Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 02 Oct 2023 03:44:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bị đa ối, sinh thường hay sinh mổ? https://benh.vn/bi-da-oi-sinh-thuong-hay-sinh-mo-56477/ https://benh.vn/bi-da-oi-sinh-thuong-hay-sinh-mo-56477/#respond Fri, 01 Mar 2019 01:49:11 +0000 https://benh.vn/?p=56477 Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của nước ối cũng khiến mẹ bầu lo lắng, nhất là tình trạng đa ối. Vậy mẹ bầu bị đa ối có sinh thường được không hay bắt buộc phải sinh mổ?

Bài viết Bị đa ối, sinh thường hay sinh mổ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của nước ối cũng khiến mẹ bầu lo lắng, nhất là tình trạng đa ối. Vậy mẹ bầu bị đa ối có sinh thường được không hay bắt buộc phải sinh mổ?

đa ối

Đa ối là gì?

Đa ối (hay còn gọi là dư ối) là tình trạng hình thành quá nhiều nước ối một cách bất thường, bao lấy thai nhi, hậu quả có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé bao gồm: sinh non, nhau bong non, bất thường thai nhi.

Sau khi thụ thai, nước ối sẽ hình thành vào khoảng 12 ngày sau đó. Nhiệm vụ của nước ối là hỗ trợ thai nhi trong việc phát triển các chi, phổi và hệ tiêu hóa. Nước ối cũng giúp bao bọc và giữ ổn định thân nhiệt của thai nhi.

Lượng nước ối trung bình khoảng 800-1000ml. Khi lượng thể tích này vượt quá hai lít thì gọi là đa ối. Chẩn đoán đa ối chủ yếu dựa vào siêu âm đo chỉ số AFI (Amniotic Fluid Index) trong trường hợp đo thấy khoang ối sâu nhất ≥ 8cm hay Chỉ số ối AFI ≥ 25 cm.

Hầu hết tình trạng đa ối không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đa phần các mẹ bầu khi lâm vào tình cảnh này đều hết sức lo lắng. Nếu thai phụ được chẩn đoán đa ối thì bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi cẩn thận quá trình mang thai để ngăn ngừa các biến chứng. Việc điều trị còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này

Đa ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?

siêu âm thai để phát hiện thiếu ối, thừa ối, đa ối

Thông thường, đa ối xuất hiện càng sớm thì mức độ ảnh hưởng đến thai nhi càng cao. Cụ thể, những rủi ro sau đây có thể xảy ra:

  • Khi thể tích nước ối quá cao, màng ối trở nên căng, làm tăng nguy cơ vỡ màng ối sớm, khiến cho mẹ buộc phải sinh non
  • Sinh ngôi mông hoặc các tình huống thai nhi ở vị trí không thuận lợi.
  • Bong nhau thai: Nguyên nhân dọa sảy thai nguy hiểm trong những tháng đầu mang thai
  • Sa dây rốn: Là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, dẫn đến suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi thai và thành chậu hoặc bị sa ra ngoài âm đạo. Đây là biến chứng nghiêm trọng thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ
  • Sự phát triển của thai nhi bị hạn chế có thể ảnh hưởng đến sự phát triển khung xương
  • Nguy cơ phải sinh mổ, do đó tăng thêm rủi ro so với khi sinh thường
  • Đa ối làm tăng nguy cơ bị chảy máu hay băng huyết sau sinh.
  • Thai chết lưu
  • Chuyển dạ kéo dài
  • Đẻ khó

Tuy nhiên, thực tế rất ít các trường hợp đa ối xảy ra biến chứng trầm trọng. Thường thì ngay sau khi em bé sinh ra, lượng nước ối dư thừa cũng được tháo ra ngay lập tức.

Đa ối có thể sinh thường được không?

Hầu hết các mẹ khi phải rơi vào tình cảnh đa ối đều lo âu không biết đa ối có sinh thường được hay không. Câu trả lời cho điều này còn phụ thuộc vào mức độ đa ối nặng hay nhẹ. Đa ối thực chất không phải là một hiện tượng quá nghiêm trọng, tuy nhiên với lượng dịch ối ngày càng tăng cao thì khả năng xảy ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong ca sinh sẽ ngày càng tăng.

Mẹ bầu bị đa ối hoàn toàn có thể sinh thường được nếu như tình trạng dư thừa nước ối ổn định trước khi đến ngày dự sinh. Ngược lại, ca sinh của mẹ có thể sẽ gặp những rủi ro nếu dấu hiệu đa ối không được giải quyết sớm, cụ thể:

  • Nguy cơ vỡ màng ối đột ngột trong khi chưa có các dấu hiệu chuyển dạ, dẫn đến khả năng mẹ sinh non ngoài dự tính
  • Kích thước và cân nặng của thai nhi có khả năng lớn hơn mức bình thường
  • Thai nhi có thể chết lưu
  • Vỡ ối sớm trong tình trạng thai ngôi mông hoặc cơ thể của mẹ chưa đến thời điểm thích hợp để sinh nở
  • Bong nhau non và sa dây rốn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Vậy đa ối nên sinh thường hay sinh mổ?

Việc lựa chọn sinh thường hay sinh mổ đối với tình trạng đa ối nên căn cứ vào từng nguyên nhân, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Theo đó, trường hợp nhận thấy có nhiều rủi ro trong ca sinh thì nhiều khả năng bác sĩ sẽ quyết định mổ lấy thai để tránh nguy cơ bị mất máu nặng và băng huyết sau sinh. Đây là những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và dễ dẫn đến các biến chứng sau này.

Bị đa ối nên làm gì?

Để cải thiện tình trạng dư nước ối, mẹ bầu cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ, thực hiện xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân và sau đó tập trung vào điều trị. Sau đây là một số lời khuyên quan trọng dành cho mẹ bầu bị đa ối:

  • Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung đủ 2,5 lít nước mỗi ngày và hạn chế dùng muối
  • Thực hiện khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra hình thái em bé và tình trạng nước ối từ đó phát hiện những trường hợp đa ối xuất hiện sớm để tìm nguyên nhân và có hướng xử lý và theo dõi thích hợp
  • Chú ý theo dõi những biểu hiện bất thường của cơ thể và thông báo ngay cho bác sĩ biết, đặc biệt khi mẹ thấy mình bị rỉ ối, bụng trở nên căng cứng, khó thở không rõ nguyên nhân.

Tóm lại, đa ối có sinh thường được không hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ nghỉ dưỡng của mẹ và những nhận định từ bác sĩ chuyên khoa về tình trạng đa ối. Chính vì vậy, các mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc nêu trên để đảm bảo thai kỳ diễn biến thật thuận lợi.

Benh.vn (Theo BV Vinmec)

Bài viết Bị đa ối, sinh thường hay sinh mổ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-da-oi-sinh-thuong-hay-sinh-mo-56477/feed/ 0
Các chỉ số (AFI) và nguyên nhân gây đa ối https://benh.vn/cac-chi-so-afi-va-nguyen-nhan-gay-da-oi-2570/ https://benh.vn/cac-chi-so-afi-va-nguyen-nhan-gay-da-oi-2570/#respond Sat, 09 Jun 2018 04:16:41 +0000 http://benh2.vn/cac-chi-so-afi-va-nguyen-nhan-gay-da-oi-2570/ Nước ối là chất dịch trong và vàng nhạt, bao quanh thai nhi và tăng dần về thể tích trong suốt thai kỳ. Nước ối giúp bé cử động tự do trong bụng mẹ và cho phép hệ xương phát triển đúng mức.

Bài viết Các chỉ số (AFI) và nguyên nhân gây đa ối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nước ối là chất dịch trong và vàng nhạt, bao quanh thai nhi và tăng dần về thể tích trong suốt thai kỳ. Thể tích nước ối nhiều nhất vào tuần thứ 34, trung bình là 800ml. Khi thai đủ tháng, tức 40 tuần, lượng nước ối giảm một chút trung bình khoảng 600ml. Nước ối giúp bé cử động tự do trong bụng mẹ và cho phép hệ xương phát triển đúng mức.

đa ối

Nước ối giúp thai nhi cử động tự do trong bụng mẹ và cho phép hệ xương phát triển đúng mức

Nước ối giúp phổi của thai nhi phát triển thích hợp, nhiệt độ xung quanh cơ thể bé ổn định, giúp bé tránh bị ảnh hưởng khi nhiệt độ cơ thể người mẹ tăng cao. Ngoài ra, nước ối còn bảo vệ bé trước những chấn động bên ngoài bụng mẹ.

Nước ối tăng lên hay giảm xuống xuất phát từ vòng tuần hoàn: thai nhi nuốt nước ối, hấp thụ và thải ra theo đường tiểu. Điều này có nghĩa, thiếu ối và đa ối liên quan đến khả năng bài tiết nước tiểu và khả năng nuốt nước ối của thai nhi.

Nguyên nhân gây đa ối

Nói chung đa ối là do sự sản xuất quá mức nước ối hoặc do rối loạn tái hấp thu của nước ối. Có những nguyên nhân về phía mẹ, thai nhi và rau thai.

Nguyên nhân về phía mẹ

– Người mẹ mắc chứng tiểu đường: Tình trạng đa ối được phát hiện trong 10% thai phụ mắc chứng tiểu đường, nhất là trong quý III.

– Kháng thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát do kháng thể bất thường có thể gây tình trạng thiếu máu thai nhi trầm trọng hoặc phù thai nhi có liên quan đến tình trạng đa ối.

– Người mẹ mang song thai hoặc đa thai: Tình trạng đa ối có thể xảy ra do sự trao đổi chất giữa hai bào thai không được cân bằng (một bào thai có ít nước ối trong khi bào thai kia có nhiều nước ối hơn).

– Loạn dưỡng tăng trương lực cơ (ít gặp).

Nguyên nhân do thai

– Hội chứng truyền máu song thai: là một rối loạn có tiên lượng xấu, xuất hiện với tỷ lệ 15% trong thai nghén song thai một màng đệm, hai túi ối, là biến chứng do đa ối ở thai nhận máu.

– Khác thường ở bào thai: Bé sẽ ngừng quá trình uống nước ối – đi tiểu, dẫn tới hiện tượng thừa nước ối. Tình trạng này bao gồm những dị tật ở bào thai như hở hàm ếch, hẹp môn vị, bất thường hệ thống thần kinh trung ương thai nhi (vô sọ, khuyết tật ống nơron thần kinh), khuyết tật cấu trúc hệ thống tiêu hoá (tắc ống thực quản hoặc ống tiêu hoá)

– Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.

Nguyên nhân rau thai

– U mạch máu màng đệm có thể gây suy tim thai nhi và dẫn đến tình trạng đa ối.

– Các bệnh lý viêm nội mạc tử cung hoặc gây thương tổn bánh rau (giang mai).

– Phù thai không do yếu tố miễn dịch: có tiên lượng rất xấu và thường liên quan đến đa ối. Trường hợp điển hình có tình trạng phù rau thai.

Các nguyên nhân khác

– Thiếu máu ở bào thai.

– Các yếu tố khác làm gia tăng tình trạng đa ối là: nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé…

Triệu chứng

Khoảng 1% bà bầu có khả năng đối mặt với tình trạng thừa nước ối. Nhìn chung khi thấy, thai phụ xuất hiện những dấu hiệu khó chịu như: gia tăng những cơn đau lưng, thở dốc, phù chân (nhất là ngón chân cái), nhịp tim tăng nhanh, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, táo bón, bí tiểu….

Trên lâm sàng ta có thể gặp 2 hình thái, đó là đa ối cấp và đa ối mãn, đa ối cấp ít gặp hơn.

Đa ối cấp

Đa ối cấp thường xảy ra vào tuần thứ 16-20 của thai kỳ, thường gây chuyển dạ trước tuần thứ 28 hoặc do các triệu chứng quá trầm trọng nên phải đình chỉ thai nghén.

Những triệu chứng chủ yếu gây ra do nước ối phát triển nhanh làm tử cung to nhanh chèn ép vào cơ hoành gây khó thở. Hình ảnh lâm sàng phụ thuộc vào mức độ của đa ối và mức độ nhanh chóng của giai đoạn khởi bệnh:

  • Bụng lớn nhanh và căng cứng
  • Tử cung căng cứng và ấn đau
  • Không sờ được các phần thai nhi, khám kỹ có thể có dấu hiệu cục đá nổi.
  • Tim thai khó nghe hoặc nghe xa xăm.
  • Thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng, cổ tử cung hé mở, đầu ối căng
  • Phù và giãn tĩnh mạch đặc biệt là chi dưới do tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép.
  • Tình trạng khó thở ở bà mẹ và tiếp theo có thể xảy ra suy hô hấp.

Dị dạng cấu trúc thai nhi cần được loại trừ bằng siêu âm trong tình huống này vì đa ối cấp tính có thể kèm theo dị dạng thai nhi như tắc nghẽn thực quản hoặc đoạn cao của ống tiêu hoá, quái thai vô sọ, tật nứt cột sống (spina bifida).

phù thai kỳ

Bụng lớn, căng cứng, phù và giãn tĩnh mạch,… là những biểu hiện của đa ối

Đa ối mãn

Đa ối mãn chiếm 95% các trường hợp đa ối và thường xảy ra vào những tháng cuối của thai kỳ. Bệnh tiến triển chậm nên bệnh nhân dễ thích nghi với các triệu chứng hơn. Bệnh nhân không đau nhiều và không khó thở nhiều như trong đa ối cấp.

Sản phụ đến khám trong ba tháng cuối vì cảm thấy nặng bụng, bụng căng, khó thở, tim đập nhanh. Các triệu chứng thường phát triển từ từ. Nước ối tăng dần đến một lượng lớn làm tử cung căng to gây khó thở, mệt mỏi.

Khám thực thể

– Tử cung lớn hơn so với tuổi thai

– Có dấu hiệu sóng vỗ.

– Sờ nắn khó thấy các cực của thai nhi và có dấu hiệu cục đá nổi.

– Thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng.

Chỉ số nước ối

AFI – là ký hiệu chỉ số nước ối. Thông thường, các bác sĩ thường đo chỉ số nước ối như sau: Lấy lỗ rốn làm mốc, chia bụng làm 4 phần bởi 2 đường dọc ngang. Như vậy đồng thời, cũng chia tử cung ra làm 4 phần. Ở mỗi phần, chọn ra một túi ối sâu nhất, đo chiều dài của nó. Cộng 4 cái lại sẽ ra một con số, đó chính là chỉ số ối (AFI). Việc siêu âm để đo chỉ số nước ối phải được đánh giá ít nhất 2 lần liên tục cách nhau từ 2 – 6 giờ để xác định  tình trạng thiểu ối hay thừa nước ối. Căn cứ vào bảng sau đây để đánh giá chỉ số nước ối là bình thường hay bất thường.

Mức độ  AFI (cm) Lưu ý
Bình thường 6 – 18cm Thai phụ có thể yên tâm với chỉ số này.
Dư ối 12 – 25 cm Thai phụ có thể yên tâm vì dư ối nằm trong chỉ số này là bình thường.

Đa ối (bệnh lý)

 

> 25cm Đa ối gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi như: mẹ bị vỡ ối sớm, sinh non, túi ối bị căng quá sẽ làm cho nhau bong non, ngôi thai bị đảo lộn bất thường có thể dẫn đến sinh mổ. Ngoài ra, nước ối nhiều cũng gây nên tình trạng đờ tử cung, sản phụ có nguy cơ bị băng huyết sau khi sinh.
Thiểu ối <= 5cm Thiểu ối thường đi kèm với nguy cơ cho thai phụ và thai nhi: tăng tỷ lệ sinh mổ, tăng tỷ lệ suy thai và dị tật thai nhi.
Vô ối < 3cm Nếu thiếu ối dẫn đến vô ối có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc sinh non.

Bài viết Các chỉ số (AFI) và nguyên nhân gây đa ối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-chi-so-afi-va-nguyen-nhan-gay-da-oi-2570/feed/ 0
Các biến chứng và cách xử trí khi thai phụ đa ối https://benh.vn/cac-bien-chung-va-cach-xu-tri-khi-thai-phu-da-oi-2571/ https://benh.vn/cac-bien-chung-va-cach-xu-tri-khi-thai-phu-da-oi-2571/#respond Sun, 27 May 2018 04:16:43 +0000 http://benh2.vn/cac-bien-chung-va-cach-xu-tri-khi-thai-phu-da-oi-2571/ Trường hợp đa ối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Biến chứng mẹ hay gặp là chảy máu do đờ tử cung, rau bong non, ngôi thai bất thường làm tăng chỉ định các thủ thuật can thiệp.

Bài viết Các biến chứng và cách xử trí khi thai phụ đa ối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Trường hợp đa ối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.

Biến chứng khi đa ối

– Hiện tượng đa ối có thể khiến người mẹ bị vỡ ối sớm, dẫn tới tình trạng sinh non.

– Túi ối bị căng sẽ khiến cho ngôi thai bị đảo lộn bất thường.

– Hiện tượng này có thể dẫn đến hiện tượng chuyển dạ kéo dài gây khó sinh.

– Ngoài ra, đa ối cũng gây nên hiện tượng cơn co tử cung yếu, khiến người mẹ dễ bị băng huyết sau sinh.

đa ối

Đa ối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Cách xử trí khi thai phụ đa ối

– Trong những trường hợp nhẹ, có thể bác sỹ sẽ điều trị cho bạn bằng cách dùng thuốc lợi tiểu để rút bớt nước ối hoặc có một số can thiệp để rút bớt nước ối.

– Trường hợp nặng: Đình chỉ thai nghén bằng cách gây chuyển dạ nếu thai nhi có dị dạng cấu trúc hoặc bất thường nhiễm sắc thể, các bác sĩ sẽ tiên lượng và tư vấn một số giải pháp để các cặp vợ chồng lựa chọn kể cả việc chấm dứt thai nghén.

– Nếu thai phụ xuất hiện khó thở, đau bụng hoặc đi lại khó khăn các bác sĩ sẽ phải làm giảm các triệu chứng cho mẹ bằng các chọc ối, tuy nhiên biện pháp này có thể gây chuyển dạ.

– Trường hợp khác: bác sĩ sẽ xem xét các dấu hiệu chuyển dạ sớm để đề nghị thai phụ nhập viện trước kỳ hạn để theo dõi.

Thuốc điều trị khi thai phụ đa ối

Gần đây người ta dùng Indomethacine để điều trị đa ối. Thuốc này có tác dụng làm giảm lượng dịch ối tiết ra hoặc làm tăng sự tái hấp thu nước ối, làm giảm lượng nước tiểu thai nhi thải ra và làm tăng sự trao đổi dịch qua màng thai. Tuy nhiên, Indomethacine gây tình trạng đóng sớm ống động mạch nếu sử dụng kéo dài trên 48 -72 giờ hoặc sử dụng sau khi thai được 32 tuần.

Có một số biến chứng khác của thai nhi và trẻ sơ sinh đã được biết có liên quan đến việc sử dụng Indomethacine. Bao gồm: tăng tỷ lệ viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh, tăng huyết áp mạch phổi, thiểu năng thận ở trẻ sơ sinh. Chính vì những lý do nêu trên, Indomethacin ít được sử dụng trong điều trị đa ối và phải hết sức cẩn thận khi dùng.

Tiên lượng

– Nói chung tỷ lệ tử vong chu sinh tăng cao theo độ trầm trọng của đa ối.

– Tiên lượng xấu cho thai nhi dù trên siêu âm không phát hiện các dị dạng thai.

– Thai nhi có tỷ lệ tử vong cao do thai thường đẻ non kèm với thai bất thường (39%), sa dây rốn, rau bong non do buồng tử cung bị căng quá mức…

– Biến chứng mẹ hay gặp là chảy máu do đờ tử cung, rau bong non, ngôi thai bất thường làm tăng chỉ định các thủ thuật can thiệp. Các biểu hiện về rối loạn hô hấp của mẹ có thể xuất hiện, từ mức khó thở cho đến tình trạng suy hô hấp nặng. Tình trạng này có thể thấy rõ trong các trường hợp đa ối cấp.

Benh.vn

Bài viết Các biến chứng và cách xử trí khi thai phụ đa ối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-bien-chung-va-cach-xu-tri-khi-thai-phu-da-oi-2571/feed/ 0
Cách nhận biết thiếu ối, thừa ối, đa ối trong thai kỳ https://benh.vn/cach-nhan-biet-thieu-oi-thua-oi-da-oi-trong-thai-ky-4987/ https://benh.vn/cach-nhan-biet-thieu-oi-thua-oi-da-oi-trong-thai-ky-4987/#respond Mon, 14 May 2018 05:14:38 +0000 http://benh2.vn/cach-nhan-biet-thieu-oi-thua-oi-da-oi-trong-thai-ky-4987/ Trong suốt quá trình mang thai cho đến khi chào đời, thai nhi được bao bọc bởi nước ối. Tùy từng thời điểm, lượng nước ối nhiều hoặc ít đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Bài viết Cách nhận biết thiếu ối, thừa ối, đa ối trong thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong suốt quá trình mang thai cho đến khi chào đời, thai nhi được bao bọc bởi nước ối. Tùy từng thời điểm, lượng nước ối nhiều hoặc ít đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Lượng nước ổi bị ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân: sức khỏe người mẹ, yếu tố thai… dẫn đến thiếu ối, thừa ối, đa ối… ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi. Vậy, làm thế nào để nhận biết thiếu ối, thừa ối, đa ối?

Nước ối là gì?

– Nước ối là một chất lỏng không màu bao quanh thai nhi trong tử cung. Nước ối bảo vệ giống như một cái đệm dành cho thai nhi chống lại việc nhiễm khuẩn của cả thai nhi và tử cung.

– Nước ối cần thiết cho sự sống và sự phát triển của thai nhi đặc biệt là các bộ phận chức năng như phổi và thận.

– Tác dụng của nước ối đối với thai nhi

  • Nước ối có nhiệm vụ bảo vệ thai nhi.
  • Nước ối bảo vệ tử cung…

nước ối bảo vệ thai nhi và tử cung

Nước ối có nhiệm vụ bảo vệ thai nhi và tử cung (Ảnh minh họa)

Thế nào là thiếu ối, thừa ối, đa ối?

  • Thiếu ối khi thể tích nước ối đo được dưới 250ml (ở thai đủ tháng, buồng ối bình thường chứa khoảng 500 ml đến 1000 ml nước ối).
  • Thừa ối khi thể tích nước ối từ 1000ml đến 2000ml.
  • Đa ối (có 2 loại đa ối: đa ối cấp & đa ối mạn) khi thể tích trên 2000 ml.

Nguyên nhân thiếu ối, thừa ối, đa ối

Thiếu ối

  • Thủng màng ối.
  • Rau thai có vấn đề.
  • Dị tật thai nhi…

Thừa ối

  • Thai phụ mắc bệnh.
  • Mang thai quá ngày.
  • Đa thai…

Đa ối

  • Thai phụ bị tiểu đường.
  • Mang thai quá ngày.
  • Thai thi có dị tật.
  • Đa thai…

Cách nhận biết thiếu ối, thừa ối, đa ối

Siêu âm sẽ cho kết quả chính xác.

siêu âm thai để phát hiện thiếu ối, thừa ối, đa ối

Siêu âm sẽ cho kết quả chính xác thừa ối, thiếu ối, đa ối (Ảnh minh họa)

Thiếu ối, thừa ối, đa ối xảy ra trong thời gian nào?

  • Thời gian cuối thai kỳ.
  • Các trường hợp mang thai quá ngày…

Xử lý khi thai phụ bị thiếu ối, thừa ối, đa ối

Thiếu ối

  • Uống nhiều nước: từ 1,5 đến 2l nước mỗi ngày.
  • Uống các loại nước hoa quả, nước dừa…

Thừa ối

  • Uống ít nước hơn.
  • Ăn nhạt…

Đa ối

Đa ối cấp:

  • Bấm ối cho đẻ non (trường hợp thai phụ bụng to nhanh, vận động khó khăn, bụng căng cứng, vật vã, đau, khó thở dữ dội…)

Khi thiếu ối, thai phụ cần uống đủ lượng nước từ 1,5 đến 2 l/ngày (Ảnh minh họa)

Lời kết

Trong suốt thời kỳ mang thai, nước ối có nhiệm vụ bảo vệ tử cung và che chở cho thai nhi, vì vậy, nước ối có vai trò đặc biệt quan trọng trong thai kỳ.

Để biết mình không bị thừa ối, thiếu ối, đa ối, cách tốt nhất sản phụ cần đi siêu âm sẽ cho kết quả chính xác nhất. Tình trạng thiếu ối, thừa ối thường xảy ra vào khoảng thời gian cuối thai kỳ, đặc biệt với trường hợp mang thai quá ngày, dị tật thai nhi…

Thiếu ối, thừa ối, đa ối do nhiều nguyên nhân gây nên: sức khỏe của người mẹ, chế độ ăn uống, mang thai dài ngày, viêm màng ối… Trong những trường hợp thiếu ối, để bổ sung đủ lượng ối cần thiết, các bà mẹ cần uống đủ lượng nước từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày: bổ sung hoa quả, đồ ăn nhiều chất lỏng, nước dừa… Đặc biệt, cần đi thăm khám thường xuyên trong 2 quý cuối của thai kỳ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Benh.vn

Bài viết Cách nhận biết thiếu ối, thừa ối, đa ối trong thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-nhan-biet-thieu-oi-thua-oi-da-oi-trong-thai-ky-4987/feed/ 0
Chẩn đoán phân biệt đa ối với các triệu chứng bất thường khác https://benh.vn/chan-doan-phan-biet-da-oi-voi-cac-trieu-chung-bat-thuong-khac-2572/ https://benh.vn/chan-doan-phan-biet-da-oi-voi-cac-trieu-chung-bat-thuong-khac-2572/#respond Wed, 02 May 2018 04:16:44 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-phan-biet-da-oi-voi-cac-trieu-chung-bat-thuong-khac-2572/ Nếu thai nhi chưa đủ tháng mà lượng nước ối lớn hơn 1.500ml là dư ối, nếu trên 2.000ml là đa ối. Đa ối có thể diễn biến từ từ (mạn tính) hoặc xuất hiện trong một thời gian ngắn (cấp tính).

Bài viết Chẩn đoán phân biệt đa ối với các triệu chứng bất thường khác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong quá trình phát triển, thai nhi nằm trong bọc ối với số lượng nước ối từ 500ml-1.500ml. Nước ối có nguồn gốc từ sự đào thải nước tiểu, từ phổi thai nhi hoặc dịch tiết từ hệ thống tuần hoàn của mẹ, từ nội sản mạc và dịch được khuếch tán qua dây rốn.

Nếu thai nhi chưa đủ tháng mà lượng nước ối lớn hơn 1.500 ml là dư ối, nếu trên 2.000 ml là đa ối. Đa ối có thể diễn biến từ từ (mạn tính) hoặc xuất hiện trong một thời gian ngắn (cấp tính), với các biểu hiện số đo vòng bụng (qua rốn) lớn hơn 100cm, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu, giãn tĩnh mạch có khi dẫn đến mắc bệnh trĩ. Khi khám bệnh bác sĩ thấy tử cung to hơn dự kiến, sờ nắn khó xác định được thai và các phần của thai, khó nghe tim thai, thai bập bềnh dễ dàng. Cần phân biệt thai đa ối với các trường hợp chửa đa thai, chửa trứng, u nang buồng trứng hoặc bàng quang nhiều nước tiểu.

Đa ối là hiện tượng thai nhi chưa đủ tháng mà lượng dịch ối lớn hơn 2000 ml

Vì vậy khi có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào về thai nghén, cần phải đến bệnh viện có chuyên khoa sản để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Chẩn đoán phân biệt

Chửa trứng

Gặp trong thời kỳ đầu của thai kỳ, bụng thường lớn nhanh hơn so với tuổi thai, có ra máu âm đạo tự nhiên, ít một. Định lượng thấy bhCG huyết thanh rất cao, siêu âm thấy hình ảnh tuyết rơi hay chùm nho, ruột bánh mỳ.

Song thai

Bụng to nhanh đều trong thai kỳ, có nghén nhiều, thai máy nhiều chỗ, khám thấy nhiều cực, nhiều chi… Chẩn đoán loại trừ chính xác qua siêu âm.

Bụng báng

Không có dấu hiệu thai nghén, có dấu sóng vỗ, gõ đục vùng thấp, bụng bè ngang, có tuần hoàn bàng hệ. Chẩn đoán gián biệt nhờ siêu âm.

Khối u buồng trứng

Bệnh nhân thường không có biểu hiện của có thai và các triệu chứng nghén, bụng thường lớn dần, đôi khi có cảm giác tức nặng hay đau nhiều trong trường hợp có biến chứng. Khám lâm sàng và siêu âm giúp chẩn đoán phân biệt.

Bí tiểu cấp

Bệnh nhân có cảm giác căng tức và xuất hiện bụng lớn nhanh mà trước đó không có. Khi nghi ngờ nên thông tiểu

Benh.vn

Bài viết Chẩn đoán phân biệt đa ối với các triệu chứng bất thường khác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-phan-biet-da-oi-voi-cac-trieu-chung-bat-thuong-khac-2572/feed/ 0
Làm sao biết mình bị ‘dư ối’? https://benh.vn/lam-sao-biet-minh-bi-du-oi-8335/ https://benh.vn/lam-sao-biet-minh-bi-du-oi-8335/#respond Thu, 22 Jun 2017 06:46:48 +0000 http://benh2.vn/lam-sao-biet-minh-bi-du-oi-8335/ Cứ 1.000 bà mẹ mang thai, có 10 người dư ối, trong số 10 người đó, có 8 người chỉ tăng mức độ nhẹ, 1,5 người tăng trung bình và 0,5 người tăng quá nhiều (mức độ nặng).

Bài viết Làm sao biết mình bị ‘dư ối’? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi thể tích nước ối trên 2.000ml, bạn được xếp vào hàng ‘khá giả’ – dư ối, hãn hữu, trên 3.000ml, bạn được gọi là ‘khá bất thường’ – đa ối. Cứ 1.000 bà mẹ mang thai, có 10 người dư ối, trong số 10 người đó, có 8 người chỉ tăng mức độ nhẹ, 1,5 người tăng trung bình và 0,5 người tăng quá nhiều (mức độ nặng).

Nước ối từ đâu mà ra

Trong nửa đầu thai kỳ, nước ối được tạo thành từ da thai nhi và một phần từ máu mẹ. Nguồn quan trọng hơn là từ chính em bé, khoảng sau tuần thứ 20 trở đi. Lúc này, bé biết nuốt, biết đi tiểu và những hoạt động này giúp điều hòa nước ối.

Nghe ghê thiệt, vừa tự tiểu, vừa tự uống trong một cái ‘bể bơi cá nhân’ – nhưng không sao đâu, tại cái bể này được bao bọc và bảo vệ bởi màng ối nên không có con vi trùng nào chui vào, nước đảm bảo ‘vô trùng và ngon lành’.

Nếu quy trình tự điều hòa này hỏng hóc đâu đó, ví dụ như không nuốt mà tiểu nhiều, thì dư. Chỉ riêng trường hợp mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường kèm theo đa ối là khó giải thích.

Dễ hiểu nhất là mẹ đường huyết tăng cao làm đường trong máu con cũng tăng, khi đường máu tăng người ta đi tiểu nhiều, nên nước ối cũng nhiều. Nghe nó ‘đơn sơ’ vậy đó mà thật sự là vậy.

Siêu âm để phát hiện những bất thường về nước ối khi mang thai.

Làm sao biết mình bị nhiều nước ối quá

Dễ thấy nhất là bụng quá to so với những thai phụ cùng tuổi thai. Không tính những bà mẹ chưa đọc bài dinh dưỡng trong thai kỳ, ráng ăn cho thiệt nhiều làm tăng cân quá mức, nếu thấy bụng to nhanh, khó thở… thì nên kiểm tra ối.

Trong một số trường hợp nặng, bà mẹ nhiều khi phải nằm đầu cao hay phải ngồi mới ngủ được. Lúc này nên gặp bác sĩ khám thai sớm rồi!

Thông tin này bổ sung không mang ý hù dọa, nhưng cũng có trường hợp được báo cáo là vỡ tử cung do đa ối nặng – cực hiếm.

Nếu có nguy cơ nào đi kèm như đa thai, từng mổ trên tử cung… bạn nên trao đổi với bác sĩ của mình về lịch theo dõi thai định kỳ cũng như dự phòng khả năng mổ lấy thai sớm.

Làm sao để chẩn đoán

Đo ối bằng siêu âm (cách đo AFI). Còn nếu nhiều ối mà chưa thấy bác sĩ khám thai tầm soát tiểu đường thì tham vấn thêm ý kiến bác sĩ.

Thật ra thì tầm soát tiểu đường là việc nên làm nhưng không phải bắt buộc. Tìm hiểu thông tin là tốt, tuy nhiên y khoa không có gì tuyệt đối.

Hôm nay, phương pháp điều trị đó còn được xem là ‘đầu tay’ thì ngày mai nó thành ‘cuối tay’ là bình thường. Vì vậy, mình không hề khuyến khích bạn phải thế này – phải thế kia, làm bác sĩ đang khám cho mình ‘bối rối’.

Khi mình bị bối rối vì bệnh nhân hỏi sao không làm giống bác sĩ này, bác sĩ nọ, mình buồn mất mấy ngày. Nhiều khi không giải thích được đâu! Nên nhớ nhé, ‘hỏi ý kiến’ thôi nhé.

Thai bị ảnh hưởng như thế nào khi nhiều nước ối

Về phía thai: nguy cơ thai bất thường nhiễm sắc thể, nhau bong non, tăng hồng cầu…

Về phía mẹ: tiểu đường thai kỳ, băng huyết sau sinh, đi tiểu nhiều lần (do tử cung to quá chèn ép bàng quang)… Hai yếu tố ngại nhất là phải mổ lấy thai và mẹ bị tiểu đường.

Điều trị như thế nào

Rất may là hầu hết những trường hợp tăng mức độ nhẹ và trung bình thì không cần điều trị. Nếu có ối vỡ thì tùy tuổi thai và tình trạng thai bác sĩ sẽ chọn mổ lấy thai hay theo dõi cho bạn sinh tự nhiên. Những phương pháp như nằm nghỉ tuyệt đối, sử dụng thuốc lợi tiểu, giảm muối trong chế độ ăn hoàn toàn không có hiệu quả điều trị tin cậy.

Nếu khó thở nhiều, đau bụng, bạn đến bệnh viện ngay để được theo dõi.

Chọc ối: để điều trị những trường hợp nặng. Dùng kim chọc xuyên qua bụng để rút bớt ối. Kỹ thuật này thực hiện tại bệnh viện.

Điều trị bằng thuốc: thuốc tên là indomethacin. Cách dùng và liều dùng: để dành cho bác sĩ. Nếu bạn quan tâm, mình sẽ trả lời riêng. Lý do: không muốn để bệnh nhân của mình loạn thông tin.

Bài viết Làm sao biết mình bị ‘dư ối’? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-sao-biet-minh-bi-du-oi-8335/feed/ 0