Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 04 Dec 2023 04:14:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh cúm theo mùa và các phương pháp phòng chống hiệu quả https://benh.vn/benh-cum-theo-mua-55732/ https://benh.vn/benh-cum-theo-mua-55732/#respond Thu, 02 Nov 2023 08:40:17 +0000 https://benh.vn/?p=55732 Cúm theo mùa (cúm mùa) là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Bài viết Bệnh cúm theo mùa và các phương pháp phòng chống hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cúm theo mùa (cúm mùa) là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

xo_mui_cum_mua

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa tạng thậm chí gây tử vong.

Dấu hiệu và tiến triển của bệnh cúm mùa

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của cảm cúm thường nghiêm trọng hơn. Những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Dấu hiệu cúm mùa

Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm, các triệu chứng ban đầu là:

  • Sốt cơn bắt đầu xuất hiện
  • Có cảm giác ớn lạnh
  • Nhức đầu
  • Đau nhức cơ bắp
  • Chóng mặt
  • Ăn không ngon
  • Mệt mỏi
  • Ho
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi
  • Buồn nôn
  • Cảm giác yếu ớt không còn sức lực
  • Đau tai
  • Có thể tiêu chảy

Tiến triển của bệnh

Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong một đến hai tuần.

Điều trị và phòng bệnh cúm mùa

Bệnh Cúm mùa thường không cần phải nhập viện mà có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý phòng bệnh, nhất là vào các đợt cao điểm của dịch.

Điều trị cúm mùa

Nên đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn:

  • Trong trường hợp có biến chứng: cần nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt.
  • Trường hợp kèm theo yếu tố nguy cơ: nên được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng vi rút.
  • Trường hợp chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện nhẹ. Nếu tình trạng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.

Phòng bệnh cúm mùa

Các biện pháp chung để phòng cúm mùa

  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm cúm
  • Tăng cường rửa tay
  • Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
  • Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.

Phòng lây nhiễm cúm mùa

  • Cách ly người bệnh
  • Người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị
  • Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn quần áo, dụng cụ của người bệnh

Tiêm phòng vắc xin cúm

Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.

Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là:

  • Nhân viên y tế
  • Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi;
  • Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…)
  • Người trên 65 tuổi

Dự phòng bằng thuốc

Có thể điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi rút Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm. Tuy nhiên, không được lạm dụng thuốc này để phòng bệnh tràn lan và cần theo chỉ định của bác sỹ.

Thời gian điều trị dự phòng là 10 ngày.

Chống cúm mùa bằng vệ sinh tai mũi họng

Vệ sinh sạch sẽ mũi họng là biện pháp cực kỳ hiệu quả để chống cúm mùa vì niêm mạc mũi họng là nơi tập trung của virus cúm mùa, coronavirus, cúm A… Virus cần bám được vào tế bào niêm mạc họng, mũi để sinh sản và phát triển.

Sử dụng Nano bạc chuẩn hóa diệt virus trong các chế phẩm như Súc họng miệng PlasmaKareXịt mũi xoang PlasmaKare X-Spray, PlasmaKare X-Spray Light kết hợp thành phần Carrageenan kháng viurs có hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc Cúm, giảm tải lượng virus trên niêm mạc hầu họng, mũi… Từ đó giúp phòng tránh bệnh Cúm mùa hiệu quả, và giúp rút ngắn thời gian bị ốm do Cúm mùa gây ra.

Bài viết Bệnh cúm theo mùa và các phương pháp phòng chống hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-cum-theo-mua-55732/feed/ 0
Các bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh https://benh.vn/cac-benh-thuong-gap-khi-giao-mua-va-cach-phong-tranh-56178/ https://benh.vn/cac-benh-thuong-gap-khi-giao-mua-va-cach-phong-tranh-56178/#respond Thu, 16 Mar 2023 07:08:39 +0000 https://benh.vn/?p=56178 Thời điểm giao mùa, lúc mưa lúc nắng, sẽ tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển. Vì thế rất nhiều người gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những ai có sức đề kháng yếu. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong thời tiết “ẩm ương” này.

Bài viết Các bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời điểm giao mùa, lúc mưa lúc nắng, sẽ tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển. Vì thế rất nhiều người gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những ai có sức đề kháng yếu. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong thời tiết “ẩm ương” này.

Đau mắt đỏ

Thời tiết giao mùa dễ tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát như bệnh đau mắt đỏ. Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm, loét giác mạc thậm chí gây mù lòa.

Các triệu chứng thường gặp là mắt đỏ, sưng nề, ngứa, rát, nóng, đau, chảy nước mắt…

Cách xử lý: nên nghỉ học, nghỉ làm, ngừng dùng máy tính, điện thoại, tivi… để tránh chói và chảy nước mắt. Tới bệnh viện kiểm tra và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc của người khác. Không đắp lá dâu, lá trầu… lên mắt vì có thể gây nhiễm trùng, khiến bệnh nặng hơn.

Cách phòng tránh:

  • Tránh chạm tay vào vùng mắt và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
  • Không dùng chung khăn mặt, khăn tay, khăn tắm.
  • Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Khử trùng các bề mặt hay tiếp xúc như bàn ăn, bồn rửa mặt… để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.

Đau nhức xương khớp

Giai đoạn giao mùa cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Tình trạng này không chỉ gặp ở người cao tuổi, hiện nay phụ nữ sau 35 tuổi đều có thể mắc bệnh.

Cách xử lý: người bệnh nên đi khám chuyên khoa để xác nguyên nhân (tổn thương thực thể, thoái hóa khớp hay chỉ là viêm phản ứng) và điều trị sớm. Tuyệt đối không được chủ quan, xem thường và tự chẩn đoán. Không tự ý mua thuốc điều trị khi chưa thăm khám bác sĩ. Một số loại thuốc nếu dùng không đúng chỉ định có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng tránh:

  • Mặc đủ ấm, dùng khăn quàng, găng tay, tất. Điều quan trọng là giữ ấm trước khi đi ngủ vào buổi tối. Hạn chế chân tay bị ẩm ướt, nhanh chóng lau khô người khi đi mưa hoặc tiếp xúc với nước.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần.
  • Ăn thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt… Hạn chế rượu bia và uống đủ nước.

Cảm cúm

Hội chứng giống Cúm

Bệnh do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Thời tiết lúc nóng lúc lạnh, hệ miễn dịch cơ thể suy yếu tạo điều kiện để bệnh cúm phát triển. Người bệnh bị cảm cúm thường sốt cao từ 38 – 39 độ C kèm theo mệt mỏi, đau nhức và sổ mũi.

Bệnh cảm cúm không có thuốc đặc trị mà thường chỉ định các loại thuốc điều trị triệu chứng.

Cách xử lý: dành thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn uống đủ chất. Cảm cúm thông thường sẽ thường tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên nếu có biểu hiện trở nên nặng hơn như sốt liên tục, đau khi nuốt, đau đầu và tắc mũi không khỏi, khó thở… hãy đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị.

Cách phòng tránh:

  • Cần chú ý sự thay đổi của thời tiết để kịp thời giữ ấm cho cơ thể và tăng cường vận động nhằm tăng sức đề kháng.
  • Về ăn uống, nên hạn chế ăn nhiều dầu mỡ; nên uống nhiều nước, ăn các món dễ tiêu, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C.

Dị ứng

Thời điểm giao mùa thường xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, lông động vật, khói…Đây là những tác nhân gây ra các bệnh dị ứng như mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản…

Cách xử lý: khi có các dấu hiệu dị ứng cần nhanh chóng đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị.

Cách phòng tránh:

  • Cần tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng.
  • Giữ vệ sinh cơ thể (nhất là đường mũi họng) và môi trường sạch sẽ, tinh thần thoải mái.

Bài viết Các bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-thuong-gap-khi-giao-mua-va-cach-phong-tranh-56178/feed/ 0
Bệnh cúm A H5N1 https://benh.vn/benh-cum-a-h5n1-5293/ https://benh.vn/benh-cum-a-h5n1-5293/#respond Fri, 24 Jun 2022 09:30:04 +0000 http://benh2.vn/benh-cum-a-h5n1-5293/ Vụ dịch Hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS) đầu năm 2003 xảy ra ở miền Bắc. Sau đó ở miền Bắc xuất hiện nhiều trường hợp bệnh viêm phổi nặng giống bệnh cảnh SARS do lây từ gia cầm gà vịt, nhiều trường hợp tử vong. Nhờ sự hợp tác quốc tế rộng rãi, chúng ta đã xác định đây là những trường hợp viêm phổi do virus cúm A/H5N1.

Bài viết Bệnh cúm A H5N1 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh cúm A H5N1 do virus Cúm A H5N1 vốn xuất phát từ các loại gia cầm lây sang người. Bệnh có thể gây ra các biểu hiện nhẹ giống Cúm như hắt hơi, sổ mũi, ho… nhưng cũng có thể rất nguy hiểm nếu bị viêm phổi.

cum_gia_cam_virus_cum_H5n1

Tổng quan về bệnh Cúm A H5N1

Bệnh Cúm A H5N1 có lịch sử mắc bệnh từ lần đầu tiên được phát hiện năm 1997, sau đó, nó lưu hành và trở nên phổ biến, có những đợt bùng phát hàng năm cho tới bây giờ.

Lịch sử bệnh cúm A H5N1

Vụ dịch Hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS) đầu năm 2003 xảy ra ở miền Bắc. Sau đó ở miền Bắc xuất hiện nhiều trường hợp bệnh viêm phổi nặng giống bệnh cảnh SARS do lây từ gia cầm gà vịt, nhiều trường hợp tử vong. Nhờ sự hợp tác quốc tế rộng rãi, chúng ta đã xác định đây là những trường hợp viêm phổi do virus cúm A/H5N1.

Những vụ đại dịch do virus cúm trong lịch sử:

  • 1918-1956 do virus Spanish H1N1: Đại dịch 1918, 50 triệu người chết.
  • 1957-1967 do virus Asian H2N2: Đại dịch 1957, 4 triệu người chết.
  • 1968 đến nay do virus Hongkong H3N2: Đại dịch 1968, 4 triệu người chết.
  • 1977 đến nay do virus Rusian H1N1.

Virus cúm A H5N1 lần đầu tiên được phát hiện tại Hồng Kông năm 1997, có 18 người mắc bệnh, trong đó 6 người tử vong.

Ở Việt Nam, từ 12/2003 đến 2005 xảy ra 3 làn sóng dịch cúm gia cầm A H5N1. 61 tỉnh thông báo có dịch trên đàn gia cầm. Đã tiêu huỷ hàng chục triệu gia cầm. Dịch trên người xảy ra ở 32 tỉnh, từ năm 2003 đến năm 2012 đã có 94 trường hợp mắc và 42 trường hợp tử vong. Trong năm 2012 có 4 ca mắc, trong đó 2 ca tử vong.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh cúm A H5N1

Khu vực cư trú đang có dịch cúm trên gia cầm. Tiếp xúc trực tiếp (nuôi, chuyên chở, làm thịt…) gia cầm ốm hoặc chết. Ăn thịt gia cầm bị bệnh. Ăn tiết canh vịt, ngan mang mầm bệnh.

Ổ chứa virus cúm A H5N1

  • Gia cầm ốm nhiễm virus
  • Gia cầm lành mang virus
  • Chất thải gia cầm
  • Người bệnh.

Phương thức lây truyền của bệnh cúm A H5N1

Chất tiết đường hô hấp của gà vịt. Qua đường tay-miệng. Ăn tiết canh.

Hiện nay chưa có chứng cớ bệnh lây truyền từ người sang người.

Đặc điểm virus cúm A H5N1

Các virus gây bệnh cúm thuộc nhóm Orthomyxovirus, gồm 3 týp A, B và C, trong đó týp A hay gây bệnh cho người. Virus cúm A có kháng nguyên vỏ H15 loại kháng nguyên H: H1-H15 và kháng nguyên trung hoà N có 9 loại kháng nguyên N: N1-N9. Virus cúm hay thay đổi tính kháng nguyên. Virus cúm A H5N1 có những đột biến để tăng độc lực. Kháng các thuốc amantadine và rimatadine. Có khả năng nhân lên ở đường tiêu hoá. Có thể gây bệnh toàn thân.

Các đặc điểm của bệnh cúm A H5N1

Cúm A H5N1 có những biểu hiện bệnh chung của bệnh Cúm, tuy nhiên, cũng có những đặc điểm tiến triển nhanh, nguy hiểm hơn cần hết sức lưu ý.

Biểu hiện bệnh cúm A H5N1

Thời gian từ khi tiếp xúc đến khi có biểu hiện bệnh thông thường từ 2 đến 5 ngày, có thể kéo dài đến 14 ngày.

Thời kỳ chính người bệnh sốt cao, biểu hiện toàn thân giống cúm thông thường (đau họng, hắt hơi sổ mũi, đau mỏi người). Biểu hiện đường hô hấp dưới (ho, đau ngực, khó thở). Biểu hiện đường tiêu hoá (đau bụng nhẹ, ỉa lỏng). Biểu hiện thần kinh: viêm não, sảng.

Diễn biến bệnh: Biểu hiện đường hô hấp dưới xuất hiện sớm. Khó thở tiến triển. Viêm phổi virus tiên phát. Có thể tiến triển thành ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp người lớn). Có thể có suy đa tạng (gan, thận, tim..).

Các thể bệnh cúm A H5N1

  • Thể điển hình: như trên.
  • Thể không điển hình: Các thể biểu hiện ngoài phổi: ỉa chảy, viêm não.
  • Thể nhiễm không triệu chứng: có virus nhưng không biểu hiện bên ngoài.
  • Xét nghiệm: Giảm bạch cầu, đặc biệt giảm bạch cầu lympho. Giảm tế bào TCD4. Giảm tiểu cầu mức độ nhẹ đến trung bình. Tăng men gan mức độ nhẹ, trung bình. Tăng đường máu. Tăng creatinin máu.
  • Chụp phổi: Tổn thương đa dạng như thâm nhiễm lan tỏa nhiều ổ, thâm nhiễm kẽ, đông đặc tiểu thuỳ, tràn dịch màng phổi. Xuất hiện trung bình vào ngày thứ 4. Hay gặp nhất là đông đặc nhiều ổ từ 2 vùng trở lên. Tổn thương trắng xoá 2 phổi trong bệnh nặng.

Xét nghiệm virus cúm A H5N1

Khẳng định nhiễm virus bằng phát hiện gen đặc hiệu cho H5. Ngoáy họng, lấy dịch tiết hô hấp, dịch màng phổi phát hiện virus bằng kĩ thuật Realtime PCR.

Phát hiện RNA dương tính sau 5,5 ngày từ khi phát bệnh.

Test nhanh kém nhạy.

Chẩn đoán: Dựa trên

  • Dịch tễ học: Tiếp xúc gia cầm ốm chết. Cư trú trong vùng dịch.
  • Lâm sàng: Sốt. Biểu hiện tổn thương hô hấp dưới.
  • Xét nghiệm: Bạch cầu máu không tăng. Xét nghiệm virus dương tính.

Chẩn đoán phân biệt với cúm thông thường, viêm phổi không điển hình do các vi khuẩn Chlamydia, Legionella, Mycoplasma. Viêm phổi vi khuẩn. Tổn thương phổi do nhiễm khuẩn huyết. Sốt mò. Lao phổi. Tổn thương phổi trên bệnh nhân HIV. ARDS do các căn nguyên khác nhau.

Cách xử trí và phòng ngừa mắc cúm A H5N1

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh cúm A H5N1 cho nên các biện pháp điều trị cúm A H5N1 bằng thuốc, hỗ trợ điều trị, xử lý triệu chứng và phòng ngừa thích hợp là hiệu quả hơn cả.

Xử trí khi mắc cúm A H5N1

Cách ly. Thuốc kháng virus: Onseltamivir (Tamiflu). Kháng sinh. Hỗ trợ hô hấp. Theo dõi. Chăm sóc toàn diện.

Tamiflu với người lớn và trẻ trên 13 tuổi liều 75 mg x 2 viên/ngày trong 5-7 ngày, dùng càng sớm càng tốt.

Kháng sinh: Có tác dụng chống bội nhiễm vi khuẩn. Nhẹ: azithromycin. Trung bình: ceftazidim, ceftriaxone. Nặng: Kháng sinh như thể trung bình, thay ceftazidim bằng một trong các kháng sinh sau: tazocin, timentin, sulperazone, tienam.

Phòng bệnh cúm A H5N1

Kiểm soát nhiễm trùng trong bệnh viện. Giám sát các tiếp xúc gần và trong hộ gia đình. Kiểm soát dịch cúm gia cầm. Kiếm soát giết mổ gia cầm. Vệ sinh cá nhân có rửa tay xà phòng với nước hoặc cồn sát khuẩn. Đeo khẩu trang (người chăm sóc và đến thăm, bệnh nhân). Găng tay. Áo choàng, mũ, ủng, kính.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh cúm A H5N1 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-cum-a-h5n1-5293/feed/ 0
Bài học từ 10 quan niệm sai lầm trong Đại dịch cúm 1918, đại dịch lớn nhất lịch sử loài người https://benh.vn/bai-hoc-tu-10-quan-niem-sai-lam-trong-dai-dich-cum-1918-dai-dich-lon-nhat-lich-su-loai-nguoi-80720/ https://benh.vn/bai-hoc-tu-10-quan-niem-sai-lam-trong-dai-dich-cum-1918-dai-dich-lon-nhat-lich-su-loai-nguoi-80720/#respond Wed, 16 Jun 2021 09:56:38 +0000 https://benh.vn/?p=80720 Mặc dù thế giới đã chứng kiến những đại dịch trước đó, những đại dịch thậm chí còn tồi tệ hơn. Đại dịch cúm năm 1918, vẫn được nhắc tới một cách nhầm lẫn là “Cúm Tây Ban Nha.” Những nhận thức sai lầm về đại dịch này có thể làm gia tăng thêm những […]

Bài viết Bài học từ 10 quan niệm sai lầm trong Đại dịch cúm 1918, đại dịch lớn nhất lịch sử loài người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mặc dù thế giới đã chứng kiến những đại dịch trước đó, những đại dịch thậm chí còn tồi tệ hơn. Đại dịch cúm năm 1918, vẫn được nhắc tới một cách nhầm lẫn là “Cúm Tây Ban Nha.” Những nhận thức sai lầm về đại dịch này có thể làm gia tăng thêm những nỗi sợ hãi về COVID-19, và bây giờ là thời điểm đặc biệt tốt để sửa lại chúng.

Một số phần in nghiêng trong các đoạn là ý kiến của dịch giả, còn lại đều trích dẫn nguyên văn trong Anh bản. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả hiểu thêm về đại dịch 1918 khủng khiếp, mà nếu so với COVID về mức độ hủy diệt thì COVID-19 chưa thể so sánh được bằng 1 phần.

dai_dich_cum_tay_ban_nha

Đại dịch: Đó là một từ đáng sợ.

Vào năm 1918, khoảng 50-100 triệu người được cho rằng đã chết, tương đương với khoảng 5% dân số thế giới lúc đó. Một nửa tỷ người đã nhiễm.

Đặc biệt đáng chú ý là dịch cúm năm 1918 lại có xu hướng thiên lệch lấy đi sinh mạng của đa số người lớn ở độ tuổi trẻ, khỏe mạnh, đối lập với những trẻ em và người cao tuổi, những đối tượng mà thường dễ bị tổn thương nhất. Một số người cũng đã gọi đây là Đại dịch lớn nhất trong lịch sử.

Đại dịch cúm năm 1918 là một chủ đề được bàn tới bàn lui suốt thế kỷ qua. Các nhà sử học và các nhà khoa học đã đề xuất một số giả thuyết về nguồn gốc, sự lây lan và hậu quả của đại dịch. Chính vì thế, nhiều quan niệm sai lần về dịch bệnh đã xuất hiện.

Bằng cách chỉnh sửa 10 nhận thức sai lầm này, mọi người có thể hiểu biết tốt hơn về điều gì đang thực sự xảy ra và giảm thiểu thiệt hại của COVID-19.

1. Đại dịch có nguồn gốc từ Tây Ban Nha

Không ai tin cái gọi là “Cúm Tây Ban Nha” lại xuất phát từ Tây Ban Nha.

Đại dịch cúm 1918 có tên như trên bởi vì trong Thế chiến thứ I, mọi thứ đều đang rất xáo động. Các nước lớn tham gia vào cuộc chiến đều muốn tránh thông tin có thể khuyến khích cho kẻ thù của họ, do đó các báo cáo về bệnh Cúm đã bị loại bỏ ở Đức, Áo, Pháp, Anh, và Hoa Kỳ. Trái lại, Tây Ban Nha là nước trung lập, do đó không cần thiết phải che đậy thông tin bệnh Cúm dưới lớp vỏ bọc. Do đó, đã tạo ra một ấn tượng sai lầm rằng Tây Ban Nha chính là nước phát sinh ra bệnh.

Trên thực tế, nguồn gốc địa lý của đại dịch Cúm 1918 vẫn còn được tranh cãi cho tới tận ngày nay, sau hơn 100 năm, các giả thuyết có thể dịch bắt nguồn từ Đông Á, Châu Âu, thậm chí Kansas.

Với đại dịch COVID-19 thì dịch giả lại tin rằng việc lấy tên từ nơi xuất phát của dịch giúp ích nhiều cho việc điều tra dịch tễ, phòng bệnh và ngăn chặn các đợt dịch tiếp theo. Và nơi xuất phát của dịch này cho tới giờ được thừa nhận rộng rãi là từ TQ.

2. Đại dịch là tác phẩm của một “siêu virus”

Dịch cúm 1918 lây lan nhanh chóng, giết chết 25 triệu người chỉ trong vòng 6 tháng đầu tiên. Điều này dẫn tới một số mối lo lắng về khả năng tuyệt chủng của loài người, và một thời gian dài giả định rằng chủng Cúm này đặc biệt nguy hiểm chết người.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho rằng bản thân virus, mặc dù có nguy hiểm hơn chủng thông thường, không khác biệt rõ rệt với các chủng Cúm gây ra các dịch bệnh những năm trước đó.

Một tỷ lệ lớn tử vong đóng góp bởi các khu vực đông đúc như trong trại quân đội và môi trường thành thị, cũng như những khu vực có tình trạng dinh dưỡng, vệ sinh nghèo nàn, nơi đang phải đối mặt tới tình trạng chiến tranh. Cho tới nay, nhiều nhà khoa học tin rằng, nhiều cái chết lúc đó là do sự phát triển của vi khuẩn viêm phổi trong một cơ thể bệnh nhân suy yếu bởi Cúm.

Nhiều nghiên cứu tới thời điểm này đều cho thấy chủng cúm H1N1 là chủng Cúm đã gây ra đại dịch Cúm Tây Ban Nha 1918-1919. Tuy nhiên, mã gen chính xác của chủng Cúm này chưa được xác định 100% mặc dù phần dưới đây có một số bằng chứng khá thuyết phục.

3. Đợt sóng thứ 3 của đại dịch là chết chóc nhất

Trên thực tế, đợt sóng đầu tiên của dịch vào nửa đầu năm 1918 có tỷ lệ tử vong khá thấp.

Đợt sóng thứ 2, từ tháng 10 tới tới 12 năm 1918, tỷ lệ tử vong cao nhất. Làn sóng thứ 3 vào năm 1919 chết chóc nhiều hơn đợt thứ nhất nhưng ít hơn đợt thứ 2.

Các nhà khoa học hiện nay tin rằng số người tử vong ở đợt sóng thứ hai là bởi những điều kiện thuận lợi cho chủng virus nguy hiểm hơn lây lan. Những người với các triệu chứng nhẹ thì ở nhà, tuy nhiên những người bị nặng hơn thường hay tập trung ở bệnh viện và các khu trại, do đó làm gia tăng khả năng lây nhiễm chủng virus nguy hiểm hơn.

4. Virus đã gây ra cái chết cho những người bị nhiễm bệnh

Trên thực tế, phần lớn các ca nhiễm bệnh cúm 1918 đều sống sót. Tỷ lệ tử vong trên toàn quốc trong thời gian dịch bệnh không quá 20%.

Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong khác nhau ở các nhóm đối tượng. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong đặc biệt cao ở những người Mỹ bản địa, có thể do họ vốn ít phải phơi nhiễm với virus Cúm trước đó. Trong một số trường hợp, cả cộng đồng bản địa đã bị xóa sổ.

Tất nhiên, kể cả tỷ lệ tử vong 20% cũng đã là quá cao so với chủng Cúm thông thường, loại mà chỉ gây tử vong không quá 1% số người nhiễm.

May mắn là hiện nay loài người đã phát triển được vắc xin, kháng sinh, các biện pháp điều trị tích cực… nên có lẽ thảm họa COVID-19 chưa thể gây tổn hại sinh mạng quá lớn trên toàn cầu.

5. Các liệu pháp điều trị thời gian đó ít tác động tới bệnh dịch

Không có thuốc đặc trị virus vào thời gian đại dịch cúm năm 1918. Bây giờ cũng vẫn vậy, hầu hết các biện pháp chăm sóc y tế đối với bệnh cúm tập trung hỗ trợ bệnh nhân, hơn là chữa cho bệnh nhân khỏi bệnh.

Một giả thuyết cho rằng nhiều ca bệnh Cúm tử vong lúc đó có thể thực tế bị ngộ độc Aspirin mà chết. Các quan chức y tế lúc đó đã khuyến cáo sử dụng liều cao Aspirin tới 30gram mỗi ngày. Ngày này, khoảng 4 gram/ngày đã được coi là liều an toàn tối đa rồi. Liều cao Aspirin có thể dẫn tới nhiều triệu chứng của đại dịch, trong đó có xuất huyết.

Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong dường như cao bằng nhau ở một số nơi trên thế giới nơi mà Aspirin không có sẵn, do đó tranh cãi vẫn tiếp tục diễn ra.

Hiện nay, một số phương pháp không được xác thực cũng đã được khuyến cáo ở một số vùng nông thôn, hoặc những quốc gia như Ấn Độ gây thảm họa khôn lường.

deo_khau_trang_chong_cum_tay_ban_nha

6. Đại dịch đã chiếm lĩnh thông tin thời gian đó

Các cơ quan y tế công, các cơ quan hành pháp, chính trị gia có lý do để nói giảm nhẹ bớt mức độ nguy hiểm của dịch cúm năm 1918, điều này dẫn tới hạn chế thông tin truyền thông. Bên cạnh nỗi sợ việc tiết lộ đầy đủ thông tin có thể khuyến khích kẻ thù trong thời kỳ chiến tranh, họ cũng muốn giữ gìn trật tự xã hội và tránh hoảng loạn.

Tuy nhiên, các nhà chức trách đã phản hồi. Vào thời gian đỉnh điểm của dịch bệnh lệnh cách ly đã được ban hành ở nhiều thành phố. Một vài dịch vụ thiết yếu cũng đã bị dừng lại, bao gồm cả cảnh sát và cứu hỏa.

Vì những lý do chính trị nhạy cảm, đôi khi thông tin dịch bị giấu nhẹm và gây ảnh hưởng nặng nề tới sinh mạng của người dân. Hi vọng, điều này sẽ không xảy ra với thế giới văn minh hiện nay.

7. Đại dịch đã thay đổi Thế chiến thứ I

Có vẻ không đúng nếu cho rằng dịch cúm đã thay đổi kết quả của Thế chiến thứ I, bởi vì các quốc gia tham chiến ở các hai phe đều bị ảnh hưởng tương đương nhau.

Tuy nhiên, ít ai nghi ngờ về việc chính cuộc chiến này đã ảnh hưởng mạnh tới cục diện của đại dịch. Việc tập trung hàng triệu quân lính đã tạo ra môi trường lý tưởng để phát triển các chủng virus nguy hiểm và lây lan ra quy mô toàn cầu.

8. Tiêm chủng diện rộng đã chấm dứt đại dịch

Tiêm chủng chống lại cúm chưa được thực hiện vào năm 1918, do đó việc tiêm chủng đương nhiên chẳng đóng vai trò gì trong việc kết thúc đại dịch Cúm 1918 cả.

Việc đã tiếp xúc với các chủng cúm trước đây có thể đã giúp cơ thể con người có thể tự bảo vệ được phần nào. Ví dụ như những binh lính đã phục vụ trong quân ngũ nhiều năm thường có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với những lính mới.

Bên cạnh đó, virus đột biến nhanh chóng có vẻ như tiến hóa theo thời gian để trở thành chủng ít nguy hiểm hơn. Điều này đã được dự đoán trong các mô hình chọn lọc tự nhiên. Bởi vì các chủng gây chết vật chủ nhanh chóng, thường sẽ khó có thể lây lan hơn so với các biến chủng ít gây tử vong.

Hiện tại chúng ta có công cụ vắc xin, dù chỉ cần thực tế đạt hiệu lực 40-60% giống như các loại vắc xin Cúm thường thì đã giảm thiểu được nguy cơ tử vong của hàng trăm nghìn thậm chí hàng triệu người mỗi năm bởi COVID-10.

trai_tap_trung_benh_nham_cum
Tập trung bệnh nhân Cúm vào một điểm cách ly tập trung là 1 trong những nguyên nhân khiến dịch lây lan nhanh

9. Gen của virus không bao giờ được giải mã

Vào năm 2005, các nhà nghiên cứu công bố rằng họ đã xác định thành công chuỗi gen của virus cúm 1918. Virus đã được khám phá trong thi hài của một nạn nhân cúm năm 1918 được chôn vùi trong lớp băng vĩnh cửu ở Alaska, cũng như các mẫu từ những quân nhân Hoa Kỳ đã ngã xuống thời kỳ đó.

Hai năm sau, một số khỉ được cho nhiễm với virus này có biểu hiện tương tự như những triệu chứng ghi chép lại trong đại dịch 1918. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khỉ đã bị chết khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mạnh với virus, tình trạng gọi là “bão Cytokine”. Các nhà khoa học ngày nay tin rằng tình trạng phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch chính là nguyên nhân quan trọng gây ra những cái chết ở người lớn trẻ tuổi mắc Cúm vào năm 1918.

10. Thế giới ngày nay cũng không được chuẩn bị tốt hơn so với 1918

Các đại dịch nguy hiểm có xu hướng xảy ra sau một vài thập kỷ và đại dịch mới nhất chúng ta đang trải qua.

Ngày nay, các nhà khoa học đã biết nhiều hơn về cách cô lập và xử lý số lượng lớn bệnh nhân ốm, hấp hối, và thầy thuốc có thể kê đơn kháng sinh, điều mà năm 1918 không có, để chống lại nhiễm trùng thứ phát. Các biện pháp chung như giãn cách xã hội, rửa tay, y học hiện đại có thể tạo ra vắc xin và các thuốc kháng virus.

Trong tương lai có thể dự đoán, các đại dịch virus sẽ vẫn là một mối lo của cuộc sống con người. Với tư cách là một xã hội, chúng ta chỉ có thể hi vọng rằng chúng ta học được các bài học từ những đại dịch lớn để có thể đối mặt tốt hơn với đại dịch COVID-19.

Theo: theconversasion.com, tác giả Richard Gunderman – Chancellor’s Professor of Medicine, Liberal Arts, and Philanthropy, Indiana University.

Bài viết Bài học từ 10 quan niệm sai lầm trong Đại dịch cúm 1918, đại dịch lớn nhất lịch sử loài người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bai-hoc-tu-10-quan-niem-sai-lam-trong-dai-dich-cum-1918-dai-dich-lon-nhat-lich-su-loai-nguoi-80720/feed/ 0
Thông tin mới về tiêm phòng cúm ở phụ nữ có thai năm 2019 https://benh.vn/thong-tin-moi-ve-tiem-phong-cum-o-phu-nu-co-thai-nam-2019-52338/ https://benh.vn/thong-tin-moi-ve-tiem-phong-cum-o-phu-nu-co-thai-nam-2019-52338/#respond Mon, 24 Dec 2018 02:04:19 +0000 https://benh.vn/?p=52338 Cúm là nhiễm trùng hô hấp cấp tính do các chủng virus influenza gây ra. Tiêm vắc-xin là phương pháp hiệu quả nhất để phòng nhiễm virus và các hậu quả nghiêm trọng do các virus này gây ra.

Bài viết Thông tin mới về tiêm phòng cúm ở phụ nữ có thai năm 2019 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thông tin chính

– Vắc xin cúm được khuyến cáo sử dụng trên phụ nữ có thai

– Vắc xin cúm có thể được sử dụng trong cả 3 giai đoạn của thai kỳ

Thông tin chung

Cúm là nhiễm trùng hô hấp cấp tính do các chủng virus influenza gây ra. Tiêm vắc-xin là phương pháp hiệu quả nhất để phòng nhiễm virus và các hậu quả nghiêm trọng do các virus này gây ra.

Vắc-xin phòng bệnh cúm đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng từ bệnh cúm, kể cả những người từ 65 tuổi trở lên, những người đang mắc bệnh và phụ nữ mang thai. Đối với những đối tượng này được tiêm phòng ngừa cúm miễn phí New Zealand.

Tiêm chủng trong quá trình mang thai

Tiêm vắc-xin phòng ngừa cúm được khuyến cáo mạnh cho những phụ nữ sẽ (hoặc dự định) mang thai trong mùa thu và mùa đông. Nghiên cứu của New Zealand cho thấy, phụ nữ mang thai có khả năng nhập viện do mắc bệnh cúm cao hơn gấp gần năm lần so với phụ nữ không mang thai.

Tiêm chủng cúm khi mang thai có thể bảo vệ được trẻ sơ sinh thông qua việc truyền kháng thể từ mẹ sang con. Không được tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, vì vậy, việc tiêm vắc-xin trong khi mang thai sẽ bảo vệ những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm vắc-xin tại thời điểm tiếp xúc với vi-rút. Tiêm vắc-xin cúm trong khi mang thai đã được chứng minh là giảm đáng kể tình trạng nhiễm cúm ở trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi.

Vắc-xin phòng ngừa cúm an toàn khi sử dụng với phụ nữ mang thai trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ và phụ nữ đang cho con bú.

Phụ nữ mang thai có thể được tiêm chủng ngừa cúm miễn phí tại các phòng khám đa khoa hoặc tại một số nhà thuốc cộng đồng.

Vắc-xin ngừa cúm trong năm 2019

Thành phần được khuyến nghị của vắc-xin ngừa cúm sử dụng ở New Zealand cho mùa cúm năm 2019 hiện đã được lưu hành. Vắc-xin 3 trong 1 và vắc-xin 4 trong 1 được đề xuất có tác dụng thêm với một chủng vi-rút mới giống cúm A (H3N2) và một chủng vi-rút mới thuộc giống B Victoria so với thành phần của vắc-xin cúm được sử dụng ở New Zealand năm 2018.

Các cơ quan quản lý sẽ làm việc với các nhà cung cấp vắc-xin cúm cho mùa cúm năm 2019 để đảm bảo có thông tin hướng dẫn rõ ràng về việc sử dụng vắc-xin cúm trong khi mang thai và /hoặc cho con bú.

Benh.vn (Tham khảo: canhgiacduoc.org.vn)

Bài viết Thông tin mới về tiêm phòng cúm ở phụ nữ có thai năm 2019 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thong-tin-moi-ve-tiem-phong-cum-o-phu-nu-co-thai-nam-2019-52338/feed/ 0
Bệnh cúm https://benh.vn/benh-cum-2889/ https://benh.vn/benh-cum-2889/#respond Sun, 02 Dec 2018 04:22:56 +0000 http://benh2.vn/benh-cum-2889/ Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, do virut cúm A,B, C gây nên. Về lâm sàng, bệnh khởi phát đột ngột bằng sốt cao, nhức đầu, đau mỏi toàn thân với những dấu hiệu hô hấp nổi bật như: Ho, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi, dễ gây biến chứng phổi. Cúm thường gây ra những vụ dịch lớn khó ngăn chặn, gây tác hại lớn cho nhân loại về số người mắc bệnh lẫn tỷ lệ tử vong.

Bài viết Bệnh cúm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Dịch tễ học

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, do virut cúm A,B, C gây nên. Về lâm sàng, bệnh khởi phát đột ngột bằng sốt cao, nhức đầu, đau mỏi toàn thân với những dấu hiệu hô hấp nổi bật như: Ho, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi, dễ gây biến chứng phổi. Cúm thường gây ra những vụ dịch lớn khó ngăn chặn, gây tác hại lớn cho nhân loại về số người mắc bệnh lẫn tỷ lệ tử vong.

1.1 Mầm bệnh

Là cúm, thuộc họ Orthomyxoviridae. Có ba loại virut cúm A,B,C.  cúm có 3 loại kháng nguyên:

  • Kháng nguyên S (Soluble) là kháng nguyên hòa tan. Hội nghi quốc tế năm 1953 căn cứ vào kháng nguyên S để đặt tên và phân loại virut cúm A, B, C.
  • Kháng nguyên H (Hemaglutinin) là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu, giúp cho  dễ bám được tế bào.
  • Kháng nguyên N (Neuraminidase) là kháng nguyên có tính chất men giúp  chui được vào tế bào.

Cứ chu kỳ 10 -15 năm lại có một đại dịch xảy ra. Xen kẽ giữa các đại dịch, hàng năm có những đại dịch nhỏ. Người ta nhận thấy rằng chỉ có  cúm A mới là thủ phạm của các đại dịch, còn virut cúm B thường gây ra các dịch khu vực và virut cúm C thường gây các vụ dịch nhỏ tản phát. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng virut cúm A có khả năng thay đổi kháng nguyên H (H1, H2, H3…) và N (N1, N2…), tạo ra những typ virut mới lên virut cúm A là nguyên nhân gây ra các vụ đại dịch cúm. Nguyên nhân có sự thay đổi công thức kháng nguyên của virut cúm A được giải thích như sau:

  • Khi cơ thể bị cúm sẽ tạo ra kháng thể chống lại virut ở các mức độ khác nhau. Virut thay đổi kháng nguyên để tồn tại.
  • Có sự lai ghép giữa virut cúm A ở người với virut cúm A của động vật. Sự lai ghép này được tái tổ hợp nhiều lần, đã tạo ra một typ virut cúm mới, có công thức kháng nguyên khác với công thức kháng nguyên của virut cúm A ban đầu.

1.2. Nguồn bệnh

Trong thời kỳ có dịch thì người là nguồn bệnh. Ngoài vụ dịch thi nguồn dự trữ virut cúm A là động vật. Những năm gần đây người ta còn thấy có sự lây chéo giữa virut cúm ở người và virut cúm ở động vật. Ở nhiều loài động vật (như lợn, ngựa, chồn, đặc biệt là các loại gia cầm…) đã phân lập được các virut cúm có cấu trúc kháng nguyên giống hoặc gần giống với virut cúm ở người.

1.3. Đường lây

Bệnh cúm lây trực tiếp giữa người với người bằng đường hô hấp, qua các hạt nước bọt nhỏ li ti mang rất nhiều virut. Ngày nay các phương tiện giao thông hiện đại làm cho dịch cúm không những lan nhanh trong phạm vi địa phương mà còn cả trong phạm vi toàn cầu.

1.4. Cơ thể cảm thụ

Mọi người, mọi lứa tuổi đều nhạy cảm vứi cúm, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Người già, người có bệnh mạn tính ở đường hô hấp dễ bị nhiễm cúm nặng, có nhiều biến chứng, tỷ lệ tử vong cao. Sau khi bị nhiễm virut cúm, cơ thể có miễn dịch đặc hiệu. Thời gian miễn dịch phụ thuộc vào mức độ biến đổi kháng nguyên và số lần bị nhiễm trước đây. Khi xuất hiện typ virut cúm mới, mọi lứa tuổi đều có sức cảm thụ bệnh như nhau.

2. Cơ chế bệnh sinh và giải phẫu bệnh lý

2.1. Cơ chế bệnh sinh

– Virut cúm có ái tính đặc biệt với tế bào biểu mô đường hô hấp. Nhờ kháng nguyên H và kháng nguyên N giúp cho virut bám được vào tế bào và chui vào bên trong tế bào một cách dễ dàng.

Khi virut chui được vào bên trong tế bào biểu mô đường hô hấp, chúng nhân lên và phát triển rất nhanh. Quá trình nhân lên và phát triển của virut bên trong tế bào, virut làm rối loạn chuyển hóa tế bào và phá vỡ tế bào lành rồi lại tiếp tục phá hủy hết tế bào này đến tế bào khác.

Ơ niêm mạc đường hô hấp trên, virut cúm bị các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể như dịch mũi họng, dịch phế nang, IgA tiết… chống lại. Khi virut cúm vượt qua được hàng rào này, chúng sẽ vào máu. Virut vào máu bám vào bề mặt của hồng cầu đi khắp cơ thể gây nên tình trạng nhiễm virut huyết. Cuối cùng virut xâm nhập vào các cơ quan tổ chức.

Quá trình xâm nhập vào cơ thể chúng gây tổn thương rất nhiều cơ quan tổ chức: gây phù nề, xung huyết hoại tử tế bào biểu mô đường hô hấp, làm tổn thương mạch máu dẫn đến xung huyết, xuất huyết. Ngoài ra các cơ quan tim, gan, thận, màng não cũng hay tổn thương ở các mức độ khác nhau. Tổn thương các cơ quan tổ chức ngoài tác động trực tiếp của virut còn do độc tố của virut.

Những năm gần đây một số tác giả còn đề cập tới vai trò bệnh lý miễn dịch trong cúm. Theo các tác giả này, thì sự xung đột giữa kháng thể trước đây bị cúm còn lại và kháng nguyên lần sau, là nguyên nhân gây ra các thể nặng của cúm.

2.2 Tổn thương giải phẫu bệnh lý

2.2.1. Đại thể

là một phản ứng viêm không đặc hiệu như

– Xung huyết, phù nề dọc cơ quan hô hấp từ mũi họng đến phế quản.

– Viêm phế quản xuất tiết.

– Viêm phế quản lan tỏa có giả mạc hoại tử.

– Tắc nghẽn phế quản do tiết dịch v.v..

2.2.2. Vi thể

– Màng phổi bị bong tróc từng mảng, thường gặp trong những trường hợp rất nặng.

– Áp xe phổi, áp xe phế quản nhiều ổ.

– Tổ chức hạch tăng sinh.

– Màng não xung huyết, thâm nhiễm tương bào quanh mạch máu.

– Gan, lách không thấy tổn thương nhu mô v.v..

3. Lâm sàng

3.1. Cúm thể thông thường

3.1.1.Thời kỳ nung bệnh

Từ 2 – 4 ngày (ngắn nhất là 24 giờ). Trong thời kỳ nung bệnh thường không có triệu chứng gì.

3.1.2. Thời kỳ khởi phát

Thường đột ngột, sốt cao 39-40oC, rét run, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, nôn, đau mỏi toàn thân. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm việc.

3.1.3. Thời kỳ toàn phát

Nổi bật bằng 3 hội chứng sau:

Hội chứng nhiễm khuẩn – nhiễm độc: Sốt cao liên tục 39-40oC, kéo dài 3-7 ngày, có khi sốt cao đến ngày thứ 3 nhiệt độ đã xuống bình thường. Sốt trong bệnh cúm thường là sốt cao ngắn ngày, nhiệt độ xuống nhanh. Một số bệnh nhân sốt kiểu “V cúm” (đang sốt cao, nhiệt độ tụt xuống, sau đó lại tăng lên.

Bệnh nhân mệt nhiều, ăn ngủ kém, môi khô, lưỡi bẩn. Mạch nhanh, huyết áp dao động, nước tiểu vàng đôi khi có Albumin.

Hội chứng hô hấp: Tùy theo mức độ bệnh mà biểu hiện lâm sàng có khác nhau.

Các triệu chứng chính thường gặp là:

  • Viêm long đường hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, rát họng, ho khan. Mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
  • Viêm thanh hầu và khí quản làm bệnh nhân ho khan và khàn tiếng.
  • Virut cúm còn có khả năng gây tổn thương ở phổi như viêm phế quản cấp, viêm phổi, làm bệnh nhân ho khạc đờm, đau tức ngực, khó thở.
  • Khám phổi thấy ran gáy ran rít, hoặc một số ran ẩm nhỏ hạt.
  • X quang phổi thường không có phản ảnh được dấu hiệu lâm sàng ở phổi.

Hội chứng cơ năng: cơ bản là dấu hiệu đau, nhức đầu liên tục, thi thoảng dội lên từng cơn. Đau nhiều ở vùng thái dương, vùng trán, kèm theo hoa mắt chóng mặt, ù tai.

Đau mỏi toàn thân nhất là cơ bắp và khớp, đau dọc sống lưng, ngang cột sống. Hội chứng đau làm tăng lên mệt mỏi.

Thăm khám bệnh nhân cúm:

Thương không thấy gì đặc biệt, gan, lách không to, huyết áp hơi hạ. Xét nghiệm không có thiếu máu, bạch cầu thường giảm, tăng bạch cầu đơn nhân, tăng nhẹ tốc độ lắng máu:

3.2. Các thể lâm sàng của cúm

3.2.1. Cúm nhẹ

Không sốt, hoặc sốt nhẹ, nổi bật là triệu chứng viêm long đường hô hấp – ho khan, đau mỏi toàn thân nhẹ. Phản ứng Hirst dương tính. Thể này thường gặp rải rác trong các dịch.

3.2.2. Cúm có bệnh cảnh riêng biệt

– Cúm thể thần kinh: Các dấu hiệu thường gặp: sốt cao nhức đầu nhiều. Dấu hiệu hô hấp thường mờ nhạt, hay có viêm dây thần kinh, có dấu hiệu màng não(+) nhưng dịch não tủy bình thường. Thể này hay gặp ở trẻ em nhỏ tuổi.

– Cúm thể tiêu hóa: Bệnh nhân thường đau bụng, buồn nôn và nôn,đi lỏng nhiều lần, đôi khi đau ở hố chậu phải dễ nhầm với viêm ruột thừa.

– Cúm thể ngoài da: Đi đôi với sốt thường kèm theo phát ban dạng tinh hồng nhiệt hoặc dạng sởi. Các thể này cần làm xét nghiệm sinh vật và huyết thanh chẩn đoán mới xác định được.

3.2.3.Cúm nặng và biến chứng

* Thể cúm ác tính (còn gọi là thể tối độc)

Ngoài các triệu chứng thông thường của bệnh cúm, tiếp theo là hội chứng ác tính xảy ra rất nhanh. Bệnh nhân lo lắng, vật vã, mê sảng, có thể co giật. Da xám xịt, mắt thâm quầng, môi tím tái và một số triệu chứng khác:

  • Mạch nhanh, huyết áp tụt.
  • Xuất huyết dưới da.
  • Khó thở, ho có đờm bọt màu hồng. Nhưng khám phổi có khi không thấy gì thật rõ rệt.
  • Bệnh nhân thường tử vong sau 1-3 ngày trong tình trạng suy hô hấp, trụy tim mạch. Mổ tử thi là hình ảnh viêm phổi khối.

* Cúm có bội nhiễm

– Bội nhiễm phần nhiều hay gặp do vi khuẩn Streptococcus, Pneumococcus, trực khuẩn Pfeiffer v.v.. Bộ máy hô háp là nơi hay bị bội nhiễm, sau đó mới đến các cơ quan khác.

Ngoài những hội chứng chính trong bệnh cúm, thường kèm theo bội nhiễm vi khuẩn làm cho bệnh cảnh lâm sàng của cúm nặng lên rất nhiều.

  • Bội nhiễm ở tai mũi họng thường gặp như viêm họng, viêm niêm mạc miệng, áp xe ở họng- hầu, viêm tuyến mang tai, viêm xoang. Ở trẻ em hay gặp viêm tai giữa, viêm thanh quản có giả mạc làm trẻ khó thở, tím tái.
  • Bội nhiễm ở phổi, màng phổi, hay gặp là phế quản phế viêm, sốt tăng lên, ho tức ngực, khó thở, khám phổi có ran gáy ran rít, hoặc ran ẩm. Điều tri kháng sinh khỏi sau 1-2 tuần.

Viêm phổi – phế quản thường gặp vào ngày thứ 4 – 6 của bệnh. Sốt cao 39-40oC, tình trạng toàn thân nặng lên, khó thở với tất cả triệu chứng của viêm phổi. Đây là một biến chứng nặng, tỷ lệ tử vong còn cao 25-30%.

Các biến chứng ở màng phổi hay gặp là:

  • Tràn dịch màng phổi.
  • Tràn dịch- mủ (khi có nhiễm khuẩn kèm theo): đột ngột sốt tăng 39-40oC, đau tức ngực, khó thở.

Các biến chứng khác:

  • Viêm màng não mủ: Thường thứ phát sau viêm tai xương chũm, hoặc từ những ổ bội nhiễm khác, vi khuẩn vào máu và vào màng não. Bệnh nhân sốt cao, nhức đầu, nôn, kèm theo hội chứng kích thích màng não. Đây là biến chứng rất nặng, tỷ lệ tử vong còn cao.
  • Viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim, viêm xoang, viêm tai, viêm thanh quản…

3.3 Tiên lượng

Bệnh cúm phần nhiều là lành tính. Bệnh xảy ra đột ngột và cũng khỏi rất nhanh, nhưng thời kỳ lại sức thường kéo dài.

Trong trường hợp cúm có bội nhiễm thường làm cho bệnh cảnh lâm sàng rất nặng. Tuy vậy từ khi có kháng sinh việc giải quyết những trường hợp cúm có bội nhiễm có kết quả và hạn chế được tình trạng tỷ lệ tử vong.

4. Chẩn đoán

4.1. Chẩn đoán quyết định, dựa vào

4.1.1. Lâm sàng

Bệnh khởi phát đột ngột. Sốt cao 39-40oC ngắn ngày, nhức đầu, đau mỏi toàn thân. Hội chứng hô hấp nổi bật: Viêm long đường hô hấp, dễ gây biến chứng ở phổi.

4.1.2. Dịch tễ

Bệnh cúm thường xảy ra vào mùa đông xuân, cùng một lúc có nhiều người bị.

4.1.3. Xét nghiệm

Để chẩn đoán chắc chắn nguyên nhân cần dựa vào các xét nghiệm đặc hiệu:

Phản ứng Hirst

  • Là phản ứng huyết thanh dựa trên nguyên lý kỹ thuật ức chế ngưng kết hồng cầu (HI: haemagglutination inhibition test), tỷ lệ dương tính cao.
  • Cần lấy máu hai lần, cách nhau 7-10 ngày. Lần đầu lấy máu càng sớm càng tốt. Kết quả (+) khi hiệu giá đạt 1/1280 hoặc biến động kháng thể lần hai tăng gấp 4 lần trở lên.

Phản ứng kết hợp bổ thể

  • Không nhanh bằng phản ứng Hirst.
  • Chẩn đoán miễn dịch huỳnh quang
  • Là một trong những nghiệm pháp chẩn đoán sớm cho kết quả chính xác. Tỷ lệ (+) 60-70%, sau 3-4 giờ.

Phân lập virut

  • Có giá trị chẩn đoán quyết định.
  • Lấy dịch mũi họng, cấy trên tổ chức phôi gà.
  • Phương pháp này ít giá trị thực tiễn trong lâm sàng vì kết quả chậm, chi phí tốn kém và phức tạp.

4.2. Chẩn đoán phân biệt

Ở một bệnh nhân có sốt cao đột ngột – kèm theo hội chứng hô hấp. Cần chẩn đoán phân biệt với:

  • Viêm mũi họng do vi khuẩn.
  • Các bệnh nhiễm virut đường hô hấp cấp khác.
  • Dengue xuất huyết
  • Viêm phế quản, viêm phổi cấp v.v..

5. Điều trị và dự phòng

5.1. Điều trị

– Điều trị chung: Cách ly, nghỉ ngơi tại giường tới khi hết sốt, đề phòng các biến chứng. Ăn lỏng đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, tăng cường các loại sinh tố cho bệnh nhân

5.2 Dự phòng

Để dự phòng cúm, cần phát hiện sớm và cách ly các trường hợp nghi ngờ cúm để tránh bệnh lây lan. Hạn chế sinh hoạt, tụ họp đông đúc trong thời gian dịch bùng phát. Người nghi ngờ bị bệnh cúm nên đeo khẩu trang, tránh ho, hắt hơi khạc lung tung để tránh lây bệnh sang cho người khác. Người tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân cúm cũng nên mang khẩu trang để tránh bị lây bệnh, khử khuẩn mũi họng với nước muối, thuốc sát khuẩn.

Vaccin cúm hiện nay được điều chế từ virut cúm bất hoạt, thuộc các týp virut cúm A và B lưu hành từ mùa dịch trước. Tiêm vaccin trước vụ dịch có thể giúp bảo vệ được 50 – 80%.

Bài viết Bệnh cúm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-cum-2889/feed/ 0
Phòng ngừa và điều trị bệnh cúm khi mang thai https://benh.vn/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-cum-khi-mang-thai-8933/ https://benh.vn/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-cum-khi-mang-thai-8933/#respond Tue, 16 Oct 2018 06:58:03 +0000 http://benh2.vn/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-cum-khi-mang-thai-8933/ Bị bệnh cúm khi mang thai rất nguy hiểm, bởi những độc tố của virus cúm có thể tác động xấu đến thai nhi gây dị tật. Vì vậy mẹ bầu cần chủ động phòng ngừa cũng như biết cách nhận biết và điều trị sớm tránh để lại những hậu quả đáng tiếc

Bài viết Phòng ngừa và điều trị bệnh cúm khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bị bệnh cúm khi mang thai rất nguy hiểm, bởi những độc tố của virus cúm có thể tác động xấu đến thai nhi gây dị tật. Vì vậy mẹ bầu cần chủ động phòng ngừa cũng như biết cách nhận biết và điều trị sớm tránh để lại những hậu quả đáng tiếc

Theo các chuyên gia, nếu mẹ bị bệnh cúm trong thời gian mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu là vô cùng nguy hiểm. Bởi đây là thời điểm thai nhi bắt đầu hình thành những cơ quan quan trọng, virus cúm sẽ “tấn công” làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình này. Mặt khác, việc dùng thuốc để điều trị bệnh cúm khi mang thai cũng gặp nhiều khó khăn vì hầu hết các loại thuốc đều không tốt cho cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ cần hết sức cẩn thận và đặc biệt quan tâm đến sức khỏe.

cúm khi mang thai

Virus cúm thường “tấn công” gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành cũng như sự phát triển của thai nhi

Hậu quả khôn lường khi bà bầu bị cúm

Bị cúm thường lánh tính và không gây nguy hiểm gì đối với mẹ nhưng lại tiềm ẩn nhiều mối nguy đối với quá trình hình thành và sự phát triển của thai nhi. Trong đó, khi người mẹ bị sốt cao ở 39 độ C và kéo dài liên tục thì nguy cơ bé bị dị tật sẽ xuất hiện, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Những dị tật như: sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Down, khiếm khuyết một bộ phận hay cơ quan nào đó…

Trong 3 tháng giữa nếu mẹ bị cúm nặng thường sẽ để lại nhiều di chứng về não bộ của thai nhi. Ngoài ra, độc tính của virus cúm kết hợp với sốt cao có thể kích thích tử cung co bóp gây ra tình trạng sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Dấu hiện nhận biết bệnh cúm

Bệnh cúm là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus cúm gây ra nên thường có những triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Người mẹ bị sốt từ khoảng 38-39 độ C
  • Cơ thể rét run kèm cảm giác ớn lạnh
  • Đau đầu, mệt mỏi, đau họng hoặc ho khan
  • Hắt hơi, sổ mũi liên tục và nghẹt mũi

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sức đề kháng và chế độ chăm sóc nghỉ ngơi của mẹ bầu mà các triệu chứng trên sẽ hết sớm hoặc kéo dài. Thông thường từ 3-5 ngày là bệnh sẽ giảm nhưng đôi khi phải mất đến hơn 1 tuần.

Cách điều trị bệnh cúm khi mang thai

Mẹ bầu sử dụng thuốc tây để điều trị cúm cần hết sức thận trọng, nếu bệnh quá nặng bắt buộc phải dùng đến thuốc thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc mẹ hãy áp dụng những cách điều trị bằng thực phẩm biết đâu sẽ có tác dụng hiệu quả.

Tỏi trị cảm cúm

Không đơn giản là một loại gia vị, tỏi còn có công dụng điều trị bệnh cúm rất hiệu quả. Trong tỏi có thành phần Allincin, là một chất kháng sinh giúp chống lại các loại virus gây bệnh. Bên cạnh đó, tỏi còn có tác dụng giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau cúm và tăng sức đề kháng, rất an toàn với phụ nữ có thai.

Cách làm: Dùng tỏi giã nhuyễn sau đó uống với nước. Hoặc nhỏ vài giọt nước cốt tỏi vào mũi, tuy sẽ khiến mẹ khó chịu nhưng các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi sẽ giảm hẳn.

tỏi trị cúm

Tỏi có tác dụng chữa cảm cúm, đồng thời rất an toàn với bà bầu

Xông hơi bằng lá thảo dược

Mẹ hãy chuẩn bị một số loại lá như lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, sả, gừng tươi, chanh với lượng vừa đủ. Rửa sạch rồi cho vào nồi đổ ngập nước và đun sôi, sau đó chùm kín chăn lên người cùng với nồi lá, mở nắp he hé cho hơi nóng thoát ra. Nên nhớ không nên mở hết nắp nồi vì sẽ gây phỏng hơi. Ngồi như vậy khoảng 15-20 phút cho đến khi đổ mồ hôi, dùng khăn khô lau sạch là được.

Dùng cháo trứng và lá tía tô

Khi mới nhận thấy dấu hiệu bị cảm cúm mẹ bầu chỉ cần ăn cháo trứng nấu với lá tía tô là sẽ khỏi nhanh chóng. Lưu ý khi ăn phải ăn lúc cháo còn nóng và có nhiều lá tía tô, có như vậy mới giúp cơ thể toát nhiều mồ hôi.

Phòng ngừa bệnh cúm

Trong thời gian mang thai, nếu bà bầu có sức khỏe tốt và biết cách phòng ngừa thì bệnh cúm sẽ không đến “làm phiền”. Vì vậy hãy thực hiện những điều sau, mẹ nhé!

  • Tích cực bổ sung nhiều loại trái cây giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày.
  • Khi đi ra ngoài mẹ hãy trang bị cho mình một chiếc khẩu trang chống bụi cùng với áo mưa.
  • Bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao do hệ miễn dịch suy giảm vì thế cần tránh tiếp xúc với người đang bị cúm.
  • Hạn chế thói quen dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho, không nên sờ tay lên mặt vì có thể làm vi khuẩn lây lan nhanh.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa, trở lạnh. Kiêng cữ những món ăn có tính lạnh như kem, uống nước đá…
  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng khi mang thai và nghỉ ngơi hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Benh.vn (Theo yhocvn.net)

Bài viết Phòng ngừa và điều trị bệnh cúm khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-cum-khi-mang-thai-8933/feed/ 0
Virút cúm heo mới phát hiện ở Trung Quốc có trở thành đại dịch https://benh.vn/virut-cum-heo-moi-phat-hien-o-trung-quoc-co-tro-thanh-dai-dich-7872/ https://benh.vn/virut-cum-heo-moi-phat-hien-o-trung-quoc-co-tro-thanh-dai-dich-7872/#respond Wed, 04 Jul 2018 06:29:43 +0000 http://benh2.vn/virut-cum-heo-moi-phat-hien-o-trung-quoc-co-tro-thanh-dai-dich-7872/ Theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới, dòng virút cúm heo H1N1 đã gây nên đại dịch vào năm 2009 ở 214 quốc gia trên thế giới và cướp đi sinh mạng của ít nhất 18.209 người. Đến nay, sự lo lắng trên lại hiện hữu khi Trung Quốc vừa phát hiện một loại virut cúm heo có đặc điểm giống virút cúm heo H1N1 có thể dễ dàng lây sang người và phát triển thành đại dịch…

Bài viết Virút cúm heo mới phát hiện ở Trung Quốc có trở thành đại dịch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới, dòng virút cúm heo H1N1 đã gây nên đại dịch vào năm 2009 ở 214 quốc gia trên thế giới và cướp đi sinh mạng của ít nhất 18.209 người. Đến nay, sự lo lắng trên lại hiện hữu khi Trung Quốc vừa phát hiện một loại virut cúm heo có đặc điểm giống virút cúm heo H1N1 có thể dễ dàng lây sang người và phát triển thành đại dịch…

Virut được tìm thấy từ 139 con heo tại 10 tỉnh của Trung Quốc

Một nghiên cứu được đăng trên tập san của Viện hàn lâm khoa học Mỹ cho biết dòng virút cúm heo mới được phát hiện có đặc điểm tương tự như dòng virút cúm heo H1N1. Loại virút này được tìm thấy từ 139 con heo trong tổng số 36.417 con được lấy mẫu xét nghiệm ở 10 tỉnh của Trung Quốc.

Phát hiện loại virut cúm heo mới ở Trung Quốc

Trước nguy cơ lây lan thành dịch bệnh trên diện rộng, giới chuyên gia quốc tế kêu gọi chính phủ Trung Quốc cần phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn khẩn cấp. Tương tự, người phát ngôn của cơ quan y tế Hong Kong cảnh báo“Vì con người ít có kháng thể với các dòng virút cúm mới nên chúng có thể lây nhiễm rất nhanh và lan rộng hơn các virút cúm mùa thông thường khác”.

Những người trong độ tuổi trưởng thành không có kháng thể virút cúm H1N1

Trong quá trình xét nghiệm, các chuyên gia phát hiện chỉ có 3,6% trẻ em có độ tuổi dưới 10 và 13,4% người già có độ tuổi từ 60 trở lên có kháng thể chống lại một trong các phân nhóm virút có đặc điểm giống virút cúm H1N1 vừa được phát hiện. Song, không một người nào trong độ tuổi trưởng thành có kháng thể này.

Báo South China Morning Post dẫn tuyên bố từ Cơ quan y tế Hong Kong cảnh báo các loại vi rút cúm heo và cúm gia cầm sau khi biến đổi gen có thể biến thành một dạng virút nguy hiểm, có khả năng gây ra dịch bệnh lớn đối với nhân loại vì vậy người dân cần hết sức cảnh giác. Đối với người dân Việt Nam, trong thời điểm nhạy cảm cần hạn chế nhập khẩu các loại thịt lợn từ Trung Quốc để tránh lây lan dịch bệnh nguy hiểm này.

Tổng hợp

 

Bài viết Virút cúm heo mới phát hiện ở Trung Quốc có trở thành đại dịch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/virut-cum-heo-moi-phat-hien-o-trung-quoc-co-tro-thanh-dai-dich-7872/feed/ 0
Oseltamivir https://benh.vn/oseltamivir-3859/ https://benh.vn/oseltamivir-3859/#respond Fri, 04 May 2018 04:44:47 +0000 http://benh2.vn/oseltamivir-3859/ Oseltamivir là thuốc kháng nhiều loại virus cúm trong đó có Cúm A H1N1, H5N1, H7N9. Đây là loại thuốc được chỉ định trong các đợt dịch Cúm nguy hiểm. Tamiflu là tên biệt dược gốc của loại thuốc này.

Bài viết Oseltamivir đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Oseltamivir là một loại kháng virus được sử dụng trong điều trị các bệnh lý cúm do virus cúm A gây ra.

Tên quốc tế: Oseltamivir

Dạng thuốc và hàm lượng:

– Nang (dùng dạng photphat) 75 mg.

– Hỗn dịch (dùng dạng photphat) 60 mg/5 ml để pha chế với nước.

Chỉ định:

Điều trị cúm sớm trong vòng vài giờ khi bệnh khởi phát ở nhóm có nguy cơ cao: người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ, bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạch mạn tính, bệnh thận mạn tính, suy hụt miễn dịch, bệnh đái tháo đường.

Oseltamivir cũng được khuyến cáo để dự phòng dùng trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc khi tiêm phòng không bảo vệ được trong dịch cúm, nhưng thuốc này không thay thế được vacxin cúm (biện pháp dự phòng hữu hiệu nhất).

Chống chỉ định:

Không dùng cho những người khoẻ mạnh bị cúm.

Thận trọng: Suy thận, phụ nữ mang thai, thời kỳ cho con bú.

Liều lượng và cách dùng

– Dự phòng cúm

Người lớn dự phòng sau tiếp xúc với bệnh nhân: 75 mg/ngày uống 1 lần, ít nhất trong vòng 7 ngày; khi xảy ra vụ dịch cúm (vaccin hiện có không có tác dụng bảo vệ với chủng gây dịch) có thể dùng dự phòng tới 6 tuần.

Trẻ em dưới 12 tuổi: Chưa xác định tính an toàn và hiệu quả.

Điều trị cúm

Người lớn: 75 mg cách 12 giờ uống 1 lần, dùng trong 5 ngày;

Trẻ em trên 1 tuổi, trọng lượng cơ thể = 15 kg: 30 mg cách 12 giờ uống 1 lần; trọng lượng cơ thể 16 – 23 kg: 45 mg cách 12 giờ uống 1 lần; trọng lượng cơ thể 24 – 40 kg: 60 mg cách 12 giờ uống 1 lần; trọng lượng cơ thể > 40 kg: như liều người lớn

Tác dụng không mong muốn:

Buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu, ỉa chảy, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, choáng váng; viêm niêm mạc mắt, chảy máu cam; rối loạn thính giác; phát ban; hiếm khi viêm gan.

Quá liều và xử trí:

Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Ngừng ngay thuốc và điều trị triệu chứng.

Độ ổn định và bảo quản:

Đồ đựng kín, ở 15 – 30 oC, tránh ẩm mốc. Thuốc nước: ở tủ lạnh 2 – 8 oC, không để đông lạnh. Dùng trong 10 ngày.

Bài viết Oseltamivir đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/oseltamivir-3859/feed/ 0
Vì sao bệnh cảm, cúm dễ lây lan https://benh.vn/vi-sao-benh-cam-cum-de-lay-lan-4347/ https://benh.vn/vi-sao-benh-cam-cum-de-lay-lan-4347/#respond Mon, 12 Mar 2018 04:54:42 +0000 http://benh2.vn/vi-sao-benh-cam-cum-de-lay-lan-4347/ Bệnh cảm, cúm thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ vì sức đề kháng yếu hơn người bình thường. Thời điểm dễ bị cảm, cúm nhất là khi thời tiết giao mùa: từ đông sang xuân, hạ sang thu  hay “trái nắng trở trời - lúc nắng lúc mưa”. Khi thấy ai “sụt sịt, hắt xì hơi….” là mọi người tránh xa vì ….sợ lây cảm, cúm. Vậy, cảm cúm có gì đặc biệt mà lại hay lây lan như vậy.

Bài viết Vì sao bệnh cảm, cúm dễ lây lan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh cảm, cúm thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ vì sức đề kháng yếu hơn người bình thường. Thời điểm dễ bị cảm, cúm nhất là khi thời tiết giao mùa: từ đông sang xuân, hạ sang thu  hay “trái nắng trở trời – lúc nắng lúc mưa”. Khi thấy ai “sụt sịt, hắt xì hơi….” là mọi người tránh xa vì ….sợ lây cảm, cúm. Vậy, cảm cúm có gì đặc biệt mà lại hay lây lan như vậy.

Bệnh cảm

Cảm là bệnh ở đường hô hấp trên (mũi họng) do virus nhất là Rhinovirus ở mũi gây ra khi cơ thể chống đỡ kém.

Triệu chứng

– Chảy nước mũi.

– Tắc mũi, hắt hơi.

– Đau cổ, họng.

– Bị sốt nhẹ, mệt mỏi…

Nguyên nhân gây cảm

Do virus có trong nước mũi, nước bọt người bệnh lây truyền sang người chưa nhiễm bệnh khi những hạt nước nhỏ chứa virus bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp.

Thời gian bị bệnh:

Từ 3 đến 5 ngày tùy theo thể trạng của mỗi người.

Điều trị:

– Bệnh thường tự khỏi sau vài ngày.

– Nếu có biến chứng: viêm họng, viêm thanh quản (mất tiếng), viêm phế quản, viêm phổi phải đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Cảm thường xuất hiện vào thời gian nào:

Cảm có thể xảy ra quanh năm. Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, các virus sẽ tấn công

Nguyên nhân gây cảm do hệ miễn dịch suy yếu (Ảnh minh họa)

Bệnh cúm

Cúm là bệnh đường hô hấp cấp tính gây ra bởi những virus cúm, khác với bệnh cảm lạnh cũng là bệnh đường hô hấp cấp nhưng do các virus hô hấp gây ra.

Triệu chứng:

– Hắt hơi, xổ mũi.

– Đau họng, ho…

– Đau đầu, mỏi cơ bắp, chán ăn.

– Sốt, chán ăn….

Biến chứng của bệnh cúm

– Khó thở tím tái, khạc đờm có khi lẫn máu.

– Viêm phổi tiên phát và thứ phát trong đó viêm phổi tiên phát là nặng nhất .

– Suy hô hấp, suy tuần hoàn thậm chí tử vong .

– Nguy cơ gây nên bệnh: viêm tai, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu…

– Bệnh cúm ở phụ nữ mang thai gây biến chứng phổi hoặc xảy thai. Nếu bị cúm trong 3 tháng đầu có thể gặp bệnh lý thai, nhất là về hệ thần kinh trung ương.

Bệnh cúm xuất hiện vào thời gian nào:

Bệnh cúm thường gia tăng từ tháng 12 đến tháng 2 hàng năm và có thể gây thành dịch lớn.

Dự phòng:

– Tiêm phòng cúm.

– Vệ sinh sạch sẽ chân, tay.

– Vệ sinh môi trường sống tránh vi khuẩn lây bệnh.

– Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hoa quả và rau xanh.

– Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe…

Điều trị:

– Chữa cúm chủ yếu là chữa triệu chứng.

– Chưa có thuốc đặc hiệu (thường sử dụng Flumadine).

Vì sao bệnh cảm, cúm lại dễ lây nhiễm

– Vì bệnh cảm, cúm chủ yếu do virus tấn công cơ thể. Vì vậy, chỉ cần người mệt mỏi, mất ngủ, stress….là virus tấn công gây bệnh.

– Cảm và cúm dễ lây truyền do nước mũi, tay có virut.

– Bệnh cúm dễ lây lan qua những giọt chất dịch tiết ra khi người bệnh ho hoặc hắt xì hơi vào không khí.

– Do khả năng miễn nhiễm của cơ thể chống lại virus (sức đề kháng) của mỗi người khác nhau (người khỏe mạnh thì ít bị hơn, tuy nhiên người yếu rất hay bị cảm, cúm)

– Cảm cúm do nhiều loại virus khác nhau gây ra mà thuốc tiêm phòng, cúm chỉ có hiệu quả từ 50-80% nên bệnh hay tái đi, tái lại.

Ý kiến của chuyên gia

“Bệnh cảm, cúm thông thường lây lan qua những giọt chất dịch tiết ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí.

Những người nhiễm bệnh có khả năng lây bệnh khi họ có các triệu chứng bệnh (khoảng 1 tuần ở người lớn và 2 tuần ở trẻ nhỏ).

Bệnh cúm thường xảy ra ở phạm vi vài ổ dịch nhỏ, nhưng các đợt dịch lớn có khuynh hướng xảy ra sau vài năm.

Các đợt dịch (khi bệnh lây lan nhanh và ảnh hưởng đến nhiều người tại một khu vực trong cùng thời điểm) xảy ra cao điểm trong vòng 2 hoặc 3 tuần sau khi những ca bệnh đầu tiên xuất hiện và sau đó bắt đầu giảm dần”

Lời kết

Khí hậu Việt Nam nóng, ẩm, mưa nhiều nên đại đa số người dân thường mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, mũi…Đặc biệt bệnh cảm, cúm dễ lây nhiễm do bệnh bắt nguồn từ virus và lây nhiễm từ người này sang người khác qua dịch tiết ở mũi, tay, không khí…

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng động…chúng ta nên vệ sinh tay, chân sạch sẽ, đảm bảo một lối sống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên…và đặc biệt giữ môi trường sống luôn trong sạch.

Benh.vn

Bài viết Vì sao bệnh cảm, cúm dễ lây lan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vi-sao-benh-cam-cum-de-lay-lan-4347/feed/ 0