỏ, mà cặp lại dùng cho người lớn nên kết quả đôi khi không chính xác. Do đó, khi thấy SPO2 LÀ 94-95 hay 93%, các ông bố, bà mẹ cần kiểm tra lại bằng cách đặt lên tay của chính mình để kiểm tra, nếu thấy chỉ số ổn định, chúng ta mới kiểm tra lại cho con.

PGS.TS Trần Minh Điển khuyên các ông bố, bà mẹ không nên chủ động đánh giá. Đôi khi các ông bố, bà mẹ sẽ khá hốt hoảng khi cái cặp SPO2 nó không phù hợp với tay của con mình.

Về thuốc đặc hiệu điều trị cho trẻ mắc COVID-19

PGS.TS Trần Minh Điển cho biết, hiện tại chúng ta chưa có chỉ định thuốc kháng virus dành cho trẻ em.

Đều trị cho người lớn, chúng ta có thể có những thuốc như là Molnupiravir, uống để làm giảm triệu chứng, cũng như giảm số ngày mắc. Tuy nhiên với trẻ em dưới 18 tuổi thì chưa có chỉ định. Khi trẻ nhiễm COVID-19 chúng ta hoàn toàn điều trị triệu chứng cho trẻ.

Do đó, các ông bố bà mẹ cần theo dõi cẩn thận, phát hiện sớm những dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ đánh giá. Tùy theo tình trạng đáp ứng viêm của trẻ, trẻ có bị rối loạn đông máu hay không, trẻ có tình trạng viêm phổi nặng hay không, căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp điều trị thích hợp như sử dụng chống viêm, sử dụng kháng sinh hay những giải pháp điều trị sâu hơn tại bệnh viện.

Thông báo cho cơ sở y tế về trường hợp trẻ mắc COVID-19

Phụ huynh khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 cần có số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ (Số điện thoại của Trạm Y tế, Trạm Y tế lưu động hoặc Tổ cấp cứu lưu động của quận, huyện). Tất cả thành viên ở cùng nhà với người F0 phải khai báo sức khỏe qua phần mềm “khai báo y tế điện tử” mỗi ngày ít nhất một lần hoặc khi cần.

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, một vấn đề các ông bố, bà mẹ không thể quên được đó là thông báo cho cơ sở y tế gần nhất (cơ sở y tế phường, xã) để có thể nhận được những hướng dẫn, có thể thăm khám và nhận định những dấu hiệu bệnh nặng để có thể đưa trẻ lên điều trị ở tuyến cao hơn.

Khi nào cần đưa trẻ mắc COVID-19 tới cơ sở y tế

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, hầu hết trẻ có thể tự hồi phục sau 1 – 2 tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh tình diễn biến nặng, cần được can thiệp y tế ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Khi con có bất cứ biểu hiện bất thường nào ngoài triệu chứng thông thường, cha mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Đặc biệt, với những trẻ có bệnh nền như: đẻ non cân nặng thấp, bệnh phổi mạn, hen, ung thư, bệnh thận mạn, ghép tạng, đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh huyết học, bệnh hệ thống, suy giảm miễn dịch, đang điều trị thuốc corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch… cần được quan tâm, bảo vệ nhiều hơn, theo dõi sát sao hơn bởi các bác sĩ chuyên khoa./.

Theo: Bệnh viện Nhi Trung ương

Bài viết Cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, trẻ dưới 6 tuổi bị mắc COVID-19 tại nhà tư vấn từ Giám đốc BV Nhi Trung ương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-so-sinh-tre-bu-me-tre-duoi-6-tuoi-bi-mac-covid-19-tai-nha-tu-van-tu-giam-doc-bv-nhi-trung-uong-81365/feed/ 0
Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel https://benh.vn/nghien-cuu-tai-israel-cung-cap-bang-chung-thuyet-phuc-ve-kha-nang-chong-covid-cua-vitamin-d-81352/ https://benh.vn/nghien-cuu-tai-israel-cung-cap-bang-chung-thuyet-phuc-ve-kha-nang-chong-covid-cua-vitamin-d-81352/#respond Tue, 01 Mar 2022 03:16:16 +0000 https://benh.vn/?p=81352 Củng cố nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học công bố dữ liệu ‘đáng chú ý’ cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng thiếu vitamin D, tình trạng phổ biến ở Israel, với tình trạng tử vong hoặc mức độ nghiêm trọng ở bệnh nhân mắc Covid. Cho trẻ dùng Vitamin […]

Bài viết Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Củng cố nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học công bố dữ liệu ‘đáng chú ý’ cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng thiếu vitamin D, tình trạng phổ biến ở Israel, với tình trạng tử vong hoặc mức độ nghiêm trọng ở bệnh nhân mắc Covid.

cho_tre_uong_vitamin_d_nho_giot

Cho trẻ dùng Vitamin D3 nhỏ giọt . (iStock via Getty Images)

Các nhà khoa học Israel nói rằng họ đã tập hợp những bằng chứng thuyết phục nhất cho tới hiện tại chứng minh tăng cường Vitamin D có thể giúp bệnh nhân COVID-19 giảm nguy cơ trở nặng hoặc tử vong.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bar Ilan và Trung tâm Y khoa Galilee nói rằng Vitamin D có ảnh hưởng rõ rệt lên mức độ nặng của bệnh đến mức họ có thể dự đoán mọi người sẽ mắc bệnh như thế nào nếu bị mắc COVID-19 chỉ cần căn cứ vào độ tuổi và nồng độ Vitamin D.

Thiếu Vitamin D làm gia tăng rõ rệt mức độ nặng của bệnh, các nhà nghiên cứu đã kết luận trong một nghiên cứu đánh giá ngang hàng mới đã xuất bản trong thứ năm trên tạp chí PLOS Oe.

Nghiên cứu này tiến hành dựa trên hai đợt dịch đầu tiên tại Israel, trước khi được tiêm vắc xin rộng rãi, các bác sỹ nhân mạnh rằng bổ sung Vitamin không thay thế cho vắc xin, nhưng là biện pháp giữ hệ miễn dịch không bị suy giảm.

Thiếu Vitamin D, là tình trạng phổ biến ở khắp Trung Đông, bao gồm của Israel, nơi 4/5 người thiếu Vitamin này, theo một nghiên cứu từ 2011. Bằng cách bổ sung Vitamin D trước khi nhiễm bệnh có thể giúp bệnh nhân tránh được các tác động nặng của COVID-19.

Tiến sĩ Amiel Dror, Bác sỹ của Trung tâm Y tế Galilee và Bar Ilan là một phần của nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về khả năng trở nặng khi mắc COVID-19 của nhóm bệnh nhân thiếu Vitamin D và nhóm không thiếu Vitamin D.”

Dr_Amiel_Dror

Dr. Amiel Dror (via Twitter)

Vị bác sỹ này cũng lưu ý rằng nghiên cứu được tiến hành trước khi xuất hiện biến chủng Omicron, nhưng cho rằng virus không thay đổi tới mức làm mất tác dụng của Vitamin D.

“Những gì chúng ta thấy Vitamin D giúp bệnh nhân COVID là do hiệu quả của nó trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch để đối phó với các mầm bệnh do virus tấn công hệ hô hấp của cơ thể”. “Điều này có liên quan tương tự đối với Omicron cũng như đối với các biến thể trước đó.”

Cơ quan y tế tại Israel và một số quốc gia khác đã khuyến cáo bổ sung Vitamin D để đối phó với dịch bệnh COVID-19, mặc dù các dữ liệu về tính hiệu quả vẫn còn chưa nhiều.

nhan_vien_y_te_israel

Nhân viên y tế trong bệnh viện tại Israel. (Yossi Aloni/Flash90)

Vào tháng 6 năm 2021, các nhà nghiên cứu đã xuất bản những kết quả ban đầu chỉ ra rằng 26% bệnh nhân đã tử vong nếu họ thiếu Vitamin D trước khi nhập viện, so với tỷ lệ chỉ có 3% với các trường hợp có nồng độ Vitamin D bình thường.

Họ cũng xác định những bệnh nhân nhập viện mà thiếu Vitamin D có tỷ lệ chuyển nặng cao hơn tới 14 lần so với những bệnh nhân COVID-19 không thiếu Vitamin D.

Một khả năng có thể có là những bệnh nhân mắc COVID-19 có thể đối mặt với tình trạng giảm nồng độ Vitamin D và tăng nguy cơ trở nặng, điều đó có thể hiểu rằng tình trạng giảm nồng độ Vitamin D trong máu có thể là một triệu chứng chứ không phải là yếu tố nguy cơ.

Để loại bỏ khả năng đó, nhóm của Dror đã nghiên cứu sâu hơn dữ liệu, kiểm tra nồng độ vitamin D của từng bệnh nhân trong khoảng thời gian hai năm trước khi mắc COVID-19. Họ phát hiện ra mối tương quan chặt chẽ giữa nồng độ Vitamin D đầy đủ và khả năng chống lại COVID, và mức độ nguy cơ tăng ở trong các phát hiện này là giống như nhau.

“Chúng tôi đã kiểm tra các khung thời gian, và phát hiện ra rằng bất cứ khi nào bạn nhìn vào khoảng thời gian 2 năm trước khi mắc COVID-19, mối liên hệ giữa Vitamin D với mức độ nặng của bệnh là cực kỳ mạnh mẽ” Dror nói.

“Bởi vì nghiên cứu này cung cấp một bức tranh tổng thể về nồng độ Vitamin D của bệnh nhân, bằng cách theo dõi khoảng thời gian rộng thay vì chỉ nhìn vào quanh thời gian nhập viện vì COVID, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ hơn hẳn về tầm quan trọng của bổ sung Vitamin D đầy đủ trong suốt thời gian dịch bệnh diễn ra,”, bác sỹ Dror cho biết.

Một loạt các tuyên bố gây hoài nghi về các biện pháp tự nhiên chống lại Coronavirus, bao gồm cả giả thuyết cho rằng người Israel tự có miễn dịch với chanh và soda, đã tạo hoài nghi về việc sử dụng Vitamin để chống lại virus. Tuy nhiên, tiến sỹ Dror khẳng định rằng nghiên cứu của nhóm ông đã chỉ rằng tầm quan trọng của Vitamin dựa trên dữ liệu đầy đủ và chính xác.

“Mọi người nên học hỏi từ nghiên cứu này rằng các nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của việc bổ sung Vitamin D là rất đáng tin cậy, không phải dựa trên các dữ liệu sai lệch. Và nghiên cứu cũng nhấn mạnh giá trị của việc bổ sung đầy đủ Vitamin D trong suốt thời gian dịch bệnh theo những lời khuyên chính thức, không có bất kỳ nhược điểm nào”

Tham khảo nghiên cứu tại đây: https://journals.plos.org/plosone/article

Bài viết được đăng trên: timesofisrael.com

Bài viết Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nghien-cuu-tai-israel-cung-cap-bang-chung-thuyet-phuc-ve-kha-nang-chong-covid-cua-vitamin-d-81352/feed/ 0
Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp https://benh.vn/mat-mui-vi-khi-mac-covid-va-nhung-cau-hoi-thuong-gap-81336/ https://benh.vn/mat-mui-vi-khi-mac-covid-va-nhung-cau-hoi-thuong-gap-81336/#respond Mon, 10 Jan 2022 07:59:07 +0000 https://benh.vn/?p=81336 Mất khứu giác, hay còn gọi là chứng anosmia, có thể rất tồi tệ và liên quan tới chứng trầm cảm. Đại dịch COVID-19 khiến chứng mất khứu giác trở thành một vấn đề nổi bật. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ rằng có nhiều loại virus có thể làm mất khả năng ngửi mùi, ví dụ như virus gây cảm cúm thông thường.

Bài viết Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mất khứu giác, hay còn gọi là chứng anosmia, có thể rất tồi tệ và liên quan tới chứng trầm cảm. Đại dịch COVID-19 khiến chứng mất khứu giác trở thành một vấn đề nổi bật. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ rằng có nhiều loại virus có thể làm mất khả năng ngửi mùi, ví dụ như virus gây cảm cúm thông thường.

Khả năng ngửi mùi (Khứu giác) thường bị đánh giá thấp, và rất nhiều người không nhận ra mức độ thực sự quan trọng của giác quan này cho tới khi nó trục trặc. Khả năng ngửi liên hệ tới cảm xúc và ký ức, cảnh báo chúng ta trước các nguy hiểm và là giác quan phối hợp làm việc quan trọng nhất với vị giác giúp chúng ta cảm nhận được hương vị.

benh_nhan_covid_mat_khuu_giac

Sau đây là một số câu hỏi và trả lời về vấn đề mất khứu giác và vị giác.

Bạn nên làm gì nếu bị mất khứu giác và vị giác?

Mất vị giác thường là triệu chứng phổ biến và thường đến đầu tiên khi mắc COVID-19. Do đó, bạn nên tự cách ly và làm test COVID-19 nếu thấy biểu hiện trên. Đó cũng là một triệu chứng phổ biến trong các bệnh lý hô hấp trên do virus gây ra như cảm lạnh thông thường, tuy nhiên rất hiếm khi mất khứu giác là triệu chứng đầu tiên và duy nhất trong các trường hợp đó.

Mất khứu giác và vị giác phổ biến như thế nào?

Mất khứu giác có thể ảnh hưởng tới 50-75% người Mỹ. Hầu hết thì vị giác cũng bị ảnh hưởng do khả năng ngửi và cảm nhận vị phối hợp với nhau để tạo ra hương vị.

Liệu có thể chỉ mất khứu giác hoặc vị giác không?

Thông thường thì rất ít khi mất khứu giác mà không ảnh hưởng gì tới vị giác.

Tại sao COVID-19 ảnh hưởng tới khứu giác và vị giác?

Nguyên nhân chính xác dẫn tới việc mất khứu giác hiện nay chưa được hiểu đầy đủ, tuy nhiên có vẻ như tình trạng mất khứu giác xuất phát từ tổn thương các tế bào hỗ trợ các tế bào thần kinh khứu giác, được gọi là các tế bào trung tâm (sustentacular cells). Những tế bào này có thể được tạo ra từ tế bào gốc, từ đó có thể lý giải tại sao khả năng ngửi được phục hồi nhanh chóng trong nhiều trường hợp.

Tình trạng mất khứu giác và vị giác kéo dài bao lâu?

Khoảng 90% người có khứu giác, vị giác bị ảnh hưởng có thể cải thiện trong 4 tuần. Tuy nhiên, không may là một số người trải qua tình trạng trên trong thời gian dài.

Liệu có bị ngửi và nếm thấy mùi vị bất thường không?

Chứng ảo giác khứu giác (Phantosmia) là tình trạng thấy những mùi không tồn tại, giống như chứng đau chi giả. Bất kể nguyên nhân mất khứu giác là gì, bệnh nhân có thể bị ảo giác khứu giác. Thường thì mùi ảo giác không dễ chịu, như mùi khói hoặc thịt thối. Ngay cả những mùi thông thường cũng bị ngửi thành mùi hôi khó chịu.

Liệu chứng mất khứu giác, vị giác có phải là biểu hiện của mức độ mắc COVID-19 không?

Biểu hiện mất khứu giác, vị giác không phản ánh mức độ nặng của bệnh tuy nhiên, đó có thể là biểu hiện đầu tiên và duy nhất của bệnh.

Bạn nên làm gì nếu sau COVID-19 vẫn bị mất khứu giác, vị giác? Có cách điều trị nào không?

Trong phần lớn trường hợp, chứng mất khứu giác phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, có thể kéo dài tới vài tháng. Một số trường hợp mất mùi do covid, sự phục hồi có thể không hoàn toàn dẫn tới giảm khứu giác kéo dài. Trong khi không có cách điều trị nào sẵn có, các chuyên gia khuyến cáo có thể luyện tập lại khứu giác. Các loại corticosteroid dạng xịt cũng được sử dụng để điều trị trong ngắn hạn, tuy nhiên, giải pháp này có vẻ chỉ hữu ích trong giai đoạn cấp tính. Rõ ràng cách điều trị tốt nhất là phòng ngừa, như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và tiêm vắc xin.

Theo Mayoclinic.org

Bài viết Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mat-mui-vi-khi-mac-covid-va-nhung-cau-hoi-thuong-gap-81336/feed/ 0
Hội chứng sau COVID-19 và ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe do COVID-19 gây ra https://benh.vn/hoi-chung-sau-covid-19-va-anh-huong-lau-dai-toi-suc-khoe-do-covid-19-gay-ra-81011/ https://benh.vn/hoi-chung-sau-covid-19-va-anh-huong-lau-dai-toi-suc-khoe-do-covid-19-gay-ra-81011/#respond Fri, 17 Sep 2021 04:20:00 +0000 https://benh.vn/?p=81011 Các triệu chứng nhiễm COVID-19 có thể kéo dài nhiều tháng sau. Virus có thể gây tổn thương phổi, tim và não, do đó làm gia tăng các nguy cơ đối với sức khỏe lâu dài, được gọi chung là Hội chứng sau COVID hoặc “COVID kéo dài” Hầu hết bệnh nhân COVID-19 hồi phục […]

Bài viết Hội chứng sau COVID-19 và ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe do COVID-19 gây ra đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các triệu chứng nhiễm COVID-19 có thể kéo dài nhiều tháng sau. Virus có thể gây tổn thương phổi, tim và não, do đó làm gia tăng các nguy cơ đối với sức khỏe lâu dài, được gọi chung là Hội chứng sau COVID hoặc “COVID kéo dài”

ton_thuong_sau_covid
Bệnh nhân COVID-19 sau hồi phục vẫn có thể bị tổn thương nhiều cơ quan và gây ảnh hưởng lâu dài

Hầu hết bệnh nhân COVID-19 hồi phục hoàn toàn sau một vài tuần. Tuy nhiên, một số người, kể cả những người măc triệu chứng nhẹ, vẫn tiếp tục trải qua các triệu chứng sau khi họ đã bắt đầu hồi phục.

Những trường này tự mô tả họ như “người kéo dài” và những tình trạng đó được gọi là hội chứng sau Covid hoặc “long Covid-19”. Những vẫn đề này đôi khi được gọi là tình trạng sau Covid-19. Chúng thường được coi là các tác động của COVID-19 kéo dài tới hơn 4 tuần sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19.

Người cao tuổi và những người mắc bệnh lý nền thường trải qua các triệu chứng COVID-19 kéo dài, tuy nhiên, người trẻ, khỏe mạnh cũng có thể cảm thấy mệt mỏi trong một vài tuần hoặc một vài tháng sau khi nhiễm virus. Các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài theo thời gian có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Thở nông, khó thở.
  • Ho
  • Dau khớp
  • Đau ngực
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ, trí nhớ, khả năng tập trung.
  • Đau đầu, đau cơ
  • Nhịp tim nhanh hoặc đập thình thịch
  • Mất khứu giác
  • Trầm cảm hoặc lo lắng
  • Sốt
  • Chóng mặt khi đứng

Các triệu chứng tăng nặng sau khi vận động vật lý hoặc trí óc.

Tổn thương nội tạng do COVID-19 gây ra

Mặc dù Covid-19 được xem là bệnh chủ yếu ảnh hưởng tới phổi, bệnh có thể gây tổn thương các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Cơ quan bị tổn thương này có thể làm tăng nguy cơ vấn đề sức khỏe lâu dài. Các cơ quan bị tổn thương bởi COVID-19 bao gồm:

  • Tim: Các xét nghiệm hình ảnh được thực hiện sau nhiều tháng phục hồi từ COVID-19 cho thấy những tổn thương kéo dài của cơ tim, kể cả với những người chỉ trải qua triệu chứng COVID-19 nhẹ. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ suy tim hoặc các biến chứng trên tin khác trong tương lai.
  • Phổi: loại viêm phổi liên quan tới COVID-19 có thể gây tổn thương kéo dài tới các tiểu phế nang trong phổi. Các mô sẹo này có thể dẫn tới vấn đề sức khỏe lâu dài liên quan tới khả năng hít thở.
  • Não: thậm chí với người trẻ, COVID-19 có thể gây đột quỵ, co giật và hội chứng Guillain-Barre – một tình trạng dẫn tới tê liệt tạm thời. COVID-19 cũng có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh Parkinson và Alzheimer.
  • Một vài người trưởng thành và trẻ em trải qua hội chứng viêm đa hệ thống sau khi mắc COVID-19. Ở tình trạng này, một số cơ quan và mô tế bào có thể bị viêm trầm trọng.

Cục máu đông và vấn đề liên quan tới mạch máu

COVID-19 có thể làm cho các tế bào máu dễ dàng tụ lại và hình thành các cục máu đông. Trong khi các cục máu đông kích thước lớn có thể gây đau tim và đột quỵ, phần nhiều các tổn thương tim do COVID-19 gây ra được tin rằng xuất phát từ các cụ máu đông kích thước nhỏ làm tắc nghẽn cách mạch máu nhỏ (mao mạch) trong cơ tim.

Các phần khác trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi cục máu đông bao gồm phổi, chi dưới, gan và thận. COVID-19 có thể khiến các mạch máu trở nên yếu hơn và dẫn tới và có thể khiến chúng rò rỉ, điều này góp phần làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn lâu dài với gan và thận.

Vấn đề với tâm trạng và mệt mỏi

Những bệnh nhân có triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng thường được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện, với các hỗ trợ vật lý như thở máy. Chỉ riêng kinh nghiệm sống sót sau giai đoạn này cũng có thể khiến cho bệnh nhân dễ phát triển các hội chứng stress sau chấn thương, trầm cảm và lo lắng.

Bởi vì rất khó để dự đoán các hậu quả kéo dài do COVID-19 gây ra, nên các nhà khoa học thường sẽ dựa vào các tác động lâu dài của bệnh do virus tương tự đã gây ra trên người, chẳng hạn như virus SARS gây hội chứng hô hấp cấp tinh nghiêm trọng.

Nhiều người hồi phục sau nhiễm SARS đã mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính, một rối loạn phức hợp được mô tả bởi tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng nhất là sau khi vận động vật lý hoặc có hoạt động trí óc, nhưng lại không cải thiện cho dù được nghỉ ngơi. Tình trạng tương tự này có thể gặp với những bệnh nhân COVID-19 sau hồi phục.

Rất nhiều tác động lâu dài của COVID-19 hiện nay vẫn chưa được biết tới

Nhiều tác động kéo dài của COVID-19 lên bệnh nhân vẫn chưa được biết tới, tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn tiếp tục được tiến hành. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo các bác sỹ theo dõi sát sao bệnh nhân mắc COVID-19 để xem các cơ quan nội tạng của bệnh nhân vận hành như thế nào sau hồi phục.

Nhiều trung tâm y khoa lớn hiện nay đang mở các phòng khám đặc biệt để chăm sóc cho những bệnh nhân có các triệu chứng hoặc những vấn đề sức khỏe sau khi hồi phục từ COVID-19. Các nhóm hỗ trợ cũng đã được thành lập để giúp đỡ bệnh nhân.

Điều quan trọng là cần nhớ rằng hầu hết bệnh nhân COVID-19 đều phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn kéo dài từ COVID-19 mới là vấn đề chính khiến cho việc khuyến cáo giảm lây nhiễm COVID-19 trở nên cần thiết với các khuyến cáo sau đây. Các khuyến cáo bao gồm: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội, tránh tụ tập đông người, tiêm vắc xin khi có thể và giữ vệ sinh tay sạch sẽ.

Theo: Mayoclinic.org

Bài viết Hội chứng sau COVID-19 và ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe do COVID-19 gây ra đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hoi-chung-sau-covid-19-va-anh-huong-lau-dai-toi-suc-khoe-do-covid-19-gay-ra-81011/feed/ 0
Thuốc Molnupiravir kháng virus là thuốc gì mà được dùng cho bệnh nhân Covid-19 https://benh.vn/thuoc-molnupiravir-khang-virus-la-thuoc-gi-ma-duoc-dung-cho-benh-nhan-covid-19-80840/ https://benh.vn/thuoc-molnupiravir-khang-virus-la-thuoc-gi-ma-duoc-dung-cho-benh-nhan-covid-19-80840/#respond Tue, 31 Aug 2021 09:41:51 +0000 https://benh.vn/?p=80840 Molnupiravir trên thực tế chưa phải một thuốc kháng virus được cấp phép đầy đủ mà đang được nghiên cứu lâm sàng Pha 3 trên các bệnh nhân mắc Covid-19 có xét nghiệm dương tính, có triệu chứng bệnh. Phát minh này thuộc sở hữu của hãng Merck, Hoa Kỳ. Hiện nay, Molnupiravir đang được […]

Bài viết Thuốc Molnupiravir kháng virus là thuốc gì mà được dùng cho bệnh nhân Covid-19 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Molnupiravir trên thực tế chưa phải một thuốc kháng virus được cấp phép đầy đủ mà đang được nghiên cứu lâm sàng Pha 3 trên các bệnh nhân mắc Covid-19 có xét nghiệm dương tính, có triệu chứng bệnh. Phát minh này thuộc sở hữu của hãng Merck, Hoa Kỳ. Hiện nay, Molnupiravir đang được triển khai tại Việt Nam để sử dụng cho một số bệnh nhân COVID-19 điều trị ngoại trú.

molnupiravir_vien_nen

Mô tả thuốc kháng virus Molnupiravir

Molnupiravir (MK-4482, EIDD-2801) là một thuốc kháng virus dùng đường uống đang được thử nghiệm mà lần đầu tiên được phát triển để điều trị Cúm tại Đại học Emory, Hoa Kỳ. Molnupiravir bào chế dạng uống của một chất tương tự Ribonucleoside có khả năng ức chế mạnh RNA của nhiều loại virus, bao gồm SARS-CoV-2, tác nhân gây đại dịch COVID-19.

Chỉ định của Molnupiravir (MK-4482, EIDD-2801) kháng virus

Molnupiravir kháng virus được chỉ định để giảm thiểu nguy cơ nhiễm và lây truyền SARS-CoV-2, phòng ngừa mắc COVID-19.

Các nghiên cứu về Molnupiravir tới nay

Molnupiravir chứa chất tương tự Nucleoside N4-hydroxycytidine. Molnupiravir được chứng chống lại coronavirus (CoVs), boa gồm SARS-1, MERS-CoV. Thuốc cũng có hoạt tính trên một số mô hình SARS-CoV-2, bao gồm cả dự phòng, điều trị và ngăn ngừa lây nhiễm.

Hãng Merck đã tiến hành các chương trình phi lâm sàng toàn diện để mô tả đặc tính hồ sơ an toàn của Molnupiravir, bao gồm các thử nghiệm như Big Blue và PIG-a, được thiết kế để cung cấp phương pháp chắc chắn về khả năng một loại thuốc hay hóa chất có thể gây đột biến trên cơ thể sống. Thêm vào đó, những động vật được sử dụng Molnupiravir lâu hơn và liều cao hơn (mg/kg) so với các nghiên cứu trên người. Các nghiên cứu này chỉ ra rằng Molnupiravir không gây độc tế bào, không gây đột biến gen trên cơ thể động vật có vú.

Giai đoạn thử nghiệm Pha 3 trên toàn cầu có tên MOVe-OUT nghiên cứu Molnupiravir ở bệnh nhân ngoại trú với kết quả dương tính COVID-19 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ có thể khiến bệnh nặng đang được tiến hành. Hơn nữa, Merck cũng có kế hoạch khởi động chương trình nghiên cứu lâm sàng để đáng giá hiệu quả của Molnupiravir cho dự phòng sau phơi nhiễm với SARS-CoV-2 ở nửa cuối năm 2021.

“Những dữ liệu này rất tiềm năng, và chúng tôi rất vui mừng được được trình bày các kết quả nghiên cứu pha 2 của Molnupiravir trong khi chúng tôi đang tiến hành với giai đoạn Pha 3 mang tên MOVe-OUT với bệnh nhân ngoại trú,” Wendey Holman, CEO, của Ridgeback Biotherapeutics, trong một bài phát biển vào 12 tháng 7 năm 2021. “Vẫn còn nhu cầu rất lớn về các giải pháp cho đại dịch, và chúng tôi rất hi vọng rằng Molnupiravir có thể đóng một vai trò trong giúp đỡ các bệnh nhân.”

Molnupiravir [USAN] RN: 2349386-89-4. UNII: YA84KI1VEW, InChIKey: HTNPEHXGEKVIHG-QCNRFFRDSA-N; PubChem CID145996610; CAS Number 2349386-89-4

Molnupiravir_cau_truc_hoa_hoc

Molnupiravir Quá trình phát triển của thuốc

Molnupiravir xuất phát được nghiên cứu bởi công ty tiên phong về thuốc tại Đại học Emory ở Georgia là Drug Innovation Ventures at Emory. Sau đó, đơn vị này được mua lại bởi công ty Ridgeback Biotherapeutics, đối tác của Merck &Co. để tiếp tục phát triển thuốc kháng virus.

Lịch sử phát triển của Molnupiravir – hoạt chất kháng virus dùng trong Covid-19

Một nghiên cứu xuất bản vào 29 tháng 4 năm 2020, có thể về tiềm năng của Molnupiravir chống lại nhiều chủng Coronavirus (CoVs), và sinh khả dụng theo đường uống làm nổi bật tiềm năng sử dụng như một thuốc kháng virus hiệu quả chống lại SARS-CoV-2 và các chủng Coronavirus có thể có trong tương lai.

Vào 19 tháng 6 năm 2020, chi nhánh Ridgeback Biotherapeutics tại Miami thông báo khởi động nghiên cứu lâm sàng hai 2 Pha 2 để đánh giá hiệu quả của Molnupiravir như một loại thuốc kháng virus đề điều trị COVID-19. Nghiên cứu Pha 2a là thử nghiên lâm sàng mù đôi ngẫu nhiên có đối chứng của Molnupiravir với đàn ông và phụ nữ dương tính với SARS-CoV-2 trong 144 giờ với xét nghiệm khẳng định PCR và được nhập viện với chẩn đoán mắc COVID-19. Việc ghi danh và điều trị được bắt đầu nhanh chóng để đảm bảo liều điều tiên của Molnupiravir hoặc giả dược được sử dụng sớm nhất có thể trong vòng 7 ngày đầu tiên khởi phát triệu chứng.

Ngày 1 tháng 7 năm 2020, Merck và Ridgeback Biotherapeutics LP thông báo rằng Ủy ban thương mại Liên bang Hoa Kỳ đã cấp phép cho chấm dứt sớm thời gian chờ đợi theo đạo luật cải tiến chống độc quyền Hart-Scott-Rodino. Do đó, tất cả các yêu cầu kết thúc đã được hoàn thành cho giao dịch hợp tác được công bố trước đó nhằm thúc đẩy phát triển EIDD-2901, Molnupiravir, một tác nhân kháng virus nghiên cứu dùng đường uống đang được phát triển lâm sàng để điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19.

Ngày 25 tháng 1 năm 2021, Merck nói rằng Molnupiravir hiện tại đang được đánh giá trong thử nghiệm lâm sàng Phase 2/3 đối với bệnh nhân Nội trú và Ngoại trú. Ngày hoàn thành cơ bản các nghiên cứu Pha 2/3 là tháng 5 năm 2021. Công ty dự kiến dữ liệu hiệu quả ban đầu vào quý I năm 2021, Merck dự kiến sẽ chia sẻ công khai nếu có ý nghĩa về lâm sàng.

Vào ngày 6 tháng 3 năm 2021, Merck and Ridgeback Biotherapeutics tuyên bố các kết quả bước đầu từ nghiên cứu Phase 2a chứng minh an toàn, khả năng dung nạp và hiệu quả loại trừ RNA của virus SARS-CoV-2. Trong số 182 người tham gia với dịch mũi họng dương tính, có 42% (78/182) phát hiện virus ở mức cơ bản. Các công ty cũng đã báo cáo phát hiện về một mục tiêu thứ hai trong nghiên cứu Pha 2a, chứng minh khả năng giảm thời gian để âm tính virus trong dịch mũi họng từ người tham gia mắc COVID-19 có triệu chứng, xác định bằng phân lập nuôi cấy trong trong tế bào Vero. Vào ngày thứ 5, đã có sự giảm (p=0.001, không được kiểm soát về tính đa dạng) trong nuôi cấy virus dương tính ở nhóm dùng Molnupiravir (tất cả các liều) so với nhóm giả dược, cụ thể: 0% (0/47) ở nhóm Molnupiravir và 24% (6/25) ở nhóm giả dược.

Bác sỹ Wendy Painter, Giám đốc Y Khoa của Ridgeback Biotherapeutics, chia sẻ “Chúng tôi rất vui mừng chia sẻ dữ liệu lây nhiễm ban đầu của Phase 2 trong hội nghị quan trọng này, mặc dù vẫn chỉ là bước đầu trong những thông tin khoa học lâm sàng quan trọng trong bệnh truyền nhiễm.”

Bác sỹ Roy Baynes, người đứng đầu CMO phát triển lâm sàng toàn cẩu, Phòng thí nghiệm nghiên cứu Merck bổ sung “Chúng tôi tiếp tục đạt được các bước tiến trong các chương trình lâm sàng Phase 2/3 đánh giá Molnupiravir trên cả bệnh nhân ngoại trú và bệnh nhân nhập viện và dự kiến sẽ cập nhật thông tin khi thích hợp,”

Ngày 15 tháng 4 năm 2021, các công ty đã thông báo, “Dựa trên phân tích tamj thời theo kế hoạch những dữ liệu từ Pha 2, giai đoạn dò liều (Phần 1) của hai thử nghiệm có đối chứng tiếp tục đánh giá Molnupiravir dùng 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày cho bệnh nhân ngoại trú (MOVe-OUT) và những bệnh nhân nhập viện (MOVe-IN) với COVID-19, và từ các nghiên cứu khoảng liều đã hoàn thiện ở Pha 2a với bệnh nhân ngoại trú, quyết định đã được đưa ra tiếp tục giai đoạn Pha 3 (Phần 2) của MOVe-OUT đối với bệnh nhân ngoại trú điều trị COVID-19, đánh giá liều dùng 800 mg Molnupiravir 2 lần mỗi ngày. Dữ liệu từ MOVe_IN chỉ ra rằng Molnupiravir có vẻ chứng minh không mang lại lợi ích lâm sàng với bệnh nhân nhập viện, những người thường đã xuất hiện triệu chứng dài hơn trước khi tham gia nghiên cứu; do đó, quyết định sẽ không tham gia Pha 3.

“Để phát triển một thuốc nhanh và trên quy mô toàn cầu ở tất cả các quốc gia khi cần thiết, bạn cần tới năng lực của một công ty như Merck,” George Painter, Giáo sư, CEO của tổ chức không lợi nhuận thuốc Emory, DRIVE. Ông cũng nói “Thật vui khi thấy họ phát triển nhanh như thế nào và làm thế nào họ đưa thuốc này tới cho người Ấn Độ để giải quyết mối nguy hại này.”

Wendy Holman, CEO của Ridgeback Biotherapeutics nói trong một báo cáo, “Chúng tôi rất vui vì Molnupiravir tiếp tục hứa hẹn trở thành một giải pháp điều trị tiềm năng cho những bệnh nhân COVID-19 ngoại trú. Dữ liệu từ nghiên cứu Ridgeback Bio’s EIDD-2801-2003 (MK-4482-006) kết hợp với nghiên cứu MK-4482-002 của Merck cung cấp các bằng chứng thuyết phục về khả năng kháng virus của Molnupiravir. Chúng ta nhìn về phía trước để hoàn thiện giai đoạn Pha 3 của nghiên cứu MOVe-OUT.”

Vào 9 tháng 6 năm 2021, Merck xác nhận trong một thông cáo báo chí rằng “công ty có kể hoạch để nộp hồ sơ xin phép sử dụng khẩn cấp hoặc phê duyệt cho các cơ quan quản lý bên ngoài Hoa Kỳ và hiện nay đang thảo luận với các quốc gia khác có quan tâm tới việc đồng ý đặc mua trước Molnupiravir. Merck cam kết cung cấp kịp thời Molnupiravir trên toàn cầu. Như một phần của chiến lược tiếp cận của mình, Merck cũng tham giả một thỏa thuận cấp phép tự nguyện không độc quyền đối với Molnupiravir với các nhà sản xuất thuốc gốc để đẩy nhanh việc sẵn có của Molnupiravir ở 104 quốc gia thu nhập thấp và trung bình sau khi được thông qua hoặc cho phép của các cơ quan quản lý.

Trụ sở Merck ở New Jersey (NYSE: MRK), được biết tới với tên MSD ở ngoài nước Mỹ và Canada, tập trung toàn bộ vào phát triển thuốc và vắc xin có nhiều bệnh thách thức hàng đầu thế giới cho việc theo đuổi sứ mệnh để bảo vệ và cải tiến sự sống.

Trụ sở của Ridgeback Biopharmaceuticals tại Florida được đồng sáng lập bởi CEO Wendy Holman và Bác sỹ Wayne Holman, một nhà tư vấn khoa học, tập trung vào phát triển các thuốc kháng virus cho dịch bệnh và đại dịch.

Thông tin về Molnupiravir kháng virus trên truyền thông

17 tháng 8 năm 2021, Trung tâm Phổi ở Philipin (LCP) và Trung tâm y tế tưởng niệm Quirino (QMMC) khuyến khích bệnh nhân COVID-19 tham gia thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả kháng virus của Molnupiravir. Các bệnh viện cần tổng cộng 35 bệnh nhân. LCD đã tuyển được 15 bệnh nhân, và bệnh viện vẫn cần thêm 10 bệnh nhân nữa, trong khi QMMC cần 10 người tham gia.

13 tháng 8 năm 2021, Merck thông báo bắt đầu đệ trình luân phiên cho Bộ Y Tế Canada về Molnupiravir.

29 tháng 7 năm 2021 – Merck công bố tình hình tài chính trong quý II năm 2021.

12 tháng 7 năm 2021 – Merck và Ridgeback Biotherapeutics công bố kết quả nội bộ nghiên cứu Pha 2 từ Pha 2/3 thử nghiệm lâm sàng (MOVe-OUT và MOVe-IN) của Molnupiravir. Theo đó hãng sẽ tiếp tục thử nghiệm lâm sàng giai đoạn Pha 3 của nghiên cứu thử nghiệm MOVe-OUT trên bệnh nhân người lớn điều trị ngoại trú có xác nhận dương tính COVID-19 và có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ khiến bệnh nặng. Merck cũng dự kiến sẽ khởi động một chương trình lâm sàng để đánh giá khả năng phòng bệnh sau phơi nhiễm vào nửa sau năm 2021. Cũng theo thông tin này, hãng ngưng không tiến hành nghiên cứu Pha 3 MOVe-IN với nhóm bệnh nhân COVID-19 điều trị tại viện do không thấy có bằng chứng chứng minh hiệu quả lâm sàng rõ rệt trên nhóm đối tượng này.

29 tháng 7 năm 2021 – Các công ty dược phẩm ở Ấn Độ thông báo họ sẽ cộng tác thử nghiệm lâm sàng Molnupiravir để điều trị COVID-19 nhẹ ở nhóm bệnh nhân ngoại trú. Các công ty này bao gồm Cipla Limited, Dr. Reddy’s Laboratories Ltd, Emcure Pharmaceuticals Limited, Sun Pharmaceutical Industries Limited, and Torrent Pharmaceuticals Limited.

9 tháng 6 năm 2021 – Merck thông báo thỏa thuận mua Molnupiravir với chính phủ Hoa Kỳ. Thông qua thỏa thuận, nếu Molnupiravir được chấp nhận cấp quyền sử dụng khẩn cấp hoặc được FDA Hoa Kỳ thông qua, Merck sẽ nhận được khoảng 1,2 tỷ đô la Mỹ để cung ứng 1.7 triệu liệu trình Molnupiravir cho chính phủ Hoa Kỳ. Merck đang mạo hiểm đầu tư để nâng công suất sản xuất của Molnupiravir và kỳ vọng có thể sản xuất 10 triệu liệu trình điều trị cho tới cuối năm 2021.

6 tháng 6 năm 2021 – Hoạt chất kháng virus Molnupiravir tham gia thử nghiệm lâm sàng pha 3 với COVID-19 tại Trung tâm phổi Philipin, theo chính quyền địa phương báo cáo. Nhóm đối tượng thử nghiệm là những người mắc COVID-19 có triệu chứng lâm sàng được xét nghiệm trong vòng 5 ngày trở lại, tuổi từ 18 trở lên và chưa được tiêm vắc xin.

25 tháng 5 năm 2021 – MSN Laboratories Pvt. Ltd. đã xác nhận rằng hãng đang khởi động thử nghiệm lâm sàng Pha 3 của viên nang Molnupiravir để điều trị COVID-19 ở Ấn Độ, với khoảng 2,400 người mắc COVID-19 từ nhẹ tới vừa.

25 tháng 5 năm 2021 – Optimus Pharma có trụ sở tại Hyderabad tuyên bố, “Optimus muốn bắt đầu ngay các thử nghiệm lâm sàng về Molnupiravir trên bệnh nhân COVID-19 ở Ấn Độ. Thử nghiệm lâm sàng sẽ cho chúng tôi biết hiệu quả của phân tử này trên bệnh nhân COVID-19,” Chủ tịch & Giám đốc điều hành, Tiến sỹ D Srinivas Reddy cho biết.

18 tháng 5 năm 2021 – Optimus Pharma thông báo họ đã nhận được sự chấp thuận của Cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng phần cuối của Pha III cho Molnupiravir điều trị bệnh nhân COVID-19.

11 tháng 5 năm 2021 – Một bài báo trên tạp chí: Molnupiravir thúc đẩy gây đột biến SARS-CoV-2 thông qua khuôn mẫu RNA đã phát hiện ‘dữ liệu sinh hóa củng cố cơ chế hoạt động của Molnupiravir chủ yếu dựa trên sự gây đột biến RNA qua trung gian chuỗi mẫu.’

10 tháng 5 năm 2021 – Một phòng thí nghiệm virus học của Đại học Alberta đã phát hiện ra cách thức hoạt động của một chất kháng virus đường uống tấn công virus SARS-CoV-2, được công bố trên Tạp chí Sinh hóa. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh cơ chế hoạt động cơ bản của Molnupiravir là thay đổi bộ gen của virus, một quá trình được gọi là đột biến quá mức hoặc “thảm họa lỗi”. Matthias Götte, giáo sư và chủ nhiệm Khoa Miễn dịch và Vi sinh y học thuộc Khoa y tế và Nha khoa, một thành viên của Viện virus học Lý Gia Thành, giải thích: “Polymerase, hay động cơ sao chép của virus, nhầm lẫn các phân tử Molnupiravir với các khối xây dựng tự nhiên cần cho sự nhân lên của bộ gen virus và kết hợp Molnupiravir lẫn vào”

co_che_tac_dung_molnupiravir

27 tháng 4 năm 2021 – Merck thông báo công ty tham gia một thỏa thuận cấp phép tự nguyện không độc quyền đối với Molnupiravir với 5 công ty dược phẩm tại Ấn Độ. Merck tham gia thỏa thuận này để thúc đẩy nhanh việc sẵn có thuốc Molnupiravir ở Ấn Độ và các nước thu nhập thấp, trung bình sau khi có được sự chấp thuận và cho phép sử dụng khẩn cấp của các cơ quan quản lý sở tại.

27 tháng 4 năm 2021 – Bài báo của Đại học Emory: Thuốc kháng virus được phát minh bởi DRIVE của Emory được cấp phép sử dụng khẩn cấp COVID-19 tại Ấn Độ.

26 tháng 4 năm 2021 – Natco Pharma Limited có trụ sở tại Ấn Độ (NSE: NATCOPHARM; BSE: 524816) đã nộp đơn cho Tổ chức Kiểm soát Tiêu chuẩn Thuốc Trung ương (CDSCO) ở Ấn Độ để phê duyệt thử nghiệm lâm sàng Pha III của Viên nang Molnupiravir để điều trị COVID-19 ở bệnh nhân dương tính. NATCO hy vọng rằng CDSCO sẽ phê duyệt khẩn cấp loại thuốc này dựa trên “việc sử dụng nhân đạo” cho bệnh nhân. Công ty cho biết họ sẵn sàng ra mắt sản phẩm trong tháng này nếu được chấp thuận.

26 tháng 4 năm 2021 – Bài báo của BMJ: Chính phủ Anh đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm chống virus để xác định các phương pháp điều trị được sử dụng tại nhà cho những người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 để ngăn chặn virus lây lan và rút ngắn thời gian phục hồi. Cố vấn khoa học chính của chính phủ, Patrick Vallance, cho biết, “Thuốc chống virus ở dạng viên là một công cụ quan trọng khác để ứng phó. Thuốc có thể giúp bảo vệ những người không được bảo vệ hoặc không đủ điều kiện để tiêm vắc xin. Nó cũng có thể là một lớp phòng thủ khác khi đối mặt với các biến thể mới đáng lo ngại. Lực lượng đặc nhiệm sẽ giúp đảm bảo các loại thuốc kháng virus hứa hẹn nhất luôn sẵn sàng để triển khai càng nhanh càng tốt ”.

Nguồn: recisionvaccinations.com

Bài viết Thuốc Molnupiravir kháng virus là thuốc gì mà được dùng cho bệnh nhân Covid-19 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc-molnupiravir-khang-virus-la-thuoc-gi-ma-duoc-dung-cho-benh-nhan-covid-19-80840/feed/ 0
Thuốc kháng virus Molnupiravir và liệu trình 5 ngày ức chế SARS-CoV-2 https://benh.vn/thuoc-khang-virus-molnupiravir-va-lieu-trinh-5-ngay-uc-che-sars-cov-2-80804/ https://benh.vn/thuoc-khang-virus-molnupiravir-va-lieu-trinh-5-ngay-uc-che-sars-cov-2-80804/#respond Fri, 27 Aug 2021 09:32:02 +0000 https://benh.vn/?p=80804 Molnupiravir là một loại thuốc được BYT Việt Nam đưa vào sử dụng trong điều trị các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng thời gian gần đây và bắt đầu thấy nhiều tín hiệu tích cực. Để hiểu kỹ hơn về loại thuốc này benh.vn sẽ tập hợp các nghiên cứu về thuốc Molnupiravir đã […]

Bài viết Thuốc kháng virus Molnupiravir và liệu trình 5 ngày ức chế SARS-CoV-2 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Molnupiravir là một loại thuốc được BYT Việt Nam đưa vào sử dụng trong điều trị các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng thời gian gần đây và bắt đầu thấy nhiều tín hiệu tích cực. Để hiểu kỹ hơn về loại thuốc này benh.vn sẽ tập hợp các nghiên cứu về thuốc Molnupiravir đã và đang thực hiện trên thế giới. Bài viết sau đây là tóm tắt một báo cáo nghiên cứu lâm sàng pha 2 đã thực hiện và báo cáo tại Hội nghị trực tuyến về Retroviruses và Nhiễm trùng cơ hội, tháng 3 năm 2021.

thuoc_molnupiravir

Molnupiravir giúp loại bỏ virus ở người dùng

Mỗi ngày uống 2 viên chia làm 2 lần trong vòng 5 ngày giúp loại bỏ virus Sars-CoV-2 trong mũi họng của 49 người tham gia.

Bác sỹ Carlos del Rio, giáo sư y khoa ưu tú tại Đại học Emory, Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ, gợi ý một tương lai có thể sử dụng Molnupiravir trong những ngày đầu xuất hiện triệu chứng nhiễm COVID-19 để ngăn ngừa bệnh trở nặng, cũng tương tự như việc sử dụng Tamiflu để chống Cúm A.

“Tôi nghĩ rằng điều này cực kỳ quan trọng,” ông nói trên Bản tin y khoa Medscape. Đại học Emory, Hoa Kỳ đã tham gia một thử nghiệm với Molnupiravir nhưng del Rio không phải là một thành viên trong nhóm thử nghiệm. “Thuốc này cung cấp một giải pháp kháng virus đường uống có thể được sử dụng trong điều trị bệnh nhân ngoại trú.”

Ông cũng cho rằng còn quá sớm để nói rằng thuốc này là đột phá để bác sỹ giúp mọi người không phải cấp cứu ICU.

Báo cáo dữ liệu nghiên cứu lâm sàng pha 2 của Molnupiravir

Bác sỹ Wendy Painter, của Ridgeback Biotherapeurics, người thuyết trình về dữ liệu lâm sàng của Molnupiravir trong Hội thảo trực tuyến Retroviruses và Nhiễm trùng cơ hội cũng đồng với với ý kiến của del Rio. Trong khi dữ liệu đưa ra là rất hứa hẹn, “Chúng ta sẽ cần phải xem xét xem người bệnh có thực sự cảm thấy tốt hơn hay không” để đánh giá giá trị thực sự của loại thuốc này trên chăm sóc lâm sàng.

“Đó là mục tiêu của pha 3 chúng ta cần chứng minh,” bà phát biểu trên Tin tức y khoa Medscape. Hiệu quả và độ an toàn của nghiên cứu pha 2/3 hiện đang được triển khai trên bệnh nhân nhập viện và không nhập viện.

Trong bản giới thiệu rút gọn dữ liệu, bác sỹ Painter đã đưa ra những gì mà các nhà nghiên cứu biết cho tới hiện nay: các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy Molnupiravir hiệu quả chống lại một số chủng virus, trong đó có coronavirus và đặc biệt là SARS-CoV-2. Thuốc ngăn chặn virus nhân lên bằng cách tạo ra lỗi thảm họa virus – về cơ bản là làm quá tải virus với các bản sao và đột biến cho tới khi virus tự bị tiêu diệt và không thể nhân bản.

Trong pha 2a, thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi có đối chứng, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên 202 người lớn được điều trị ngoại trú với triệu chứng sốt hoặc các triệu chứng nhiễm virus hô hấp khác và đã dương tính với SARS-CoV-2 ở ngày thứ 4. Người tham gia được chỉ định ngẫu nhiên chia thành 3 nhóm: 200mg Molnupiravir, 400mg Molnupiravir; hoặc 800mg Molnupiravir. Nhóm dùng 200mg Molnupiravir được ghép 1-1 với nhóm chứng sử dụng giả dược, và hai nhóm còn lại có 3 người trong mỗi nhóm thử nghiệm đối chứng.

Những người tham gia được sử dụng 2 viên mỗi ngày trong vòng 5 ngày và sau đó được theo dõi tiếp tục trong vòng 28 ngày để xem có tác dụng bất lợi nào không. Ở các ngày 3, 5, 7, 14 và 28, các nhà nghiên cứu cũng lấy mẫu dịch mũi họng để làm xét nghiệm PCR kiểm tra virus, và nuôi cấy virus SARS-CoV-2 để xem lượng virus còn lại có đủ khả năng để lây nhiễm cho người khác hay không.

Đáng chú ý là, viên thuốc này không cần xử lý lạnh trong bất kỳ khâu nào, do đó tránh được thách thức về chuỗi lạnh như việc phân phối, sản xuất vắc xin.

“Nhu cầu cấp thiết hiện nay là phải dễ dàng sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng thuốc kháng virus chống lại SARS-CoV-2,” bà Painter nói.

Trong số 202 người tham gia thử nghiệm, 182 mẫu có thể đánh giá, trong đó 78 mẫu có nhiễm trùng mức nền. Các kết quả dựa trên phòng thí nghiệm của 78 người tham gia. Ở ngày thứ 3, 28% bệnh nhân nhóm sử dụng giả dược có SARS-CoV-2 trong dịch mũi họng, so với 20.4% bệnh nhân dương tính trong bất kể nhóm sử dụng Molnupiravir nào. Nhưng tới ngày thứ 5, không có người nào trong nhóm sử dụng Molnupiravir có SARS-CoV-2 trong dịch mũi họng. So với, 24% người trong nhóm sử dụng giả dược vẫn phát hiện được virus.

Trong nửa liệu trình điều trị, những sự khác biệt về sự hiện diện của virus cũng rõ ràng. Ở ngày thứ 3 trong 5 ngày điều trị, 36.4% người tham gia nhóm 200mg phát hiện được virus trong dịch mũi họng, so với 21% ở nhóm 400mg và chỉ 12.5% ở nhóm 800mg. Mặc dù ở nhóm 200mg và 400mg cũng giảm đáng kể virus, nhưng tình trạng giảm đáng kể trên thống kê chỉ xảy ra ở nhóm 800mg.

Ngược lại, sau 5 ngày điều trị ở nhóm điều trị giả dược, tỷ lệ nhiễm virus cũng khác nhau ở các nhóm giả dược cụ thể là 18.2% ở nhóm giả dược 200mg với 30% ở nhóm giả dược 800mg. Điều này chỉ ra sự thay đổi diễn biến của virus SARS-CoV-2.

“Bạn cũng không biết” loại nhiễm trùng nào dẫn tới tình trạng bệnh nặng, bà Painter nói với Tin tức y khoa Medscape. “và chúng tôi cũng vậy”.

7 người tham gia thử nghiệm đã ngưng điều trị, trong đó chỉ có 4 người bị tác dụng bất lợi của thuốc. 3 trong số đó ngưng hẳn việc tham gia thử nghiệm do tác dụng bất lợi. Nghiên cứu này vẫn là nghiên cứu mù, do đó không rõ những tác dụng bất lợi đó là gì, tuy nhiên, bác sỹ Painter nói rằng họ không nghĩ tác dụng bất lợi đó liên quan tới việc dùng thuốc nghiên cứu.

Điểm mấu chốt là, bác sỹ Painter nói, những người được điều trị với Molnupiravir có kết quả hoàn toàn khác so với các biện pháp trong phòng thí nghiệm trong quá trình nghiên cứu.

“Trung bình 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng, 24% bệnh nhân nhóm dùng giả dược vẫn phát hiện dương tính” với SARS-CoV-2 – điều đó có nghĩa là không phải chỉ có virus ở trong dịch mũi họng, mà nó còn có khả năng khả năng lây nhiễm, bà Painter nói. “Trái lại, không có virus có khả năng lây nhiễm nào được phát hiện trong nghiên cứu sau 5 ngày ở bất kỳ nhóm sử dụng Molnupiravir nào”

Theo: Tóm tắt SS777. Giới thiệu 6 tháng 3 năm 2021, Hội thảo Retrovirus và Nhiễm trùng cơ hội 2021.

Conference on Retroviruses and Opportunistic Infections 2021: Abstract SS777. Presented March 6, 2021.

Nguồn: Medscape.com

Bài viết Thuốc kháng virus Molnupiravir và liệu trình 5 ngày ức chế SARS-CoV-2 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc-khang-virus-molnupiravir-va-lieu-trinh-5-ngay-uc-che-sars-cov-2-80804/feed/ 0
Tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 mRNA – phát hiện mới từ Israel https://benh.vn/tac-dung-phu-cua-vac-xin-covid-19-mrna-phat-hien-ngac-nhien-tu-israel-80698/ https://benh.vn/tac-dung-phu-cua-vac-xin-covid-19-mrna-phat-hien-ngac-nhien-tu-israel-80698/#respond Thu, 10 Jun 2021 05:47:15 +0000 https://benh.vn/?p=80698 Phản ứng tái kích hoạt Herpes zoster – hay còn gọi là bệnh Zona – sau khi được tiêm vắc xin COVID-19 ở 6 bệnh nhân bị mắc các bệnh tự miễn hoặc bệnh lý viêm có thể là tác dụng bất lợi liên quan tới vắc xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech mRNA, một báo cáo […]

Bài viết Tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 mRNA – phát hiện mới từ Israel đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phản ứng tái kích hoạt Herpes zoster – hay còn gọi là bệnh Zona – sau khi được tiêm vắc xin COVID-19 ở 6 bệnh nhân bị mắc các bệnh tự miễn hoặc bệnh lý viêm có thể là tác dụng bất lợi liên quan tới vắc xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech mRNA, một báo cáo cho biết.

Tại hai trung tâm ở Israel, có 6 trường hợp bị Herpes zoster phát hiện sớm sau khi được cho tiêm vắc xin Covid-19 của Pfizer ở những bệnh nhân có các bệnh lý sẵn có như viêm khớp dạng thấp từ tháng 12 năm 2020, theo Victoria Furer, MD, Đại học Tel Aviv, và các cộng sự.

Tới nay, chúng ta vẫn còn biết rất ít về mức độ an toàn cũng như hiệu quả của các loại vắc xin Covid-19 trong số những bệnh nhân bệnh thấp khớp, bởi vì những cá thể bị ức chế miễn dịch không được đưa vào trong các thử nghiệm lâm sàng ban đầu.

Theo đó, một nghiên cứu quan sát được tiến hành tại Trung tâm Y khoa Tel Aviv và Trung tâm Y khoa Carmel ở Haifa, theo dõi những tác dụng bất lợi sau khi tiêm vắc xin ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống, bệnh mô liên kết, viêm mạch, viêm cơ. Phân tích tạm thời này bao gồm 491 bệnh nhân và 99 chứng, các sự kiện được báo cáo trong suốt thời gian theo dõi 6 tuần sau khi tiêm vắc xin. Tỷ lệ mắc ở các bệnh nhân là 1.2% cao hơn so với nhóm chứng, Furer và các cộng sự báo cáo trong tạp chí Thấp khớp học.

“Chúng tôi không thấy có các ca nào bổ sung cho tới thời điểm này,” Furer đã phát biểu với MedPage Today. Tuy nhiên, “các hoạt động giám sát tiếp theo đối với tác dụng bất lợi tiềm tàng sau khi tiêm vắc xin Covid-19 ở bệnh nhân viêm khớp là rất cần thiết,” bà bổ sung.

Xem thêm nghiên cứu đầy đủ tại đây: Herpes zoster following BNT162b2 mRNA Covid-19 vaccination in patients with autoimmune inflammatory rheumatic diseases: a case series

vacxin_Covid_19_gay_zona

Các ca bệnh được theo dõi

Ca thứ nhất là một phụ nữ 44 tuổi mắc hội chứng Sjogren, đang được điều trị với Hydroxychloroquine. Cô có tiền sử mắc Thủy đậu và chưa được tiêm chủng vắc xin thủy đậu. 3 ngày sau khi tiêm mũi vắc xin đầu tiên, cô bị phát ban trên da kèm theo ngứa, đau thắt lưng và đau đầu. Các triệu chứng đều cùng hết sau 3 tuần mà không cần điều trị gì, cô được tiêm mũi vắc xin thứ 2 sau mũi thứ nhất 4 tuần.

Trường hợp thứ hai là một phụ nữ 56 tuổi với tiền sử lâu dài mắc viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính được điều trị với các thuốc sinh học khác nhau và bệnh tình giảm với thuốc Tofacitinib (Xeljanz) từ năm 2014. Cô có lịch sử bị thủy đậu và chưa được chủng ngừa.

Sau mũi tiêm vắc xin thứ nhất, cô báo cáo tình trạng khó chịu và đau đầu, sau đó 4 ngày cô thấy rất đau ở mắt trái và phần trán, cùng với đó là nổi các nốt phân bổ quanh mắt dọc dây thần kinh sọ não số 5 – herpes zoster ophthalmicus (HZO). Khám đáy mắt phát hiện thấy bệnh nhân bị viêm kết mạc xung huyết gây viêm giác mạc. Bệnh nhân được sử dụng 2 tuần thuốc acyclovir và giảm đau, các triệu chứng giảm dần và rõ rệt sau 6 tuần. Trong 2 tuần, bệnh nhân ngưng thuốc Tofacitinib nhưng không bị phát bệnh viêm khớp. Bệnh nhân từ chối tiêm mũi vắc xin thứ 2.

Trường hợp thứ 3 là một phụ nữ 59 tuổi với viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính không đáp ứng với liệu pháp điều trị sinh học và baricitinib (Olumiant), nhưng 6 tháng trước đó cô bắt đầu được điều trị với upadacitinib (Rinvoq) cùng prednisone 5mg/ngày và đáp ứng một phần với điều trị. Bệnh nhân có tiền sử bị thủy đậu và được tiêm vắc xin sống giảm độc lực vào năm 2019.

Hai ngày sau khi tiêm mũi vắc xin Covid thứ 2, bệnh nhân báo cáo đau và có nổi mụn nước ở vùng bụng dưới, bẹn, mông, đùi và được cho thuốc valacyclovir. Thuốc kháng virus được uống trong 3 ngày nhưng sau đó ngưng dùng vì tác dụng phụ các mụn nước trên da tự lành trong 6 tuần.

Thuốc upadacitinib không được sử dụng trong thời gian bị Zona và bệnh nhân trải qua tình trạng tái phát viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng, đau đa khớp, sau đó cô phải sử dụng thuốc điều trị viêm khớp là etanercept (Enbrel)

Trường hợp thứ 4 là một phụ nữ 36 tuổi với tiền sử bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính kèm theo bệnh phổi kẽ. 2 năm trước bệnh nhân được điều trị với rituximab (Rituxan), mycophenolate mofetil (Cellcept), và prednisone liều 7mg/ngày. Bệnh nhân có tiền sử thủy đậu và chưa được tiêm vắc xin tái tổ hợp.

10 ngày sau khi tiêm mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên, bệnh nhân báo cáo đau và có mụn nước ở bụng và lưng dọc vùng da T10, và được cho sử dụng acyclovir trong 7 ngày. Các mụn nước giảm hết trong vòng 6 tuần, và bệnh nhân được tiêm mũi thứ 2 sau 4 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ nhất. Bệnh nhân không thấy tác dụng bất lợi của vắc xin nữa và không bị phát bệnh viêm khớp.

Trường hợp thứ 5 là một phụ nữ 38 tuổi bị bệnh mô liên kết không biệt hóa và hội chứng kháng phospholipid đã được điều trị với thuốc aspirin và hydroxychloroquin. Bệnh nhân đã từng bị Thủy đậu và không tiêm vắc xin tái tổ hợp.

Hai tuần sau khi tiêm mũi vắc xin thứ nhất, bệnh nhân nổi mụn nước ngứa ở ngực phải và được cho sử dụng thuốc Acyclovir 1 tuần. Triệu chứng Zona được giải quyết trong 3 tuần và bệnh nhân được tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 2 theo lịch trình mà không bị tác dụng phụ hay phát bệnh trở lại.

Trường hợp thứ 6 là một phụ nữ 61 tuổi với tiền sử viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính lâu năm, đã được điều trị với thuốc Tocilizumab (Acetemra) và prednisone 5mg/ngày tại thời điểm được tiêm mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên. Hai tuần sau đó, mụn nước xuất hiện ở vùng da T6, và bệnh nhân được cho sử dụng valacyclovir trong 1 tuần, các triệu chứng Zona hết trong 10 ngày.

Tuy nhiên, bệnh nhân đã báo cáo tình trạng viêm khớp tăng nhẹ và được tăng liều prednisone lên 7.5mg/ngày. Liều vắc xin thứ hai được tiêm không theo đúng lịch trình.

Mô hình và cơ chế gây tác dụng bất lợi của vắc xin Covid-19 mRNA

Furer và các cộng sự đã lưu ý rằng chưa có báo cáo về Herpes zoster trong các thử nghiệm lâm sàng của vắc xin COVID-19 mRNA, và do đó, với hiểu biết của nhóm nghiên cứu thì đây là những ca đầu tiên trong số các bệnh nhân với nền bệnh tự miễn, hoặc bệnh lý viêm.

Dạng bệnh tương đối nhẹ, không có bệnh nhân nào bị lan tỏa hoặc đau dây thần kinh sau khi mắc Herpes. Điều đáng lưu ý, các nhà nghiên cứu chỉ ra có một trường hợp bệnh nhân đã tiêm vắc xin tái tổ hợp 2 năm trước khi được chủng ngừa COVID-19.

“Miễn dịch trung gian tế bào đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh Zona tái phát. Tình trạng giảm miễn dịch qua trung gian tế bào theo tuổi tác hoặc theo thể bệnh có mối liên hệ với việc giảm tế bào T đặc hiệu với virus Varicella zoster, làm gián đoạn giám sát miễn dịch và tăng nguy cơ tái phát Zona, cùng với tuổi tác là tác nhân nguy cơ chính chiếm tới 90% trường hợp Zona,” các nhà nghiên cứu nhận xét. Tuy nhiên, các ca bệnh này nằm trong độ tuổi trung niên, trung bình 49 tuổi và có bệnh lý viêm khớp nhẹ, kéo dài.

Các tác nhân khác có thể liên quan. Ví dụ, nguy cơ Herpes zoster ở nhóm bệnh nhân thấp khớp cao hơn so với người khỏe mạnh, với tỷ lệ mắc gộp là 2.9% (95% CI 2.4-3.3). Thêm vào đó, nguy cơ trong nhóm bệnh nhân viêm khớp dạng thấp còn cao hơn gấp khoảng 2 lần so với nhóm dân cư phổ thông.

Các nguy cơ khác là mức độ hoạt động của bệnh và liều cao của prednisone được bệnh nhân sử dụng. Hơn nữa, nhóm bệnh nhân được điều trị với thuốc ức chế JAK như tofacitinib cũng có nguy cơ mắc herpes cao gấp 2 lần, trong số 6 trường hợp trên có 2 trường hợp dùng thuốc này.

COVID-19 bản thân nó cũng có mối liên hệ với các nốt Zona, điều này gợi ý rằng bệnh có thể cản trở sự hoạt hóa và chức năng của CD4+ và CD8+, điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch chống lại virus.

“Các cơ chế tiềm năng có thể giải thích mối liên hệ bệnh học giữa vắc xin mRNA-COVID-19  và tái phát Zona là sự kích thích miễn dịch bẩm sinh thông qua các thụ thể giống toll (toll-like receptors),” các nhà nghiên cứu viết.

Họ cũng lưu ý rằng vắc xin có thể kích thích interferons tuýp I và cytokines làm ảnh hưởng tới khả năng biểu hiện kháng nguyên.

Một hạn chế của phân tích này là chẩn đoán Herpes zoster được thực hiện chỉ trong môi trường lâm sàng. Với một số lượng mẫu nhỏ, không thể khẳng định có thể suy đoán với các trường hợp thông thường khác.

Bài viết Tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 mRNA – phát hiện mới từ Israel đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-phu-cua-vac-xin-covid-19-mrna-phat-hien-ngac-nhien-tu-israel-80698/feed/ 0