Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 18 Jul 2022 15:27:54 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Khói bồ kết tiêu diệt virus H5N1 như thế nào? https://benh.vn/khoi-bo-ket-tieu-diet-virus-h5n1-nhu-the-nao-5069/ https://benh.vn/khoi-bo-ket-tieu-diet-virus-h5n1-nhu-the-nao-5069/#respond Sun, 17 Jul 2022 05:16:21 +0000 http://benh2.vn/khoi-bo-ket-tieu-diet-virus-h5n1-nhu-the-nao-5069/ Tại một số tỉnh trên cả nước đã áp dụng phương pháp xông khói bồ kết để chữa bệnh cho vật nuôi, phòng chống cúm gia cầm …. trên góc độ khoa học, sử dụng khói bồ kết diệt virus đã mang lại những kết quả rất tốt cho cộng đồng. Vậy, tác dụng của bồ kết? khói bồ kết tiêu diệt virus H5N1như thế nào?

Bài viết Khói bồ kết tiêu diệt virus H5N1 như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tại một số tỉnh trên cả nước đã áp dụng phương pháp xông khói bồ kết để chữa bệnh cho vật nuôi, phòng chống cúm gia cầm …. trên góc độ khoa học, sử dụng khói bồ kết diệt virus đã mang lại những kết quả rất tốt cho cộng đồng. Vậy, tác dụng của bồ kết? khói bồ kết tiêu diệt virus H5N1 như thế nào?

Ngoài ra, bồ kết là một loại cây quen thuộc được sử dụng vào cuộc sống thường ngày của người dân: dùng gội đầu, chữa ho, hen suyễn…

Tìm hiểu về cây bồ kết

Bồ kết (tên khoa học là Gleditschiaaustralis – Hems, thuộc họ Vang – Caesalpiniaceae), mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam, Trung Quốc… Bồ kết thường được nhân dân chế nước để gội đầu và làm thuốc.

Quả, hạt và gai bồ kết là những bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu trong y học hiện đại, y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.

cay_bo_ket_benhvn

Bồ kết được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền, y học hiện đại…(Ảnh minh họa)

Đặc tính của bồ kết

  • Quả bồ kết chứa hoạt chất saponin.
  • Chất men peroxydaza và một số hoạt chất khác..

Bộ phận sử dụng của Bồ kết

  • Lá bồ kết.
  • Quả bồ kết.
  • Gai bồ kết.
  • Hạt bồ kết…

Tác dụng của bồ kết

Bồ kết có rất nhiều tác dụng khác nhau, tùy theo bộ phận sử dụng, cách chế biến. Do đó, khi sử dụng bồ kết cần tìm hiểu kỹ, tránh nhầm lẫn.

Tác dụng của Quả bồ kết

  • Chữa viêm xoang, ngạt mũi, khó thở.
  • Chữa trúng phong, cấm khẩu, hôn mê bất tỉnh
  • Chữa ho nhiều đờm, hen suyễn, thở khò khè.
  • Chữa đau nhức răng, sâu răng.
  • Chữa đầy bụng, ăn không tiêu cho trẻ nhỏ.
  • Tiêu diệt vi khuẩn trong không khí.
  • Chữa lở ngứa do nấm, trẻ em chốc đầu.
  • Chữa quai bị.
  • Chữa giun kim.
  • Hỗ trợ giảm đường huyết.

qua_bo_ket

Quả bồ kết chữa lở ngứa do nấm, trẻ em chốc đầu (Ảnh minh họa)

Tác dụng của Gai bồ kết

  • Chữa viêm mũi, tắc nghẹt.
  • Chữa kiết lỵ ra máu mũi lâu ngày.
  • Chữa nha chu viêm (chân răng sưng đau, có thể ra mủ)
  • Chữa sưng vú ở phụ nữ.

Tác dụng của Hạt bồ kết

  • Chữa kiết lỵ.
  • Chữa đau răng.
  • Chữa ho lâu ngày.

Các tác dụng khác của bồ kết

  • Các nhóm flavonoid trong bồ kết tham gia bảo vệ thành mao mạch, duy trì sự bền vững của mao mạch, hạn chế xuất huyết…
  • Nông dân thường đốt bồ kết để chữa bệnh cho vật nuôi (gia cầm, gia súc hít thở khói bồ kết để phòng bệnh dịch)…

Phương pháp sử dụng khói bồ kết diệt virus H5N1

Để diệt virus cúm A H5N1 bằng bồ kết cần lưu ý cách làm như sau.

  • Đốt quả bồ kết để xông khói.
  • Chất saponin và các hợp chất khác có trong bồ kết sẽ thăng hoa, lẫn trong khói, lan tỏa vào đường hô hấp, bám đọng vào niêm mạc và phát huy tác dụng chống mầm bệnh.
  • Chất saponin ở niêm mạc đường hô hấp từ khói bồ kết đưa vào sẽ kích thích các đầu mút thần kinh cảm giác, thông qua đó kích thích trung khu hô hấp giúp cải thiện hô hấp.
  • Saponin có tác dụng kích thích các tuyến ở niêm mạc đường hô hấp tăng tiết dịch, pha loãng đờm rãi, kích thích con vật hắt hơi, khẹc mũi, tống đờm rãi ra ngoài, làm thông thoáng đường hô hấp, giúp con vật hô hấp thuận lợi.

bo_ket_xong_khoi

Quả bồ kết xông khói có tác dụng chống mầm bệnh cho gia cầm, làm sạch không khí (Ảnh minh họa)

Mục đích:

  • Chữa bệnh cho gia cầm.
  • Làm sạch môi trường.

Những lưu ý khi sử dụng bồ kết

  • Cây bồ kết có độc tính cao, vì vậy khi sử dụng làm thuốc chữa bệnh phải có chỉ định của bác sỹ để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Phụ nữ đang mang thai, tuyệt đối không được dùng bồ kết (trái, lá, gai), vì trong bồ kết có chất tẩy rửa, tính acid nhẹ gây hưng phấn cổ tử cung dễ sinh non, sảy thai, và ảnh hưởng không tốt tới thai nhi dễ bị sinh con dị tật.

me_bau_va_con

Phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mãn tính…không sử dụng bổ kết (Ảnh minh họa)

  • Người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng cũng không nên dùng bồ kết vì sẽ làm cho bệnh nặng thêm …
  • Những người có sức đề kháng yếu (người già, trẻ nhỏ) khi đang đói không nên dùng bồ kết vì có thể gây ngộ độc, say bồ kết…

Lời kết

Từ ngàn xưa, tổ tiên ta đã sử dụng quả bồ kết để gội đầu, làm đẹp tóc. Bên cạnh đó, bồ kết còn có tác dụng: chữa ho, đau răng, chống suy giảm hô hấp, khó thở….Đặc biệt khói bồ kết chứa chất saponin và các hợp chất khác khi đốt lan tỏa trong không khí có tác dụng làm sạch không khí, cải thiện hô hấp, chống  mầm bệnh …cho gia cầm.

Tuy nhiên, khi sử dụng bồ kết để chữa bệnh, người dân cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sỹ. Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người đăng mắc bệnh…tuyệt đối không sử dụng bồ kết.

Bài viết Khói bồ kết tiêu diệt virus H5N1 như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khoi-bo-ket-tieu-diet-virus-h5n1-nhu-the-nao-5069/feed/ 0
Bệnh cúm A H5N1 https://benh.vn/benh-cum-a-h5n1-5293/ https://benh.vn/benh-cum-a-h5n1-5293/#respond Fri, 24 Jun 2022 09:30:04 +0000 http://benh2.vn/benh-cum-a-h5n1-5293/ Vụ dịch Hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS) đầu năm 2003 xảy ra ở miền Bắc. Sau đó ở miền Bắc xuất hiện nhiều trường hợp bệnh viêm phổi nặng giống bệnh cảnh SARS do lây từ gia cầm gà vịt, nhiều trường hợp tử vong. Nhờ sự hợp tác quốc tế rộng rãi, chúng ta đã xác định đây là những trường hợp viêm phổi do virus cúm A/H5N1.

Bài viết Bệnh cúm A H5N1 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh cúm A H5N1 do virus Cúm A H5N1 vốn xuất phát từ các loại gia cầm lây sang người. Bệnh có thể gây ra các biểu hiện nhẹ giống Cúm như hắt hơi, sổ mũi, ho… nhưng cũng có thể rất nguy hiểm nếu bị viêm phổi.

cum_gia_cam_virus_cum_H5n1

Tổng quan về bệnh Cúm A H5N1

Bệnh Cúm A H5N1 có lịch sử mắc bệnh từ lần đầu tiên được phát hiện năm 1997, sau đó, nó lưu hành và trở nên phổ biến, có những đợt bùng phát hàng năm cho tới bây giờ.

Lịch sử bệnh cúm A H5N1

Vụ dịch Hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS) đầu năm 2003 xảy ra ở miền Bắc. Sau đó ở miền Bắc xuất hiện nhiều trường hợp bệnh viêm phổi nặng giống bệnh cảnh SARS do lây từ gia cầm gà vịt, nhiều trường hợp tử vong. Nhờ sự hợp tác quốc tế rộng rãi, chúng ta đã xác định đây là những trường hợp viêm phổi do virus cúm A/H5N1.

Những vụ đại dịch do virus cúm trong lịch sử:

  • 1918-1956 do virus Spanish H1N1: Đại dịch 1918, 50 triệu người chết.
  • 1957-1967 do virus Asian H2N2: Đại dịch 1957, 4 triệu người chết.
  • 1968 đến nay do virus Hongkong H3N2: Đại dịch 1968, 4 triệu người chết.
  • 1977 đến nay do virus Rusian H1N1.

Virus cúm A H5N1 lần đầu tiên được phát hiện tại Hồng Kông năm 1997, có 18 người mắc bệnh, trong đó 6 người tử vong.

Ở Việt Nam, từ 12/2003 đến 2005 xảy ra 3 làn sóng dịch cúm gia cầm A H5N1. 61 tỉnh thông báo có dịch trên đàn gia cầm. Đã tiêu huỷ hàng chục triệu gia cầm. Dịch trên người xảy ra ở 32 tỉnh, từ năm 2003 đến năm 2012 đã có 94 trường hợp mắc và 42 trường hợp tử vong. Trong năm 2012 có 4 ca mắc, trong đó 2 ca tử vong.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh cúm A H5N1

Khu vực cư trú đang có dịch cúm trên gia cầm. Tiếp xúc trực tiếp (nuôi, chuyên chở, làm thịt…) gia cầm ốm hoặc chết. Ăn thịt gia cầm bị bệnh. Ăn tiết canh vịt, ngan mang mầm bệnh.

Ổ chứa virus cúm A H5N1

  • Gia cầm ốm nhiễm virus
  • Gia cầm lành mang virus
  • Chất thải gia cầm
  • Người bệnh.

Phương thức lây truyền của bệnh cúm A H5N1

Chất tiết đường hô hấp của gà vịt. Qua đường tay-miệng. Ăn tiết canh.

Hiện nay chưa có chứng cớ bệnh lây truyền từ người sang người.

Đặc điểm virus cúm A H5N1

Các virus gây bệnh cúm thuộc nhóm Orthomyxovirus, gồm 3 týp A, B và C, trong đó týp A hay gây bệnh cho người. Virus cúm A có kháng nguyên vỏ H15 loại kháng nguyên H: H1-H15 và kháng nguyên trung hoà N có 9 loại kháng nguyên N: N1-N9. Virus cúm hay thay đổi tính kháng nguyên. Virus cúm A H5N1 có những đột biến để tăng độc lực. Kháng các thuốc amantadine và rimatadine. Có khả năng nhân lên ở đường tiêu hoá. Có thể gây bệnh toàn thân.

Các đặc điểm của bệnh cúm A H5N1

Cúm A H5N1 có những biểu hiện bệnh chung của bệnh Cúm, tuy nhiên, cũng có những đặc điểm tiến triển nhanh, nguy hiểm hơn cần hết sức lưu ý.

Biểu hiện bệnh cúm A H5N1

Thời gian từ khi tiếp xúc đến khi có biểu hiện bệnh thông thường từ 2 đến 5 ngày, có thể kéo dài đến 14 ngày.

Thời kỳ chính người bệnh sốt cao, biểu hiện toàn thân giống cúm thông thường (đau họng, hắt hơi sổ mũi, đau mỏi người). Biểu hiện đường hô hấp dưới (ho, đau ngực, khó thở). Biểu hiện đường tiêu hoá (đau bụng nhẹ, ỉa lỏng). Biểu hiện thần kinh: viêm não, sảng.

Diễn biến bệnh: Biểu hiện đường hô hấp dưới xuất hiện sớm. Khó thở tiến triển. Viêm phổi virus tiên phát. Có thể tiến triển thành ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp người lớn). Có thể có suy đa tạng (gan, thận, tim..).

Các thể bệnh cúm A H5N1

  • Thể điển hình: như trên.
  • Thể không điển hình: Các thể biểu hiện ngoài phổi: ỉa chảy, viêm não.
  • Thể nhiễm không triệu chứng: có virus nhưng không biểu hiện bên ngoài.
  • Xét nghiệm: Giảm bạch cầu, đặc biệt giảm bạch cầu lympho. Giảm tế bào TCD4. Giảm tiểu cầu mức độ nhẹ đến trung bình. Tăng men gan mức độ nhẹ, trung bình. Tăng đường máu. Tăng creatinin máu.
  • Chụp phổi: Tổn thương đa dạng như thâm nhiễm lan tỏa nhiều ổ, thâm nhiễm kẽ, đông đặc tiểu thuỳ, tràn dịch màng phổi. Xuất hiện trung bình vào ngày thứ 4. Hay gặp nhất là đông đặc nhiều ổ từ 2 vùng trở lên. Tổn thương trắng xoá 2 phổi trong bệnh nặng.

Xét nghiệm virus cúm A H5N1

Khẳng định nhiễm virus bằng phát hiện gen đặc hiệu cho H5. Ngoáy họng, lấy dịch tiết hô hấp, dịch màng phổi phát hiện virus bằng kĩ thuật Realtime PCR.

Phát hiện RNA dương tính sau 5,5 ngày từ khi phát bệnh.

Test nhanh kém nhạy.

Chẩn đoán: Dựa trên

  • Dịch tễ học: Tiếp xúc gia cầm ốm chết. Cư trú trong vùng dịch.
  • Lâm sàng: Sốt. Biểu hiện tổn thương hô hấp dưới.
  • Xét nghiệm: Bạch cầu máu không tăng. Xét nghiệm virus dương tính.

Chẩn đoán phân biệt với cúm thông thường, viêm phổi không điển hình do các vi khuẩn Chlamydia, Legionella, Mycoplasma. Viêm phổi vi khuẩn. Tổn thương phổi do nhiễm khuẩn huyết. Sốt mò. Lao phổi. Tổn thương phổi trên bệnh nhân HIV. ARDS do các căn nguyên khác nhau.

Cách xử trí và phòng ngừa mắc cúm A H5N1

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh cúm A H5N1 cho nên các biện pháp điều trị cúm A H5N1 bằng thuốc, hỗ trợ điều trị, xử lý triệu chứng và phòng ngừa thích hợp là hiệu quả hơn cả.

Xử trí khi mắc cúm A H5N1

Cách ly. Thuốc kháng virus: Onseltamivir (Tamiflu). Kháng sinh. Hỗ trợ hô hấp. Theo dõi. Chăm sóc toàn diện.

Tamiflu với người lớn và trẻ trên 13 tuổi liều 75 mg x 2 viên/ngày trong 5-7 ngày, dùng càng sớm càng tốt.

Kháng sinh: Có tác dụng chống bội nhiễm vi khuẩn. Nhẹ: azithromycin. Trung bình: ceftazidim, ceftriaxone. Nặng: Kháng sinh như thể trung bình, thay ceftazidim bằng một trong các kháng sinh sau: tazocin, timentin, sulperazone, tienam.

Phòng bệnh cúm A H5N1

Kiểm soát nhiễm trùng trong bệnh viện. Giám sát các tiếp xúc gần và trong hộ gia đình. Kiểm soát dịch cúm gia cầm. Kiếm soát giết mổ gia cầm. Vệ sinh cá nhân có rửa tay xà phòng với nước hoặc cồn sát khuẩn. Đeo khẩu trang (người chăm sóc và đến thăm, bệnh nhân). Găng tay. Áo choàng, mũ, ủng, kính.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh cúm A H5N1 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-cum-a-h5n1-5293/feed/ 0